Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo kết quả mở tài khoản chứng khoán và chia sẻ kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.03 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI 3:
Báo cáo kết quả mở tài khoản chứng khoán
và chia sẻ kinh nghiệm.
Nhóm thực hiện: NHÓM 6
Lớp: D06
GVHD: Th.s. Vũ Thị Anh Thư
TP HCM, THÁNG 3/2014
132
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI 3
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Trần Công Tài
Trần Minh Tiến
Nguyễn Mai Bích Thục
Trương Xuân Trường
Nguyễn Thị Long
Trần Ngọc Nhi
Trần Thị Thu Ngân
Hồng Nhung
TP HCM, THÁNG 3/2014
232
Mục lục



 


!"# $
%&'()*+,*-
!".#/01
!.2*1
!!3)*""1
!%45.#/06
!789:;&<)*""6
!+=*>*""
%>*?!
%*)*+!
%!*?9>8 #9""@A!
B+C
DEFGH%6
!I8J+@KLJJMN+I8HO+/4>;=H;
/4GPH*>GQJ-
!I8=J+@KLJJM-
!!I8"HRRHO+"SH;/4GPH*>LGQJM!6
%P>>B+C!%
 TU!
HRVHWX"YZ[HR\!-
HRVHWX"YZ@]H@G^H%!
332
432
LỜI MỞ ĐẦU
Chứng khoán – một điều khá mới mẻ đối với đại đa số người dân Việt Nam !
Đươc thành lập và giao dịch ngày đầu tiên từ năm 2000, mặc dù vậy, nhưng phải kể từ
cuối năm 2006 đến nay thì Chứng khoán hoạt động giao dịch chứng khoán ở Việt
Nam mới sôi động, và được nhiều người biết đến, đặc biệt là ở các thành phố lớn như
Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên cho tới nay, tổng tài khoản giao dịch ở Việt Nam cũng chưa tới 2 triệu tài

khoản, cụ thể tính đến tháng 12-2013, số lượng tài khoản chứng khoán đạt con số 1,3
triệu, tăng xấp xỉ 50.000 tài khoản so với thời điểm đầu năm, điều này đồng nghĩa với
việc chưa tới 3% dân số tham gia - một tỷ lệ quá thấp nếu so với Trung Quốc [ hơn
10% vào năm 2006 (150 triệu tài khoản / 1,3 tỷ người) ].
Điều đó cho thấy mức độ phổ biến của chứng khoán trong nền kinh tế Việt Nam vẫn
còn thấp, và vẫn còn là một điều gì đó khá mới mẻ đối với đại bộ phận người dân Việt
Nam.
Chúng ta có thể thấy tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của nghành vẫn còn lớn,
nhất là sức hấp dẫn sinh lời, độ minh bạch thị trường và tính pháp lý ngày một được
hoàn thiện hơn, đi cùng với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý ở đây là Bộ Tài chính
và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Và với phần tiểu luận này, nhóm chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp ích phần nào cho các
bạn có mong muốn tham gia vào thị trường rộng lớn này, cũng như bổ thêm kiến thức,
nền tảng, kỹ năng cho các bạn.
Thân.
532
I Khái quát chung:
1 Chứng khoán:
− Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được
thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao
gồm các loại sau đây:
o Cổ phiếu.
o Trái phiếu.
o Chứng chỉ quỹ.
− Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
1
1.1 Cổ phiếu:
− Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở

hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Khi sở hữu cổ
phiếu, bạn sẽ trở thành cổ đông của công ty đó.Với tư cách là cổ đông, họ có
các quyền lợi sau:
o Nhận cổ tức:
 Cổ tức là một phần trong lợi nhuận kinh doanh của công ty mà
mỗi một cổ đông được chia tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của cổ đông.
Mức chi trả cũng như hình thức chi trả cổ tức tuỳ thuộc vào kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và do Hội đổng
Quản trị hoặc Đại hội cổ đông quyết định.
o Quyền mua thêm cổ phiếu mới:
 Trong quá trình hoạt động, công ty được phép phát hành thêm cổ
phiếu để tăng vốn. Để bảo vệ quyền lợi của những cổ đông hiện
tại, khi phát hành thêm cổ phiếu, công ty thường dành quyền ưu
tiên mua thêm cổ phiếu mới cho những cổ đông này, tương ứng
với tỉ lệ cổ phần góp vốn của họ thường là với giá ưu đãi hơn so
với các cổ đông mới.
o Quyền bỏ phiếu:
 Trong các cuộc họp Đại hội cổ đông, cổ đông phổ thông có
quyền bỏ phiếu cho các chức vụ quản lý công ty; bỏ phiếu quyết
định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự Đại

