SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI HỘI THOẠI Ở KHỐI LỚP
6 Ở MÔN TIẾNG ANH”
******
Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ
của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với con người trên toàn thế giới.
Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng
sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức
mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt Nam đã coi tiếng Anh như ngôn ngữ
giao tiếp thứ hai, hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính
khoá vào các trường học, thậm chí ngay từ bậc Tiểu học.
Chúng ta cũng xác định thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung
của toàn xã hội: là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu
vực; tiếp cận thông tin quốc tế và khoa học kĩ thuật; tiếp cận những nền văn hoá khác
cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng.
Riêng cá nhân tôi, với cương vị là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở
trường THCS, tôi nắm rõ đặc trưng phương pháp của bộ môn mình phụ trách. Cùng
với thực tế giảng dạy và kinh nghiệm giảng dạy tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh, đặc biệt với những vùng miền xa xôi và có
nhiều khó khăn như trường tôi.
Với những tiêu chí đó, tôi có nghiên cứu đề tài "Một số phương pháp dạy hội
thoại ở khối lớp 6 ở môn tiếng Anh THCS". Trong quá trình nghiên cứu, ghi chép về lí
luận thực tiễn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo
dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công cụ giao tiếp
là chìa khoá dẫn đến kho tàng nhân loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành quan trọng và không thể.
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng
tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như
hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ.Theo
phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn
luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với
thực hành. Ở những vùng đô thị, thành phố người học có nơi nhiều để thực hành vận
dụng vốn kiến thức Anh ngữ của mình vào thực tế như: nhũng trung tâm Anh Ngữ,
câu lạc bộ tiếng Anh hay trực tiếp nói chuyện với người nước ngoài. Xong ngược lại,
ở những vùng xa xôi như miền núi, hải đảo thì việc thục hành tiếng Anh vào cuộc sống
thực tế còn nhiều hạn chế. Do đó, điều trăn trở của những giáo viên dạy ngoại ngữ tại
những vùng miền núi xa xôi còn nhiều khó khăn đó chính là làm sao tạo được sự yêu
thích với bộ môn mình phụ trách, mà trong khi đó hội thoại tiếng Anh là một phần
quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ. Và theo tôi để học sinh hứng thú học một bài hội
thoại là giáo viên phải giúp cho học sinh hiểu rõ ràng tình huống và ngữ cảnh của bài
hội thoại, đặc biệt là đối với học sinh khối 6. Đối với các em Tiếng Anh còn nhiều mới
mẽ, nên chúng ta cần nên tạo một bước đầu dễ dàng và hứng thú cho các em khi học
môn tiếng Anh. Bởi lẽ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra được một
giải pháp giúp các em học tập tốt hơn.
Hầu hết học sinh lớp 6 gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tiếng Anh, nhất là
kỹ năng nói (speak). Thông thường các em không biết phải bắt đầu việc nói của mình
như thế nào, thiếu ý tưởng, từ vựng và cấu trúc câu, hay không biết vận dụng câu đó
vào ngữ cảnh nào, tình huống nào cho hợp lý. Hơn nữa một phần học sinh ở trường tôi
là người dân tộc khmer lại vừa làm quen với môn Tiếng Anh ở năm lớp 6. Phần lớn
các em rất lúng túng trong việc vận dụng từ vựng và cấu trúc câu vào tình huống nào
cho phù hợp, điều đó làm cho các em e ngại khi nói chuyện Tiếng Anh với bạn bè và
giáo viên. Từ đó các em cảm thấy học môn Tiếng Anh rất khó và tỏ ra chán học môn
này. Để tháo gỡ những khó khăn trên, trong quá trình dạy tiếng Anh lớp 6 trong các
năm qua cũng như trong năm học này tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo
khoa (SGK), sách hướng dẫn giảng dạy và nhiều tài liệu liên quan, thảo luận với đồng
nghiệp giàu kinh nghiệm trong các lần trao đổi chuyên môn, tập huấn hè để tìm ra
hướng khắc phục khó khăn, nhằm giúp các em học tốt hơn, vận dụng được kiến thức
đã học để làm được các bài tập theo yêu cầu, cũng như trong giao tiếp ngoài xã hội.
Áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến như phương pháp nêu vấn đề và
hướng học sinh vào việc tìm kiếm phát hiện và giải quyết vấn đề , đồng thời kết hợp
việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại . nhất là ứng
dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện thời gian tự học ,
tự nghiên cứu cho học sinh. Định hướng phương pháp bộ môn :
+ Thúc đẩy động cơ học tập : Trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ, học sinh sẽ đạt
được kết quả học tập cao nếu các em có động cơ học tập . Động cơ học tập có
được khi các em cảm thấy được sự hứng thú với môn học và thấy được sự tiến bộ của
chính mình. Do vậy, giáo viên nên sử dụng các tình huống thách đố, hấp dẫn , lôi cuốn
các em vào các hoạt động trên lớp vừa mang tính chất yêu cầu cao, vừa phù hợp trình
độ để các em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập. Để giúp các em
cảm nhận được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần đề ra những mục tiêu học tập
vừa sức. Ngoài ra cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và
chấp nhận mắc lỗi (trial and error ) trong quá trình thực hành tiếng - không nên tạo cho
các em tâm lí sợ mắc lỗi trong thực hành.
+ Phát huy phương pháp học tập cá nhân và tính sáng tạo của HS: Điều quan
trọng nữa góp phần vào việc tiếp thu ngôn ngữ có hiệu quả là phương pháp học tập cá
nhân của chính các em. Giáo viên cần giúp các em ý thức được về bản chất quá trình
tiếp thu ngôn ngữ và khuyến khích các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất
cho chính mình; hướng dẫn các em phương pháp tự học và các thủ thuật học tập và
thực hành giao tiếp.
Ngoài ra giáo viên cần luôn luôn tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đóng
góp kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân vào quá trình học, tạo cho các em tự chủ và
phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của các em hơn.
+ Tạo cơ hội tối đa cho việc luyện tập sử dụng ngôn ngữ: Nhằm tạo cho HS một
môi trường học tiếng thuận lợi nhất, GV cần quan tâm sử dụng tối đa thời gian trên
lớp, tạo mọi cơ hội để HS có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa và hiệu
quả.
Cần sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trên lớp học đến mức độ tối đa có thể:
giữa HS và GV, giữa HS với nhau, nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen việc sử
dụng tiếng Anh vào giao tiếp thật. Tuy nhiên không nên loại trừ tiếng mẹ đẻ (tiếng
Việt) một cách máy móc. Nên sử dụng tiếng Việt khi cần thiết như: để giải thích
những từ chỉ khái niệm phức tạp, các cấu trúc ngữ pháp khó hoặc để giải thích những
yêu cầu của GV về bài tập
+ Sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo: GV cần hiểu rõ ý đồ, yêu cầu,
mục tiêu của từng bài, từng mục dạy trong sách giáo khoa để một mặt có thể dạy đúng
trọng tâm bài học, mặt khác có thể sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo phù hợp
với đối tượng HS.
Trong trường hợp cụ thể, cần tìm cách bổ xung hoặc cập nhật nội dung trong bài
làm cho giáo trình luôn mới, phù hợp với đối tượng HS và với cuộc sống tiến triển và
thay đổi.
* Hội thoại là hoạt động giao tiếp gồm ít nhất 2 người :người nói và người nghe
với vai trò thay đổi nhằm phát triển kĩ năng nghe nói cho học sinh.
* Kết luận
- Bản thân mỗi GV có sự sáng tạo khác nhau trong từng tiết dạy, trong từng đề tài
nghiên cứu sao cho phù hợp với HS tại địa bàn mình công tác. Phương pháp dạy hội
thoại ở khối THCS chính là tạo ra được những thủ thuật, kĩ năng thích hợp cho từng
đối tượng HS.
* Nhận thức chung về dạy bài hội thoại cho học sinh THCS:
Mục đích của việc dạy hội thoại là giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nghe nói (đặc
biệt là kỹ năng nói), phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có
điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết
thêm về xã hội.
Hội thoại là lời nói giữa ít nhất là hai người, với vai trò thay đổi( có người nói và
người nghe).
Các cuộc hội thoại thông thường đòi hỏi sự phản ứng tức thì của thói quen ngôn ngữ,
chính vì vậy bài hội thoại không yêu cầu có sự chuẩn bị trước.
Ngôn ngữ trong bài đối thoại là lời nói đã được rút gọn. Các từ chêm, từ đệm được
sử dụng như phương tiện ngôn ngữ hỗ trợ.
