Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Đầu tư xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.01 MB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP"
I. Sơ lược đặc điểm, tình hình đơn vị :
1. Đặc điểm, tình hình của đơn vị :
- Tên đơn vị: Liên đội Trường tiểu học Thị trấn Khe Tre.
- Địa chỉ: Khu vực IV - Thị trấn Khe Tre - Nam Đông - Thừa Thiên Huế.
- Quá trình thành lập: Trường tiểu học Thị trấn Khe Tre được thành lập ngày 19/6/1997
theo Quyết định số: 412/QĐ-TCCB của Sở GD&ĐT.
- Tóm tắt cơ cấu tổ chức nhà trường: Tổng số CB-CNV 24 người. Trình độ chuyên môn
đạt chuẩn từ trung học sư phạm trở lên. Trong đó: Đại học 10 (41,66%), Cao đẳng 12
(50%), trung học sư phạm và trung cấp khác 02 (0,83%).
- Cơ cấu tổ chức Liên đội:
Liên Đội trường tiểu học TT Khe Tre được tổ chức thành 2 mảng Đội và Sao. Gồm 1
tổng phụ trách, 6 phụ trách chi Đội, 4 phụ trách Sao. BCH liên Đội gồm 13 thành viên
trong đó có: 1 liên đội trưởng, 2 liên đội phó và 10 uỷ viên. Liên Đội được chi Đoàn
trường và Hội đồng Đội thị trấn Khe Tre phụ trách.
- Chất lượng đội ngũ phụ trách Đội - Sao hiện nay là: Đại học 04, CĐ 06.
2. Những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ :
a. Thuận lợi :
Trường tiểu học Thị trấn Khe Tre được đóng tại trung tâm huyện Nam Đông. Là
nơi thuận lợi cho việc đi lại học tập của học sinh. Kinh tế và đời sống của xã hội ngày
càng phát triển, sự chăm lo học tập cho các em được phụ huynh quan tâm chu đáo.
Trường học được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo cho việc học tập
của các em. Sân trường rộng và thoáng mát, có nhiều cây xanh tạo điều kiện tốt cho thiếu
nhi vui chơi, giải trí thoải mái.
b. Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhà trường còn gặp không ít những khó khăn nhất
định trong việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II và việc xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực. Bởi mặt bằng khuôn viên trường học rộng, có nhiều bồn
hoa, chậu cây cảnh, thảm cỏ cần phải có người chăm sóc. Bên cạnh đó có một bộ phận


học sinh chưa có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định. Nhiều em còn xả rác bừa bãi, thích leo
trèo, chạy nhảy trên các bồn hoa chậu cảnh. Hơn nữa toàn bộ thiếu nhi học 2 buổi/ngày,
thời tiết thất thường đã làm ảnh hưởng không ít đến việc xây dựng trường học xanh -
sạch - đẹp và an toàn.
II.Mục đích yêu cầu xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp và an toàn :
Trường học xanh - sạch - đẹp và an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an
toàn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè.
Ngôi trường đẹp chắc chắn để lại những dấu ấn tốt đối với học sinh. Với những lối đi
dưới hàng cây râm mát, bên những bồn hoa, thảm cỏ xanh tươi nhìn ra từ cửa sổ lớp học.
Cách bày biện trang trí ở lớp học, các cầu thang… mang lại cho các em thêm nhiều tình
cảm, yêu mến ngôi trường.
Trường học xanh - sạch - đẹp và an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học
sinh có ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường. Qua việc làm này góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp và giúp các em có kĩ năng sống ngay từ tuổi học đường.
Những năm về trước, nhà trường chỉ quan tâm việc làm vệ sinh lớp học và quét sân
trường là chủ yếu. Chưa quan tâm đến việc chăm sóc cây xanh, các bồn hoa, chậu cảnh
hay trồng cỏ để giảm bụi bẩn. Việc làm đẹp trường, đẹp lớp chưa coi trọng. Xem nặng về
làm sạch lớp. Chú trọng công tác dạy và học, chất lượng học sinh là chủ yếu.
Nhưng đến năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số 40/2008/CT-
BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào xây dựng “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Kế hoạch 1516 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên
Huế; kế hoạch 06 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông về thực hiện phong
trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với việc thực hiện phong trào
này, ý thức của học sinh ngày được nâng cao. Hiệu quả mang lại rất tích cực. Đặc biệt ở
nhà trường, Ban giám hiệu rất quan tâm việc làm này, xem đây là một trong những nhiệm
vụ quan trọng trong từng năm học.
Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh luôn có ý thức và
nhiệt tình nhằm thực hiện nhiệm vụ thành công. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn nêu ra “Một số
giải pháp về việc xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp và an toàn” mà bản thân cùng
với nhà trường và học sinh thực hiện thành công trong những năm qua.

