Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
A. ĐẶT VẤN ĐÊ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC.
1. Cơ sở lí luận.
Người giáo viên được vinh danh là những “kĩ sư tâm hồn”, nghĩa là những
người xây dựng, làm giàu, làm mới và làm đẹp cho tâm hồn người học. Để đảm
nhận được vai trò kĩ sư ấy, thiết nghĩ người giáo viên phải biết vận dụng một cách
sáng tạo, linh hoạt và phù hợp các phương pháp dạy học, đem lại hiệu quả giáo dục
cao nhất. Thời đại càng phát triển, đòi hỏi càng phải đổi mới phương pháp dạy học,
mà mục tiêu luôn luôn là hướng vào người học, phát huy vai trò là “trung tâm” của
các em, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và đem lại hứng thú thực sự cho
các em trong mỗi giờ học. Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác đợng đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, hứng thú học tập
của học sinh chính là đích đến đầu tiên của việc đởi mới phương pháp dạy học. Có
khơi được hứng thú học tập ở học sinh thì người giáo viên mới có thể mở được cánh
cửa tâm hờn để làm nhiệm vụ là mợt “kĩ sư” của mình.
Vậy thế nào là hứng thú?
Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000, “ hứng thú là sự
ham thích”. Nói mợt cách rõ hơn thì hứng thú chính là sự “nổi lên, dấy lên, bộc lộ
ra” cảm xúc thích thú, phấn khích, say mê trước một đới tượng cụ thể nào đó. Hứng
thú là mợt trạng thái tinh thần khiến cho con người có thể giải toả được sự căng
thẳng, mệt mỏi, giúp tập trung vào công việc và trở thành động lực để làm việc.
Trong hoạt đợng dạy học, người giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn,
điều khiển, còn học sinh mới là người hoạt đợng thực sự. Để học sinh có thể cộng
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
1
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
tác cùng giáo viên và tích cực, tự giác hoạt đợng thì việc đem lại hứng thú cho học
sinh trong các giờ học đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Với học sinh THCS, ở cái lứa tuổi “dại chưa qua, khôn chưa tới”, lứa tuổi với sự
phát triển phức tạp của tâm lí, việc đem lại hứng thú học tập cho các em có ý nghĩa
rất lớn. Ở lứa t̉i này, các em rất chóng chán, dễ mất hứng thú, khơng chịu bất kì sự
gò ép, lệ tḥc nào. Các em lại chưa có ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc
học để có thể kiên trì, chịu khó. Với các em học trước hết phải “thích” đã. Một khi
đã mất hứng thú và cảm thấy một sự gò ép, khiên cưỡng, các em sẽ tìm đến mợt giải
pháp là “giải phóng” cho tinh thần. Nghĩa là để đầu óc trớng rỡng, khơng tập trung,
khơng suy nghĩ và không cộng tác trong giờ học. Nếu điều đó diễn ra lâu dài, tạo
thành mợt thói quen thì hậu quả sẽ vơ cùng nguy hại. Vì lúc đó “sức ì” ở các em rất
lớn nên việc ḿn phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo ở các em là mợt việc
làm khó thực hiện.
X́t phát từ đặc trưng môn học, việc tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ
dạy học Văn có những thuận lợi, khó khăn riêng. Tḥn lợi vì văn học trực tiếp bộc
lộ cảm xúc tâm hồn và tư tưởng của nhà văn trước c̣c sớng. “Là nghệ tḥt ngơn
từ nên nó có tính vạn năng trong việc phản ánh mọi chiều sâu và bề rộng của hiện
thực khách quan, cả những điều kì diệu và bí ẩn trong thế giới tâm hồn con người”
(Lí luận văn học – Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001). Con đường văn chương đến với
người đọc chính là từ trái tim đến với trái tim. Vì vậy mà văn học dễ gây hứng thú.
Nhưng khó khăn cũng là vì văn học là nghệ tḥt ngơn từ. Là nghệ thuật ngôn từ,
văn học không mang tính trực quan mà “mang tính hình tượng gián tiếp”. Việc tiếp
nhận văn học không phải chỉ đơn thuần là thu nhận trực tiếp kiến thức như các môn
học khác, cũng không thể cảm nhận trực tiếp bằng tai, mắt như các loại hình nghệ
thuật nghe nhìn. Việc tiếp thu các hình tượng văn học còn là quá trình diễn biến
phức tạp của tư duy người đọc, chỉ dựa trên những kí hiệu ngôn từ. Phải thông qua
hoạt động khai thác hệ thớng hình tượng nghệ tḥt, người đọc mới khám phá được
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
2
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
chiều sâu tư tưởng, tình cảm mà nhà văn ḿn gửi gắm. Thực sự đó là mợt vấn đề
khó đới với học sinh, nhất là ở lứa tuổi THCS, khi mà vấn đề khai thác tác phẩm văn
chương đòi hỏi khai thác trong tính chỉnh thể, tính hệ thống trong khi các em còn
nặng về tư duy trực quan, cảm tính. Và vì khó nên học sinh khơng dễ thấy hứng thú.
Đó thực sự là thử thách với người dạy Văn.
2. Cơ sở thực tiễn.
Xã hội ngày càng phát triển thì thị hiếu thẩm mĩ của con người cũng như
việc lựa chọn môn học yêu thích của học sinh ngày càng thay đổi. Sự phát triển của
nền kinh tế thị trường tạo ra lối sống thực dụng cho con người. Lới sớng đó ảnh
hưởng chi phới đến cả việc học tập và lựa chọn môn học để chọn nghề của học sinh.
Thực tế cho thấy, hứng thú học Ngữ Văn nói chung và học Văn bản nói riêng của
học sinh ngày một ít đi, môn Ngữ Văn đang mất dần vị trí của mình. Mặc dù nó vẫn
là mơn học chính, nhưng học sinh có thực sự u thích và lựa chọn nó cho hướng đi
của mình hay không? Một thực tế ai cũng phải công nhận là hiện nay, trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên rất bới rới, khó khăn trong việc tạo đợi tủn học
sinh thi Ngữ Văn. Vì đó là lựa chọn cuối cùng của các em, khi các môn Toán, Tiếng
Anh...đã đủ số lượng. Số lượng hồ sơ khối C thi tuyển sinh vào các trường Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp trong cả nước cũng ngày một giảm.
Với học sinh THCS việc chọn nghề, chọn khối đã bắt đầu định hình nên đó là lí
do các em “xa dần” với mơn Văn. Bên cạnh đó, mặc dù là mơn học chính nhưng với
các em, việc học Văn chưa xuất phát từ sự say mê, hứng thú thực sự. Các em chỉ học
mang tính thụ đợng, đới phó. Vì vậy mà những kiến thức nhận được từ bài học Văn
ở các em chỉ hời hợt, ít đọng, chóng quên. Như lời của Tiến sĩ Văn học Trịnh Thu
Tuyết – giáo viên dạy Văn ở Hà Nợi đã nói: “Những năm gần đây, một trong những
vấn đề khiến nhiều giáo viên văn trăn trở, bối rối, thậm chí bất lực buông xuôi, đó là
tình trạng học trò chán học văn, chán văn chương, rút gọn việc học văn bằng các
hoạt động nhàm chán, miễn cưỡng với: nghe, ghi chép, trả bài - trong đó hoạt đợng
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
3
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
nghe không còn hứng thú, hoạt động ghi khơng có sáng tạo và việc trả bài phần nào
đúng với ý nghĩa là trả lại bài thầy cô đã giảng cho thầy cô, trả càng đủ, càng chính
xác càng tốt!”.
