Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Rèn luyện kỹ năng tự tin thể hiện mình trước đám đông qua môn học giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ TIN THỂ HIỆN MÌNH TRƯỚC ĐÁM
ĐÔNG QUA MÔN HỌC GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO
HỌC SINH THPT"
A. Đặt vấn đề:
Để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối
với ngành giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu của thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt
Nam XHCN, chúng ta rất cần đến những người có đủ đức và tài năng để phục vụ tổ quốc.
Hơn nữa căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay khi đạo đức của giới trẻ đang xuống cấp
nghiêm trọng, thế hệ thanh niên học sinh nói chung và học sinh THPT Cẩm Thuỷ 2 nói
riêng thể hiện rất yếu các kỹ năng sống của mình. Đây là điều rất được quan tâm của các
cấp các ngành và nhất là ngành giáo dục và đào tạo. Năm học 2009 – 2010, lần đầu tiên
Bộ GD&ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ
năm học. Cho đến nay, mặc dù kết quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
chuyển biến còn chậm, song việc giáo dục này vẫn luôn luôn được dư luận xã hội coi
điều đó là rất cần thiết.
Vì sao giáo dục kỹ năng lại được chúng ta quan tâm như vậy?
Bởi vì giáo dục kỹ năng sống chính là giáo dục cho học sinh ý thức được giá trị của
bản thân trong mối quan hệ xã hội, từ đó từng cá nhân mới có được niềm tin vào bản
thân, sau đó là vào xã hội và cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp các em hiểu biết
về thể chất, tinh thần của bản thân mình, từ đó biết bảo vệ mình tránh stress và khủng
hoảng tâm lý. Đồng thời qua đó giáo dục những hiểu biết, hành vi, thói quen ứng xử xã
hội sao cho có văn hoá, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Nói chung về giáo dục kỹ năng
sống là giáo dục làm người - những con người có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh và
đòi hỏi khác nhau của cuộc sống. Những hành vi của mỗi người, đặc biệt là những người
ở lứa tuổi vị thành niên không phải tự nhiên mà tốt mà cần phải kết hợp cả gia đình, nhà
trường và xã hội.
Là một giáo viên THPT, tôi nghĩ rằng cần phải làm rất nhiều việc, trong đó có việc
giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh mà cụ thể đó là rèn luyện kỹ năng tự tin thể hiện


mình trước đám đông qua môn học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
B. Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra ở Hội nghị
công nhân viên chức năm học 2012 - 2013.
- Căn cứ vào nhiệm vụ của người giáo viên THPT.
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo do Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dục
và đào tạo Thanh Hoá về dạy học đổi mới.
- Căn cứ vào thực tế hiện nay tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp nghiêm trọng
và thiếu kỹ năng sống đòi hỏi mỗi người giáo viên phải suy nghĩ và tạo ra nhiều điều mới
mẻ có hiệu quả để khắc phục những khó khăn này.
2. Thực trạng:
- Là một trường THPT ở huyện miền núi như Cẩm Thuỷ trường THPT Cẩm Thuỷ 2
còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Trong đó việc giảng môn học giáo dục ngoài giờ
lên lớp cũng còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu máy tính, máy chiếu, chỉ có bộ tăng âm,
loa, mích trong khi giáo viên phải dạy từ 3 đến 4 lớp ở phòng họp Hội đồng của Nhà
trường, thiếu bàn ghế cho học sinh ngồi, công tác quản lý học sinh còn nhiều khó khăn
nhất định.
- Năm học 2012-2013 bản thân tôi được Ban giám hiệu Nhà trường giao cho tiếp
tục công việc giảng dạy môn học giáo dục ngoài giờ lên lớp cả ba khối 10,11 và 12.
Theo dõi học sinh qua dạy học bộ môn GD NGLL từ năm học 2010 – 2011 và áp
dụng sáng kiến này trong năm học 2011 – 2012, tôi nhận thấy rằng trong thời gian trước
đây và đầu năm học, học sinh còn yếu về kỹ năng tự tin thể hiện mình trước đám đông.
