Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xuất khẩu hàng da giày việt nam thực trạng và hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.63 KB, 12 trang )

Lời mở đầu

Xuất khẩu được coi là một công cụ đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của một đất nước. Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế thì vị trí của
nó lại càng được khẳng định hơn, nhất là đối với các nước đang phát triển. Việt
Nam là một trong số đó và chúng ta đã, đang và sẽ được thế giới biết đến nhiều
hơn khi một số mặt hàng chủ lực của chúng ta đã trở nên quen thuộc đối với
họ. Làm nên thành cơng Êy có sự đóng góp của ngành cơng nghiệp hàng Dagiày Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta không được tự hài lịng hay thoả mãn với
những gì đã có mà ln phải nhìn nhận, khắc phục những hạn chế cịn tồn tại
và tìm ra hướng đi mới. Bài tiểu luận Ngoại thương với đề tài: "Xuất khẩu
hàng da-giày Việt Nam: thực trạng và hướng phát triển" sẽ đề cập đến các
vấn đề nêu trên. Nội dung của tiểu luận gồm:
• Chương I: Khái quát chung về xuất khẩu.
• Chương II: Lợi thế và thực trạng của xuất khẩu hàng Da-giày Việt Nam.
• Chương III: Hướng phát triển cho xuất khẩu hàng Da-giầy Việt Nam.
Mặc dù vẫn còn những thiếu sót trong q trình viết, em xin được chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để em có thể
hồn thành được bài tiểu luận này.

2


Chương I
Khái quát chung về xuất khẩu

1.1 Khái niệm xuất khẩu.
Ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng: xuất khẩu là đưa các mặt hàng của
một quốc gia này sang bán, trao đổi với các quốc gia khác.
1.2 Vai trị của xuất khẩu.
Xuất khẩu có nghĩa là tăng thêm khách hàng và càng bán được nhiều hàng
càng thu nhiều lợi nhuận.


Xuất khẩu có thể tăng cường các cơ hội thị trường khi việc bán hàng tại thị
trường trong nước giảm sút.
Xuất khẩu thường tăng thểm "tuổi thọ" cho một sản phẩm khi tại thị trường
trong nước sản phẩm đó đã gần hết hữu dụng.
Đối với doanh nghiệp theo mùa thì xuất khẩu có thể giúp cho các nhà máy
hoạt dộng hết công năng, tăng sản xuất. Khi sản xuất tăng thêm thì chi phí sản
xuất bao giê cũng thấp hơn, dẫn đến những mức lợi nhuận cao hơn.
1.3 Con đường dẫn đến xuất khẩu thành công.
Các thị trường phải được nghiên cứu đầy đủ vì nó là gốc rễ của vấn đề. Thị
hiếu nước ngoài về kiểu dáng và tiêu chuẩn sản phẩm phải được nghiên cứu kĩ
càng.

3


Tiếp cận thị trường càng sát sao càng tốt, Ýt trung gian bao nhiêu hay bấy
nhiêu.
Tất cả hàng xuất khẩu phải được sản xuất sao cho khả dụng. Hàng hoá sản
xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.

4


Chương II
Lợi thế và thực trạng của Da-giày Việt Nam

2.1 Lợi thế của hàng Da-giày Việt Nam.
Nh chóng ta đã biết, đã có một thời gian dài chúng ta hợp tác gia công giày,
mũ với Liên Xô cũ và Đông Âu. Nhưng kể từ sau khi các nước này tan rã thì
tồn bộ chương trình hợp tác này cũng chấm dứt. Ngành Công nghiệp Da-giày

Việt Nam bắt đầu sang mét trang mới- thời kỳ phát triển mới, tiếp nhận sự
chuyển dịch sản xuất của sản phẩm giày dép để xuất khẩu từ các nước trong
khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kơng... với mục đích khai thác các lợi
thế mà Việt Nam có được trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng giày dép. Vậy
đó là những lợi thế gì?
Thứ nhất, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào và trẻ. Lực lượng này
với sức khoẻ cường tráng, trí tuệ có khả năng tiếp thu nhanh, nhạy và đặc biệt
là có lý tưởng ln cầu tiến bộ, sẵn sàng nhận và làm bất cứ cơng việc gì, đã
góp phần quan trọng vào thành công của ngành công nghiệp này. Thêm vào đó,
chất lượng lao động lại khá, tiền cơng lao động cịn thấp. Đây quả thực là một
lợi thế so sánh trong một thời gian dài để tạo ra các hàng hố có giá rẻ, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam chưa bị các nước nhập khẩu hàng da-giày khống chế
bằng hạn ngạch và được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.
5


