LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, Ban chủ
nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường, sự hướng dẫn nhiệt tình
của thầy giáo Đinh Quốc Cường. Chúng tôi đã thực hiện chuyên đề: “Phân
tích, đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
Trong quá trình thực hiện ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, chúng tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của nhà trường, khoa QLTNR&MT, thầy
giáo hướng dẫn, gia đình và bạn bè.
Đến nay chuyên đề đã hoàn thành chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến thầy giáo Đinh Quốc Cường người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình để chúng tôi thực hiện đề tài này. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Trung
tâm Thí nghiệm Thực hành khoa Quản lí Tài Nguyên rừng và Môi trường,
trường Đại học Lâm Nghiệp, cán bộ, bà con xã Quảng Vinh đã giúp đỡ chúng
tôi thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do khả năng và kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô
và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung cho chuyên đề khoa học được đầy đủ
và hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 02 tháng 05 năm 2013.
Sinh viên thực hiện
WT
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU,CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ,SƠ ĐỒ,BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ST
T
Kí hiệu, chữ viết tắt Nghĩa
1 % Phần trăm
2 ‰ Phần nghìn
2
3 BOD
5
Nhu cầu oxy sinh hóa
4 DO Lượng oxy hòa tan
5 ĐDSH Đa dạng sinh học
6 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
8 TDS Tổng số chất rắn hòa tan
9 THCS Trung học cơ sở
10 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
11 UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
ST
T
Tên Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 4.1 Kết quả phân tích đợt 1 một số chỉ tiêu về nước
mặt tại xã Quảng Vinh
30
2 Bảng 4.2 Kết quả phân tích đợt 2 một số chỉ tiêu về nước
mặt tại xã Quảng Vinh
31
3 Bảng 4.3 Kết quả phỏng vấn nhân dân về các vấn đềliên
quan tới chất lượng nước
39
3
4 Bảng 4.4 Kết quả phỏng vấn nhân dân về sản lượng lúa
những năm gần đây
39
5 Bảng 4.5 Kết quả phỏng vấn chất lượng đất, nước ảnh
hưởng tới đời sống của bà con
40
6 Bảng 4.6 Kết quả phỏng vấn người dân gieo mạ trong một
vụ lúa
41
7 Bảng 4.7 Kết quả điều tra về mong muốn gắn bó với nghề
nông của người dân
41
8 Bảng 4.8 Kết quả phỏng vấn bà con về biện pháp khắc phục
tình trạng đất, nước
49
4
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
STT Tên hình vẽ,
đồ thị
Nội dung Trang
1 Hình 2 Sơ đồ xã Quảng Vinh-Quảng Xương-
Thanh Hóa
18
2 Hình 4.1 Đồ thị thể hiện nhiệt độ nước giữa hai
lần tiến hành thí nghiệm
32
3 Hình 4.2 Đồ thị thể hiện nồng độ chất rắn hòa
tan trong nước giữa hai lần tiến hành
thí nghiệm
33
4 Hình 4.3 Đồ thị thể hiện độ dẫn điện trong nước
giữa hai lần tiến hành thí nghiệm
33
5 Hình 4.4 Đồ thị thể hiện pH trong nước giữa hai
lần tiến hành thí nghiệm
34
6 Hình 4.5 Đồ thị thể hiện độ muối của nước trong
các thời kì khác nhau và giữa các mẫu
nước với nhau
36
7 Hình 4.6 Đồ thị thể hiện BOD
5
trong nước giữa
hai lần tiến hành thí nghiệm và QCVN
08:2008/BTNMT
38
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây hiện tượng trái đất nóng lên đang hàng ngày đe
dọa cuộc sống của tất cả sinh vật trong đó có con người. Một trong những hệ
lụy mà sự nóng lên toàn cầu đem đến chính là việc nước biển dâng ảnh hưởng
rất nhiều đến cuộc sống những người dân vùng ven biển. Một trong số các
biểu hiện nhận thấy bằng mắt của nước biển dâng đó là hiện tượng xâm thực
của nước biển. Nước biển xâm thực vào đất liền càng ngày càng trầm trọng
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đất và nước canh tác. Người dân ở Quảng
Vinh-Quảng Xương -Thanh Hóa là một vùng ven biển đầy nắng, gió sống chủ
yếu bằng nghề nông, ngư nghiệp. Để người dân có thể sống bằng nghề nông
nghiệp thì ngoài sự cần cù, chăm chỉ lao động thì yếu tố đất và nước là vô
cùng quan trọng. Mặc dù chưa từng có một con số thống kê cụ thể nào về chất
lượng nước nơi đây nhưng những năm gần đây năng suất lúa cũng như các
loại rau màu bị suy giảm, người dân ai cũng nghĩ rằng chất lượng đất và nước
đang có vấn đề. Do vị trí địa lý của xã tiếp giáp với biển, nên hàng năm cứ
vào mùa khô, nước mặn thường xuyên xâm nhập đất liền, nhất là những năm
gần đây, mỗi năm nước mặn lấn sâu thêm từ 5 đến 10 km. Chất lượng nước
có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lúa và hoa màu.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài với tiêu đề: “Phân tích, đánh giá một
số chỉ tiêu nước mặt ở xã Quảng Vinh huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa”
với mong muốn tập dượt công việc nghiên cứu khoa học và tìm hiểu được
chất lượng nước của một xã vùng ven biển. Hy vọng các kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho môi trường nước
miền Duyên hải miền Trung.
