SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
*********
PHẦN MỞ ĐẦU
I- Bối cảnh của đề tài:
Năm học 2011- 2012 Trường Mẫu giáo Họa Mi Phú Thuận tập trung thực
hiện phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 . Bên cạnh đó,
Trường phấn đấu đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, đạt trường
đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, Trường được giao nhiệm vụ thực hiện điểm Bộ
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Do đó, việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên đã trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết.
trong kế hoạch của nhà trường.
II- Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu
trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng
đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Chất lượng chăm sóc giáo dục là
một trong những tiêu chuẩn để đạt trường đạt chuẩn quốc gia. Để việc thực
hiện chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường có chất lượng, giúp trẻ phát triển
toàn diện về thể lực, tình cảm, trí tuệ, đáp ứng với yêu cầu của các tiêu chuẩn
trường đạt chuẩn quốc gia của bậc học mầm non, thì đòi hỏi phải có một đội
ngũ giáo viên nhiệt tình và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII về định
1
hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã nêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục
và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài”. Xuất phát từ nhận
thức như trên, bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên ở trường mẫu giáo Họa Mi”.
III- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình và giải pháp thực hiện trong việc bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên ở trường Mẫu giáo Họa Mi .
. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình và giải pháp thực hiện trong
việc bồi dưỡng chuyên môn.
. Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên ở trường Mẫu giáo Họa Mi Phú Thuận.
IV- Mục đích nghiên cứu:
. Từ thực trạng giáo viên ở nhà trường, từ những nhiệm vụ của công tác quản
lý về chuyên môn, công tác chăm sóc giáo dục. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm
đạt được mục đích và hiệu quả trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên, đồng thời trang bị cho mình vốn kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp
quản lý công tác giáo dục góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của nhà
trường và mục tiêu giáo dục.
. Phổ biến kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp trong công tác quản lý
chuyên môn ở nhà trường.
V- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong việc vận dụng linh hoạt, sáng
tạo về nội dung, phương pháp trong tổ chức các hoạt động ở một số lĩnh vực
của chương trình giáo dục mầm non mới.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua Tạp chí giáo dục mầm non.
2
- Thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” để giáo viên hỗ trợ nhau trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới được tuyển dụng trong năm học
2011 – 2012.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong việc bồi dưỡng trẻ vẽ tranh chủ
đề “Nước sạch và vệ sinh môi trường”
- Hướng dẫn giáo viên dạy lớp 5 tuổi sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi.
- Bồi dưỡng cho giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
soạn giảng.
PHẦN NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận:
* Một số vấn đề về việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:
- Giáo dục mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc
dân, chiếm vị trí quan trọng, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt
nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa,
chuẩn bị những điều kiện cần thiết vào học phổ thông.
- Mục tiêu chung giáo dục mầm non đến năm 2020: Thực hiện chăm sóc giáo
dục có chất lượng trẻ em từ 0-5 tuổi để trẻ phát triển về thể lực, tình cảm, trí
tuệ, xã hội, hình thành nhân cách trẻ em Việt Nam, trên cơ sở xây dựng một
đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn cũng như kỹ năng tư vấn tại gia đình và
các loại hình Giáo dục mầm non đa dạng, phong phú, tương ứng với một hệ
thống cơ sở vật chất phù hợp, hướng tới đảm bảo công bằng cho mỗi trẻ em.
- Giáo viên là yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi mục tiêu về nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
3
đại hóa đất nước.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên sẽ có tác dụng tốt đến việc nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường, chiếm hầu
hết thời gian của năm học và khối lượng công việc của giáo viên, có tầm quan
trọng rất lớn trong nhà trường, quyết định phần lớn chất lượng chuyên môn ở
trường
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một trong những công tác nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường, góp phần giúp nhà
trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên sẽ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của con
người mới trong xã hội hiện đại, năng động và sáng tạo.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện, đúng theo lời dặn của Bác “Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ.
Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền
bỉ chịu khó mới nuôi dạy các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non
được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này thì các cháu thành
người tốt.”
II- Thực trạng về công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mẫu giáo Họa
Mi Phú Thuận:
* Về thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục và đào tạo về công tác chuyên
môn (nhất là thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới)
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương. Cũng như
sự hỗ trợ nhiệt tình của Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh trong việc hỗ trợ
4
giáo viên thực hiện công tác chuyên môn.
- Trường lớp tập trung một điểm, tạo điều kiện tốt cho Ban giám hiệu quản lý
tốt giáo viên về thực hiện chuyên môn
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, một số giáo viên
có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng được một phần yêu cầu trong việc thực
hiện hoạt động chuyên môn của giáo viên, đặc biệt có khu vườn trường thu hút
trẻ trong hoạt động học và hoạt động vui chơi.
* Khó khăn:
- Tuy đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới hơn hai năm, nhưng
giáo viên vẫn chưa thực sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp và
nội dung giảng dạy ở một số lĩnh vực của chương trình như: Lĩnh vực Phát
triển thẩm mĩ, Lĩnh vực Phát triển nhận thức. Việc tổ chức cho trẻ tham gia các
hoạt động giáo dục chưa tạo được sự hứng thú, cho nên việc trẻ đạt được mục
tiêu của từng hoạt động trong kế hoạch soạn giảng của giáo viên chưa đem lại
kết quả mong đợi. Bên cạnh đó, cách đặt câu hỏi của giáo viên khi giảng dạy
các hoạt động thuộc các Lĩnh vực Phát triển còn dài dòng, chưa thu hút sự chú
ý tham gia trả lời câu hỏi của trẻ.
- Trường có 12 giáo viên, chỉ có 4 giáo viên công tác từ 6 năm trở lên, còn lại
8 giáo viên đều là giáo viên mới chỉ giảng dạy từ hai đến ba năm, trong đó có 2
giáo viên mới về công tác trong năm học 2011 – 2012. Vì thế, đa số giáo viên
chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tâm lý giáo viên chưa mạnh dạn,
tự tin trong thực hiện các hoạt động về chuyên môn.
- Giáo viên dạy lớp Mẫu giáo lớn chưa có những ý tưởng trong việc dạy trẻ vẽ
tranh để dự thi Vẽ tranh chủ đề “Nước sạch và vệ sinh môi trường” cấp tỉnh.
5
- Năm học 2011 – 2012 trường được Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực
hiện điểm Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ở lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nên
giáo viên phụ trách khối lớp này khi thực hiện còn nhiều lúng túng.
- Việc thực hiện giáo án điện tử của giáo viên còn nhiều thiếu sót, nhất là lựa
chọn hình ảnh đưa vào bài dạy.
Chính vì những thuận lợi và khó khăn trên, là một cán bộ quản lý về chuyên
môn, luôn tâm huyết với nghề, tôi đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều
kiện, tình hình của giáo viên ở trường mình, nhằm thực hiện tốt công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
III- Các biện pháp tiến hành thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên trong nhà trường:
1- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về vận dụng linh hoạt, sáng tạo
trong nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động ở một số lĩnh vực
của chương trình giáo dục mầm non mới:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục, tôi gợi ý cho giáo viên cách đặt
câu hỏi để đàm thoại với trẻ. Câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu,
theo hệ thống từ dễ đến khó giúp trẻ nắm được vấn đề mà cô đặt ra, từ đó trẻ
suy nghĩ và trả lời tốt câu hỏi của cô.
