Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến
hành hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá
trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh
nghiệp. Nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty phải làm như thế
nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Như vậy, việc quản lý vốn được xem xét dưới góc
độ hiệu quả, tức là xem xét sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng của các nhân tố
khách quan và chủ quan đến hiệu quả sử dụng vốn.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là hết sức quan trọng trong giai đoạn
hiện nay, khi mà đất nước đang trong giai đoạn chịu sự biến động rất lớn của nền
kinh tế thị trường nên rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ để
tồn tại, thắng trong cạnh tranh mà còn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Một
thực trạng nữa hiện nay các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hiện nay,
nhìn chung vốn được cấp nhỏ bé so với nhu cầu, tình trạng thiếu vốn diễn ra liên
miên gây căng thẳng trong quá trình kinh doanh và thực hiện các chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp mình.
Với đề tài: “Chi phí sử dụng vốn của công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán” nhóm chọn ba công ty sau để phân tích:
- Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An (TAC)
- Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại SMC (SMC)
- Công ty cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu (MCP)
Nhóm: IRIS – TC2.2 1
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
A. CỞ SỞ LÝ THUYẾT
I. Sử dụng vốn có hiệu quả
Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy
động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sư dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm
các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy
động như:
- Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn
thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực
chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình
thành nên vốn lưu động của công ty.
+ Công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn
vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về
vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận.
+ Để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây
dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng
thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toánh các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây
dựng lòng tin ở các ngân hàng.
- Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua
trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy
động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử
dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh
nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.
- Vốn cổ phần từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
II. Chi phí sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1. Khái niệm
Trên gốc độ thống kê, chi phí sử dụng vốn có thể xác định bằng số
tuyệt đối là số tiền, hay được xác định là một số tương đối là một tỷ lệ phần trăm.
Trên gốc độ là nhà đầu tư cho các dự án, thì chi phí sử dụng vốn là tỷ
suất sinh lời kỳ vọng theo mức nhu cầu vốn của thị trường nhắm thu hút vốn cho
các dự án riêng biệt.
Trên gốc độ của người cung cấp vốn cho các doanh nghiệp thì chi phí
Nhóm: IRIS – TC2.2 2
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
sử dụng vốn là tỷ suất sinh lợi mà nhà cung cấp đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh
nghiệp. Mức sinh lời này phải tương xứng với mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
Trên gốc độ tài chính doanh nghiệp, chi phí sử vốn còn được xem là
giá của việc sử dụng vốn, hay là chi phí cơ hội được xác định từ thị trường vốn.
=> Tóm lại, chi phí sử dụng vốn tức là chi phí trả cho việc huy động và sử dụng vốn
để tài trợ cho các dự án mới.
Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư thị trường đòi
hỏi.
Đặc điểm của chi phí sử dụng vốn:
- Dựa trên đòi hỏi của thị trường và của doanh nghiệp
- Phản ánh tỷ lệ % của một đồng vốn huy động được
- Dựa trên mức độ rủi ro của dự án đầu tư cụ thể
- Là chi phí sử dụng vốn danh nghĩa
Sau đây, chúng ta sẽ đi vào phân tích chi phí sử dụng các nguồn vốn thành phần
trong doanh nghiệp.
1.1. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
a. Khái niệm:
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là lãi suất yêu cầu của cổ đông cổ phiếu
thường đối với doanh nghiệp. Là một mức sinh lợi mà công ty phải tạo ra để duy trì
giá cổ phần của mình.
b. Tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
Một số phương pháp thường được sử dụng để tính toán chi phí sử dụng vốn
cổ phần thường như sau:
Phương pháp mô hình định giá tăng trưởng đều – mô hình Gordon
Trong đó:
k
e
: chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
D
1
: cổ tức được trả năm sau
P
0
: giá trị thị trường của cổ phiếu
Nhóm: IRIS – TC2.2 3
K
e
=
D
1
P
0
+ g
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
g: tốc độ tăng trưởng cổ tức
Nếu là cổ phiếu thường mới
Trong đó: F: là chi phí phát hành thêm
Tuy nhiên việc sử dụng số liệu quá khứ đối với cổ tức đã chia để dự đoán tốc
độ tăng trưởng g có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm :
- Phương pháp này đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ thay đổi.