C&_U
632
hội cổ đông được, cổ đông có thể uỷ quyền cho người khác thay
mặt họ.
o Quyền tiếp cận thông tin:
 Cổ đông có quyền được thông báo kịp thời mọi diễn biến trong
công ty, đặc biệt những tình hình có khả năng tác động mạnh đến
giá cổ phiếu. Các báo cáo tài chính định kỳ và các loại thông báo
cũng là các thông tin mà cổ đông có quyền được tiếp cận. Tuy

nhiên, đối với nhà đầu tư, cổ tức và các quyền trên không phải là
nguồn lợi duy nhất do cổ phiếu mang lại.
− Ngoài cổ tức ra, nhiều nhà đầu tư còn kỳ vọng vào một khoản chênh lệnh giữa
giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu. Tất nhiên, nếu cổ phiếu tăng giá so với
thời điểm mua vào thì khi bán ra ta sẽ có lãi, còn ngược lại, nếu cổ phiếu xuống
giá thì sẽ lỗ vốn. Tuy nhiên việc lỗ và lãi này chỉ mang tính chất sổ sách nếu
bạn chưa bán chứng khoán đi. Về mặt giá trị, họ vẫn đang sở hữu một tỷ lệ nhất
định công ty cổ phần. Như vậy, tổng lợi tức mà họ kỳ vọng ở cổ phiếu sẽ là cổ
tức cộng với khoản chênh lệch giá.
1.2 Trái phiếu
− Là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi)
của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Khi mua trái
phiếu, bạn trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành – còn gọi là bên vay ( có thể
là chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các công ty ).
− Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian tồn tại của khoản vay, từ khi cho
vay đến khi nhận lại các khoản lãi và vốn gốc.
− Mệnh giá của trái phiếu: là số tiền ghi trên tờ trái phiếu và sẽ được bên vay
hoàn trả khi trái phiếu hết hạn.
− Giá trái phiếu: là giá khi nhà đầu tư mua trái phiếu, nó có thể bằng, thấp hơn
hoặc cao hơn mệnh giá.
− Lãi suất cuống phiếu (lãi coupon): là tỷ lệ lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái
phiếu mà tổ chức phát hành phải thanh toán cho người đầu tư trong suốt thời
hạn của trái phiếu.
− Lãi suất thị trường: là mức lãi mà thị trường đòi hỏi đối với một khoản vay cụ
thể, tuỳ thuộc vào thời điểm vay và thời hạn vay
− Mục đích của người mua trái phiếu nhằm thu được các nguồn lợi tức sau:
o Lãi suất định kỳ, được trả theo lãi suất cuống phiếu thường là một năm
một lần hoặc nhiều lần.
o Lãi của lãi, là lãi suất sinh ra khi các khoản lãi định kỳ không bị tiêu
dùng mà được tiếp tục tái đầu tư.

732
o Chênh lệch giá là khoản chênh lệnh giữa giá mua vào và giá bán ra của
trái phiếu.
1.3 Các đặc tính của hàng hóa chứng khoán
1.3.1 Tính thanh khoản
− Tính thanh khoản của một loại chứng khoán cũng như của một tài sản là khả
năng chuyển chúng thành tiền mặt và khôngbị sụt giảm về giá trị tiền tệ của
chúng. Việc chuyển đổi phải nhanh chóng và phí chuyển đổi ở đây phải thấp.
Như vậy nếu chứng khoán nào có thể dễ dàng đổi thành tiền mặt nhanh chóng
và phí chuyển đổi thấp thì sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại.
− Tính thanh khoản của một chứng khoán biến đổi theo sự ổn định giá của nó
trênthị trường. Vì vậy ta có thể nói tính thanh khoản của trái phiếu kho bạc cao
hơn cổ phiếu của một công ty vì trái phiếu kho bạc rất dễ dàng đổi ra tiền mặt
với mức phí tổn thấp.
1.3.2 Tính rủi ro
− Một chứng khoán thường có những rủi ro là người sở hữu có thể không thu hồi
đủ số tiền đã bỏ ra mua nó. Có thể chia rủi ro thành hai loại cơ bản sau:
o Rủi ro không thanh toán : Là rủi ro xuất phát từ sự phá sản của công ty
phát hành.Vì vậy các trái phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gởi thường ít
chịu rủi ro không thanh toán hơn so với các loại trái phiếu hoặc cổ phiếu
công ty.
o Rủi ro thị trường: Là rủi ro liên quan đến sự biến động giá của thị
trường. Giá của các loại cổ phiếu trái phiếu trên thị trường có thể tăng
giả phụ thuộc vào nhiều nhân tố như lạm phát, tình hình kinh doanh
công ty, các sự kiện bất thường.v.v…
1.3.3 Tính sinh lợi
− Ðối với các chứng khoán ngắn hạn, lãi suất được tính bằng số tiền kiếm được
từ tài sản này chia cho số tiền bỏ ra mua nó. Thường lãi suất được tính trên cơ
sở hàng năm và được gọi là hoa lợi hiện hành.
− Ðối với chứng khoán dài hạn, người ta áp dụng một loại hoa lợi khác gọi là lời