- Trong hoạt động học cho trẻ khám phá về những sự vật hiện tượng xung
quanh, tôi hướng dẫn giáo viên phát huy tính tích cực của học sinh như: cho trẻ
tự trao đổi, thảo luận theo nhóm. Sau đó từng nhóm sẽ trình bày cho các nhóm
còn lại nghe những gì mà nhóm mình vừa quan sát và thảo luận. Giáo viên gợi
ý các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm bạn vừa trình bày trả lời.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật”, giáo viên cho trẻ tìm hiểu về “Một số loại
rau”. Cô phát cho nhóm 1: Rau ăn củ (củ cà rốt, củ khoai tây, củ cải trắng);
6
nhóm 2: Rau ăn quả (quả mướp, quả bí đao, quả cà chua); nhóm 3: Rau ăn lá
(rau muống, rau ngót, rau mồng tơi). Giáo viên yêu cầu nhóm 1 giới thiệu về
loại rau ăn củ như: tên gọi, màu sắc, cách trồng… . Cô gợi ý, tạo tình huống
cho 2 nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm 1: Cách chế biến loại rau ăn củ như
thế nào? (khi ăn phải gọt vỏ, rửa sạch, chế biến thành món ăn)… . Tiếp tục
nhóm 2, nhóm 3 thực hiện theo yêu cầu của cô giáo, hình thức tthực hiện giống
nhóm 1. Cuối cùng, giáo viên cho các nhóm so sánh sự giống nhau và khác
nhau giữa ba loại rau: rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá. Hoạt động kế tiếp cô cho
trẻ trồng rau ăn lá (rau lang) vào , gieo hạt rau muống và theo dõi sự phát triển
của rau muống.
- Nếu trước đây hoạt động Giáo dục âm nhạc và hoạt động Làm quen với toán
giáo viên giảng dạy một cách máy móc, theo một khuôn mẫu, tiết dạy diễn ra tẻ
nhạt không thu hút sự tham gia của trẻ. Để giúp trẻ tham gia học tốt các hoạt
động này, tôi hướng dẫn, gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động này theo
nội dung và phương pháp sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực của trẻ.
+ Tổ chức Hoạt động Giáo dục âm nhạc (lớp Mẫu giáo lớn). Chủ đề “Gia
đình”, đề tài “Cháu yêu bà”, với hình thức cho trẻ được thực hiện theo ý thích
và khả năng của mình, để cho trẻ tự trang điểm, tự mặc trang phục và chọn
hình thức vận động: Cô giáo cho ba nhóm đến tham gia hội thi “Ngày gia đình
Việt Nam”, mỗi gia đình sẽ thi đua biểu diễn bài hát Cháu yêu bà với cách thức
khác nhau: Nhóm gia đình số 1, cháu đóng vai bà mặc trang phục Người Miền
Bắc, chọn hình thức vận động là múa minh họa; Nhóm gia đình số 2, cháu
đóng vai bà mặc trang phục Người Miền Trung, chọn hình thức vận động là vỗ
tay theo nhịp; Nhóm gia đình số 3, cháu đóng vai bà mặc trang phục Người
Miền Nam, chọn hình thức vận động là vỗ tay theo tiết tấu chậm.
7
+ Tổ chức Hoạt động cho trẻ Làm quen với toán (lớp Mẫu giáo bé), chủ đề
“Thế giới thực vật” với đề tài “Bé cùng phân biệt quả to, quả nhỏ”, tôi hướng
dẫn cô giáo đóng vai người dẫn chương trình “Hội thi trái cây ngon” được tổ
chức ở tỉnh Bến Tre. Cho cháu thi đua nói đúng tên quả to, quả nhỏ; quả to
nhất, quả nhỏ nhất. Chơi trò chơi gắn quả bưởi to vào cây bưởi có quả to, gắn
quả bưởi nhỏ vào cây bưởi có quả nhỏ. Cuối giờ học, người dẫn chương trình
tặng “Kỹ niệm chương” cho các đội tham gia hội thi.
Các cháu rất thích giờ học với hình thức, nội dung, phương pháp mới này so
với trước đây.
2- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua Tạp chí giáo dục mầm
non:
Khi giới thiệu cho giáo viên các nội dung cần học tập trong Tạp chí giáo dục
mầm non, thay vì giáo viên phải tự đọc, tự nghiên cứu tạp chí về các đề tài mà
tôi đã giới thiệu thì sẽ mất nhiều thời gian, đôi khi giáo viên lại không chú ý
nghiên cứu, nếu có thì có một số ít giáo viên xem mà thôi. Như vậy, sẽ không
có tác dụng. Cho nên, trước buổi sinh hoạt về chuyên môn, tôi nghiên cứu kỹ
nội dung của đề tài, tóm lại từng nội dung chính của đề tài sao cho thật dễ hiểu,
sau đó trao đổi lại các nội dung ấy trong buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà
trường. Với cách làm này, đã giúp giáo viên nắm bắt kịp thời các nội dung cần
học tập và vận dụng vào trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
3- Thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” để giáo viên hỗ trợ nhau trong công tác
chuyên môn:
Ở đầu năm học, tôi đưa ra yêu cầu về thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” trong
giáo viên như:
- Trường có 12 giáo viên, tôi phân công sáu “Đôi bạn cùng tiến”. Vì là
8
trường bán trú, nên mỗi lớp có hai giáo viên, hai giáo viên của mỗi lớp sẽ là
một đôi bạn cùng tiến. Trong buổi họp chuyên môn tháng 11/2011, tháng
12/2011, tháng 01/2012, ở mỗi tháng sẽ có hai đôi bạn cùng tiến trình bày về
đề tài của mình trong lĩnh vực chuyên môn.
- Từng đôi bạn giáo viên hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong chuyên
môn, cùng đề ra, nghiên cứu và thực hiện một đề tài nào đó trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ của lớp mình đang phụ trách, sau đó từng đôi bạn sẽ
thông qua đề tài mà mình nghiên cứu trong buổi họp chuyên môn hàng tháng
của nhà trường, để tất cả các giáo viên đều được học hỏi. Sau khi các đôi bạn
giáo viên trình bày nội dung đề tài của mình, tôi nói lại ý chính của từng đề tài,
nhấn mạnh những điểm cần học hỏi và vận dụng trong công tác chuyên môn
của giáo viên.
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên theo dõi việc thực hiện về đề tài của
từng đôi bạn giáo viên. Qua đó, tôi cũng nắm được mức độ tiến bộ của từng
đôi bạn trong chuyên môn.
4- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới tuyển dụng trong năm học
2011-2012:
Đối với giáo viên mới được tuyển dụng trong năm học 2011 – 2012, các cô
còn nhiều lúng túng và bỡ ngỡ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Cho nên, tôi
thường động viên, khuyến khích, đôi khi còn khen ngợi khi giáo viên thực hiện
tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Hàng tháng, tôi kiểm tra giáo viên về giảng dạy các hoạt động thuộc những
lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm non mới, theo kế hoạch
kiểm tra của nhà trường đề ra ở đầu năm học, tôi cho hai giáo viên mới ra
trường cùng dự. Sau khi dự giờ xong, tôi vạch rõ cho giáo viên thấy những ưu
9
điểm cần học tập và vận dụng trên tiết dạy, đồng thời chỉ ra những hạn chế cần
tránh của tiết dạy, để giúp giáo viên giảng dạy đạt yêu cầu cao. Nhờ vậy, hai
giáo viên mới này đã có nhiều tiến bộ trong giảng dạy, tâm lý thoải mái và tự
tin khi thực hiện các hoạt động.
5- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh
tham gia hội thi Vẽ tranh Chủ đề “Nước sạch và vệ sinh môi trường” ở
cấp tỉnh:
Tôi nghiên cứu và lựa chọn nội dung bức tranh phù hợp với chủ đề “Nước
sạch và vệ sinh môi trường”. Đồng thời, tôi cũng suy nghĩ tìm ý tưởng cho
từng bức tranh, sau đó trao đổi với giáo viên và cùng giáo viên hướng dẫn cho
cháu vẽ. Bên cạnh đó, tôi cũng quan tâm đến việc chọn màu sắc và kỹ năng tô
màu cho từng bức tranh, màu sắc phải hài hòa, thể hiện được luật xa gần cũng
như bố cục bức tranh hợp lý, thể hiện cảm xúc gây ấn tượng với người xem.
