Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

quyền thay đổi họ, tên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.24 KB, 4 trang )

MỞ ĐẦU
Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy
định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Trong quan hệ
dân sự, quyền nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh chủ yếu của Bộ luật
dân sự và là một quan hệ mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển
của xã hội, thể hiện thái độ của nhà nước đối với công dân. Trong đó, quyền thay
đổi họ, tên là một trong các quyền nhân thân.
NỘI DUNG
Điều 27 . Quyền thay đổi họ, tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận
việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a, Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm
lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của
người đó;
b, Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi
hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ
yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c, Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha mẹ cho
con;
d, Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ, Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra huyết thống của mình;
e, Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g, Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý
của người đó.
1
1
3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
1. Điều kiện, hậu quả pháp lý của việc cá nhân thay đổi họ, tên.


- Điều kiện của việc cá nhân thay đổi họ, tên: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước thay đổi họ, tên nhưng phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a, Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm
lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của
người đó;
b, Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi
hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ
yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c, Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha mẹ cho
con;
d, Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ, Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra huyết thống của mình
e, Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g, Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Ngoài ra, việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chin tuổi trở lên phải có sự
đồng ý của người đó.
Một ví dụ về trường hợp đ: Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, A khi đó
mới ba tuổi, bị lạc bố mẹ và được một gia đình B nhận làm con nuôi, đặt tên mới và
theo họ của B. Sau 20 năm, A tìm lại được cha mẹ đẻ của mình. Lúc này, A có
quyền làm đơn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin thay đổi họ hiện tại của
mình và lấy theo họ của cha mẹ đẻ.
- Hậu quả pháp lý của việc cá nhân thay đổi họ, tên: “Việc thay đổi họ, tên
của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập
theo họ, tên cũ”. Việc thay đổi họ, tên của mỗi người thực chất là thay đổi những
2
2
dấu hiệu (biểu hiện) cá nhân của mỗi người. Việc này không làm thay đổi các quan
hệ pháp lý đã có của cá nhân đó. Vì vậy, các quyền, nghĩa vụ dân sự do cá nhân xác
lập trước đó theo họ tên cũ vẫn không thay đổi. Ví dụ trường hợp của A vừa nêu,
mặc dù A đã thay đổi họ, tên nhưng A vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình

đối với cha mẹ nuôi. Trong trường hợp cha mẹ nuôi qua đời, A vẫn có quyền thừa
kế tài sản của cha mẹ nuôi.
2. Nhận xét của cá nhân về quy định quyền thay đổi họ, tên theo Điều 27
BLDS năm 2005:
Theo tôi, họ, tên chính thức của mỗi người cần phải được giữ ổn định, tránh
sự thay đổi tùy tiện gây khó khăn cho giao lưu dân sự, cho công tác quản lý hộ tịch
nói riêng và quản lý hành chính nói chung. Tuy nhiên, nhà nước ta vẫn quy định về
quyền thay đổi họ, tên của cá nhân trong bộ luật dân sự năm 2005. Quy định này có
mặt ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số hạn chế.
- Về ưu điểm: Quyền thay đổi họ, tên được quy định một cách cụ thể, rõ
ràng trong bộ luật, vừa góp phần cụ thể hóa những quyền cơ bản của công dân đã
được quy định trong hiến pháp, vừa góp phần tích cực giúp cho quyền nhân thân
được củng cố và đảm bảo thực hiện trong cuộc sống.
- Hạn chế: Nhiều người đã dựa vào quy định này để thực hiện các hành vi
trái pháp luật. Trên thực tế, có những trường hợp cá nhân xin thay đổi họ, tên với
dụng mưu nhằm trốn tránh nghĩa vụ dân sự nào đó đã được xác lập đối với cá nhân
mình. Để đề phòng trường hợp này, nhà nước ta có quy định tại khoản 3 Điều 27
BLDS.
KẾT LUẬN
Việc ghi nhận quyền thay đổi họ, tên nói riêng, quyền nhân thân nói chung
của cá nhân trong bộ luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tôn trọng và bảo
vệ quyền, lợi ích chính đáng của con người trong xã hội.
3
3
4
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×