Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quốc hội là tiêu biểu ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.2 KB, 10 trang )

Bài tập cuối kỳ- Đề số 18----------------------------------- ---------------------------------Phạm Thu Trang
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU



Lịch sử phát triển của Quốc hội gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam.
Qua 11 khóa hoạt động, Quốc hội ngày càng khẳng định vai trò quan trọng là cơ
quan đại diện dân cử cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tính đại diện cao nhất của Quốc hội nước ta thể hiện ở chỗ:
1 - Quốc hội có cơ cấu thành phần đại biểu đại diện rộng rãi cho các tầng lớp
nhân dân.
2 - Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ sở sự tín
nhiệm của nhân dân, do nhân dân ủy quyền.
3 - Quốc hội do toàn dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đại
biểu Quốc hội có cơ cấu, thành phần phản ánh sự đoàn kết rộng rãi các giai cấp,
tầng lớp nhân dân và các dân tộc.
Vì vậy, Quốc hội là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam. "Quốc hội là
tiêu biểu ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển
nổi".
Quốc hội và các đại biểu của Quốc hội chịu sự giám sát của nhân dân, thông
qua việc bảo đảm cho nhân dân theo dõi quá trình làm việc của mình như tham dự
các phiên họp, nghe chất vấn, trả lời chất vấn, và thông qua việc đại biểu Quốc hội
phải báo cáo hoạt động tại đơn vị đã bầu cử mình.
Tính quyền lực nhà nước của Quốc hội thể hiện ở thẩm quyền của Quốc hội
đã được cụ thể hóa thành ba chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Đó là: Chức
năng lập hiến và lập pháp; Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước; Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội.









1
Bài tập cuối kỳ- Đề số 18----------------------------------- ---------------------------------Phạm Thu Trang
NỘI DUNG


1. Chức năng lập hiến và lập pháp:
1. Chức năng lập hiến và lập pháp:

Về chức năng lập hiến và lập pháp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền
thông qua, sửa đổi Hiến pháp và luật. Hiến pháp và luật có vị trí vô cùng quan
trọng, bởi vì nó thể hiện những đường lối cơ bản, những chủ trương lớn của Đảng
đã được Nhà nước thể chế hóa và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ nước ta.
Các quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến- quyền làm ra Hiến pháp,
đặt ra các quy định cơ bản nhất làm nền tảng cho hệ thống pháp luật quốc gia. Đây
là quyền mà không cơ quan nhà nước nào có được, trừ Quốc hội. Chỉ có Quốc hội
mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, điều
chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta. Các quy phạm pháp luật do các
cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của
Hiến pháp và luật.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi luật.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng
nhất về quyền lực nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ

chính trị, chế độ văn hóa xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, về quan hệ
giữa nhà nước và cá nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp và
luật thực hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Đảng đã được nhà
nước thể chế hóa và có hiệu lực thi hành trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Luật là văn
bản có hiệu lực pháp lí sau Hiến pháp. Các quy phạm pháp luật khác do các cơ
quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
và không được trái với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội.
Công tác lập pháp, chúng ta chưa có được một chương trình lập pháp theo
quy hoạch đầy đủ, chủ động và dài hơn, mà còn dừng lại ở các chương trình ngắn
hạn lại thường do các Bộ, ngành đề xuất theo cảm tính nên thường bị động, lúng
túng chắp vá, có Luật chưa thật cần thiết thì lại đưa vào để xem xét. Có vấn đề thực
tế đang đòi hỏi thì chưa được quan tâm, thậm chí có vấn đề rất lớn và cụ thể cần
kịp thời đề cập từ nhiều năm, thậm chí có vấn đề từ những Hiến pháp 1946 cho đến
Hiến pháp năm 1992 nhưng vẫn chưa được xem xét như vấn đề quy định về quyền
của dân, mọi quyền lực là ở nhân dân, nhưng đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa
đầy đủ, nhất là quyền được quyết định của dân trong đó có trưng cầu ý dân, quyền
tự do báo chí, quyền tự do hội họp v.v... Một số Luật ban hành còn thiếu cụ thể,
8
Bài tập cuối kỳ- Đề số 18----------------------------------- ---------------------------------Phạm Thu Trang
còn chờ văn bản hướng dẫn nên thực hiện chậm, công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật yếu, Luật không đến được với dân, chưa hình thành được nhiều Bộ luật,
trong khi còn để rải rác nhiều luật có nội dung giống nhau nên khó cho quá trình áp
dụng và thực hiện.
Trong nhiệm kỳ qua, đã có bước tiến rất quan trọng, từ trình tự xem xét cho
ý kiến cũng như cách thức thông qua các dự án luật tại kỳ họp. Từ đó tăng lên đáng
kể cả về số lượng, chất lượng, góp phần quan trọng thực hiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy công tác lập pháp trong nhiệm kỳ vừa qua còn tồn
tại những yếu kém nhất định, cử tri rất quan tâm, Quốc hội cũng đã nhận thấy,
nhưng khắc phục còn quá chậm, khi phần lớn các dự án luật, pháp lệnh trình lên

