Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

báo cáo SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG “BỘT ĐẬU NÀNH GIÀU PROTEIN TÁCH BÉO – SPC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 26 trang )

Mạch Trần Phương Thảo Trang1

SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG “BỘT ĐẬU NÀNH GIÀU PROTEIN TÁCH BÉO – SPC”
1 Giới thiệu 2
2 Quy trình chế biến bột đậu nành tách béo 6
2.1 Tách tạp chất, phân loại 7
2.2 Sấy 7
2.3 Nghiền sơ bộ và tách vỏ 7
2.4 Conditioning 7
2.5 Cán 7
2.6 Trích ly 8
2.7 Tách dung môi 8
2.8 Nghiền 8
3 Quy trình chế biến SPC 9
3.1 Trích ly lần 1 và lần 2 10
3.2 Ly tâm lần 1 và lần 2 10
3.3 Thanh trùng 10
3.4 Lọc UF 11
3.5 Cô đặc 12
3.6 Sấy phun 12
3.7 Phối chế 13
3.8 Đóng gói 13
4 Chỉ tiêu cảm quan 13
5.Bảng mô tả sản phẩm 14
6 Xây dựng bảng tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu và sản phẩm 14
7 Bao bì 15
8 Dự kiến phương án chọn máy móc thiết bị sản xuất 17
8.1 Máy sấy 17
8.2 Máy tách vỏ 18
8.3 Máy nghiền 19
8.4 Máy ly tâm 20


8.5 Máy trích ly 20
8.6 Máy thanh trùng 21
8.7 Máy cô đặc 22
8.8 Máy sấy phun 23
Mạch Trần Phương Thảo Trang2

8.8 Máy phối trộn 23
8.9 Máy đóng gói đứng 25

1 Giới thiệu
Đậu nành thuộc họ Leguminosae, chi dưới Papilionoidae, có nguồn gốc từ Đông Á, có thể từ
Trung Quốc. Nó được lan truyền đến Hàn Quốc và sau đó là Nhật Bản cách đây 2000 năm. Đậu nành
được trồng làm thực phẩm ở nhiều nước như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cho tới ngày nay.
Hàm lượng chính trong đậu nành được sử dụng trong thực phẩm là protein và lipid. Từ 4,5 tấn
đậu nành có thể ép được 1 tấn dầu thô. Protein đậu nành được sử dụng trực tiếp cho con người, có thể
cung cấp đủ cho 1/3 nhu cầu protein thực phẩm của thế giới. Vì thế đậu nành được xem là nguồn protein
tiềm năng lớn nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mặc dù phổ biến về thực phẩm từ đậu nành nhưng hàm
lượng protein mà con người thật sự hấp thụ vẫn còn rất thấp, cần phải có sản phẩm cung cấp nhiều protein
đậu nành hơn nữa.
Hình dạng
Hạt đậu nành có hình trụ, thon gọn và phẳng. Hạt thường có màu vàng, xanh, nâu hoặc đen. Kích
thước dựa vào số hạt trên đơn vị thể tích hoặc khối lượng. Theo thông thường, cứ 100 hạt có khối lượng
18-20 gam.
Cấu trúc hạt gồm vỏ hạt và 2 lá mầm, thêm vào là trụ đỡ lá mầm và chồi. Hai lá mầm chiếm
khoảng 90% khối lượng hạt và có chứa dầu và protein trong tế bào mô giậu.
Thành phần hóa học
Độ ẩm
Hàm lượng ẩm trong hạt phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Nếu bảo quản tốt, ổn định thì hàm ẩm
từ 12-13%. Nếu trên mức đó thì sẽ dễ bị ẩm và mốc nếu điều kiện thời tiết xấu. Dưới 12% thì hạt dễ bị
nứt và tách đôi trong quá trình vận chuyển. Tỉ lệ hạt bị nứt vỡ nhiều sẽ dễ hư hỏng do tăng diện tích tiếp

xúc bề mặt với không khí.



