Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY . HỌC VẬT LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.47 KB, 24 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG


.

Đề tài : TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY
. HỌC VẬT LÝ
Người thực hiện:Nguyễn Thị Thanh Tâm
Năm học :2014-2015
Phòng GD ĐT Thanh Oai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS Phương Trung Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2014-2015
SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Tâm
Ngày, tháng , năm sinh: 9-12-1982
Năm vào ngành : 1-11-2012
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Phương Trung
Trình độ chuyên môn : Đại học lý
Hệ đào tạo : Từ xa
Bộ môn giảng dạy: Vật lý 8 và vật lý 9
Trình độ Ngoại ngữ :
Danh hiệu thi đua đã đạt :
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
1.1.Cơ sở lí luận
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về


những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có
những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung sách giáo khoa và cả phương pháp
2
giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học
ở trường phổ thông THCS. Ngành giáo dục đã tiến hành cải cách sách giáo khoa
ở các bậc học. Sách giáo khoa mới được biên soạn trên hình thức đổi mới
phương pháp dạy và học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Nhìn chung, giáo
viên và học sinh đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của sách giáo
khoa mới. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí theo chương
trình đổi mới sách giáo khoa thì học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức, đào
sâu kiến thức bài học thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, chủ yếu là thực
nghiệm hơn thuyết giảng, nhằm giúp các em tự giác học tập, độc lập suy nghĩ và
tích cực học tập trên lớp và ở nhà để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những kiến
thức đã được thầy cô giảng dạy.
Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng. Sự phát triển của
khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật. Vì thế, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn
trong đời sống và sản xuất, đặt biệt trong công cuộc xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu đào tạo của trường trung học cơ sở. Chương trình vật lí trung học cơ sở có
nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, ở trình độ
này bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản phổ thông vá thói
quen làm việc khoa học, góp phần tạo ra ở các em năng lực nhận thức và các
phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra.
Đổi mới phương pháp dạy nhất là tăng cường hướng dẫn học sinh thực

hành thí nghiệm, giáo viên phải làm sao phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội
tri thức của học sinh. Giáo viên với vai trò là người chỉ đạo giúp học sinh giải
quyết vấn đề mới nẩy sinh hoặc mâu thuẫn nhận thức.
1.2 . Cơ sở thực t ế:
Sau một thời gian giảng dạy Vật lý ở trường THCS Phương Trung ,THCS
Liên Trung (Đan Phượng )và đến thăm quan một số trường khác trong huyện
nữa,tôi nhận thấy một số điều sau:
Vật lý cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người
không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần
xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những
mức độ khác nhau . Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong
giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Vật lý chưa hoàn thành tốt vai
trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Vật lý,
sợ học môn Vật lý . Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác,
thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Vật lý phải ghi nhớ quá nhiều
kiến thức khô khan, không chịu vận dụng vào thực tế.
3
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do
bản thân môn Vật lý mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp,
chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Vật lý chưa phát huy
được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ
môn khoa học, cần phải nghiên cứu nghiêm túc, có sự so sánh vận dụng linh
hoạt ,gắn kết liên môn với các môn học khác và vận dụng càng nhiều với thực tế
thì càng dễ dàng tiếp thu,ghi nhớ sâu được kiến thức . Giáo viên chưa tích cực
thay đổi phương pháp dạy học trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng
thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học
tập tẻ nhạt,giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp "tích hợp kiến thức liên
môn trong giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS" để nhằm trao đổi với
đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Nhằm giúp giáo viên Vật lý có thể áp dụng vào giảng dạy môn Vật lý một cách
sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn Vật lý trong chương trình
cấp THCS.
2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến cách học vật
lý và thực hành vật lý trong nhà trường làm nảy sinh tâm lí không thích học vật
lý và lúng túng trong các tiết học có thí nghiệm . Để góp phần khắc phục hạn chế
đó trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng lớn chỉ mong rằng qua các
tiết có sử dụng tích hợp kiến thức liên môn với các môn học như Ngữ Văn,lịch
sử , sinh học,mĩ thuật… Và qua nhiều tiết học có sự kết hợp như vậy học sinh
thêm yêu thích học Vật lý, kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu được đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
+Phương pháp đọc tài liệu
+Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm
+Phương pháp điều tra thực tiễn
+Phương pháp kiểm tra , đối chiếu, so sánh
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
+Học sinh lớp 9A
1
trường THCS Phương Trung
+Phạm vi nghiên cứu : Trong suốt năm học 2014-2015
5. Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 9-10 : khảo sát thực tế
Tháng 11-12: Nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những tồn tại về kĩ năng làm
thí nghiệm vật lý
4
Các tháng còn lại áp dụng những giải pháp đã tìm để nâng cao kĩ năng làm thí
nghiệm vật lý kết hợp sử dụng nhiều dụng cụ thí nghiệm sẵn có ,sưu tầm,tự làm.
6.Tài liệu tham khảo:

1. Sách giáo khoa vật lí 9 – NXB giáo dục.
2. Sách giáo viên vật lí 9 – NXB giáo dục, Một số vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học môn vật lí THCS – NXB giáo dục.
3.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III – NXB giáo
dục
4.Tài liệu tập huấn giáo viên môn vật lí về dạy học kiểm tra đánh giá theo chuẩn
kiến thức kĩ năng- BGD và ĐT
5.Bài viết bình về hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng của Trương Quang
Cảm
6.Bài viết của phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân
Thành gỡ rối dạy học 'tích hợp, liên môn”

PHẦN II. NỘI DUNG
I-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1- Cơ sở lí luận:
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy
học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với môn Vật lý, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học,
tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau
“Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích
hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí
thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể,
cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”
Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức
liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình
5
thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm

giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn
còn gặp nhiều khó khăn lúng túng.
2. Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Về phía học sinh :
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp
dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho
học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau,
vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như
khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
2.2. Về phía giáo viên :
Giáo viên luôn có tinh thần sáng tạo, tìm tòi giải pháp cho học sinh thí
nghiệm thực hành để các em làm quen dần với khoa học, qua đó nhằm rèn thêm
kĩ năng và thao tác trên dụng cụ.
Bên cạnh đó, khả năng của giáo viên còn hạn chế trong việc tự làm thiết bị
dạy học, hạn chế về thời gian, kinh phí…
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu
hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là
bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự
am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự
phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.

Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho
giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn
có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên,
góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên
có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai
sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo
viên ở các trường sư phạm.
Giáo viên có gặp khó khăn?
6
Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất
thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học.
Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo
dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục
đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp
luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài
nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó
với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao
thông
Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về
rà soát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn.
Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Bộ GD-ĐT cũng đã tập huấn giáo viên
về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong
mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học
tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên
cạnh tập huấn giáo viên cốt cán
Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường
phổ thông, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán

bộ quản lý, giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ
đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.
Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức,
phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng
lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương
trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015.
2.3 . Về cơ sở vật chất :
Ngay từ đầu năm, nhà trường đã kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồ dùng
thiết bị dạy học. Trường có trang bị thiết bị thực hành nhưng chất lượng chưa
cao. Bên cạnh đó, không có phòng học thí nghiệm nên cũng khó khăn cho giờ
dạy Vật lý
Hầu như chưa có định hình, kinh nghiệm về dạy học có tích hợp liên môn trong
dạy học Vật lý
2.4 .Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện vấn đề nghiên cứu
* Những ưu điểm :
Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang
được áp dụng trong nhà trường giúp học sinh phát huy được vai trò chủ động của
mình trong việc lĩnh hội kiến thức, kích thích khả năng sáng tạo của học sinh
7
trong quá trình học tập. Cùng với việc đổi mới về phương pháp, một số phương
tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại cũng đã được áp dụng vào quá trình giảng dạy của
giáo viên trên lớp giúp giờ học sinh động và mang lại hiệu quả cho giờ học.Các
em học sinh đang trong lứa tuổi thích khám phá ,thích tham gia vào các hoạt
động sáng tạo như tự tạo đồ dùng thí nghiệm đơn giản hoặc tìm kiếm ở xung
quanh cuộc sống hằng ngày.
Hàng năm, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội , phòng giáo dục huyện Thanh
Oai đều có tổ chức các chuyên đề tập huấn cho giáo viên môn Vật lý với mục
đích nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn này.
* Những bất cập
Chúng ta đã và đang đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích

cực của học sinh trong học tập. Song, một thực tế đáng buồn là còn nhiều thầy
cô giáo chưa thật quan tâm đến cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối
tượng và đặc trưng bộ môn, nhất là đối với môn Vật lý,không thể thiếu những thí
nghiệm Giờ học vật lý phần lớn là dạy chay, không sử dụng đồ dùng thí
nghiệm nên rất tẻ nhạt,khô khăn cứng nhắc,học sinh không tích cực học tập,mà
học lấy lệ ,học chống đối ,các em viết cho đủ bài nếu giáo viên nhắc nhở.Bản
thân các em học sinh rất thích được tham gia vào các hoạt động chuẩn bị đồ
dùng thí nghiệm trước các tiết học ,nhất là những đồ dùng đơn giản mà các em
có thể mang từ nhà hoặc tự làm nên nếu như giáo viên dặn dò tỉ mỉ và hướng
dẫn các em cuối các tiết học chuẩn bị cho tiết học sau thì các em rất tích cực
tham gia.
Khi được phân công dạy môn Vật lý tại lớp 9A1, ngay từ đầu năm tôi đã tiến
hành khảo sát thực tế, kết quả như sau:
Số học sinh thích học môn vật lý là: 10 em
Số học sinh thấy bình thường là : 18 em
Số học sinh sợ học vật lý là : 17 em
3. Các giải pháp : Một số nội dung tích hợp cụ thể:
3.1. Tích hợp với môn Ngữ Văn:
Trong bài 48.MẮT, SGK Vật lý 9,giáo viên có thể tích hợp với môn Ngữ
Văn ngay trong phần mở đầu bài:
GV: Trong văn học và cuộc sống hàng ngày, các em thường được nghe nói
“mắt là cửa sổ tâm hồn”, hay “Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay” đã thể hiện vai
trò cực kì quan trọng của Mắt .Vậy trong môn Vật lý,mắt còn được xem như một
thấu kính hội tụ nhưng có những điểm rất đặc biệt ,đó là gì?Cô và các em sẽ
cùng nghiên cứu bài học hôm nay Tiết 53.bài 48.MẮT
Khi GV giảng xong phần I.Cấu tạo của mắt ,để thay đổi không khí học
tập, tạo nên những cảm xúc mới lạ và ghi nhớ kiến thức của bài học một cách hết
sức tự nhiên mà vẫn sâu sắc, góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và
8
hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.Giáo viên có thể vận dụng một

số câu thơ của nhà thơ Quang Dũng có hình tượng đôi mắt để thay đổi không khí
học tập thú vị hơn,bớt khô khan máy móc,chẳng hạn như:
GV:Các em vừa tìm hiểu xong phần I.cấu tạo của mắt,biết được hai bộ
phận quan trọng nhất của mắt là thuỷ tinh thể và màng lưới nhưng các em có biết
hình tượng đôi mắt còn đi vào trong thơ văn với rất nhiều biểu cảm, sắc thái
khác nhau,khiến cho người đọc nhớ mãi ,như trong bài thơ “Tây Tiến”:
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Bên cạnh đôi mắt oai hùng, ta còn bắt gặp đôi mắt tràn đầy tình cảm với
bao thương nhớ, biết buồn cô quạnh trong những sáng heo may, biết mong chờ
bên dòng sông mưa rơi lớp lớp.Đó là hình ảnh đôi mắt trong bài thơ Đôi bờ
được sáng tác 1948:
Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai?
Sang phần II.Sự điều tiết của mắt, GV có thể sử dụng đoạn thơ ở bài Mắt
người Sơn Tây tích hợp thêm
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?
Như vậy,cứ xen kẽ một cách nhẹ nhàng ,tự nhiên học sinh sẽ chú ý lắng
nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng nhận xét được khi liên tưởng
đến những sự vật hiện tượng đang học bằng hình ảnh miêu tả của các bài thơ.Mà
chúng ta đều đã biết thơ văn dễ đi vào trí nhớ và tình cảm của con người nên
kiến thức bài học cũng tự nhiên ngấm sâu vào các em.
Trong bài 52.Ánh sáng trắng và ánh sáng màu, GV có thể tích hợp với