Quốc hội trong các nhiệm kỳ vừa qua đều giao cho Bộ, ngành chủ quản soạn thảo.
Từ đó sẽ không tránh khỏi tình trạng có những điều, khoản còn xa rời thực tế cuộc
sống, có những hạn chế, không hợp lý mà còn mang nặng lợi ích của Bộ, ngành
mình, có những điều khoản chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn với các luật khác có
liên quan, nên khi luật có hiệu lực pháp luật thì rất khó đi vào cuộc sống, đó là
chưa kể có những vấn đề khó quá mà Quốc hội để lại cho Chính phủ để hướng dẫn
thi hành. Cho nên trong các điều khoản của luật, bộ luật chúng ta thường gặp câu là
"theo quy định của Chính phủ" nên nhiều luật có hiệu lực pháp luật mà phải nằm
chờ nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành nên giảm hiệu lực của luật được Quốc
hội thông qua. Liên quan đến vấn đề này, trong nhiệm kỳ tới, Quốc hội nên hạn
chế việc giao cho bộ, ngành chủ quản soạn thảo các dự án luật có liên quan đến
ngành mình, mà phát huy vai trò các cơ quan của Quốc hội. Bên cạnh đó cũng cần
quy định chặt chẽ kèm theo những dự án luật trình Quốc hội, phải có những dự
thảo nghị định hướng dẫn để thi hành, đảm bảo những dự án luật thông qua khi có
hiệu lực đi vào cuộc sống mà không phải nằm chờ các văn bản dưới luật hướng
dẫn như hiện nay. Đồng thời Quốc hội cũng phải quan tâm đến việc tuyên truyền,
giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức và trong nhân dân. Vì vấn đề này trong
thời gian qua việc thực hiện còn rất hạn chế, luật thông qua thì rất nhiều, nhưng
nhân dân nắm và hiểu luật còn rất khiêm tốn. Nên chăng, Quốc hội thử khảo sát lại
xem trong 84 luật, bộ luật được Quốc hội thông qua trong nhiệm kỳ này thì trong
đó nhân dân ta nắm được bao nhiêu để họ có thể thực hiện, qua đó Quốc hội có thể
những giải pháp thật hữu hiệu để khắc phục những vấn đề này trong những nhiệm
kỳ tới.

2. Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
2. Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:


Đó là các vấn đề liên quan đến chính sách chiến lược về kinh tế xã hội, lĩnh
vực đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước,

quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
3
Bài tập cuối kỳ- Đề số 18----------------------------------- ---------------------------------Phạm Thu Trang
nước, nhân sự cao cấp của nhà nước, các mối quan hệ xã hội và các hoạt động của
công dân.
Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương: Quốc hội
bầu, miễn nhiệm chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, chủ tịch và các phó chủ tịch
Quốc hội, thành lập chính phủ, bầu chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng
viện kiểm sát tối cao, quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ;
thành lập mới, nhập chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về lĩnh vực kinh tế- xã hội: Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân
sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, hàm cấp trong lực lượng vũ trang.
Về vấn đề chiến tranh và hòa bình, Quốc hội quyết định về tình trạng khẩn
cấp, các biện pháp đặc biệt khác đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia.
Quốc hội quyết định đại xá, quyết định trưng cầu ý dân, chính sách dân tộc,
chính sách tôn giáo.
Về đối ngoại, Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê
chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã kí kết hoặc tham gia theo đề nghị của
Chủ tịch.
Quốc hội cũng đã quyết định rất nhiều vấn đề quan trọng, liên quan đến
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Trong đó, quyết định những công trình quan trọng
quốc gia, liên quan đến vấn đề này, Quốc hội cần có tổng kết để đánh giá lại về
hiệu quả cũng như sự tác động của công trình đối với đời sống của nhân dân.
Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chưa có tiến bộ nhiều, hình thức
còn tồn tại khá lớn, vì thời gian công sức, phương thức dành cho vấn đề này chưa
tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Nhiều vấn đề Quốc hội, đại biểu Quốc hội còn
bị động, phụ thuộc vào cơ quan trình nên vai trò chưa được phát huy, ít quan tâm
thích đáng đến việc tuyên truyền lợi ích xã hội của các công trình quan trọng quốc
gia. Việc lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các nhà khoa học về các chuyên ngành

có liên quan đến công trình còn ít. Cơ chế phản biện của Quốc hội còn thiếu, yếu,
đại biểu Quốc hội ít thông tin, dẫn đến quyết định xuôi chiều theo định hướng sẵn.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo tốt hơn nữa cơ quan có trách nhiệm thẩm
định các nội dung thông tin liên quan tới những vấn đề Chính phủ trình Quốc hội.
Vì đây là thông tin hết sức quan trọng để các đại biểu Quốc hội khi biểu quyết
thông qua.
Trong kỳ họp của Quốc hội thì quyết định được một số công trình quan
trọng quốc gia, cũng phải khẳng định được là thảo luận cũng dân chủ, tranh thủ
được các ý kiến của các chuyên gia trên các quyết định của các công trình quan
trọng đã vào được với cuộc sống và đáp ứng được kịp thời, kể cả về lâu dài. Việc
quyết định của Quốc hội nói chung, của đại biểu Quốc hội nói riêng vẫn dựa vào
đề xuất của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội là chính, chứ
8
Bài tập cuối kỳ- Đề số 18----------------------------------- ---------------------------------Phạm Thu Trang
các đại biểu Quốc hội chưa có điều kiện phát hiện hoặc có phát hiện ra vấn đề gì
thì cũng chưa thể đưa ra những lý lẽ thuyết phục để có sự thay đổi.


3. Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội:
3. Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội:


Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,
Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem
xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc
thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.

Các hoạt động giám sát của Quốc hội Quốc hội giám sát thông qua các hoạt
động sau dây:

- Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Xem xét báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội.
- Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, chánh án tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét
báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban.

Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại
biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội:
- Quốc hội giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính
phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật
của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm
5

×