ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá,
trong đó bệnh Đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng và trở thành vấn
đề cấp thiết của toàn nhân loại. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm
trên thế giới có khoảng 3,2 triệu người chết vì căn bệnh này, tương đương
với số người chết vì bệnh HIV/AIDS. Ngày 20/12/2006, Đại hội đồng Liên
hiệp quốc đã ban hành nghị quyết số 61/225 trong đó thừa nhận bệnh Đái
tháo đường là căn bệnh “phổ biến – mãn tính – nguy hiểm và chi phí tốn
kém”.
Đến thời điểm này, theo ước tính Việt Nam đã có khoảng 4,5 triệu
người mắc bệnh Đái tháo đường; Việt Nam cũng là một trong những nước
thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ gia tăng bệnh Đái tháo đường
nhanh nhất thế giới (với mức tăng 8% - 20%/năm). Vì vậy, nhằm hỗ trợ
cộng đồng phòng và chống bệnh Đái tháo đường, nhiệm vụ của các công ty
Dược là phải giới thiệu và cung cấp thuốc, thực phẩm chức năng có chất
lượng cao tới người bệnh Đái tháo đường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, em tiến hành thực hiện tiểu luận: “ Sơ bộ
tìm hiểu thị trường và định hướng kế hoạch nghiên cứu phát triển một sản
phẩm chức năng từ cây cỏ dùng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái
tháo đường” với 2 mục tiêu chính:
1. Phân tích được độ lớn thị trường, xác định các sản phẩm hiện có trên
thị trường, phát hiện “lỗ hổng” thị trường. Từ đó xác định chân dung
khách hàng và xây dựng hình mẫu sản phẩm sẽ hướng tới khách hàng
mục tiêu.
2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu và phát triển để đạt được sản phẩm
thiên nhiên từ cây cỏ dùng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo
đường.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.ĐỊNH NGHĨA:
Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới) thì: Đái tháo đường là: The term
diabetes mellitus describes a metabolic disorder of multiple aetiology
characterized by chronic hyperglycaemia with disturbances of
carbohydrate, fat and protein metabolism resulting from defects in
insulin secretion, insulin action, or both. [11]
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính gây ra bởi sự thiếu hụt
tương đối hoặc tuyệt đối insulin, dẫn đến các rối loạn chuyển hoá
hydrat carbon. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết
mạn tính và các rối loạn chuyển hoá .[1]
1.2. PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
1.2.1. Đái tháo đường type 1:
Cơ thể ngừng sản xuất insuline hoặc lượng insulin được sản xuất
quá ít không đủ để điều hòa lượng glucose có trong máu.
• Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 10% các trường hợp bị đái tháo
đường ở Mỹ.
• Đái tháo đường type 1 thường gặp ở trẻ em hoặc thiếu niên. Còn được
biết đến với cái tên "Đái tháo đường tuổi vị thành niên" hoặc "Đái
tháo đường phụ thuộc insulin"
• Đái tháo đường type 1 cũng có thể gặp ở những người lớn tuổi hơn do
tụy bị hủy hoại bởi rượu, bệnh tật hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ. Nó cũng
có thể là kết quả của bệnh suy tế bào beta tuyến tụy tiến triển, vốn là
những tế bào sản xuất insulin.
• Những bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 cần phải được điều trị
bằng insulin mỗi ngày để duy trì cuộc sống.
1.2.2. Đái tháo đường type 2:
Tụy có khả năng sản xuất insulin được nhưng cơ thể mất khả năng
sử dụng được lượng insulin này (một phần hay hoàn toàn). Hiện
tượng này đôi khi được gọi là đề kháng insulin. Cơ thể cố gắng
chống lại sự đề kháng này bằng cách chế tiết insulin nhiều hơn.
Những người bị đề kháng insulin sẽ phát triển thành bệnh đái tháo
đường type 2 khi cơ thể của họ không thể tiếp tục chế tiết đủ
insulin để đáp ứng với nhu cầu cao hơn.
• Có ít nhất 90% bệnh nhân đái tháo đường bị đái tháo đường type 2.
2
• Đái tháo đường type 2 thường gặp ở tuổi trưởng thành, thường là sau
45 tuổi. Nó cũng thường được gọi là "đái tháo đường tuổi trưởng
thành" hoặc "đái tháo đường không phụ thuộc insulin". Những tên gọi
này đã không còn được dùng nữa vì đái tháo đường type 2 cũng có thể
xảy ra ở người trẻ và một số bệnh nhân cũng cần phải sử dụng insulin
để điều trị.