khi đáo hạn. Khái nệm này đề cập đến các khoản hay lỗ trênvốn được thực hiện
vào lúc chứng khoán đó đáo hạn, cũng chính là lúc mệnh giá của chứng khoán
này được hoàn trả.
→ Các đặc tính trên của chứng khoán có mối quan hệ hỗ tương với nhau. Những người
mua chứng khoán thường chấp nhận mức sinh lời thấp để có được loại chứng khoán
có tính thanh khoản cao.
832
→ Tính rủi ro và tính thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều nhau. Một chứng khoán
khi có tính rủi ro cao thì tính thanh khoản thấp và dẫn tới tính sinh lợi cao. Ngược
lại, đối với những chứng khoán có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp thì tính sinh lời
cũng thấp.
2 Thị trường chứng khoán
2.1 Định nghĩa
− TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao
đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập
trung hoặc phi tập trung.
− Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung
theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao
dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK),
các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn
giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
− TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị
trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng
khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử.
Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.
2.2 Chức năng của TTCK
− Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
o Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng
huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát
triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

− Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
o Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn
và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù
hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
− Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
o Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng
khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an
toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì
tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng
cao.
− Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
o Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh
932
hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng
tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
− Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
o Các chỉ số báo cáo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một
cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu
tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán
giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.
2.3 Cơ cấu thị trường chứng khoán
− Xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại:
o Thị trường sơ cấp:
 Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị
trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành
thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
o Thị trường thứ cấp:
 Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị

trường sơ cấp.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho
các chứng khoán đã phát hành.
2.4 Các nguyên tắc hoạt động của TTCK:
− Nguyên tắc cạnh tranh:
o Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về
chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên
thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng
khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn
các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp,
các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi
nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
− Nguyên tắc công bằng:
o Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ
những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và
trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui
định đó.
− Nguyên tắc công khai:
o Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây
dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ
1032
chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ
thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên
quan.
− Nguyên tắc trung gian:
o Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện
thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán.
Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát
hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh,

các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng,
hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch
mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
− Nguyên tắc tập trung:
o Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị
trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và
các tổ chức tự quản.
2.5 Các thành phần tham gia TTCK:
− Nhà phát hành:
o Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức
phát hành các chứng khoán.
− Nhà đầu tư:
o Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu
tư có thể được chia thành 2 loại:
 Nhà đầu tư cá nhân:
• Là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua
bán trên TTCK với mục đích kiếm lời.
 Nhà đầu tư có tổ chức:
• Là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng
khoán với số lượng lớn trên thị trường.
o Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư,
công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương
mại và các công ty chứng khoán.
− Các công ty chứng khoán:
1132
o Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm
nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý
quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.
− Các tổ chức có liên quan đến TTCK:
o Uỷ ban chứng khoán Nhà nước:

 Là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với TTCK ở Việt nam.
o Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và
ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng
khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK.
− Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao
dịch chứng khoán.
− Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá
năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều
khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
3 Cách thức mua bán chứng khoán:
Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể:
3.1 Mua chứng khoán của tổ chức phát hành:
− Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành: Nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền
trực tiếp tại các tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất
là về mặt địa lý.
− Mua thông qua trung gian: Trung gian ở đây là các nhà đại lý hoặc các nhà bảo
lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và các ngân hàng
thương mại. Nếu mua chứng khoán của các tổ chức phát hành chưa niêm yết
trên TTGDCK thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho người
khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được người mua. Hơn nữa,
bên bán phải trực tiếp đến công ty (hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển
nhượng cho người mua.
3.2 Mua bán chứng khoán niêm yết trên TTGDCK:
− Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được
đăng ký để mua bán tại TTGDCK, thường là các công ty kinh doanh có hiệu
quả phát hành, tình hình tài chính đã được kiểm toán và thông tin về doanh
nghiệp được công bố công khai cho mọi người biết.
1232
3.2.1 Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK đã được mô tả

