Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.38 KB, 6 trang )

MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ThS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG

ười năm thực hiện cải cách
hành chính (CCHC) nhà nước
đã đem lại những thay đổi quan trọng
cho nền hành chính nước ta, góp phần
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân, vì dân, đáp ứng các yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Thực hiện Quyết định
số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình tổng thể CCHC nhà nước
giai đoạn 2001-2010, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(PTNT) đã ban hành Chương trình hành
động thực hiện chương trình CCHC giai
đoạn 2001-2010. Mục tiêu tổng quát
chương trình hành động CCHC của Bộ
được xác định là: “Tăng cường hiệu lực
và hiệu quả của Bộ Nông nghiệp và
PTNT trong việc thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với toàn ngành,
nâng cao chức năng của hệ thống hành
chính trong ngành, nhằm thúc đẩy một
cách hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã
hội khu vực nông thôn ở Việt Nam”. Bộ
đã chỉ đạo thực hiện những công việc cụ


thể như: phổ biến, quán triệt Chương
M
trình tổng thể CCHC cho tất cả cán bộ,
công chức thực hiện hiểu rõ; xây dựng
chương trình, kế hoạch triển khai cho
đến việc kiểm tra việc thực hiện và định
kì sơ kết, tổng kết.
Kế hoạch cải cách hành chính giai
đoạn 2006-2010 của Bộ xác định mục
tiêu tổng quát như sau: “Xây dựng Bộ
Nông nghiệp và PTNT hiện đại, đảm
bảo sự quản lý, điều hành thông suốt,
công khai, minh bạch, dân chủ, hiệu
quả, thân thiện, tiến tới phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất
các yêu cầu của nông dân, doanh
nghiệp, tổ chức về những vấn đề thuộc
phạm vị quản lý nhà nước của Bộ, góp
phần vào sự phát triển ổn định, bền
vững của khu vực nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam”.
Đánh giá về một số kết quả đạt
được của CCHC trong lĩnh vực nông
nghiệp so với Kế hoạch CCHC giai
đoạn 2006-2010:
1. Cải cách thể chế
1.1. Mục tiêu:
“Xây dựng hệ thống pháp luật về
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hoàn
1

thiện theo hướng đơn giản, minh bạch,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người
dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp và PTNT, phù hợp với các
quy định quốc tế, đồng thời giúp Bộ
thực hiện tốt chức năng QLNN, góp
phần ngăn chặn tham nhũng, lãng phí”
1.2. Đánh giá kết quả đạt được:
Công tác cải cách thể chế đã thực
hiện được hầu hết những nhiệm vụ xây
dựng trong kế hoạch, cụ thể:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật (QPPL) tạo môi
trường pháp lý phục vụ yêu cầu phát
triển sản xuất và đáp ứng yêu cầu quản
lý nhà nước của Bộ.
+ Về xây dựng, ban hành văn bản
QPPL: hầu hết các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước (QLNN) của Bộ
đều có các văn bản QPPL có tính pháp
lý cao điều chỉnh như: lĩnh vực nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) có Pháp
lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm
dịch thực vật, Pháp lệnh Giống cây
trồng, Giống vật nuôi; lĩnh vực lâm
nghiệp có Luật Bảo vệ và phát triển
rừng; lĩnh vực thủy lợi có Luật Tài
nguyên nước, Luật Đê điều, Pháp lệnh
Phòng chống lụt bão; lĩnh vực thủy sản

có Luật Thủy sản. Các văn bản QPPL
này đều đã có các văn bản hướng dẫn
thi hành. Riêng lĩnh vực muối, Bộ đang
tập trung xây dựng dự thảo Nghị định
của Chính phủ. Đặc biệt, Bộ đã ban
hành Thông tư số 28/2009/TT-BNNPTNT
về quy trình xây dựng và ban hành văn
bản QPPL ngành nông nghiệp và PTNT.
+ Trong thời gian qua, bằng
những biện pháp cụ thể, Bộ đã giảm các
giấy tờ hành chính trong hoạt động của
Bộ, đưa việc phát hành và sử dụng văn
bản giấy tờ hành chính đi vào trật tự,
nền nếp, thực hiện cải cách, đơn giản
hoá giấy tờ hành chính, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo điều
hành của Bộ, cụ thể năm 2009 đã giảm
được 2 ngàn văn bản so với năm 2005
(năm 2005 phát hành trên 21.000 văn
bản; năm 2009 phát hành 19.000 văn
bản). (*)
Mặc dù công tác soạn thảo văn
bản QPPL đạt được nhiều kết quả hơn
so với các năm trước, nhưng một số đơn
vị thực hiện đạt kết quả thấp so với kế
hoạch đã đăng ký, chất lượng soạn thảo
văn bản còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng
văn bản phát hành sai thẩm quyền,
không tuân thủ quy chế làm việc của
Bộ, việc rà soát và kiểm tra văn bản