Mạch Trần Phương Thảo Trang3

Protein
Protein đậu nành chủ yếu là globulin, tính tan bị ảnh hưởng nhiều bởi pH. 80% protein đậu nành
có thể được tách chiết thô hoặc ở pH kiềm. Nếu tính acid càng tăng thì tính tan càng giảm và thấp nhất tại
pH=4,2-4,6.
Sự phụ thuộc vào pH được ứng dụng nhiều trong công nghệ tách chiết protein, tách béo. Ở mức
pH đẳng điện, protein sẽ bị kết tủa khiến dễ tách ra hơn.
Đơn vị kết tủa của protein là Svedberg, hiện tại có 4 nhóm chính là 2S, 7S, 11S và 15S. Hằng số
này không đổi ở 20
o
C. 11S và 7S chiếm khoảng 70% protein đậu nành, tỉ lệ 11S/7S có thể dao động từ
0,5 đến 3.
Nhóm 2S gồm các polypeptide phân tử khối thấp (khoảng 8000-20000 daltons) và các hợp chất
kháng trypsin. Nhóm 7S khá đa dạng, chủ yếu chứa beta-conglycinin, loại đường có globulin với khối
lượng phân tử khoảng 150000. Nhóm này cũng chứa nhiều enzyme (beta-amylase và lipoxygenase),
hemagglutinins. Nhóm 11S chứa glycinin, protein chính của đậu nành. Glycinin có khối lượng phân tử
khoảng 320000-350000 và chứa khoảng 12 tiểu đơn vị, liên kết với nhau bởi cầu nói hydrogen và
disulfide. Nhóm 15S protein chủ yếu là nhị trùng của nhóm glycinin. Conglycinin và glycinin là những
protein dự trữ được tìm thấy nhiều ở lá mầm.
Amino acid
Cách để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của protein là dựa vào thành phần các amino acid cần thiết.
AMINO ACID
ĐẬU NÀNH
LÚA MÌ
A

B
A
B
I- AMINO ACIDS KHÔNG THAY THẾ
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Cystine
4.54
7.78
6.38
1.26
1.33
114
110
118
3.26
6.67
2.86
1.50
2.54
82
94
53
Meth.+Cyst.
2.59
74
4.05
116

Phenylalanine
Tyrosine
4.94
3.14

4.51
2.99

Mạch Trần Phương Thảo Trang4

Ph.ala+Tyr.
8.08
133
7.50
124
Threonine
Tryptophan
Valine
3.86
1.28
4.80
96
133
97
2.93
1.09
4.42
73
113
89

II- AMINO ACIDS THAY THẾ
Arginine
Histidine
Alanine
Aspartic acid
Glutamic acid
Glycine
Proline
Serine
7.23
2.53
4.26
11.70
18.70
4.18
5.49
5.12

4.61
2.29
3.62
4.93
29.86
3.92
9.94
4.59


Enzyme
Đậu nành cũng như các loại đậu khác đều chứa hệ thống enzyme cần thiết cho sự nảy mầm. Về

mặt kỹ thuật, enzyme quan trọng nhất của đậu nành là lipoxygenase, hay là lipoxydase. Enzyme này xúc
tác quá trình oxy hóa nhóm poly chất béo không tan bằng các oxy nguyên tử, dẫn đến sự ôi hóa mùi vị.
Enzyme này cũng gây ra sự oxy hóa carotenoid trong đậu.
Enzyme urease thường được đề cập tới liên quan tới protein trong sản phẩm. Không có quan
trọng trong kỹ thuật, nhưng enzyme cũng đóng vai trò trong quá trình sản xuất bột đậu nành.
Chất kháng dinh dưỡng
Hai chất thường được quan tâm là trypsin và lectins.
Protein kháng enzyme protease có thể thấy nhiều trong tự nhiên nhưng chất được quan tâm nhiều
nhất trong đậu nành là trypsin. Có 2 loại kháng trypsin mà các nhà khoa học đã tách và mô tả là Kunitz
với khối lượng phân tử khoảng 20000 và Bowman-Birk có chuỗi polypeptide nhỏ hơn cỡ 8000 dalton.
Hai nhóm này đều chứa các protein khác nhau.
Mạch Trần Phương Thảo Trang5