Là một giáo viên dạy Văn, trước thực tế đó, bản thân tơi cũng cảm thấy chua
xót và đầy trăn trở. Liệu có lúc nào, người giáo viên dạy Văn lại trở thành những
“ông đồ” của “một thời vang bóng”?
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Xuất phát từ những cơ sở lí ḷn, thực tiễn đó, bản thân tơi thực sự nhiều năm
trăn trở và đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm tạo
hứng thú học Văn (ở đây tôi muốn đề cập đến giờ học Văn bản) cho học sinh
THCS”. Với việc thực hiện đề tài này, tôi muốn tự nâng cao nhận thức, năng lực về
chun mơn cho bản thân mình. Đồng thời, mong muốn được bày tỏ, trao đổi với
đồng nghiệp để góp phần cùng tìm cách “giải mã”, tìm đáp án cho bài toán “tạo
hứng thú học Văn” cho học sinh. Mục đích cuối cùng vẫn là mong học sinh ngày
càng yêu thích văn chương, hứng thú học Văn để khơng những có được kết quả cao
trong học tập mà ngày càng đến gần với cái Chân – Thiện – Mĩ để người giáo viên
thực sự hoàn thành được nhiệm vụ của mợt “kĩ sư tâm hờn”.
III. ĐỚI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu chính là hứng thú học Văn của học sinh THCS, nợi
dung các văn bản trong chương trình sgk Ngữ Văn THCS và các phương pháp để
dạy học Văn bản. Có rất nhiều phương pháp, giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn
cho học sinh, cũng đã có rất nhiều ý kiến, sáng kiến nghiên cứu vấn đề này. Tuy
nhiên, ở phạm vi đề tài này, bản thân tôi xin được trình bày mợt sớ giải pháp nhằm
tạo hứng thú cho học sinh dựa trên đặc trưng thể loại văn học, đặc biệt là giải quyết
khó khăn trong vấn đề tích hợp mơi trường trong thơ trữ tình và giảng dạy văn bản
thuyết minh trong cụm văn bản nhật dụng.
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
4
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
2. Thời gian nghiên cứu đề tài là những năm dạy học của bản thân, trong đó
tơi bắt đầu nghiên cứu đề tài từ năm 2009 và tiến hành thực nghiệm đối chứng trong
các năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012.
3. Phương pháp nghiên cứu: bao gồm thu thập thông tin, xử lí số liệu, điều tra
kiểm chứng, đối chứng thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm và trao đổi thảo luận cùng
bạn bè, đồng nghiệp...
*
*
*
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I. THỰC TRẠNG.
Thực tế cho thấy học xong một giờ Đọc – Hiểu văn bản, học sinh thu nhận được
cái mà các em cần quá ít ỏi, thậm chí cá biệt có em khơng thu hoạch được gì. Chính
điều đó dẫn đến kiến thức thực tế về văn học của các em còn nghèo nàn, dùng từ ngữ
trong giao tiếp một cách thiếu chính xác, đặc biệt trong các bài Tập làm văn thường
mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cách diễn đạt vụng về, sáo mòn,
lệ thuộc vào sách tham khảo, nhất là các em chưa biết cách vận dụng kiến thức đã
học vào bài văn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do việc giảm hứng thú hoặc
khơng cảm thấy hứng thú trong giờ học Văn của các em. Qua thực tiễn điều tra mợt
lần nữa khẳng định điều đó.
Năm học 2010 – 2011, tôi được phân công giảng dạy Ngữ Văn các lớp 7B, 7D.
Trên cơ sở đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề hứng thú học Văn của học sinh THCS từ
năm 2009, nên tôi tiến hành thực nghiệm điều tra tại hai lớp 7B, 7D và kết quả thu
được như sau:
Lớp
Sớ HS được Học sinh có hứng thú trong giờ Học sinh có điểm trung bình
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
5
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
khảo sát
7B
7D
32
34
Đọc – Hiểu văn bản
Số lượng
Tỉ lệ
15
46,9%
16
47,1%
học kì I loại Khá - Giỏi
Sớ lượng
Tỉ lệ
9
28,1%
11
32,4%
Năm học 2011 – 2012, tôi được phân công giảng dạy các lớp 8A, 8B, 8C. Tiếp
tục điều tra, thu thập, tôi lại được kết quả như sau:
Lớp
Số HS được Học sinh có hứng thú trong giờ Học sinh có điểm trung bình
khảo sát
8A
8C
35
34
Đọc – Hiểu văn bản
Sớ lượng
Tỉ lệ
27
77,1%
15
44,1 %
học kì I loại Khá - Giỏi
Số lượng
Tỉ lệ
19
70,4 %
10
29,4%
Từ kết quả cho thấy, sớ học sinh có hứng thú học Văn chiếm tỉ lệ thấp. Chỉ riêng
lớp 8A là lớp chọn nên tỉ lệ này có cao hơn gần gấp đơi.
Vậy thì, nguyên nhân nào dẫn đến sự giảm hứng thú, giảm u thích văn
chương ở học sinh? Theo tơi, có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả khách quan lẫn
chủ quan, cả nguyên nhân do thời đại, xã hội lẫn ngun nhân do nợi dung, chương
trình mơn học và bản thân người học, người dạy Văn (ở đây tôi muốn đề cập đến
vấn đề dạy học Đọc - Hiểu văn bản).
Về nội dung, chương trình phân môn Văn học, việc đởi mới chương trình,
nợi dung dạy học Văn đòi hỏi môn Văn phải thực hiện được nhiều nhiệm vụ, không
chỉ đem lại giá trị văn chương trong mỗi tác phẩm đến với học sinh mà còn kết hợp
giáo dục kĩ năng sống, tích hợp giáo dục môi trường, cung cấp tri thức thực tế, mang
tính thời sự của đời sống qua hệ thống các văn bản nhật dụng...Phải chăng điều đó
làm phần nào giảm đi tính nghệ thuật, tính văn chương trong mỗi giờ dạy học Văn,
khiến học sinh cảm thấy là môn Văn khô khan, nhàm tẻ? Tuy nhiên vấn đề quan
trọng hơn là chúng ta thực hiện đổi mới nhưng đã có hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết
cho từng văn bản cụ thể và những giải pháp thực sự hiệu quả cho việc thực hiện đổi
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
6
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
mới đó chưa? Hay tất cả chỉ là sự “mò đường” của giáo viên trên cơ sở những định
hướng chung chung, có sẵn.