III. Những nội dung, giải pháp chính và cách thức tiến hành của sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật :
Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp và an toàn cần có
những nội dung, giải pháp và cách thực hiện như sau:
1. Nội dung :
a. Để trường học Xanh :
+ Cần trồng các loại cây bóng mát như : bằng lăng, phượng, bàng, hoa sữa,… Chú ý
trồng loại cây có tán, có bóng mát nhiều mùa; không trồng cây có nhiều sâu hoặc có vỏ,
lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối.
+ Có một ít cây cảnh hoặc chậu cây cảnh như : tùng, cau, cây si, sanh, mưng,… nhằm
tăng thêm vẻ đẹp của nhà trường.
+ Trồng ít cây bụi cho mọc tự nhiên nhưng được cắt tỉa như: dừa cảnh, thông.
+ Xây các bồn hoa, luống hoa vừa đủ để trồng các loại hoa, cây lá và có thể thay đổi theo
mùa như : hoa sam, hoa mười giờ, cây mắc ngọc, địa lan, …
+ Cần co các chậu hoa, lọ hoa làm xanh hóa phòng học như : cây thần tài, các loại hoa lá
chịu được ánh sáng ít.
+ Các cầu thang cần trang bị một chậu cây thần tài, hoặc cây chịu rợp.
+ Quy hoạch trồng cỏ thảm cỏ trong sân trường, trồng dưới gốc cây bóng mát các loại cỏ
ba lá, cỏ chịu rợp dễ trồng và dễ tìm kiếm ở địa phương.

b. Để trường học Sạch:
+ Xử lý rác thải : Trang bị nhiều thùng rác có nắp đậy, để ở các góc sân trường với một vị
trí thuận lợi cho học sinh tiện sử dụng. Cần phân loại rác theo 3 nhóm sau: nhóm giấy
vụn; nhựa ni lông, kim loại; lá cây, trái cây. (Tận dụng giấy vụn, nhựa và kim loại để làm
kế hoạch nhỏ; lá và trái cây, ni lông thiêu hủy).
+ Cống nước : Khai thông cống, rãnh nước thải: Xử lý ngầm chống mùi hôi; cống rãnh
phải có tấm đậy an toàn, không có hố nước đọng gây ô nhiễm và ruồi muỗi sinh sản.
+ Có nguồn nước sạch : Đủ nước uống cho học sinh hàng ngày. Trang bị bình nóng lạnh,
bịnh nước khoáng, bình nước đun sôi để nguội càng tốt. Có nguồn nước hợp vệ sinh cho
học sinh rửa mặt, tay, chân trước khi vào lớp học.

+ Nhà vệ sinh phải sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng, có mái che mưa và tránh nắng; lối đi
sạch sẽ nối với hành lang lớp học. Không có mùi hôi, có thể sử dụng máng tiểu bằng liệu
dễ chùi rửa. Tách nhà vệ sinh giáo viên và học sinh riêng biệt. Đảm bảo bầu không khí
trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường, lớp học. Nếu nhà vệ sinh gần lớp học thì
phải có vách ngăn, trồng một ít cây cảnh xung quanh để khu vực vệ sinh có cảm giác nhẹ
nhàng.

+ Xử lý tiếng ồn : Sắp xếp bố trí hợp lý về thời gian, vị trí sân chơi bãi tập, phòng học,
phòng làm việc, giờ ra chơi, phòng nhạc, giờ chuyển tiết để đảm bảo cho hoạt động dạy
học và sinh hoạt của trường diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.
c. Để trường học Đẹp :
+ Nhà trường đẹp phải có cảnh quan hài hòa và tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc
tổng thể. Trường có quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình
xây dựng cơ sở vật chất và cảnh quan môi trường.
+ Bồn hoa với nhiều màu sắc rực rỡ sẽ làm tăng vẻ đẹp của trường, chọn trồng loài hoa
nở được nhiều mùa trong năm. Có thể thay đổi loài hoa hợp luân phiên và thích hợp theo
mùa.