Ví dụ: Bến Tre là miền sông nước, nên nguồn nước phải sạch, dạy trẻ vẽ bức
tranh cháu đứng ở trên thuyền dùng vợt vớt rác lên với ý tưởng “Dòng sông
mãi xanh”. Bình Đại là vùng biển, hướng dẫn trẻ vẽ bức tranh cháu nhặt rác,
chai lọ trên bãi biển bỏ vào thùng rác, để các cháu được tắm và vui đùa dưới
dòng nước biển sạch trong với ý tưởng “Biển đẹp quê em”. Với ý tưởng
“Đường phố đẹp, xanh” dạy trẻ vẽ bức tranh cháu nhặt rác bỏ vào thùng rác,
khi những người ngồi trên xe vứt rác xuống đường.
6- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi sử dụng Bộ
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi:
- Năm học 2011 – 2012 trường được Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực
hiện điểm Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ở lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Ngoài việc cùng với Ban giám hiệu lên kế hoạch thực hiện Bộ chuẩn phát triển
10
trẻ em năm tuổi trong ba năm; tôi nghiên cứu kỹ tài liệu có liên quan đến Bộ
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, lựa chọn các chỉ số của các chuẩn sao cho nội
dung các chỉ số phù hợp với từng chủ đề. Cuối cùng, soạn nội dung gợi ý xác
định mục tiêu giáo dục của các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non
mới lớp Mẫu giáo lớn. Song song, tôi hướng dẫn giáo viên thực hiện các bước
xây dựng Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ; Cách thực hiện phiếu đánh
giá sự phát triển cá nhân trẻ năm tuổi, Phiếu theo dõi sự phát triển của
lớp/nhóm trẻ (theo chủ đề). Chính vì vậy, giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi rất an
tâm khi thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
7- Bồi dưỡng cho giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong soạn giảng.
Đầu năm học 2011 - 2012 , tôi lên kế hoạch chuyên môn, trong đó giao chỉ
tiêu mỗi giáo viên sẽ thao giảng và dạy cho phụ huynh dự một tiết giáo án điện
tử. Vì thế khi giáo viên thực hiện, tôi gợi ý giáo viên cách lựa chọn hình ảnh
phù hợp với đề tài và chủ điểm, hình ảnh phải rõ ràng, thu hút sự chú ý của trẻ.
Bên cạnh đó, tôi còn giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn qua
mạng Internet, vận dụng những nội dung phù hợp với tình hình thực tế của lớp,
của nhà trường vào trong soạn giảng.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động Làm quen với toán, đề tài “Bé cùng phân biệt quả
to – quả nhỏ”, ngoài việc cho trẻ tìm quả to, quả nhỏ bằng vật thật, cô còn cho
trẻ tìm hình ảnh quả to – quả nhỏ theo yêu cầu của cô trên màn hình, trẻ rất
thích thú khi được cô hướng dẫn sử dụng máy vi tính.
IV- Hiệu quả của việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà
trường:
Với những biện pháp trên, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên ở
11
trường mẫu giáo Họa Mi Phú Thuận đã được nâng lên và đạt kết quả tốt.
+ Tỉ lệ chuyên cần đạt 99,61%; tăng so với đầu năm 0,05%.
+ Tỉ lệ Bé ngoan đạt 98,43%; tăng so với đầu năm 1,20%.
+ Tỉ lệ kênh A đạt 95,05%
+ Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm là 4,77%.
+ Tỉ lệ trẻ phát triển đạt yêu cầu đạt 93,09%; tăng so với đầu năm 9,64%.
- Qua quá trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đã giúp cho giáo viên
có trình độ đồng đều về chuyên môn, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có
khả năng vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của chương
trình giáo dục mầm non mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và đảm bảo
thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Sự chuyển biến về trình độ nghiệp vụ của giáo
viên đã dẫn đến sự chuyển biến về chất lượng chăm sóc giáo dục.