• Đái tháo đường type 2 thông thường có thể kiểm soát được bằng chế
độ ăn, giảm cân, thể thao, và thuốc uống. Hơn 50% bệnh nhân đái
tháo đường type 2 cần sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết ở
một số giai đoạn tiến triển của bệnh.
1.2.3. Các typ đặc hiệu khác:
Đái tháo đường kết hợp với một số tình trạng khác. [1]
• Đái tháo đường thứ phát: do bệnh lý tuỵ ngoại tiết, bệnh nội tiết, do
dùng thuốc và hoá chất, một số hội chứng rối loạn gen.
• Đái tháo đường thai kỳ là một thể đái tháo đường xảy ra trong nửa
cuối thai kỳ
Mặc dù đái tháo đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi sinh
tuy nhiên những phụ nữ bị bệnh này sẽ dễ bị đái tháo đường
type 2 hơn những phụ nữ khác sau này.
Những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ dễ sinh con to.
• Rối loạn dung nạp glucose.
1.3.TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: [1]
• Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng
đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu
nhiên ≥200mg/dl (11.1mmol/l).
• Đường huyết đói ≥ 126mg/dl(7.0mmol/l).
o Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời
điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ.
• Đường huyết 2 giờ ≥200mg/dl(11.1mmol/l) khi làm test dung nạp
Glucose.
• Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của Tổ chức Y Tế thế
giới, sử dụng dung dịch 75g glucose
1.4. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
1.4.1. Biến chứng cấp tính:
Trong giai đoạn ngắn, đái tháo đường có thể gây ra những tình
trạng cấp tính sau:
• Nhiều bệnh nhiễm trùng.
3
• Hạ đường huyết.
• Nhiễm ceton acid do đái tháo đường.
• Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu không do ceton.
1.4.2. Biến chứng mạn tính:
Nếu kéo dài, có thể sẽ gây tổn thương võng mạc, thận, thần kinh,
và mạch máu. (Biến chứng mạn tính)
• Tổn thương võng mạc có thể dẫn đến mù.
• Tổn thương thận có thể gây suy thận.
• Tổn thương thần kinh có thể gây ra những vết thương và loét ở bàn
chân, thường phải cắt cụt bàn và cẳng chân.
• Tổn thương các dây thần kinh thuộc hệ thần kinh tự chủ có thể dẫn
đến liệt dạ dày, tiêu chảy mạn, và không kiểm soát được tần số tim và
huyết áp khi thay đổi tư thế.
• Đái tháo đường cũng thúc đẩy xơ vữa động mạch (hình thành những
mảng chất béo bên trong động mạch) có thể
dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn. Những thay đổi
này có thể dẫn đến cơn suy tim cấp, đột quỵ
và giảm lưu lượng tuần hoàn đến tay và chân
(bệnh lý mạch máu ngoại biên).
• Đái tháo đường có thể dẫn đến tăng huyết áp
và tăng cholesterol, triglycerid. Những bệnh
này tiến triển độc lập kết hợp với đái tháo
đường để gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch,
bệnh thận, và những biến chứng về mạch
máu khác.
Hình 1.1: Những biến chứng chính của đái tháo đường
1.5. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ: [1]
1.5.1. Đái tháo đường type 1:
Liệu pháp insulin và 4 nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả điều trị:
• Liệu pháp insulin: để đảm bảo ổn định đường huyết cho bệnh nhân.
Liều lượng insulin tuỳ thuộc tình trạng thiếu insulin. Lựa chọn dạng
insulin, phân chia liều tuỳ thuộc mức độ hoạt động và cách sống của
bệnh nhân.
• Chế độ ăn: Đảm bảo những yêu cầu về chế độ ăn rất quan trọng trong
điều trị ĐTĐ:
4
Khẩu phần ăn cân bằng (50% glucid, 30 – 35% lipid, 10 – 15%
protid) đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, hạn chế các loại
đường hấp thu nhanh.
Nhu cầu năng lượng tuỳ thuộc giới, cân nặng, hoạt động thể lực
của bệnh nhân.
Chia thành nhiều bữa và giờ ăn phải đều.
• Kiểm soát đường huyết: Định lượng đường huyết thường xuyên để
chỉnh liều thuốc phù hợp.
• Giáo dục bệnh nhân: cung cấp cho bệnh nhân những kiến thức về
bệnh ĐTĐ, nguyên tắc điều trị để bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc
trong điều trị, biết cách tự dùng thuốc, tự theo dõi và phòng ngừa biến
chứng.