chưa được các đơn vị coi trọng, dễ dẫn
đến sai sót. Việc phối hợp các đơn vị lấy
ý kiến tham gia văn bản còn mất nhiều
thời gian.
- Bên cạnh đó, thực hiện Đề án
đơn giản hóa thủ tục hành chính trong
lĩnh vực nông nghiệp và PTNT bước
đầu đã tạo ra nền móng vững chắc cho
việc cải cách thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và là
2
cơ sở để đơn giản hoá 30% các quy định
về thủ tục hành chính (**), đồng thời đã
cải thiện từng bước mối quan hệ giữa cơ
quan hành chính nhà nước với người
dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thủ tục
rườm rà, nhiều tầng nấc, nhiều cửa; còn
tình trạng giải quyết chậm.
2. Cải cách tổ chức bộ máy
hành chính
2.1. Mục tiêu:
“Xây dựng được hệ thống tổ chức
quản lý ngành nông nghiệp và PTNT
thống nhất, thông suốt từ trung ương
đến cơ sở”.
2.2. Đánh giá kết quả đạt được:
Tổ chức bộ máy của Bộ được
hoàn thiện, việc phân biệt rõ chức năng,
nhiệm vụ giữa Trung ương và địa

phương, giữa các đơn vị trong Bộ trong
10 năm qua đã thực hiện tương đối rõ
ràng. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề
sau:
- Nhiều nhiệm vụ quy định vẫn
còn chồng chéo giữa các cơ quan đơn vị
thuộc Bộ và giữa Bộ với các địa phương
như: nhiệm vụ về quản lý chất lượng (có
đến 6 đơn vị trong Bộ tham gia về quản
lý chất lượng) nên việc triển khai công
việc giữa các đơn vị còn gặp nhiều khó
khăn…; việc quy định chức năng, nhiệm
vụ ở các địa phương về lĩnh vực thủy
sản vẫn còn chồng chéo và không rõ
ràng, gây khó khăn cho các địa phương
khi triển khai nhiệm vụ.
- Nhiều dịch vụ trong cơ quan
hành chính có thể chuyển sang cho các
đơn vị dịch vụ công thực hiện nhưng
vẫn còn một cơ quan hành chính thực
hiện nhiệm vụ dịch vụ công.
- Công tác phân cấp, ủy quyền đã
được triển khai cụ thể và có hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn còn những đơn vị, cơ
quan chưa thực hiện tốt việc này, vẫn
muốn “ôm” việc, không phân cấp xuống
cho các đơn vị trực thuộc thực hiện, gây
khó khăn cho người dân và tổ chức khi
thực hiện giao dịch với cơ quan hành
chính; nhiều đơn vị được phân cấp về

lĩnh vực mình quản lý nhưng không
mạnh dạn triển khai công việc, vẫn xin
ý kiến cấp trên nên nhiều việc triển khai
chậm, giảm chất lượng và hiệu quả công
việc.
3. Đổi mới và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ công chức
3.1. Mục tiêu:
“Chuẩn hóa các yêu cầu, tiêu
chuẩn đối với từng chức danh cán bộ,
công chức”
3
3.2. Đánh giá kết quả đạt được:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng trong
thời gian qua đã góp phần xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức ngành nông
nghiệp và PTNT thành thạo về chuyên
môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức
tốt, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả
của bộ máy Nhà nước. Công tác quản lý
cán bộ, công chức có nhiều đổi mới theo
đúng quy định của nhà nước, vừa phù
hợp với thực tế của Bộ. Tuy nhiên, công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
vẫn còn một số hạn chế sau đây:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức chưa thực sự gắn với
chức danh - tiêu chuẩn cán bộ và công
tác qui hoạch cán bộ như kế hoạch đề
ra.