Các yếu tố biểu cảm như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, trọng âm, ngữ điệu có tác dụng hỗ
trợ rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả của lời đối thoại.
Cấu trúc của bài hội thoại hoàn toàn khác với cấu trúc một bài đọc. Lời nói của bài
hội thoại phải đảm bảo tính ngắn gọn súc tích .
* Các giai đoạn trong 1 tiết dạy của bài hội thoại .
Các
bước
Nội dung Mục đích Các hoạt động
Bước
1
Giới thiệu
(Presentation
)
Lôi cuốn sự hứng thú của
học sinh.
Tạo ra nhu cầu muốn giao
tiếp cho học sinh.
Khuyến khích HS suy nghĩ
về chủ điểm mà họ sẽ học.
- Hiểu nội dung bài hội
thoại.
- Giới thiệu từ mới.
- Giới thiệu chủ điểm của
bài hội thoại giới thiệu
ngữ cảnh nhân vật.
- Đưa ra câu hỏi gợi ý.
Bước
2
Luyện tập
thực hành
(Practice)
Giúp cho học sinh
- Thuộc lòng các lời đối
thoại của các nhân vật.
- Biết vận dụng cấu trúc
trong bài hội thoại mẫu để
xây dựng những bài hội
thoại tương tự theo sự
hướng dẫn của GV
Thực hiện các bài tập
luyện nói thông qua:
- Luyện tập có sự hướng
dẫn của GV.
- Luyện tập tự do
Bước
3
Sản sinh lời
nói
(Production)
Giúp học sinh phát triển
khả năng giao tiiếp
- Thực hiện các bài tập.
- Luyện nói thông qua
luyện tập tự do và liên hệ
với thực tế.
1. Các thủ thuật và hoạt động cho giai đoạn giới thiệu (Presentation) :
Chúng ta có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để giới thiệu bài hội thoại một
cách phù hợp và hấp dẫn với từng đối tượng học sinh cụ thể của bạn. Sau đây là mọt
số hoạt động gợi ý để giới thiệu bài hội thoại:
a. Bạn có thể dùng trực quan (Using visuals): dùng tranh hoặc đồ vật thật để giới
thiệu:
Dùng tranh vẽ, giới thiệu các nhân vật và ngữ cảnh của bài hội thoại.
Dùng tranh vẽ các nhân vật, giới thiệu các nhân vật và ngữ cảnh bằng cách đặt câu
hỏi cho HS dựa vào tranh để trả lời.
Dùng đồ dùng trực quan như tranh vẽ hoặc đồ vật thật, cùng HS xây dựng bài hội
thoại.
Ví dụ: Unit 11- A2- P.116 (English 6)
Có thể sử dụng một trong các hoạt động sau:
- Dùng tranh hai nhân vật: Ba- một HS phổ thông và cô bán thực phẩm. Giới thiệu
ngữ cảnh và nhân vật: Ba đang ở cửa hàng bán thực phẩm, bạn ấy muốn mua thịt bò,
bơ và trứng gà. Chúng ta hãy lắng nghe cuộc nói chuyện giữa Ba và cô bán hàng .
(Pictures)
- Dùng tranh vẽ hai nhân vật: Ba và cô bán hàng. Ba đang đứng ở quầy bán thực
phẩm. Đặt câu hỏi cho HS dựa vào tranh trả lời. Có thể lựa chọn một số câu hỏi gợi ý
sau: (Ask and Answer)
Who is this? (Chỉ vào Ba)
Who is this? (Chỉ vào cô bán hàng)
Hoặc: What can you see in the picture?
What is Ba doing?
What is the salesgirl doing?
- Dùng đồ vật thật; 2 lạng thịt bò, 12 quả trứng. Giới thiệu nhân vật và ngữ cảnh
của bài hội thoại bằng cách đưa ra bài hội thoại chưa hoàn chỉnh. (dialogue
build)
-
Salesgirl: Can I help you?
Ba: Yes, I’d like___________________, please.
Salesgirl: How much do you want?
Ba: ___________________
Salesgirl: Two hundred grams of beef. Is there anything else?
Ba: Yes, I need ___________________
Salesgirl: How many do you want?
Ba: ___________________, please.
