Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp phần làm văn nghị luận xã hội ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.87 KB, 29 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN LÀM
VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI"
1
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài
Làm văn là một phân môn của môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông . Đây là
môn học mang tính chất thực hành giữa các phân môn Tiếng việt và Đọc văn. Khi học
phân môn này học sinh được rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích, chứng minh,
so sánh bác bỏ , bình luận qua các kiểu bài tự sự, biểu cảm, thuyết minh, các kiểu bài
nghị luân.
Ở chương trình lớp 11, 12 học sinh chủ yếu được thực hành các kiểu bài văn nghị
luận : Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Khác với những năm trước đây nghị luận xã
hội chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình hiện nay, là một phần bắt buộc trong
các kỳ thi kiểm tra từ thi tốt nghiệp đến thi ĐH, CĐ.
Tuy nhiên việc giảng dạy cho học sinh, học viên làm bài nghị luận xã hội tại lớp và
trong các kỳ thi tốt nghiệp ở Trung tâm GDTX Thường xuân còn gặp khó khăn như: Thời
lượng chương trình, số tiết thực hành cho kiểu bài còn ít; Năng lực học sinh còn hạn chế
nhất là đối tượng học viên Trung tâm GDTX Thường xuân chủ yếu là con em vùng sau
vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, đầu vào các em rất thấp và hiện nay Trung tâm vẫn đang
thực hiện đúng chức năng Bổ túc cho một lượng lớn cán bộ các xã, các giáo viên mầm
non tiểu học chưa đạt chuẩn …Đây là đối tượng không đồng đều về độ tuổi. Thực tế cho
thấy trình độ khả năng viết văn nghị luận trong đó có văn nghị luận xã hội của các em
còn nhiều bất cập phần nhiều học sinh còn chưa cí ý thức vận dụng kiến thức đã học ở
2
môn tiếng việt và Đọc văn vào bài làm văn, Mặt khác khi các em làm bài thường lúng
túng trong việc lựa chọn cac thao tác lập luận một cách chặt chẽ và nhuần nhuyễn.
Bắt đầu từ năm học 2009 đến nay đề thi tốt nghiệp môn ngữ văn bên cạnh phần tái
hiện kiến thức văn học, nghị luận văn học còn có một phần bắt buộc thí sinhlamf văn bản
nghị luận xã hội khoảng 400 từ. Thang điểm cho phần này khá cao chiếm 3/10 điểm của


bài thi. Nhưng thực tế qua các kỳ thi tốt nghiệp cho thấy số lượng thí sinh làm được kiểu
bài này không nhiều lắm, nếu có làm được thì chất lượng cũng không cao. Vậy làm sao
để nâng cao chất lượng là vấn đề đặt ra cho giáo viên trực tiếp giảng dạy và ôn thi tốt
nghiệp ngữ văn BTTH.
Là một giáo viên ngữ văn trực tiếp giảng dạy học viên tai Trung tâm GDTX thường
xuân nhiều năm qua và qua thực tế các kỳ thi tốt nghiệp trong những năm gần đây tôi
thực sự trăn trở trước vấn đề này. Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, thể
nghiệm tôi muốn đề xuất một số kinh nghiệm ôn tập kiểu bài nghị luận xã hội.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Các khái niệm
1. Nghị luận: . Bàn bạc và đánh giá một vấn đề. (theo Từ điển tiếng Việt)
3
2. Văn nghị luận
- Văn nghị luận: thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề. (theo Từ điển tiếng Việt)
- Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiến của
mình bằng cách dùng lý luận bao gồm cả lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc
về chân lý nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến
của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất. (theo Bảo Quyến – Rèn luyện
làm văn nghị luận – NXB Giáo dục, 2003)
3. Văn nghị luận xã hội
- Văn nghị luận xã hội hiểu đơn giản là những bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
hoặc một tư tưởng đạo lí. (theo Thanh Vân – Nghị luận xưa nhưng không cũ )
- Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội (theo Bảo Quyến – Rèn
luyện làm văn nghị luận – NXB Giáo dục, 2003)
Khái niệm xã hội được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ,
mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vựcđời sống xã hội như chính trị, kinh tế,
giáo dục, môi trường, dân số v.v…
Nghị luận xã hội có thể đề cập tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ những vấn đề có
tầm nhân loại như chiến tranh hòa bình, tình trạng ô nhiễm môi trường, những vấn đề