theo các bước:
− Bước l: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại
một công ty chứng khoán.
− Bước 2: Công ty chuyển lệnh mua hoặc bán chứng khoán cho đại diện của
công ty tại TTGDCK. Người đại diện này sẽ nhập lệnh vào hệ thống của
TTGDCK.
− Bước 3: Trung tâm gian dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo
kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
− Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
− Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu
là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm
việc kể từ ngày mua bán.
Lưu ý: Nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch mua bán chứng khoán thông qua trung
gian - công ty chứng khoán chứ không được giao dịch trực tiếp tại TTGDCK
hoặc trực tiếp với nhau.
3.2.2 Qui trình đặt lệnh mua bán chứng khoán của nhà đầu tư:
− Nhà đầu tư muốn mua hoặc muốn bán sẽ đến gặp công ty chứng khoán. Khách
hàng ký hợp đồng uỷ thác mua hoặc uỷ thác bán chứng khoán với công ty
chứng khoán.
− Khách hàng đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị bằng phiếu lệnh.
− Nội dung chi tiết của lệnh gồm có:
a. Lệnh mua hay lệnh bán;
b. Tên chứng khoán – mã số chứng khoán;
c. Số lượng chứng khoán;
d. Giá;
e. Điều kiện về thời gian đáo hạn của trái phiếu (nếu có).
− Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh, phòng tiếp thị công ty chứng khoán
chuyển giao phiếu lệnh cho phòng giao dịch, đồng thời thông báo cho phòng
thanh toán bù trừ.
− Cùng lúc này, một nghiệp vụ rất quan trọng là phòng giao dịch, phòng thanh

toán và công ty chứng khoán phải tiến hành kiểm tra tài khoản của khách hàng.
Luật quy định khách mua phải có đủ tiền 100% trong tài khoản giao dịch và
khách bán phải có đủ 100% chứng khoán. Công ty kiểm tra lần cuối tính hợp lệ
1332
của lệnh mua – lệnh bán. Phòng giao dịch chuyển lệnh qua máy cho đại diện
giao dịch tại TTGDCK.
3.2.3 Giao dịch tại TTGDCK:
− Đại diện giao dịch nạp lệnh mua – bán vào hệ thống máy điện tử của
TTGDCK, gọi tắt là hệ thống giao dịch chi tiết nạp vào hệ thống gồm các
khoản a, b, c, d, e (ở mục 3 nói trên) cùng với các chi tiết kế tiếp sau đây:
f. Số hiệu của lệnh giao dịch;
g. Lệnh sửa đổi hoặc huỷ bỏ (kèm số hiệu của lệnh gốc);
h. Giao dịch cho khách hàng giao dịch tự doanh;
i. Mã số quản lý đầu tư nước ngoài (nếu là người đầu tư nước ngoài);
k. Mã số của thành viên;
l. (Các chi tiết khác do TTGDCK quy định).
− Nếu có sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh theo ý kiến khách hàng thì đại diện giao dịch
nhập lại lệnh mới kèm số hiệu lệnh gốc. Lệnh mới (sửa đổi/huỷ bỏ) chỉ hiệu
lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện.TTGDCK sau mỗi đợt khớp lệnh lúc 9 –
10 – 11 giờ sẽ thông báo kết quả cho lệnh được khớp đến đại diện giao dịch và
cho công ty chứng khoán. Đại diện giao dịch nhận thông báo của TTGDCK lập
tức báo cho phòng giao dịch của công ty tất cả chi tiết liên quan đến
lệnh.Phòng giao dịch ghi “đã mua hoặc đã bán” vào phiếu lệnh của khách hàng
và thông báo cho phòng thanh toán.TTGDCK xác nhận với đại diện giao dịch
về kết quả giao dịch sau khớp lệnh.Chi tiết xác nhận gồm có:
1. Tên chứng khoán;
2. Khối lượng mua và bán;
3. Tên (mã số) của bên thành viên đối tác;
4. Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện ;
5. Số hiệu của lệnh được thực hiện;

6. Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của TTGDCK.
3.2.4 Kết thúc phiên giao dịch:
− Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng
thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực hiện.Phòng thanh toán lập báo cáo
thanh toán và bù trừ về chứng khoán và tiền vốn chuyển cho phòng lưu ký,
thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán (của TTGDCK).
1432
− Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so khớp số liệu và
thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi thông báo cho ngân hàng thanh toán
của hai bên đối tác mua – bán để thanh toán vốn đã giao dịch.
Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn (ngân hàng hoạt động lưu ký) thực
hiện tác nghiệp về thanh toán vốn.Trong trường hợp công ty chứng khoán chưa
kịp thanh toán trong thời hạn quy định, TTGDCK sẽ dùng quỹ hỗ trợ thanh
toán thực hiện thay cho công ty chứng khoán (sau đó tính lãi, phạt và các hình
thức chế tài khác đối với công ty chứng khoán – quy định tại các điều 61 – 62
của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo
quyết định số 05/UBCKNN ngày 27/3/99 của UBCKNN).
II Mở tài khoản chứng khoán:
1 Chỉ số VN30:
− Vào ngày 06/02/2012, Sở GDCK TP.HCM (HOSE) đã chính thức áp dụng chỉ
số VN30 trên sàn giao dịch chứng khoán, thay thế cho chỉ số VN Index trước
đây. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phần này, chúng tôi xin phép định
nghĩa về chỉ số VN30
− Chỉ số VN30 là chỉ số do HOSE công bố, được tính dựa trên ba tiêu chí:
o Giá trị vốn hoá;
o Tỷ lệ free-float;
o Giá trị giao dịch.
− Chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu của công ty niêm yết trên HOSE có vốn hoá
thị trường và tính thanh khoản cao nhất (chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn
hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường)

− VN30 được tính dựa trên ba tiêu chí: giá trị vốn hoá, tỷ lệ free-float và giá trị
giao dịch; bao gồm 30 cổ phiếu của công ty niêm yết trên HOSE có vốn hoá thị
trường và tính thanh khoản cao nhất (chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa
và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường)
2
− Chỉ số VN30 có tần suất tính toán 1 phút/lần và sẽ được xem xét định kỳ 6
tháng/lần vào tháng 7 và tháng 1 hằng năm. Tỷ trọng các cấu phần trong chỉ số
không quá 10%. Chỉ số được tính toán dựa trên phương pháp giá trị vốn hóa thị
trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Hiện HOSE chưa xác
định ngày cơ sở và giá trị chỉ số cơ sở.
− Áp dụng quy tắc thêm vào và loại bỏ cổ phiếu trong rổ chỉ số nhằm đảm bảo
chỉ số mang tính ổn định nhưng vẫn đại diện cho toàn thị trường. Cổ phiếu
đứng ở vị trí thứ 20 trở lên đương nhiên có mặt trong chỉ số, cổ phiếu đứng ở vị
trí thứ 41 trở xuống đương nhiên bị loại khỏi chỉ số. Cổ phiếu đứng vị trí 21
đến 40: ưu tiên cổ phiếu cũ (đã có trong chỉ số) sau đó mới xét đến cổ phiếu
mới sao cho số lượng cổ phiếu trong rổ bằng 30 cổ phiếu. Trường hợp có nhiều
!
`aaa*?ENHbaE*EcdbaEef%-!7g#fhab#HbaE
1532
hơn 1 cổ phiếu cũ có cùng vị trí, sẽ ưu tiên chọn cổ phiếu cũ có giá trị vốn hóa
hàng ngày bình quân cao hơn của kỳ xem xét.
− Sau quá trình sàng lọc trên, top 40 cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất theo
thứ tự xếp hạng từ trên xuống sẽ được chọn, trong đó gồm: Top 30 cổ phiếu sẽ
được đưa vào danh mục chính thức của rổ chỉ số, 10 cổ phiếu tiếp theo sẽ được
đưa vào danh mục cổ phiếu dự phòng, được sử dụng trong trường hợp có một
hay nhiều cấu phần bị loại bỏ khỏi rổ chỉ số vào giữa kỳ xem xét.
− Ta nhận thấy chỉ số VN30 có tính sàng lọc cao hơn, nhờ có VN30, các nhà đầu
tư sẽ có thể đánh giá thị trường chính xác hơn so với VN Index, tránh được
hiện tượng VN Index bị bóp méo do các mã vốn hóa lớn. Trong hơn 300 cổ
phiếu niêm yết trên HOSE được phân làm 11 ngành chính thì riêng VN30 đã có