• Khám định kỳ: để theo dõi các biến chứng, đồng thời có tham vấn với
thầy thuốc khi có vấn đề đặc biệt xảy ra.
1.5.2. Đái tháo đường type 2:
Chế độ ăn: Điều chỉnh chế độ ăn là một việc quan trọng luôn phải
làm đối với bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Một chế độ ăn thích hợp có thể
làm giảm đường huyết.
• Với bệnh nhân béo phì:
Ăn ít calo ( < 1200 Kcal/ngày) để giảm 20 – 25% so với nhu
cầu năng lượng.
Chia thành 3 bữa/ngày, cân bằng về thành phần trong khẩu
phần ăn, hạn chế đường hấp thu nhanh.
• Với bệnh nhân có cân nặng bình thường: Lượng calo cung cấp tuỳ
thuộc vào cách sống và hoạt động thể lực của bệnh nhân nhưng phải
đảm bảo cân bằng.
Vận động thể lực: Điều chỉnh tuỳ theo lứa tuổi và tình trạng tim
mạch nhằm làm giảm tính đề kháng với insulin.
Thuốc hạ đường huyết: Được chỉ định sau khi chế độ ăn và vận
động thể lực bị thất bại trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng
thuốc cần luôn kèm chế độ ăn và vận động thể lực.
Kiểm soát đường huyết – giáo dục bệnh nhân – khám định kỳ.
1.6 MỘT KHÁI NIỆM MỚI: “TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
1.6.1 Khái niệm:
Cơ quan về dịch vụ Sức khỏe và con người của Mỹ (HHS) và Hiệp
hội ĐTĐ Mỹ (ADA) đưa ra vào tháng 3 năm 2002: Tiền đái tháo đường là
một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những người có nguy cơ phát
triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2. Họ là những người có mức
5
đường huyết cao hơn bình thường một chút nhưng chưa đủ để kết luận
mắc bệnh đái tháo đường.
1.6.2 Các thông số:
Có hai xét nghiệm mà bác sỹ có thể sử dụng để kết luận bạn có
nằm trong diện tiền đái tháo đường hay không. Đó là: xét nghiệm
đường máu và kiểm tra dung nạp glucose qua đường uống (oral
glucose tolerance test).
• Khi thử đường huyết lúc đói, nếu giá trị đo được nằm trong khoảng
100 đến 125 mg/dL (5,6-6,9mmol/) thì được chẩn đoán là "Rối loạn
đường huyết lúc đói" (impaired fasting glucose).
Lưu ý rằng các xét nghiệm hiện nay ở Việt nam vẫn để mức đường máu lúc
đói bình thường là <6,4mmol/l. Thông số này còn chưa kịp cập nhật so với
tiêu chuẩn hiện được áp dụng trên thế giới.
• Khi xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống, đường huyết sẽ
được đo sau khi uống nước đường 2 giờ. Nếu giá trị đo được nằm
trong khoảng 140 đến 199 mg/dL (7,8-10,9mmol/l) thì sẽ bị chẩn
đoán là “Rối loạn dung nạp Glucose” (impaired glucose tolerance).
Nếu bác sỹ nói với bạn rằng bạn bị tiền đái tháo đường, thì bác sĩ
có thể sử dụng một trong hai thuật ngữ : “Rối loạn đường huyết lúc
đói hay Rối loạn dung nạp Glucose “ trên để kết luận.
1.6.3 Đối tượng có nguy cơ bị tiền đái tháo đường:
Những đối tượng có nguy cơ bị tiền đái tháo đường là các đối tượng
sau:
• Trong độ tuổi 45 trở lên.
• Quá cân (béo phì)
• Dưới 45 tuổi mà có một hoặc hơn các yếu tố nguy cơ sau:
Lịch sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.
Kém vận động.
Mức HDL-cholesterol thấp và mức Triglyceride tăng.
Cao huyết áp.
6
Đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 9 pounds
(khoảng hơn 4kg).
Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Ấn, gốc Latin, thổ dân châu
Mỹ gốc Tây-Bồ, cư dân thuộc châu Á, Mỹ và Thái bình dương.
1.6.4 Làm gì nếu bị tiền đái tháo đường:
Nếu bị Tiền Đái tháo đường, thay đổi lối sống có thể giúp bạn đưa
đường huyết trở về bình thường:
• Chế độ ăn khỏe mạnh. Lựa chọn thức ăn ít dầu mỡ và năng lượng .
