Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nguyên tắc hỏi cung bị can

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.65 KB, 71 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triển
toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống như văn hoá, kinh tế, giáo dục; VN đã có
những bước thay đổi đáng kể và đạt được những thành tựu nhất định trong hầu
hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như văn hoá, giáo dục, khoa học
công nghệ,…Theo đó, đời sống nhân đân được cải thiện, nâng cao lên rất nhiều,
ý thức về việc nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ pháp luật trong quần chúng
nhân dân cũng như trong bộ phận các cán bộ, viên chức Nhà nước ngày càng
cao đã đáp ứng được yêu cầu của việc Nhà nước “Quản lý xã hội bằng pháp luật
và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”
(1)
, một nguyên tắc luôn được
quán triệt trong toàn bộ hoạt động của đời sống nhân dân cũng như của Bộ máy
Nhà nước ta từ những năm đầu của chính quyền Cách mạng cho tới nay. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, những mặt trái của nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay theo đó cũng ngày một gia tăng và bộc lộ phức tạp hơn: Tình
hình tội phạm gia tăng nhanh với diễn biến ngày một phức tạp đòi hỏi công tác
đấu tranh phòng và chống tội phạm của các cơ quan nhà nước, cụ thể là các cơ
quan tiến hành TTHS mà đặc biệt là các CQĐT, cũng như quần chúng nhân dân
ở nước ta hiện nay phải quyết liệt, dứt điểm hơn nữa. Tuy nhiên, thực tiễn công
tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong những năm vừa qua vẫn
còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: số lượng án tồn đọng còn nhiều, tình trạng
oan, sai, bỏ lọt tội phạm, việc giải quyết vụ án đi vào bế tắc vẫn còn xảy ra trên
thực tế. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là những sai
phạm nghiêm trọng do không tuân thủ một cách triệt để các quy định của pháp
luật TTHS, đặc biệt là yêu cầu của các nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc
thận trọng, khách quan trong công tác xét hỏi bị can của các ĐTV trong giai
đoạn điều tra VAHS. Để lý giải cho những sai phạm trên của ĐTV có rất nhiều
lý do nhưng trước tiên phải kể đến đó là do những động cơ, vụ lợi cá nhân của
ĐTV hay do sự thiếu hoàn thiện, thống nhất trong các quy định của pháp luật về


1(1)
Xem: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. Bộ Tư Pháp. Hà Nội.
1992. Tr 7
1
vấn đề HCBC; sự non kém trong nghiệp vụ điều tra; trình độ văn hoá, vốn kiến
thức, sự hiểu biết về pháp luật TTHS của ĐTV còn hạn chế;…
Trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế trên, em đã chọn đề tài “Nguyên tắc hỏi
cung bị can” để nghiên cứu và tìm hiểu sâu về khái niệm, nội dung của các
nguyên tắc HCBC; từ đó làm nổi bật vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng
cũng như những phương hướng đề xuất để đảm bảo hơn nữa việc tuân thủ một
cách triệt để các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC; qua đó góp phần đảm
bảo cho công tác điều tra, khám phá, giải quyết vụ án được khách quan, chính
xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; giúp cho công tác đấu
tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong thời gian tới đạt được những kết
quả tốt hơn nữa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các nguyên
tắc HCBC, khoá luận sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC. Do
vậy, để đạt được mục đích trên, khoá luận phải giải quyết một số nhiệm vụ cụ
thể sau:
_ Làm rõ khái niệm, nội dung của các nguyên tắc HCBC; từ đó nêu lên ý nghĩa
của việc tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc này trong hoạt động HCBC đối với
quá trình điều tra, xét xử VAHS;
_ Phân tích thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động HCBC nói
riêng, hoạt động điều tra, giải quyết VAHS nói chung;
_ Phân tích nguyên nhân của những biểu hiện của việc không tuân thủ các
nguyên tắc HCBC, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
việc thực hiện các nguyên tắc HCBC.
3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của khoá luận là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử Macxit, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, xã hội, giáo dục, trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm,...
Trong khoá luận có sử dụng một số phương pháp sau để làm rõ nội dung của đề
tài: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,…
2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khoá luận
_ Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung và thực tiễn áp dụng các
nguyên tắc HCBC;
_ Phạm vi nghiên cứu: HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành trong
giai đoạn điều tra VAHS. Theo quy định của BLTTHS hiện hành, ngoài ĐTV -
chủ thế chính tiến hành hoạt động HCBC thì KSV cũng có thể hỏi bị can trong
những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài, khoá luận chủ yếu tập trung vào làm rõ những vấn đề
lý luận chung cũng như thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động
HCBC của các ĐTV ở giai đoạn điều tra VAHS theo quy định của pháp luật
hiện hành.
5. Ý nghĩa của khoá luận
Khoá luận là đề tài nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận cũng như
thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC. Trên cơ sở nghiên cứu này, khoá luận
đã đóng góp được phần nào trong việc nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các
nguyên tắc HCBC trong thực tiễn điều tra, xét xử VAHS hiện nay thông qua
việc đưa ra được những khái niệm về các nguyên tắc HCBC cũng như việc phân
tích sâu sắc về nội dung, ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc trên trong
hoạt động HCBC của ĐTV, từ đó nhằm tác động tới sự nhận thức của ĐTV về
việc phải tuân thủ các nguyên tắc HCBC là một đòi hỏi tất yếu trong hoạt động
HCBC để đảm bảo cho quá trình điều tra, giải quyết VAHS được khách quan,
đúng người, đúng tội; qua đó nâng cao được hiệu quả của việc vận dụng các
nguyên tắc trên trong thực tiễn điều tra, xét hỏi bị can của các ĐTV. Ngoài ra,

luận văn còn nghiên cứu các nguyên tắc HCBC trong mối quan hệ biện chứng
với những yếu tố tác động đến việc thực hiện các nguyên tắc này, trình bầy và
phân tích được một vài biểu hiện cũng như nguyên nhân của việc không tuân thủ
các nguyên tắc trong hoạt động HCBC, từ đó đề xuất được những kiến nghị sát
thực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng các nguyên tắc trong thực tiễn
của hoạt động HCBC nói riêng, hoạt động điều tra, giải quyết VAHS nói chung.
6. Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chia
thành 2 chương:
3
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc hỏi cung bị can
Chương này trình bầy về khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can, nội dung các
nguyên tắc hỏi cung bị can (nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc thận trọng, khách
quan) và ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối với thực
tiễn điều tra hình sự.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả của việc thực hiện các nguyên tắc hỏi cung bị can
Các vấn đề được trình bầy trong chương 2 bao gồm: Thực tiễn áp dụng các
nguyên tắc này trong hoạt động HCBC và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bị
can.

4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỎI CUNG BỊ CAN
1.1. Khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can
“Nguyên tắc” là “những quy định, phép tắc, tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để
xem xét, làm việc”
(1)
. Từ đó có thể thấy rằng, nguyên tắc là cái không thể thiếu

trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người để bảo đảm cho
những hoạt động đó đi đúng hướng và đạt hiệu quả. Do vậy, TTHS, với tư cách
là hoạt động pháp luật của các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ đấu tranh
phòng chống tội phạm, cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định là điều
tất yếu. Theo đó, nguyên tắc trong TTHS (được quy định từ Điều 3 đến Điều 32
BLTTHS) được hiểu là “những phương châm, những định hướng chi phối tất cả
hoặc một số hoạt động TTHS, được các văn bản pháp luật ghi nhận”
(2)
. Bên
cạnh đó, HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành trong giai đoạn điều tra
VAHS - một giai đoạn của quá trình TTHS; nhằm thu thập, lấy lời khai của bị
can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối
với vụ án đó. Do vậy, hoạt động HCBC của ĐTV cũng không nằm ngoài phạm
vi điều chỉnh của các nguyên tắc này. Tuy nhiên, những nguyên tắc TTHS khi
được vận dụng vào các quan hệ TTHS nói chung và quan hệ giữa người xét hỏi
(ĐTV, KSV,…) và người bị xét hỏi (bị can) trong hoạt động HCBC nói riêng sẽ
có những biểu hiện đặc thù khác nhau.
Vậy, từ những lập luận trên ta có thể rút ra khái niệm về nguyên tắc HCBC
như sau: Nguyên tắc HCBC là những phương châm, định hướng, những tư tưởng
chỉ đạo đúng đắn, khách quan, khoa học, phù hợp với bản chất và những đặc
trưng cơ bản của hoạt động HCBC; chi phối toàn bộ và không thể thiếu trong
hoạt động HCBC của các ĐTV. Hay nói cách khác, nguyên tắc HCBC là những
quan điểm chỉ đạo chung tạo thành cơ sở cho hoạt động của các ĐTV trong quá
trình HCBC; đòi hỏi các ĐTV phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành hoạt động này
nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính khách quan và toàn diện của hoạt động HCBC.
Những nguyên tắc HCBC là kim chỉ nam cho hoạt động HCBC của ĐTV
trong giai đoạn điều tra của quá trình TTHS. Các nguyên tắc này không chỉ định
1()
Xem: Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hoá thông tin. Hà Nội. 1999. Tr 1
2()