phần mở đầu bài như sau:
GV:Các em đã khi nào tưởng tượng ,nếu cuộc sống không có ánh sáng ,không
có màu sắc thì con người sẽ ra sao chưa ? Chắc hẳn chỉ là tăm tối, là màu đen
buồn tẻ và khi đó nếu chợt loé lên một tia sáng nhỏ nhoi thì con người sẽ cảm
thấy đáng quý biết bao.Cảm nhận đó đã được viết thành thơ như sau:
9
Đi gần hết quãng đời tăm tối
Chợt lóe lên ánh sáng cuối đường hầm
Ánh sáng của tình yêu và hy vọng
Vậy ánh sáng có từ đâu ,có những cách nào để tạo ra ánh sáng với nhiều màu
sắc khác nhau tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.Chúng ta sẽ cùng nghiên
cứu Tiết 57.bài 52.Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Sau khi học xong phần I.Nguồn ánh sáng trắng và ánh sáng màu ,các em đã
được biết mặt trời là một nguồn sáng tự nhiên vô tận,và vô cùng quý giá , không
thể thiếu đối với sự sống trên trái đất.Mặt trời tạo ra ánh sáng trắng là những tia
nắng ẩn hiện trong các bài thơ văn nổi tiếng như:
Nắng xuân trong thơ Hàn Mặc Tử có màu tươi mơn mởn như trái cây vừa chín
mọng:
Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
(Mùa xuân chín)
Cũng vào mùa xuân, nhưng nắng ban mai trong “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ có
màu “tía” và thật tinh nghịch như ánh mắt của cô thôn nữ hồn nhiên, trêu đùa
với thi nhân:
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Còn vào buổi chiều xuân, trong thơ Huy Cận, màu nắng có phần phai nhạt:
Nắng vàng lạt lạt
Ngày đi chầy chầy.

(Chiều xuân)
Trong bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu,
Trong phần mở đầu bài GV có thể tích hợp
GV đọc đoạn thơ:
Em hỏi tôi yêu màu xanh hay tím?
Tôi biết nói sao yêu màu tím hay xanh.
10
Khi hoa xuân về đua nở đầy cành
Muôn sắc, muôn hương, muôn màu rực rỡ.
GV: Các em có biết màu xanh hay tím trong đoạn trên do đâu mà có không?
Khi nào chúng ta nhìn thấy vật có màu sắc như nó vốn có hoặc màu sắc khác ?
Có phải là do ánh sáng chiếu vào nó?Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời
câu hỏi đó.Tiết 60.bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng
màu,
Như vậy ta thấy rằng: Sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy
Vật lý không những giúp các em nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà
còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình
thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
3.2 Tích hợp với môn Mĩ thuật:
Không những môn Vật lý chỉ gần gủi trong nội dung kiến thức với môn
Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn Mĩ thuật.
Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Vật lý, giúp học sinh
phát triển toàn diện về mọi mặt .Phần lớn các bài học Vật lý đều cần có những
tranh ảnh minh hoạ . Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội
dung phù hợp với từng bài ,sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện
trong tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề và rút
ra kết luận cần thiết.Hoặc kích thích sáng tạo ở học sinh bằng cách cho các em
tham gia vẽ tranh ảnh minh hoạ cho các bài học,giáo viên sẽ chấm điểm.Như
vậy kho tư liệu của thầy cô cũng càng ngày càng phong phú,học sinh thêm hứng
thú với các tiết học Vật lý hơn,không còn sợ học nữa,tự nhiên tiếp thu kiến thức

