Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.88 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- 1 -
Nội dung Trang
Phần 1: Mở đầu
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm 3
2. Mục đích của sáng kiến 5
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến 5
4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến 5
Phần 2: Nội dung
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến 6
II. Thực trạng của vấn đề 8
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 10
IV. Hiệu quả của sáng kiến 19
Phần 3: Kết luận và kiến nghị 23
Tài liệu tham khảo 25
GV Giáo viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
THPT Trung học phổ thông
TPVH Tác phẩm văn học
GDCD Giáo dục công dân
TNĐL Tuyên ngôn Độc lập
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
- 2 -
Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong nhà trường bởi chức năng đặc biệt
của nó. Nhà văn Mác-xim-Go-rơ-ki từng nói “Văn học là nhân học” dạy học văn
là dạy người ta cách sống, cách làm người, cách ăn ở thủy chung, nhân hậu, biết
trọng nghĩa khinh tài, biết yêu điều ngay thẳng và ghét sự độc ác, phản trắc,


thiếu trung thực, gian tà. Đồng thời nó cũng là tiếng gọi cứu nước thấm đượm ý
chí kiên cường chống giặc ngoại xâm, tràn ngập tình cảm anh hùng, khích lệ
tinh thần dân tộc và lòng dũng cảm của mọi người, cổ vũ mọi người đóng góp
hy sinh cho Tổ quốc, cho sự nghệp chung. Đó chính là giá trị văn học của dân
tộc. Giá trị ấy phong phú trên nhiều mặt, bộc lộ mỗi thời một khác nhưng cùng
vun đắp đời sống tinh thân dân tộc.
Hiện nay, do sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển nhanh của khoa học,
một mặt xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với thế hệ trẻ, mặt khác
cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ trẻ ngày càng phát triển. Vì
thế học sinh có điều kện để tìm hiểu tường tận để thỏa mãn hứng thú và nguyện
vọng của mình thông qua mạng internet, sách tham khảo, học thêm, các lớp đào
tạo kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp….Do đó đòi hỏi ở người thầy phải có
tầm hiểu biết rộng, người thầy phải thường xuyên theo dõi những xu hướng,
những định hướng của môn mình phụ trách. Đồng thời phải tự học, tự bồi dưỡng
để cung cấp cho học sinh những kiến thức chuẩn xác và liên hệ được nhiều kiến
thức cũ và mới, giữa bộ môn khoa học này với bộ môn khoa học khác.
Từ năm 2002, chương trình THPT môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục đã hướng
dẫn: Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong
toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu
trong quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của học tập; tích hợp trong
chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của
giáo viên và trong quá trình học tập của học sinh. Nội dung tích hợp liên môn
cũng nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
- 3 -
dục và đào tạo. Năm học mới 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo
dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp liên môn”.
Dạy học liên môn trong môn Ngữ văn học là giúp người học nhận thức
được tác phẩm văn học trong môi trường văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay

trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn
học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác đồng thời
khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học sinh.
Thực tế cho thấy, những khác biệt về kinh nghiệm sống, văn hóa, giáo
dục, cách dùng ngôn ngữ, thể loại… khiến cho tầm đón nhận của học sinh so với
tầm đón nhận tác phẩm yêu cầu có độ vênh khá lớn.
Học sinh không hiểu do đó không thể yêu thích những tác phẩm văn chính
luận hiện đại dù các em vẫn biết đó là những tác phẩm đỉnh cao của văn học dân
tộc.Vì vậy, việc đưa học sinh về môi trường văn hóa của thời đại, kéo tầm đón
nhận của các em về trùng khít với yêu cầu tầm đón nhận của tác phẩm là việc
cần thiết cả về mặt khoa học lẫn giáo dục.
Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ
các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh
quá khứ tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm“đón nhận phù
hợp với văn bản”
Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở
để hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương
pháp nghiên cứu văn học. Tài liệu tham khảo về lịch sử văn hóa là phương tiện
có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa kích thích sự hứng
thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn trăn trở với
câu hỏi:
Phải làm thế nào để học sinh phải hiểu rõ ràng, cụ thể những giá trị nội
dung, nghệ thuật, tư tưởng của một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm
chính luận hiện đại nói riêng?
- 4 -
Phải tích hợp như thế nào cho phù hợp, đặc biệt đối với những tác phẩm
văn chính luận mà ở đó học sinh vừa phải hiểu được nội dung nghệ thuật vừa
phải nắm được quan điểm chính trị của người viết. Mà hệ thống quan điểm
chính trị đó có sự thay đổi hoàn thiện trong từng giai đoạn lịch sử?