Về phía học sinh, bên cạnh lí do ảnh hưởng của việc chọn môn đề chọn khới,
chọn nghề như ở phần trên đã nói, còn có lí do mơn Ngữ Văn được coi là mợt mơn
học khó, mang tính đặc thù. Từ hiểu đến cảm là cả mợt quá trình phức tạp, đòi hỏi
người học phải thực sự say mê để phát huy hết trí tưởng tưởng, sáng tạo cũng như
năng lực cảm thụ, có ý thức chủ đợng tìm đến với tác phẩm văn chương để sống
cùng thế giới nghệ thuật của người nghệ sĩ. Điều này khơng phải bất kì đới tượng
học sinh nào cũng có được. Bên cạnh đó, các em lại quen với lối học thụ động, thích
sao chép (sao chép từ lời giáo viên đến tài liệu tham khảo). Vì vậy, đa phần các em
đến với giờ học Văn với một tâm thế miễn cưỡng, dựa dẫm, ỉ lại cho một số bạn học
giỏi Văn và ít thấy hứng thú trong giờ học.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là ở phía người dạy, người có nhiệm vụ
làm người chỉ đường, hướng dẫn cho học sinh đến với các tác phẩm văn chương
nghệ thuật. Người giáo viên đã thực sự đầu tư và tâm huyết trong mỗi giờ dạy Văn
hay chưa? Họ đã thực sự “yêu Văn” để duy trì và tiếp lửa cho học sinh trong suốt
chặng đường dạy học của mình hay chưa? Hay vì đặc thù của mơn học và tâm thế
của học sinh mà người dạy chỉ chăm chăm vào việc dạy làm sao cho hết, cho xong,
tránh tình trạng giáo án “cháy”, “lụt”?
Sau khi điều tra thực nghiệm và tìm hiểu ngun nhân, bản thân tơi xin phép
được đưa ra một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS, góp
phần giúp các em gần Văn, yêu Văn và học Văn được hứng thú, có kết quả hơn.
II. MỢT SỚ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC VĂN CHO HỌC
SINH THCS.
1. Sử dụng kĩ năng minh hoạ trong giảng dạy tác phẩm thơ.
Để tăng tính trực quan sinh động cho giờ dạy, khơi gợi hứng thú ở học sinh, có
rất nhiều phương pháp như sử dụng tranh ảnh, ứng dụng công nghệ thông tin, đọc
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
7
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
diễn cảm, kể chuyện, đóng vai...Ở đây tơi xin được trình bày thêm mợt giải pháp đó
là sử dụng kĩ năng minh hoạ trong giảng dạy tác phẩm thơ.
Kĩ năng minh hoạ là những thao tác, kĩ thuật, khả năng được người giáo viên vận
dụng vào để minh hoạ cho quá trình tở chức, hướng dẫn hoạt động dạy học như vẽ,
hát, diễn...Hứng thú học tập của học sinh phần lớn có được từ những điều mang tính
trực quan sinh đợng. Vì vậy việc vận dụng khéo léo những kĩ năng minh hoạ vào
dạy học Văn, đặc biệt là trong dạy học thơ trữ tình sẽ đem lại khả năng gây hứng thú
lớn.
Kĩ năng minh hoạ chủ yếu được vận dụng trong quá trình giáo viên hướng dẫn,
tổ chức cho học sinh khai thác thi liệu văn bản. Như ta đã biết, tác phẩm văn chương
“mang tính hình tượng gián tiếp”, nếu trong quá trình khai thác, khám phá thế giới
hình tượng đó, người giáo viên khơng vẽ ra, dựng ra được mợt cách cụ thể thì sẽ rất
khó khăn cho những đới tượng học sinh khơng giàu trí tưởng tượng và khả năng liên
tưởng. Ngôn ngữ thơ vớn giàu chất tạo hình, nhưng nếu người giáo viên biết cụ thể
hoá nó bằng những đường nét minh hoạ thì việc khai thác thi liệu đới với học sinh sẽ
có mợt sức hấp dẫn khơng thể nào cưỡng được.
Chẳng hạn, khi dạy văn bản Ngắm trăng của Hồ chí Minh (Ngữ Văn 8, tập 2),
đến hai câu thơ:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Sau khi gợi ý hướng dẫn cho học sinh (HS) bằng các câu hỏi:
? Cho biết những đối tượng nào được xuất hiện trong hai câu thơ?
- HS: người, trăng và song cửa.
? Vị trí xuất hiện của ba đới tượng đó trong hai câu thơ ntn?
Sau khi HS trả lời, giáo viên (GV) có thể vừa đọc hai câu thơ vừa vẽ minh hoạ
hình ảnh người – song cửa – vầng trăng theo đúng vị trí xuất hiện của chúng trong
hai câu thơ lên bảng và đặt câu hỏi:
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
8
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
? Vì sao ln có sự x́t hiện của “song” giữa người (thi gia) và trăng?
- HS: trả lời.
- GV bình, kết luận: Trong cảnh lao tù, song sắt nhà giam luôn tồn tại như sự hiện
thân của thế lực bạo tàn, của cái ác. Nó chia cách người với trăng, nó ngăn cản sự
giao hoà, giao cảm giữa người tù – thi nhân với thiên nhiên đẹp đẽ. Thế nhưng, ở
đây, vượt lên trên rào cản của song sắt nhà tù, người và trăng vẫn chủ đợng tìm đến
với nhau để được “khán”, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhau. Nhà tù có thể giam
hãm thân thể con người nhưng không cách nào khoá cửa tâm hồn yêu thiên nhiên
của người tù cách mạng.
Cũng như vậy, khi dạy văn bản Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều, Nguyễn
Du – Ngữ Văn 9, tập 1), đến hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa”
giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi tìm cho HS:
? Cảnh thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh nào?
- HS: trả lời.
GV vừa đọc hai câu thơ vừa vẽ minh hoạ một đường thẳng chân trời, một nửa dùng
phấn màu xanh vẽ nền của cỏ non. Trên cái nền đó, vẽ minh hoạ mợt nhành cây
điểm xút vài bơng hoa trắng. Sau đó đặt câu hỏi:
? Với việc sử dụng các hình ảnh “cỏ non”, “tận chân trời”, “điểm”, “hoa” và việc
phối màu “xanh – trắng”, tác giả đã dựng lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân ntn?
- HS: trả lời.
- GV bình giảng: Cảnh thiên nhiên hiện lên thật trong trẻo, tươi mới và đầy sức
sống. Cỏ non xanh trải dài đến tận chân trời, hoa đua nở. Không gian cao rộng,
thoáng đãng. Màu sắc “xanh – trắng” phối hợp càng tạo vẻ tinh khôi, trong trẻo của
trời xuân.
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
9
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
Khi dạy văn bản Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (Ngữ Văn 9, tập 1), khai
thác đến cảnh đoàn thuyền ra khơi với hình ảnh:
“Thuyền ta lái gió với b̀m trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
giáo viên đặt câu hỏi:
? Cảnh thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh nào?
- HS: gió, trăng, mây cao, biển bằng.
? Những hình ảnh đó gợi tả khơng gian và cảnh sắc ra sao?
- HS: không gian cao rợng, cảnh sắc nên thơ.
Lúc này, giáo viên có thể vừa đọc hai câu thơ vừa vẽ một đường thẳng minh
hoạ cho ranh giới giữa trời và biển. Trên trời vẽ áng mây cao, vẽ vầng trăng bạc;
dưới nước vẽ làn sóng lặng và con thuyền nhẹ lướt ra khơi. GV kết hợp lời bình:
“Trong khơng gian trời biển mênh mơng, giữa khung cảnh có gió, có trăng, có mây
cao, sóng lặng, con thuyền lướt ra khơi như bay vào một miền cổ tích. Cảnh thiên
nhiên thật lãng mạn, nên thơ”.