nhân sinh quan như quan niệm về lẽ sống và cái chết, về hạnh phúc và tình yêu đến
những vấn đề xã hội cụ thể như nạn tham nhũng, tệ cờ bạc, ý thức về pháp luật…, tóm lại
là mọi vấn đề liên quan tới đời sống của con người và xã hội đề có thể trở thành đề tài
của bài nghị luận xã hội. Tuy nhiên, đề tài của bài nghị luận xã hội thông thường hướng
vào những vấn đề có tính chất thời sự, có ý nghĩa thiết thực và cấp bách đối với xã hội.
4
II. Các chủ đề nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội được sử dụng trong việc bàn bạc đánh giá nhận định…về mọi phương
diện trong đời sống xã hội, vì vậy mỗi tài liệu lại có một cách chia chủ đề khác nhau.
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, trong cuốn “Muốn viết được bài văn hay” (NXB GD –
1994) thì nghị luận xã hội có thể chia ra thành 6 chủ đề lớn như sau:
- Nghị luận về một vấn đề đạo đức nhân sinh
- Nghị luận về một vấn đề chính trị
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng văn hóa
- Nghị luận về một vấn đề kinh tế
- Nghị luận về một vấn đề lịch sử
- Nghị luận về một vấn đề địa lý, môi trường
SGK Làm văn lớp 12 (NXB GD-1999) thì chia ra thành 3 chủ đề lớn:
- Bình luận chính trị
- Bình luận vấn đề xã hội
- Bình luận vấn đề tư tưởng văn hóa
Còn SGK Ngữ văn lớp 12 (NXB GD- 2009) lại chia thành 2 chủ đề lớn:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
5
Dù chia chủ đề như thế nào thì văn nghị luận xã hội đều tập trung bàn bạc, trao đổi một
vấn đề nào đó liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tinh thần
của con người.
III. Những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội
1. Yêu cầu chung

Bài nghị luận xã hội dù ngắn hay dài đều phải đạt được những yêu cầu sau:
1. 1. Bài nghị luận xã hội phải thể hiện sự hiểu biết chính xác tường tận về vấn đề hay
hiện tượng xã hội được bàn bạc. Người viết nghị luận phải chỉ ra được thực chất cũng
như xu hướng vận động của vấn đề hay hiện tượng đó.
1. 2. Bài nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có chính kiến, phải bộc lộ công khai lập
trường quan điểm, tư tưởng của mình. Một bài bình luận xã hội không thể thiếu phần đề
xuất những ý kiến, nhận định, đánh giá về vấn đề xã hội được đem ra bàn bạc. Trên cơ sở
đó, người viết có thể đề nghị một giải pháp thích hợp.
1. 3. Bài nghị luận xã hội đòi hỏi phải có tính thời sự cao. Nó phải hướng tới mục đích
định hướng tư tưởng và hành động cho người đọc, thuyết phục họ tham gia tích cực vào
việc giải quyết những vấn đề xã hội đang được đặt ra
1. 4. Bài nghị luận xã hội là một kiểu bài nghị luận có tính chất tổng hợp cao, đòi hỏi phải
sử dụng hầu như tất cả các thao tác nghị luận. Một mặt, bài nghị luận xã hội coi trọng
việc giải thích làm sáng tỏ nội dung cụ thể của những thuật ngữ, hiện tượng, vấn đề…
được đề cập đến; mặt khác, nó đòi hỏi phải phân tích những phương diện, những khía
cạnh cụ thể của các hiện tượng, vấn đề xã hội đang bàn bạc. Bài nghị luận xã hội cũng
yêu cầu những nhận định, đánh giá phải có căn cứ xác đáng; những ý kiến, nhận xét cần
phải được chứng minh
6
1. 5. Trong nhà trường, bài nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh chẳng những có hiểu biết cụ
thể, trình bày rõ ràng, thuyết phục một vấn đề xã hội đem bàn luận mà còn phải nêu được
suy nghĩ riêng của mình. Học sinh phải biết vận dụng những kiến thức trong thực tế đời
sống hay trong sử sách để luận giải các vấn đề xã hội, đồng thời phải có một ngôn ngữ
sắc bén, chính xác, gợi cảm, có khả năng khơi động được tư tưởng và tình cảm xã hội của
người đọc.
2. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận xã hội trong bài thi Tốt nghiệp Bổ túc THPT .
Bài văn NLXH thi Tốt nghiệp Bổ túc THPT yêu cầu dưới dạng một bài viết khoảng 300
đến 400 chữ bàn về một vấn đề nào đó mang tính thời sự cấp thiết của đời sống xã hội. Ví
dụ năm 2009, đề yêu cầu :
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tầm quan

trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người.
Năm 2010 đề yêu cầu
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400) từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về thực trạng tai
nạn giao thông hiện nay ở nước ta.
Với dung lượng khoảng 400 chữ thì quan trọng nhất là thí sinh phải biết cách thành lập
một văn bản NLXH: đúng thể loại, có kết cấu logic, diễn đạt mạch lạc ; đảm bảo tối
thiểu về mặt nội dung: biểu lộ tương đối hiểu biết về lĩnh vực bàn luận, có ý kiến , quan
điểm rõ ràng , có lý lẽ dẫn chứng xác đáng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục trong
quá trình giải quyết vấn đề.
Vấn đề được đưa ra bàn luận ở đây không quá khó đối với HV lớp 12 về cả dung lượng
lẫn nội dung nghị luận, vì lĩnh vực bàn luận thực sự các em hiểu khá kỹ. Điều quan trọng
7
là các em làm thế nào để viết ra được những hiểu biết đó, bàn bạc về nó, có quan điểm,
thái độ rõ ràng…bằng một văn bản đúng với yêu cầu về nội dung và hình thức.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Vai trò vị trí của văn nghị luận xã hội :
1. Trong đời sống
Nghị luận xã hội là loại văn được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống . Ta có thể dễ
dàng bắt gặp nó trên bất kỳ một một phương tiện thông tin đại chúng nào, nằm dưới dạng
các bài bình luận, xã luận về một vấn đề nào đó, một hiện tượng nào đó thuộc lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v…hay những buổi trò chuyện, thuyết giáo của các nhà giáo
dục, bài giảng đạo đức của các mục sư, linh mục, tu sỹ… Dẫu tồn tại dưới dạng nói hay
dạng viết thì nghị luận xã hội luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi nó
giúp con người nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật, khách quan các vấn đề liên quan
đến đời sống , để từ đó định hướng tốt cho sự phát triển tích cực theo quy luật vận động
của xã hội. Trung Quốc, nước láng giềng với ta có một bề dày văn hóa đồ sộ và văn học
đương nhiên có những thành tựu nổi trội trên thế giới. Tuy vậy trong đề thi tuyển sinh
Đại học môn Ngữ văn của họ lại chỉ hỏi về nghị luận xã hội. Ở Việt Nam, việc cho thêm
câu hỏi nghị luận xã hội vào đề văn là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự phát triển của
đời sống xã hội và vị trí quan trọng của loại văn này.