Làm cách nào để học sinh hiểu và đánh giá chính xác quan điểm tư tưởng
của tác giả là điều không dễ.
Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành công nhất định.Vì
thế qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hoàn thiện dần phương
pháp dạy học. Tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các
môn mà học sinh đã và đang được học như môn Lịch sử, môn GDCD, phân môn
Làm văn, Tiếng Việt… vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả nhất định.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp, cách thức
“ Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam"
2. Mục đích của sáng kiến
- Nâng cao hiệu quả giờ đọc văn trong trường THPT.
- Phát huy tính tích cực của học sinh.
- Khơi gợi lòng say mê yêu thích môn Ngữ văn.
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
- Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
- Học sinh lớp 11A1,11A5, 12A5, 12A6 tại trường THPT Hồng Quang
4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến
- Đăng kí sáng kiến: tháng 8 năm 2014
- Viết đề cương cơ bản của sáng kiến: tháng 09 năm 2014.
- Điều tra khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu: từ tháng 09/2014.
- Viết sáng kiến: tháng 12/2014 đến tháng 2/2015
Phần 2: NỘI DUNG
- 5 -
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến
1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp.
Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp
nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất
trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là
một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy,

tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là
tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn,
không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự
thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành
phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được
thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau
trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,
có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn
học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất,
dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các
môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn
Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự
phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để
chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả
tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (tr. 27)
Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó
góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt
động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng;
có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của ình vào giải
quyết các tình huống cụ thể.
Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được
nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích cực, phương pháp thảo luận
- 6 -
nhóm, phương pháp tạo ô chữ, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong
dạy học…Tất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư
duy sáng tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy học các môn
nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra
môi trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh
đêm đến hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thông.

2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT
chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri
thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật mà còn xuất phát từ
đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín,
tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức
và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình
huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi,
đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn
học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ
năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng
góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và
vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề
thuộc từng phân môn.
3. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt
Nam
Việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện
đại không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng
một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước
thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình
thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy
nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động
phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội
- 7 -
dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên
một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn
Tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Làm
văn, kĩ năng sống… trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại thực sự đã khơi
dậy cho học sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đối với tác phẩm chính luận.

II. Thực trạng vấn đề
Là một phương phức để tạo lập văn bản, văn nghị luận, chính luận có
những đặc trưng riêng. Khác với phương thức tự sự, miêu tả nhằm tái hiện con
người, văn nghị luận lấy việc đề xuất, bàn bạc, thảo luận, phê bình vấn đề có ý
nghĩa xã hội làm nội dung chủ yếu, hướng tới người thuyết phục, người đọc,
người nghe tin vào ý kiến đúng đắn cũng như phương thức trình bày, lập luận
chủ đề của người viết.
Lối tư duy trong văn nghị luận khác với lối tư duy lối tư duy hình tượng.
Trong chính luận là lối tư duy logic, nó dựa trên những dữ kiện, phán đoán để tư
duy. Thông thường, lối thể hiện của của văn là tình tiết, diễn biến được thể hiện,
triển khai theo mạch cảm xúc. Còn trong văn chính luận, nó lại diễn biến theo
diễn biến của sự kiện đó hoặc diễn biến theo trình tự nhận thức và theo cách
khai triển vấn đề. Cụ thể, nếu trong văn học được thể hiện qua các tình tiết, hành
động, lời nói thì trong chính luận, chủ đề tác phẩm được thể hiện qua hệ thống
luận điểm, luận chứng, luận cứ. Nói cách khác, văn nghị luận là văn được thể
hiện qua phương pháp nghiên cứu khoa học rất chặt chẽ.
Tác phẩm chính luận trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ chính
trị của người viết đối với vấn đề chính trị. Qua tác phẩm học sinh còn nắm bắt
được cảm xúc, khát vọng, tâm huyết của người viết. Để từ đó khi liên hệ đến
hiện thực đời sống, học sinh có những suy nghĩ, hành động đúng.
Tuy nhiên, về phía GV: giáo viên lúng túng trong việc tạo hứng thú học
tập cho học sinh, một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên môn do mất nhiều
thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan.
- 8 -
Về phía GV học sinh thường ngại học, không nhớ, không hiểu giá trị nội
dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm chính luận, thực trạng phổ biến trong
các tiết học tác phẩm chính luận là học sinh thụ động ngồi nghe giảng.
Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh các tiết dạy văn chính
luận ở lớp 12A2, 12A6 năm học 2013-2014 khi giáo viên chưa dạy tích hợp liên
môn