đại diện của 9 ngành, chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% thanh
khoản của thị trường. Như vậy, tính đại diện của nó rất rõ, vừa đại diện ngành,
vốn hóa và thanh khoản, thật sự trở thành công cụ hữu ích cho các quỹ đầu tư
chỉ số.
1632
DANH MỤC VN30 2013
( Nguồn: – Sở giao dịch chứng khoán tp.HCM )
1732
2 Công ty chứng khoán Sài Gòn ( SSI ) và Công ty Chứng khoán Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCBS:
2.1 Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI):
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
− SSI là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, được thành lập
với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. 05/04/2000, SSI được UBCKNN cấp Giấy
phép hoạt động kinh doanh chứng khoán với hai nghiệp vụ Môi giới và Tư vấn
đầu tư chứng khoán. Ngày 29/03/2010, Công ty hoàn tất thủ tục tăng vốn lệ
3.541.117.420.000 đồng.
− Chủ tịch hội đồng quản trị là ông Nguyễn Duy Hưng.
− SSI dẫn đầu về thị phần môi giới tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp nhà
nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân.
Các hợp đồng tư vấn phát hành niêm yết lớn đều thực hiện thông qua SSI, điển
hình có Hoàng Anh Gia Lai, Vietinbank, Tổng Công ty CP tài chính dầu khí
(PVFC), Công ty Quản lý Quỹ SSI, đơn vị trực thuộc 100% vốn của SSI,
hiện đang quản lý quỹ thành viên nội địa (SSIVF) có số vốn lớn nhất tại Việt
nam. SSIVF cũng là một trong những quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong năm
2008 xét trên tăng trưởng giá trị tài sản ròng.
3
− CTCP chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý 4
và cả năm 2013. Theo đó lợi nhuận sau thuế quý 4/2013 của SSI đạt gần 120 tỷ
đồng, tăng 18% cùng kỳ năm trước, cả năm đạt 370 tỷ đồng, giảm 18% cùng

kỳ 2012. Cụ thể, doanh thu quý 4/2013 của SSI đạt hơn 251 tỷ đồng, giảm 8%
cùng kỳ năm trước trong đó doanh thu môi giới đạt gần 41 tỷ đồng, tăng 120%
so với quý 4/2012, doanh thu tự doanh đạt 127 tỷ đồng, tăng 15% cùng kỳ
2012, hai mảng tư vấn và lưu ký giảm 74% và 22% so với quý 4 năm trước.
− SSI là một công ty chứng khoán lớn đứng thứ 6 trong bảng “Danh mục rổ
VN30 và free fload của các cổ phiếu thành phần kỳ II – 2013” với tỷ lệ free
fload đạt 60%.
4
− Khi điều kiện kinh tế vĩ mô bất lợi thì mức độ rủi ro của SSI thấp hơn các công
ty chứng khoán khác như ACB, SACOMBANK,… vì chịu nhiều tác động hơn
từ Ngân hàng Nhà nước.
− Tỷ lệ room, là thuật ngữ chỉ tỷ lệ giới hạn góp vốn , mua cổ phần của nhà đầu
tư nước ngoài trong một số loại doanh nghiệp Việt Nam, cao hơn so với nhà
đầu tư nước ngoài.
%
`aaaN*#NEEbiEEi8ii*ii*iE*i
7
`aaaEcNEceTbEHbaEHbaEAb*T*Ecdef61$6
1832
2.1.2 Quy trình mở tài khoản:
− Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ đã được chuẩn bị.
Đối với nhà đầu tư cá nhân
o Bản chính CMND/Passport còn thời hạn hiệu lực
o Bản sao CMND/Passport (không cần chứng thực)
Lưu ý:
 CMND: không quá 15 năm kể từ ngày cấp
 Passport: không quá 05 năm kể từ ngày cấp
Đối với nhà đầu tư tổ chức
o Bản sao Giấy phép thành lập (có chứng thực)
o Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh (có chứng thực)

o Bản sao Quyết định Bổ nhiệm Giám đốc
o Bản sao Quyết định Bổ nhiệm Kế toán trưởng
o Giấy ủy quyền (nếu có)
o Các văn bản khác (nếu có)
− Bước 2: Khách hàng điền, ký tên và đóng dấu (nếu là tổ chức) vào hợp đồng
mở tài khoản (theo mẫu của SSI có tại các quầy giao dịch các chi nhánh).
− Bước 3: SSI tiến hành mở tài khoản.
− Bước 4: Thủ tục hoàn tất, tài khoản khách hàng sẵn sàng giao dịch.
Các bước đặt lệnh bán:
− Bước 1: Tại bất kỳ màn hình nào click vào nút “Bán” hệ thống sẽ hiển thị màn
hình đặt lệnh bán
− Bước 2: Điền thông tin lệnh
− Bước 3: Xác nhận lệnh
Hủy lệnh:
− Bước 1: Click vào nút “Hủy” trên màn hình “Trạng thái lệnh đặt”, hiển thị màn
hình hủy lệnh như bên dưới
− Bước 2: Nhập mã Token hoặc mã PIN đặt lệnh
− Bước 3: Nhấn enter hoặc click nút “Hủy lệnh”
1932
− Bước 4: Chọn OK để thực hiện lệnh hủy, cancel để không thực hiện lệnh hủy
5
2.2 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(VCBS)
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
− VCBS là một trong những công ty cung cấp các dịch vụ tài chính và đầu tư
hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Khách hàng của công ty bao gồm các nhà
đầu tư tổ chức và cá nhân, các quỹ đầu tư, các công ty nhà nước và các cá nhân
khác đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, thị trường và vùng địa lý khác
nhau. VCBS thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán và kinh doanh chứng
khoán, bao gồm: Môi giới Chứng khoán,Tư vấn đầu tư Chứng khoán,Tự