Xem: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. Tr 45
5
hướng cho hoạt động HCBC của ĐTV mà còn định hướng cho việc xây dựng và
hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật
TTHS nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra VAHS. Các nguyên tắc này
được quy định trong BLTTHS, đồng thời nội dung của một số nguyên tắc còn
được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan như
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004,…
1.2. Nội dung các nguyên tắc hỏi cung bị can
Như đã trình bầy ở trên, các hoạt động TTHS đều phải tuân theo những
nguyên tắc luật định được ghi nhận trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản
pháp luật có liên quan. Do đó, giai đoạn điều tra VAHS - một trong những giai
đoạn của quá trình TTHS cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của các
nguyên tắc này. Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò và vị trí quan trọng của hoạt
động điều tra trong tất cả các VAHS: “Hoạt động điều tra là cần thiết đối với tất
cả các VAHS. Thiếu hoạt động điều tra, VKS không có cơ sở để truy tố, toà án
không có cơ sở để xét xử vụ án”
(1)
; trong đó biện pháp điều tra HCBC “là công
tác chính yếu trong giai đoạn điều tra tội phạm, là một khâu rất quan trọng có
liên quan trực tiếp đến quyền tự do thân thể, danh dự và nhân phẩm của công
dân”
(2)
; nên các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động điều
tra VAHS nói chung và biện pháp HCBC nói riêng còn phải tuân theo một số
nguyên tắc đặc thù nhất định được quy định riêng trong chương IX: “Những quy
định chung về Điều tra” BLTTHS. Theo đó, các ĐTV khi tiến hành hoạt động
HCBC bên cạnh việc phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp chế XHCN – một
nguyên tắc hoạt động chung của bộ máy Nhà nước Việt Nam, của các cơ quan
tiến hành TTHS nói chung và các CQĐT nói riêng; còn phải tuân thủ một

nguyên tắc đặc thù nữa trong hoạt động này đó là nguyên tắc thận trọng, khách
quan.
1.2.1. Nguyên tắc pháp chế
a. Khái niệm nguyên tắc
Pháp chế XHCN là một nguyên tắc Hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Các cơ quan nhà nước, tổ
1()
Xem: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. Tr 265
2()
Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân dân.
Hà Nội. 1987. Tr 57
6
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải
nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công
dân đều bị xử lý theo pháp luật” – Điều 12 Hiến pháp 1992. Xét trên bình diện
rộng, đây là “một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị, trong đó tất cả các cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên
các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật
một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác”
(1)
. Nguyên tắc trên có ảnh hưởng
quan trọng, sâu rộng tới đời sống chính trị xã hội; tới tổ chức và hoạt động của
các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, của những người có chức vụ, quyền
hạn và tất cả mọi tầng lớp nhân dân nói chung trong xã hội. Nguyên tắc này đòi
hỏi các chủ thể trên phải tuân thủ, chấp hành một cách thường xuyên và nhất
quán các quy định của Hiến pháp, của các đạo luật và các văn bản quy phạm
pháp luật khác phù hợp với Hiến pháp trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, xét
trên bình diện hẹp hơn, trên bình diện của pháp luật TTHS thì nguyên tắc pháp

chế XHCN là tư tưởng chỉ đạo được quán triệt trong toàn bộ quá trình nhận
thức, xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS; nguyên tắc này được hiểu là mọi
hoạt động TTHS phải được luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể và các quy định của
luật phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Bên cạnh đó, biện
pháp HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành trong giai đoạn điều tra
VAHS - một giai đoạn nằm trong quá trình TTHS giải quyết vụ án; do vậy, các
ĐTV khi tiến hành hoạt động HCBC phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp
chế XHCN là đòi hỏi tất yếu. Theo đó, nguyên tắc pháp chế XHCN trong HCBC
được hiểu là việc tuân thủ triệt để, nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của
BLTTHS như quy định về trình tự, thủ tục triệu tập bị can, về việc lập biên bản
HCBC,…của ĐTV. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật, các cơ quan có
trách nhiệm phải áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó.
b. Nội dung của nguyên tắc
Theo phân tích ở trên, nguyên tắc pháp chế XHCN là một nguyên tắc Hiến
định đã được quán triệt trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động TTHS nói
1()
Xem: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật. Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB Tư Pháp. Tr 524


7
riêng của các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền. Do vậy, biện pháp
HCBC – một biện pháp trong giai đoạn tố tụng điều tra, giải quyết VHAS cũng
không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc này: “Mọi hoạt động
TTHS của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia
tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này” – Điều 3 BLTTHS
về Bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHS.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do những đặc trưng cơ bản (bao gồm tính phổ biến,
tính hiệu quả và tính phức tạp cao) của biện pháp điều tra HCBC nên việc vận
dụng nguyên tắc pháp chế XHCN vào hoạt động này có những biểu hiện đặc thù
rất riêng. Theo đó, nguyên tắc trên chỉ được đánh giá là đã thực sự được tôn

trọng và bảo đảm thực hiện trong quá trình HCBC khi ĐTV quán triệt tốt một số
vấn đề cơ bản sau:
* Thứ nhất, trong mọi trường hợp HCBC, ĐTV phải tiến hành theo đúng
những trình tự và thủ tục về việc triệu tập bị can, trình tự tiến hành HCBC và về
việc lập biên bản HCBC được quy định trong các Điều 129, 130, 131, 132
BLTTHS hiện hành.
* Thứ hai, khi tiến hành HCBC, ĐTV phải đảm bảo và tôn trọng các quyền
hạn tố tụng của bị can được quy định tại Điều 49 BLTTHS hiện hành như bị can
có quyền biết mình bị khởi tố vì tội gì, có quyền đưa ra chứng cứ, đưa yêu cầu,
đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
theo quy định của pháp luật, có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa, được nhận quyết định khởi tố, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ
biện pháp ngăn chặn,…Ngoài ra, khi tiến hành hỏi cung đối tượng là trẻ vị thành
niên còn phải có mặt người đại diện hợp pháp của bị can.
* Thứ ba, những vấn đề đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải bảo đảm đúng
pháp luật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: Nhà nước XHCN
VN về bản chất là một nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân
(Điều 2 Hiến pháp 1992). Bên cạnh đó, những phương hướng và giải pháp để
xây dựng và ngày một hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN VN cũng đã
được chú trọng trong Báo cáo chính trị gần đây nhất của Ban chấp hành trung
ương Đảng Cộng sản VN khoá IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng. Vậy, xuất phát từ bản chất một Nhà nước pháp quyền XHCN, là một Nhà
8
nước mà trong đó mọi hành vi, hoạt động của công dân cũng như các cá nhân,
cơ quan có thẩm quyền đều tự giác nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước thì những vấn đề mà ĐTV đưa ra để giải
thích, giáo dục bị can trong quá trình hỏi cung để họ thành khẩn khai báo, từ đó
mở ra cho họ một con đường làm lại cuộc đời, trở thành người công dân có ích
cho gia đình và xã hội tất yếu phải là những lý lẽ, lập luận bảo đám đúng pháp
luật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, việc xét hỏi bị