Lớp Sĩ số
Húng thú học tập Không hứng thú học tâp
Số lượng % Số lượng %
12A6 32 12 37,5 20 62,5
12A2 33 11 33,3 22 66,7
Bảng chất lượng bài kiểm tra 15 phút sau khi học bài “Tuyên ngôn Độc
lập” khi tôi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên môn
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Tb Yếu
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
12A6 32 0 0 3 9,5 19 59,3 10 31,2
12A2 33 0 0 3 9,2 18 54,5 12 36,3
Khi được hỏi tại sao các em không húng thú học tập và kết quả kiểm tra
nội dung kiến thức không cao, thì câu trả lời chủ yếu tập trung vào các lý do sau:
- Do nội dung bài khô khan;
- Do các bài này ít được đưa vào bài kểm tra học kỳ;
- Do bối cảnh xã hội của tác phẩm và học sinh hiện nay là hoàn toàn khác
nhau. Hs không hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc đó;
- Do chưa thấy được giá tri tư tưởng thực sự của tác phẩm;

- Do học sinh ít quan tâm đến nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử;
- Do học sinh chủ yếu thi đại hộc khối A,B nên không thích học văn;
- Do phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Như vậy, trong số các nguyên nhân khiến cho HS không hứng thú học và
kết quả kiểm tra thấp có liên quan đến giáo viên, đó chính là phương pháp giảng
dạy. Nếu không thay đổi phương pháp dạy học, HS sẽ cảm thấy nhàm chán, tẻ
nhạt, không hiểu được giá trị và ý nghĩa to lớn của tác phẩm chính luận.
- 9 -
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Điều kiện để thực hiện
- Chuẩn bị của GV
+ Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo
viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp
với kiến thức thuộc môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào; chọn
hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực
quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài
học;
+ Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu
thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp
và cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng
tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình
huống phát sinh trước hoạt động tích hợp liên môn;
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học SGK, SGV, bài soạn, phiếu học tập, hệ
thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS;
+ Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới;
+ Chuẩn bị thái độ, tâm thế.
2. Vận dụng các kiến thức liên môn
2.1. GV sử dụng tài liệu lịch sử

GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu
tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Sử dụng
phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệu lịch sử, đặt
tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những
đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể
hiện.
- 10 -
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn
trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên
vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
2.2. Gv sử dụng tài liệu địa lý
Với những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, khí hậu địa hình của một khu
vực đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ
thuật trong tác phẩm.
Chẳng hạn, tìm hiểu về câu hỏi: Bác đã đọc TNĐL vào thời gian nào ở
đâu?
- GV trình chiếu 1 số hình ảnh địa danh Vườn hoa Ba Đình( Quảng
trường Ba Đình
- GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh Vườn hoa Ba Đình
( Quảng trường Ba Đình)
- Thời gian: 1phút 29giây
+ Vị trí Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội.
Cho tới đầu thế kỷ 20, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ
ao mới được san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa. Xung quanh
vườn hoa này một số công trình công sở, biệt thự được xây dựng. Một trong
những công trình được xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ
Chủ tịch
+ Quảng trường Ba Đình là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử của đất
nước, và đều gắn với mùa thu: Mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, mùa
thu trở về Hà Nội năm 1954; và mùa thu năm 1969, tại Hội trường Ba Đình,