doanh, Lưu ký Chứng khoán, Bảo lãnh Phát hành, Tư vấn Tài chính Doanh
nghiệp
− Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN được
thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-HĐQT ngày 07/01/2002 của Hội đồng
Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với số vốn điều lệ ban đầu 60 tỷ
đồng. VCBS là công ty chứng khoán đầu tiên cung cấp các tiện ích trực tuyến
trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Đến năm 2009, VCBS tăng lên 700 tỷ
đồng, đó cũng là số vốn điều lệ cho đến hiện nay.
6
− Tính đến hết năm 2013 VCBS có sự tăng lên mạnh mẽ về thị phần môi giới
chứng khoán trên bảng xếp hạng của Sở Giao dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí
Minh (HSX), đứng ở vị trí số 10 chiếm 3%. Riêng quý 4/2013 chiếm 3.46%,
đứng vị trí thứ 9. Về thị phần trái phiếu VCBS chiếm vị trí đầu tiên với 45.63%
( quý 4/2013), tính cả năm thì VCBS đứng vị trí thứ hai trên bảng xếp hạn.
( nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh & Hà Nội)
2.2.2 Thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán:
− Bước 1: Mở tài khoản tiền tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. (Căn cứ
Mục1b, Điều 32, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
ngày 24 tháng 04 năm 2007, khách hàng của công ty chứng khoán phải mở tài
khoản tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn).
− Bước 2: Quý khách được cán bộ Kế toán hướng dẫn khách hàng điền vào bộ hồ
sơ khách hàng bao gồm:
o Giấy đề nghị mở tài khoản: 02 bản (Dành cho cá nhân /Dành cho tổ
chức).
o Hợp đồng mở tài khoản giao dịch: 02 bản (Dành cho cá nhân /Dành cho
tổ chức).

`Nb>8N!6766$!!16-S6$6ii8ii*i*>i1ii*i>i>

`aaaN?E>N

2032
o Hợp đồng đăng ký Giao dịch trực tuyến (nếu có nhu cầu): 02 bản (Mẫu
Hợp đồng).
o Ngoài ra, Quý khách cần xuất trình các giấy tờ:
 Khách hàng là cá nhân Việt Nam:
• Mang theo Chứng minh nhân dân.
Lưu ý:
Tiền gửi của khách hàng trên tài khoản tại Công ty chứng khoán Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo
mức lãi suất không kỳ hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
 Khách hàng là tổ chức Việt Nam:
• Giấy đăng ký kinh doanh (Sao y bản chính): 01 bản.
• Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng (Sao y
bản chính): 01 bản.
2132
Kết quả đăng ký:
2232
3 Kinh nghiệm mở tài khoản chứng khoán
− Để đầu tư hay chơi chứng khoán, các bạn cần phải tìm hiểu về chứng khoán
trước khi tham gia thì mới mong có cơ hội thành công trên thị trường chứng
khoán. Không có ai tự dưng may mắn kiếm được tiền trên thị trường chứng
khoán. Đây là nơi dành cho người có kiến thức, không phải là sân chơi dành
cho những người yếu tim hay những tay mơ.
− Có 2 cách mở TKCK, một mà mở trực tiếp tại văn phòng công ty hoặc mở
online trên trang chính thức của công ty, cả 2 cách đều có hướng dẫn rất cụ thể.
Tuy nhiên nếu bạn mở TK trực tiếp thì sẽ được tư vấn trực tiếp và giải đáp thắc
mắc cũng như hướng dẫn cụ thể nếu bạn là người mới chơi.
− Hiện tại, mở tài khoản chứng khoán không cần tiền, khi giao dịch số tiền bạn
mua tương ứng với số lượng cố phiếu là được. Nếu bạn là người mới tham gia
thị trường, nên giao dich từ 5 triệu đến 10 triệu là vừa, quan trọng nhất là tích