Nhìn nhận và đánh giá về khả năng thể hiện mình của học sinh trước lớp học ở đầu
năm học, trước buổi sinh hoạt đầu tuần hay những hoạt động do đoàn trường tổ chức
Tôi nhận thấy rằng các em học sinh của trường còn rất hạn chế. Xét trong từng khối học
cụ thể thì khối lớp 10 năm học 2012-2013 các em thể hiện mình qua môn học hoạt động
ngoài giờ lên lớp còn rất hạn chế, hầu hết các em còn nhút nhát khi được giáo viên mời
lên phía trên sân khấu hay yêu cầu trả lời một vấn đề nào đó, còn các em học sinh của
khối 11 thì có tiến bộ hơn một chút, đã có một số em thể hiện được mình trước tập thể

lớp như hát đơn ca tuy nhiên vẫn còn chưa thực sự tự tin. Riêng học sinh khối lớp 12 của
năm học này có tiến bộ rõ rệt. Các em tự tin hơn và có thái độ nhiệt tình hăng hái trong
các hoạt động tập thể và ngay cả trong học tập môn GD NGLL do tôi phụ trách, các em
cũng rất tích cực song số này là chưa nhiều. Các em thường có quan niệm cho rằng thể
hiện mình trước đám đông là thẹn, là xấu hổ đôi khi nặng nề hơn các em thường chỉ trích,
nói xấu bạn khi bạn tích cực thể hiện mình trước đám đông. Điều này dẫn đến các em
thường tự ti, không mặn mà với công việc này. Những buổi học như vậy thường thì các
giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng cảm thấy rất nặng nề, vất vả, công việc
không mấy hiệu quả, đôi khi tôi còn cảm thấy chán nản với những lớp mà học sinh cứ ì ra
và không có phản ứng gì. Nhất là đối với môn học hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em
học sinh thường nghĩ rằng môn học này không có điểm đánh giá, không tham gia xếp loại
học lực nên gây khó khăn rất nhiều cho tôi.
Xét từ góc độ dạy học đổi mới, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh và lấy học
sinh là trung tâm lĩnh hội tri thức và giáo viên chỉ là người hướng dẫn và tổ chức cho các
em. Nhưng để thành công và mang lại hiệu quả cao trong giáo dục học sinh, nhất là giáo
dục đạo đức cho học sinh thì hơn lúc nào hết, chúng ta phải rèn luyện cho học sinh rất
nhiều kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự tin thể hiện mình trước đám đông là điều mà
tôi thấy tâm đắc và rất quan tâm. Bởi vì môn GD NGLL là môn học rất cần đến khả năng
tham gia hoạt động giao tiếp của học sinh trước đám đông. Đây là môn học cũng khá khó
đối với bản thân tôi, những khó khăn từ việc giảng dạy môn học này là rất rõ: Môn học
đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo rất lớn, là môn học ngoài kiến thức xã hội rộng kết hợp
một số năng khiếu để tạo không khí thoải mái, dễ tiếp thu trong học tập của học sinh,
trong khi giáo viên lại không biết hát. Để thu hút được sự chú ý cao, sự thích thú trong
tiếp thu kiến thức của học sinh trong giờ dạy môn GDNGLL, trước khi vào hoạt động
giảng dạy môn học này thường giáo viên bộ môn hay cho học sinh cùng hát với mình để
tạo không khí vui tươi phấn khởi trong học tập, hơn nữa tạo ra được sự đoàn kết, thâm
thiện cho học sinh và tăng khả năng chú ý cao. Ví dụ như giáo viên bắt cái cho cả lớp hát
các bài dành cho cho các em thiếu nhi, bởi các bài đó hầu như học sinh cấp 3 ai cũng
thuộc để tránh việc chọn bài hát mà ít người thuộc dẫn đến nhiều người không hát được
và những ai thuộc thì cũng không hát và thường thì các em đùn đẩy nhau. Sau đó giáo

viên mời đại diện cho các lớp hát đơn ca, tuy nhiên các em hát hay cũng cảm thấy ngại