can còn là một cuộc đấu tranh công khai, trực diện bằng chính trị, bằng chứng
cứ, lý lẽ và sự mưu trí. Do đó, “vũ khí đấu tranh chỉ có thể là lý luận chính trị, là
chân lý và là lẽ phải, là tinh thần nhân đạo cách mạng của các chủ trương chính
sách và tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước XHCN, tuyệt nhiên không thể
là đòn roi tra tấn hoặc truy bức, nhục hình”
(1)
. Chính điều này đòi hỏi ĐTV phải
giao tiếp với bị can thông qua giáo dục, thuyết phục bằng đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước cũng như bằng chính những quy định nghiêm minh của
pháp luật; phải lấy đường lối chính sách pháp luật làm nội dung đấu tranh và
kim chỉ nam cho mọi cử chỉ lời nói và hành động của mình để tiến hành đấu
tranh, khai thác cũng như giáo dục bị can trong quá trình HCBC (Vấn đề này đã
được nêu thành nguyên tắc trong công tác xét hỏi bị can – Xem bản chế độ công
tác xét hỏi bị can, Bộ trường Bộ Nội vụ ký ban hành ngày 2-6-1971).
* Thứ tư, xác định rõ ranh giới giữa mình – một cán bộ điều tra xét hỏi được
Nhà nước uỷ quyền có nhiệm vụ và quyền hạn điều tra với bị can – người bị xét
hỏi có dấu hiệu phạm tội đã bị khởi tố; để luôn giữ vững được lập trường tư
tưởng để đấu tranh, khai thác bị can trong suốt quá trình hỏi cung. Việc xác định
rõ ràng ranh giới và kiên định lập trường tư tưởng của ĐTV sẽ giúp ĐTV không
rơi vào trạng thái rụt rè, e ngại cũng như không khoan nhượng hữu khuynh dẫn
đến để lọt người, lọt tội trong cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa ĐTV và bị
can, bất kể chúng là loại tội phạm gì, ngoan cố tới đâu. Trong trường hợp giữa
ĐTV và bị can có mối quan hệ quá phức tạp khó xoá bỏ và dễ ảnh hưởng không
tốt tới kết quả của cuộc điều tra thì nên thay đổi cán bộ xét hỏi khác.
ĐTV cần nắm vững diễn biến tâm tư, tình cảm của bị can, phát hiện kịp thời
những vướng mắc trong tư tưởng của bị can để có biện pháp giải quyết phù hợp;
1()
Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân dân.
Hà Nội. 1987. Tr 58
9

đồng thời phải tìm cách xoá bỏ dần không khí đối lập giữa mình và bị can, để từ
đó tạo điều kiện cho bị can dễ dàng khai báo. Những vướng mắc trong tư tưởng
dẫn tới thái độ ngoan cố, từ chối khai báo của bị can (tâm lý sợ khai báo sẽ phải
chịu mức hình phạt nặng, sợ bị đồng bọn trả thù,…) cũng như bầu không khí đối
lập giữa ĐTV và bị can - hai lập trường quan điểm cũng như hai vị trí xã hội
khác nhau hoàn toàn có thể sẽ được khắc phục dần và trở thành có lợi hay không
có lợi cho cuộc điều tra là nhờ vào cách ứng xử khéo léo của bên có quyền lực
Nhà nước – ĐTV, bằng việc ĐTV có thể tạo ra cho người bị hỏi cung – bị can
một cái nhìn có thiện cảm hơn ngay từ lần tiếp xúc ban đầu. Điều này đỏi hỏi
ĐTV “phải có thái độ, tác phong và trang phục đứng đắn nghiêm chỉnh, nói
năng mạch lạc rõ ràng, phân tích, phê phán khách quan cầu thị, có lý có tình,
không ngụy biện chụp mũ; nội dung lời nói đúng đường lối, chính sách, đúng
pháp luật, vừa sắc bén, vừa lịch thiệp, vạch trần được tội phạm và khuất phục
được kẻ phạm tội”
(1)
. ĐTV có thể tỏ ra là người vui vẻ, hay mỉm cười và biết
pha trò, hoặc có thể dùng những câu đầy phẫn nộ là tuỳ thuộc vào từng hoàn
cảnh cụ thể, thái độ khai báo thành khẩn của bị can và đặc điểm nhân thân của
từng bị can. Ví dụ bị can là người có cảm xúc, có trình độ văn hoá, hiểu biết thì
ĐTV phải là những người nắm rất vững các quy định của pháp luật, các đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước; có trình độ văn hoá, có vốn kiến thức
chuyên sâu về các mặt của đời sống xã hội; có tư tưởng, lập trường chính trị
kiên định để đấu tranh, giáo dục, cảm hoá và thuyết phục bị can khi tiến hành
HCBC. ĐTV có thể vận dụng những lý lẽ chính trị sắc bén, phù hợp với trình độ
văn hoá, vốn hiểu biết của bị can với giọng điệu trầm ấm, nhẹ nhàng, trang
phục, cử chỉ hành động vừa đứng đắn, nghiêm chỉnh lại vừa thân thiện, dễ gần
để khơi dậy trong tâm tư, tình cảm bị can thái độ ăn năn, hối hận và cùng với
vốn kiến thức, trình độ văn hoá, sự hiểu biết của bản thân; bị can sẽ bị thuyết
phục, từ đó thành khẩn khai báo. Tránh trường hợp ĐTV, khi mới tiếp xúc lần
đầu với những bị can có đặc điểm nhân thân như trên, bị can chưa khai báo đã

lớn tiếng dùng những câu đầy phẫn nộ như: “Anh mà còn ngoan cố, không thành
khẩn khai báo thì tôi sẽ cho anh tù mọt gông”. Việc ĐTV sử dụng những câu nói
như vậy không chỉ vi phạm quy định của pháp luật TTHS nghiêm cấm sử dụng
1()
Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân dân.
Hà Nội. 1987. Tr 60
10
những biện pháp lấy lời khai của bị can trái pháp luật như mớm, bức, dụ cung và
dùng nhục hình (trường hợp này là bức cung) mà còn tạo ra trạng thái tâm lý
không phục, từ đó tỏ thái độ coi thường ĐTV, cho rằng ĐTV – một người thực
thi pháp luật mà lại có những câu nói thể hiện như mình là người không hiểu
biết gì về các quy định của pháp luật như vậy thì không xứng đáng để HCBC, bị
can không việc gì phải khai báo trước những người có trình độ, sự hiểu biết
pháp luật kém như vậy, thậm chí là còn không tương xứng với trình độ, sự hiểu
biết pháp luật của bị can (vì theo vốn hiểu biết pháp luật của bản thân, bị can
biết rất rõ rằng theo quy định của pháp luật hiện hành, ĐTV hoàn toàn không có
thẩm quyền trong việc bắt bị can phải ngồi tù hay không, thẩm quyền này là của
TAND, chỉ có toà án mới có quyền xét xử, buộc tội bị can và quyết định hình
phạt nào sẽ được áp dụng đối với bị can), do đó đã hình thành trong tư tưởng bị
can thái độ chống đối, không thành khẩn khai báo. Ngược lại, đối với những bị
can ngoan cố, tỏ thái độ lạnh lùng, vô cảm, quanh co chối cãi; trình độ văn hoá
cũng như vốn hiểu biết về pháp luật còn hạn chế thì ngoài những phẩm chất nêu
trên, ĐTV còn phải là người giải thích các quy định của pháp luật cho họ, sử
dụng những lời lẽ lúc mềm mỏng với thái độ ân cần, cảm thông, chia sẻ; lúc
cứng rắn với thái độ đầy phẫn nộ để khơi dậy cảm xúc, tình cảm yêu thương gia
đình, bạn bè, tình cảm với quê hương đất nước trong suy nghĩ, tư tưởng của bị
can; từ đó cảm hoá, chuyển biến bị can từ trạng thái cám xúc vô cảm, lạnh lùng,
ngoan cố và chống đối sang thái độ ăn năn, hối hận và thành khẩn khai báo.
Như vậy, việc đảm bảo những yêu cầu trên của ĐTV đều nhằm mục đích cuối
cùng là làm sao để bị can cảm phục, kính nể ĐTV, từ đó khai báo thành khẩn về