Nghị luận xã hội là một yêu cầu cần thiết trong đời sống đặc biệt là cho học sinh. Bởi
vì qua đó, có thể kiểm tra chính xác năng lực tư duy, óc sáng tạo, sự hiểu biết của học
sinh; mặt khác tránh tình trạng "đạo văn" hay lệ thuộc nhiều vào sách vở.
8
2. Trong nhà trường
Văn nghị luận nói chung, văn nghị luận xã hội nói riêng được đưa vào chương trình phổ
thông cả hai cấp học (THCS và THPT) với vị trí trọng yếu trong hệ thống thể loại văn
bản được lựa chọn đưa vào tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thành lập.
2. 1. Chương trình trung học cơ sở:
Nghị luận xã hội được hướng dẫn khá kỹ ở lớp 9 với phần khái luận lẫn cách làm bài và
đề cập đến cả hai loại bài NLXH, với 4 bài cụ thể:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Ngoài ra còn được bổ trợ thêm qua phần đọc hiểu một số văn bản dạng nghị luận xã hội
như:
- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan)
Nhận xét: Nhìn chung chương trình THCS chỉ mang tính giới thiệu và thực hành NLXH
ở mức độ sơ giản, chưa tập trung vào việc khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng làm bài
dạng nghị luận này. Nói đúng hơn đó chỉ là bước đệm để hoàn thiện ở chương trình
THPT
2. 2. Chương trình Trung học phổ thông (THPT) ,Bổ túc trung học
9
Trong chương trình THPT,BTTH, dạng nghị luận xã hội được thực hành khá kỹ, bắt đầu
từ lớp 11. Ngay bài viết số 1 ở đầu năm học lớp 11 đã được định hướng làm bài NLXH,
sau đó khi hướng dẫn HV tiếp cận hàng loạt các thao tác lập luận như phân tích, bác bỏ,
bình luận, so sánh… thì các ngữ liệu SGK đều lấy dạng NLXH. Cụ thể:

- Bài thao tác lập luận phân tích có một đoạn ngư liệu viết về vấn đề dân số;
- Bài luyện tập thao tác lập luận phân tích có một đoạn ngư liệu viết về vấn đề khoa học
- Bài thao tác lập luận bác bỏ có một đoạn ngư liệu viết về vấn đề tiếng mẹ đẻ, một đoạn
viết về hút thuốc lá
- Bài thao tác lập luận bình luận: ngữ liệu luyện tập một đoạn bàn về giao thông, một
đoạn bàn về pháp luật
- Bài luyện tập thao tác lập luận bình luận ngữ liệu một đoạn viết về lời cảm ơn, một
đoạn viết về vấn đề áo phao phòng chết đuối cho HS đi học qua sông suối
- Bài viết số 6 lại tiếp tục được định hướng làm bài nghị luận xã hội.
Ở phần văn học cũng được tích hợp một số văn bản dạng NLXH như:
- Về luân lý xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
- Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
- Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng Ghen)
Các ngữ liệu trong bài: phong cách ngôn ngữ chính luận cũng chọn dạng NLXH:
- Cao trào chống Nhật cứu nước (Trường Chinh)
- Việt Nam đi tới (Báo QĐNDVN năm 2007)
10
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đến lớp 12 thì phần nghị luận XH được đề cập ngay từ đầu năm học với hai bài lý thuyết
cụ thể:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Và bài viết làm văn số 1 cũng được ấn định là văn NLXH
Nhận xét: Như vậy nghị luận xã hội có vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường phổ
thông. Ở đó học sinh không chỉ được tiếp cận dạng bài NLXH mà còn được luyện tập
thực hành thành lập văn bản một cách khá kỹ càng.
II. Thực trạng vấn đề
Như trên đã trình bày, vai trò vị trí, tầm quan trọng của NLXH lớn như vậy, nhưng thực
tế kết quả làm bài của HV đang có nhiều thách thức về mặt chất lượng. Đa số học sinh