lũy kinh nghiệm và hành động ngay từ bây giờ. Sau khi nhiều kinh nghiêm
hơn, bạn có thể tăng vốn thêm hoặc sử dụng tài khoản margin.
− Ví dụ như công ty VCBS, chất lượng dịch vụ ở công ty này khá tốt, khi muốn
mở tài khoản ở VCBS ta cần có 1 tài khoản ở ngân hàng VCBank và mang
theo chứng minh nhân dân hoặc passport. Đến đó nhân viên sẽ đưa cho bạn hai
bản điền thông tin, mỗi bên sẽ giữ 1 bản. Sau đó, nếu như bạn chưa biết cách
đăng nhập cũng như đặt lệnh hay là cách cập nhật thông tin trên trang của
VCBS, cách chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản ngân hàng và
ngược lại thì sẽ có 1 nhân viên khác hướng dẫn bạn chơi. Bạn có thể gọi theo
số điện thoại ghi trên cardvisit của người tư vấn được đính kèm trong bản
thông tin, người nhân viên môi giới này có thể tư vấn cho ta về thông tin cũng
như các thông tin khác và tư vấn cho bạn nên lựa chọn cổ phiếu nào khi mới
bắt đầu chơi. Trên trang web của VCBS cũng có cập nhật các báo cáo từ thị
trường, báo cáo vĩ mô cũng như là báo cáo ngành doanh nghiệp và báo cáo trái
phiếu, giúp khách hàng có thể cập nhập thông tin nhanh hơn và chính xác hơn.
− Còn về mở tài khoản online, ta có thể lấy ví dụ từ công ty SSI, quy trình mở tài
khoản trên mạng gồm có 4 bước.
o Bước một là thông tin cơ bản, như là mở TK cho ai, quốc tịch, biết đến
công ty qua kênh thông tin nào…
o Bước 2, nếu bạn muốn mở online thì bận sẽ ấn tiếp tục, nếu muốn mở
trực tiếp thì quay lại trang chủ.
o Bước 3, đây là bước quan trọng nhất, bạn sẽ điền thông tin cần thiết
giống như tờ thông tin khi mở tài khoàn trực tiếp, những thông tin như
tên công ty, người đại diện, tài khoản ngân hàng bạn sẽ không cần ghi,
sau đó bạn ấn tiếp tục.
o Bước 4, yêu cầu của bạn sẽ được gửi đi ngay lập tức.
2332
− Có nhiều thắc mắc là nên mở tài khoản ở công ty chứng khoán nào. Hiện nay
trên thị trường có rất nhiều công ty chứng khoán, ví dụ như SSI và VCBS mà
chúng tôi nêu trên, bạn nên tìm hiểu kĩ về hoạt động cũng như dịch vụ môi giới

của các công ty trước, các thông tin này có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng.
− Khi mở tài khoản bạn nên đến công ty làm trực tiếp vì đến đó bạn có thể hỏi
trực tiếp những thắc mắc cũng như những thông tin mà bạn tìm kiếm trên mạng
không có. Khi bắt đầu chơi, bạn nên chơi với số tiền nhỏ và cố giữ cho không
bị lỗ để lấy kinh nghiệm trước rồi sau đó khi đã rành về thị trường này, rành về
việc theo dõi các chỉ số thì bạn hãy chơi lớn hơn. Trên đây là một số kinh
nghiệm của chúng tôi sau khi tìm hiểu và đi thực tế ở các công ty chứng khoán.
2432
III. Kết luận
− Thị trương chứng khoán là một thị trường có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư
cũng như cá nhân. Thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và
rất phức tạp; là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ
yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở các công ty môi giới (công ty
chứng khoán), và cả ở thị trường chợ đen.
− Để có thể tham gia vào thị trường này, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản
về chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu cũng như sự hướng dẫn cụ thể, ngoài ra
còn cần thêm những kinh nghiệm đúc kết từ thực tế. Phần trình bày trên cũng
đã nêu lên được các khái niệm cơ bản nhằm giúp các bạn hiểu rõ ràng hơn về
thị trường này, chúng tôi có giới thiệu về 2 công ty chứng khoán lớn tại Việt
Nam là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn và Công ty TNHH Chứng
khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
− Qua tìm hiểu về công ty cũng như đi thực tế tại hai công ty trên, chúng tôi hy
vọng đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về thị trường chứng khoán cũng như
có những kiến thức để có thể tham gia vào thị trường này.
2532

×