toàn bộ vụ việc phạm tội, đảm bảo cho công tác điều tra phá án được nhanh
chóng, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, cũng
cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc giáo dục, cảm hoá bị can bằng những đường
lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, ĐTV cần tránh trường hợp do
nóng lòng điều tra khám phá vụ việc mà đã có cách nhìn thiển cận, cục bộ, ngụy
biện, chụp mũ khi tiến hành HCBC. Hay như khi ĐTV sử dụng mưu trí, thủ
đoạn để đấu tranh khai thác bị can cũng phải đảm bảo những mưu trí, thủ đoạn
này phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế XHCN, nghĩa là phải nghiêm chỉnh tuân
theo đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
11
* Thứ năm, ĐTV không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái
pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình: “Mớm cung,
bức cung, dụ cung và dùng nhục hình đều là những lối làm việc duy tâm, phản
khoa học, vô nhân đạo, trái phương pháp điều tra nghiên cứu của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, trái đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước,
thường dẫn đến sai trái lệch lạc, nhiều khi gây tác hại nghiêm trọng không lường
được”
(1).
Thực tiễn các đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước ta từ trước tới nay đều đặt con người ở vị trí trung tâm, coi trọng và bảo
đảm tốt nhất các quyền lợi cơ bản, chính đáng xuất phát từ các quyền tự nhiên
thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình
đẳng, quyền tự do ý chí, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do mưu cầu hạnh
phúc,…của công dân trong xã hội. Trong khi đó, các biện pháp mớm cung, bức
cung, dụ cung và dùng nhục hình đối với bị can là những biện pháp hỏi cung sai
trái, vi phạm nghiêm trọng các quyền lợi cơ bản của công dân (bị can) như
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tự do ý chí và quyền được đối
xử bình đẳng,…; vì khi tiến hành các biện pháp này, “vô hình chung” người tiến
hành hỏi cung - ĐTV đã không tôn trọng, “bóp méo” chân lý khách quan của vụ
án bằng việc sử dụng những thủ đoạn sai trái một cách tinh vi nhằm áp đặt ý chí

chủ quan của mình lên bị can (dụ cung, mớm cung, bức cung); hay như việc
dùng những biện pháp xâm phạm, gây đau đớn về thể xác cũng như tinh thần
của bị can (nhục hình) để buộc họ phải khai theo ý muốn chủ quan của mình.
Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc xử lý oan sai, bỏ lọt tội phạm và
hầu hết những vụ án điều tra xét hỏi đã bị sa lầy, đi vào bế tắc tiêu biểu như vụ
án “Vườn điều” xảy ra tại Bình Thuận vào năm 1993
(2)
; “Vụ án chiếc đồng hồ
SEIKO” xảy ra vào năm 1998 tại Đồng Nai
(3)
; việc kết tội oan và giam giữ gần
10 năm 3 thanh niên ở Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Tây (cũ)
(4)
,… không những đã
làm ảnh hưởng nghiêm trọng trước hết tới danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức
khoẻ và tài sản của công dân mà còn ảnh hưởng tới danh dự, uy tín, và hiệu quả
hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng – các cơ quan bảo đảm tính nghiêm
1()
Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân dân.
Hà Nội. 1987. Tr 65
2()
Xem: Vụ án vườn điều từ những góc nhìn. PGS.TS.LS. Phạm Hồng Hải. NXB Công an nhân dân
3()
Theo nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam
4()
Theo nguồn:
12
minh của pháp luật; dễ tạo ra sự hoài nghi, giảm sút lòng tin của quần chúng
nhân dân đối với các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan bảo vệ pháp
luật nói riêng; từ đó gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sự an toàn, bền vững

của chế độ an ninh chính trị, xã hội của đất nước.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên đây, ngay từ đầu những năm 50, trong
ngành Công an đã có những ý kiến nghiêm khắc phê phán lối làm việc như bức
cung, dụ cung, mớm cung hay dùng nhục hình sai trái trên. Và tới năm 1971 thì
vấn đề nghiêm cấm mớm bức dụ cung và nhục hình đã được ghi thành nguyên
tắc (Xem bản chế độ công tác xét hỏi bị can, Bộ Nội Vụ ban hành ngày 2-6-
1971). Bên cạnh đó, luật pháp của Nhà nước ta từ năm 1957 đã ban hành Luật
bảo đảm quyền tự do thân thể với điều khoản nghiêm cấm truy bức nhục hình
(Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở,
đồ vật, thư tín của nhân dân. Chương V – Điều 14 – Ban hành ngày 20-5-1957);
và việc nghiêm cấm sử dụng các biện pháp hỏi cung sai trái này liên tục được
ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nước ta từ thời kỳ đó cho tới nay như
trong Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1958 và hiện nay được ghi nhận
cụ thể tại khoản 4 Điều 131 BLTTHS về Hỏi cung bị can: “ĐTV hoặc KSV bức
cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu TNHS theo quy định tại
Điều 299 hoặc 298 của Bộ luật hình sự”.
Như vậy, bức cung, dụ cung, mớm cung và dùng nhục hình để lấy cung là
một trong những nguyên nhân gây oan sai cần phải xoá bỏ triệt để, người có
thẩm quyền tiến hành điều tra sai phạm cần phải bị xử lý nghiêm minh theo
đúng pháp luật.
* Thứ sáu, trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bắt oan sai, ĐTV phải
có trách nhiệm tích cực khẩn trương làm rõ và đề nghị giải quyết càng sớm càng
tốt.
c. Những biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN trong hỏi
cung bị can
Như đã trình bầy ở trên, nguyên tắc pháp chế XHCN chỉ được bảo đảm thực
hiện khi ĐTV trong quá trình HCBC phải quán triệt tốt các vấn đề cơ bản như
tuân thủ các quy định cụ thể của BLTTHS về thủ tục triệu tập bị can; tôn trọng
các quyền hạn tố tụng của bị can, không được áp dụng những biện pháp thu thập
13

lời khai trái pháp luật như mớm, dụ, bức cung và dùng nhục hình;...Vậy, việc vi
phạm nguyên tắc trên được biểu hiện thông qua một số dạng hành vi sau của
ĐTV:
* ĐTV không tuân thủ toàn bộ hay một số những quy định cụ thể của
BLTTHS về thủ tục triệu tập bị can, trình tự HCBC, việc lập biên bản HCBC,…
như tiến hành HCBC khi chưa có quyết định khởi tố bị can, việc tiến hành lập
biên bản không đúng theo những trình tự, thủ tục pháp luật quy định;…
* ĐTV không bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can được
quy định tại Điều 49 BLTTHS như quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì;
quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ; quyền được có mặt đại diện của gia
đình (trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính
đáng) khi tiến hành lấy lời khai, HCBC là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc
trong những trường hợp cần thiết khác, đại diện gia đình có thể hỏi bị can nếu
được ĐTV đồng ý và được đưa ra những tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại,
được đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra (khoản 2 Điều 306 BLTTHS 2003);

* Khi tiến hành HCBC, những vấn đề ĐTV đưa ra để giáo dục, giải thích cho
bị can để bị can thành khẩn khai báo là những lời lẽ ngụy biện, chụp mũ, chưa
đảm bảo đúng với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chẳng hạn như khi bị can đang khai báo về hành vi thực hiện tội phạm của
mình, ĐTV ngay lập tức đã thể hiện thái độ thành kiến, khinh thường, lên án và
phê phán mang tính quy chụp đối hành vi của bị can: “với trình độ văn hoá của
một sinh viên đại học năm cuối như anh mà lại làm như vậy à?”, “Xuất thân từ
một gia đình gia giáo, nền nếp như thế mà anh lại có hành vi như vậy thì thật là
đáng xấu hổ, làm ô danh cả gia đình, dòng họ!”,…dễ khiến bị can thấy không
phục, thấy danh dự của bản thân, gia đình mình đã bị ĐTV xúc phạm một cách
nặng nề do đó đã có thái độ căm ghét, hằn học, giận dữ, phản kháng ĐTV và
không tiếp tục khai nhận về hành vi phạm tội của mình nữa. Việc làm này của
ĐTV không những làm cho mục đích giáo dục, cũng như thuyết phục, cảm hoá