ngần khi lên hát, em nào mạnh dạn thể hiện mình thì không tự tin, thể hiện bài hát mà
không tự nhiên, rất run, thường thì hát được nửa bài, có em còn hát sai, hát nhầm lời bài
này sang lời bài khác mà không biết khiến khán giả ở dưới là các bạn của mình được một
phen cười vỡ bụng, lý do cũng là chưa tự tin dẫn đến như vậy. Nếu không cho các em hát
tập thể thì giáo viên tổ chức các trò chơi cho các em. Tuy nhiên sự tham gia này của các
em còn hạn chế, cụ thể là khi quản trò tổ chức cho học sinh chơi các em ai cũng thích thú,
phấn khởi và chơi rất vui vẻ nhiệt tình nhưng đến phần bị phạt thì hầu như ai cũng ngại,
bởi vì người quản trò thường mời những người chơi không tốt vi phạm nội quy của trò
chơi đưa ra lên phía trước để xử phạt. Khi đó, đám đông ở phía dưới rất thích và họ đổ
dồn ánh mắt tò mò xem người quản trò phạt như thế nào. Trên thực tế khi giáo viên gọi
mời được học sinh vi phạm nội quy trò chơi lên để xử lý thì thường các em bị phạt rất
thẹn thùng, không chấp hành dẫn đến người quản trò rất mệt, phải nói nhiều, yêu cầu đi
yêu cầu lại nhiều lần mà học sinh vẫn không thực hiện hình phạt, dẫn đến mất nhiều thời
gian và trò chơi kém hiệu quả rất nhiều. Cuối cùng thì họ cũng miễn cưỡng thực hiện
hình phạt, lúc này người quản trò buộc cho học sinh bị phạt về vị trí ngồi. Như vậy sẽ tạo
ra một tiền lệ không tốt khi tổ chức các trò chơi trong các giờ dạy HĐ NGLL mà tôi đã
tiến hành.
Ví dụ: Tôi đã từng tổ chức một trò chơi mà tôi cho là khá hấp dẫn và phù hợp với
lứa tuổi học trò, dễ với người chơi, nhưng cũng dễ làm sai: Đó là trò xác định giới tính:
Trước khi chơi người quản trò nêu lên thể lệ trò chơi như sau: Nếu người quản trò giơ tay
lên cao thì đó là giới nữ và gọi là con gái, còn nếu đưa tay xuống vuông góc với cơ thể và
nắm tay lại thì đó là giới nam và gọi là con trai. Xong quản trò nói lên yêu cầu là các em
nhớ rằng các em làm theo thầy yêu cầu chứ không làm theo tay của thầy. Nói xong quản
trò tổ chức cho học sinh nháp trước. Nhớ rằng khi tổ chức chơi thật thì quản trò phải chọn
được hai học sinh một nam và một nữ xinh đẹp lên để trợ giúp quản trò bắt người vi
phạm và để tạo ra sự hấp dẫn của trò chơi. Sau khi nháp trò chơi được tiến hành thật, lúc
này quản trò bắt đầu hô và giơ tay lượt thứ nhất thì làm đúng theo quy ước, lần thứ hai
cũng như vậy, nhưng đến lần thứ 3 hoặc tuỳ cơ ứng biến, quản trò bắt đầu thay đổi và
làm sai so với quy định. Có nghĩa là quản trò giơ tay lên cao và nói con trai hoặc đưa tay

xuống thấp vuông góc với cơ thể và nói con gái. Động tác giơ tay phải nhanh và yêu cầu
học sinh phải làm theo nhanh. Lúc này rất nhiều người làm sai quy định và quản trò đột
ngột dừng để hai trợ lý của mình cùng bắt những người làm sai và thường thì chỉ cần bắt
từ 3 đến 5 em học sinh để phạt là đủ, riêng trong trò chơi này chỉ cần bắt một học sinh
nam và ba học sinh nữ hoặc hai nam hai nữ để sao cho được một gia đình trong đó có bố
mẹ và hai người con. Tuy nhiên người chơi cũng hay gian dối thường bỏ tay xuống rất
nhanh và chối từ việc mình làm sai khiến trò chơi phải tổ chức đi tổ chức lại nhiều lần
mới bắt đủ số người để phạt. Những người chơi bị mời lên phía trước thì họ không có đủ
tự tin để chấp hành hình phạt của trò chơi đưa ra và quản trò mất khá nhiều thời gian.