Nhược điểm :
- Khó áp dụng đối với các doanh nghiệp không chia cổ tức thường xuyên.
- Không thể hiện rõ mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
- Giả định tỷ lệ tăng trưởng cố định không thực tế
Phương pháp mô hình định giá tài sản vốn (CAPM-Capital asset pricing
model):
Một phương pháp khác để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là sử dụng mô
hình định giá tài sản vốn (CAPM) như sau
R
e
= R
f
+ β ( R
m
- R
f
)
Trong đó:
- R
f
: Lãi suất phi rủi ro
- R
m
: Lãi suất của danh mục thị trường
- β : Hệ số bê-ta của cổ phiếu công ty
Qua công thức trên, ta nhận thấy chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của doanh
nghiệp chính là lãi suất yêu cầu của cổ đông đối với cổ phiếu doanh nghiệp, bao
gồm: lãi suất phi rủi ro (R
f
) cộng với phần bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra
không thể đa dạng hóa (R
m
– R
f
)β.
Ưu và nhược điểm của mô hình:
Ưu điểm:
- Cho thấy sự điều chỉnh trực tiếp suất sinh lời yêu cầu và rủi ro của tài
Nhóm: IRIS – TC2.2 4
K
e
=
D
1
P
0
x (1-F)
+ g
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
sản
- Được sử dụng rộng rãi.
- Dựa vào dữ liệu quá khứ
Nhược điểm
– Khó tính toán chính xác những thông số cần thiết
– Khó khăn khi tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát
hành, do những biến động về giá, chi phí phát hành phát sinh đòi hỏi một sự điều
chỉnh. Trong khi đó dạng mô hình CAPM không bao gồm P
0
, giá thị trường của cổ
phiếu.
– Nếu nhà đầu tư không đa dạng hóa danh mục đầu tư họ sẽ gánh
chịu toàn bộ rủi ro chứ không phải chỉ rủi ro thị trường của cổ phiếu, trong khi đó
hệ số bê-ta không đo lường hết mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó mô hình
CAPM sẽ phản ánh lãi suất yêu cầu của cổ đông thấp hơn thực tế.
1.2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
Công thức xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
Trong đó:
− D
p
: cổ tức cổ phiếu ưu đãi
− P
net
: giá bán thuần cổ phiếu ưu đãi (giá bán – chi phí
phát hành)
− K
p
: chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi
1.3. Chi phí sử dụng nợ
1.3.1. Nếu đi vay của tổ chức tín dụng
Chi phí sử dụng vốn vay trước khi tính thuế thu nhập
( )
∑
=
+
=
n
t
d
i
k
T
F
1
0
1
Trong đó:
− F
0
: một khoản vay nợ mà doanh nghiệp được sử dụng
hôm nay
− T
i
: là số tiền gốc và lãi mà doanh nghiệp phải trả năm
thứ i cho chủ nợ
Nhóm: IRIS – TC2.2 5
K
p
=
D
p
P
net
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
− K
d
: chi phí sử dụng nợ vay
Chi phí sử dụng vốn vay sau khi tính thuế thu nhập
( )
cdD
Tkk −×= 1
1.3.2. Nếu công ty huy động nợ bằng trái phiếu
Lãi suất huy động nợ chính là lãi suất trái phiếu khi đáo hạn (YTM) được
xác định dựa vào công thức:
( ) ( )
∑
=
+
+
+
=
n
t
n
D
t
D
net
R
M
R
P
1
11
1
Hay có thể sử dụng công thức YTM:
3
2VMV
n
VMV
I
YTM
+
−
+
=
Trong đó:
I: tiền lãi được hưởng
MV: mệnh giá trái phiếu
V: giá trái phiếu thị trường
n: số năm đáo hạn
1.4. Chi phí sử dụng vốn bình quân
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là bình quân tất cả các nguồn tài trợ
dài hạn mà công ty đang sử dụng với quyền số là tỷ trọng của các nguồn vốn riêng
biệt trong cấu trúc vốn.