để bị can thành khẩn khai báo không đạt được mà còn tạo ra tâm lý chống đối,
không hợp tác với CQĐT của bị can, ảnh hưởng không tốt tới tiến độ quá trình
14
điều tra phá án, giải quyết vụ án của CQĐT nói riêng và các cơ quan tiến hành
tố tụng khác nói chung. Hay như khi bị can không nhận tội, chỉ kêu oan thì ĐTV
đã thuyết phục, cảm hoá bị can bằng cách hỏi bị can: “Anh thấy chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ trước tới nay có chỗ nào sai không?”, bị
can trả lời: “Thưa, chủ trương chính sách từ trước đến nay đều đúng cả, không
có chỗ nào sai”, ĐTV nói tiếp: “Vậy, việc bắt anh đây cũng là chủ trương của
Đảng và Nhà nước, sao anh lại nói là bắt oan. Có phải anh định xuyên tạc để
chống đối không”
(1)
. Cách ĐTV sử dụng câu hỏi như vậy để thuyết phục bị can
thành khẩn khai báo không những chỉ là sự mớm cung mà còn là sự ngụy biện,
chụp mũ, không đúng với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước vì chả có việc bắt người nào mà lại là đường lối, chủ trương của Đảng và
Nhà nước cả; chủ trương, chính sách, đường lối pháp luật của Đảng và Nhà
nước ta là làm sao đảm bảo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; đảm bảo
pháp luật được thực thi đúng, công bằng trong xã hội; và đảm bảo việc xét xử
đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như không để lọt tội
phạm.
* Hay như việc ĐTV sử dụng những sự mưu trí, thủ đoạn để đấu tranh khai
thác đối với bị can vượt quá khuôn khổ cho phép của nguyên tắc này; gây ảnh
hưởng không tốt đến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
như việc ĐTV có thể sử dụng đặc tình trại giam đóng vai là một bị can do ngoan
cố, không thành khẩn khai báo mà bị tra tấn, đánh đập, khiến thân thể tiều tụy,
đau đớn mục đích nhằm “cảnh báo” với bị can rằng hãy nhanh chóng mà thành
khẩn khai báo với các ĐTV không thì đương nhiên cũng sẽ rơi vào tình cảnh bị
tra tấn, khốn đốn đó. Việc sử dụng hình thức mưu trí, thủ đoạn như trên hoặc các
hình thức khác tương tự của ĐTV trong khi tiến hành HCBC dễ dẫn đến việc bị

can hiểu sai lầm về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là đã
không tôn trọng và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của con người trong đó có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, từ đó có cái nhìn bi quan, chống đối và
không tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước;
cũng như dễ dẫn đến việc bị can do sợ hãi quá mà dễ dàng bị tác động bởi những
biện pháp lấy lời khai trái pháp luật do ĐTV tiến hành trong quá trình hỏi cung
1()
Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân dân.
Hà Nội. 1987. Tr 69
15
như mớm, bức, dụ cung, hay nhục hình mà từ đó khai nhận về sự việc phạm tội
không đúng với sự thực khách quan của nó.
* ĐTV áp dụng những biện pháp lấy lời khai trái pháp luật như bức cung, dụ
cung, mớm cung và nhục hình:
_ Mớm cung: Mớm cung là trường hợp ĐTV bằng cách này hay cách khác để lộ
ra những nội dung của sự việc phạm tội cần hỏi cho bị can biết để bị can khai
theo. Trong khi đó, sự việc đưa ra để hỏi này mới chỉ là những suy luận, phán
đoán mang tính chủ quan của ĐTV mà chưa có chứng cứ xác thực để khẳng
định tính đúng đắn, khách quan của nó. Có nhiều hình thức mớm cung:
+ Mớm bằng cách đặt câu hỏi (là sai phạm phổ biến và rất dễ xảy ra trên thực
tế): Các dạng câu hỏi hay được sử dụng là những loại câu hỏi dưới dạng “Có
phải…không?”: “Có phải chị H đã xúi giục bị can giết chết anh Q hay không?”,
“Bị can đã sử dụng con dao do A cung cấp để gây án có phải không” và “thường
chứa đựng cả nội dung của câu trả lời, cho nên thoạt nghe hỏi, bị can đã đoán
được ý muốn của cán bộ xét hỏi. Bị can có thể cứ thế khai theo và ĐTV cũng dễ
bằng lòng mặc dù lời khai đó không đúng sự thật”
(1)
. Nội dung câu hỏi đa phần
là những lập luận, suy đoán mang tính chủ quan, chưa có căn cứ xác thực của
ĐTV về các tình tiết của vụ án; tuy nhiên, vẫn có các câu hỏi mà nội dung của

nó dựa trên những tình tiết, chứng cứ chưa được thẩm tra, xác minh do bị can
cung cấp và ĐTV đã sử dụng để mớm cung như việc ĐTV có thể sử dụng lời
khai, lời nhận tội của một bị can trong cùng một vụ án để mớm cho các bị can
khác phải khai nhận theo.
+ Cán bộ điều tra có thể đặt nhiều câu hỏi về một vấn đề và biểu hiện thái độ
trước những câu trả lời của bị can. Ví dụ như ĐTV có thể hỏi bị can trong một
vụ án giết người về công cụ, phương tiện bị can đã sử dụng để thực hiện hành vi
phạm tội: ĐTV: “Anh đã sử dụng loại công cụ, phương tiện nào để giết bà A?”,
Bị can: “Dạ thưa cán bộ, con dao ạ” (ĐTV tỏ vẻ mặt hài lòng), ĐTV: “Con dao
đó là loại dao gì? Loại dao bầu thái thịt hay là loại dao làm bếp bình thường
trong gia đình?”, Bị can: “Dao làm bếp bình thường trong gia đình”, ĐTV (nhăn
mặt, nhíu mày, tỏ vẻ không bằng lòng) hỏi lại: “Có đúng vậy không, anh thử cố
nhớ lại xem nào?”, Bị can (tỏ vẻ băn khoăn, đắn đo) trả lời: “Dạ thưa cán bộ, tôi
1()
Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật hỏi cung bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân
dân. Hà Nội. 1987. Tr 67
16
nhớ chính xác là loại dao đó mà”, ĐTV (vứt bút xuống, tay đập bàn, tỏ vẻ vô
cùng giận dữ) lớn tiếng hỏi lại: “Tôi hỏi anh lại một lần nữa, anh hãy nghe cho
kỹ đây, anh hãy nhớ lại đi xem loại dao anh sử dụng để giết bà A là loại dao bầu
thái thịt hay dao làm bếp bình thường trong gia đình?”, Bị can (tỏ vẻ sợ hãi,
hoang mang) rụt rè nói: “Dạ thưa, tôi nhớ lại rồi, đó là loại dao bầu thái thịt!”,
ĐTV (gật gù, khuôn mặt tươi trở lại) nói: “Được rồi, có thế chứ, ngay từ đầu
anh nói ra chính xác như vậy thì có phải đỡ tốn thời gian của cả tôi và anh
không”.
+ Cho bị can xem tài liệu hoặc vật chứng (ảnh chụp ở hiện trường vụ án, đọc
biên bản xét hỏi hoặc biên bản tự khai của một bị can khác, nghe băng ghi âm
lời khai của một người làm chứng hoặc người bị hại,…) trong khi chưa có đầy
đủ căn cứ xác thực khẳng định có liên quan đến bị can để mớm. Hình thức mớm
này rất nguy hiểm, làm cho lời cung bị can trở thành phù hợp với vật chứng và

các dấu vết trên hiện trường, mâu thuẫn không bộc lộ, đúng sai khó phát hiện.
+ Lạm dụng đối chất để mớm cung là trường hợp ĐTV cho bị can trực tiếp
đối chất với nhau hoặc với người làm chứng,…để nghe lời khai của phía bên kia
và khai theo, mặc dù lời khai của những người này chưa được thẩm tra xác minh
kỹ. Nếu trong quá trình đối chất có sự mâu thuẫn trong lời khai của những người
tham gia, tuy nhiên, ĐTV sẽ chỉ dựa vào sự suy đoán cá nhân của mình về vụ án
để nghiêng về lời khai nhận của một phía và mớm cho bị can: “Đấy, người ta đã
khai như vậy bị can còn chối nữa hay không, bị can có nhận không?”. Hình thức
mớm cung này nguy hiểm không kém gì cho xem vật chứng hoặc dấu vết chưa
được thẩm tra, xác minh trong vụ án.
+ Dùng đặc tình trại giam để mớm. Cán bộ xét hỏi mớm lời cho đặc tình để
khi về buồng giam đặc tình nói lại cho bị can biết mà khai theo. Ví dụ: Trong vụ
án Vườn điều, để củng cố lời khai nhận tội của Huỳnh Văn Nén, ĐTV Cao Văn
Hùng đã sử dụng “đặc tình” là Nguyễn Thị Kim Lan (trú tại phường Lộc Sơn,
thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bị bắt về tội “chứa mại dâm” vào ngày
30/12/1998 và được giam chung với bà Nguyễn Thị Lâm), cung cấp giấy bút
cho can phạm này để can phạm dạy bà Lâm viết chữ (vì bà Lâm không biết chữ)
và sau này chính bà đã tố cáo tại phiên toà việc Nguyễn Thị Kim Lan đã cầm tay
17
bà viết thư thông cung với Trần Văn Sáng và CQĐT đã sử dụng ngay bức thư đó
như một tài liệu cáo buộc về sự tham gia của bà Lâm trong vụ án “Vườn điều”
(1)
.
+ Ngoài ra, còn một hình thức mớm cung khác đối với bị can tương đối tinh
vi, dễ làm người khác lầm tưởng là bị can tự ý khai ra, mà không biết là bị can
đã bị mớm cung, đó là việc cán bộ điều tra giả vờ sơ ý để bị can nghe một người
khác đang khai hay nhìn thấy một tài liệu, một vật chứng, sau đó dùng cách truy
hỏi, hướng bị can theo những điều đã “vô tình” nghe hoặc nhìn thấy.
_ Dụ cung: Theo từ điển tiếng việt – Wikitionary tiếng việt, “dụ” là “việc làm
cho người khác tin là có lợi mà nghe theo, làm theo ý mình”. Theo đó, dụ cung