Với giải pháp này, có thể nhiều người cho rằng khó thực hiện vì vẽ tḥc về
năng khiếu. Nhưng theo tơi, khơng gì là khó nếu người giáo viên thực sự tâm huyết
yêu nghề, thực tâm muốn đem lại hứng thú cho người học và thực lòng sống với tác
phẩm văn chương. Ở đây chỉ là những nét vẽ minh hoạ, những phác hoạ đơn giản,
khơng đòi hỏi cầu kì. Giáo viên có thể rèn luyện để có kĩ năng vẽ minh hoạ thành
thạo, vận dụng linh hoạt trong giờ dạy, đem lại hứng thú từ việc tạo tính trực quan
sinh động cho học sinh.
2. Giải pháp thực hiện tích hợp môi trường trong thơ trữ tình thông qua việc
liên hệ, tích hợp với tác phẩm có tích hợp môi trường khác.
Tác phẩm thơ trữ tình giàu tính văn chương nghệ thuật, nhưng ở đây, trong giảng
dạy một số văn bản lại đòi hỏi tích hợp với kiến thức thực tế về mơi trường. Điều đó
quả thực đặt ra khơng ít khó khăn. Nếu tích hợp mợt cách gượng ép hay ơm đờm thì
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
10
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
sẽ làm giảm tính văn chương, nghệ thuật của tác phẩm thơ, gây mất hứng thú.
Nhưng nếu tích hợp hời hợt, khơng rõ ràng thì lại khơng giáo dục được cho học sinh
ý thức về bảo vệ môi trường.
Vậy trên cơ sở nguyên tắc chia nhỏ, rải đều khi tích hợp mơi trường trong thơ
trữ tình, chúng ta có thể vận dụng giải pháp tích hợp với các tác phẩm có tích hợp
mơi trường khác trong chương trình thơng qua việc liên hệ, so sánh, đới chiếu.
Ví dụ: khi dạy bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (Ngữ Văn 7, tập
1), sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nợi dung bài thơ, chúng ta có thể tích
hợp mơi trường bằng cách liên hệ tích hợp, đối sánh với bài Bài ca Côn Sơn của
Nguyễn Trãi (Ngữ Văn 7, tập 1) thông qua câu hỏi:
? Cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” có gì
khác so với bài “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi?
- HS: Ở “Bài ca Côn Sơn”, cảnh trong lành, thanh tĩnh; tâm hồn con người thư thái,
yêu đời. Còn với bài “Qua Đèo Ngang”, cảnh cô liêu, hoang vắng; tâm hồn con
người lạc lõng cơ đơn.
? Qua sự đới chiếu đó, em thấy được điều gì về mới liên hệ giữa con người với môi
trường thiên nhiên?
- HS: trả lời.
- GV nhận xét, kết ḷn: mơi trường thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến tâm hờn,
trạng thái tình cảm của con người. Mơi trường thiên nhiên trong lành, thanh tĩnh
khiến con người được thư thái, nhẹ nhõm. Môi trường thiên nhiên hoang sơ, vắng
lặng lại gây cho con người cảm giác lạnh lẽo, cơ đơn. Bởi vậy, cần giữ gìn mợt mơi
trường trong lành, tươi đẹp để con người ln có được sự sảng khoái, thoải mái cho
tinh thần.
Dạy văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật
(Ngữ Văn 9, tập 1), sau khi cho học sinh tìm hiểu về hiện thực chiến tranh khớc liệt
do đế q́c Mĩ gây ra, giáo viên có thể nêu câu hỏi:
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
11
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
? Dưới sự tàn phá ác liệt đó, mơi trường thiên nhiên sẽ ntn?
- HS: bị huỷ hoại nghiêm trọng.
? Tích hợp với “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ở chương trình Ngữ Văn 7, tập 1,
em thấy mối quan hệ giữa môi trường thiên nhiên với con người ở hai bài thơ có gì
khác nhau?
- HS: trả lời.
- GV rút ra nhận xét: Ở bài “Bài ca Côn Sơn”, môi trường thiên nhiên trong lành,
thanh tĩnh giúp con người thư thái. Còn ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” lại
cho thấy con người (bọn đế quốc) quay trở lại huỷ diệt môi trường thiên nhiên, tàn
phá chính sự trong lành, thanh tĩnh đó.
Giải pháp này giúp học sinh không những thấy văn chương gần gũi với đời sống
mà còn nhận ra mối liên hệ giữa các tác phẩm, từ đó có hứng thú hơn khi phát hiện
ra sự “giống”, “khác” giữa các tác phẩm được tích hợp đối chiếu.
3. Giải pháp đặt mục tiêu để giải quyết câu hỏi “có vấn đề” trong giảng dạy tác
phẩm tự sự.
Câu hỏi “có vấn đề” là dạng câu hỏi đòi hỏi phát huy tính tư duy sáng tạo của
học sinh. Sử dụng câu hỏi “có vấn đề” trong tở chức các hoạt đợng dạy học nói
chung cũng như dạy học tiết Đọc – Hiểu nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Vì nó
giúp mở rợng, khắc sâu nội dung kiến thức và kích thích hứng thú được khám phá,
tìm hiểu của học sinh. Tuy nhiên vì đòi hỏi tính tư duy sáng tạo nên khơng phải đối
tượng học sinh nào cũng hứng thú. Nếu không có phương pháp vận dụng phù hợp thì
việc đặt câu hỏi “có vấn đề” chỉ có ý nghĩa kích thích hứng thú của đối tượng học
sinh vốn yêu thích môn Văn và học sinh có năng lực học tớt. Còn những đới tượng
học sinh khác sẽ vì khó mà tránh, ỉ lại cho các bạn vẫn thường tích cực phát biểu.
Đúc rút kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi nhận thấy việc sử dụng giải pháp
đặt mục tiêu để giải quyết câu hỏi “có vấn đề” đem lại hiệu quả tốt, kích thích được
hứng thú học tập của mọi đối tượng học sinh. Với học sinh THCS, một trong những
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
12
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
mục tiêu quan trọng trước mắt của việc học tập chính là để đạt điểm cao. Vì vậy có
thể dùng chính mục tiêu đó làm đích đến cho việc giải quyết những câu hỏi “có vấn
đề”. Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đặt mục tiêu như: cho điểm tuyệt
đối (điểm 10), cộng thêm điểm vào bài kiểm tra sắp tới hoặc cho thêm một điểm tốt
bù trừ cho điểm kém của lần kiểm tra trước để nâng cao điểm bình quân (áp dụng
với điểm miệng). Ở đây, tôi xin đưa ra một số ví dụ về việc sử dụng giải pháp đặt
mục tiêu để giải quyết câu hỏi “có vấn đề” khi dạy tác phẩm tự sự. Chẳng hạn, giáo
viên có thể sử dụng các câu hỏi “có vấn đề” như:
? Vì sao cô bé bán diêm đã chết mà “đôi má ửng hồng và đôi môi mỉm cười”?