Nên ăn trái cây , rau và ngũ cốc nguyên hạt…
• Hoạt động thể lực tích cực. Hoạt động trung bình khoãng 30 phút
mỗi ngày: Đi bộ, đạp xe, bơi…
• Giãm cân . Nếu bị béo phì, giãm 5- 10 % trọng lượng cơ thể.Để giữ
trọng lượng cơ thể trong phạm vi khỏe mạnh nên thay đổi chế độ ăn
và lối sống
• Vài loại thuốc, như metformin cũng là một lựa chọn để điều trị .
Trong một số trường hợp thuốc hạ huyết áp và hạ lipide máu cũng cần
thiết, tất nhiên, thay đổi lối sống vẫn là lựa chọn chính.
1.7. MỘT SỐ NHẬN XÉT:
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị bệnh đái
tháo đường.
• Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu,
giảm được liều thuốc cần sử dụng ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện
các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
• Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân thoải mái tự tin trong cuộc sống,
ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.
Nhưng nếu mà bạn ăn kiêng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng suy
dinh dưỡng. Vì vậy, cùng với sự tiến bộ của y học trên thế giới, đã
có nhiều công trình nguyên cứu để sản xuất ra các loại thực phẩm
chức năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường rất hiệu quả mà
vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Hiện nay, số lượng người nằm trong diện “tiền đái tháo đường”
đang ngày càng gia tăng, những người này có nguy cơ cao phát
triển thành bệnh đái tháo đường. Một trong những biện pháp hữu
hiệu để phòng ngừa đái tháo đường đó là giúp ổn định đường huyết
ở những đối tượng này.
7
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
2.1. TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM: [2]
2.1.1. Đái tháo đường – Gánh nặng lớn của toàn nhân loại:
• Thế giới đến nay đã có khoảng 180 triệu người mắc bệnh trên toàn thế
giới và con số có thể tăng gấp đôi vào những năm 2030.
• Cả thế giới có khoảng 3,2 triệu người chết mỗi năm (bằng với bệnh
HIV/AIDS), tương đương với 8.700 người chết mỗi ngày, 6 người
chết mỗi phút và 1 người chết /10 giây.
• Chi phí để điều trị cho những người mắc bệnh là rất lớn, gấp từ 2 tới 3
lần người không có bệnh.
2.1.2. Những nỗ lực phòng chống bệnh ĐTĐ trên thế giới và tại Việt
Nam
• Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế đã tích
cực phối hợp với các quốc gia để triển khai các chương trình hành
động quốc gia về phòng, chống bệnh Đái tháo đường.
• Tại Việt Nam, ngay từ năm 2004, Chính phủ cũng đã có những hành
động tích cực để phòng, chống bệnh Đái tháo đường, như:
Xây dựng mô hình nâng cao nhận thức và phòng chống bệnh ĐTĐ.
Thành lập Viện Nghiên cứu chiến lược phòng chống ĐTĐ và rối
loạn chuyển hóa quốc gia.
Thành lập mô hình Câu lạc bộ người bệnh Đái tháo đường, Hội
Những người giáo dục về Đái tháo đường, Hội Nội tiết – Đái tháo
đường của Việt Nam…
2.1.3. Thực trạng bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam
• Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh Đái tháo
đường nhanh nhất thế giới với mức tăng từ 8-20%/năm. Theo thống
kê, năm 2003 Việt Nam đã có khoảng:
4,5 triệu người mắc bệnh, trong khi đó 65% không hề biết mình bị
mắc bệnh.
8
Tỷ lệ mắc bệnh cao (ở thành thị là 4%, nông thôn là 2-2,5%),
trong đó phần lớn người bệnh khi được phát hiện thì đã bị biến
chứng.
Độ tuổi người bệnh tập trung từ 45-64 tuổi.
• Năng lực điều trị bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam rất thấp:
Toàn quốc có 186 bác sĩ được đào tạo chính quy về nội tiết Đái
tháo đường.
Ngành nội khoa chỉ có 590 bác sĩ trên 87 triệu dân.
Tỷ lệ 1 bác sĩ/100.000 người dân.
Tỷ lệ 0,97 giường bệnh/100.000 người dân.
2.2.NHẬN XÉT VỀ ĐỘ LỚN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
2.2.1. Các yếu tố giúp nhận định về thị trường:
Để thuận tiện cho việc nhận định thị trường, em sơ bộ xác định thị
trường là số lượng bệnh nhân Đái tháo đường (đặc biệt Đái tháo
đường typ 2). Có nghĩa là tại phần này, em chưa xác định khách hàng
mục tiêu (chưa đánh giá đến các đối tượng sẵn sàng trả tiền để thoả
mãn nhu cầu đó cũng như chưa đánh giá về các đối tượng thuộc diện
“tiền đái tháo đường”).