6
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Nước mặt
1.1.1. Khái niệm
Nước mặt là nước có trên bề mặt trái đất trong các dòng chảy của sông,
suối, mương, máng (dạng động), ở trong các ao, hồ, biển, đại dương (dạng
tĩnh).
Nước mặt có nguồn gốc chảy tràn từ các lưu vực do mưa đến hay do
mưa trực tiếp vào các nguồn nước. Nước mặt còn có nguồn gốc từ nước ngầm
dâng lên do đất quá ẩm ướt. Chất lượng nước mặt phụ thuộc vào các yếu tố
khí hậu, địa lí và hoạt động của con người. Nước ở các dòng chảy có chất
lượng biến động khác nước ở các nguồn chứa như ao, hồ. Khi tiếp xúc với đất
hay chảy trên mặt đất nước hòa tan các chất muối vô cơ, các tạp chất hữu cơ
và cuốn theo nhiều chất huyền phù, nhũ tương cùng các loại vi sinh vật khác.
Các dòng sông cũng là nơi đón nhận các nguồn ô nhiễm không xác định như
xói mòn, rửa trôi, nước thải từ các bãi chăn thả gia súc, nước thải các thành
phố, sân gôn, các khu dân cư…. Nước chảy trên các dòng sông có thành phần,
tỉ trọng và lưu lượng biến đổi theo mùa. Chất lượng nước sông cũng phụ
thuộc vào địa hình, phụ thuộc vào mật độ dân số, đặc điểm kinh tế, cơ cấu
ngành nghề mà các dòng sông chảy qua. Thành phần của nước trong từng
dòng sông thường ổn định theo mùa của các năm và trong mỗi mùa của một
năm.
Nước mặt trong các ao, hồ, đầm là nước có tốc độ chảy chậm, độ đục
thấp, coi như là nước tĩnh. Nước ao, hồ thường bị ảnh hưởng bởi sự phát triển
của các thực vật như rong, rêu, tảo và sự chiếu sáng, xuyên dọi của tia sáng
mặt trời.
Chất lượng nước mặt ở các vùng miền khác nhau rất khác nhau. Chất
lượng nước mặt ở các làng nghề thủ công như nhuộm, dệt, chế biến tinh bột
thường kém.
7
Nước mặt ở các miền ven biển đang trong tình trạng ô nhiễm nước mặt
nghiêm trọng. Trong khi công tác quản lý, kiểm soát nguồn chất thải đổ ra
biển còn quá lỏng lẻo. Nước thải từ các dàn khoan thăm dò và khai thác dầu
khí, phương tiện nổi, nước dằn tàu của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các
vùng biển của Việt Nam xả ra biển sau khi chưa xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật
về môi trường Ngoài ra vấn đề rác thải do các hộ dân thải ra ven bờ biển
cùng với đó là nước thải của những nhà hàng ăn uống ở các khu du lịch thải
ra và ngay cả khách du lịch thải ra. Hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào
cảng, bờ biển và phương tiện thủy nội địa hoạt động trên vùng biển, cửa sông.
Mỗi khi bốc dỡ xong hàng hoá, các chủ tàu thường tổ chức vệ sinh tàu, các
cặn bã, tạp chất sau khi vệ sinh được đổ trực tiếp xuống biển. Việc sử dụng
thuốc trừ sâu chưa được quản lý chặt chẽ khiến cho hóa chất này theo mặt
nước và nước ngầm chảy ra sông, đưa tới vùng biển.
1.1.2. Phân loại nước
1.1.2.1. Phân loại theo độ mặn
- Căn cứ vào độ muối:Năm 1934, Zernop đã phân chia các loại nước tự
nhiên như sau:
+ Nước ngọt : S ‰= 0.02 → 0.5ppt.
+ Nước lợ : S‰ = 0.5 → 16 ptt.
+ Nước mặn: S‰ = 16 → 47 ptt.
+ Nước quá mặn : S‰ có giá trị trên 47 ptt.
- Sau này, A.F. Karpevits đã bổ sung và chi tiết hóa cách phân loại như
sau:
+ Nước ngọt: 0.01 → 0.5 ptt ( các sông hồ, hồ chứa).
+ Nước ngọt nhạt: 0.01 → 0.2 ptt.