∑
×=
ii
kWWACC
= (W
D
x k
d
)(1-T
c
) + (W
e
x k
e
) + (W
p
x k
p
)
Nhóm: IRIS – TC2.2 6
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
B. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
I. Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại SMC
1. Sơ lược về công ty
Tên pháp định: Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại SMC
Tên quốc tế: SMC Investment - Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt: SMC
Trụ sở chính: Số 396 Ung Văn Khiêm - P.25 - Q.Bình Thạnh - Tp.HCM
Phone: (84.8) 38992299
Fax: (84.8) 38980909
Website: www.smc.vn
Vốn điều lệ: 246.001.050.000 VNĐ
Các cổ đông chính trong công ty:
Tên cổ đông Cổ phiếu nắm giữ
Tỷ lệ cổ phiếu nắm
giữ
Chức vụ
Công ty tài chính
Bưu điện
465.223 3,17%
Nguyễn Văn Tiến 375.553 2,56% Thành viên HDQT
2. Lịch sử hình thành công ty
Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư - Thương Mại SMC là Cửa hàng Vật
Liệu Xây Dựng số 1 được thành lập vào năm 1988.
Năm 1996, Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 1 được chuyển thành Xí nghiệp
Sản Xuất Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Số 1 trực thuộc Công ty Xây lắp Thương
Mại2 - Bộ Thương Mại, Xí nghiệp đã chuyển bước thành một đơn vị chuyên doanh
phân phối trong lĩnh vực sắt thép khẳng định thị phần và uy tín đối với người tiêu
dùng và các nhà sản xuất.
Năm 2003 thương hiệu SMC được đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và
chính thức được công nhận theo quyết định 4704/QĐ-ĐK do Cục Sở Hữu Công
Nghiệp - Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường cấp ngày 20/06/2003.
Ngày 19/08/2004, Xí nghiệp sản Xuất Kinh Doanh Vật Liệu xây Dựng Số 1 đã
được chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu Tư - Thương Mại SMC theo
Nhóm: IRIS – TC2.2 7
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
quyết định số 1166/QĐ-BTM
Lĩnh vực kinh doanh
− Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sắt thép, hàng kim khí, vật
liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị xây lắp, thiết bị cơ khí, khung kho nhà
xưởng bằng cấu kiện nhôm, thép, inox.
− Xây dựng, lắp đặt công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,
giao thông, thủy lợi; sửa chữa nhà ở, trang trí nội ngoại thất.
− Lập dự án đầu tư xây dựng.
− Kinh doanh nhà.
− Mua bán hàng kim khí điện máy, thực phẩm.
− Dịch vụ giao nhận, kho vận hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu.
3. Phân tích chi phí sử dụng vốn trong công ty:
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
– Giá ước tính của cổ phiếu thường: P
0
= 22.700 đồng.
– Tốc độ tăng trưởng cổ tức: g = 10%.
– Khoản cổ tức dự tính nhận được ở năm thứ nhất: D
1
= 4.636 đồng.
– Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường: 24.593.387 cổ phiếu.
=> Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
K
e
=
700.22
636.4
+10% = 30,423%
=> 30,423% là chi phí vốn cổ phần thường phản ánh tỷ suất sinh lợi mà các cổ
đông hiện tại mong muốn trên khoản vốn đầu tư của họ để đảm bảo thị trường các
cổ phần đang lưu hành không thay đổi.
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát
hành:
– Ngày 27/8/2010 công ty phát hành mới
9.881.914 cổ phiếu với tỷ lệ chi phí phát hành là 4%.
– Giá bán của cổ phiếu thường mới phát
hành trên thị trường là 22.300 đồng
– Khối lượng cổ phiếu thường mới phát hành: 9.881.914 cổ phiếu
Nhóm: IRIS – TC2.2 8
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
=> Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành:
K
e
=
%66,31%10
%)41(300.22
636.4
=+
−×
Chi phí sử dụng nợ.
– Tiền vay ngân hàng (Viettinbank ): F
0
= 68.783 triệu đồng, với thời hạn n =
4 năm
– Khoản tiền gốc và lãi phải trả hàng năm: T
i
= 21.000 triệu đồng.
=> Chi phí sử dụng nợ vay:
28,3
000.21
783.68)1(1
==
+−
−
d
n
d
k
k
=> k
d
= 8,5% (tra bảng tài chính số 4 ).