+ Có những quy định, biểu bảng, áp phích thể hiện nếp sống văn minh, giáo dục lối sống
tiết kiệm để nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện.
+ Trang phục học sinh cần giản dị, gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp điều kiện thực tế của
nhà trường. Đồng phục học sinh thực hiện truyền thống của nhà trường. Nếu được có thể
thực hiện theo mùa cho thích hợp.
+ Có môi trường thân thiện giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo, giữa
học sinh với đồ vật xung quanh như : cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân
trường.
+ Trang trí và trưng bày ở các phòng học, lan can; vẽ các tranh giáo dục truyền thống, các
trò chơi dân gian ở tường các cầu thang. Treo các tranh ảnh là hiện vật học sinh đã thực
hiện được vào những nơi thích hợp để giáo dục và tuyên truyền.
d. Để trường học an toàn :

Ngoài những việc làm xanh - sạch - đẹp nêu trên, chúng ta cần chú ý đến các yêu cầu và
quy định về an toàn như:
+ Giáo dục học sinh không đánh nhau, tránh chơi những trò chơi bạo lực gây nguy hiểm.
+ Hướng dẫn các cách phòng chống điện giật, cháy nổ.
+ Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thức ăn nước uống. Không để học sinh tắm suối dễ
dẫn đến đuối nước, té ngã.
+ Lồng ghép và tuyên truyền luật giao thông đường bộ nhằm tránh tai nạn giao thông.
+ Độ cao bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh nhằm giảm thiểu bệnh cong vẹo cột sống.
Ánh sáng đủ giúp các em tránh bị các bệnh về mắt.

2. Giải pháp và cách thức thực hiện:
2.1 Giải pháp thứ nhất: Giáo dục ý thức tự giác của học sinh.
- Giúp học sinh luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp
và an toàn ngay từ khi bước chân đến trường, như: không bẻ cây, hái hoa, không xả rác
bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định… công việc đó cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
- Tuyên truyền học sinh thực hiện giữ gìn vệ sinh trường lớp vào các buổi sinh hoạt Đội –
Sao cũng như các buổi chào cờ đầu tuần.
- Từng cá nhân và nhóm học sinh luôn tham gia trực tiếp các việc làm cụ thể hàng ngày,
hàng tuần về xây dựng lớp học trường học của mình ngày càng xanh sạch đẹp hơn (như:
trồng cây xanh, chăm sóc cây, bón phân cho hoa, làm vệ sinh sân trường, lớp học, cầu
thang, nhà vệ sinh,…).
- Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ và cuối năm học, các em cần nhận xét đánh giá
về mặt tốt, mặt chưa tốt của từng cá nhân, nhóm, tổ. Đề xuất các việc cần làm nhằm góp
phần xây dựng trường học ngày một tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.
2.2 Giải pháp thứ 2: Mỗi thầy cô giáo là người hướng dẫn tích cực để giúp học
sinh hình thành kĩ năng và thói quen giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Thầy cô giáo là người giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu về việc xây dựng, giữ gìn trường
học xanh - sạch - đẹp và an toàn. Do đó thầy cô cần phải nói rõ mục đích, ý nghĩa và hiệu
quả của việc làm này đối với học sinh.
- Thầy cô cần lồng ghép hay tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học thông