trong HCBC là trường hợp ĐTV sử dụng những lý lẽ nhẹ nhàng, khéo léo dỗ
dành, lừa phỉnh, hứa hẹn vô nguyên tắc hoặc dùng vật chất để mua chuộc, dụ dỗ
bị can để bị can khai nhận theo ý muốn chủ quan của mình trong khi sự việc cần
điều tra chưa có đủ căn cứ xác thực để khẳng định là bị can có liên quan trực
tiếp tới sự việc đó hay không. Có nhiều hình thức dụ:
+ Dụ bằng những lời hứa hẹn vô nguyên tắc, dỗ dành, khuyên bảo, phân tích
lợi hại, biến cuộc hỏi cung thành một cuộc “mặc cả, ngã giá” giữa ĐTV và bị
can. Ví dụ ĐTV có thể nói với bị can như sau: “Anh cứ thành khẩn khai báo
toàn bộ diễn biến của vụ việc thì tôi cam đoan sẽ thả anh ra ngay ngày mai (hoặc
anh sẽ không bị truy cứu TNHS về hành vi do mình đã gây ra)”, việc ĐTV hứa
thả bị can ra ngay ngày hôm sau hay không truy cứu TNHS về hành vi do bị can
gây ra là điều hoàn toàn không thể, là vô nguyên tắc.
+ Dụ bằng những ưu đãi vật chất, hình thức dụ này thường được áp dụng chủ
yếu đối với bị can đang bị tạm giam và ĐTV đã lợi dụng hoàn cảnh bị can bị
quản chế, giam giữ thiếu thốn cực khổ mà sử dụng những ưu đãi vật chất như
cho tăng thêm khẩu phần ăn hàng ngày hoặc tạo ra những điều kiện dễ dãi hơn
trong sinh hoạt hàng ngày, từ đó làm cho bị can mang ơn mà phải khai theo ý
muốn chủ quan của ĐTV. Chẳng hạn như: “Anh cứ khai đúng như những gì
mình đã làm, tôi cam đoan sẽ bảo người ta tăng khẩu phần ăn lên cho anh trong
mấy ngày bị tạm giam sắp tới”, hay “Nếu anh/chị có thái độ hợp tác, khai đúng
như thế này…thế kia…giúp cho việc điều tra được thuận lợi thì tôi cũng như tất
cả các cán bộ điều tra trong vụ án này sẽ vô cùng biết ơn và hứa sẽ giúp đỡ
1()
Xem: Vụ án vườn điều từ những góc nhìn. PGS.TS.LS.Phạm Hồng Hải. NXB Công an nhân dân. Tr 372
18
anh/chị phần nào, tôi sẽ đưa một khoản tiền đủ để gia đình, con cái anh/chị ổn
định cuộc sống, khắc phục những khó khăn trước mắt trong lúc anh/chị đang
phải ở đây”,…
_ Bức cung: Là trường hợp ĐTV sử dụng các biện pháp thô bạo như đe doạ, tra
tấn, đánh đập hoặc sử dụng lý lẽ ngụy biện để dồn ép bị can, buộc bị can phải

khai theo ý muốn chủ quan của mình. Có nhiều hình thức bức cung:
+ Bức bằng việc dùng thủ đoạn thô bạo, đe doạ gây thiệt hại cho chính bị can
hoặc những người thân của bị can như vợ chồng, con cái, cha mẹ,… nếu bị can
không chịu khai báo. Điều này khiến bị can lo sợ vì mình mà sẽ làm ảnh hưởng
không những tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự của chính bản thân mà còn của
cả những người thân trong gia đình bị can; do đó mà phải khai theo ý muốn chủ
quan của ĐTV. Chẳng hạn như ĐTV có thể dọa nạt bị can rằng nếu bị can
không khai nhận hành vi phạm tội của mình thì đứa con gái duy nhất mới học
lớp 2 của bị can chiều nay tan học sẽ không còn lành lặn mà trở về nhà nữa đâu,

+ Bức bằng cách đe doạ khủng bố tinh thần bị can: Trợn mắt, cau mày, quát
tháo, nạt nộ, dọa dẫm, bị can xin thanh minh thì chặn lại không cho nói. Ví dụ
ĐTV có thể đập bàn, đập ghế, trợn mắt lên và lớn tiếng nói với bị can: “Thôi
thôi, anh không cần phải thanh minh, ngụy biện gì hết, bằng chứng về hành vi
phạm tội của anh đã quá rõ ràng rồi mà anh vẫn còn ngoan cố không chịu thừa
nhận hay sao?”
+ Bức bằng lý lẽ ngụy biện, để dồn ép bị can vào thế bí cũng dễ xảy ra trong
trường hợp ĐTV thiếu chứng cứ để đấu tranh. Ví dụ: ĐTV có thể hỏi bị can như
sau: “Khi nạn nhân chết, hiện trường chỉ tìm thấy dấu vết của một mình mày,
không phải mày giết cô ta thì còn ai vào đây nữa hả, biết điều thì khai ra hết đi
còn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật”.
_ Dùng nhục hình: Là hình thức hỏi cung trái pháp luật diễn ra khá phổ biến
trong thực tế xét hỏi bị can hiện nay. Là hình thức lấy lời khai của bị can trong
đó ĐTV sử dụng các thủ đoạn có thể là đánh đập bị can, sử dụng vũ lực với bị
can hoặc một số thủ đoạn khác gây đau đớn về thể xác cho bị can; gây căng
thẳng, hoảng loạn trong tinh thần khiến bị can mệt mỏi, chán nán, không chịu
được, từ đó buông xuôi và phải khai theo ý muốn chủ quan của ĐTV. Dùng
19
nhục hình là biện pháp hỏi cung trái pháp luật thô bạo nhất và thường dẫn đến
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Có nhiều hình thức dùng nhục hình:

+ Nhục hình “chính thống” là hình thức nhục hình trong đó ĐTV sử dụng vũ
lực trực tiếp đối với bị can, gây đau đớn tột cùng về thể xác như đánh đập, tra
tấn bằng đòn roi,…khiến bị can không thể chịu đựng được nữa và đành phải
khai theo ý muốn chủ quan của ĐTV. Đây có thể được coi là loại nhục hình rất
thô bạo, không những để lại thương tích trên cơ thể bị can, khiến bị can tàn phế
suốt đời mà nghiêm trọng hơn nữa là có thể dẫn đến chết người.
+ Nhục hình “biến tướng” là hình thức nhục hình rất tinh vi, diễn ra tương đối
phổ biến hiện nay trong thực tiễn điều tra, xét hỏi bị can, trong đó: ĐTV có thể
sử dụng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn tinh vi khác không phải là vũ lực tác
động tới bị can mà không để lại thương tích trên cơ thể bị can nhưng vẫn làm
cho bị can mệt mỏi về thể xác, căng thẳng về tinh thần như không cho bị can ăn;
không cho bị can uống; cho bị can ăn nhạt; hay như bắt bị can đứng nghiêm suốt
buổi, không cho ngồi; thay nhau HCBC liên tiếp ngày đêm, không cho bị can
ngủ; cùm tay chân suốt ngày đêm; giam bị can vào phòng kín và cắt mọi thăm
nuôi;…khiến bị can phải khai nhận sự việc theo ý muốn chủ quan của ĐTV nếu
muốn nhanh chóng thoát khỏi hình thức nhục hình này.
* Mớm cung thường kéo theo bức cung và dụ cung để thúc đẩy bị can khai
nhận. Ngược lại, bức dụ cung hay nhục hình cũng thường dẫn đến mớm cung để
nhanh chóng đạt kết quả. Mở đầu thường là mớm, nếu bị can không nhận thì
bức, dụ và thậm chí là dùng cả nhục hình để buộc bị can phải khai nhận. Nếu
sau khi ĐTV thực hiện bức, dụ hay nhục hình với bị can đã có kết quả, bị can đã
khai nhận thì ĐTV sẽ lại phải mớm tiếp để bị can có thể khai chi tiết, cụ thể hơn,
hợp với ý muốn của ĐTV. Do vậy, mặc dù sự việc không có nhưng bị can vẫn
khai được như có và những người không liên quan vẫn khai khớp nhau như có
liên can, lời cung bịa đặt, dối trá nhưng lại phù hợp với chứng cứ và dấu vết ở
hiện trường vì tất cả những tình tiết hay diễn biến của vụ việc mà các bị can khai
nhận đều đã được ĐTV “nghĩ hộ” từ trước, còn chỗ nào bí thì sẽ được cán bộ xét
hỏi mớm cho khai.
* Ngoài những biểu hiện trên của việc vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN,
việc ĐTV khi tiến hành HCBC, phát hiện thấy có dấu hiệu bắt oan sai nhưng

20
không tích cực khẩn trương làm rõ và đề nghị giải quyết càng sớm càng tốt cũng
được coi là một biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc này trên thực tế.
* Lưu ý mớm cung với hỏi thẳng, bức cung với đấu tranh lý lẽ, dụ cung với
cảm hoá chính trị về hình thức có nhiều nét giống nhau nên dễ nhầm lẫn. Tuy
nhiên, mớm, bức hay dụ cung là việc ĐTV buộc bị can khai nhận tội theo hướng
suy luận, phán đoán của ĐTV về tình tiết của việc phạm tội mà những lập luận,
phán đoán này chưa có căn cứ xác thực, chứa được kiểm chứng. Trong khi đó,
hỏi thẳng (“là nêu rõ sự việc cần hỏi cho bị can biết rồi yêu cầu bị can trả lời
ngay vào câu hỏi đó”
(1)
), cảm hoá chính trị (“là việc lấy đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, lấy chân lý, lẽ phải, lấy thực tiễn chứng
minh để giáo dục, thuyết phục bị can, làm cho bị can chuyển biến về mặt nhận
thức. Trên cơ sở đó, bị can phân biệt đúng sai, phải trái, thấy được lỗi lầm, dẫn
đến từ bỏ tư tưởng ngoan cố, đối lập để chịu khai báo thành thật”
(2)
), và đấu
tranh lý lẽ (là việc sử dụng những lý lẽ sắc sảo, nhạy bén; những lập luận lôgíc,
có căn cứ xác thực về hành vi phạm tội của bị can để đấu tranh ngược lại với
những lý lẽ biện hộ vô căn cứ, mang tính ngụy biện cũng như thái độ ngoan cố,
không chịu khai nhận về hành vi phạm tội của bị can, từ đó khiến bị can “đuối
lý” mà phải cúi đầu nhận tội) là những phương pháp hỏi cung mà pháp luật cho
phép ĐTV được sử dụng trong quá trình hỏi cung lấy lời khai của bị can về các
tình tiết trong vụ án vì các phương pháp này (theo khái niệm đã được trình bầy ở
trên) đều dựa trên những chứng cứ khách quan, xác thực của vụ án đã được
ĐTV xác minh rõ ràng. Do vậy, khi sử dụng các phương pháp hỏi cung như hỏi
thẳng, cảm hoá chính trị hay đấu tranh lý lẽ, ĐTV phải lưu ý “đánh giá phân loại
thật chính xác tài liệu chứng cứ của vụ án, không được đưa ra hỏi thẳng khi sự
việc chưa có đủ căn cứ xác thực để khẳng định là đúng và có liên quan trực tiếp

đến bị can; không dùng cảm hoá chính trị hoặc đấu tranh lý lẽ vạch mặt ngoan
cố khi sự việc còn nghi vấn hoặc chưa khẳng định là có liên quan trực tiếp đến
bị can”
(3)
để tránh bị rơi vào các biện pháp hỏi cung trái pháp luật như mớm, dụ
hay bức cung trong quá trình HCBC.
1(,2)
Xem: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hỏi cung bị can. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp đại
học. Phạm Thị Hiền. Hà Nội. 2003. Tr 25
2
3
(1) Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân
dân. Hà Nội. 1987. Tr 75
21
Ví dụ như ĐTV hỏi bị can “Anh đã sử dụng con dao mà nó đang nằm ở trước
mặt anh đó, để giết bà A có phải không?”. Nếu vật chứng là con dao đã được
kiểm tra xác minh rõ ràng chính là hung khí mà bị can đã sử dụng để gây án
(trường hợp hành vi phạm tội của bị can là trường hợp phạm tội quả tang, bị can
đang sử dụng con dao trên để gây án thì bị phát hiện) thì ở đây ĐTV đã sử dụng
phương pháp hỏi thẳng để đấu tranh khai thác đối với bị can (phương pháp hỏi
cung được pháp luật cho phép). Tuy nhiên, nếu tang vật là con dao nói trên chưa
được kiểm chứng rõ ràng là hung khí bị can sử dụng, cũng như việc bị can có
liên quan trực tiếp tới vụ giết bà A hay không cũng chưa được xác minh rõ thì
việc ĐTV sử dụng câu hỏi trên để lấy lời khai của bị can là rơi vào trường hợp
mớm cung (phương pháp hỏi cung trái pháp luật).
1.2.2 Nguyên tắc thận trọng, khách quan
a. Khái niệm nguyên tắc
Như trên đã trình bầy, trong hoạt động hỏi cung, ĐTV và bị can – hai lập
trường tư tưởng, hai vị thế xã hội khác nhau thường dễ nảy sinh những trạng thái
tâm lý xung đột, trái ngược và không phù hợp nhau. Bị can thường có thái độ

bất hợp tác, cố tình kéo dài, trì hoãn khai báo, khai báo nhỏ giọt, che giấu tội lỗi
hoặc vì những động cơ khác nhau mà khai báo sai sự thật,…Trong khi đó, ĐTV
– với cường độ làm việc dày đặc, số lượng án phải giải quyết nhiều, luôn muốn
nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc nên dễ dẫn tới tâm lý nôn nóng, vội vàng thậm
chí bức cung, mớm cung,…trái pháp luật hoặc có thể bị dụ dỗ, lôi kéo, mua
chuộc…mà làm sai lệch nội dung vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình
tố tụng giải quyết vụ án cũng như xâm phạm các quyền và lợi ích chính đáng
của công dân (bị can). Trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình thực tế trên, pháp
luật TTHS, bên cạnh nguyên tắc pháp chế, đã đề ra nguyên tắc thận trọng, khách
quan đối với toàn bộ quá trình TTHS nói chung cũng như đối với hoạt động
HCBC trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng: “CQĐT, VKS và Toà án phải
áp dụng mọi biện pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn
diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô
tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can, bị
cáo…” – Điều 10 BLTTHS; “Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi
là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng
22
lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội” – Khoản 2 Điều
72 BLTTHS.
Theo đó, nguyên tắc thận trọng, khách quan trong HCBC là quy định của
pháp luật yêu cầu ĐTV phải tuyệt đối tuân thủ trong quá trình HCBC: ĐTV phải
có thái độ làm việc thận trọng – luôn cẩn thận, đắn đo và kiểm tra lại tính xác
thực trong lời khai của bị can, không vội tin ngay vào lời khai của bị can; và thái
độ khách quan – luôn tôn trọng, đảm bảo không sửa chữa, không thêm bớt cũng
như làm sai lệch, hướng những tình tiết trong lời khai của bị can theo ý muốn của
ĐTV, đảm bảo tính nguyên vẹn, đầy đủ của các tình tiết trong lời khai của bị can
như nó vốn tồn tại. Hay nói cách khác, “tuân thủ nguyên tắc thận trọng, khách
quan có nghĩa là trong xét hỏi bị can, kết luận điều tra của ĐTV về mọi sự việc,
con người phải trung thực, đầy đủ và chính xác, không thêm, không bớt. Lời cung
phải được thẩm tra xác minh kỹ đảm bảo chân thực, rõ ràng”