tốt hơn.
Trong bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
GV có thể cho HS quan sát một bức tranh ở dưới đây
11
GV :Các em có muốn biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy những bông hoa
trong bức tranh trên có màu vàng rực rỡ như vậy không?Bài học hôm nay sẽ
giúp các em trả lời câu hỏi đó
Vật lý giúp học sinh hình thành tư duy logic,tư duy khoa học ,từ đó học Văn
dễ hơn,nhớ lâu hơn,đầy đủ hơn. Ngược lại Văn học, Mĩ thuật làm cho các sự
vật ,hiện tượng, các kiến thức của Vật lý dễ dàng thấm vào tiềm thức của con
người.
3.3. Tích hợp với môn Lịch sử:
Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói
“Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể
giúp các khoa học này hiểu thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ,
vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy,
giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con
người. Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự
khái quát, đồng thời Lịch Sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây
dựng một thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không
có cơ sở vững chắc”.Chẳng hạn như khi dạy bài Lực đẩy Acsimet-Vật lý 8 hay
12
Định luật Ôm-Vật lý 9 ,GV có thể lồng ghép những câu chuyện lịch sử viết về
các nhà Vật lý học nổi tiếng đó.
3.4.Tích hợp với môn Sinh học:
Sinh học cũng luôn song hành cùng Vật lý,đã có cả một ngành khoa học
đặc biệt gọi là Lý sinh học.GV có thể lồng ghép kiến thức sinh học vào các tiết
học Vật lý
Cụ thể trong bài 48.Mắt và bài 49.Mắt cận và mắt lão–Vật lý 9 có thể vận dụng
kiến thức sinh học trong chăm sóc mắt có những cách biện pháp vệ sinh ,bảo vệ

và rèn luyện mắt.
Những thực phẩm tốt cho mắt:
+ Quả bơ: Quả bơ là một trong những loại quả tốt nhất cho mắt do có chứa
nhiều lutein - một carotenoid có khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ
tại võng mạc (giảm lưu lượng máu đến võng mạc), giúp chống các bệnh về thuỷ
tinh thể và thoái hoá mắt. Ngoài ra còn chứa rất nhiều những vitamin bổ dưỡng
cho mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, và vitamin E.
+ Cà rốt: Đây là loại củ từ lâu đuợc biết đến rất bổ dưỡng cho mắt nhờ có nhiều
vitamin A.
+ Trứng: Trong trứng có rất nhiều những chất có lợi cho mắt như vitamin A,
zinc, lutein, lecithin, B12, vitamin D, và cysteine.
+ Cải xanh: Trong cải xanh có nhiều các dinh dưỡng thiết yếu cho mắt như:
vitamin C, canxi, lutein, zeaxanthin, và sulforaphane.
+ Rau chân vịt: Rau chân vịt (rau Spinach) còn được gọi là cải bó xôi, không
chỉ chứ nhiều vitamin A mà còn có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như lutein và
zeaxathin.
+ Cải xoăn: Giống như cải bó xôi, cải xoăn cũng có nhiều vitamin A, lutein, và
zeaxathin.
+ Cà chua: Được biết đến chứa nhiều vitamin C và lycopene, hai loại dinh
dưỡng
+ Hạt hướng dương: Hạt hướng dương chứa nhiều selenium, một chất dinh
dưỡng có khả năng chống lại bệnh đục thuỷ tinh thể và tăng khả năng thị lực.
+ Tỏi: Trong tỏi có nhiều selenium và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt
+ Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều acid béo omega-3, một chất rất quan trọng cho việc
tăng cường thị lực. Ngoài ra trong cá hồi còn có các chất acid Folic, vitamin D
Một số món ăn giúp sáng mắt:
+ Gan gà chưng câu kỷ tử: gan gà (rửa sạch, xắt mỏng) 60g, câu kỷ tử 30g, táo
đỏ (bỏ hột) 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Các thứ làm sạch, cho vào bát sành,
đem chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng.
13

+ Gan heo nấu táo đỏ: Gan heo (rửa sạch, xắt miếng) 60g, táo đỏ 8 quả, hoài
sơn (củ khoai mài) 20g. Các thứ rửa sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách
thuỷ ba giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.
+ Canh gan heo – cải bó xôi: gan heo (rửa sạch, xắt mỏng, ướp gia vị) 100g,
+ Canh trứng gà – câu kỷ tử: trứng gà hai quả, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc
táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một
giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín.
+ Canh lươn – hà thủ ô: lươn (làm sạch) 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen (ngâm
mềm) 60g, táo đỏ bốn quả, gừng tươi hai lát mỏng. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi
đất, thêm nước vừa đủ, hầm khoảng ba giờ cho nhừ. Nêm gia vị vừa ăn.
Ngoài ra, để giúp sáng mắt, giải nhiệt, có thể dùng một trong các loại sau: các
hoa 10 – 12g, thảo quyết minh 10 – 12g, lá dâu tằm 12 – 16g, hạt cây mắc cỡ đỏ
(trinh nữ tử) 8 – 10g… hãm với nước sôi để làm trà uống trong ngày.
4. Minh hoạ bằng giáo án Tiết 53. bài 48.MẮT –Vật lý 9
Ngày soạn: 1/3/2015
Tiết 53.bài 48
MẮT.