Lectin hay được biết như gemagglutinins là protein có khả năng dính kết với tế bào máu. Nó có
nhiều trong thực vật đặc biệt là hạt thầu dầu và khá độc. Lectin trong đậu nành thô chưa có nghiên cứu về
khả năng gây độc trong thực phẩm, nhưng nó dễ dàng bị mất khi gia nhiệt.
Tính chức năng
Nhiều thực phẩm sử dụng sản phẩm từ đậu nành dựa trên tính chức năng của protein. Những yếu
tố này chủ yếu dựa trên khả năng nhũ tương, tính làm đặc (độ nhớt), tạo gel, bọt, hấp phụ nước hay chất
béo, tạo cấu trúc liên kết như thịt.
Tính chất chức năng này liên quan đến thành phần cấu tạo của amino acid cũng như khối lượng
phân tử protein.
Lipid
Lipid trong đậu nành (dầu thô) chứa khoảng 96% triglycerides, 2% phospholipids, 1,6% chất
chưa xà phòng hóa, 0,5% acid béo tự do và lượng ít chất màu carotenoid.
Phospholipd là chất hoạt động bề mặt của dầu. Nó liên quan đến hàm lượng trong đậu (gấp 2-3
lần so với dầu thực vật). Chất được quan tâm nhiều là lecithin, sử dụng nhiều trong thực phẩm làm chất
nhủ tương. Phospholipid có thể được tách trong quá trình lọc tinh.
Hợp chất không xà phòng hóa gồm tocopherol và sterol. Những chất này chủ yếu được loại bỏ
trong quá trình khử mùi. Acid béo tự do và chất màu thì được tách trong quá trình làm tinh và khử màu.

Vì thế nồng độ của hợp chất không triglyceride giảm trong quá trình tinh dưới 1%.
Carbohydrate
Đậu nành chứa khoảng 30% carbohydrate. Có thể chia thành 2 nhóm: đường hòa tan (sucrose 5%,
stachyose 4%, rafinose 1%) và đường không tan – chất xơ 20%. Raffinose là nhóm trisaccharide cấu tạo
từ galactose, glucose và fructose. Stachyose là tetrasaccharide với cấu trúc: galactose-galactose-glucose-
fructose. Raffinose và stachyose không bị cắt bởi enzyme tiêu hóa nhưng bị lên men với vi sinh vật có
mặt, chuyển thành dạng khí. Sự đầy hơi khi tiêu hóa nguyên nhân là do 2 loại đường này.
Nhóm chất xơ cấu tạo từ polysaccharide và dẫn xuất của nó. Nhóm chính là cellulose,
hemicelluloses và hợp chất pectin. Nhóm này không bị tiêu hóa bởi enzyme.Không giống các loại hạt
khác, đậu nành chứa rất ít tinh bột (<1%).

Mạch Trần Phương Thảo Trang6

Chất khoáng
Hàm lượng chất khoáng, xác định bởi độ tro khoảng 5%. Khi chế biến đậu nành, hầu hết thành
phần khoáng đi theo bột hoặc dầu. Nhóm chất chính là kali, calci, magie. Nhóm vi lượng như sắt, kẽm,
đồng
2 Quy trình chế biến bột đậu nành tách béo
Nguyên liệu đậu nành
Tách tạp chất, phân loại
Tạp chất
Sấy
Nghiền sơ bộ,tách vỏ
Conditioning
Cán
Trích ly
Tách dung môi
Vỏ
Dung môi Micell
Nghiền

