Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ …CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.04 KB, 3 trang )

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI VÀ …
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. HUỲNH NGỌC ĐIỀN
hương trình mục tiêu quốc gia về
nông thôn mới (NTM) đã được
Chính phủ phê duyệt chính thức,
nó đã và đang được triển khai. Khởi đầu từ
11 xã điểm theo Chỉ thị của Ban Bí thư TW.
Chương trình NTM lần này tiếp tục và kế
thừa tất cả các hoạt động có liên quan đến
việc phát triển nông thôn (PTNT) từ trước
đến nay.
C
Trong xu thế chung toàn cầu từ vài
thập niên qua, mọi hoạt động phát triển đều
cần tính đến yếu tố bền vững. Khái niệm
PTNT bền vững diễn tả những chuyển biến
và tiến bộ của những vùng nông thôn trên
tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, văn
hóa, môi sinh và con người…có tác động
tích cực đến hạnh phúc của những người
dân sống ở nông thôn mà không làm hại
đến khả năng phát triển của các cộng đồng
dân cư khác ở hiện tại và tương lai.
Tổng kết thực tiễn từ các nước và
nước ta, PTNT đã được khái quát gồm bốn
quá trình: dân số học, hiện đại hóa nông
nghiệp, công nghiệp hóa, đô thị hóa gắn với
việc bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và
xã hội. Vậy PTNT được hiểu đồng nghĩa với


quá trình tiến tới những giá trị của văn minh
thời đại.
Trong bối cảnh những cộng đồng
làng xã Việt Nam vẫn còn vai trò đáng kể
trong các hoạt động và đời sống của người
dân nông thôn, việc kết hợp các yếu tố văn
minh thời đại với các truyền thống vốn có ở
nông thôn là một thách thức không nhỏ.
Mục tiêu phát triển xã hội nông thôn tiến lên
văn minh hiện đại đồng thời giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc đã và đang được đặt ra.
Các quá trình trên cũng còn được
một số nước diển tả là quá trình “Văn minh
hóa nông thôn”. Đó là kết quả của những nỗ
lực của chính các cộng đồng dân cư đang
sống tại các vùng nông thôn, đồng thời cũng
là kết quả của hoạt động tương tác với dân
cư các đô thị; giữa nông dân, công nhân, trí
thức; giữa nông nghiệp, công nghiệp và
thương mại dịch vụ.
Kinh nghiệm của một nước láng
giềng của ta là: “phát triển kinh tế - xã hội
thành thị phải đi đôi với phát triển nông
thôn”; với phương hướng hành động: “công
nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thành thị dẫn dắt
nông thôn”, theo phương châm: “sản xuất
phát triển, đời sống ấm no, làng xã văn
minh, diện mạo sạch đẹp, quản lý dân chủ”.
Một nông thôn văn minh, hiện đại ắt
hẳn phải thỏa mãn nhiều tiêu chí tiến bộ hơn

43
so với hiện nay trong đó yếu tố làng xã vệ
sinh, sạch đẹp là yếu tố dễ thấy nhất và cũng
có thể là yếu tố tối thiểu mà mỗi người, mỗi
nhà, mỗi làng cần và có thể đạt được, ngay
cả trong khi điều kiện kinh tế chưa phải là
dồi dào lắm, nó vừa thể hiện ý thức, thói
quen của mỗi người dân và việc tổ chức tốt
cộng đồng.
Tham gia chương trình NTM, tôi có
dịp đi lại nhiều vùng trong cả nước với
nhiều loại phương tiện, trong đó đường sắt
để lại cho tôi nhiều trăn trở khá “bức xúc”.
Hệ thống đường sắt Việt Nam là hệ
thống tương đối an toàn so với các loại
phương tiện giao thông khác ở nước ta hiện
nay. Tiện nghi và việc phục vụ trên tàu
những năm gần đây có nhiều cải thiện tốt:
máy điều hòa, nước nóng, nước lạnh,…giúp
cho hành khách có điều kiện thư giãn, nghỉ
ngơi trong thời gian đi lại. Hệ thống buồng
vệ sinh trên các toa tàu cũng đã được nâng
cấp, duy chỉ có điểm đáng ngại nhất là các
chất thải từ các buồng vệ sinh trên tàu lại …
đi thẳng xuống đường ray!
Cũng như các tuyến quốc lộ khác, hệ
thống đường sắt nước ta gồm chủ yếu là các
cung đường tương đối dài, nên phần lớn là
đi qua các vùng nông thôn; và thực tế các
buồng vệ sinh trên tàu cũng chỉ được mở

cửa khi tàu ra khỏi các đô thị, thị trấn. Nên
hầu hết chất thải từ các buồng vệ sinh trên
các chuyến tàu đều xả ra ở vùng nông thôn.
Như vậy là đi ngược lại cuộc vận động của
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
NTM.
Đó cũng có thể là một trong những
lý do mà một số không ít người dân sống 2
bên các đường tàu lâu nay đã có những phản
ứng không thân thiện với các chuyến tàu.
Ngành đường sắt là một trong những
ngành quan trọng trong lĩnh vực giao thông,
hay nói rộng ra là công nghiệp; lại đang
thuộc sở hữu Nhà nước, đáng ra phải đóng
vai trò đầu tàu, gương mẫu trong các
chương trình, mục tiêu quốc gia. Đấy là
điểm bất cập bức xúc nhất hiện nay. Tuy nó
do lịch sử để lại vì đã được xây dựng từ
hàng trăm năm nay, nhưng ngành đường sắt
đã từng bước cải thiện, hiện đại hóa nó với
những thiết bị hiện đại của cuộc sống văn
minh. Lẽ nào hệ thống xử lý chất thải trên
các tàu của ngành đường sắt lại không thể
thực hiện được?
Cách nay ít lâu, khi đi trên 1 chuyến
tàu bắc – nam, có lần tôi đã có dịp đi chung
toa, ở chung phòng với một số cán bộ ngành
đường sắt, chúng tôi đã trao đổi với nhau về
vấn đề này và được các anh cho biết ngành
đã có thí điểm lắp đặt bồn tạm chứa và xử lý

chất thải trên một số toa. Nhưng phần lớn
các toa tàu hiện nay vẫn còn như tình trạng
cách nay hàng trăm năm!
Tôi nghĩ rằng nếu ngành đường sắt
đã có thí điểm thì nay đã đến lúc nên tổng
kết, và cũng có thể tham khảo kinh nghiệm
các nước tiên tiến xem như thế nào. Đó cũng
là một trong những điểm cần được tính đến
trong nỗ lực đầu tư cải tổ hệ thống đường sắt
Việt Nam đồng thời với chương trình NTM.
44
45

×