+ Nước ngọt lợ : 0.2 → 0.5 ptt.
+ Nước lợ : 0.5→ 30 ptt ( các hồ, biển nội địa, cửa sông ).
+ Nước lợ nhạt : 0.5 → 4 ptt.
+ Nước lợ vừa : 4 → 18 ptt.
8
+ Nước lợ mặn: 18→ 30 ptt.
+ Nước mặn : trên 30 ptt.
+ Nước biển : 30→ 40 ptt (đại dương, biển hở, biển nội địa, vịnh, vũng,
cửa sông) .
+ Nước quá mặn : 40 → 300 ptt ( một số hồ, vịnh, vũng).
1.1.2.2.Phân loại theo quan điểm động học
Nước được chia làm 2 loại : nước tĩnh và nước động.
- Nước tĩnh : là nước ở các hồ lớn hay đại dương.
- Nước động : là nước trong các dòng chảy sông suối.
1.1.2.3. Phân loại theo trạng thái tồn tại
- Nước rắn ( nước đá).
- Nước lỏng.
- Hơi nước.
1.1.2.4. Phân loại theo nguồn gốc hình thành
- Nước thiên nhiên là nước có sẵn trong đại dương, sông, suối, kênh
mương…, nó là một hệ dị thể gồm nhiều hợp phần chứa các chất vô cơ,
hữu cơ ở dạng tan và không tan.
- Nước thải là nước được xả ra sau khi đã sử dụng trong sinh hoạt, trong
sản xuất công, nông nghiệp, trong nghiên cứu khoa học….
1.1.2.5. Phân loại nước theo mục đích sử dụng
- Nước sinh hoạt.
- Nước nông nghiệp.
- Nước công nghiệp.
- Nước giao thông đường thuỷ.
1.1.2.6. Phân loại nước theo độ cứng
- Nước cứng.
- Nước mềm.
1.1.2.7. Dựa theo nhiệt độ
9
- Nước lạnh (t
o
<30
o
C).
- Nước ấm (30<t
o
C<35).
- Nước nóng (35<t
o
C<70).
- Nước sôi (t
o
C=100).
1.1.2.8. Phân loại nước theo độ pH
- Nước trung tính (pH=6,5÷8,5).
- Nước có tính axit (pH<6,5).
- Nước chua (pH<4).
- Nước có tính kiềm (pH>8,5).
1.2. Sự ô nhiễm nước
1.2.1.Khái niệm
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các
loài hoang dã.
(theo Hiến chương Châu Âu)
1.2.2. Nguồn gốc gây ra ô nhiễm nước
1.2.2.1. Nguồn gốc tự nhiên
- Do mưa, băng tan, gió bão…, nước rơi xuống mặt đất, mái nhà, các khu
công nghiệp…, kéo theo nước bẩn chảy vào các dòng sông, dòng suối,
… làm cho nước những nơi đó trở nên ô nhiễm.
- Các cơn mưa axit đưa axit xuống nguồn nước làm cho nước bị nhiễm
axit có mùi.
- Trong nước thường xảy ra các phản ứng hóa học hòa tan, trao đổi, oxi
hóa, tạo phức cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
VD: Các vùng quặng FeS
2
khi có nước chảy qua sẽ xảy ra phản ứng:
4FeS
2
+ 15 O
2
+2H
2
O = 2 Fe
2
(SO
4
)
3
+2H
2
SO
4
10
- Trong nước khi có các chất hữu cơ còn xảy ra các phản ứng giữa các
cation với các axit humic, fulvic…. Các phản ứng hóa học góp phần
làm nước bị ô nhiễm.
- Các trận động đất, sóng thần, lũ lụt … gây ra ô nhiễm môi trường một
cách nghiêm trọng.
1.2.2.2. Nguồn gốc nhân tạo
- Do xả nước thải như: nước thải nông nghiệp, công nghiệp, các làng
nghề chưa qua xử lí đổ thẳng ra nguồn nước.
- Do việc xả rác thải sinh hoạt, rác thải y tế một cách bừa bãi ra các
nguồn nước.
- Các hoạt động nông nghiệp như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón tích tụ trong đất gây ra ô nhiễm nước và đất.
- Các sự cố môi trường gây ra hết sức nghiêm trọng ô nhiễm môi trường
nước một cách trầm trọng. VD :Vụ nổ nhà máy hóa chất ở thành phố
Hắc Long Giang (Trung Quốc) vào tháng 11 năm 2005 đã làm tràn
hàng nghìn tấn C
6
H
6
, C
7
H
8
vào sông Tùng Hoa gây ô nhiễm nghiêm
trọng dòng sông này.
- Ô nhiễm nước còn gây ra bởi các hoạt động du lịch, các dịch vụ sinh
thái.
- Các hoạt động giao thông đường thủy, các sự cố tràn dầu hay phóng xạ
đều là các nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước đặc biệt là nguồn
nước mặt ở biển.
