Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC TRONG THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỌC SINH THPT.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.91 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG
o0o

ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG
TẠO KHOA HỌC
TRONG THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ
HỌC SINH THPT
Bộ môn: Phương pháp luận sáng tạo khoa học
GVHD: GS-TSKH. Hoàng Văn Kiếm
SV thực hiện: Nguyễn Thu Giang 06520121
Lớp: MMT01
TP. Hồ Chí Minh - Tháng 12 Năm 2009
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cám ơn tất cả các thầy, cô giáo đã giảng dạy
em trong suốt thời gian qua. Em gửi lời cảm ơn đến thầy Hoàng Kiếm, người đã
dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong môn Phương pháp
luận sáng tạo khoa học để giúp em hoàn thành tốt đề tài này.
Do kiến thức có hạn và thời gian không cho phép nên bài làm của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của các
thầy cô.
TpHCM, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Giang
3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN










































4
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là
công nghệ thông tin thì công việc lưu trữ, quản lý điểm, thông tin của học sinh
trong các trường cấp 3 đã trở nên dễ dàng, tốn ít công sức mà lại chính xác, hiệu
quả cao, khác hẳn so với cách lưu trữ, quản lý thông tin truyền thống. Bắt nguồn
từ ý tưởng này, em đã thực hiện đồ án: « Ứng dụng phương pháp luận sáng tạo
khoa học trong thiết thế phần mềm quản lý học sinh trung học phổ thông ».
Nội dung của bài báo cáo bao gồm các phần chính sau:
PHẦN 1 – TỔNG QUAN: Giới thiệu phương pháp lưu trữ, quản lý thông
tin, điểm học sinh cấp 3 và cách thức triển khai trên thực tế.
PHẦN 2 – ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO: Phân tích
những ứng dụng của phương pháp luận sáng tạo trong giải pháp thiết kế phần
mềm quản lí học sinh cấp 3.
PHẦN 3 – ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN: Nhận định những ưu
điểm, nhược điểm của giải pháp và đề ra định hướng phát triển trong tương
lai.
MỤC LỤC
5
DANH MỤC HÌNH 6
1 TỔNG QUAN 7

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1.2 HIỆN TRẠNG CHUNG 8
1.3 CẤU TRÚC TỔ CHỨC VÀ CÁC QUY ĐỊNH 10
1.3.1 Cấu trúc tổ chức 10
1.3.2 Quy định 11
1.4 YÊU CẦU ĐẶC TẢ 12
1.4.1 Chức năng tiếp nhận học sinh: 13
1.4.2 Chức năng lập danh sách lớp 13
1.4.3 Chức năng tra cứu học sinh 15
1.4.4 Chức năng nhập bảng điểm môn 15
1.4.5 Chức năng lập báo cáo tổng kết 16
1.4.6 Chức năng thay đổi quy định 17
2 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC TRONG
THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỌC SINH THPT 18
2.1 TỔNG QUAN 18
2.2 CÁC NGUYÊN LÝ VÀ ỨNG DỤNG 18
2.2.1 Nguyên lý phân nhỏ 18
2.2.2 Nguyên lý kết hợp 19
2.2.3 Nguyên lý dự phòng 20
2.2.4 Nguyên lý vượt nhanh 20
2.2.5 Nguyên lý sao chép 21
2.2.6 Nguyên lý thay đổi màu sắc 21
3 ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 23
3.1 ĐÁNH GIÁ 23
3.1.1 Ưu điểm 24
3.1.2 Hạn chế\ 24
3.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN 24
4 KẾT LUẬN 25
6
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cấu trúc tổ chức trong phần mềm quản lý học sinh trung học phổ thông
Hình 2: Danh sách các lớp đối tượng
Hình 3: Bảng các quy định
Hình 4: Sơ đồ chức năng
Hình 5: Chức năng tiếp nhận học sinh
Hình 6: Chức năng nhập danh sách lớp
Hình 7: Chức năng tra cứu học sinh
Hình 8: Chức năng nhập bảng điểm môn
Hình 9: Chức năng lập báo cáo tổng kết
Hình 10: Chức năng thay đổi quy định
Hình 11: Bảng đánh giá chức năng
7
1 TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự bùng nổ của Công nghệ Thông tin (CNTT) hiện nay đã và đang ảnh
hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống. CNTT được xem như một
ngành mũi nhọn của các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển,
tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hoá như nước ta. Chính điều này đã giúp
cho mọi việc trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhờ vào việc tin học hoá tất cả các
ngành nghệ, các lĩnh vực.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về phần cứng máy tính, các phần mềm
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả cho
con người. Các phần mềm hiện nay ngày càng mô phỏng được rất nhiều nghiệp
vụ khó khăn, phức tạp, hỗ trợ cho người dùng trong việc thuận tiện sử dụng,
đồng thời các nghiệp vụ được từ động hóa và thời gian xử lý nhanh chóng đã
giúp con người tiết kiệm được thời gian tối đa. Không chỉ vậy, các phần mềm
hữu ích còn tiết kiệm được sức lao động của con người, tăng độ chính xác và
hiệu quả trong công việc, nhất là việc sửa lỗi và tự động đồng bộ hóa. Chính vì lẽ
đó, phần mềm nhằm phục vụ cho các mục đích, các nhu cầu khác nhau của con
người đã trở nên rất quen thuộc và hầu như không thể thiếu trong cuộc sống hiện