qua chương trình giảng dạy.
- Giáo viên chủ động phối hợp với liên Đội, Ban lao động nhằm thực hiện các hoạt động
xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp. Gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn bảo vệ
môi trường.
2.3 Giải pháp thứ 3: Liên đội phân công cụ thể từng nhiệm vụ, theo dõi đánh giá động
viên kịp thời trong các buổi sinh hoạt.
- Phân công cụ thể khoảng sân trường, các bồn hoa, chậu cây cảnh hay làm vệ sinh cầu
thang… hợp lí cho từng lớp. Từ đó, các lớp thấy được trách nhiệm để thực hiện.
- Để đánh giá thi đua của từng chi đội, lớp nhi đồng và cá nhân của học sinh về việc giữ
gìn vệ sinh trường lớp. Liên đội cần thành lập các nhóm trợ giúp và theo dõi thi đua như
sau:
+ Thành lập “Đội vệ sinh trường học” (khoảng 20 em) : Đó là những học sinh tiêu biểu
của các lớp. Các em được bầu vào đội này nhằm giúp đỡ liên Đội thực hiện kiểm tra, đốc
thúc việc giữ gìn và làm vệ sinh hàng ngày của các chi đội, lớp nhi đồng. Mỗi thành viên
của đội đều có chức năng và nhiệm vụ cụ thể riêng. Mỗi tháng một lần đội vệ sinh họp
rút kinh nghiệm đồng thời đề ra công việc cụ thể cho tháng kế tiếp.
+ Thành lập đội Sao đỏ (khoảng 30 em) : Đội sao đỏ quan tâm về nề nếp, thực hiện vệ
sinh cá nhân, làm vệ sinh lớp, trường. Đội này trực tiếp theo dõi và báo cáo kết quả cho
liên Đội nhằm làm căn cứ để xét thi đua tuần, tháng, kì và năm học.
+ Thành lập đội Tuyên truyền Măng non (10 em) : Các em có nhiệm vụ tuyên truyền
những việc làm tích cực, có hiệu quả để các bạn khác hiểu và phấn đấu thực hiện. Đồng
thời nhắc nhở những công việc thực hiện chưa tốt cho học sinh hiểu.
+ Phối hợp Câu lạc bộ Bảo tồn thiên nhiên Sơn ca tiếp tục tuyên truyền về môi trường
cũng như việc bảo vệ cây xanh, nguồn nước hợp vệ sinh.
- Họp liên đội : Hai tuần liên Đội họp giao ban một lần. Phiên họp này có các thành viên
của Ban chỉ huy liên đội, đội Vệ sinh trường học, đội Sao đỏ và đội Tuyên truyền Măng
non. Qua phiên họp, các em tự nêu lên kết quả đạt được và chưa đạt được để liên Đội có
cơ sở đánh giá thi đua hàng tuần, tháng, học kì…
2.4 Giải pháp thứ 4 : Đối với nhà trường đưa nội dung này thành một tiêu chí để đánh
giá xếp loại thi đua cuối năm.

- Triển khai cụ thể đến từng giáo viên nội dung yêu cầu, tiêu chí trường học xanh - sạch -
đẹp và an toàn ngay từ đầu năm học. Cuối năm học nhà trường đưa nội dung này vào việc
đánh giá xếp loại giáo viên.
- Hoàn chỉnh bản đồ quy hoạch của trường. Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc
giữ gìn và chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa.
- Tổ chức một số hoạt động nội khóa và ngoại khóa về giáo dục môi trường theo từng chủ
đề cho học sinh tìm hiểu. Qua đó còn hình thành kĩ năng và thói quen về việc bảo vệ môi
trường.
Tóm lại :
Các giải pháp trên cần được tiến hành thường xuyên, có sự hợp tác và phối hợp đồng bộ
của nhiều đối tượng và lực lượng tham gia. Ba việc làm cần được thực hiện tốt đó là : xây
dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và giám sát đánh giá.
Trong quá trình thực hiện xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp và an toàn cần giáo dục
môi trường cho học sinh. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ đồng bộ ba nội dung sau:
- Thứ nhất : Cung cấp cho học sinh và giáo viên một số kiến thức cơ bản ban đầu về môi
trường, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của
môi trường đến đời sống con người.
- Thứ hai : Mỗi trường học phải là một trung tâm xanh sạch đẹp và an toàn; học sinh
được học tập vui chơi trong môi trường này thì chắc chắn các em sẽ biết giữ gìn bảo vệ
môi trường.
- Thứ ba : Quá trình xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp và an toàn chủ yếu phải xuất
phát từ học sinh, giáo viên. Cần lập kế hoạch và hướng dẫn, hỗ trợ giúp học sinh tự nhận
thấy, tự thảo luận đề xuất và chủ động tham gia công việc được hoàn thiện.
Lưu ý : Không làm thay học sinh những công việc các em tự tổ chức được, tự làm được.
Phải làm cho học sinh thật sự có hành vi và thói quen đúng đối với môi trường nơi em
đang học tập, vui chơi và đang sống; Không ai giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp
tốt hơn bằng chính các em.
* Một số kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp.
- Mặc dù toàn bộ học sinh học 9 buổi trên một tuần, không có thời gian để lao động
nhưng trường học vẫn luôn được xanh, sạch, đẹp. Bồn hoa cây cảnh được các em chăm