(Văn bản Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, Ngữ Văn 8 – tập 1)
? Vì sao sau khi được giải oan, Vũ Nương vẫn không quay trở lại cuộc sống trần
gian với chồng con?
(Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Ngữ Văn 9 – tập 1)
? Vì sao Thuý Vân được tác giả miêu tả cả khuôn mặt với làn da, mái tóc, lơng mày,
hàm răng, khn miệng, còn Thuý Kiều lại chỉ được tả có mỡi đơi mắt: “Làn thu
thuỷ, nét xuân sơn”?
(Văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trích Truyện Kiều, Ngữ Văn 9 – tập 1)
Để kích thích mọi đối tượng học sinh cùng hứng thú tham gia giải quyết những
câu hỏi đó, giáo viên sẽ đặt mục tiêu: “Ai trả lời đúng câu hỏi, cô sẽ cho điểm 10”
hoặc “Cô sẽ cộng thêm một điểm vào điểm kiểm tra viết sắp tới cho những ai trả lời
đúng câu hỏi này” hay: “Với những bạn đạt điểm thấp lần trước, nên cớ gắng tìm
câu trả lời vì nếu trả lời đúng hoặc có ý, cơ sẽ cho thêm một điểm tốt để bù trừ cho
điểm thấp lần trước”...
Kinh nghiệm cho thấy, khi sử dụng giải pháp này trong quá trình dạy học, giáo
viên đã khơi gợi được hứng thú và tính tích cực chủ động của học sinh. Nhưng một
điều cần lưu ý là người giáo viên nên để học sinh phát biểu hết ý kiến của mình,
khơng phải vì sợ hết giờ mà chỉ gọi mợt vài em đại diện còn nhiều em khác giơ tay
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
13
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
nhưng giáo viên lại không cho phát biểu. Vì như thế sẽ làm cho các em có suy nghĩ
“giáo viên không công bằng”. Tuy nhiên, giáo viên cần linh hoạt, nếu thấy nhiều ý
kiến trùng hợp thì nên gợi ý: “Có ai có ý kiến khác ngoài những ý kiến đã phát biểu
không”. Đặc biệt nếu thấy học sinh gặp khó khăn, giáo viên nên gợi ý dần để học
sinh tiếp cận gần hơn với đáp án và đạt được mục tiêu đặt ra. Điều đó sẽ giúp học
sinh tự tin, phấn khích và hiểu rằng: “nếu cớ gắng thì sẽ đạt được điều mình ḿn”.
4. Giải pháp hướng dẫn học sinh liên hệ, xử lí tình huống trong dạy học tác
phẩm tự sự.
Tác phẩm tự sự có rất nhiều tình h́ng xảy ra liên tiếp nhau, trong đó có những
tình h́ng đóng vai trò rất quan trọng trong việc “thắt nút” và “mở nút” cho câu
chuyện. Việc cho học sinh liên hệ bản thân để tự xử lí tình h́ng trong tác phẩm tự
sự sẽ là một cách gây hứng thú lớn cho học sinh trong dạy học Đọc – Hiểu văn bản.
Giải pháp này giúp học sinh được hoá thân vào nhân vật để đặt mình trước tình
h́ng cần xử lí, đờng thời học sinh có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, lập trường
của mình. Và trên cơ sở đó, học sinh dễ dàng đới chiếu cách xử lí tình h́ng của
nhân vật trong tác phẩm với cách xử lí của chính bản thân mình để có thể nhận ra
đâu là điều nên làm, vì sao nhân vật lại xử lí tình h́ng như thế và ý nghĩa của việc
xây dựng tình h́ng đó.
Ví dụ: khi dạy bài Cơ bé bán diêm (Ngữ Văn 8, tập 1) giáo viên có thể cho học
sinh liên hệ bản thân, xử lí tình h́ng thơng qua câu hỏi sau:
? Nếu em là người cha của em bé bán diêm hay một người khách qua đường sớng
trong xã hợi thời đó, chứng kiến cảnh em bé cơ đơn, đói rét, khơng ai quan tâm trong
đêm giao thừa, em sẽ làm gì?
Chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phần lớn vẫn nghiêng về cách
giải quyết tích cực như: nếu là người cha, em sẽ đi tìm bằng được và đưa cơ bé về
nhà, chăm sóc, lo lắng, che chở cho em. Nếu là người qua đường, em sẽ mua hết
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
14
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
diêm, hoặc cho em bé tiền hoặc đưa em về nhà cho em được hưởng đêm giao thừa
ấm áp với gia đình mình...Sau khi học sinh bày tỏ ý kiến, giáo viên lại hỏi:
? Thế nhưng, thực tế, lại hoàn toàn không như vậy. Không ai quan tâm, đoá hoài đến
em bé, dù cả người thân lẫn người lạ. Em có nhận xét gì về những con người đó qua
cách xử sự của họ?
- HS: họ là những người vơ tâm, thiếu trách nhiệm, thiếu tình u thương con người.
? Vậy tác giả xây dựng tình h́ng trên nhằm mục đích gì?
- HS: phê phán, tớ cáo một xã hội vô cảm, vô nhân đạo.
Dạy văn bản Lão Hạc (Ngữ Văn 8, tập 1), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
liên hệ xử lí tình h́ng qua câu hỏi sau:
? Nếu em là lão Hạc, khi rơi vào cảnh đã bán chó rời nhưng vẫn chết đói, ớm đau, lại
khơng cách gì để kiếm sớng, em sẽ làm gì ?
Trước câu hỏi này, học sinh sẽ có nhiều cách xử lí khác nhau như: bán vườn hay
đi ăn xin, đi vay nợ của những người xóm giềng tớt bụng như ơng giáo chẳng hạn
hoặc là có thể “theo gót Binh Tư” để kiếm ăn như Binh Tư và ơng giáo từng nghĩ...
? Vậy vì sao lão Hạc khơng chọn những cách đó mà lại tìm đến một cái chết dữ dội,
đau đớn?
- HS: trả lời.
- GV bình để kết ḷn: Lão khơng bán vườn vì ḿn bảo đảm tương lai, hạnh phúc
cho con; lão không đi vay nợ vì ḿn giữ lòng tự trọng, lão cũng khơng “theo gót
Binh Tư” vì ḿn thà chết còn hơn làm kẻ bất lương. Lão coi phẩm giá cao hơn cái
chết. Cái chết giúp lão bảo toàn được nhân phẩm: một người cha giàu đức hi sinh,
một người nông dân lương thiện giàu lòng tự trọng. Mặc dù đó là cách lựa chọn tiêu
cực nhưng xã hợi thời đó khơng cho họ lựa chọn nào khác: muốn làm người lương
thiện thì phải chết, khơng ḿn chết thì phải làm kẻ tha hoá, bất lương.
Sẽ có rất nhiều tình h́ng đặt ra để học sinh liên hệ, xử lí tình h́ng trong dạy
học văn bản tự sự như:
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
15
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
? Nếu là Trương Sinh, khi nghe bé Đản nói về người đàn ơng “đêm nào cũng đến,
mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”, em sẽ
làm gì?
(Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương, Ngữ Văn 9 - tập 1).