– Chi phí sử dụng vốn vay sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
KD = 8,5% x (1 - 25% ) = 6,38 %
Chi phí sử dụng vốn bình quân.
– Tổng vốn cổ phiếu thường = 24.593.387 x 22.700 = 558.270 triệu
đồng
– Tổng vốn cổ phiếu thường mới phát hành:
9.881.914 x 22.700 = 224.319 triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Số tiền
(tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
1. Vay ngân hàng 68.783 8,08
2. Vốn cổ phần thường 558.270 65,57
3. Vốn cổ phần thường mới phát
hành
224.319 26,35
4. Tổng cộng 851.372 100
WACC = 8,08% x 6,38 % + 65,57% x 30,423% + 26,35 x 31.27% =
28.7%
Nhóm: IRIS – TC2.2 9
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
=> Nhận xét :
Qua phân tích chi phí sử dụng vốn của công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại
SMC cho thấy: tuy là công ty cổ phần nhưng không có phát hành trái phiếu, nguồn
vốn của công ty được huy động chủ yếu từ nguồn vốn cổ phần với tỷ trọng 91,92%,
phần còn lại được huy động từ nguồn vay ngân hàng với tỷ trọng 8,08%.
– Đối với nợ vay dài hạn công ty phải tốn chi phí sử dụng nợ nhưng
công ty lại nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay.
Tấm chắn thuế từ lãi vay = thuế thu nhập doanh nghiệp x lãi vay
= 81.240 x 25%
= 20.310 triệu đồng
– Trong năm 2010 công ty đã phát hành thêm 9.881.914 cổ phiếu
thường, với giá phát hành mới là 10.000 đồng/cổ phiếu. Nhờ đó mà công ty đã thu
được một khoản thặng dư vốn cổ phần phát hành thêm là:
9.881.914 x (22.300 - 10.000) = 121.547 triệu đồng
II. Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An
1. Sơ lược về công ty
Tên pháp định: Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An
Tên quốc tế: Tuong An Vegetable Oil Joint Stock Company
Tên viết tắt: TAC
Trụ sở chính: Số 48/5 Phan Huy Ích - P.15 - Q.Tân Bình - Tp.HCM
Phone : (84.8) 38153972
Fax: (84.8) 38153972
Website: www.tuongan.com.vn
Vốn điều lệ: 189,802,000,000 VNĐ
Các cổ đông chính trong công ty
Tên cổ đông
Số cổ phiếu
nắm giữ
Tỷ lệ cổ phiếu
nắm giữ
Tổng Công ty công
nghiệp dầu Thực vật
9,679,900 51%
Nhóm: IRIS – TC2.2 10
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
Việt Nam
Amersham Industries
Ltd
1.056.630 5,57%
J.P. Morgan Whitefriars
Inc
946.540 4,99%
Jaccar capital fund Ltd 921.280 4,85%
2. Lịch sử hình thành
Từ trước năm 1975 tiền thân của Tường An là cơ sở sản xuất nhỏ tên gọi Tường
An Công ty do một người Hoa làm chủ. Sau ngày giải phóng, cơ sở được Nhà nước
tiếp qiản và chuyển tên là Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty.
Ngày 20/11/1977, Bộ lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP-TC
chuyển Xí Nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty thành Xí Nghiệp công
nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật miền Nam, sản lượng sản xuất
hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch.
Tháng 7/1984 Nhà máy dầu Tường An là đơn vị thành viên của Liên hiệp các Xí
nghiệp dầu thực vật Việt Nam, hạch toán độc lập.
Từ 1991 đến 10/1994 đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất thiết bị, xây dựng
mạng lưới phân phối chuẩn bị hội nhập.
Ngày 04/06/2004 Nhà máy dầu Tường An thuộc Công ty dầu thực vật Hương
liệu Mỹ phẩm Việt Nam thành Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An.
Ngày 26/12/2006 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố HCM.
Lĩnh vực kinh doanh
− Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế từ
dầu, mỡ động thực vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa.
− Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói
− Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến ngành dầu thực vật
− Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực
phẩm, nước chấm, nước xốt, các loại sản phẩm ăn liền.
− Đại lý mua bán, ký gởi hàng hoá; kinh doanh khu vui chơi
Nhóm: IRIS – TC2.2 11
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
giải trí; hoạt động sinh hoạt văn hoá.