Việt Nam và bạn bè quốc tế đã thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba Đình trở
thành đất mảnh đất thiêng cùng những dấu ấn lịch sử không bao giờ phai mờ,
cùng những kiến trúc tâm linh hiện hữu: Lăng Bác, Đài tưởng niệm các Anh
hùng liệt sĩ.
2.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật
- 11 -
Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả
sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng
trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng.
Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài
giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.
Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật
khác.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết
hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú
hơn.
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực
của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu
trong bài học tư liệu thuyết minh hình ảnh
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu
kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích
thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn
Ví dụ 1: Khi dạy phần mở đầu văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ
Chí Minh, Gv trình chiếu đoạn phim tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
TNĐL( phần 1)
Ví dụ 2: Khi nói về nạn đói khủng khiếp trong lịch sử “ từ Quảng Trị …
chết đói” ngoài tích hợp kiến thức lịch sử GV trình chiếu đoạn phim tài liệu có
những hình ảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945.
2.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác: Việc vận dụng kiến thức liên
môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết

học góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm.
3. Cách tích hợp liên môn trong nội dung dạy học tác phẩm chính luận hiện
đại Việt Nam
* Để thực hiện tốt bài dạy của mình, tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm
Bước 2: Năm vững kiến thức cần đạt
- 12 -
Bước 3: Tìm hiểu kiến thức có liên quan ở trong SGK, sách tham khảo,
mạng internet…của các môn HS đã và đang học để liên hệ tích hợp.
Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp ý để soạn giáo án
* Để giúp học sinh nắm được tác phẩm chính luận, Gv cần hướng dẫn học sinh
tìm hiểu những nội dung sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm
- Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm
- Nội dung 3: Tìm hiểu giá trị tư tưởng của tác phẩm
- Nội dung 4: Tim hiểu giá trị nghệ thuật
- Nội dung 5: Tìm hiểu ý nghĩa thời sự
3.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Tìm hiểu vài nét về tác giả
- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
Để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này, GV cần tìm hiểu những kiến
thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những
kiến thức chính xác, chặt chẽ.
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn
trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên
vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản“Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, GV có
thể chuẩn bị những kiến thức sau: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (trong nước và
hoàn cảnh thế giới )
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu

Trinh Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung sau:
- Về tác giả PCT: Gv tích hợp với kiến thức lịch sử
+ Trong sách Đại cương lịch sử Việt nam đánh giá: PCT là một tấm
gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà nho yêu
nước, có nhiều suy nghĩ tiến bộ, có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ
sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX
- 13 -
+ Lịch sử lớp 11, Hs đã học: Phan Châu Trinh là người sớm tiếp thu tư
tưởng tiến bộ, chủ chương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân
trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại,
xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
- Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (SGK)
Như vậy, GV phải tìm hiểu diễn thuyết là gì? Tác dụng của hình thức diễn
thuyết? Đồng thời sưu tầm và đọc toàn bộ Đạo đức và luân lý Đông Tây để có
thể hiểu vị trí, ý nghĩa của đoạn trích đã học.
- Ý nghĩa lịch sử của tác phẩm: Qua Đạo đức và luân lý Đông Tây, thấy rõ
tư tưởng của Phan Châu Trinh mang tính chất cải cách dân chủ của một nhà yêu
nước, một nhà cách mạng. Ông nhận thấy cần phải lật đổ bộ máy phong kiến,
phải nâng cao trình độ nhân dân lên, đề cao dân quyền, dân chủ phương Tây. Tư
tưởng này đặt trong bối cảnh nước ta những năm thế kỷ XX được coi là mới mẻ,
do đó được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng.
3.2. Hướng dẫn Hs khám phá nội dung tác phẩm qua hệ thống các luận điểm tư
tưởng của tác phẩm.
Để làm được phần này, Gv cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác
và chuẩn bị kiến thức:
- Tác phẩm có mấy luận điểm
- Luận điểm đó được triển khai bằng các dẫn chứng, lý lẽ nào? Nhận xét
cách sử dụng dẫn chứng, lý lẽ của tác giả?
- Qua hệ thống tư tưởng luận điểm đó, văn bản hướng tới vấn đề (chủ đề)
gì?

Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu
Trinh Gv cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạch lập luận của đoạn trích
Xã hội nước ta tuyệt nhiên không có luận lí
Hiện trạng, nguyên nhân
Bên châu Âu, bên Pháp Ở nước ta
- Xã hội chủ nghĩa rất
thịnh hành
- Không hiểu nghĩa vụ của loài người, nghĩa vụ
của mỗi người trong nước
- 14 -
- Biểu hiện: “Mỗi khi
mới nghe”
- Nguyên nhân: có đoàn
thể, công ích
- Biểu hiện: “Người mình đến mình”
- Nguyên nhân: Bọn vua quan muốn giữ túi tham
của mìnhđược đầy mãi nên thiết pháp luật, phá
tan tành đoàn thể quốc dân
Cần phải xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã
hội để tiến lên giành độc lập, tự do cho đất nước
Để hướng dẫn Hs nắm được nội dung này, GV cần tích hợp với kiến thức
lý thuyết của Làm văn.
 Qua hệ thống luận điểm tư tưởng này, Phan Châu Trinh muốn kêu gọi
mọi người xây dựng luân lý xã hội ở nước ta. Ông thấy mối quan hệ mật thiết
truyền bá xã hội chủ nghĩa, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành độc lập, tự
do dân tộc. Đây chính là quan điểm tiến bộ, tích cực trong tư tưởng chính trị của
Phan Châu Trinh .
Ví dụ 2: Khi dạy tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng cá nhân các
dân tộc bị áp bức” của Nguyễn An Ninh, Gv phải hướng dẫn Hs tìm ra hệ thống
luận điểm của bài gồm 3 luận điểm chính:

- Luận điểm 1: tác giả đúng trên lập trường dân tộc phê phán những hiện
tượng học đòi theo kiểu Tây hóa và lớn tiếng cảnh báo việc từ bỏ cha ông và
tiếng mẹ đẻ đã lam cho mọi người An Nam tha thiết giống nòi lo lắng.
- Luận điểm 2: tiếng nói là người bảo vệ quý báu của các dân tộc, là yếu
tố quan trọng giúp các dân tộc bị thống trị
- Luận điểm 3: Tiếng Việt không nghèo, cần phải hiểu tiếng nước ngoài
nhưng không được chối bỏ tiếng Việt, chối bỏ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối
bỏ tự do.
 Qua ba luận điểm này, Nguyễn An Ninh muốn khẳng định vai trò tiếng
mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.
3.3. Hướng đẫn HS khám phá giá trị tư tưởng của tác phẩm chính luận
- 15 -
Qua nội dung của các phần, của cả văn bản, người đọc cảm nhận được
quan điểm lập trường của tác giả về vấn đề chính trị, xã hội. GV cần có kiến
thức về lịch sử để hướng dẫn Hs đánh giá đúng đắn, khách quan vai trò đóng
góp của tác giả vào tư tưởng chính trị trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác
phẩm.
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, Gv phải hướng dẫn HS
khám phá vẻ đẹp tầm vóc tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của người viết được thể
hiện qua từng câu chữ. Ngay phần mở đầu, Chủ tịch HCM đã trích dẫn hai tuyên
ngôn nổi tiếng của nước Mĩ và nước Pháp. Từ quyền bình đẳng tự do của con
người mà tác giả đã suy ra quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới.
Đây là cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ
trong lập luận. Đây là một đóng góp riêng của tác giả cũng là của dân tộc ta vào
một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang
ý nghĩa nhân đạo của nhân loại thế kỉ XX.
Vi dụ 2: Khi hướng dẫn Hs tìm hiểu luận điểm 2, luận điểm 3 của văn bản
“Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh, GV phải hiểu rõ kiến thức
lich sử về Chủ nghĩa xã hội
- Tư tưởng của Phan Châu Trinh thực chất là tư tưởng dân chủ tư sản. Tư