- Nhờ phát huy được tính tích cực của học sinh nên 100% trẻ tham gia hoạt
động thuộc các Lĩnh vực Phát triển nhận thức, Phát triển thẩm mỹ một cách
hứng thú.
- 100% giáo viên nắm được nội dung cần học tập trong các tập san mà tôi đã
trao đổi trong buổi họp chuyên môn của nhà trường và không mất thời gian để
nghiên cứu.
- Thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” đã giúp cho giáo viên rút được nhiều kinh
nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trình độ chuyên môn của giáo
viên ngày càng được nâng cao và tương đối đồng đều.
- Các giáo viên mới có nhiều tiến bộ trong hoạt động chuyên môn, khi được
kiểm tra, dự giờ đều được xếp loại khá, tốt. Các cô có nhiều tự tin, mạnh dạn,
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Học sinh tham gia thi Vẽ tranh chủ đề “Nước sạch và vệ sinh môi trường”
12
cấp tỉnh đạt 3/4 cháu với ba giải: 1 giải nhất, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích,
tăng 3 cháu đạt giải so với năm học trước, bởi vì năm học 2010 – 2011 trường
không có cháu nào đạt giải.
- Trường đã được công nhận đạt Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
tuổi giai đoạn 2010 – 2015.
- Giáo viên dạy lớp 5 tuổi đã biết sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
và đánh giá được từng trẻ sau khi thực hiện xong chủ đề theo yêu cầu.
- Giáo viên đã biết tìm thông tin trên mạng để vận dụng vào trong soạn giảng,
chọn lựa hình ảnh có màu sắc rõ ràng phục vụ cho tiết dạy, thu hút được sự chú
ý của trẻ.
PHẦN KẾT LUẬN
I- Những bài học kinh nghiệm:
- Trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, bản thân người phụ
trách chuyên môn phải nắm được trình độ chuyên môn của giáo viên, để trên
cơ sở đó có biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cụ thể nhằm phát huy tài năng và
giúp đỡ khắc phục những nhược điểm thiếu sót của từng người.
- Người cán bộ quản lý chuyên môn hơn ai hết, phải nắm vững về nghiệp vụ
chuyên môn, phải luôn suy nghĩ tìm ra các biện pháp thực hiện tốt về chuyên
môn, giúp giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy,
nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh, tổ chức các hoạt động cần lựa
chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề.
- Luôn tạo sự thoải mái cho giáo viên trong việc bồi dưỡng thực hiện các hoạt
động về chuyên môn, trong dự giờ và trong đóng góp ý kiến với giáo viên, đôi
lúc nên động viên, khuyến khích, khen thưởng giáo viên khi giáo viên thực
hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
13
- Cần tạo tình đoàn kết, hỗ trợ nhau về chuyên môn trong tập thể giáo viên. Vì
có đoàn kết giáo viên mới thực sự hỗ trợ tốt cho bạn đồng nghiệp thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn đạt kết quả, góp phần hoàn thành kế hoạch năm học đề
ra.
II- Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo duc trẻ trong nhà
trường:
- Qua thực tế thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong
nhà trường, tôi luôn xác định được mục tiêu chung giáo dục mầm non đến năm
2020, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Vì đây là nhiệm vụ quyết định sự thành
công của nhà trường. Nếu thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên ở trường mầm non thì sẽ tạo điều kiện cho giáo viên được vững vàng về
chuyên môn nghiệp vụ.
- Tôi thấy việc nắm vững cách tổ chức thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên trong nhà trường sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong việc
hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Bên cạnh đó, sẽ giúp cho giáo viên định
hướng đúng đắn trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình và trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ; Cán bộ quản lý chuyên môn sẽ có bước chuyển biến
mới trong công tác quản lý giáo dục.