Hình phạt cụ thể là: Quản trò hát bài hát ba ngọn nến lung linh của nhạc sỹ Ngọc Lễ:
Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh a à á a a thắp sáng một gia đình.
Sau đó quản trò yêu cầu người bị phạt làm theo yêu cầu của bài hát mà quản trò hát. Cụ
thể là:
Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh a à á a a ba nắm tay má đi nào
Đoạn hành động trên liên tục được thay thế bằng nhiều cụm từ như: ba bế con đi
nào Trò chơi đến đoạn này thường là cực kỳ hấp dẫn và rất sôi nổi. Tuy nhiên người
chơi thường rất ngại ở đoạn này vì đang là lứa tuổi học trò mà đóng một gia đình thật
khiến các em rất thẹn thùng. Đây là cơ hội để rèn luyện cho học trò kỹ năng tự tin thể
hiện mình trước đám đông và không phải ai cũng thực hiện một cách thuần thục được.
Chính điều này đã tạo ra sức hấp dẫn của trò chơi và có tác dụng rất lớn với khả năng của
học trò.
- Trong giảng dạy bài học đôi khi giáo viên bộ môn hỏi những nội dung liên quan
đến bài học thì các em cũng không nhiệt tình trả lời. Trong giờ học các em còn nói
chuyện riêng, làm việc riêng không tập trung chú ý bài học. Khi dạy tập trung như thế
này, việc các em đôi khi không chú ý cũng là điều dễ hiểu, vì tâm lý lứa tuổi học trò lúc
này khi được học môn học thoải mái về tâm lý, ít phải ghi chép, học nhưng lại được chơi
nên các em thường đùa nghịch nhau, trêu nhau, nói chuyện riêng, làm ồn lớp. Đây là điều
khiến giáo viên dạy rất vất vả, vì một buổi học có tới 3 đến 4 lớp ( khoảng 120 – 160 )

học tập trung tại hội trường mà không như dạy ở lớp học bình thường, giáo viên chỉ phải
quản lý có một lớp với 45 học sinh.
- Trong khi tổ chức cho các em chơi trò chơi, hát, múa, kể chuyện, hay trả lời các
câu hỏi của giáo viên đưa ra các em được gọi trả lời thường không nói, đứng im hoặc
lúng túng. Ngay cả những em học sinh có giọng hát hay khi được mời lên hát các em
cũng mất bình tĩnh và có biểu hiện đỏ mặt, run rẩy, hát sai, hát không hết bài. Các em
được giáo viên gọi lên trả lời kiến thức của bài học thường đứng im hoặc trả lời ấp úng,
mặc dù biết nội dung câu trả lời là gì. Qua tổ chức chơi các trò chơi thì hầu như các em
rất ủng hộ và chơi rất nhiệt tình nhưng khi những em bị phạt vì vi phạm luật của trò chơi
thường không chấp hành theo sự điều khiển của quản trò.
Nói chung với những thực trạng nêu trên trong giảng dạy môn học giáo dục ngoài
giờ lên lớp, đây là một trong những khó khăn lớn đối với giáo viên giảng dạy môn học
này. Điểm mà tôi đưa ra trong đề tài này và là điều tôi trăn trở, chắc chắn cũng là khó
khăn của các đồng nghiệp, đó chính là khả năng tự tin thể hiện mình của học sinh trước
đám đông. Đây là hạn chế của môn học mà không có điểm đánh giá, chỉ đánh giá học
sinh qua xếp hạnh kiểm mà thôi.
3. Nguyên nhân:
- Không đánh giá bằng điểm để động viên học sinh kịp thời. Đây là môn học mà
hiện nay học sinh coi là môn học không phải là chính khoá hơn nữa lại không được đánh
giá bằng việc cho điểm, không có bài kiểm tra mà chỉ đánh giá thông qua hạnh kiểm nên
đây là nguyên nhân khiến giáo viên rất khó quản lý học sinh.