Tách dung môi
Bột đậu nành tách béo

Mạch Trần Phương Thảo Trang7

2.1 Tách tạp chất, phân loại
Mục đích: chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo được thực hiện dễ dàng hơn. Quá trình này bao gồm các
công đoạn tách tạp chất bị lẫn vào khối hạt nguyên liệu, đặc biệt là các tạp chất kim loại, đồng thời loại bỏ
một phần vi sinh vật bám trên bề mặt hạt.
Thực hiện:
Phân loại bằng sàng rung: tách đá, sỏi…
Phân loại bằng nam chất: tách tạp chất kim loại
Phân loại bằng sức gió: phương pháp này được sử dụng khi tạp chất có kích thước bằng kích thước hạt
cần làm sạch, nhưng khối lượng riêng của tạp chất và hạt thì khác nhau.
Đầu tiên, đậu nành được qua thiết bị sàng rung để tách các tạp chất cơ học lớn như đá, sỏi. Sau đó khối
hạt được đưa qua thiết bị nam châm để tách kim loại. Sau cùng, đậu nành được làm sạch trên rây, có thổi
khí để tách bỏ bụi, tạp chất nhẹ và một phần vi sinh vật.
2.2 Sấy
Mục đích: làm giảm độ ẩm của hạt xuống 10% để bảo quản
Thực hiện: có thể sử dụng phương pháp sấy đối lưu
2.3 Nghiền sơ bộ và tách vỏ
Mục đích: làm vỡ hạt đậu nành để vỏ dễ dàng tách ra khỏi hạt. Tách vỏ là giảm lượng cellulose, tăng
lượng protein trong sản phẩm cuối. Vỏ chiếm 7-8% khối lượng của hạt đậu.
Thực hiện: đậu nành sau khi làm sạch và sấy khô, được nghiền đến kích thước thích hợp cho quá trình
tách vỏ. Sau khi nghiền, dưới tác dụng của dòng không khí, vỏ nhẹ được tách ra. Quá trình nghiền sơ bộ
phải được thực hiện cẩn thần, tránh làm vỡ hạt thành nhiều mảnh nhỏ, gây khó khăn cho quá trình tách
vỏ.
2.4 Conditioning
Mục đích: chuẩn bị cho quá trình cán, giúp quá trình cán dễ dàng phá vỡ màng tế bào. Khi đó, dầu dễ
thoát ra bên ngoài hạt trong quá trình trích ly.

Thực hiện: đậu nành sau công đoạn nghiền sơ bộ và tách vỏ được đưa vào thiết bị nồi hơi, có nhiệt độ
70
o
C. Hàm ẩm đậu sẽ tăng lên 11%, đây là giá trị thích hợp cho quá trình cán.
2.5 Cán
Mục đích: phá vỡ cấu trúc tế bào, chuẩn bị cho quá trình trích ly chất béo ra khỏi đậu nành.
Mạch Trần Phương Thảo Trang8

Thực hiện: đậu nành được đưa vào thiết bị cán trục. Bề dày của sản phẩm khi ra khỏi thiết bị là 0,25-
0,35mm.
2.6 Trích ly
Mục đích: tách 99-99,5% hàm lượng dầu có trong nguyên liệu.
Thực hiện: sử dụng dung môi hexane
Sản phẩm đậu nành sau khi tách béo được gọi là Marc và có hàm lượng béo là 0,2-1%.
2.7 Tách dung môi
Mục đích: loại bỏ phần dung môi còn trong nguyên liệu đậu nành
Thực hiện: bã đậu nành sau khi tách béo, được đưa vào thiết bị tách dung môi
2.8 Nghiền
Mục đích: chuẩn bị cho quy trình sản xuất protein concentrate ở giai đoạn tiếp theo
Thực hiện: dùng thiết bị nghiền búa. Yêu cầu về kích thước sản phẩm như sau: có ít nhất 95% lượng bột
nghiền đi qua rây U.S.10-mesh, và có nhiều nhất 3-6% lượng bột nghiền đi qua rây U.S. 80-mesh
Thành phần
Phần trăm khối lượng
Protein
52%
pH
6,5-7,5
Ẩm
<10%
Tro