1.2.3. Khái niệm về nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể
các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu
diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%)
hay g/l.
Khái niệm nước mặn cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận.
Chẳng hạn, Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam coi nước mặn là tên gọi để chỉ
một trong hai trường hợp.
11
Nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao hơn nước lợ, thường
quy ước trên 10 g/l. Thuật ngữ gọi chung các loại nước chứa lượng muối
NaCl cao hơn nước uống thông thường (> 1g/l).
1.2.4. Ô nhiễm đất, nước ở vùng duyên hải Việt Nam
1.2.4.1 . Ô nhiễm môi trường đất
Đới ven bờ duyên hải các tỉnh miền Trung là một dải đất nằm giữa dãy
Trường Sơn về phía Tây và biển Đông trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận
với khoảng 1.200 km bờ biển. Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trường
Sơn vươn ra đến tận biển nên địa hình dốc, đồng bằng rất hẹp. Dải đất này có
nhiều sông, suối như sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng
Trị, sông Hương ở Thừa Thiên - Huế, sông Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn
ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi. Sông, suối nhiều nhưng phần
lớn các sông ngắn và có độ dốc lớn nên nước đổ xuống rất nhanh. Các cửa
sông dễ bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng nên thường
xảy ra lũ lụt. Trong những năm gần đây, vùng Duyên hải miền Trung chịu
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất rõ rệt, biểu hiện qua tần suất xuất hiện của
thiên tai ngày càng tăng. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là ô nhiễm môi
trường, như xuất hiện các sự cố tràn dầu, khai thác khoáng sản… đã để lại hậu
quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nguy cơ do tác động của biến đổi khí hậu như
nước biển dâng, thay đổi nhiệt độ trung bình năm….
Duyên hải Nam Trung bộ đối mặt với hoang mạc hóa: Hiện các tỉnh Nam
Trung Bộ có diện tích đất đồi núi trọc khá lớn (gần 1,2 triệu ha đất hoang đồi
núi và hơn 60.000 ha đất hoang đồng bằng trên tổng diện tích đất tự nhiên
hơn 3 triệu ha) đất đai khô cằn và hoang mạc hóa diễn ra trên nhiều địa
phương.
(Tài liệu Đề tài Tình hình suy thoái đất ở Việt Nam và những nỗ lực sử dụng
tài nguyên đất lâu dài, bền vững. Mã số tài liệu: 68673).
Môi trường đất của khu vực duyên hải miền Trung đang bị ô nhiễm nặng
nề, nhất là các vùng ven biển. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
12
thải ra ngoài môi trường đất rất nhiều chất độc hại, hoạt động nuôi trồng thủy
sản cũng làm ô nhiễm vùng đất ven biển nghiêm trọng. Nhiều vùng ở các tỉnh
Thanh Hóa trở vào Quảng Bình đã có nhiều diện tích đất bị suy thoái, bạc
màu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.2.4.2. Ô nhiễm môi trường nước
Hiện mực nước của 53/73 hồ chứa của Quảng Nam đang ở mức rất
thấp. Lưu lượng dòng chảy của hệ thống các con sông thuộc hệ thống Vu Gia
- Thu Bồn chỉ đạt 40% - 50% của những năm trước. Nước mặn đang xâm
nhập sâu vào các cửa sông và nguồn nước sinh hoạt, 21.000 ha/44.000 ha lúa
vụ hè thu bị đe dọa. Từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên - Huế đang có 15.000 ha
lúa phải lên phương án chống hạn. Từ Tp Đà Nẵng đến Ninh Thuận hạn hán
đang đe dọa nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tại
các tỉnh Tây Nguyên đang có 56.000 ha cà phê và 13.000 ha lúa gặp hạn
nặng, trong đó khoảng 5.000 ha mất trắng. Nước trong các hồ chứa, hồ thủy
lợi tại Nam Trung Bộ ở mức rất thấp, khoảng 20% diện tích phải chống hạn
quyết liệt, 80% phải bơm tích cực chống hạn.
(Báo pháp luật 15/04/2013)
Sự xâm thực- xói lở bờ sông, bờ biển, trượt đất ở các sườn núi, các tuyến
đường giao thông.
Quá trình ngập lụt hàng năm ở các đồng bằng ven biển.
Quá trình nhiễm mặn do xâm nhập của nước biển vào các tầng chứa nước
ven biển và xâm nhập vào đất liền theo các cửa sông.
Sự ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động công nghiệp và tình trạng vệ sinh
cộng đồng yếu kém.
Sự hình thành các vùng nước dưới đất có chất lượng xấu.
Sự dư thừa vi nguyên tố độc hại hay thiếu hụt các vi nguyên tố hữu ích cho
đời sống con người, cây trồng, gia súc như thiếu Iot, thiếu hay thừa các chất
khoáng vi lượng, các chất phóng xạ trong nước ngầm và nước mặt có thể
dẫn đến sự hình thành các các loại bệnh tật đặc thù địa phương.