chưa làm được bài nghị luận xã hội, hoặc làm rất kém, đặc biệt là học viên Bổ túc. Bằng
chứng là kết quả kỳ thi Tốt nghiệp các năm qua hiếm có thí sinh nào dành điểm cao cho
bài làm cho câu này. Vì sao vậy? Có khá nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung vào mấy
điểm sau:
- Do tuổi đời còn nhỏ, cơ hội va chạm với muôn mặt đời sống ít, nên dẫn đến vốn hiểu
biết xã hội của học viên hạn chế.
- Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát mà không mang
tính nhận thức cho nên biết mà không nói được một cách kỹ càng.
11
- HV bổ túc có chất lượng đàu vào rất thấp dẫn đến chất lượng ban đầu kém. Đối tượng
học viên rất đa dạng nhiều lứa tuổi cả học sinh và cán bộ nhiều tuổi.
- HV bổ túc là đối tượng con nông dân nghèo ít có điều kiện tiếp cận với các kênh thông
tin hoặc khả năng nhận thức thấp vì vậy vốn hiểu biết xã hội hạn chế.
- Học viên nắm lý thuyết làm văn NLXH rất hời hợt: Ở lớp 9 học sinh chỉ tiếp cận cách
thức làm bài NLXH mang tính sơ giản, sau đó lên lớp 10 chủ yếu ôn lại kiến thức khái
quát của văn bản tự sự, thuyết minh và nghị luận văn học mà không đề cập đến NLXH.
Đến chương trình lớp 11 có tập trung vào NLXH nhưng chỉ mang tính tích hợp bằng cách
giới thiệu một số văn bản dạng NLXH trong phần đọc hiểu văn bản, chọn ngữ liệu cho
phần làm văn dạng văn bản NLXH và thực hiện hai bài viết liên quan. Cho đến năm lớp
12 mới tái hiện lại cách làm bài qua hai bài lý thuyết. Nói đúng hơn chương trình phổ
thông chỉ tập trung rèn luyện nghị luận văn học, chương trình THPT có 24 bài viết làm
văn thì NLXH chỉ có cơ hội được viết 3 bài (2 bài lớp 11, 1 bài lớp 12) còn lại là nghị
luận văn học. Bản thân giáo viên cũng đặt việc rèn luyện làm văn nghị luận văn học ở vị
trí số 1, vì nó liên quan đến các tác phẩm văn học. Cho nên các em học sinh nắm phương
pháp làm bài và vốn về nghị luận xã hội thực sự hạn chế.
Thực ra yêu cầu của đề thi tốt nghiệp phần nghị luận xã hội là không cao về dung lượng
lẫn lĩnh vực vấn đề bàn luận. Ví dụ đề thi năm 2010:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400) từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về thực trạng tai
nạn giao thông hiện nay ở nước ta.
Các em hiểu rất rõ về thực trạng giao thông nước ta về cả nguyên nhân và giải pháp .

Các em có thể tìm hiểu thông quả việc tích hợp với môn Địa lý, cả trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Có thể khẳng định, kiến thức để làm một bài viết này đối với các em
là rất đầy đủ đa dạng và phong phú. Nhưng tại sao hệ quả là các em lại không làm được
12
bài hoặc làm bài chất lượng thấp? Theo chúng tôi nguyên nhân trọng yếu nhất là HV
không biết cách nói ra những điều mình có, nghĩa là HV thiếu hẳn phương pháp cách
thức làm bài và các kỹ năng làm văn NLXH.
Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP ÔN TẬP
I. Hướng dẫn ôn tập lý thuyết
Lý thuyết làm văn NLXH không nhiều chủ yếu tập trung vào mấy đơn vị kiến thức cơ
bản sau:
- Khái lược về NLXH (bao hàm khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của nghị luận xã
hội…)
- Cách làm bài NLXH
Trong hai phần này, phần khái luận chủ yếu để HV nhận diện được NLXH là gì, các chủ
đề của nó và bản chất của dạng văn bản này. Do vậy chúng tôi chỉ hướng dẫn HV xem lại
lý thuyết ở SGK lớp 9 đặc biệt là SGK lớp 12. Sau đó dành thời gian ôn tập cách làm văn
cho 2 loại nghị luận xã hội mà SGK ngữ văn đề xuất.
Sau đây là hệ thống kiến thức phần lý thuyết ôn tập:
HỆ THỐNG LÝ THUYẾT LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ
1. Khái niệm, đề tài, yêu cầu và các thao tác chính:
13
a) Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những
thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc sống.
b) Đề tài
Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm:
- Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,…
- Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:
+ Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,…

+ Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,

+ Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,
- Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,
- Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,…
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.
c) Yêu cầu
- Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề
- Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so
sánh, bàn bạc, bãi bỏ,… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
14
- Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí.
2. Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải
thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
3. Nội dung cơ bản của bài làm:
- Giới thiệu,, giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan
đến vấn đề cần bàn
`- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý
4. Dàn bài khái quát
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung tư tưởng, đạo lý
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
b) Thân bài
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư
15
tưởng, đạo lí này).

- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những
sai lệch (nếu có).
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và
hành động.
c) Kết bài
- Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết
hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn
luận.
- Rút ra bài học
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ hành động của bản thân về vấn đề.
B/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Khái niệm
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra
trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân
tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề
tài bàn bạc gần gũi với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của HS như
16
tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong
thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi,
cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc
tốt,
2. Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là
giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
3. Nội dung cơ bản
- Nêu rõ hiện tượng bàn luận và vấn đề đặt ra trong hiện tượng đời sống bàn
luận .
- Phân tích mặt đúng mặt sai, mặt tích cực, mặt tiêu cực, mặt lợi mặt hại …
của hiện tượng đời sống .
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng

xã hội đó.
4. Dàn ý khái quát
a, Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng.
17
b, Thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại…của vấn đề
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục…
c, Kết bài:
- Tóm tắt chốt lại vấn đề
- Rút ra bài học
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vân đề
II. Hướng dẫn thực hành làm bài NLXH
Thực hành là bước quan trọng nhất của việc ôn tập làm văn nói chung và ôn tập nghị luận
xã hội nói riêng. Bấy lâu nay, HV quen viết dài (khoảng 1000 – 2000 chữ) nay yêu cầu
các em viết ngắn (khoảng 400 chữ) mà vẫn đầy đủ những nội dung cơ bản, thì việc thực
hành làm bài lại càng cần thiết hơn. Mặt khác còn rèn luyện được nhiều kỹ năng như tư
duy biện chứng, cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn và phải tính
cả việc rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết, chữ viết, dâu câu…trong
quá trình thành lập văn bản.
18
Ngay từ đầu năm lớp 12 chúng tôi đã tổ chức ôn tập, Trước hết là ôn tập lý thuyết và sau
đó ra đề cho HV thực hành luôn các bước như tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, xác định thao
tác lập luận và viết từng phần từng đoạn. Em nào làm tốt được phần nào thì cho điểm cao
động viên, em nào còn kém thì nhắc nhở và gợi ý, tạo cơ hội cho các em ghi điểm. Phải
biết sử dụng điểm để cứu cánh cho việc thực hành, vì đây là phần khó, nếu không biết
động viên kịp thời thì sẽ gặp phải nhiều rào cản và kết quả sẽ rất thấp.