? Nếu là nhân vật Nhĩ, khi muốn con trai sang bên kia bờ sông để thực hiện tâm
ngụn của mình, em sẽ nói với T́n những gì?
(Văn bản Bến quê của Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 9 – tập 2).
Việc liên hệ xử lí tình h́ng giúp học sinh thâm nhập một cách chủ động vào
tác phẩm, gắn tác phẩm với thực tế và với chính bản thân mình, từ đó đem lại hứng
thú cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên không nên sa đà để trở thành mợt c̣c tranh
ḷn giữa các cách xử lí tình huống của học sinh. Giáo viên cần khéo léo tổ chức để
những cách xử lí đó chỉ là ví dụ, giả thiết, còn nợi dung chính vẫn là tình h́ng với
cách xử lí của nhân vật trong tác phẩm.
5. Giải pháp đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học kiểu văn bản thuyết minh
hoặc kiểu văn bản nghị luận trong loại văn bản nhật dụng.
Văn bản nhật dụng là loại văn bản có nợi dung đề cập đến các vấn đề nóng bỏng,
bức thiết, có ý nghĩa đới với cuộc sống con người, đang đặt ra trước mắt và đòi hỏi
được giải quyết. Vì thế, văn bản nhật dụng mang tính cập nhật, sát với đời sống thực
tế, bắt kịp với những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống con người. Dạy văn bản
nhật dụng chính là muốn học sinh không xa rời thực tế, biết gắn văn chương với hiện
thực c̣c sớng thường nhật. Tuy nhiên, vì tính chất nợi dung của nó mà các văn bản
nhật dụng thuộc kiểu văn bản thuyết minh và nghị luận sẽ ít đi tính văn chương,
nghệ thuật. Điều đó dễ gây cho học sinh cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt, khơ khan khi
đến với việc tìm hiểu loại văn bản này. Chính vì vậy, trong quá trình dạy, người giáo
viên cần chú ý và khéo léo tổ chức các hoạt đợng để tránh cho học sinh tình trạng
mất hứng thú. Ở đây, xin được đưa ra một giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh
khi học tiết Đọc – Hiểu văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản thuyết minh hoặc nghị
luận, đó là: đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học.
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
16
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
Thông thường, chúng ta vẫn tổ chức dạy các tiết văn bản nhật dụng thuộc kiểu
thuyết minh hoặc nghị luận theo như dạy một văn bản thông thường. Điều đó sẽ là
mợt thiếu sót nếu giờ dạy thiếu các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện
mang tính trực quan sinh động. Giờ dạy nếu cung cấp được càng nhiều thông tin, tư
liệu sát thực, chính xác thì càng làm rõ được tính chất nợi dung của văn bản nhật
dụng. Vì vậy, cần đa dạng hoá các hình thức tở chức dạy học để vừa đảm bảo mục
tiêu, vừa gây hứng thú cho người học.
Cụ thể như chúng ta có thể ứng dụng cơng nghệ thông tin để dạy văn bản
nhật dụng kiểu thuyết minh dưới hình thức như chun đề, hợi thảo. Có thể 1
đến 2 lớp cùng tham gia học một tiết tại một địa điểm rộng (như văn phòng nhà
trường, phòng học đa chức năng...). Trong tiết học, giáo viên chủ yếu sử dụng các
phương pháp thảo ḷn, hoạt đợng nhóm...với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện
kĩ thuật hiện đại nhằm cụ thể hoá nội dung, kiến thức văn bản bằng những hình ảnh,
thước phim tư liệu chân thực. Ví dụ: dạy bài Ca Huế trên Sông Hương (Ngữ Văn 7,
tập 1), giáo viên phải cung cấp được hình ảnh, tư liệu về toàn cảnh sông Hương,
cảnh các ca công biểu diễn ca Huế cũng như không khí nghệ thuật của cảnh diễn;
phải cung cấp hình ảnh về các nhạc khí được sử dụng và ít nhất cũng cho học sinh
thưởng thức được một vài đoạn ca Huế qua những thước ghi âm. Từ đó, giáo viên tở
chức cho học sinh nhận xét, phát biểu cảm tưởng, suy nghĩ và rút ra kết luận là
những kiến thức cần đạt của tiết học cho mình. Như vậy, học mợt văn bản thuyết
minh hoặc nghị luận thuộc loại văn bản nhật dụng sẽ không còn nhàm tẻ nữa. Mọi
kiến thức đời sống mà văn bản muốn thể hiện sẽ từ từ đi vào tâm trí học sinh một
cách từ nhiên và đầy hứng thú. Và chắc chắn học sinh sẽ rất háo hức, chờ đợi khi
đến tiết học lần sau.
Cũng có thể chúng ta tổ chức tiết dạy học văn bản thuyết minh hoặc nghị luận
dưới hình thức một cuộc thi. Hình thức c̣c thi sẽ có thể trải qua 2 phần là trả lời
nhanh và hùng biện; diễn ra tại lớp học với sự tham gia của các đội chơi là các
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
17
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
nhóm hoặc tở trong lớp, dưới sự hướng dẫn, điều khiển của chính giáo viên (chú ý,
giáo viên nên phân loại học sinh khi tổ chức các đội thi. Hai đội thi của vòng 1, phần
“trả lời nhanh”, tḥc đới tượng học sinh trung bình. Hai đợi tham gia vòng 2, phần
“trả lời nhanh”, thuộc đối tượng học sinh khá và giỏi. Bốn học sinh tham gia phần
“hùng biện” sẽ thuộc đối tượng học sinh học tốt Văn nhất lớp).
Để thực hiện tớt hình thức tở chức dạy học này, đòi hỏi khâu chuẩn bị phải thật
kĩ càng. Giáo viên phải chuẩn bị được hệ thống câu hỏi phù hợp, các phương tiện
dạy học có liên quan, chuẩn bị về luật chơi, cách chơi, cách tính điểm, giao nhiệm vụ
cụ thể và ra nội dung đề tài cần hùng biện cho học sinh .Về phía học sinh, cần đọc
thật kĩ văn bản, tìm hiểu về nợi dung của nó, cử đại diện tham gia đợi thi, ch̉n bị
phần hùng biện cùng với người sẽ hùng biện, sắp xếp bàn ghế lấy địa điểm chuẩn bị
cho cuộc thi.
Vào tiết học, sau khâu ổn định tổ chức, giáo viên có thể bắt đầu c̣c thi với
vòng 1 của phần “trả lời nhanh”. Luật chơi là sẽ có 5 câu hỏi có nợi dung khai thác
kiến thức văn bản. Hai đội tham gia (mỗi đội gồm 4 – 5 em) sẽ giành quyền trả lời
trước bằng cách người đội trưởng phất cờ ra hiệu. Mỗi câu trả lời đúng, đội sẽ được
10 điểm. Nội dung của 5 câu hỏi của vòng 1 phần “trả lời nhanh” sẽ tập trung khai
thác kiến thức phần “Đọc – Tìm hiểu chung” của văn bản. Sau khi hai đội đã sẵn
sàng, giáo viên sẽ đọc qua văn bản một lần để học sinh liên tưởng lại. Sau đó là phần
thi, có thể với các câu hỏi như:
? Tác giả của văn bản là ai?
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Thể loại văn học của văn bản là gì?