- Do kiến thức hiểu biết của học sinh còn hạn chế nên các em không được tự tin
trong câu trả lời hay thể hiện năng khiếu của mình. Hiện nay, văn hoá đọc đối với nhiều
người nói chung và với học sinh THPT còn hạn. Kỹ năng đọc không được rèn luyện
thường xuyên khiến các em ngại đọc nên hiểu biết xã hội còn hạn chế, các em ít quan tâm
đến lịch sử, đến tình hình chính trị xã hội của đất nước cũng như của địa phương, đến các
tin tức thời sự trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến thức xã hội hạn chế, vì thế
mà khi được hỏi và các vấn đề này các em thường lúng túng và câu trả lời nhanh nhất là:
“ Thưa thầy em không biết”. Điều này gây khó khăn cho môn học và bản thân học sinh
cũng không tự tin trong khi xuất hiện trước lớp học.

- Do khả năng điều khiển lớp học đông học sinh của giáo viên còn hạn chế. Với
một lớp thường là hơn 160 em, giáo viên buộc phải nói vào mích, không gian loãng nên
rất khó điều khiển lớp học cũng như việc quan sát lớp học cũng rất khó trong khi giáo
viên chỉ quen quản lý lớp học sinh với sĩ số từ 50 em trở lại.
- Do tổ chức các nội dung ngoài giờ còn hạn chế. Đây là môn học mới và lại được
tập huấn bởi nhiều giáo viên, giáo viên ít năng khiếu nên sức hấp dẫn của môn học mang
tên gọi giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất ít. Mặc dù đây vẫn là một bộ môn giáo
dục tri thức cho học sinh nhưng nó lại rất cần đến năng khiếu cá nhân của giáo viên giảng
dạy cũng như của học sinh. Thường thì đối với mỗi tiết học không giống bình thường.
Khi vào giờ dạy giáo viên thường cho các em học sinh hát tập thể để tạo không khí đoàn
kết hoặc tổ chức các trò chơi tập thể, cho học sinh thể hiện các năng khiếu của mình như
hát đơn ca. Như vậy khi vào bài giảng chính thức thì giáo viên sẽ đạt được mục tiêu của
bài học một cách thuận lợi nhất.
- Do học sinh còn giữ thói quen bị động trong lĩnh hội tri thức nên sự phụ thuộc còn
tồn tại. Đây là thói quen rất xấu tồn tại trong nhận thức của học sinh. Hiện nay trước yêu
cầu rất quyết liệt mà Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá
về tích cực đổi mới hoạt động dạy học trong đó phải xác định lấy người học làm trung
tâm. Nhận thức rõ điều này giáo viên đang áp dụng những phương dạy học đổi mới để
khắc phục thói quen này. Hướng dẫn và đưa ra kiến thức để học sinh tìm tòi suy nghĩ và
tìm ra chân lý là điều cũng rất cần thiết trong môn học này.
- Do học sinh chưa chủ động rèn luyện khi có cơ hội thể hiện mình, thường là các
em chờ giáo viên gọi mà chưa có tinh thần xung phong do đó chưa có tính chủ động,
chưa tin tưởng vào chính bản thân mình. Việc phát biểu xây dựng bài là việc hết sức quan
trọng đối với người học. Nó giúp người học thể hiện mình để từ đó giáo viên biết được
suy nghĩ của học sinh là đúng hay sái để kịp thời uốn nắn, đồng thời giúp học sinh rèn
luyệnn được kỹ năng thể hiện mình trước đám đông. Công việc này phải thường xuyên
và liên tục. Nhiều em có tư tưởng ngại ngùng dấu dốt, sợ phát biểu sai các bạn khác cười
mình nên không hay giơ tay phát biểu. Đó là những suy nghĩ rất sai lầm mà chúng ta
cũng như bản thân tôi là giáo viên giảng dạy cần phải khắc phục cho các em.