đại ngày nay.
Do vậy, trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ dừng lại ở sự
chính xác, xử lý được nhiều nghiệp vụ thực tế mà còn phải đáp ứng các yêu cầu
khác như tốc độ, giao diện thân thiện, dễ dàng với người sử dụng, mô hình hoá
được thực tế vào máy tính để người sử dụng cảm thấy tiện lợi, quen thuộc, tính
tương thích cao, tính bảo mật cao (đối với các dữ liệu nội bộ, bí mật).
Ngày nay, Các phần mềm quản lý nhân sự trong một công ty, quản lý danh
sách tài liệu, quản lý điểm của sinh viên đang trở nên phổ biến. Các phần mềm
này đã hỗ trợ cho công việc lưu trữ, quản lý rất nhiều. Và một trong số các phần
mềm tương tự như vậy là quản lý học sinh trong các trường Trung Học Phổ
8
Thông. Lấy một ví dụ cụ thể đó là việc quản lý học vụ trong trường trung học
phổ thông. Ngày trước, nếu không có sự hỗ trợ của tin học, việc quản lý này phải
cần khá nhiều người, chia thành nhiều khâu, mới có thể quản lý được toàn bộ hồ
sơ của học sinh như thông tin liên lạc, điểm số, kỷ luật, học bạ, …, bên cạnh đó
còn phải quản lý ở cấp độ lớp học như sĩ số, GVCN, thời khoá biểu, …, quản lý
giáo viên với thông tin, lịch dạy, … cũng như các nghiệp vụ sắp xếp thời khoá
biểu, tính điểm trung bình, xếp loại học lực cho học sinh toàn trường. Đây là một
công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mà sự chính xác và hiệu quả không
cao vì đa số đều làm bằng thủ công rất ít tự động, trong khi đó, số lượng học sinh
có thể lên đến hai ba ngàn học sinh. Một số nghiệp vụ như tra cứu, thống kê, và
hiệu chỉnh thông tin khá vất vả, ngoài ra còn có một số khó khăn về vấn đề lưu
trữ khá đồ sộ, dễ bị thất lạc, tốn kém, trong khi đó, các nghiệp vụ này hoàn toàn
có thể tin học hoá một cách dễ dàng, thuận lợi trong việc lưu trữ, tìm kiếm và
quản lý. Với sự giúp đỡ của tin học, việc quản lý học vụ sẽ trở nên đơn giản,
thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Đó cũng chính là ý tưởng
thiết kế phần mềm quản lý học sinh Trung học phổ thông được trình bày trong đồ
án này.
1.2 HIỆN TRẠNG CHUNG
Hiện nay, trong các trường Trung Học Phổ Thông trên cả nước, có rất ít