<6%
Béo
<1%







Mạch Trần Phương Thảo Trang9

3 Quy trình chế biến SPC

Bột đậu nành tách béo
Trích ly lần 1
Ly tâm lần 1
Trích ly lần 2
Ly tâm lần 2
Thanh trùng
Lọc UF
Cô đặc
Sấy phun
Đóng gói
SPC
Dung dịch NaOH
Dung dịch NaOH
Bao bì
Phối chế



Mạch Trần Phương Thảo Trang10

Quy trình sản xuất SPC nhằm mục đích thu nhận protein từ bột đậu nành đã tách béo đồng thời loại bỏ
chất xơ, đường hòa tan, các đường gây đầy hơi như raffinose, stachyose và các hợp chất gây mùi ra khỏi
sản phẩm.
3.1 Trích ly lần 1 và lần 2
Mục đích: khai thác
Quá trình trích ly chủ yếu xảy ra các biến đổi hóa lý: protein và một số hợp chất từ bột đậu nành đã tách
béo sẽ hòa tan vào dung môi.
Phương pháp thực hiện
Quá trình trích ly được thực hiện trong bồn chứa có cánh khuấy
Dung môi sử dụng là dung dịch NaOH có pH từ 7,5 đến 10
Tỷ lệ khối lượng đâu: nước dao động từ 1:5 đến 1:20w/w. Khi trích ly lần 2 thì lượng dung môi cần sử
dụng chỉ bằng phân nửa lượng dung môi được sử dụng ở lần trích ly lần thứ nhất.
Thời gian trích ly lần 1 là 1 giờ, thời gian trích ly lần 2 xấp xỉ 30 phút.
3.2 Ly tâm lần 1 và lần 2
Mục đích công nghệ: khai thác, thu nhận dịch chiết, đồng thời loại bỏ phần bã không hòa tan ra khỏi dịch
chiết
Các biến đổi của nguyên liệu:
Vật lý: giảm thể tích và khối lượng của bán thành phẩm
Hóa lý: thay đổi trạng thái từ dạng huyền phù sang dung dịch
Hóa học: tổn thất môt ít protein, vitamin, chất màu theo bã
Phương pháp thực hiện
Sử dụng thiết bị ly tâm lọc để tách bã. Phần rắn thu được sau khi ly tâm lần 1 được đưa vào để trích ly lần
2 nhằm tách kiệt các chất hòa tan còn sót trong bã, sau đó ly tâm lần 2 để loại bã.
3.3 Thanh trùng
Mục đích:
Mạch Trần Phương Thảo Trang11


Chuẩn bị quá trình thanh trùng sẽ làm đông tụ và tách bỏ một số hợp chất keo kém bền nhiệt. Những hợp
chất này dễ gây nghẹt màng trong quá trình siêu lọc UF tiếp theo
Bảo quản: nếu thời gian sản xuất kéo dài thì hệ vi sinnh vật bị nhiễm vào dung dịch bán thành phẩm sẽ
sinh trưởng và gây ra những biến đổi không mong muốn về thành phần hóa học. Quá trình thanh trùng sẽ
tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật nhiễm.
Các biến đổi của nguyên liệu
Hóa lý: một số hợp chất keo kém bền nhiệt sẽ bị đông tụ
Vi sinh: các vi sinh vật nhiễm trong bán thành phẩm sẽ bị tiêu diệt hoặc ức chế
Phương pháp thực hiện
Thanh trùng bán thành phẩm được thực hiện trong thiết bị bản mỏng ở nhiệt độ 63
o
C trong thời gian 30
phút, sau đó dung dịch được đưa qua màng lọc với kích thước lỗ lọc xấp xỉ 10μm trước khi đưa vào thiết
bị lọc UF.
3.4 Lọc UF
Mục đích: tách bỏ các thành phần đường hòa tan, muối ra khỏi dung dịch; làm tăng tỉ lệ hàm lượng
protein đậu nành so với tổng hàm lượng chất khô của bán thành phẩm.
Các biến đổi của nguyên liệu
Vật lý: giảm thể tích, khối lượng của bán thành phẩm
Hóa học: giảm hàm lượng carbohydrate, muối
Phương pháp thực hiện
Thiết bị: sử dụng hệ thống siêu lọc UF với kích thước lỗ màng dao động trong khoảng 10
-4
– 10
3
μm, áp
suất 1-10bar.
Dung dịch đi vào hệ thống siêu lọc có có nồng độ chất khô khoảng 9-10%, dòng còn lại thu được có nồng
độ chất khô 25-30%.
Nhiệt độ dung dịch trong quá trình siêu lọc phải lớn hơn 60