A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ ( hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất
của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
-Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được chúng với các bộ
phận tương ứng của máy ảnh.
-Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm
cực viễn.
-Biết cách thử mắt.
2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt
theo khía cạnh vật lí.
-Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.

3.Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
B. ĐỒ DÙNG: Tranh vẽ minh hoạ do học sinh vẽ trước ở nhà và mô hình con
mắt mượn của môn sinh học
C.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ.1: KIỂM TRA BÀI CŨ-TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (7 phút).
1. Kiểm tra bài cũ:
-Hai bộ phận quan trọng nhất của máy
ảnh là gì? Tác dụng của các bộ phận
đó?
-Hai bộ phận quan trọng nhất của máy
ảnh là vật kính và buồng tối.
Vật kính của máy ảnh là một thấu kính
14
hội tụ….
2.Tạo tình huống học tập:
GV: Trong văn học và cuộc sống hàng ngày, các em thường được nghe nói
“mắt là cửa sổ tâm hồn”, hay “Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay” đã thể hiện vai
trò cực kì quan trọng của Mắt .Vậy trong môn Vật lý,mắt còn được xem như một
thấu kính hội tụ nhưng có những điểm rất đặc biệt ,đó là gì?Cô và các em sẽ
cùng nghiên cứu bài học hôm nay Tiết 53.bài 48.MẮT
*H. Đ.2: TÌM HIỂU CẤU TẠO MẮT (7 phút)
I.CẤU TẠO CỦA MẮT.
-Các em hãy nhớ lại kiến thức đã học trong môn Sinh
học 8,Mắt có cấu tạo như thế nào?HS quan sát tranh
đã vẽ ở nhà và mang tới:( Liên môn Mĩ Thuật)
Yêu cầu HS đọc tài liệu,thảo luận nhóm, trả lời câu
hỏi:
+Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì?
+Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như TKHT? Tiêu

cự của nó có thể thay đổi như thế nào?
+Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu?
-Yêu cầu HS yếu nhắc lại.
-Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con
mắt và máy ảnh?
Thể thuỷ tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong
máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ
phận nào trong con mắt?
GV:Các em vừa tìm hiểu xong phần I.cấu tạo của
mắt,biết được hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là
thuỷ tinh thể và màng lưới nhưng các em có biết hình
1.Cấu tạo:
-Hai bộ phận quan trọng
nhất của mắt là thể thuỷ
tinh và màng lưới.
-Thể thuỷ tinh là một
TKHT, nó phồng lên, dẹt
xuống để thay đổi f…
-Màng lưới ở đáy mắt,
tại đó ảnh hiện lên rõ.
2. So sánh mắt và máy
ảnh.
C1:
-Giống nhau:
+Thể thuỷ tinh và vật
kính đều là TKHT.
+Phim và màng lưới đều
có tác dụng như màn
hứng ảnh.
-Khác nhau:

+Thể thuỷ tinh có f có
thể thay đổi.
+Vật kính có f không
đổi.
15
tượng đôi mắt còn đi vào trong thơ văn với rất nhiều
biểu cảm, sắc thái khác nhau,khiến cho người đọc
nhớ mãi ,như trong bài thơ “Tây Tiến”:
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Bên cạnh đôi mắt oai hùng, ta còn bắt gặp đôi
mắt tràn đầy tình cảm với bao thương nhớ, biết
buồn cô quạnh trong những sáng heo may, biết mong
chờ bên dòng sông mưa rơi lớp lớp.Đó là hình ảnh
đôi mắt trong bài thơ Đôi bờ được sáng tác 1948:

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai?