trường sử dụng việc tin học hóa trong quản lý học vụ một cách đầy đủ mà chỉ
dừng lại ở việc tin học hóa trong một khâu, một bộ phận nào đó. Lấy ví dụ như
trường THPT Đống Đa. Trường thành lập năm 1999, hiện có ba ngàn học sinh
đang theo học các khối 10, 11, 12. Năm 2006, trường áp dụng tin học hóa trong
việc cập nhật điểm của học sinh. Điểm số của mỗi học sinh được cập nhật 2 lần
trong 1 kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ. Trường có trang web riêng, mỗi học sinh được
cấp một account trùng với mã học sinh. Học sinh có thể lên web xem điểm, tra
cứu thông tin cá nhân. Nếu có thắc mắc hay sai sót thì học sinh sẽ báo lại với
9
giáo viên chủ nhiệm. Việc tin học hóa điểm số này giúp cho học sinh nhanh
chóng biết điểm, từ đó có thể chỉnh sửa hoặc lên kế hoạch học tập trong thời gian
tới. Bên cạnh đó, một số trường tin học hóa trong khâu sắp xếp thời khóa biểu và
quản lý chuyên cần của học sinh song song với các phương pháp quản lý học vụ
truyền thống. Tuy nhiên, các trường áp dụng tin học hóa trong khâu quản lý học
vụ chưa nhiều bởi các phần mềm hiện nay còn quá độc lập, chưa kết hợp nhiều
tiện ích trong một phần mềm khiến cho các trường trung học phổ thông chưa
muốn áp dụng. Việc các trường chưa áp dụng có nhiều lý do. Lý do thứ nhất là
việc quản lý học vụ bằng phương pháp truyền thống đang hoạt động ổn định,
mặc dù tốn thời gian và công sức, khi tin học hóa toàn bộ việc quản lý học vụ sẽ
gây nên một số xáo trộn trong thời gian đầu.
Vì những khó khăn như trên, nên việc một phần mềm có thể đáp ứng đầy
đủ việc quản lý học vụ trong trường trung học phổ thông trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết. Có thể thời gian đầu sẽ khó khăn do các trường quen với cách quản
lý truyền thống nhưng khi số học sinh tăng lên thì cách quản lý truyền thống sẽ
không còn phù hợp nữa, khi đó, phần mềm quản lý học sinh trung học phổ thông
sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất.
10
1.3 CẤU TRÚC TỔ CHỨC VÀ CÁC QUY ĐỊNH
1.3.1 Cấu trúc tổ chức
Ta sẽ tổ chức dữ liệu trong phần mềm quản lý học sinh trung học phổ

thông theo sơ đồ sau:
Hình 1: Cấu trúc tổ chức trong phần mềm quản lý học sinh trung học phổ thông
Từ sơ đồ trên ta có danh sách các lớp đối tượng được lưu trong database

Stt Tên lớp Ý nghĩa
1 HOC SINH Lưu thông tin học sinh
2 LOP Lưu thông tin về lớp
3 KHOI Lưu thông tin về danh sách khối lớp
4 MON HOC Lưu trữ danh sách các môn học
5 DIEM MON Lưu trữ thông tin về điểm trung bình cuối kỳ của
học sinh
6 HOC KY Lưu trữ thông tin về danh sách các học kỳ
11
7 CHI TIET
DIEM
Lưu trữ thông tin về điểm số kiểm tra
8 LOAI KIEM
TRA
Lưu trữ danh sách các loại kiểm tra
9 THAM SO Lưu trữ các thông tin về qui định

Hình 2: Danh sách các lớp đối tượng
1.3.2 Quy định
Mă số Tên qui định Mô tả Ghi
chú
QĐ1 Quy định về
nhập và sửa
thông tin học
sinh
Tuổi học sinh từ 15 đến 20 tuổi