1. Thực hành tìm hiểu đề
Trước bất cứ đề bài nghị luận nào GV đều phải hướng dẫn HV đọc kỹ, gạch chân những
từ quan trọng (từ khóa) và tự đặt ra câu hỏi:
- Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì ?
- Vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống?
- Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận?
Rồi tự đi tìm câu trả lời để từ đó định hướng cho nội dung bài làm, cơ sở để tìm ý và lập
dàn ý.
2. Thực hành tìm ý và lập dàn ý
Thực hành tìm ý và lập dàn ý sẽ định hướng cho nội dung bài viết một cách đầy đủ, logic,
khoa học, giúp người viết làm chủ nội dung, làm chủ thời gian. Trong khi đó HV Bổ túc
thông thường làm bài theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, nghĩ đến đâu viết đến đấy, không
có thói quen tìm ý và lập dàn ý trước. Vì vậy GV nhất thiết phải hướng dẫn cho HV bước
này.
Đối với NLXH thì mỗi dạng bài, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý lập dàn ý, và
làm như vậy mới đảm bảo được tính đa dạng và sáng tạo của thể loại, nhưng đối với HV
bổ túc nếu hướng dẫn các em làm vậy sẽ hoàn toàn thất bại. Bởi vì các em đa phần mất
19
gốc, khả năng độc lập tư duy yếu, khả năng biện chứng thấp, cho nên phải tạo cho các em
những bộ khung mang tính định hình để các em dựa và đó mà tiến hành tìm ý, nếu có nhu
cầu, khả năng sáng tạo thì cũng sáng tạo trên cơ sở đó. Vì vậy chúng tôi đề xuất ba cách
tìm ý và lập dàn ý hữu dụng sau cho HV bổ túc :
Cách 1: Tìm ý và lập dàn ý dựa vào dàn ý khái quát.
Đây là cách thông thường người viết hay làm nhất, nhưng sẽ thuận lợi cho những HV có
khả năng tư duy và viết bài tốt, còn những HV yếu thì hơi khó sử dụng. Người viết bám
vào khung dàn ý khái quát và định ra một dàn ý cụ thể, thậm chí còn có thể biến tấu trên
khung này nếu năng lực tư duy tốt.
DÀN Ý KHÁI QUÁT
1. Dàn ý khái quát văn nghị luân về một tư tưởng, đạo lý
a) Mở bài

- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung tư tưởng, đạo lý
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
b) Thân bài
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư
20
tưởng, đạo lí này).
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những
sai lệch (nếu có).
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và
hành động.
c) Kết bài
- Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết
hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn
luận.
- Rút ra bài học
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ hành động của bản thân về vấn đề.
2. Dàn ý khái quát văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
a, Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng.
b, Thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng
21
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại…của vấn đề
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục…
c, Kết bài:
- Tóm tắt chốt lại vấn đề
- Rút ra bài học

- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vân đề
Cách 2: Tìm ý và lập dàn ý theo khung câu hỏi
Đây là cách tìm ý và lập dàn ý rất phù hợp với năng lực của HV bổ túc vì nó có một hệ
thống câu hỏi được lập thành một bộ khung; khung câu hỏi này được xây dựng dựa trên
cơ sở dàn bài khái quát, nhưng nó được cụ thể thành các câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời. HV
chỉ việc thuộc các câu hỏi này, khi tìm ý và lập dàn ý chỉ cần trả lời các câu hỏi đó là tìm
được ý, thậm chí viết thành văn bản luôn, nếu là HV khá. Tuy nhiên nó hơi hạn chế về
mặt sáng tạo. HV đôi khi máy móc, cứ cho rằng đây là “bảo bối” thầy cho sẵn và dựa hẳn
vào đó mà không suy nghĩ thêm:
KHUNG CÂU HỎI TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
22
1/ Đối với nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí:
a.Mở bài:
- Vấn đề sắp trình bày là gì?
- Thái độ của xã hội nói chung đối với vấn đề như thế nào?
b. Thân bài :
- Vấn đề có ý nghĩa như thế nào?
- Vấn đề đúng hay sai, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực…?
- Tình trạng của vấn đề đang diễn ra như thế nào trong xã hội?
- Cần có thái độ gì đối với tình trạng đó?
c. Kết bài :
- Cần tóm tắt, chốt lại vấn đề như thế nào?
- Bài học chung rút ra từ vấn đề là gì?
- Bản thân có suy nghĩ cảm xúc riêng và hành động như thế nào trước tư
tưởng, đạo lý?
2/ Đối với ng hị luận xã hội về một hiện tượng đời sống :
a. Mở bài:
- Hiện tượng bàn luận là gì?
- Hiện tượng đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
b. Thân bài :