Ô nhiễm nguồn nước ngọt nhiễm mặn trong nước ngầm ở vùng ven biển.
13
(khoa học.com.vn)
Cùng với việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản theo chiều hướng
lấn mạnh ra biển, nhiều địa phương vùng Duyên hải Bắc bộ cũng đang phát
triển cảng biển một cách rầm rộ, nhà máy, khu công nghiệp, khu nghỉ
dưỡng… mà bỏ ngỏ bảo vệ môi trường. Chính điều này đã khiến môi trường
nước nói chung và môi trường biển nói riêng nơi đây đang đứng trước “bờ
vực” ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều công ty, nhà máy coi biển là vùng xả thải
vô tận, nên chất thải, nước thải cứ đua nhau đổ ra biển, và ô nhiễm ở đây đang
âm thầm tích tụ đến mức nguy hại, dần phá hủy cả một vùng nuôi trồng thủy,
hải sản rộng lớn ở khu vực này.
1.3. Giới thiệu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý
1.3.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý nước.
Nhiệt độ của nước cũng phản ánh mức độ ô nhiễm của nước, nhiệt độ nước
thải thường cao hơn 10
o
C đến 25
o
C so với nước bình thường. Nhiệt độ của
nước thường được đo bằng nhiệt kế ngay tại nguồn nước cần đánh giá, nghiên
cứu chất lượng.
Ở vùng nhiệt đới như nước ta nhiệt độ nước tăng sẽ làm giảm lượng oxi
hoà tan vào nước và tăng nhu cầu oxi của thuỷ sinh lên hai lần. Sự tăng nhiệt
độ còn làm cho các các sinh vật phù du phát triển nhanh.
1.3.1.2. Hàm lượng chất rắn trong nước
Chất rắn trong nước bao gồm tất cả chất rắn vô cơ (các muối hoà tan, chất
rắn không tan như huyền phù, đất, cát…), chất rắn hữu cơ (vi sinh vật, vi
khuẩn ,tảo…), vô sinh (rác, chất thải công nghiệp…). Hàm lượng chất rắn
được nêu cụ thể qua các thông số sau:
14
- Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS: Các chất rắn trong nước có thể
là những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất
vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS : Total
Solids) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi
1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105
o
C cho tới khi khối
lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l).
- Chất rắn lơ lửng SS: Là trọng lượng khô tính bằng mg của phần còn lại
trên giấy lọc 1 lít nước mẫu qua phễu, sấy ở nhiệt độ 103 - 105
o
C đến
trọng lượng không đổi.
- Tổng hàm lượng các chất hòa tan (DS): Các chất rắn hòa tan là những
chất tan trong nước, bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ. Hàm lượng các
chất hòa tan DS (Dissolved Solids) là lượng khô của phần dung dịch
qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi
sấy khô ở 105
o
C cho tới khi khối lượng không. Đơn vị tính là mg/l.
DS= TS – SS
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học
1.3.2.1. Lượng oxy hoà tan DO
Oxy tự do hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
thủy sinh. Thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp
của tạo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8-10 ppm và dao
động mạnh mẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy các chất, sự quang hợp
của tảo Khi nồng độ DO thấp các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc
bị chết. Do vậy DO là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự ô
nhiễm nước của các thủy vực.
Oxy là chất không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật, kể cả trên cạn
và dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự
15
sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Khi thải các chất thải dễ bị oxy hoá vào
nước, quá trình oxy hóa các chất này sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong
nguồn nước, có thể đe doạ đến sự sống của các sinh vật trong nước.
1.3.2.2. Nhu cầu oxy sinh hoá BOD
Trong nước luôn xảy ra các phản ứng oxi hoá các chất hữu cơ có sự
tham gia của các vi sinh vật. Các quá trình này tiêu tốn oxi và được đặc trưng
bằng chỉ số nhu cầu oxi sinh hoá.
Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD) là lượng oxi mà vi sinh vật đã sử dụng
trong quá trình oxi hoá các chất hữu cơ trong nước:
Chất hữu cơ + O
2
→
VSV
CO
2
+ H
2
O + sản phẩm cố định
Nhu cầu oxi sinh hoá được kí hiệu là BOD, đơn vị tính là mg/l. Nhu cầu
oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức ô nhiễm của nước
thải, nó đặc trưng cho lượng các chất hữu cơ có trong nước. Trong môi
trường nước khi các quá trình oxi hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử
dụng oxi hoà tan. Quá trình oxi hoá sinh học xảy ra rất chậm và kéo dài.