QĐ2 Quy định về sắp
lớp cho học sinh
Số học sinh trong một lớp không vượt
quá 40 học sinh
- Có 3 khối lớp : khối 10 có 3 lớp ,
khối 11 có 3 lớp , khối 12 có 3 lớp
QĐ3 Quy định về việc
nhập bảng điểm
môn
Chỉ có tối đa 2 học kì
- Có 9 môn học trong 1 lớp
QĐ4 Quy định về việc
lập báo cáo tổng
kết
Học sinh chỉ đạt nếu đạt hết tất cả các
môn
- Học sinh đạt môn nếu điểm trung
bình>=5
Hình 3: Bảng các quy định
12
1.4 YÊU CẦU ĐẶC TẢ
Phần mềm quản lý học sinh trung học phổ thông phải có đầy đủ các yêu cầu sau
đây:

Hình 4: Sơ đồ chức năng
LƯU TRỮ
THÊM HỌC SINH
XÓA HỌC SINH
SỬA HỌC SINH
NHẬP ĐIỂM HỌC SINH

XOÁ ĐIỂM HỌC SINH
SỬA ĐIỂM HỌC SINH
THÊM QUI ĐỊNH
SỬA QUI ĐỊNH
TRA CỨU
TRA CỨU THEO MÃ HỌC SINH
BÁO CÁO
BẢNG ĐIỂM LỚP THEO MÔN
BẢNG ĐIỂM H ỌC SINH
BÁO CÁO THEO HỌC KỲ
BÁO CÁO THEO MÔN
PH ẦN MỀM QUẢN LÝ HỌC SINH THPT
13
Mô hình hóa các yêu cầu chức năng:
1.4.1 Chức năng tiếp nhận học sinh:
Hình 5: Chức năng tiếp nhận học sinh
D1: Thông tin học sinh :Họ tên, Giới tính, Ngày sinh , Địa chỉ, Email
D2 : Kết quả của việc thêm học sinh này
D3 : Lưu thông tin học sinh xuông CSDL
D4 : Tuổi qui định của học sinh từ 15-20
Giải thuật xử lý
B1: Nhận D1 từng người dùng
B2: Đọc D4 từ CSDL
B3: Kiểm tra qui định tuổi tối thiểu , tuổi tối đa và các thông tin học sinh phải
được điền đầy đủ
B4: Nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện trên thì
B4.1: Lưu D3 xuống bộ nhớ phụ
B4.2: Thông báo kết quả cho việc thêm học sinh mới này
B5: Ngược lại thông báo thất bại và quay lại B1
1.4.2 Chức năng lập danh sách lớp

14
Hình 6: Chức năng lập danh sách lớp
D1 : Tên lớp và sỉ số lớp,danh sách học sinh cùng với các chi tiết liên quan (họ
và tên,giới tính,ngày sinh, địa chỉ)
D2 : Kết quả việc lập danh sách
D3 : Lưu danh sách học sinh xuống CSDL
D4 : Qui định về sắp lớp cho học sinh :
Số học sinh trong một lớp không vượt quá 40 học sinh
- Có 3 khối lớp : khối 10 có 4 lớp , khối 11 có 3 lớp , khối 12 có 2 lớp
Giải thuật xử lý
B1: Nhận D1 từ người dùng
B2: Đọc D4 từ CSDL
B3: Kiểm tra khối lớp có thuộc danh sách các khối lớp
B4: Kiểm tra tên lớp có thuộc danh sách tên lớp của mỗi khối
B5: Kiểm tra sỉ số lớp có vượt quá sỉ số tối đa không
B5.1: Nếu thỏa mãn các điều kiện trên thì
B5.1.1: Lưu D3 xuống bộ nhớ phụ
B5.1.2: Trả D2 cho người dùng
B9: Ngược lại thông báo thất bại và quay lại B1
15
1.4.3 Chức năng tra cứu học sinh
Hình 7: Chức năng tra cứu học sinh
D1 : MAHS( HOTEN )
D2 : Thông tin kết quả : lớp học , thông tin học sinh(Họ tên, Giới tính, Ngày sinh
,Địa chỉ, Email),TBHK1,TBHK2
D4 :Kết quả việc tìm kiếm danh sách : khối học , lớp học và học sinh cần tra cứu
Giải thuật xử lý
B1: Nhận D1 từ người dùng
B2: Đọc D4 từ CSDL
B3: Trả D2 cho người dùng