- Thực trạng của hiện tượng đang diễn ra như thế nào?
23
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng và thực trạng đó ?
- Những hậu quả (tốt, xấu) từ hiện tượng là gì?
- Cần có thái độ, hành động như thế nào đối với hiện tượng?
c. Kết bài :
- Cần tóm tắt, chốt lại vấn đề như thế nào?
- Bài học chung rút ra từ hiện tượng là gì?
- Bản thân có cảm xúc suy nghĩ gì và cần phải làm thế nào trước hiện tượng?
Hướng dẫn thực hành viết bài
Có thể khẳng định đây là bước quan trọng nhất của làm văn, vì nó là bước hoàn
thiện “sản phẩm”. Sản phẩm là kết tinh tổng hợp của tài năng và trí tuệ, là thước đo năng
lực, là căn cứ đánh giá chất lượng…Chính vì vậy GV và HV phải tập trung đầu tư thời
gian cho việc hướng dẫn và thực hành viết bài .
Sau khi đã lập dàn ý xong đương nhiên HV phải dựa vào “bảo bối” này để viết, điều
quan trọng nhất là HV phải tìm được cách diễn đạt trong sáng, cách trình bày lý lẽ dẫn
chứng một cách cô đúc mà chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Khả năng này đòi hỏi thời gian
rèn luyện nhiều, số lượng “sản phẩm” được “sản xuất” ra nhiều và đa dạng thì mới thành
công được. Vì qua đó HV sẽ rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hành.
Nhận thức như vậy, chúng tôi đã đặt ra kế hoạch thực hành mỗi tuần giải quyết 1
đề bài, ra đề, làm bài, chấm chữa, trả. Thời gian đầu tất cả các bước đều thực hiện tại lớp:
GV và HV cùng nhau tìm hiểu đề, lập dàn ý tại lớp, HV thực hành viết từng đoạn, từng
phần. GV cho HV trình bày ngay tại lớp, tập thể lớp nghe, nhận xét, đánh giá, sửa chữa.
24
Có thể nói thao tác này rất hiệu quả đối với HV, các em tiến bộ rất nhanh, vì rút kinh
nghiệm ngay sau khi thực hành.
Sau khi HV đã nắm bắt được một cách cơ bản kỷ năng viết bài NLXH thì GV ra
đề cho HV tự làm ở nhà, sau 1 tuần thu lại, chấm, nhận xét cụ thể, đề xuất phương án
chữa cho từng em. Đầu tuần sau trả bài và giao đề mới. Thỉnh thoảng cho HV đọc bài và
tự nhận xét, chấm bài cho nhau. Cách làm này đòi hỏi GV phải kỳ công trong việc chấm

chữa cho HV, có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng, để trên cơ sở đó HV rút kinh
nghiệm, sửa chữa khi làm bài sau.
Cứ như vậy HV làm được khoảng 10 bài NLXH trong một năm học. So kết quả
bài đầu tiên và bài cuối cùng thì khoảng cách khác xa nhau. Em yếu nhất cũng đạt điểm
trung bình cho bài viết NLXH này.
Hướng dẫn tích lũy kiến thức xã hội
Thực ra kiến thức xã hội của HV không thể tích lũy một sớm một chiều có thể có được
mà là cả một quá trình trải nghiệm, tiếp nhận, nhận thức. Vì thế nói hướng dẫn tích lũy
kiến thức xã hội trong một thời gian ngắn quả là điều không tưởng. Tuy vậy GV phải biết
định hướng vùng kiến thức để các em kịp thời xâu chuỗi bổ sung, thông qua sách vở, các
phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè, người thân, thầy cô…
Đối với nghị luận về một tư tưởng đạo đức: Hiện tại đất nước đang mở ra rất nhiều
sự kiện có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Kỷ
niệm ngàn năm Thăng Long, hội nhập quốc tế…Vậy thì hàng loạt vấn đề đặt ra xung
quanh đó như: lý tưởng thanh niên, lẽ sống tuổi trẻ, tình yêu quê hương đất nước, sức
mạnh đoàn kết, truyền thống dân tộc, giữ gìn văn hóa….
25

×