Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đương sự trong vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.62 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về đương sự trong vụ án dân sự trong vụ án dân sự.
1. Khái niệm đương sự trong vụ án dân sự.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể không thể thiếu.
Trong tiếng việt “đương sự” được hiểu “là người, là đối tượng trong một sự việc nào
đó được đưa ra giải quyết”. Như vậy theo nghĩa chung nhất thì đương sự chỉ là người,
là đối tượng trong một vụ việc nào đó được đưa ra giải quyết trong cuộc sống hàng
ngày.
Vụ án dân sự là những việc phát sinh tại Tòa án do các đương sự khởi kiện để
yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích nhà
nước hay quyền, lợi ích hợp pháp của người khác đang bị tranh chấp.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTDS: “Đương sự trong vụ án dân sự là
cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan”.
2. Đặc điểm của đương sự trong VADS
Bài tập nhóm tháng 1 môn TTDS
Đương sự trong VADS là người tham gia TTDS do vậy đương sự có đầy đủ các
đặc điểm của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, mục đích của đương sự tham gia
VADS là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, những người tham gia tố
tụng khác là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc để hỗ trợ cho
hoạt động tố tụng vì vậy so với những người tham gia tố tụng khác, đương sự trong
VADS còn có những đặc điểm khác biệt sau.
Đương sự trong vụ án dân sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có quyền
lợi ích bị xâm phạm hoặc cần được xác định trong VADS. Sự liên quan về quyền, lợi
ích của đương sự đối với quá trình giải quyết VADS có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đương sự là chủ thể được tòa án tham gia vào quá trình giải quyết VADS để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đương sự có thể mong muốn tham gia hoặc
buộc phải tham gia vào hoạt động tố tụng do việc “ khởi động” vụ án của nguyên đơn
hoặc người yêu cầu và được tòa án thụ lý giải quyết.
Đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau trong quan hệ tố tụng có thể tham gia tố


tụng độc lập hoặc thông qua người đại diện trong TTDS. Những quyền và nghĩa vụ tố
tụng của đương sự mà pháp luật quy định là cơ sở để các đương sự có điều kiện thuận
lợi như nhau khi tham gia vào quan hệ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình về mặt nội dung.
Đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết VADS. Khác
với các chủ thể khác, chỉ có đương sự mới có quyền tự định đoạt trong việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ về tố tụng. Các chủ thể tố tụng khác có nghĩa vụ tôn trọng và bảo
đảm quyền tự định đoạt của đương sự.
Như vậy, trong các VADS có những chủ thể tham gia có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan đến việc giải quyết các VADS và tham gia vào quá trình giải quyết các VADS để
bảo vệ quyền và lợi ích của mình đó chính là đương sự trong VADS.
II. Việc xác định tư cách đương sự
1. Cơ sở của việc xác định tư cách đương sự.
Thứ nhất: Xác định tư cách của đương sự trên cơ sở xác định chủ thể có quyền
khởi kiện, bị khởi kiện hoặc có quyền yêu cầu, có liên quan đến giải quyết yêu cầu:
Khi chủ thể khởi kiện hoặc yêu cầu thì tòa án cần xác định một cách chính xác
các vấn đề sau đây:
+ Phải xác định chủ thể đó có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu hay không?
Nhóm KT33D1-3
2
Bài tập nhóm tháng 1 môn TTDS
+ Họ khởi kiện hoặc yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình hay của người
khác?
+ Họ có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu đối với ai?
Việc xác định ai có quyền khởi kiện, ai có quyền yêu cầu cần phải căn cứ vào
bản chất của mỗi quan hệ pháp luật đang được xem xét, giải quyết và đối chiếu với các
quy phạm pháp luật nội dung tương ứng.
Trong khoa học pháp lý, tùy thuộc vào các căn cứ khác nhau có thể có nhiều cách
phân loại quyền khởi kiện (hay tố quyền) khác nhau trong các QHPL. Nếu căn cứ vào

bản chất quyền lợi hành xử thì tố quyền được phân chia thành tố quyền đối vật, tố quyền
đối nhân, tố quyền hỗn hợp. Việc phân loại tố quyền đối vật, tố quyền đối nhân có ý
nghĩa trong việc xác định tư cách của các đương sự trong vụ kiện.
Thứ hai: Xác định tư cách của đương sự căn cứ vào sự liên quan về quyền,
nghĩa vụ và vào thời điểm tham gia tố tụng đương sự đó.
Khi xem xét sự liên quan về quyền, nghĩa vụ mà xác định việc giải quyết mối
quan hệ giữa nguyên đơn vị và bị đơn có liên quan đến quyền và lợi ích của chủ thể thứ
ba thì tòa án cần xác định chủ thể này với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án. Đồng thời, khi xem xét yêu cầu giải quyết việc dân sự thì cần xác định
việc giải quyết việc dân sự đó sẽ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những ai thì cần
được xác định là người có liên quan.
Ngoài ra căn cứ vào thời điểm tham gia tố tụng cũng là cơ sở để xác định tư cách
tham gia của đương sự là nguyên đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ví
dụ: A, B, C, D là 4 người con của ông E, ông E chết đi để lại di sản thừa kế. Trong trời
gian đó, D là người quản lí di sản có những hành vi lạm dụng bán tài sản. Nếu A, B, C
cùng nhau yêu cầu khởi kiện thì họ cùng là nguyên đơn, nếu chỉ có A khởi kiện D thì
lúc này, A là nguyên đơn, B và C là hai người tham gia với tư cách người có nghĩa vụ,
quyền lợi liên quan.
Như vậy, có nhiều cơ sở để xác định tư cách chủ thể tham gia tố tụng. việc xác
định chủ thể tham gia tố tụng chính xác sẽ giúp cho quá trình tố tụng được nhanh chóng,
hiệu quả.
2. Các qui định về việc xác định tư cách đương sự
2.1. Các quy định về xác định tư cách của nguyên đơn.
Có hai loại chủ thể khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình là chủ
thể của quan hệ pháp luật nội dung có tranh chấp và chủ thể được chuyển giao hoặc
Nhóm KT33D1-3
3
Bài tập nhóm tháng 1 môn TTDS
thừa kế quyền, lợi ích. Xét theo luật thực định khoản 2 Điều 56 BLTTDS quy định:
“nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khời kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ

chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa
án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách
cũng là nguyên đơn”.
Điều đó cho thấy nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các
đương sự khác. Vì để phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án, đồng thời là cơ sở để bắt đầu
giải quyết vụ án dân sự phải có nguyên đơn khởi kiện hoặc các chủ thể khác theo quy
định của pháp luật tố tụng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.
BLTTDS chỉ quy định nguyên tắc chung để xác định nguyên đơn thông qua
hành vi khởi kiện của chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp.
Theo đó, nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích của người đó bị xâm phạm.
Theo quy định trên thì nguyên đơn là chủ thể thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Được giả thiết có quyền lợi bị xâm hại hay tranh chấp với bị đơn.
- Đã tự mình khởi kiện.
Các quy định trên của BLTTDS chưa đủ để xác định tư cách của đương sự trong
vụ án dân sự. Bởi lẽ, để có thể xác định đúng tư cách của nguyên đơn thì ngoài các điều
kiện trên, cần có các quy định của pháp luât hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động. Việc xác định tư cách của nguyên đơn phải dựa trên cơ sở quan hệ pháp luật
có tranh chấp, pháp luật nội dung điều chỉnh quan hệ đó.
Để trở thành nguyên đơn thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng những yêu
cầu sau:
- Thứ nhất: khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
hại. Điều này cho thấy việc nguyên đơn tham gia tố tụng mang tính chủ động, khi nhận
thấy quyền lợi của bản thân bị xâm hại chủ thể tự mình yêu cầu cơ quan chức năng bảo
vệ quyền lợi cho mình. Nó trái ngược lại với tính bị động của bị đơn khi tham gia tố
tụng. Việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi bị xâm hại xuất phát từ ý chí chủ quan của nguyên
đơn. Vì việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại hay không thì phải được
khẳng định trong các bản án, quyết định của TA có hiệu lực. Khi bản án, quyết định của

TA chưa có hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó, thì quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhóm KT33D1-3
4
Bài tập nhóm tháng 1 môn TTDS
nguyên đơn mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm. Về nguyên tắc, quyền lợi chỉ có
thể có được hoặc bị xâm phạm khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung
(quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình…) mà nguyên đơn là một bên chủ thể.
- Thứ hai: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Để tham gia vào quan hệ
pháp luật TTDS thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTDS.
Vì ngoài việc có khả năng pháp luật quy định nguyên đơn còn phải tự mình thực hiện
quyền và nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng lúc đó họ
trở thành nguyên đơn.
- Thứ ba: Các chủ thể trở thành nguyên đơn khi yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách:
Đối với chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi TTDS đầy đủ hoặc cơ quan, tổ chức
thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được TA thụ lý thì các cá
nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn. Trường hợp cá nhân không có năng lực
hành vi TTDS đầy đủ mà được người đại diện hợp pháp của người này thì người được
bảo vệ quyền lợi cũng được xác định là nguyên đơn. Việc quy định nhiều chủ thể có thể
trở thành nguyên đơn cho thấy sự quan tâm của pháp luật tới việc đảm bảo lợi ích của
mọi chủ thể trong xã hội.
- Thứ tư: Đơn khởi kiện. Để khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn thì chủ
thể phải có đơn khởi kiện và và gửi đơn kiện tới TA. Tư cách của chủ thể được xác định
là nguyên đơn hành vi chủ thể gửi đơn tới Tòa và TA thụ ly đơn khởi kiện. Đơn khởi
kiện phải đầy đủ nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS.
Trong trường hợp cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong
tranh chấp mà cùng khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết quan hệ nội dung tranh chấp đó
thì TA thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước thì bên đó được xác định là nguyên đơn.
Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiện, yêu cầu TA bảo vệ quyền lợi của
cá nhân, lợi ích công cộng…thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng

trở thành nguyên đơn trong trường hợp:
+ Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ
nguyên yêu cầu phân tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn.
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ với yêu cầu độc
lập trở thành nguyên đơn.
2.2. Các quy định về xác định tư cách của bị đơn.
Nhóm KT33D1-3
5

×