*H. Đ.3: TÌM HIỂU SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA MẮT ( 15 phút).
II. SỰ ĐIỀU TIẾT.
16
-Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu.
-Trả lời câu hỏi:
+ Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực

hiện quá trình gì?
+Sự điều tiết của mắt là gì?
-Yêu cầu 2 HS vẽ lên ảnh của vật
lên võng mạc khi vật ở xa và gần f
của thể thuỷ tinh thay đổi như thế
nào?
( Chú ý yêu cầu HS phải giữ khoảng
cách từ thể thuỷ tinh đến phim
không đổi).
Các HS khác thực hiện vào vở.
Sau khi đã học xong phần II.Sự điều
tiết của mắt, các em đã biết khi nhìn
vật ở xa và ở gần ,mắt phải điều
tiết.Quang Dũng đã viết trong bài
“Mắt người Sơn Tây”
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?
Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự
của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng
lưới.
Vật càng xa tiêu cự càng lớn.
*H. Đ 4: III. ĐIỂM CỰC CẬN VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN ( 10 phút)
-HS đọc tài liệu, trả lời câu hỏi:
+Điểm cực viễn là gì?
+Khoảng cực viễn là gì?
-GV cho HS cùng nhìn ra sân trường
và cho biết cảm giác của mắt .
HS kết luận được :người mắt tốt có thể

nhìn thấy vật ở rất xa mà mắt không
phải điều tiết.
-HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
+Điểm cực cận là gì?
+Khoảng cực cận là gì?
-GV cho HS nhìn trang sách đặt tại
điểm cực cận và cho biết cảm giác của
mắt?
HS rút ra được kết luận: tại điểm cực
cận mắt phải điều tiết nên mỏi mắt.
1.Cực viễn:
C
v
: Là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn
thấy vật.
Khoảng cực viễn là khoảng cách từ
điểm cực viễn đến mắt.
2.Cực cận:
C
c
: Là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn
rõ vật.
Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt
là khoảng cực cận.
C4: HS xác định cực cận và khoảng
cách cực cận.
O
B
A
I

F
A

B

B
A
I
F
O
A

B

17
Chúng ta không nên nhìn gần
-Yêu cầu HS xác định điểm cực cận,
khoảng cực cận của mình.
Liên môn với Ngữ Văn để HS thay
đổi không khí học tập và nhớ bài tốt
hơn bằng một số câu ca dao,tục ngữ
hoặc câu thơ,câu văn đã học có nói tới
hình tượng đôi mắt
- GV tổ chức cho HS một trò chơi :
Tìm những câu thơ,câu văn có hình
tượng đôi mắt.Đội nào tìm được nhiều
hơn trong 3’sẽ thắng và nhận được
phần thưởng.
- HS có 2 đội ,mỗi đội có 5 bạn,trong
đó có 1 bạn đội trưởng,viết ra giấy của

mỗi đội.
- GV sử dụng máy chiếu trình chiếu
bài viết của Trương Quang Cảm viết về
hình tượng đôi mắt trong thơ Quang
Dũng,một nhà thơ nổi tiếng mà HS đã
học trong môn Ngữ Văn
(Phần tài liệu tham khảo ở phía cuối
đề tài)
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?
- HS quan sát ,lắng nghe GV giới
thiệu
*H. Đ.5: VẬN DỤNG, CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 6 mắt).
-Yêu cầu HS tóm tắt, dựng hình,
chứng minh C5.
C5: d=20m=2000cm; h=8m=800cm;
d

=2cm.
h

=?
Đáp : Chiều cao của ánh cột điện trên
màng lưới là:
)(8,0
2000
2
.800. cm

d
d
hh
==

=

B
18
C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn
thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài
nhất hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật
ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể
thuỷ tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất?
-Yêu cầu hai HS nhắc lại kiến thức đã
thu thập được trong bài.
-Hướng dẫn HS đọc mục “Có thể em
chưa biết”.
* Liên môn sinh học, GV cho HS
thảo luận : các cách chăm sóc và bảo
vệ đôi mắt yêu quý của bản thân
Sau đó GV trình chiếu một số kiến
thức cần thiết đó
(phần 4.4.Tích hợp với môn sinh học)