o
C và nhỏ hơn 64-65
o
C.
Trong quá trình siêu lọc, các nhà sản xuất có thể hồi lưu dòng thu được về thiết bị lọc màng và bổ sung
nước với tỉ lệ 9:1 (v/v) nhằm mục đích tách kiệt các chất hòa tan có phân tử lượng nhỏ ra khỏi dòng.
Mạch Trần Phương Thảo Trang12

3.5 Cô đặc
Mục đích: chuẩn bị
Quá trình cô đặc làm tăng hàm lượng chất khô, tiết kiệm chi phí cho quá trình sấy phun tiếp theo.
Các biến đổi:
Trong quá trình cô đặc, chủ yếu xảy ra các biến đổi hóa lý như các phân tử nước bị bốc hơi, một số phân
tử protein có thể bị đông tụ do nhiệt độ cao và tách ra khỏi pha lỏng. Các nhà sản xuất cần lựa chọn nhiệt
độ cô đặc thích hợp để hạn chế sự đông tụ protein.
Phương pháp thực hiện
Thiết bị: sử dụng hệ thống cô đặc chân không nhiều cấp dạng màng rơi
Nhiệt độ dung dịch trong quá trình cô đặc không được vượt quá 65
o
C.
Dung dịch thu được sau khi cô đặc có nồng độ chất khô khoảng 45-55%.
3.6 Sấy phun
Mục đích: chế biến và bảo quản
Quá trình sấy tạo ra chế phẩm bột đậu nành tách béo giàu protein, làm giảm độ ấm (không lơn hơn 5%)
nhờ đó kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
Các biến đổi của nguyên liệu:
Vật lý: giảm khối lượng do tách bớt nước ra khỏi sản phẩm
Hóa lý: xảy ra sự bay hơi nước và các chất dễ bay hơi dưới tác động của nhiệt độ cao
Hóa học: độ ẩm giảm nhanh, đồng thời có thể xảy ra sự phân hủy một số chất mẫn cảm với nhiệt độ.
Nhiệt độ cao cũng có thể gây biến tính bất thuận nghịch một số phân tử protein và làm ảnh hưởng xấu đến

tính chất chức năng của bột.
Hóa sinh: một số enzyme còn lẫn trong bán thành phẩm có thể bị vô hoạt hoặc giảm hoạt tính.
Sinh học: các vi sinh vật còn lẫn trong bán thành phẩm sẽ bị tiêu diệt hoặc ức chế.
Phương pháp thực hiện
Thiết bị: sử dụng hệ thống sấy 2 giai đoạn (sấy phun và tầng sôi)
Mạch Trần Phương Thảo Trang13