1.4.4 Chức năng nhập bảng điểm môn
Hình 8: Chức năng nhập bảng điểm môn
16
D1 : Thông tin về bảng điểm môn học: Lớp, môn, Học kỳ, danh sách học sinh
cùng các chi tiết liên quan (Họ và tên, Điểm 15 phút, Điểm 1 tiết, Điểm cuối HK)
D2 : Kết quả của việc nhập bảng điểm môn
D3 : Lưu bảng điểm môn xuống CSDL
D4 : Thông tin danh sách các : học kỳ , môn học
Giải thuật xử lý
B1: Nhận D1 từ người dùng
B2: Đọc D4 từ CSDL
B3: Kiểm tra học kỳ có thuộc danh sách các học kỳ không
B3.1: Kiểm tra môn học có thuộc danh sách các môn học
B3.2: Nếu thỏa mãn các điều kiện trên thì
B3.2.1: Lưu D3 xuống CSDL
B3.2.2: Trả D2 cho người dùng
B4: Ngược lại thông báo thất bại và quay lại B1
1.4.5 Chức năng lập báo cáo tổng kết
Hình 9: Chức năng lập báo cáo tổng kết
D1 : Thông tin học kỳ cần lập báo cáo
D2 : Thông tin báo cáo xuất ra theo yêu cầu của người dùng
D4 : Thông tin học sinh đạt nếu đạt tất cả các môn học
Giải thuật xử lý
17
B1: Nhận D1 từ người dùng
B2: Đọc D4 từ CSDL
B3: Đếm số lượng môn mà học sinh có điểm cuối kỳ lớn hơn ĐTB tối thiểu
B4: Đếm số lượng học sinh đạt của từng lớp
B5: Tính tỉ lệ của từng lớp
B6: Xuất D2

1.4.6 Chức năng thay đổi quy định
Hình 10: Chức năng thay đổi quy định
D1 : Thông tin các qui định có thể thay đổi như : tuổi tối thiểu ,tuổi tối đa, sỉ số
tối đa các lớp , tên các lớp , số lượng và tên các môn học , điểm chuẩn đánh giá
đạt môn
D2 : Thông tin bảng qui định mới
D3 : Lưu thông tin thay đổi qui định xuống CSDL
Giải thuật xử lý
B1: Nhận D1 từ người dùng
B2: Ghi D3 xuống bộ nhớ phụ
B3 : Hiển thị D2 cho người dùng
18
2 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC
TRONG THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỌC SINH THPT
2.1 TỔNG QUAN
Từ xưa đến nay, hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển
của xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến
việc sử dụng năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ…Ngày nay, các hoạt động
sáng tạo do con người nghĩ ra nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho cuộc sống và
khiến mọi thứ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Trong việc quản lý học sinh trung học cơ sở cũng vậy. Thay vì quản lý học vụ
bằng phương pháp lưu trữ, quản lý thủ công, giờ đây, chúng ta có thể quản lý
điểm số, thông tin của các học sinh một cách dễ dàng thông qua tin học hóa. Và
trong cách quản lý này, em đã sử dụng 1 số nguyên lý, thủ thuật trong số 40
nguyên lý giải quyết vấn đề khoa học về phát minh, sáng chế. Đây là những
phương pháp cơ bản và hữu ích nhất có thể giải quyết mọi vấn đề một cách
nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
2.2 CÁC NGUYÊN LÝ VÀ ỨNG DỤNG
2.2.1 Nguyên lý phân nhỏ
2.2.1.1 Nội dung