Việc đánh giá thị trường dựa trên các yếu tố sau:
• Tỷ lệ mắc bệnh cao (ở thành thị là 4%, nông thôn là 2-2,5%)
Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê thì dân số Việt Nam tính đến
01/04/2009 là: [6]
CẢ NƯỚC Hà Nội Thanh Hoá TP.Hồ Chí Minh
Dân số trung bình
(nghìn người)
86024,6 6472,2 3405,0 7165,2
Bảng 2.1: Dân số Việt Nam và một số thành phố lớn (2006)
9
• Độ tuổi người bệnh tập trung từ 45-64 tuổi. Trong đó, lứa tuổi 45 – 64
chiếm tỷ lệ trong cơ cấu dân số như sau (năm 2006) [6]
Nhóm tuổi
Tổng số
(% dân số)
Nhóm tuổi
Tổng số
(% dân số)
25 – 29 7,79 45 – 49 6,37
30 – 34 7,72 50 – 54 4,80
35 – 39 7,62 55 – 59 3,30
40 – 44 7,30 60 – 64 2,19
65 + 7,03
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (2006)
• Tỷ lệ gia tăng bệnh Đái tháo đường nhanh nhất thế giới với mức
tăng từ 8-20%/năm. Cũng một phần chứng tỏ, các đối tượng “tiền đái
tháo đường” là rất đông, và đang ra tăng nhanh.
• Có ít nhất 90% bệnh nhân đái tháo đường bị đái tháo đường type 2
2.2.2. Sơ bộ nhận định về thị trường:
Thị trường dành cho sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị Đái tháo
đường là rất lớn.
• Ví dụ nếu ước tính trong cả nước có khoảng 2% dân số mắc Đái
tháo đường thì số bệnh nhân đã lên tới 1,72 triệu người. Trong đó
90% là bệnh nhân Đái tháo đường typ 2.
• Riêng tại Hà Nội số bệnh nhân lên tới 130 nghìn người.
Hơn nữa, tiềm năng phát triển của thị trường trong thời gian tới rất
khả quan. Với tốc độ gia tăng khoảng 8% thì mỗi năm ước tính có
thêm khoảng 138 nghìn ca bệnh trên toàn quốc.
10
CHƯƠNG 3: SẢN PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
3.1. MỘT SỐ SẢN PHẨM NỔI BẬT ĐANG CÓ MẶT TRÊN THỊ
TRƯỜNG:
Với những nguồn thông tin và tư liệu có được, em xin được thống kê
một số sản phẩm hiện có mặt trên thị trường với tác dụng hỗ trợ điều trị đái
tháo đường. Đó là:
TAINSULIN
• Thành phần:
Dây thìa canh …………………………….1000mg
(Tương đương cao Gymnema sylvestre 125mg)
Tá dược …………………………….. vừa đủ 1 viên
• Dạng bào chế: Viên nang ; Hộp 3 vỉ x 10 viên nang.
65,000 VNĐ/1hộp
• Liều dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên (sáng, tối) nên uống trước
bữa ăn 30 phút.
• Nguồn gốc:
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HOA SEN
Địa Chỉ: KCN Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định
Phân phối bởi: CÔNG TY CP ĐTTM Nhân Hòa Hà Nội
Địa Chỉ: KIOS 21 - Tòa nhà CT2B - KDT Xala - Hà Đông - Hà Nội
DIABETNA
• Thành phần:
Cao lá dây thìa canh (Gymnema sylvestre).....0,125g
(tương đương với 1g lá khô)
Tá dược...............vừa đủ 1 viên
• Dạng bào chế: Viên nang.
• Liều dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên ( sáng, tối) nên uống
trước bữa ăn 30 phút.
• Nguồn gốc: Nhà Phân phối: Ích Nhân
TIỂU ĐƯỜNG TIÊU KHÁT
• Thành phần:
Giảo Cổ Lam: 300 mg và Tang Diệp, Sinh địa, Thiên hoa
phấn, Sa sâm, Sơn thù, Bạch linh, Mạch môn, Mẫu đơn bì,
Trạch tả, Cát căn, Câu kỷ tử, Hoài Sơn, Bạch thược (Cao
khô): 200 mg ; Tá dược vđ 1 viên
11