tưởng này ở phương Tây đầu thế kỷ XX đã lạc hậu, vì bấy giờ người phương
Tây đứng trước ngưỡng cửa của cách mạng vô sản và chủ nghĩa xã hội: Năm
1917, cách mạng vô sản tháng 10 Nga đã thành công. Nhưng đối với Việt Nam,
tư tưởng dân chủ tư sản hãy còn vai trò tiến bộ, còn có một số ý nghĩa cách
mạng vì Việt Nam lúc đó còn phải làm một cuộc cách mạng tư sản. Tầng lớp tư
sản ở Việt Nam lúc bấy giờ còn có biểu hiện tiến bộ tích cực. Điều đó cho thấy
thái độ phê phán chế độ quân chủ phong kiến triệt để mạnh mẽ, quan tâm tới vấn
đề dân trí, đề cao tư tưởng đoàn thể, xã hội chủ nghĩa là biểu hiện của thái độ
trách nhiệm với vận mệnh toàn dân tộc của nhà yêu nước, nhà cách mạng tiến bộ
Phan Châu Trinh.
3.4. Hướng dẫn HS khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- 16 -
GV phải gợi ý căn cứ vào những lý thuyết môn Làm văn, Tiếng Việt để
HS phát hiện các thao tác lập luận và các biện pháp nghệ thuật để tăng tính
truyền cảm, thuyết phục của bài văn chính luận, phần nào hiểu được phong cách
chính luận của tác giả.
Ví dụ 1: Khi GV dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập”, hướng dẫn HS tập trung
vào đoạn văn sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã
đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước
Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập
nên chế độ dân chủ cộng hòa”
- Thao tác sử dựng là chứng minh, giải thích với dẫn chứng rõ ràng, cụ
thể, lý lẽ chắc nịch về tình hình của bọn thực dân phong kiến ở nước ta và vị thế
của nhân dân ta.
- Biện pháp nghệ thuật: sử dụng câu văn ngắn, nhịp ngắn, liệt kê, điệp cú
pháp…đã thể hiện không khí bừng bừng, phấn chấn xông lên giành quyền sống,
quyền tự do của dân tôc; quá trình nổi dậy của dân tộc ta thật nhanh chóng, biết
tận dụng thời cơ, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi kẻ thù. Điều đó thể
hiện phong cách chính luận ngắn gọn, sắc bén đanh thép của Chủ tịch HCM.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu

Trinh GV phải tập trung vào một số đoạn văn hay để yêu cầu Hs phát hiện thấy
được phần nào phong cách chính luận của Phan Châu Trinh
Ví dụ: Đoạn văn sau thể hiện rất rõ tình cảm, nhận thức của Phan Châu
Trinh về hiện thực xã hội: “Dân khôn mà chi! Dân khôn mà chi! Dân lợi mà
chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng
phú quý! Chẳng những thế mà thôi, một người làm quan một nhà có phước, dầu
tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không có ai bình
phẩm; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không
ai chê bai.”
- Tác giả sử dung biện pháp tăng tiến: Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu
dài, bọn quan lại càng phú quý; biện pháp điệp cấu trúc, sử dụng liên tiếp câu
cảm thán… thể hiện thái độ vừa đau xót, vừa mỉa mai, vừa trách trong cách ứng
- 17 -
xử của người dân. Qua đó thấy được nỗi đau xót trăn trở của tác giả trước tình
trạng tối tăm của xã hội Việt Nam đương thời, sự thấp kém, cam chịu của người
dân.
- Khi viết, Phan Châu Trinh không dùng giọng điệu mạnh mẽ mà dùng
cách viêt đầy cảm xúc xót xa. Chính những yếu tố này làm tăng thêm sức truyền
cảm thuyết phục của văn bản, góp phần thức tỉnh tâm hồn và nhận thức của
người dân.
3.5. Giúp Hs thấy được ý nghĩa thời sự của tác phẩm
Tác phẩm chính luận xuất sắc đồng thời cũng là những áng văn hùng biện
có giá trị lâu bền. Vì thế những quan điểm, lập trường của tác giả luôn có ý
nghĩa nhất định đối với xã hội hiện nay.
Để gợi mở cho HS thấy được điều này, giáo viên cần sử dụng kiến thức
của môn GDCD để giáo dục tư tưởng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh hôm
nay vì mục đích của văn bản chính luận là hướng người đọc đến nhận thức đúng,
hành động đúng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tiềng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp
bức” Gv phải nhấn mạnh đến việc giữ gìn những giá trị của dân tộc, vai trò của