− Cho thuê mặt bằng nhà xưởng; kinh doanh nhà ở.
3. Phân tích chi phí sử dụng vốn trong công ty:
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
– Giá ước tính của cổ phiếu thường: P
0
= 25.200 đồng.
– Tốc độ tăng trưởng cổ tức: g = 10%.
– Khoản cổ tức dự tính nhận được : D
0
= 4.619 đồng.
– Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 18.980.200 cổ phiếu.
=> Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
K
e
=
200.25
%)101(619.4 +x
+10% = 30,162%
=> Chi phí vốn cổ phần thường của công ty là 30,162% => phản ánh tỷ suất sinh
lợi mà các cổ đông hiện tại mong muốn trên khoản vốn đầu tư của họ để đảm bảo
thị trường các cổ phần đang lưu hành không thay đổi.
Chi phí sử dụng nợ :
– Chi phí sử dụng vốn vay trước khi tính thuế thu nhập.
+ Tiền vay ngân hàng đầu tư và phát triển VN (chi nhánh TP. HCM ):F
0
=
54.008 triệu đồng với thời hạn n = 4 năm.
+ Khoản tiền gốc và lãi phải trả hàng năm: T
i
= 18.000 triệu đồng.
=> Chi phí sử dụng nợ vay:
0004,3
000.18
008.54)1(1
==
+−
−
d
n
d
k
k
=> k
d
= 12,5 % ( tra bảng tài chính số 4 ).
– Chi phí sử dụng vốn vay sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
KD = 12,5% x (1 - 25% ) = 9,38 %
Chi phí sử dụng vốn bình quân.
– Tổng vốn cổ phiếu thường = 18.980.200 x 25.200 = 478.301 triệu
Nhóm: IRIS – TC2.2 12
STT Chỉ tiêu Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%)
1. Vay ngân hàng 54.008 10,15
2. Vốn cổ phần thường 478.301 89,85
3. Tổng cộng 532.309 100
WACC = 10,15% x 9,38%+ 89,85% x 30,162% = 28,05%
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
đồng
=> Nhận xét :
Qua phân tích chi phí sử dụng vốn của công ty Dầu thực vật Tường An cho thấy:
tuy là công ty cổ phần nhưng không có phát hành trái phiếu, nguồn vốn của công ty
được huy động chủ yếu từ nguồn vốn cổ phần với tỷ trọng 89,85%, phần còn lại
được huy động từ nguồn vay ngân hàng với tỷ trọng 10,15%.
Đối với nợ vay dài hạn công ty phải tốn chi phí sử dụng nợ nhưng công ty lại
nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay.
Tấm chắn thuế từ lãi vay = thuế thu nhập doanh nghiệp x lãi vay
= 18.299 x 25%
= 4.574,75 triệu đồng
III. Công ty cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu
1. Sơ lược về công ty
Tên pháp định: Công ty cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu
Tên quốc tế: My Chau Printing & Packaging Holdings Co
Tên viết tắt: MCP
Trụ sở chính: Số 18 Lũy Bán Bích - P.Tân Thới Hòa - Q.Tân Phú -
Tp.HCM
Phone : (84.8) 39612728
Fax: (84.8) 39612737
Website: www.mychau.com.vn
Vốn điều lệ: 98,495,200,000 VNĐ
Các cổ đông chính:
Tên cổ đông Số cổ phiếu
nắm giữ
Tỷ lệ cổ
phiếu nắm
Chức vụ
Nhóm: IRIS – TC2.2 13
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
giữ
Tổng Công ty Rau quả
Nông sản
3.172.760 38,79%
Trịnh Hữu Minh 437.971 4,45% Phó Chủ tịch
HĐQT
The Blackhorse
Enhanced Vietnam Inc
228.758 2,80%
Huỳnh Thị Thanh Dung 176.298 2,16%
2. Lịch sử hình thành công ty
Công ty cổ phần in và bao bì Mỹ Châu tiền thân là nhà máy đồ hộp Mỹ Châu,
được thành lập từ năm 1959.
Sau năm 1975 nhà máy đồ hộp Mỹ Châu được đổi tên thành nhà máy thực
phẩm xuất khẩu Mỹ Châu trực thuộc tổng công ty rau quả Việt Nam.