- Chia đối tượng thành các phần độc lập.
- Làm cho đối tượng có thể tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng.
19
2.2.1.2 Ứng dụng
Trong các bài toán tin học, nguyên lý phân nhỏ được sử dụng rất nhiều vì
tính hữu ích của nó. Trong khi thiết kế phần mềm “Quản lý học sinh trung học
phổ thông”, em cũng đã ứng dụng nguyên lý này. Cụ thể như sau:
Chương trình phần mềm này được phân ra thành nhiều module để có thể
dễ dàng trong việc cài đặt, quản lý và bảo trì. Việc thêm mới các chức năng hay
thay đổi giao diện không ảnh hưởng đến xử lý của chương trình cũng như các dữ
liệu đã được lưu trước đó.
Ví dụ: module “nhập bảng điểm môn học”…
Mỗi module tương ứng với một chức năng trong chương trình. Khi chức
năng đó không còn phù hợp hay cần thay đổi, update thì các chức năng khác vẫn
sử dụng bình thường, không hề ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu như không phân chia
thành các module riêng rẽ thì khi một chức năng xảy ra sự cố hoặc cần nâng cấp
thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ phần mềm, khiến cho các hoạt động bị ngưng trệ.
2.2.2 Nguyên lý kết hợp
2.2.2.1 Nội dung
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động
kế cận.
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
2.2.2.2 Ứng dụng
Sử dụng nguyên lý này để thực hiện tác vụ xếp loại, khen thưởng cho học
sinh trong toàn trường
Nguyên lý này cũng được sử dụng trong việc sắp xếp thời khóa biểu
20
2.2.3 Nguyên lý dự phòng
2.2.3.1 Nội dung

Bù đắp sự tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
2.2.3.2 Ứng dụng
Dữ liệu về các học sinh trong trường khá nhiều và quan trọng. Do đó
cần phải thường xuyên backup (lưu trữ) cơ sở dữ liệu dự phòng, tránh trường
hợp
bị sự cố làm mất dữ liệu. Nếu toàn bộ dữ liệu bị mất thì sẽ rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, chúng ta nên lưu trữ cơ sở dữ liệu, hình ảnh, bài viết vào nơi
an toàn, ví dụ máy tính cá nhân, đĩa CD. Nếu có sự cố xảy ra thì vẫn còn dữ liệu,
tránh trường hợp mất mát.
2.2.4 Nguyên lý vượt nhanh
2.2.4.1 Nội dung
- Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
- Vượt nhanh để có được hiệu quả cần thiết.
2.2.4.2 Ứng dụng
Trong phần mềm quản lý học sinh trung học phổ thông có chức năng tìm
kiếm và thay đổi thông tin. Nếu không có chức năng tìm kiếm thì rất khó khăn
khi cập nhật thông tin của một học sinh nào đó. Ví dụ muốn thay đổi ngày sinh
của học sinh Nguyễn Văn A, học lớp 10B7. Đầu tiên ta phải tìm trong khối lớp
10 lớp 10B7, sau đó xem danh sách học sinh lớp 10B7 để tìm học sinh Nguyễn
Văn A. Quy trình này rất mất thời gian và nhiều khi không đạt được hiệu quả
mong muốn.
21
Nguyên lý vượt nhanh không chỉ giúp bộ phận quản lý học vụ dễ dàng cập
nhật thông tin học sinh mà còn giúp cho dễ dàng bỏ qua các tác vụ không cần
thiết.
2.2.5 Nguyên lý sao chép
2.2.5.1 Nội dung
- Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đặt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.

- Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình
vẽ) với các tỉ lệ phóng to, thu nhỏ cần thiết.
- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng khả biến (vùng ánh sáng nhìn
thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng bản sao hồng ngoại hoặc tử
ngoại.
2.2.5.2 Ứng dụng
Nguyên lý này rất thường xuyên được áp dụng trong công tác quản lý học
vụ trong trường học.
Dùng nguyên lý này trong việc sao chép điểm số của học sinh trong báo
cáo tổng kết cuối kì hoặc cuối năm
Khi cần có thông tin cá nhân của một học sinh thì bộ phận quản lý sẽ sao
chép thông tin.
2.2.6 Nguyên lý thay đổi màu sắc
2.2.6.1 Nội dung
- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
- Thay đổi trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
- Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, hãy sử dụng
22
các chất phụ gia màu, huỳnh quang.
- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, hãy dùng các nguyên tử đánh dấu.
- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
2.2.6.2 Ứng dụng
Khi sử dụng phần mềm quản lý học sinh trung học phổ thông, nhiều khi
bộ phận quản lý học vụ sẽ thực hiện thao tác sai, không phù hợp, lúc đó, sẽ hiện
lên các bảng thông báo về lỗi xảy ra. Muốn gây chú ý thì các bảng thông báo đó
sẽ có màu sắc khác với màu sắc giao diện phần mềm. Thông qua màu sắc trên
bảng thông báo thì người sử dụng sẽ biết lỗi đang gặp phải và tìm cách khắc
phục.
Nguyên lý này cũng được sử dụng khi cần đánh dấu sự khác biệt và các
điểm cần lưu ý.