Trong thực tế không thể xác định lượng oxi cần thiết để vi sinh vật oxi hoá
hoàn toàn chất hữu cơ có trong nước, mà chỉ cần xác định lượng oxi cần thiết
khi ủ ở nhiệt độ 20
0
C trong 5 ngày trong phòng tối (để tránh quá trình quang
hợp), khi đó khoảng 70% đến 80% nhu cầu oxi được sử dụng và kết quả được
biểu thị bằng BOD
5
(sau 5 ngày ủ).
Công thức tính BOD
5
:
)/(
5
5
lmg
V
DODO
BOD
PTlaymau
O
−
=
trong đó V
mẫu lấy PT
được đo theo lít.
Nếu thời gian ủ 25 ngày thì cũng chỉ có khoảng 95% - 99% nhu cầu oxi
được sử dụng.
16
Chỉ số BOD
5
là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước.
Chỉ số BOD
5
chỉ ra lượng oxi mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxi hoá
các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm, nên chỉ số này càng cao chứng tỏ lượng
chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước càng lớn, chứng tỏ
nước bị ô nhiễm.
1.3.2.3. Độ pH của nước
Độ pH dùng để đánh giá tính axit cũng như tính kiềm của nước và được
định nghĩa: pH = -lg[H
+
]. Trong đó: pH = 7( nước có tính trung hoà); pH < 7
(nước có tính axit); pH > 7( nước có tính bazơ).
* Các tác nhân độc hại.
- Các tác nhân vô cơ: H
2
S, Fe, Mn, Flo
+ H
2
S (làm cho nước có mùi trứng thối, ở nồng độ cao có tính ăn mòn
kim loại).
+ Fe, Mn (với hàm lượng lớn hơn 0.5mg/l làm cho nước có mùi tanh khó
chịu).
+ Các hợp chất Clorua: Clo trong nước thường tồn tại ở dạng ion Cl
-
,
ClO
-
, ở nồng độ cao hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn.
+ Các hợp chất Florua: Flo trong nước thường tồn tại ở dạng muối
canxiflorua và magieflorua, các hợp chất florua trong nước ảnh hưởng
đến các bệnh về răng của người sử dụng nước.
- Các tác nhân hữu cơ bao gồm chủ yếu là các hợp chất của nitơ và
thường tồn tại dưới dạng NH
3
, NO
3
-
, NO
2
-
, N
2
.
+ Nước chứa NH
3
, N
2
hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn và nguy
hiểm.
17
+ Nước chứa chủ yếu là NO
2
-
thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn và
ít nguy hiểm hơn.
+ Nước chứa chủ yếu là NO
3
-
thì quá trình oxy hoá đã kết thúc.
1.3.2.4. Độ Clo
Là tổng lượng tính bằng gam của các halogen ( đã được quy đổi tương
đương theo lượng Clo) có trong 1000 gam nước biển. Tới năm 1940,
Jacobsen và Knudsen khi so sánh độ Clo ( xác định theo nước biển tiêu
chuaane Copenhagen) với đương lượng thực của ion Clo ( xác định theo lượng
bạc cần thiết để kết tủa nó) đã đưa ra định nghĩa mới về độ Clo như sau: Độ
Clo, về giá trị tương đương với số gam bạc nguyên chất cần thiết để kết tủa
hết các halogen có trong 0,3285234 kg nước biển.
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU NỘI DUNG
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được chất lượng nước của một xã ven biển.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được các chỉ tiêu cụ thể như: pH, TDS, nhiệt độ, độ muối, độ
dẫn điện, BOD
5
của nước mặt xã Quảng Vinh, Quảng Xương, Thanh Hoá.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Nước mặt tại xã Quảng Vinh, Quảng Xương, Thanh Hóa.
- Đất tại xã Quảng Vinh, Quảng Xương, Thanh Hóa.
18
- Con người(số lượng, sức khoẻ, …) xã Quảng Vinh, Quảng Xương,
Thanh Hóa.
- Sản lượng chăn nuôi, trồng trọt tại xã Quảng Vinh, Quảng Xương,
Thanh Hóa.
- Hệ thống thủy lợi, mương máng tại xã Quảng Vinh, Quảng Xương,
Thanh Hóa.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tài nguyên nước và đất của xã Quảng Vinh, Quảng Xương,
Thanh Hóa.
- Phân tích một số các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ nước mặt của xã.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Đây là phương pháp nhằm giảm bớt thời gian công việc ngoài thực địa
trong phòng thí nghiệm.
- Một số nguồn tài liệu được kế thừa phục vụ cho quá trình làm đề tài
bao gồm:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của khu vực
Quảng Vinh –Quảng Xương –Thanh Hóa.
+ Đọc các tài liệu liên quan tới đất, nước: bài giảng khoa học môi trường
đại cương, hóa môi trường, khóa luận tốt nghiệp, đề tài khoa học….
+ Tài liệu có sẵn trên sách báo, internet.
+ Sử dụng bản đồ để đánh dấu các điểm lấy mẫu nghiên cứu, phân tích hệ
thống sông, biển quanh khu vực nghiên cứu số liệu dân cư, diện tích.