Đến năm 1999 nhà máy thức phẩm xuất khẩu Mỹ Châu được chuyển thành
công ty in và bao bì Mỹ Châu theo Quyết Định số 207/1998/QĐ/BNN - TCCB ngày
10/12/1998 của Bộ Công Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Công ty đã chuyển
hướng hoạt động sang lĩnh vực in và sản xuất bao bì bằng kim loại, chuyên cung
cấp các tờ in và bao bì bằng kim loại được thiết kế, in ấn và hoàn hảo để cạnh tranh
với hàng nhập khẩu và hướng đến xuất khẩu.
Công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Năm 1999 công ty đầu tư một dây chuyền in 01 màu nhãn hiệu LTG-
MAILANDER.
Năm 2000 công ty đầu tư một dây chuyền dập 2 lon mảnh tự động nhãn hiệu
DECEPEDA của Tây Ban Nha.
Năm 2001 công ty đầu tư thêm một dây chuyền tráng verni trên kim loại Model
2000.
Đến năm 2003 công ty đã thực hiện việc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:
2000.
Đến năm 2004 công ty tiếp tục đầu tư một dây chuyền sản xuất lon hàn điện tự
động thuộc loại hiện đại nhất hiện nay.
Đến năm 2005 công ty đầu tư thêm một máy cắt sắt thân lon tự động.
Nhóm: IRIS – TC2.2 14
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
Lĩnh vực kinh doanh
– In, tráng verni trên sắt
– Sản xuất, gia công các loại bao bì bằng kim loại.
– Kinh doanh các loại sắt lá, nhôm lá.
− Mua bán các loại máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế dùng trong
các lĩnh vực: in, tráng verni trên sắt lá, sản xuất các loại bao bì bằng kim loại và sản
xuất các loái sắt lá.
– Dịch vụ cho thuê sân bãi, nhà xưởng, kho tàng thuộc quyền sở hữu
của công ty.
3. Phân tích chi phí sử dụng vốn trong công ty:
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
– Giá ước tính của cổ phiếu thường: P
0
= 29.800 đồng.
– Tốc độ tăng trưởng cổ tức: g = 10%.
– Khoản cổ tức dự tính nhận được: D
0
= 4.277 đồng.
– Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 70.000.000 cổ phiếu.
=> Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
K
e
=
800.29
%)101(277.4 +x
+10% = 25,79%
=> Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công ty là 25,79% => phản ánh tỷ suất
sinh lợi mà các cổ đông hiện tại mong muốn trên khoản vốn đầu tư của họ để đảm
bảo thị trường các cổ phần đang lưu hành không thay đổi.
Chi phí sử dụng nợ :
– Chi phí sử dụng vốn vay trước khi tính thuế thu nhập.
+ Tiền vay ngân hàng đầu tư và phát triển VN (chi nhánh TP. HCM ): F
0
=
31.179 triệu đồng với thời hạn n = 3 năm.
+ Khoản tiền gốc và lãi phải trả hàng năm: T
i
= 12.000 triệu đồng.
=> Chi phí sử dụng nợ vay:
5983,2
000.12
179.31)1(1
==
+−
−
d
n
d
k
k
=> k
d
= 7,5 % ( tra bảng tài chính số 4 ).
– Chi phí sử dụng vốn vay sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhóm: IRIS – TC2.2 15
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
KD = 7,5% x ( 1 - 25% ) = 5,63 %
Chi phí sử dụng vốn bình quân.
– Tổng vốn cổ phiếu thường = 70.000.000 x 29.800 = 2.086.000
triệu đồng
=> Nhận xét :
Qua phân tích chi phí sử dụng vốn của công ty cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu
cho thấy: tuy là công ty cổ phần nhưng không có phát hành trái phiếu, nguồn vốn
của công ty được huy động chủ yếu từ nguồn vốn cổ phần với tỷ trọng 98,53%.
Phần còn lại được huy động từ nguồn vay ngân hàng với tỷ trọng 1,47%, công ty
huy động nguồn vốn vay còn ít
=> Công ty nên có chính sách điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay
trong tổng cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu giúp công ty có chi phí sử dụng vốn thấp,
giúp tối đa hoá lợi nhuận để từ đó làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
Đối với nợ vay dài hạn công ty phải tốn chi phí sử dụng nợ nhưng công ty lại
nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay.