việc học ngoại ngữ trong xã hội hiện nay, vì trong bài: Chính sách đối ngoại của
GDCD lớp 11 đã chỉ rõ trách nhiệm của công dân với chính sách đối ngoại là:
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào công việc liên quan
đến đối ngoại như: rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng
tiếp thu giao tiếp bằng ngoại ngữ…
- Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và
phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu
Trinh về thực trạng luân lý xã hội nước ta đầu thế kỷ XX trong bài giáo viên cho
học sinh liên hệ với bài học đạo đức của môn giáo dục công dân 10 để HS thấy
rõ vai trò của đạo đức đối với xã hội. Để học sinh có ý thức được việc sống theo
các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phải luôn được tôn trọng, củng cố và phát triển
thì xã hội mới có thể phát triển bền vững. Ngược lại, nếu nơi nào sống không có
- 18 -
đạo đức thì nơi ấy sẽ mất ổn định, mất đoàn kết, dẫn đến tranh giành, cướp
giật… Đó chính là nguyên nhân của sự bất ổn trong đời sống kinh tế, chính trị.
IV. Hiệu quả của sáng kiến
1. Thực nghiệm
1.1. Mục đích thực nghiệm
Việc tổ chức thực nghiệm một số phương pháp “ Tích hợp liên môn
trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam tại trường THPT Hồng
Quang” nhằm kiểm chứng những kết luận trong tiến trình nghiên cứu lý luận.
Đồng thời, tìm hiểu tính khả thi và bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của các
giải pháp được đề xuất cũng như những hạn chế còn tồn tại của các giải pháp đó
khi ứng dụng vào thực tiễn. Từ đó làm cơ sở hoàn thiện các giải pháp đề xuất để
ứng dụng vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học giờ đọc văn tại trường
THPT Hồng Quang.
1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
- Đối tượng thực nghiệm: Lớp được lựa chọn thực nghiệm và đối chứng
có số lượng HS tương đương nhau, mặt bằng về học lực tương đối đồng đều.

- Địa bàn thực nghiệm Trường THPT Hồng Quang
1.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm
- Nội dung thực nghiệm sư phạm của là đánh giá năng lực thông qua kết
quả thực hiện các yêu cầu về tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính
luận hiện đại tại lớp 12A5, 12A6.
- Phương pháp thực nghiệm
+ Xây dựng thiết kế lên lớp theo tinh thần ứng dụng những nghiên cứu lý
luận.
+ Trao đổi thống nhất với giáo viên kế hoạch thực nghiệm.
+ Tổ chức dạy học song song hai loại giáo án thực nghiệm và đối chứng.
+ Tiến hành kiểm tra HS: sau khi học xong tác phẩm thực nghiệm, đưa ra
các câu hỏi kiểm tra kiến thức giống nhau cho cả lớp thực nghiệm và đối chứng.
+ Tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng để
rút ra những kết luận về thực nghiệm.
- 19 -
1.4. Quy trình tiến hành thực nghiệm
Quy trình tiến hành thực nghiệm được thực hiện lần lượt theo các bước
sau :
- Bước 1 : Xây dựng phiếu và kiểm tra kiến thức thông qua khả năng tích
hợp liên môn của HS.
- Bước 2 : Xây dựng thiết kế giáo án thực nghiệm và thống nhất với GV
kế hoạch thực nghiệm .
- Bước 3: Kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp nhận của HS (cả lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng)
- Bước 4: Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm để rút ra những kết luận
bước đầu về thực nghiệm .
Tôi tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm ở lớp 12A5, 12A6 nội dung
bài học theo Sách giáo khoa, theo phân phối chương trình và theo tài liệu chuẩn
kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể: Tiết 7,8: Đọc văn : Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên
môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết
sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn
mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn
học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này
nên tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với lớp 12A5 ( trong năm học 2014-2015)
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, giáo dục
kĩ năng sống vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát,
đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với văn bản
chính luận.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực,
sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và
- 20 -
yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học
phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc
sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Bảng điều tra mức độ hứng thú học tâp của học sinh lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm
Lớp đối chứng (bảng 1)
Lớp Sĩ số
Húng thú học tập Không hứng thú học tâp
Số lượng % Số lượng %
12A6 29 10 34,4 19 65,6
Lớp thực nghiệm ( bảng 2)
Lớp Sĩ số
Húng thú học tập Không hứng thú học tâp
Số lượng % Số lượng %