Bên cạnh đó, trong phần mềm còn dùng nhiều hình vẽ, kí hiệu dễ nhớ để
giúp người sử dụng có thể dễ dàng hơn các thao tác. Chỉ cần nhìn vào kí hiệu,
hình vẽ, chúng ta có thể nhận ra tác vụ cần xử lý.
23
3 ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.1 ĐÁNH GIÁ
Từ những phần đã làm được, ta có bảng đánh giá chức năng của phần mềm
quản lý học sinh trung học phổ thông như sau:
Chức năng Kết quả Ghi chú
Chức năng tiếp nhận Học sinh
Nhập mới Học sinh Đạt
Hiệu chỉnh thông tin Học sinh Đạt
Xóa Học sinh Đạt
Xuất danh sách Học sinh theo lớp Đạt
Chức năng tra cứu
Tra cứu Học sinh theo MaHS & xem thông tin
học sinh, TBHK(I,II) của từng môn học
Đạt
Chức năng nhập điểm và tính toán
Thêm, xoá, hiệu chỉnh Cột điểm theo từng
môn học
Đạt
Tính các điểm trung bình (tự động) Đạt
Chức năng báo cáo
Bảng điểm lớp theo môn Đạt
Bảng điểm học sinh Đạt
Báo cáo tổng kết Học kỳ
Báo cáo tổng kết theo môn
Chức năng thay đổi các quy định
Thay đổi các loại qui định Đạt

24
Thêm qui định mới Đạt

Hình 11: Bảng đánh giá chức năng
3.1.1 Ưu điểm
• Phần mềm đáp ứng hầu như đầy đủ các chức năng quản lý học vụ trong
trường trung học phổ thông
• Phần mềm được thiết kế ba lớp
• Có khả năng tái sử dụng các lớp xử lý
• Có khả năng thay đổi giao diện không ảnh hưởng đến xử lý và dữ liệu đã
được lưu trước đó.
• Có khả năng kiểm tra được các tình huống gây ra lỗi .
3.1.2 Hạn chế\
• Vẫn còn một số chức năng quản lý học vụ chưa hoàn thiện
• Giao diện chưa thân thiện với người sử dụng
3.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN
• Tìm hiểu thêm về Tree View để mở rộng thêm nhiều chức năng
• Thêm một số chức năng mới như:
- Điểm danh
- Chuyển lớp
- Xếp loại hạnh kiểm
- Phân quyền (giáo viên được phép tra cứu , nhập bảng điểm môn)
- Thêm , xoá , sửa thông tin về : Lớp , Môn , Học kỳ , Loại kiểm tra
• Thêm chức năng bảo mật
• Thiết kế giao diện thân thiện với người sử dụng hơn
25
4 KẾT LUẬN
Phần mềm quản lý học sinh trung học phổ thông ra đời đã tạo ra một bước
lớn trong công tác quản lý học vụ trong trường trung học phổ thông. Phần mềm
này giải quyết được các vấn đề phức tạp trong một khoảng thời gian nhanh

chóng, tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian của bộ phận hành chính,
học vụ. Bên cạnh đó, phần mềm còn xử lý rất chính xác các số liệu, điều mà nếu
được thực thi theo phương pháp truyền thống sẽ rất khó được bảo đảm.
Phần mềm mới xây dựng, đang trong thời gian phát triển và hoàn thiện nên
không tránh khỏi thiếu sót. Hy vọng, phần mềm này sẽ giúp ích nhiều cho công
tác lưu trữ, quản lý học vụ trong các trường trung học phổ thông trên toàn quốc.

×