- Dùng tranh vẽ hai nhân vật: Ba và cô bán hàng. Ba đang đứng ở quầy bán thực
phẩm. Giáo viên đưa ra các câu hỏi và câu trả lời và yêu cầu học sinh ghép lại để
hoàn thành bài hội thoại (Matching)
b. Sử dụng các thiết bị hổ trợ như máy và băng cassete
Ví dụ: Unit 10- A3- P.105 (English 6)
- Dùng tranh, máy và băng cát sét: Giới thiệu nhân vật và ngữ cảnh: Nam ,Lan , Ba
đang ở tại một quán ăn. Sau đó giáo viên mở máy lên cho học sinh nghe và nhớ nhắc
học sinh chú ý đến cách phát âm và ngữ điệu của bài đối thoại.
Cùng với hai HS giỏi trong lớp đóng mẫu bài hội thoại .
2. Các thủ thuật và hoạt động cho giai đoạn luyện tập (Practice):
- Để giúp HS hiểu và luyện tập bài hội thoại, thường sử dụng các loại hoạt động sau
đây:
- Dùng từ, nhóm từ gợi ý để xây dựng bài hội thoại tương tự (Substitutions - controlled
practice)
- Dùng từ và nhóm từ gợi ý để xây dựng bài hội thoại có mở rộng (Substitutions - free
practice)
Ví dụ: Unit 14- A1- P.140 (English 6)
Minh: What are you going to do this summer vacation?
Ba: I am going to visit Hue
Minh: Where are you going to stay?
Ba: I am going to with my aunt and my uncle
Minh: How long are you going to stay?
Ba: For a week.
Minh: What are you going to do in Hue?
Ba: I am going to visit the citadel?
Dùng các cụm từ gợi ý bên dưới thay thế vào các cụm từ để tạo thành một bài hội
thoại mới
- visit Ha Long Bay
- in a hotel
- for two weeks
- visit the beach and swim.
3. Các thủ thuật và hoạt động cho giai đoạn Sản Sinh lời nói: (Production)
- Đóng vai theo tình huống gợi ý hoặc tình huống có thật trong lớp. (free role play)
Ví dụ: Unit 11- B2- P.120 (English 6)
+ Tình huống thật
Học sinh có thể sử dụng những vật dụng trong lớp để thục hành bại hội thoại
này. Một em đóng vai là người bán hang và em kia là người mua hàng.
Ex:
Salesgirl: Can I help you?
Lan: Yes, I’d some books and a pen, please.
Salesgirl: Here you are.
Lan: Thanks, How much are the books?
Salesgirl: They are 20,000 dong….Thank you.
+ Tình huống gợi ý:
Ví dụ: Unit 14- A1- P.140 (English 6)
Giả sử vào hè năm nay các em dự định đi thành Phố Hồ Chí Minh và ở nhà của
bác chơi khoảng một tuần. Em hãy làm một bài hội thoại tương tự như bài hội thoại
trên. Nếu lớp yếu thì ta có thể cho từ gọi ý để các em làm dễ dàng hơn.
UNIT 14: MAKING PLANS
WEEK: 27 PERIOD: 81 LESSON 1: A. Vacation destinations.
A1 – A3 (Page 140 - 141)
I- Objectives: By the end of the lesson, students will be able to talk about their
vacation plans.
II- Materials: Textbooks, cassette + tape, 2 pictures in the textbook.
III- Procedure:
Timi
ng
Content T’s & Ss’ activities
5’
5’
8’
10’
I. Warm up: Brainstorming
Make activities that you are going to do
tomorow
* suggested answer:
- 7-9: do the homework
- 10-11: help mother
- 11-11.30: have lunch.
- 13: go to school.
II. Presentation:
*Pre-teach vocabulary:
- a vacation: kỳ nghỉ trans
- a citadel: thành nội (ở Cố Đô Huế), thành lũy
trans
- (to) stay with : ở cùng với trans
- aunt (n): dì situation
-uncle (n): chú situation
- (to) visit: thăm viếng trans
*Form:
What are you going to do? (Bạn định làm gì
…?)
is he / she
I + am going to + V + … (Tôi dự định sẽ
…)
He / She + is + going to + V + …
*Uses: Dùng để hỏi sự chuẩn bị của một người
nào về một hành động nào đó sẽ thực hiên.
* Listen and repeat.
T divides the class into four-
student groups
T explains the game
Ss do the task in groups
Checking
T. introduces the lesson
T. elicits vocabulary
T models – Ss repeat in the whole
class, and then individually
Ss give the meaning and the tress
Ss copy down
T introduces the tructure
T help Ss give the form, use and
meaning of the tructure
Ss copy down
T. use the picture to set the
scene:”Ba and Lan are talking
about their summer vacation”
Ss listen to the tape.