12A5 33 28 84,9 5 15,1
Bảng kết quả kiểm tra kiểm tra 15 phút sau khi dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập” ở
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng ( bảng 1)
Lớp
Tổng số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
SL % SL % SL % SL %
12A6 29 0 0 6 20,7 10 34,4 13 44,9
Lớp thực nghiệm ( bảng 2)
Lớp
Tổng số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
SL % SL % SL % SL %
12A5 33 2 6,2 15 45,4 11 33,3 5 15,1
Kết quả thực nghiệm như đã trình bày trong bảng cho thấy tỷ lệ học sinh
hứng thú học tập của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng.
Cụ thể, lớp thực nghiệm có học sinh đạt kết quả kiểm tra loại giỏi 6,2%
loại khá 45,4% cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại, học sinh bị điểm yếu, kém ở
lớp thực nghiệm là 15,1% còn lớp đối chứng là 44,9%. Tuy nhiên, như đã nói ở
trên, mục đích thực nghiệm của tôi không phải là chỉ qua một vài tiết dạy để
khẳng định ưu thế tuyệt đối của các biện pháp đề ra mà chỉ nhằm bước đầu đánh
giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn việc ứng dụng một số phương
pháp “ Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam
tại trường THPT Hồng Quang”.
- 21 -
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Vận dụng quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn nói chung
và trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại Việt Nam nói riêng là cách thức
- 22 -
để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những
kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy
động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình
huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình
huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ
năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi
môn học hay phân môn riêng rẽ không có được.
Qua các tiết dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy việc sử dụng kết hợp một số
phương pháp “Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Viết Nam” đã thực sự giúp học sinh mạnh dạn phát hiện vấn đề và có những
tưởng tượng phong phú độc đáo, tạo được một không khí học tập sôi nổi, khơi
gợi được hứng thú cho học sinh. Nhiều học sinh đã bám sát văn bản để lấy đó
làm căn cứ “xuất phát điểm” và kiểm chứng cho đọc hiểu văn bản chính luận.
2. Kiến nghị
Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong môn
Ngữ văn, giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc tích hợp liên môn
Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc
những kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm
phương tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận
thức, tâm sinh lí của học sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự
uyên bác của mình.
Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh
hoặc giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong
chính tiết học đó.
Chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên
giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước
hoặc sau bài học.

Để có một bài dạy theo hướng tích hợp liên môn, GV cần chuẩn bị sâu sắc
về mặt nội dung, kiến thức để chủ động trong cách đánh giá và phát huy năng
lực của học sinh.
- 23 -
Vẫn đảm bảo quan điểm giáo dục hiện nay “ lấy học sinh làm trung tâm”,
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá
trình dạy học. Do vậy, khi giảng bài GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức
tích hợp mà cần thiết xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương tác, dẫn
dắt học sinh từng bước thực hiện chiếm lĩnh đối tượng học tập nội dung môn
học; đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp, tránh áp đặt.
, ngày 01 tháng 02 năm 2015
Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1,
2) Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- 24 -
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12(tập 1,
2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11(tập 2,
2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo viên Ngữ Văn 11(tập 2,
2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác
phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng
Việt, Nxb Giáo dục.
7. Phan Trọng Luận (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa
lớp 12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội
8. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT
9. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

10. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn hiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn 11+12, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
PHỤ LỤC
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- 25 -

×