4. Giải pháp khắc phục tồn tại:

Việc học sinh không tự tin thể hiện mình trước đám đông là điều dễ hiểu vì đây là
lứa tuổi vị thành niên . Trong giai đoạn lứa tuổi này, nhiều em học sinh tâm lý chưa ổn
định, đang còn trong giai đoạn hoàn thiện, sự tự tin của các em lúc có lúc không. Đây là
lứa tuổi đang tự hoàn thiện dần mình nên vai trò của người giáo viên là hết sức quan
trọng trong giáo dục nhân cách con người mà đặc biệt là đối với thế hệ trẻ ngày nay. Để
khắc phục tình trạng này, tôi xin mạnh dạn đưa ra các giải pháp để khắc phục mà tôi cho
là hiệu quả sau:
- Việc đầu tiên là giáo viên phải chuẩn bị chu đáo nội dung mà mình cần thể hiện
trước học sinh, khi thể hiện mình giáo viên cũng phải có sự tự tin, gương mặt phải vui vẻ
tránh tình trạng dạy học hay tổ chức các hoạt động ngoài giờ mà mặt giáo viên lại buồn
rầu hay tức giận. Hiện nay cũng có không ít giáo viên chưa được tự tin khi là khách mời
dẫn đến sự kém hấp dẫn đối với môn học. Còn chính đối với người dạy thì áp lực công
việc là rất lớn. Các em thường ồn trong lớp và với số lượng học sinh học gộp từ 3 cho
đến bốn lớp như vậy nếu giáo viên nóng tính, không bình tĩnh thì thường là nổi nóng quát
nạt dẫn đến học sinh cũng mất tinh thần nên khi được gọi trả lời thì các em thường là
không tự tin. Chính vì lẽ đó nên giáo viên cũng cần phải có và rèn luyện kỹ năng kiềm
chế trong dạy học và kỹ năng tự tin thể hiện mình trước đám đông.
- Khả năng và kỹ năng nói của giáo viên cũng là vấn đề rất quan trọng: khi điều
khiển lớp học giáo viên cũng phải tự tin trong khi giảng, kiến thức cũng phải nhiều thì
mới có khả năng nói nhiều, âm lượng cũng phải thật sự hấp dẫn để thu hút sự chú ý của
người nghe. Nếu âm lượng không tốt thì đó quả là một điều khó khăn rất lớn trong giảng
dạy môn học này.
- Để thu hút được học sinh tự tin thể hiện mình trước lớp học thì giáo viên dạy hoạt
động ngoài giờ lên lớp phải có một số năng khiếu như hát hay. Chúng ta hiểu rõ về tâm lý
lứa tuổi này thì mới thu hút sự chú ý của các em và cũng mới giúp các em tự tin thể hiện
mình. Hát là một trong những hoạt động tạo ra cảm hứng rất lớn đối với con người và đặc
biệt là ở lứa tuổi vị thành niên nên khi giảng dạy môn học này đòi hỏi giáo viên cần phải
có năng khiếu hát là tốt nhất nếu không thì cũng phải chuẩn bị được một số bài mang tính
cổ động tinh thần của học trò để tạo ra một không khí thật sự sôi nổi và hào hứng cho các
em. Do đó cần thuộc một vài bài hát đặc biệt nếu giáo viên có thể chon và thuộc một vài

bài hát nhạc trẻ mà học sinh đang yêu thích là điều rất tốt vì lứa tuổi này cần sự đồng cảm
rất lớn nếu giáo viên làm được điều này học sinh cảm thấy mình như có thêm một người
bạn mà lại là thầy cô của mình thì các em sẽ cảm thấy rất thích thú và hào hứng.
- Mặt khác, giáo viên cần phải biết tổ chức tốt các trò chơi. Chính môn học ngoài
giờ lên lớp tập trung được rất nhiều sự quan tâm và chú ý của học sinh chính là từ việc tổ
chức các trò chơi mà giáo viên mang đến lớp học. Có những buổi học các em học sinh
được thầy giáo bộ môn tổ chức cho các em chơi trò chơi mà các em không muốn về khi
hết giờ và cứ muốn chơi mãi. Thường thì khi mới vào trò chơi các em còn lúng túng, thẹn
thùng và chưa tự tin chơi nhưng khi giáo viên tổ chức tốt thì các em hăng hái và rất tự tin.