chút. Học sinh luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và ăn mặc sạch sẽ đúng quy định
của nhà trường. Hàng ngày vào buổi sáng các em đến sớm để quét sân trường, lớp luôn
sạch sẽ. Hàng tuần các em chủ động chăm sóc hoa và làm vệ sinh đường nội thị.
- Những năm trước đây sân trường không có thảm có, bồn hoa, ghế đá. Nhưng khoảng ba
năm trở lại lây nhà trường có thảm cỏ xanh mượt do các em và giáo viên trồng. Các bồn
hoa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của nhà nước, phụ huynh và cán bộ giáo viên. Nhà
trường có thêm nhiều chiếc ghế đá do phụ huynh và học sinh tặng để nghỉ ngơi.

- Nhờ thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, liên Đội đã
góp phần vào việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Do đó, năm học
2009 – 2010 nhà trường được công nhận trường học thân thiện học sinh tích cực và tháng
3 năm 2011 nhà trường rất vinh dự được Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế trao
tặng Giấy chứng nhận Trường tiểu học thị trấn Khe Tre đạt Trường học thân thiện học
sinh tích cực giai đoạn 2009 – 2013. Năm học này nhà trường được công nhận Trường
chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo Quyết định số 256/QĐ-UBND của Chủ tịch Uỷ ban nhân
tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 21 tháng 12 năm 2012.
V. Nêu dự đoán kết quả và những ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn
huyện mà sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mang lại.
Bằng những việc làm có hiệu quả nêu trên, tôi thiết nghĩ nhà trường có sự chỉ đạo sâu sát,
luôn là người hỗ trợ tích cực cho liên Đội. Giáo viên và tổng phụ trách Đội là người chịu
khó, nhiệt tình, biết vận dụng và định hướng cho học sinh hiểu việc cần làm và hiệu quả
mang lại; gương mẫu thực hiện nhiệm vụ và trở thành thói quen. Giúp các em ngày càng
hoàn thiện các kĩ năng sống cho bản thân.
VI. Kết luận:
Từ một số giải pháp nêu trên, có thể rút ra bài học thiết thực về công tác xây dựng trường
học xanh – sạch – đẹp như sau :
Thứ nhất : Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sâu sắc và chỉ đạo xuyên suốt hoạt
động này trong cả năm học. Xem hoạt động này là một trong những hoạt động chính của
nhà trường.
Thứ hai : Liên đội (Tổng phụ trách) có kế hoạch cụ thể cho năm học, từng học kì, từng

tháng, tuần và kể cả từng ngày. Triển khai và phân công cụ thể đến từng bộ phận, giáo
viên chủ nhiệm, Ban chỉ huy liên đội, chi đội; các nhóm trợ giúp và học sinh. Tổ chức
thực hiện kế hoạch cần đánh giá nhận xét thường xuyên. Nên động viên khuyến khích kịp
thời các tập thể lớp và cá nhân có thành tích tốt, những học sinh có hướng tích cực để
khơi dậy tính tự giác trong mỗi người.
Thứ ba : Đối với chi đội cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm và cá nhân
nhằm thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Tránh đùn đẩy công việc.
Thứ tư : Đối với các nhóm trợ giúp, đặc biệt là “Đội vệ sinh trường học”; ‘Đội sao đỏ”
cần quan tâm và giám sát tích cực về công việc này. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của các
nhóm trợ giúp. Do đó các nhóm này thường kiểm tra nhắc nhở và duy trì nhiệm vụ
thường xuyên.
Thứ năm : Đối với giáo viên phải siêng năng nhiệt tình, cần quan tâm và nhắc nhở học
sinh thường xuyên thực hiện nhiệm vụ nên hiệu quả công việc mới đạt kết quả tốt.
Tóm lại một phong trào tốt là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền và các
đoàn thể. Sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ giáo viên và học sinh đã làm cho nhà
trường ngày một đẹp hơn.
Trên đây là một số giải pháp cũng như kinh nghiệm cải tiến hỗ trợ việc xây dựng trường
học xanh - sạch - đẹp và an toàn nhằm góp phần tích cực trong việc xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực và xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Tôi rất biết
ơn các thầy cô giáo đồng nghiệp luôn chia sẻ, góp ý và tiếp tục lĩnh hội những góp ý
thẳng thắn của Hội đồng SKKN các cấp.
Người viết

×