Có thể nói, với những điều kiện và lợi thế nh vậy, khơng phải quốc gia nào
cũng có được. Chúng ta đã biết tận dụng và khai thác triệt để những lợi thế Êy
cùng với việc tập trung mọi nguồn vốn đầu tư bằng nhiều hình thức đầu tư các
cơ sở sản xuất các loại giày dép cho xuất khẩu. Bởi vậy mà trong 10 năm qua
(từ năm 1993 đến nay) ngành Da-giày Việt Nam đã đạt được những thành công
đáng kể: Trước hết, ngành đã tạo việc làm cho khoảng 300.000 lao động. Tiếp
đến là năng lực sản xuất của tồn ngành đạt gần 300 triệu đơi giày-dép các loại,
đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm 40-50%. Hiện nay, hàng
Da-giày Việt Nam đã có mặt ở một số thị trường lớn nh: Châu Âu, châu á, châu
Mỹ... Trong thành cơng này, khơng thể khơng nói tới những nỗ lực của các
doanh nghiệp, tiêu biểu là Cơng ty Da-giày Hải Phịng, Cơng ty Da-giày Thăng
Long, nhà máy giày Barotex,... đã chú trọng đầu tư chiều sâu, củng cố và hoàn
thiện dây chuyền sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm và giữ chữ tín với

khách hàng của mình. Cũng từ đây, thêm một lần nữa chúng ta thấy được, rằng
ngành Da-giày nói chung và các sản phẩm giày dép nói riêng đóng một vai trị
hết sức quan trọng trong q trình cơng nghiệp hố đất nước.
Thế nhưng, tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế song xuất khẩu hàng Da-giày
Việt Nam không phải là không có những khó khăn và hạn chế cịn tồn tại.
2.2 Thực trạng của hàng xuất khẩu hàng Da-giày Việt Nam.

6


Về khả năng tài chính: Có thể thấy rằng, đối với Việt Nam thì vấn đề này
khơng chỉ nói riêng với ngành và mặt hàng Da-giày. Thực tế đã cho thấy, vì
khơng đủ vốn cho việc trang trải và đầu tư kịp thời, đúng mức nên vơ hình
chung, chóng ta đã làm giảm hoặc đánh mất đi nhưng lợi thế của mình. Hơn
nữa, hiện nay việc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực lại đang là một xu thế
tất yếu của sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc qia. Khả năng tài chính
hạn hẹp dẫn đến việc thiếu đầu tư về cung ứng nguyên vật liệu, kỹ thuật. Trong
khi đó, nước ta lại đang cần một chiến lược cơng nghệ thích hợp với nhiều tầng
mức, một q trình chuyển giao cơng nghệ từng bước. Cho nên việc huy động,
tập trung vốn để đầu tư cho ngành Da-giày và một số ngành chủ lực khác là rất
cần thiết để từng bước nâng cao giá trị sức lao động và sản phẩm.
Về sáng tác và phát triển mẫu mode: Xã hội đổi thay từng ngày, giê kéo
theo sự đổi thay về nhu cầu rất khác nhau. Để thu được lợi nhuận, khơng gì
khác hơn là phải có những sáng tạo, đáp ứng thị hiếu của ngươi tiêu dùng.
Hàng Da-giày Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề này nên đã có thời
gian chóng ta phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của các sản phẩm Trung
Quốc...
Về quản lý và đào tạo nguồn nhân lực: ngày nay, thế mạnh về lao động rẻ
đang mất dần, thay vào đó phải là thế mạnh về lao động có chất lượng cao. Bởi
vậy, ngành phải có những hướng đào tạo cụ thể mang tính chuyên nghiệp cao,


7


nhất là đội ngị lao động trẻ. Nếu khơng tích cực hỗ trợ, bồi dưỡng thì chúng ta
sẽ làm suy yếu đi sức khoẻ, trí tuệ, lý tưởng và chất lượng làm việc của những
con người này.

Chương III
Hướng phát triển cho xuất khẩu hàng Da-giày Việt Nam

3.1 Định hướng tổng quát.
Da-giày thực sự là một ngành có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Trong nhưng năm qua, hàng da-giày Việt Nam đã thực sự đạt tốc độ tăng
trưởng cao. Chóng ta có thể nhìn thấy một số lý do của việc tăng trưởng đó.
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất khẩu vào các thị
trường nh Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan với giá trị lớn.
Thứ hai, xuất khẩu vào EU tù do, số lượng không hạn chế và không cần
hạn ngạch.
Thứ ba, đạt yêu cầu về thiết bị sản xuất và chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả khi chóng ta vẫn cịn cả con đường dài
phía trước. Đứng trước yêu cầu hội nhập của nền kinh tế thế giới thì hơn bao
giê hết, hàng Da-giày Việt Nam phải có hướng đi và hướng phát triển đúng
đắn, cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đạt mục tiêu xuất khẩu
cao.
8