? Văn bản tḥc kiểu văn bản nào?
? Văn bản giới thiệu (hoặc bàn luận) về vấn đề gì?
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
18
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
Cũng có thể ra câu hỏi giải nghĩa mợt từ khó nào đó trong văn bản...Chú ý, sau
mỗi câu trả lời chưa đầy đủ, giáo viên cần bổ sung, điều chỉnh, kết luận để học sinh
khắc sâu kiến thức.
Kết thúc vòng 1, sẽ là vòng 2 của phần “trả lời nhanh” với sự tham gia của hai
đội thi mới. Nội dung các câu hỏi hướng vào khai thác nội dung phần “Tìm hiểu chi
tiết” của văn bản. Phần thi này sẽ trải qua 10 câu hỏi (mỗi câu đúng đạt 5 điểm). Nội
dung các câu hỏi giống như những câu hỏi chúng ta vẫn thực hiện ở hình thức dạy
học thơng thường (tất nhiên có cơ đọng, trọng tâm hơn).
Ở phần “hùng biện”, đại diện mỗi đội chơi sẽ lên trình bày trước lớp về suy
nghĩ, cảm tưởng của mình về thơng điệp mà văn bản nhật dụng muốn gửi gắm tới.
Ví dụ:
* Ý nghĩa của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
(Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đo – Ngữ Văn 6, tập 2)
* Cảm nghĩ của em về một thứ quà của lúa non: cốm.
(Văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm – Ngữ Văn 7, tập 1)
* Em có suy nghĩ gì về thực trạng sử dụng bao bì ni lông hiện nay ở nước ta và
tác hại của nó.
(Văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 – Ngữ Văn 8, tập 1)
* Tác hại của th́c lá.
(Văn bản Ơn dịch th́c lá – Ngữ Văn 8, tập 1)
* Hậu quả của chiến tranh hạt nhân và sự phi lí, tốn kém của chạy đua vu
trang.
(Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình – Ngữ Văn 9, tập 1)
Giáo viên sẽ linh hoạt trong cách cho điểm ở phần thi này trên cơ sở điểm của các
tiêu chí:
+ Bám sát, làm rõ nội dung văn bản (20đ)
+ Thể hiện được ý kiến, suy nghĩ của bản thân (10đ)
+ Lời văn rõ ràng, trong sáng (10đ).
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
19
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
+ Khả năng trình bày rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, có ngữ điệu (10đ)
Kết quả sẽ là tổng điểm hai phần thi của các đội. Đội chiến thắng thì phần thưởng
sẽ là điểm 10 – hệ số 1- cho tất cả các thành viên của đội, hoặc cũng có thể là những
mòn quà nhỏ, hấp dãn khác...
Việc thực hiện giải pháp này vừa gây hứng thú lớn cho học sinh, vừa giúp các em
rèn luyện được nhiều kĩ năng, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo. Tuy
nhiên, giáo viên cần lưu ý chọn địa điểm để giờ học không ảnh hưởng đến các lớp.
Đồng thời, thực hiện tổ chức khéo léo để không vượt quá thời lượng của tiết học.
Tóm lại, việc đa dạng hoá các hình thức dạy học, đặc biệt với những văn bản ít
tính văn chương, nghệ thuật sẽ là một cách tạo hứng thú hiệu quả cho học sinh khi
mà các em không còn cảm thấy giờ học nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu nữa.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Tôi đã áp dụng các giải pháp trên vào giờ học Đọc – Hiểu văn bản trong học kì
II năm học 2010-2011 ở 2 lớp 7B, 7D, và đầu năm học 2011-2012 ở 8A, 8C, tôi thấy
các em đã có những tiến bợ rõ rệt. Trong mỡi giờ học, các em chú ý hăng say phát
biểu hơn, tích cực tham gia các hoạt động hơn, bài viết cũng khắc phục được nhiều
nhược điểm hơn và bắt đầu mạnh dạn đưa ra những thắc mắc về những điều chưa
hiểu. Cuối năm học, tôi lại làm khảo sát, kết quả thu được như sau:
Học kì II năm học: 2010 – 2011.
Lớp Sớ
học
sinh Sớ học sinh có hứng thú Sớ học sinh có điểm trung bình
được khảo sát
7B
7D
32
34
với giờ Đọc–Hiểu văn bản mơn học kì II loại Khá-Giỏi
Đầu HKII
Ći năm
Ći HKI
Ći năm
15
23
9
11
16
26
11
14
Năm học: 2011 – 2012.
Lớp
Sớ học sinh
Sớ học sinh có hứng thú
Sớ học sinh có điểm trung bình
được khảo sát
với giờ Đọc–Hiểu văn bản
Đầu HKI
Ći năm
mơn học kì II loại Khá-Giỏi
Đầu năm
HKI
Cuối năm
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
20
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
8A
8C
35
34
27
15
32
24
16
6
19
10
21
11
Từ kết quả so sánh trên, ta thấy HS đã có sự tiến bợ. Tơi tin rằng đó khơng chỉ là
sự tiến bợ trong hiện tại mà chắc chắn các em sẽ yêu thích môn Ngữ văn hơn, khơng
còn coi đó là mợt mơn học nhàm tẻ, khô khan, “viết nhiều” và “buồn ngủ” nữa.
*
*
*
B. PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- GV giảng dạy Ngữ văn ngoài việc phải không ngừng tự học để nâng cao chuyên
môn, bồi dưỡng kiến thức lí luận, kiến thức từ thực tế đời sống, còn cần phải nghiên
cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo
một không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp HS ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ
văn, giúp việc dạy học đạt kết quả cao.
- Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đờng nghiệp, tìm các
thơng tin mới, hấp dẫn trên mạng internet làm cho các tiết học sinh động, lượng
thông tin HS thu được nhiều.
- GV cũng luôn phải cập nhật, tự bồi dưỡng những phương pháp dạy học tích cực,
vận dụng linh hoạt trong từng tiết dạy để tạo sự hứng thú cho các em, không nên
thuyết giảng nhiều mà cần để HS là người chủ động, tích cực tìm ra kiến thức.
- GV cần có sự hiểu biết về tâm lí lứa tuổi HS, biết khuyến khích động viên kịp thời,
biết gần gũi tìm hiểu nguyên do khi các em có biểu hiện tiêu cực, biết nghiêm khắc
phê bình những biểu hiện chây lười của HS...
Theo tơi, dù áp dụng bất kì phương pháp dạy học nào, biện pháp gây hứng thú
nào cho HS thì điều cớt ́u để có mợt giờ học tớt, GV nhất định phải có đủ tài, đủ
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
21
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
đức, có cái tâm của mợt người thầy thì chắc chắn sẽ được HS kính trọng, tin yêu,
tâm phục khẩu phục. Chính điều đó sẽ tạo cho các em mợt tâm thế học tập tớt nhất,
có hứng thú nhất.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐÊ XUẤT
* Đối với Phòng GD-ĐT:
- Nên tổ chức các chuyên đề triển khai các sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) có chất
lượng và hiệu quả ứng dụng thực tiễn, đặc biệt là các SKKN cấp Huyện, cấp Tỉnh
cho giáo viên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tổ chức nhiều hơn các b̉i gặp gỡ, nói chụn giữa giáo viên với các nhà văn, nhà
thơ, nhà giáo ưu tú...để giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, mở mang hiểu biết.