III- Khả năng ứng dụng triển khai:
- Muốn thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà
trường, trước hết cán bộ quản lý chuyên môn và giáo viên phải nắm được mục
tiêu chung giáo dục mầm non đến năm 2020, những yêu cầu cần đạt về chuyên
môn nhiệp vụ của giáo viên.
- Người phụ trách chuyên môn phải nắm được trình độ chuyên môn nghiệp vụ
14
của từng giáo viên trong nhà trường, để đề ra kế hoạch bồi dưỡng một cách
phù hợp, nhằm đạt mục đích và nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
trong nhà trường. Bên cạnh đó, giúp giáo viên nắm và hiểu được đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ, đặc điểm tình hình của lớp đang phụ trách để đề ra kế hoạch
hoạt động một cách phù hợp, cũng như vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong
phương pháp tổ chức hoạt động.
- Thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình
thức. Nghiên cứu kỹ và hướng dẫn giáo viên thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ
em năm tuổi.
- Trong thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tập thể giáo viên luôn
ghi nhận và thực hiện những hướng dẫn, gợi ý của cán bộ quản lý chuyên môn,
cùng hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, đảm bảo cho trẻ phát triển theo mục tiêu
đề ra.
- Những biện pháp trên đã được thực hiện ở tại Trường Mẫu giáo Họa Mi Phú
Thuận và đem đến kết quả tốt. Tôi thấy thực hiện các biện pháp bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường trong thời gian qua là đúng. Vì thế,
tôi mạnh dạn thực hiện trong những năm học tới. Sáng kiến kinh nghiệm này
có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện
và trong tỉnh.
- Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng hơn nữa tìm ra các biện pháp tốt hơn, để
đóng góp nhiều hơn nữa trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên,
nhằm đạt được mục tiêu chung giáo dục mầm non đến năm 2020.
IV- Những kiến nghị đề xuất:
- Phòng Giáo dục và đào tạo hỗ trợ nhà trường trong việc trang bị thêm cơ sở
vật chất, để tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục
15
mầm non mới cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn .
Phú Thuận, ngày 19 tháng 02 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Thủy Tiên
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Vụ giáo dục Mầm non, 2001, Chiến lược Giáo dục Mầm non từ năm 1998
đến năm 2020, Nhà xuất bản Hà Nội, trang 27
2- Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Đặng Huỳnh Mai , 2004, Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-2007), Quyển
một, Nhà xuất bản giáo dục trang 7-10
17
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………… 1
I- Bối cảnh của đề tài…………………………………………………… 1
II- Lý do chọn đề tài ………………………………………………………1
III- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu …………………………………….2
IV- Mục đích nghiên cứu ……………………………………………… 2
V- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ………………………………… 2
PHẦN NỘI DUNG 3
I- Cơ sở lý luận ……………………………………………………………3
II- Thực trạng về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường
mẫu giáo Họa Mi- Phú Thuận ……………………………………… 3
III- Các biện pháp tiến hành thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên trong nhà trường ……………………………………………………….5
1- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về vận dụng linh hoạt, sáng tạo
trong nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động……………………
2- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua
Tạp chí giáo dục mầm non………………………………………………….
3- Thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” để giáo viên hỗ trợ nhau trong công tác
chuyên môn………………………………………………………………
4- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới tuyển dụng trong năm học 2011-
2012…………………………………………………………………………
5- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh tham
gia hội thi Vẽ tranh Chủ đề “Nước sạch và vệ sinh môi trường” ở cấp tỉnh…
18
6- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi sử dụng Bộ chuẩn
phát triển trẻ em năm tuổi………………………………………………….
7- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong viện ứng dụng công nghệ
thông tin ……………………………………………………………………
IV- Hiệu quả của việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
trong nhà trường………………………………………………………… 11
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………13
I- Những bài học kinh nghiệm ……………………………………………13
II- Ý nghĩa của việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
trong nhà trường ………………………………………………………… 14
III- Khả năng ứng dụng, triển khai ……………………………………… 15
IV- Những kiến nghị, đề xuất…………………………………………… 16
19