19
+ Sử dụng số liệu về dân cư để nghiên cứu thành phần kinh tế của địa
phương.
+ Sử dụng số liệu diện tích để nghiên cứu tình trạng sử dụng đất ở địa
phương.
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn
Nhóm chúng tôi đã thiết kế bảng hỏi gồm 08 câu hỏi có nội dung liên quan
tới ba vấn đề mà chuyên đề đang quan tâm đó là: chất lượng đất, nước tại địa
bàn xã, ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân, tài
nguyên đất và nước của xã, các biện pháp mà bà con đã sử dụng để khắc
phục, cải thiện tình hình đất nước nơi đây. Chúng tôi đã tiến hành gửi bảng
câu hỏi tới 50 hộ dân tại khu vực Thống Nhất. Sau 2 ngày chúng tôi quay lại
lấy kết quả và tiến hành tổng hợp số liệu thu được. Kết quả phỏng vấn được
ghi ở phần phụ lục trang, trang 53.
Thời gian tiến hành phỏng vấn: Ngày 04 tháng 02 năm 2013.
2.5.3. Phương pháp lấy mẫu
Nguyên tắc lấy mẫu nước:
- Mẫu lấy phải mang tính đại diện cao. Lấy 9 mẫu ở 9 điểm khác nhau
quanh khu vực xã Quảng Vinh –Quảng Xương –Thanh Hóa, các mẫu
lấyđược đánh số từ 1 đến 9.
- Các đợt lấy mẫu:
Đợt 1: ngày 10/01/2013
Đợt 2: ngày 2/4/2013
- Lượng mẫu được lấy: 2 lít/mẫu.
- Các điểm lấy nước được thể hiện cụ thể trên bản đồ hành chính của địa
phương.
20
- Các mẫu lấy nghiên cứu phải được bảo quản trong các chai, lọ kín, đảm
bảo không có không khí vào bên trong.
- Chín điểm đó được thể hiện trên bản đồ như sau:
Hình 2.Sơ đồ xã Quảng Vinh –Quảng Xương-Thanh Hóa
Chú giải:
1.Cống năm cửa
2.Thôn3 Đông Bắc
3.Sông Rào
4.Ngã tư đường 4B
5.Đồng Cáo
6.Đồng Đền Trên
7.Sông Mới
8.Đồng Đền Sâu
9.Sông B35
x. Có vật cản nhưng không thường xuyên.
21
2
h
x
3
1
6
5
4
7
8
9
2.5.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Các mẫu được phân tích tại phòng phân tích môi trường, trường Đại học
Lâm Nghiệp. Các chỉ tiêu được phân tích và đánh giá theo tiêu chuẩn QCVN
08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, đây là
tiêu chuẩn mới nhất được ban hành tính tới thời điểm nghiên cứu, TCVN
6053 - 2011 chỉ tiêu về chất lượng nước mặt. Đề tài phân tích các thông số
sau: nhiệt độ, pH, BOD
5
, COD, chất rắn tổng số.
* Sử dụng các máy móc thiết bị để đo DO, TDS, nhiệt độ, pH, độ dẫn
điện.
- Thiết bị đo pH để bàn :
+ Model: HI 2211.
+ Hãng sản xuất: HANNA-ITALY.
+ Thiết bị đo pH để bàn HI 2211 là thiết bị đo các chỉ tiêu cơ bản của môi
trường nước là pH, mV và nhiệt độ.
+ Thiết bị được trang bị màn hình LCD lớn, cho phép hiện thị đồng thời
chỉ tiêu pH (hoặc mV) và nhiệt độ, cùng với hiện thì biểu tượng đồ hoạ.
+ HI 2211 cũng có thể đo nồng độ ion (ISE) và độ oxy hoá thông qua chỉ
tiêu mV.
+ Quá trình hiệu chuẩn được chỉ dẫn rõ ràng từng bước trên màn hình
LCD.
- Thiết bị đo Oxy hòa tan để bàn.
+ Model:YSI 5000 và YSI 5100.
+ Hãng sản xuất: YSI-Mỹ.
+ YSI 5000 Series tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả, với các tính năng
như hiệu chuẩn tự động, hiển thị đồ họa, màn hình LCD lớn. Bộ vi xử
lý hiện đại, YSI 5000 sẽ lưu giữ 100 bộ dữ liệu và được trang bị giao
diện RS-232 cho các liên kết trực tiếp vào máy tính của người sử dụng.
Thực hiện phép đo BOD dễ dàng hơn, phần mềm phân tích BOD (YSI
22
5120) cũng có thể được đặt mua cùng với máy. Chế độ tự động ổn định
cho phép dễ dàng đọc được kết quả đo.
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
- So sánh đánh giá giữa kết quả phân tích và các TCVN.