* Đối với nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là
phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa.
- Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn Văn, máy tính, đầu chiếu để GV và HS
dễ dàng tiếp cận với tri thức mới.
- Nhà trường cũng cần tuyên truyền cho HS hiểu tầm quan trọng của tất cả các mơn
học, tránh tình trạng học lệch. Có như vậy, HS mới chăm chỉ, cố gắng trong tất cả
các mơn, có hứng thú học tập thật sự.
* Đới với tở chun mơn:
- Thay đởi hình thức họp chun mơn, bên cạnh dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm, còn
nên tổ chức các hội thảo với những chuyên đề cụ thể, thiết thực.
- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức các b̉i sinh hoạt ngoại khóa sinh đợng, hấp
dẫn, đa dạng nhằm gây hứng thú cho HS đối với bộ môn Ngữ văn.
*
*
*
Trên đây là ý kiến của bản thân tôi về một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học
Văn cho học sinh THCS. Là một bài viết ghi lại những kinh nghiệm đã được đúc rút
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
22
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
từ chính thực tiễn dạy học của bản thân với mong ḿn phần nào cải thiện tình trạng
dạy Văn và học Văn hiện nay, giúp học sinh ngày càng có hứng thú với mơn Ngữ
Văn và học Văn được tốt hơn. Để thực hiện đề tài này, bản thân tơi đã dày cơng tìm
tòi, nghiên cứu, khảo sát. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện khơng tránh khỏi
những khó khăn, trở ngại. Được sự tạo điều kiện của nhà trường, sự giúp đỡ hết
mình của bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là của Tổ chuyên môn, tôi đã hoàn thành đề
tài nghiên cứu. Tuy nhiên, bài viết vẫn khơng tránh khỏi những bất cập, thiếu sót,
vướng mắc. Vì vậy, bản thân tơi thành tâm mong mỏi sự đóng góp ý kiến, xây dựng,
điều chỉnh, sửa chữa của Hội đồng khoa học cũng như bạn bè đồng nghiệp để cơng
trình được hoàn thiện hơn, có tính khả thi hơn, để mọi sáng kiến không dừng lại ở
mức độ một bài viết mà được đi vào thực tiễn dạy học, thoả lòng mong mỏi và bớt
những trăn trở với nghề trong tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
23
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
ĐỂ HỌC SINH HỨNG THÚ VỚI CÁC GIỜ HỌC VĂN
Võ Thị Mai Lâm
GV Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh
Tôi bắt đầu bài viết này từ một kỷ niệm
Ngày ấy, chúng tôi còn là một lũ học sinh trường làng. Cuộc sống ở quê vất
vả khiến đứa nào , đứa nấy bé choắt lại. Buổi sáng đi học, b̉i chiều về nhà phụ
giúp gia đình nên chẳng có thời gian mà nghĩ những chuyện viển vông, mơ mộng.
Tối đến, ăn vài chén cơm độn, thắp ngọn đèn dầu, học bài.
Lên cấp ba, học theo chương trình phân ban. Học ban A như chúng tôi là vào
lớp văn – sử - địa. Hời ấy, vì thích mà học, và cũng vì mợt tí chút gọi là năng khiếu
nữa. Và môn văn, đối với chúng tôi, ban đầu cũng như bao môn học khác, thậm chí
còn thấp hơn một chút so với toán, lí, hóa, sinh…chỉ có điều, là được học nhiều tiết
hơn so với các bạn cùng khóa mà thơi.
Thế mà, tất cả đã thay đởi, như có phép tiên, những cô, cậu học trò quê như
chúng tôi đã được học thầy - Thầy giáo Nguyễn Đức Quyền. Thầy đã hút học trò vào
bài giảng bằng sự say mê và bằng cái duyên dạy học. Theo thời gian, văn chương cứ
thế thấm vào trong tôi, những miền đất, những con đường, dòng sông, con thuyền,
những con người, những câu chụn…Tơi như được hóa thân vào các nhân vật để
cùng trò chụn tâm tình, từ đó càng thêm u q hương, u những con người
Mợt nắng hai sương vất vả.
Có một lần lớp tôi cùng thầy tranh luận về bài ca dao Đồng Đăng có phớ Kỳ
Lừa. Câu: Tay cầm bầu rượu nắm nem. Mải vui quên hết lời em dặn dò. Thầy đã hỏi
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
24
Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh THCS.
chúng tôi: Mải vui quên hết lời em vì cảnh đẹp của vùng Đờng Đăng, Kỳ Lừa hay vì
tay đang cầm bầu rượu? Và cả cái nắm nem kia nữa, sao lại là hương để thắp khi lên
chùa được, phải là nem để nhắm với rựơu chứ? Cái tâm trạng ngây ngất của chàng
trai đến quên hết lời em dặn dị kia vì đã quá say với cảnh, với người nơi ấy rời. Có
cái say vì rượu , có cái quyến rũ của cảnh, có cảm xúc lạ của lòng người, cả người
đọc nữa cũng lâng lâng trong lòng mợt tình u với những miền đất, với những con
người dun dáng, thủy chung. Tơi sung sướng vì đã được thầy mở ra một lối đi, gợi
ra một cách hiểu để tự mình có thể khám phá bề sâu một tác phẩm văn chương, thấy
được cái hay của ngơn từ văn học, của cách nói bình dân mợc mạc mà ý nhị biết
dường nào
Khi dạy bài Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh, thầy đă phân tích bài thơ
kết hợp giữa bổ dọc và cắt ngang. Con sông tuổi thơ, con sông ở tuổi trưởng thành,
trong nỗi nhớ và con sông trong nỗi niềm khao khát được trở về. Bố cục bài giảng
chặt chẽ giúp chúng tôi vừa hiểu thơ lại vừa cảm được thơ. Dàn ý bài dạy chặt chẽ,
kết hợp với những câu hỏi hợp lí, gợi mở đã lôi chúng tôi vào bài học. Thầy lại tiếp
tục chinh phục chúng tôi bằng những lời bình thật hay. Cứ thế con sơng xanh biếc
của nhà thơ chảy vào những tâm hồn non trẻ, đánh thức những nụ mầm thẩm mỹ,
khơi dậy những cảm xúc đẹp về quê hương, đất nước.Và dòng sông tuổi thơ được
học ấy vẫn mãi chảy trong lòng khi đã xa quê. Để rồi, mỗi lần đứng trước một dòng
sông nào cảm xúc ngày thơ lại dâng lên tha thiết trong tơi.
Đó là chuyện của ngày xưa…
Ngày nay, xã hội đã phát triển. Điều kiện dạy và học của thầy và trò tốt hơn
nhiều. Nhưng lại nảy sinh một nghịch lí. Học sinh ít hứng thú với các giờ học văn và
con thuyền văn chương vẫn còn lênh đênh trên sóng nước. Đây đâu là chuyện của
riêng ai?
Theo các chuyên gia giáo dục thì x́t phát từ thực tế c̣c sớng, những ám
ảnh của tương lai không sáng sủa mà học sinh ít học môn văn. Số phận môn Ngữ
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 – 2014.
25