H A

O H
A B


C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn
thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất.
Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu
cự của thể thuỷ tinh sẽ ngắn nhất.
-Ghi nhớ: +Hai bộ phận quan trọng nhất
của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
+Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính
trong máy ảnh, còn màng lưới như phim.
+Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng
lưới.
+Trong quá trình điều tiết thì thể thuỷ
tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt
xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới
rõ nét.
+Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ
được khi không điều tíêt gọi là điểm cực
viễn.
+Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ
được gọi là điểm cực cận.
Hướng dẫn về nhà:-Học phần ghi nhớ.
-Làm bài tập-SBT.
E. RÚT KINH NGHIỆM:

5. Minh hoạ bằng bài giảng điện tử. (tập đính kèm)
19
6. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về việc học môn Vật lý có sự kết hợp
việc thực hiện đề tài, giảng dạy tích hợp kiến thức môn Vật lý với các bộ môn
Ngữ văn, Mĩ thuật,sinh học,lịch sử ở trường THCS Phương Trung, tôi thấy chất
lượng học vật lý của các em có tiến bộ rõ rệt. Giờ đây không khí học tập của lớp

đã sôi nổi, hào hứng. Môn Vật lý đã trở thành môn học bổ ích và lý thú đối với
các em. Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú với các môn học khác nữa.
Tôi đã tổ chức khảo sát và được biết:
Số em thích học vật lý là: 38 em
Số cảm thấy bình thường là : 7 em
Không có em nào không thích học vât lý. Các em không còn có tâm lí sợ và ngại
học vật lý
Kết quả xếp loại môn Vật lý lớp 9A1 là:
Sĩ số Thời gian Giỏi Khá T.Bình
S.lượng % S.lượng % S.lượng %
45 Đầu năm, 15 em 33,3% 15 em 33,3% 5 11,1%
45 Cuối năm 44 em 97,7% 1 em 2,3% 0 0
III- KẾT LUẬN
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung
và trong dạy học Vật lý nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi
hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không
phải phần nào cũng thực hiện được.
20
Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi, để khắc phục tình trạng dạy- học
Vật lý như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách
suy nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Vật lý trong việc đào tạo
con người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Vật lý hiện nay
không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý thức hơn trong
việc học tập. Thử hỏi giáo viên dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng học
sinh không học bài, không chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết
quả sẽ như thế nào? Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy - học môn Vật lý cũng
như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
IV- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn

học để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều
nước.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo
hướng tích hợp.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được
yêu cầu học tập tích hợp.
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ
mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực
hiện chương trình tích hợp.
- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh
giá theo hướng tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn
hoc.
- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các
phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận tích hợp Việt Nam
Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp kiến thức liên môn
vào giảng dạy bộ môn Vật lý trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn
đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình Vật lý cấp
THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS Phương Trung trong năm
học vừa qua.Tôi hy vọng rằng : Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ
phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những
định hướng trong việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Vật
lý, Không chỉ ở môn Ngữ văn, Mĩ thuật,sinh học,… mà còn ở các môn khác.Tôi
rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện
đề tài này.

Phương Trung ngày 17 tháng 3 năm 2015
21
Tác giả đề tài


Nguyễn Thị Thanh Tâm

Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỞ SỞ:










XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Hà Nội ,ngày 18 tháng 3 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết ,không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thanh Tâm
22






Chủ tịch

(Ký tên, đóng dấu)
MỤC LỤC
Trang
Phần I. Đặt vấn đề 3
1.Lí do chọ đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm 4
3. Phương pháp nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Kế hoạch nghiên cứu 5
6.Tài liệu tham khảo 5
Phần II. Nội dung 6
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 6
Giải thích các thuật ngữ khoa học 6
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 6
2.1 Về phía học sinh 6
2.2 Về phía giáo viên 6
2.3. Về cơ sở vật chất 8
2.4. Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện vấn đề nghiên 8
23
cứu
3. Các giải pháp 9
4. Minh họa bằng giáo án 14-19
5. Minh họa bằng bài giảng điện tử (tệp đính kèm) 20
6. Hiệu quả của sáng kiến 20
Phần III.Kết luận 22
Phần IV. Kiến nghị, đề xuất 22
Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng cơ sở 23
Mục lục 25
24

×