Tấm chắn thuế từ lãi vay = thuế thu nhập doanh nghiệp x lãi vay
= 2.292 x 25%
= 573 triệu đồng
• Tóm lại:
Qua những nội dung phân tích về thực trạng chi phí sử dụng vốn của 3 công ty, ta
Nhóm: IRIS – TC2.2 16
STT Chỉ tiêu Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%)
1. Vay ngân hàng 31.179 1,47
2. Vốn cổ phần thường 2.086.000 98,53
3. Tổng cộng 2.117.179 100
WACC = 1,47% x 5,63 %+ 98,53% x 25,79% = 25,49%
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
thấy:
– Chính sách huy động vốn của công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại
CMS và công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An là khá hợp lý.
– Chính sách huy động vốn của công ty cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu
là chưa hợp lý vì nguồn vốn cổ phần chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng cơ cấu
nguồn vốn.
Nhóm: IRIS – TC2.2 17
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
C. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN:
Trên thực tế, không có công thức chung nào cho việc xác định một cơ cấu
vốn tối ưu. Việc xác định cơ cấu vốn phù hợp với từng doanh nghiệp phụ thuộc vào
6 yếu tố: rủi ro kinh doanh (sự ổn định hay biến động trong doanh thu), cơ cấu chi
phí cố định và biến phí, tài sản cố định (giá trị thế chấp), năng lực khấu trừ thuế thu
nhập của doanh nghiệp, quản trị hội đồng doanh nghiệp (đối với công ty cổ phần đại
chúng), chất lượng thông tin của doanh nghiệp (gồm kế toán, kế hoạch kinh doanh).
Sau đây là một số giải pháp cơ bản giúp các doanh nghiệp có chi phí sử dụng vốn
thấp, tối đa hóa lợi nhuận:
Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn
huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, công ty nên linh
hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp như:
– Vay ngân hàng
– Vốn chiếm dụng:
Trong việc lựa chọn nguồn vốn, doanh nghiệp
có thể ưu tiên cho vốn hóa lợi nhuận giữ lại (mạnh dạn sử dụng lợi nhuận giữ lại,
miễn là cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư để họ đồng tình), vốn vay và
vốn cổ đông (phát hành thêm cổ phiếu).
Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng
cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh
toán các khoản nợ đúng hạn
Chứng minh được mục đích sủ dụng vốn bằng
cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển
vọng năm tới.
Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi
phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kì.
KẾT LUẬN
Nhóm: IRIS – TC2.2 18
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
Việc phân tích chi phí sử dụng vốn giúp cho doanh nghiệp cũng như các nhà
quản lý nắm rõ các chi phí sử dụng của từng nguồn vốn khác nhau. Qua đó, một
phần nào giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định huy động nguồn vốn một cách hợp
lý để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở Việt Nam, nhắc đến nợ, người ta thường có tâm lý e dè, nhất là đối với các
doanh nghiệp đang trong thời kỳ “sung mãn”, lượng tiền mặt vô cùng dư thừa thì
dường như họ lại càng không quan tâm đến nợ. Cũng vậy, sau khi TTCKVN ra đời,
đi vào hoạt động và đạt được sự phát triển như hôm nay thì để giải quyết bài toán
thiếu vốn, doanh nghiệp niêm yết thường chọn giải pháp vốn cổ phần chứ không
mấy mặn mà với việc sử dụng tài trợ bằng nợ. Các doanh nghiệp dường như đã
quên đi lợi ích từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Hi vọng trong tương lai không xa,
vấn đề tài trợ bằng nợ sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm thỏa đáng và
đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng nợ.
DANH SÁCH NHÓM:
1. Nguyễn Thị Thúy An
2. Thái Thị Sương
Nhóm: IRIS – TC2.2 19
Môn: Tài chính doanh nghiệp 2 GVHD: Lê Thị Mỹ Phương
3. Tống Thị Ngọc Phương
4. Trần Thị Dưỡng
5. Nguyễn Viết Tây Nguyên
Nhóm: IRIS – TC2.2 20