- Dùng EXCEl để tính toán các kết quả có được trong quá trình tiến hành
phân tích nước đồng thời dùng EXCEl để vẽ biểu đồ.
- Dùng Word để soạn thảo văn bản, đưa ra những nhận xét đánh giá về
đất, nước tại khu vực nghiên cứu xã Quảng Vinh. Đồng thời dùng
Word để soạn ra các bản về các vấn đề khác như : Vấn đề đất ở miền
Trung, các chỉ tiêu của nước.
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Ví trí địa lí
Xã Quảng Vinh nằm ở phía đông bắc của huyện Quảng Xương, ven Vịnh
Bắc Bộ với chiều dài 3 km bờ biển.
- Phía Đ ông giáp phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn và biển Đông.
- Phía nam giáp biển Đông.
23
- Phía Tây giáp các xã Quảng Hùng, Quảng Minh, xã Quảng Cát, thành
phố Thanh Hóa.
- Phía Bắc giáp các xã Quảng Thọ và Quảng Châu.
3.1.2. Địa hình, khí hậu
3.1.2.1. Khí hậu
- Mang đặc trưng khí hậu của khu vực thành phố Thanh Hóa (cách thành
phố Thanh Hóa 15km ).
- Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
mùa Đông không lạnh lắm, mùa Hè tương đối mát, nhưng có một số
ngày có gió Tây khô nóng (hàng năm có khoảng 20-30 ngày). Độ ẩm
cao vừa phải, gió tương đối mạnh, có thể có những trận mưa lớn, bão
lớn trong mùa nóng. Hàng năm, mưa chia làm hai mùa: mùa mưa nhiều
từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng
mưa cả năm, còn lại từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ
chiếm 15%. Trung bình hàng năm có trên 140 ngày mưa. Tính biến
động liên tục về mưa đã dẫn tới rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng
nguồn nước cũng như trong việc tổ chức sản xuất, sinh hoạt của người
dân.
- Nhiệt độ không khí: Tổng tích ôn trung bình năm khoảng 8.600
0
C,
nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,3
o
C đến 23,6
0
C, trong đó có những
ngày cao tuyệt đối lên đến 40
0
C, hoặc có ngày nhiệt độ xuống thấp
tuyệt đối vào mùa lạnh tới 5
0
C. Chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai mùa
nóng và lạnh. Mùa lạnh thường kéo dài 4 tháng từ tháng 12 đến tháng 3
năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 20
0
C. Mùa nóng kéo dài 5 tháng
từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình khoảng 25
0
C.
- Nắng: Hàng năm có khoảng 1.700 giờ nắng, tháng nắng nhiều nhất là
tháng 7, tháng có ít nắng nhất là tháng 2, 3. Năm nắng nhiều lên tới
2.100 giờ, năm nắng ít chỉ có 1.300 giờ.
24
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình cả năm khá cao khoảng 80- 85%,
độ ẩm xuống thấp cực điểm khi có gió mùa Đông Bắc, hanh heo (50%)
và những ngày có gió Tây khô nóng (45%), đồng thời có lúc, độ ẩm lên
cao tới 90% vào cuối mùa Đông.
- Bão: Hàng năm thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1-3 cơn bão và áp
thấp nhiệt đới.
3.1.2.2. Địa hình
- Thuộc khu vực đồng bằng Trung Bộ, tương đối bằng phẳng. Phía Đông
giáp biển ( chiều dài khoảng 3km).
- Có dãy núi Nhật Lệ chạy qua và song song với bờ biển.
- Có hệ thống thủy lợi: sông, mương máng phục vụ nông nghiệp. Đặc
biệt có hệ thống sông Rào (sông Nhà Lê) có từ rất lâu đời phục vụ cho
công tác thủy lợi, là con sông chính cung cấp nước sản xuất phục vụ
nông nghiệp chăn nuôi và các hoạt động khác.
3.1.2.3. Đất đai - thổ nhưỡng
- Đất đai của xã Quảng Vinh chủ yếu là đất thịt và cát pha có độ mùn
cao, độ pH phổ biến từ 6-8.
- Thổ nhưỡng: phần lớn các loại đất đai trong khu vực có thành phần cơ
giới trung bình, kết cấu viên nhỏ và vừa, có độ mùn từ trung bình đến
tơi xốp, độ ẩm cao thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
3.2. Điều kiện kinh tế- văn hóa, xã hội
3.2.1. Điều kiện kinh tế
3.2.1.1. Đánh giá chug
Xã Quảng Vinh là nơi kinh tế đang phát triển, làng nghề thủ công chuyên
sản xuất nước mắm đang hoạt động có hiệu quả. Với khoảng hơn tám nghìn
dân, là nguồn cung cấp lao động dồi dào, có tay nghề cho các doanh nghiệp
phía thành phố như: công ty giầy da, công ty Việt - Nhật Kinh tế của xã
25