(1)
b. Nội dung của nguyên tắc
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, khi HCBC, ĐTV phải quán triệt một số vấn
đề sau:
* Thứ nhất, ĐTV phải có thái độ khách quan, không được áp dụng những
biện pháp trái pháp luật để thu thập lời khai của bị can: Việc áp dụng những biện
pháp lấy lời khai trái pháp luật của bị can như mớm, bức, dụ cung và nhục hình
như trên đã phân tích rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị
chân thực, tính khách quan trong lời khai của bị can; khiến quá trình điều tra đi
“chệch hướng”, “sa lầy” và rơi vào bế tắc; việc giải quyết vụ án làm oan, sai
người vô tội và bỏ lọt tội phạm – xâm phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích
chính đáng của công dân (đơn cử như vụ án “Vườn điều”, “Vụ án Chiếc đồng hồ
Seiko”,…). Thái độ khách quan của ĐTV còn phải được quán triệt trong cả tinh
thần kiên quyết và thận trọng trong từng sự việc và từng con người cụ thể cần
điều tra. Đối với những vụ án và người phạm tội đã quá rõ ràng thì tinh thần,
thái độ của cán bộ xét hỏi là phải kiên quyết tiến công và cố gắng ngay từ phút
đầu làm cho bị can phải nhận tội bằng những nghiệp vụ điều tra xét hỏi được
pháp luật cho phép (chứ không phải bằng các hình thức trái pháp luật như nhục
hình, bức cung, hay mớm cung,…khiến bị can phải nhận tội). Còn đối với
1()
Xem: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hỏi cung bị can. Trường Đại Học Luật Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp đại
học. Phạm Thị Hiền. Hà Nội. 2003. Tr 20
23
những sự việc, người phạm tội còn nhiều nghi vấn, chưa đủ căn cứ để buộc tội
thì ĐTV phải thận trọng, khôn khéo, để phòng cả hai mặt bỏ lọt và làm oan
người phạm tội; phải đi dần từng bước, thu thập thêm tài liệu chứng cứ để xác
định xem họ có tội thực hay không có tội, từ đó nghiên cứu kỹ các tài liệu để có
thái độ cũng như biện pháp hỏi cung thích hợp đối với bị can; tránh tình trạng
chưa rõ tội phạm đã đi tìm kẻ phạm tội cũng như tình trạng chủ quan của ĐTV,
quan niệm rằng đã có tội thì thêm hay bớt một ít cũng được làm cho việc điều

tra không phản ánh đúng với sự thật khách quan khi biết đã có sự việc phạm tội
cũng như bị can là người thực sự có tội.
* Thứ hai, ĐTV không được áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời
khai của bị can, nhất là không được vội tin ngay vào lời nhận tội của bị can: Lời
khai của bị can là nguồn chứng cứ rất quan trọng, do vậy, nếu lời cung trung
thực, đầy đủ, chính xác là những nguồn chứng cứ rất có giá trị; ngược lại, lời
cung bịa đặt có thể dẫn tới nhiều tác hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, giá trị chân
thực, tính khách quan hay bịa đặt, không chính xác trong lời khai của bị can còn
phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích nhận tội của bị can. Bị can có thể
nhanh chóng nhận tội hay quanh co chối cãi, kéo dài thời gian là tuỳ thuộc vào
mục đích, động cơ nhận tội của bị can: Có trường hợp bị can nhận tội là do thấy
thực sự ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội mình sau khi đã được ĐTV giải
thích, giáo dục, cảm hoá và thuyết phục nên đã thành khẩn khai báo; nhưng cũng
có rất nhiều trường hợp bị can nhận tội, khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội
vì những mục đích, động cơ khác không lành mạnh như bị can có thể nhanh
chóng thừa nhận hành vi phạm tội này để che dấu một tội phạm khác nghiêm
trọng hơn mà mình đã thực hiện; bị can nhận tội thay cho người thân của mình
hoặc nhận tội thay cho người khác để mình hoặc gia đình mình được hưởng
những lợi ích, ưu đãi vật chất nhất định như trường hợp của Vũ Quốc Dũng đã
nhận tội giết người thay cho Dương Văn Khánh (tức Khánh “trắng”) trong vụ án
giết anh Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) ở 44 phố Hàng Chiếu, Hà Nội xảy ra vào
năm 1991;…Chính những lý do trên yêu cầu ĐTV phải cảnh giác, thận trọng,
cân nhắc từ đó chọn lọc và đánh giá rồi mới được tin hay không tin vào lời cung;
kể cả những lời cung khai phù hợp với suy luận, phán đoán của ĐTV lúc đầu,
cũng phải được thẩm tra xác minh kỹ rồi mới được tin. Lời cung dù quan trọng
24
đến mức nào, nếu chưa được thẩm tra xác minh kỹ, cũng chỉ có giá trị tham
khảo, chưa có giá trị để nhận xét hoặc kết luận điều tra. Việc sử dụng những
chứng cứ, tình tiết chưa được xác minh, thẩm tra kỹ trong lời cung của bị can để
điều tra khám phá, giải quyết vụ án dễ dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng,

làm vụ án rơi vào bế tắc, làm oan, sai người vô tội, bỏ lọt tội phạm và ảnh hưởng
nghiêm trọng tới các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân như quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, quyền dự do đi lại,…
* Thứ ba, ĐTV phải áp dụng những biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh
lời khai của bị can trước khi sử dụng: “Để có lời cung đầy đủ, chính xác, tin cậy
thì ĐTV phải thẩm tra, xác minh lời cung. Đây là nguyên tắc của công tác xét
hỏi bị can nhằm khắc phục lối làm việc qua loa, hời hợt, coi nhẹ chứng cứ, dễ tin
lời cung”
(1)
. Yêu cầu đối với công tác kiểm tra, xác minh chứng cứ từ lời khai
của bị can ngay từ những ngày đầu (từ trước khi có sự ra đời của BLTTHS VN
và các văn bản hướng dẫn thi hành) đã có các văn bản pháp luật TTHS đề cập
tới: “Trong quá trình điều tra cũng như xét xử, tuyệt đối không được mớm cung,
bức cung hay trấn áp bị can bất cứ bằng hình thức nào, hoặc dùng lời lẽ dụ dỗ,
hứa hẹn để bị can nhận tội. Lời thú tội của bị can không kết thúc cuộc thẩm cứu
mà còn phải có bằng chứng xác minh mới được dùng làm cơ sở để kết tội…”
(Thông tư số 2225 – HCTP ngày 24-10-1956 của Bộ Tư Pháp chấn chỉnh việc
thực hiện quyền bào chữa của bị can). Theo đó, ngay từ năm 1956, (tức là chỉ
hai năm sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng), Nhà nước ta đã quan tâm
tới vấn đề thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị can, pháp luật
TTHS đã nghiêm cấm sử dụng các biện pháp bất hợp pháp như mớm, bức cung
hay trấn áp bị can dưới bất kỳ hình thức nào trong việc thu thập lời khai của bị
can; yêu cầu ĐTV phải có trách nhiệm kiểm tra, xác minh lời thú tội của bị can,
so sánh, đối chiếu với những chứng cứ khác của vụ án và không được dùng lời
khai của bị can là chứng cứ duy nhất để gỡ tội. Tới đầu những năm 80 của thế
kỷ 20, trong các sách báo pháp lý của nước ta đã bắt đầu đề cập tới việc thu thập
chứng cứ từ lời khai của bị can, trong đó giáo trình Luật TTHS VN của trường
Cao đẳng kiểm sát Hà Nội - tài liệu định hướng những người tiến hành tố tụng
về quá trình chứng minh đối với VAHS vào thời điểm bấy giờ, khi mà chúng ta
1()

Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật hỏi cung bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân
dân. Hà Nội. 1987. Tr 77
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×