3.2 Hướng phát triển cho xuất khẩu hàng Da-giày Việt Nam.
Về cách thức sản xuất:

Tiếp tục phát triển ngành sản xuất hàng Da-giày hướng ra xuất khẩu để
khai thác các tiềm năng của Việt Nam.
Chuyển dần từ gia công xuất khẩu là chủ yếu sang xây dựng một ngành
công nghiệp sản xuất cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Về các cơ sở sản xuất:
Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và bố trí sắp xếp lại
quy mô nhà xưởng sao cho phù hợp với yêu cầu công nghệ.
Tăng cường xây dựng các dự án đầu tư mới tại các vùng có điều kiện thuận
lợi cho sản xuất.
Đầu tư vào các cơ sở sản xuất các loại vật tư, nguyên phụ kiện.
Về thị trường:
Mét trong những yếu tố quan trọng của con đường dẫn đến xuất khẩu thành
công là thị trường. Thị trường là gốc rễ của các vấn đề. Tuy nhiên, không phải
bất cứ thị trường nào cũng tấn cơng ồ ạt mà phải có sự xâm nhập thận trọng,
giống như một động tác thử nghiệm để có thể sửa chữa các sai lầm mà khơng
thiệt hại nhiều. Đồng thời từ đó có thể theo dõi được thái độ của khách hàng
đối với sản phẩm của mình về cả hai mặt tích cực và tiêu cực, theo dõi cả
những biểu hiện của sự cạnh tranh vốn diễn ra vô cùng khốc liệt.

9


Hiên tại, Việt Nam vẫn có những thị trường truyền thống nh CH Liên Bang
Nga, Đông Âu cho nên chúng ta phai gia sức gìn giữ và khơi phục chúng. Tiếp
tục hướng vào thị trường EU-1 thị trường xuất khẩu hàng Da-giày lớn nhất của
Việt Nam (chiếm gần 70% thị phần) và không bị khống chế về hạn ngạch.
Tiến tới thâm nhập vào thị trường Mỹ bởi đây là một thị trường rất lớn đối
với các sản phẩm giày da, nhu cầu nhập khẩu lên tới 1.4-1.5 đôi giày các loại.
Song trước khi thâm nhập thì hàng Da-giày Việt Nam cịng phải có những
bước đi an tồn đối với thị trường vốn dĩ khơng đơn giản này. Cụ thể:

• Liệu thị trường đó có thể tiếp nhận sản phẩm của chúng ta với mức độ tiêu
thụ là bao nhiêu?
Theo số liệu của tạp chí Ngoại thương(29/10 – 4/11 trang 16) thì hiện nay tỉ
trọng xuất khẩu hàng Da-giày Việt Nam mới chỉ chiếm 0.05 % tổng kim ngạch
nhập khẩu của nước này nhưng nếu Việt Nam biết tận dụng về lợi thế, tiềm
năng sẵn có của hàng xuất khẩu Việt Nam thì sản phẩm của chúng ta vẫn có
những triển vọng tốt đẹp, nhất là khi có hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký
kết.
• Tình hình cạnh tranh ở đó ra sao?
Như ta đã biết, Trung Quốc chiếm khoảng 70% thị phần xuất khẩu hàng
Da-giày sang Mỹ với giá rẻ cho nên hàng Da-giày Việt Nam cần hướng vào bộ
phận tiêu dùng có thu nhập khá, ổn định. Các nhà máy có hướng xuất khẩu

10


phải có từ 4 dây chuyền sản xuất mới có thể đáp ứng được nhu cầu lớn với số
lượng lên đến hàng chục ngàn cho mỗi đơn hàng của thị trường Mỹ. Bên cạnh
đó các sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, xuất xứ, mẫu,
mode, chất lượng...
• Những địi hỏi về pháp lý đối việc bn bán tại thị trường đó?
Các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự hiểu biết về luật lệ thương mại và
các chứng từ pháp lý vốn rất chặt chẽ của Mỹ khi muốn làm ăn với các doanh
nghiệp nước này.

Kết luận

Một lần nữa, qua việc đánh giá những thành công cũng như những hạn chế
còn tồn tại ta càng khẳng định được tầm quan trọng của ngành công nghiệp Dagiày Việt Nam đối với nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm của ngành công
nghiệp này đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt

Nam. Và chúng ta vẫn hy vọng và mong chờ vào những thành công tiếp theo
của ngành Công nghiệp Da-giày Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt được
mục tiêu này đòi hỏi chúng ta phải chủ động, tích cực chuẩn bị để đầu tư có
hiệu quả, ổn định và nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của các sản phẩm, từng
bước đưa ngành tiếp tục phát triển đi lên trong môi trường kinh doanh mới.

11


MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu2..................................................................................................2

Chương I
Khái quát chung về xuất khẩu
1.1- Khái niệm xuất khẩu3............................................................................3
1.2- Vai trò của xuất khẩu3...........................................................................3
1.3- Con đường dẫn đến xuất khẩu thành công3...........................................3

Chương II
Lợi thế và thực trạng của xuất khẩu hàng Da-giày Việt Nam
2.1- Lợi thế của hàng Da-giày Việt Nam......................................................4
2.2- Thực trạng của xuất khẩu hàng Da-giày Việt Nam................................5

Chương III
Hướng phát triển cho xuất khẩu hàng Da-giày Việt Nam
3.1- Đánh giá tổng quát6...............................................................................6
3.2- Hướng phát triển cho hàng Da-giày Việt Nam......................................6


12


Kết luận9.......................................................................................................9

13



×