SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VÀ 5 HỌC
TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC”
PHẦN MỞ ĐẦU
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng
những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường tiểu học mục tiêu của
môn học là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giảng về nghệ thuật âm nhạc,
nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo một “trình độ
văn hoá âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào tạo có chất lượng những lớp người có
ích cho xã hội.
Từ mục tiêu của môn học chúng ta hiểu rằng: Môn âm nhạc ở trường tiểu học không
nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc chuyên nghiệp, những diễn viên, những
nhạc sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần
của các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm nhạc đích thực, bản
thân các em phải là người trực tiếp tham gia ca hát. Tuy môn âm nhạc trong trường tiểu
học là một môn học riêng lẻ. Song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những kiến
thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, làm cho đời
sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt
động khác của nhà trường.
I. Bối cảnh của đề tài
Giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được trong mục đích giáo dục
hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện.Việc giáo dục một
con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm
chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà
còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm
đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả
nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó có môn Âm nhạc.
II. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát
triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong
nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong
giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn
học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm
nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em
phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy đại đa số
các em rất thích ca hát nhưng lại ngán ngại tập đọc nhạc. Qua thực tế giảng dạy từ những
năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em
hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp
truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm
bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp
giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là đồ dùng dạy học còn thiếu,
đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ, chủ yếu là dạy hát và dạy
đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng. Do đó kết quả đạt được chưa cao, ít gây hứng
thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Từ thực tế đó, tôi xin
đưa ra một vài biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học. Đây là những kinh
nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 4 và 5 .
IV. Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc nhạc và học sinh học tốt phân môn này.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tập đọc nhạc thì kết
quả học tập của học sinh có chuyển biến theo hướng tích cực. Âm nhạc đã làm cho các
em có một tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn và các em hứng
thú hơn để học tốt các môn học khác.
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn
đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc
vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của
người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm
chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác
rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như
những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là
một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học
Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi
mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức
những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm
thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em
phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với
độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được
những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để
các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng
thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều
yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.
Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc Tiểu học, qua thời gian trực
tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công
tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là
kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Đứng
trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học
tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành dạy mấy năm qua.
II. Thực trạng của vấn đề
Trường Tiểu học Giang Sơn Tây là một trường có phong trào văn hoá văn nghệ khá
tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt những năm học qua.
Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc, trong đó góp phần thành
công không nhỏ là phân môn tập đọc nhạc. Tập đọc nhạc là nền tảng để cho các em học
sinh hát đúng, chuẩn, thể hiện chính xác bài hát, đổi lại tập đọc nhạc đòi hỏi thái độ học
tập nghiêm túc đúng đắn mang tính chính xác cao, vì vậy để các em học tốt và có hứng
thú học tập, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu
hút, tạo sự hứng thú cho các em, đây là một quá trình cần phải rèn luyện lâu dài, bền
vững, mang tính căn bản và hệ thống. Đa số các em do ít được tiếp xúc với loại hình này
nên còn thể hiện nhiều nhược điểm khi học tập. Vì vậy người giáo viên phải từng bước
giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản từ đó giúp
các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các bài tập đọc nhạc.
Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó
việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí
những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm
nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các
em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học Giang
Siơn Tây, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh hai lớp Năm. Bằng việc quan
sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích
học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học
theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn.
Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải
mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng,
đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng
tiết tấu của bài nhạc.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo
viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ,
ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp dưới, các em đã được làm quen với các kí
hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc ở lớp bốn,
Sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên
phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các
em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách
tốt nhất.
1. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc,
một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, … đặc biệt vị trí các nốt nhạc
trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp
trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu văn như sau:
Nốt Đô: ở dòng kẻ phụ dưới
Nốt Rê: sát dưới dòng kẻ thứ nhất
Nốt Mi: ở dòng kẻ thứ nhất
Nốt Pha: ở khe thứ nhất
Nốt Son: ở dòng kẻ thứ hai
Nốt La: ở khe thứ hai
Nốt Si: ở dòng kẻ thứ ba.
Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông
nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến
thức cho học sinh.
Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em
là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải
thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra
được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1
quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến
tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp
4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ;
dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La
hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt
đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện
gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen,
trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh
Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải
được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc
nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện
tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động
giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các
nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để
các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra
thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở
mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình
nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có
sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các
em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải
được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm
nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi
các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận
giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn,
giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi
các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em
có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự
ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh.
Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu,
sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc
nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động
viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên
giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
2. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông
cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất
trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ
thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực
hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép
nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó
đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn
nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách
viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi
chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ
cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến,
dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu,
Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách
thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì
như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi
chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho
các em thực hiện ở nhà.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Từ đầu năm học tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc với các phương
pháp và biện pháp như đã trình bày ở trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập, do
đó kết quả đã nâng lên rõ rệt: Kết quả đánh giá học lực môn Âm nhạc học kì I năm học
2011-2012 của cả 3 khối 4, 5 không có học sinh xếp loại B, học sinh hoàn thành tốt đã
tăng lên khoảng 20%, trong đó phần tập đọc nhạc các em thể hiện được tốt hơn cụ thể ở
khối lớp 5 như sau:
Phân loại học sinh đọc bài tập
đọc nhạc
Tổng số
HS
Số em đạt
Đầu năm
Đạt Cuối học
kỳ I
Tỉ lệ học sinh đọc bài tập đọc
nhạc tốt, trôi chảy
46 5 em
(10,5%)
20em(43,4%)
Tỉ lệ học sinh đọc được bài tập
đọc nhạc 46 15em (33%) 23em (50%)
Tỉ lệ học sinh chưa đọc được
bài tập đọc nhạc
46 26em(56,5% 3em (0,66%)
Tập đọc nhạc là phân môn khó học, việc giảng dạy cho học sinh cấp Tiểu học đòi
hỏi phải có những phương pháp, biện pháp đặc thù riêng. Hơn nữa người giáo viên còn
phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp, biện pháp sao cho phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Về phía bản thân, với một số phương pháp, biện pháp nêu trên, qua thực
tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy hiệu quả của các phương pháp, biện pháp này là khá
cao. Tuy nhiên, khi vận dụng những phương pháp, biện pháp này, giáo viên có thể tuỳ cơ
ứng biến sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để thu được kết quả
tốt nhất. Và điều quan trọng là chúng ta cùng nhau xây dựng nên những phương pháp,
biện pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với phân môn tập đọc nhạc để kết quả
học tập của các em ngày càng được nâng cao hơn.
Qua đề tài này tôi muốn trao đổi với quý đồng nghiệp về vấn đề học Âm nhạc, học Âm
nhạc sẽ làm cho con người thoải mái, hứng thú hơn khi học tập môn học cũng như học
các môn học khác, giáo dục Âm nhạc cùng với giáo dục các môn học khác lập nên một
nền giáo dục toàn diện để đào tạo một thế hệ trẻ đủ năng lực, đầy tự tin trở thành người
chủ tương lai của đất nước.
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh Tiểu học nói riêng là
rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm được đối tượng, tìm
hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp, biện pháp giảng dạy thích
hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận
dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học, xuất phát từ thực
trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của phân môn, người giáo
viên phải có vai trò chủ đạo trong việc tổ chức dạy học, bên cạnh việc truyền thụ kiến
thức chính xác còn phải lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp, biện pháp
giảng dạy phù hợp thì ta mới thu được những kết quả như mong muốn. Qua quan sát thực
tế tôi nhận thấy các em yêu thích phân môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết
quả học tập đã nâng lên, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện bài tập.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai
Có thể ứng dụng đối với những giáo viên giảng dạy Âm nhạc trong các trường Tiểu
học cho khối lớp 4, 5.
IV. Những kiến nghị, đề xuất
Để nâng cao chất lượng học tập phân môn tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học tôi
xin có ý kiến đề xuất như sau:
Bổ sung thêm những đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn như: Bảng
phụ chép nhạc và chép bài hát để đáp ứng nhu cầu học tập của các em.
* Đề tài này nghiên cứu dựa trên thực tế tôi đã giảng dạy trong những năm qua tại trường
Tiểu học nơi tôi công tác, đúc kết những kinh nghiệm xin trình bày với quý đồng nghiệp.
Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng nghiệp, của hội đồng khoa học.
Chân thành cám ơn!