Nhiệt độ tác nhân sấy đầu vào là 200
o
C, nhiệt độ tác nhân sấy đầu ra là 80
o
C, thời gian lưu của nguyên
liệu trong buồng sấy khoảng 5-30s.
Bột sau khi qua hệ thống sấy có độ ẩm 3-4%, sau đó được qua bộ phận rây để phân loại theo kích thước
trước khi vào thiết bị đóng gói.
3.7 Phối chế
Mục đích: chế biến
Bột đậu nành sau khi được sấy phun thì đưa đi phối chế với hương tự nhiên nhằm tăng giá trị cảm quan
đồng thời tạo ra sự đa dạng sản phẩm.
Bổ sung hương chuối 1% và hương dâu 1% vào sản phẩm.
3.8 Đóng gói
Mục đích: bảo quản và hoàn thiện
Quá trình đóng gói và giúp ổn định chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản, đồng thời việc phân
phối sản phẩm sẽ được dễ dàng.
Các biến đổi của nguyên liệu: Quá trình rót sản phẩm vào bao bì không gây ra những biến đổi đáng kể về
chất lượng sản phẩm
Phương pháp thực hiện
Sử dụng hệ thống thiết bị đóng gói theo nguyên tắc liên tục và tự động hóa. Tùy theo yêu cầu của nhà sản
xuất mà kích thước bao bì sẽ thay đổi.
Sản phẩm bột đậu nành tách béo giàu protein (Soy protein concentrate – SPC)

4 Chỉ tiêu cảm quan
Sản phẩm ở dạng bột, đồng nhất, không vón cục, màu trắng hoặc màu vàng nhạt và không có mùi lạ.
Chỉ tiêu hóa lý
Thành phần
Khối lượng
Protein
>65%
Ẩm
<7%
Béo
<1%
Tro
<7%
Mạch Trần Phương Thảo Trang14

5.Bảng mô tả sản phẩm

Đặc điểm
Mô tả
Tên sản phẩm
SPC
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu
Protein đậu nành
Đặc điểm của sản phẩm
Bột đậu nành tách béo giàu protein
Bao bì
Hộp bằng thiếc, nắp nhôm
Nguyên liệu sản xuất
Đậu nành, NaOH,
Mức chất lượng

Protein >65%
Cách sử dụng
Pha 20g với nước sôi rồi uống mỗi ngày 2 lần
Phương pháp bao gói
Bao gói giấy
Bảo quản
Để tránh ánh sáng, không khí thoáng mát, nhiệt độ
phòng
Đối tượng sử dụng
Tất cả mọi người



6 Xây dựng bảng tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu và sản phẩm
Bột đậu nành tách béo
Thành phần
Phần trăm khối lượng
Protein
52%
pH
6,5-7,5
Ẩm
<10%
Tro
<6%
Béo
<1%

Bột đậu nành tách béo giàu protein
Thành phần

Khối lượng
Protein
>65%
Ẩm
<7%
Béo
<1%
Tro
<7%
Mạch Trần Phương Thảo Trang15

7 Bao bì
Bao bì 6 trong 1.
Vỏ hộp được xếp thành 6 lớp khác nhau, từ 3 loại nguyên liệu, và tráng nhựa bên ngoài cùng.
Chúng gồm có những lớp giấy bìa và nhựa (75%), polyethylene (20%) và lớp lá nhôm siêu mỏng (5%).
Các loại vật liệu này được ép một cách khéo léo để tạo thành một cấu trúc bền vững. Loại bìa sử dụng
ngày nay có độ cứng cao hơn 20% so với loại bao bì cách đây 10 năm với cùng độ dày.
Vỏ hộp giấy cũng sử dụng lớp nhôm để giúp tồn trữ sản phẩm ở nhiệt độ bình thường trong thời gian dài.
Đây là một lớp nhôm mỏng mà độ dày chỉ 0,0063 mm, tức là mỏng gấp 10 lần so với độ dày của một sợi
tóc. 6 lớp của bao bì giấy được thiết kế để mỗi lớp đều có những tác dụng nhất định trong việc bảo vệ
thực phẩm.