Vì vậy giáo viên nên tổ chức các trò chơi. Để làm được điều đó, ngoài khả năng của giáo
viên thì chúng ta nên nhờ sự trợ giúp của học sinh ngay tại lớp học bằng cách chọn hai
em học sinh có nhan sắc: một nam, một nữ cùng mình tham gia điều khiển trò chơi. Đây
là hai trợ lý rất đắc lực của giáo viên trong việc tổ chức các trò chơi. Nhiệm vụ của các
em thường là giúp giáo viên quan sát kỹ các bạn mình thực hiện các yêu cầu của giáo
viên. Mục tiêu của các trò chơi là phải bắt được các em học sinh thực hiện sai hướng dẫn
của giáo viên đối với trò chơi để phạt và mang lại niềm vui cho số đông. Biểu hiện và
thái độ của đám đông là reo hò phấn khởi vui vẻ thích thú khi người quản trò phạt một
người chơi nào đó nên chúng ta không cần bắt nhiều và phải chọn bắt những em mà giáo
viên đã đưa vào tầm ngắm từ trước. Đó phải là các em mạnh dạn đã từng tham gia nhiều
các hoạt động của đoàn trường, hoặc là ban cán sự của các lớp, đặc biệt là các lớp trưởng
và bí thư các chi đoàn học sinh. Đây là đối tượng cần ngắm đầu tiên tạo nên nền tảng cho
các em khác vì các em này có được sự tự tin để thực hiện các yêu cầu và mức phạt của
trò chơi. Sau đó tự khắc các em học sinh khác cũng muốn được thể hiện mình. Quả thực
đây cũng không phải là điều dễ bởi khi chúng ta chon ngẫu nhiên mà đúng vào các em
học sinh có tính cách nhút nhát thì sẽ mất thời gian, không tạo nên nền tảng ban đầu của
giờ học thì khi giáo viên có gọi mời các em khác cũng sẽ rất khó học có đi chăng nữa thì
cũng không sôi nổi, thậm chí còn không tực hiện được trò chơi mà mình đang điều khiển.
- Giáo viên tìm kiếm một số học sinh có năng khiếu hát hay, có tính cách sôi nổi,
mạnh dạn trong cuộc sống cũng như trong học tập, gặp gỡ riêng và đào tạo các em giúp
mình trong một số hoạt động để tạo không khí sôi nổi, tự tin trong học sinh. Bởi vì có

như vậy thì các em chưa tự tin lắm hoặc chưa tự tin cũng cảm thấy mình có chỗ dựa là
các bạn của mình đã thể hiện mà giáo viên ngầm đào tạo để thu hút các học sinh khác.
- Giáo viên cũng có thể mời khách mời là các giáo viên trong trường có giọng hát
hay, tính cách sôi nổi và đang được học sinh coi là thần tượng, nhất là các giáo viên trẻ
tuổi tham gia buổi học. Ở bất cứ trường học nào cũng vậy, học sinh thường có tâm lý yêu
thích các thầy cô giáo trẻ vui tính mà đặc biệt là có năng khiếu hát. Nếu mời được những
người này để hỗ trợ cho giáo viên trong dạy học môn GD NGLL thì hiệu quả trong giảng
dạy sẽ rất cao, thu hút được học sinh nhiều hơn trong việc tiếp thu tri thức.
- Nếu trường hợp học sinh không nhiệt tình trong các hoạt động thì giáo viên buộc
phải cho các em thể hiện nhiều lần và phải kiên trì đối với các em đó cho đến khi các em
nhiệt tình. Khi được giáo viên chỉ định trả lời thường là học sinh rất sợ và bị động nên
khi phát biểu thường là các em lúng túng nhưng giáo viên phải kiên trì như vậy nhiều lần
được trả lời sẽ tạo cho học sinh tự tin hơn và dần dần các em sẽ chủ động hơn.
- Giáo viên nên đưa hoạt động khiêu vũ quốc tế vào giới thiệu cho học sinh nếu có
điều kiện có thể dạy cho học sinh học vũ quốc tế bởi đây là hoạt động thu hút sự nhiệt
tình rất lớn đối với học sinh THPT nhất là học sinh các huyện miền núi như Cẩm Thuỷ.
Đây là phát hiện mới bởi khi tôi được nhà trường cử đi học các hoạt động múa hát sân
trường, sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá đã kết hợp với trung tâm thanh thiếu nhi tỉnh
đoàn mở lớp tập huấn học vũ quốc tế cho giáo viên THPT trong toàn tỉnh. Khi về đến
trường tôi đã tổ chức giới thiệu cho học sinh toàn trường trong các giờ học giáo dục
ngoài giờ lên lớp và ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý rất lớn từ phía các em học
sinh, nhiều em còn yêu cầu thầy giáo mở lớp để các em được học.