- Chưa tạo một bước chuyển rõ
rệt trong việc chỉnh đốn và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong
bộ máy hành chính gắn với việc ngăn
chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí trong đội ngũ cán bộ công chức
vẫn là vấn đề hết sức bức xúc.
- Có một số cơ quan, đơn vị, công
tác tổ chức cán bộ còn thụ động. Nhiều
nơi khi đánh giá về phẩm chất, trình độ,
năng lực của cán bộ chủ yếu dựa vào
một số việc làm và mối quan hệ công
tác mà chưa đánh giá đúng thực chất.
Việc đấu tranh tự phê bình và phê bình
nhìn chung còn hình thức, nể nang, né
tránh.
4. Cải cách tài chính công
4.1. Mục tiêu:
“Cải tiến việc dự toán, phân bổ,
cân đối ngân sách nhà nước và quản lý
chi tiêu để tạo sự chủ động, tăng cường
trách nhiệm cho các đơn vị và tăng
cường trách nhiệm của các đơn vị, đảm
bảo minh bạch và hiệu quả trong việc
chi tiêu ngân sách”.
4.2 Đánh giá kết quả đạt được:
Trong những năm qua, Bộ đã
triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và

kinh phí quản lý hành chính đối với các
cơ quan nhà nước theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ,
giúp các đơn vị trong ngành chủ động
hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ Bộ
giao.
Công tác CCHC thời gian qua của
Bộ đã được nhiều kết quả tích cực. Tuy
nhiên, để nâng cao hiệu quả CCHC của
ngành trong giai đoạn tiếp theo, trong
quá trình xây dựng và thực hiện Chương
4
trình CCHC giai đoạn 2011-2020 của
Bộ cần thực hiện một số nội dung sau:
- Đảm bảo tính công khai, minh
bạch trong toàn bộ quá trình xây dựng,
thực hiện Chương trình CCHC.
- Phải có một chiến lược cải cách
hành chính lâu dài và một lộ trình hợp
lý: các kế hoạch hành động cải cách
hành chính phải khách quan, khoa học,
phù hợp với đặc thù và từng giai đoạn
phát triển của đơn vị. Bộ cần phải xây
dựng kế hoạch cải cách hành chính giai
đoạn 1 từ 2011-2015 và giai đoạn 2 từ
2015-2020, chứ không như việc thực
hiện Chương trình CCHC nhà nước giai
đoạn 2001- 2010, Bộ chỉ xây dựng được
Kế hoạch CCHC giai đoạn 2 từ 2006-

2010.
- Phải xây dựng cụ thể hệ thống
các chỉ tiêu cho từng nội dung trong
Chương trình CCHC để có cơ sở so
sánh, đánh giá khi kết thúc việc thực
hiện Chương trình CCHC.
- Thường xuyên tiến hành công
tác sơ kết, tổng kết, kiểm điểm sự chỉ
đạo điều hành, nhân rộng các yếu tố
tích cực, điển hình tiên tiến, khắc phục
tiến tới loại bỏ những hạn chế, tiêu cực,
thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời,
thoả đáng, đúng đối tượng.
- Ngoài ra, để công tác CCHC đạt
hiệu quả, cũng cần lưu ý một số nội
dung sau:
+ Hệ thống văn bản QPPL về lĩnh
vực nông nghiệp và PTNT còn thiếu;
một số văn bản chưa thực sự phù hợp
với thực tiễn, gây khó khăn tới sản xuất
kinh doanh của người dân, doanh
nghiệp. Chính vì vậy, tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng
đơn giản, minh bạch, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho người dân và doanh
nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
thủy sản, diêm nghiệp và PTNT, phù
hợp với thể chế kinh tế thị trường định

hướng XHCN, các thể chế về nhà nước
pháp quyền XHCN và các quy định
quốc tế, đồng thời giúp Bộ thực hiện tốt
chức năng quản lý nhà nước của mình
+ Xây dựng chương trình đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức thực sự
gắn với chức danh - tiêu chuẩn cán bộ
và công tác qui hoạch cán bộ.
+ Công tác CCHC chưa đóng góp
được nhiều vào việc ngăn chặn và đẩy
lùi tệ quan liêu tham nhũng. Vẫn còn
nhiều thủ tục rườm rà, nhiều tầng nấc,
nhiều cửa.
Như vậy, quá trình thực hiện
CCHC bước đầu đã có sự chuyển biến,
hướng tới một nền hành chính lấy người
dân làm trung tâm, đáp ứng ngày càng
tốt hơn các nhu cầu của người dân trong
sinh hoạt cũng như trong sản xuất, kinh
doanh. Con đường CCHC còn dài, phải
thực hiện những chuyển đổi mạnh về
thể chế hành chính, về bộ máy và công
chức, nhưng điều quan trọng là phải gắn
5
chặt CCHC với cải cách thể chế kinh tế,
hướng về doanh nghiệp và doanh nhân
mà phục vụ, tạo thuận lợi cho toàn dân
có điều kiện để làm giàu để phát triển
nông nghiệp, nông thôn bền vững./.
(*) Báo cáo sơ kết thực hiện đề

án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh
vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 -
2010 Của bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
(**) Báo cáo Tổng kết thực hiện
chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và
xây dựng Chương trình cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
6

×