Lớp thứ 1: Nằm trong cùng và cũng là lớp tiếp xúc với thực phẩm thì được làm từ polyethylene và bao
bọc kín thực phẩm.
Lớp thứ 2: Được làm từ polyethylene và đóng vai trò kết dính lớp 1 và lớp 3.
Lớp thứ 3: Là lớp nhôm, có nhiệm vụ làm rào chắn chống lại các ảnh hưởng có hại của không khí và ánh
sáng.
Lớp thứ 4: Được làm từ nylon và có nhiệm vụ kết dính lớp 3 và lớp 5.
Mạch Trần Phương Thảo Trang16


Lớp thứ 5: Là lớp giấy bìa để tạo hình dạng và độ cứng cho hộp giấy.
Lớp thứ 6: Được làm từ nylon có tác dụng ngăn cản độ ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào.


Mạch Trần Phương Thảo Trang17

8 Dự kiến phương án chọn máy móc thiết bị sản xuất
8.1 Máy sấy

Ký hiệu
Tần
Số lượng
đầu vi
sóng
Công
suất vi
sóng (kw)
Tốc độ truyền
(M/MIN)
Năng suất
(kg h2o/h)
Kích thước máy
(mm)
Trọng
lương
(kg)
WDG1-
1
1
25

25
0.5-5
10-20
14000*800*2100
1100
WDG1-
2
1
35
35
0.5-5
14-30
14000*1100*2100
1580
WDG3-
1
3
18
18
0.5-5
7-15
5400*1000*2000
1500
WDG3-
2
3
27
27
0.5-5
11.5-23

6440*1000*2000
1900
WDG3-
3
3
36
36
0.5-5
15-31
7480*1000*2000
2300
Mạch Trần Phương Thảo Trang18


8.2 Máy tách vỏ


Sản lượng 1- 1.5Tấn /giờ
Công suất kéo 5.5KW
Kích thước 600 x 1700 x 2000mm
Công suất mô tơ 0.75 KW
Đường kính đĩa xát 500mm
Hiệu suất xát vỏ 95%
Hiệu quả tách nhân vỏ 98%
Trọng lượng tịnh 150kg
Điện áp 380V/50Hz

Mạch Trần Phương Thảo Trang19

8.3 Máy nghiền


Ký hiệu máy
20
30
40
60
Năng suất(kg/h)
20~150
30~300
40~800
60~1200
Tốc độ cánh nghiền( v/p)
4500
3800
3400
2600
Kích thước nguyên liệu(mm)
<6
<10
<12
<15
Sản phẩm(Mesh)
12 ~120
12~120
12~120
12~120
Động cơ(kw)
4
5.5
7.5

15
Trọng lượng máy(kg)
250
320
450
600
Kích thước máy(mm)
550x600x1250
600x750x1450
750x900x1550
950x1000x1850

Mạch Trần Phương Thảo Trang20

8.4 Máy ly tâm

8.5 Máy trích ly

Đặc tính kỹ thuật:
Tất cả các bộ phận được làm băng thép không gỉ
Máy được trang bị lưới thép không gỉ
Lưới có thể thay thế dễ dàng, bên trong có trang bị hệ thống vòi phun nước rửa sạch acid và vệ sinh
Việc bôi trơn các ổ bi hoàn toàn tự động nhờ bơm dầu gắn liền trục chính
Mạch Trần Phương Thảo Trang21

Công dụng: Tách xơ và tinh bột từ sợi xenluloza trong 3 công đoạn
Năng suất: 10 m3/h
Công suất động cơ: 3,7 - 5,5 KW
Lồng quay: tốc độ 600-800 vòng/phút
Khối lượng: 300 kg

Kích thước: 1320 x 1160 x 2053 mm
8.6 Máy thanh trùng

 Ký hiệu: SGS-1000
 Vật liệu: inốc 304, ống tăng nhiệt SUS 304
 Phương thức: dạng ống đĩa hình khí
 Điều khiển: Tự động điều khiển áp lực
 Nhiệt độ: tiếp liệu 1350C xuất liệu 850C
 Có thể điều tiết nhiệt độ và áp lực
 Thời gian diệt khuẩn: 6-15S
 Sản lượng: 1T/h
 Công suất: 0.55KW


×