- Nếu trong giờ học mà có học sinh nói chuyện riêng, không chú ý thì thay vì đuổi
học học sinh hay khiển trách bằng việc giáo viên mời học sinh đó đứng dậy nói một câu
gì đó khi nào được cả lớp chấp nhận thì giáo viên mới cho ngồi xuống. Điều này vừa tạo
không khí thân thiện và cũng để nhắc nhở các em vi phạm, vừa rèn luyện kỹ năng nói của
học sinh trước đám đông. Đây là biện pháp mà tôi áp dụng được học sinh rất hưởng ứng
và có tác dụng tích cực nhất định. Những em bị gọi tên ( cũng như các em học sinh khác)
là làm theo yêu cầu của giáo viên như vậy thường rút được kinh nghiệm không nói
chuyện và tập trung chú ý hơn rất nhiều.

- Nếu là các em biết hát mà lớp giới thiệu, thầy giáo mời nhưng không lên thì giáo
viên có thể xuống tận nơi đưa tay mình ra và cầm tay em đó dẫn lên phía sân khấu để thể
hiện tạo không khí thân mật giữa thầy và trò. Khi tên học sinh hát mà trùng với tên các ca
sỹ đang được giới trẻ hâm mộ giáo viên có thể giới thiệu bằng tên ca sĩ đó để tạo không
khí tự tin cho học sinh. Tôi nhận thấy nếu tạo ra không khí này các em rất vui và những
người thể hiện cũng rất phấn khích và như vậy là tạo được tiền lệ cho học sinh có thể tự
tin thể hiện mình trước đám đông.
5. Tổ chức thực hiện:
Đây là sáng kiến cũng như kinh nghiệm mà tôi đã phát hiện và rút ra qua các năm
dạy môn học giáo dục ngoài giờ lên lớp 2010 - 2011, 2011 - 2012 và tôi đã áp dụng cho
năm học 2012-2013.
6. Kiểm nghiệm:
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học
giáo dục ngoài giờ lên lớp năm học 2012 - 2013, tôi nhận thấy rằng ý thức học sinh tham
gia học tập môn học này, số lượng học sinh tham gia môn học là rất tốt, đặc biệt là kỹ
năng thể hiện mình trước đám đông của học sinh được cải thiện rất nhiều.
Trong các năm học 2010 – 2011, 2011- 2012, 2012 – 2013 tôi đã theo dõi, thống kê
các thử nghiệm của mình và nhận thấy rằng với sáng kiến này đã thay đổi được rất nhiều
thói quen không tự tin thể hiện mình trước đám đông của học sinh. Cụ thể là tôi đã thống
kê kết quả này qua các năm học nêu trên:
TT Năm học Số HS
được thử
nghiệm
Kết quả đạt được
chưa theo mong
muốn
Kết quả đạt được
theo mong muốn
1 2010 -
2011

300 200 100
2 2011 -
2012
300 160 140
3 2012 -
2013
300 100 200
C. Kết thúc vấn đề:
Trước yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học tích cực, việc tìm ra các phương
pháp dạy học có hiệu quả là điều rất cần thiết trong giáo dục nhân cách học sinh, đồng
thời chẩn bị nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để mỗi chúng
ta góp phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tôi tin rằng: kinh nghiệm mà tôi đưa ra trên đây được áp dụng không chỉ cho môn
học giáo dục ngoài giờ lên lớp mà còn có thể áp dụng được cho các môn học khác nữa để
chúng ta khắc phục được thói quen xấu trong học tập của học sinh để giúp các em hoàn
thiện nhân cách của mình, chủ động chiếm lĩnh tri thức của nhân loại thông qua môn học,
đáp ứng được yêu cầu dạy học đổi mới, tạo ra một lớp người thích nghi và đáp ứng tốt
yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên đất nước ta.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thiện sáng kiến này và
mong muốn sáng kiến của tôi được đồng nghiệp áp dụng rộng rãi trong dạy học nói
chung và trong giảng dạy môn học GD NGLL nói riêng.

×