Ss repeat in chorus
Ss practise in pairs
* Ngoài các biện pháp và các hoạt động tôi cho các em tiến hành làm ở lớp như
tôi đã trình bày ở trên, tôi còn tổ chúc cho các em một số buổi ngoại khóa nhằm giúp
các em có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
+ Hình thức tổ chức: Tôi thường tổ chức vào các ngày chủ nhật khi tôi rãnh rổi,
hoặc vào tiết thứ 3 của các chiều thứ năm (vì ở trường tôi vào các chiều thứ năm các
em chỉ học có 2 tiết). Tôi thường tổ chức cho các em các buổi giao lưu vào trước khi
kiểm tra 1 tiết hoặc thời điểm thi học kỳ. Tôi sẽ đưa ra chủ đề trước để các em có
hướng chuẩn bị, vừa tạo điều kiện cho các em thực hành, vùa giúp các em ôn tập lại
kiến thức trước khi kiểm tra hoặc thi.
+ Ví dụ: sau khi học xong sau khi học xong Unit 6 tôi đâ tổ chức cho các em
một buổi họp mặt các lớp tôi đã dạy để các em có cơ hội làm quen và tìm hiểu thông
tin lẫn nhau về các hoạt động hằng ngày. Tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi gợi ý. Và tôi
nhận thấy rằng các em rất hào hứng khi tham gia hoạt động này và đây cũng là cơ hội
các em giúp đỡ lẫn nhau. Vì khi quan sát các em nói chuyện trao đổi với nhau tôi nhận
thấy một số em sẽ tự phát hiện và sửa lỗi sai cho mình qua lời đối thoại của bạn.
* Kết quả đạt được:
- Đối với học sinh: Học sinh vùng nông thôn, đặc biệt học sinh dân tộc rất khó
khăn trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, hơn nữa lại là tiếng nước ngoài. Việc khuyến
khích các em đóng vai trò là nhân vật trong hội thoại giúp tiếp cận với kiến thức tốt
hơn, phát triển kĩ năng nghe nói. Đóng vai và sử dụng hội thoại thường xuyên tạo cho
các em tính bạo dạn, bộc lộ được cảm xúc như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, trọng âm, ngữ
điệu.
- Đối với GV: Giúp GV năng động sáng tạo linh hoạt trong công tác giảng dạy,
đưa kiến thức đến với các em một cách giản dị, gần gũi, dễ thấy không máy móc. Tạo
cho GV thói quen tự học hỏi, tìm tòi và suy ngẫm, đúc rút kinh nghiệm đưa ra.
- Trên cơ sở xác định cơ sở lí luận và phân tích những thuận lợi, khó khăn của
giáo viên và học sinh trong quá trình dạy hội thoại ở phân môn tiếng Anh. Chúng tôi
đã đề ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời qua
quá trình tiến hành đề tài thử nghiệm ở các lớp khối 6 tôi dạy thì tôi thấy học sinh đều
có sự tiến bộ, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh không còn có cảm giác
ngại học tiếng nước ngoài. Các em tham gia vào các hoạt động tich cực, hào hứng do
đó hiệu quả đạt cao. Như vậy với những biện pháp đã đề xuất đảm bảo được việc thực
hiện dúng theo tinh thần thay sách và đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo các
nguyên tắc của việc dạy học nói chung và của phân môn tiếng Anh nói riêng.
* Nguyên nhân thành công và tồn tại:
+ Nguyên Nhân thành công:
Trong những năm vừa qua mà đặc biệt là thời gian gần đây, Sở giáo dục đào tạo
tỉnh An Giang và Phòng giáo dục đào tạo huyện Tri Tôn rất quan tâm, chú trọng vào
việc dạy - học Tiếng Anh. Ngành giáo dục tỉnh và huyện nhà đã tổ chức định kì các
hội thi giáo viên dạy giỏi, cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Hằng năm Sở và
Phòng giáo dục đào tạo đã có các đợt thanh tra trường học nhằm tư vấn và thúc đẩy
cho giáo viên giảng dạy đạt kết quả cao hơn. Ngoài ra Hội dồng bộ môn huyện thường
xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề, dự giờ thao giảng hoặc sinh hoạt chuyên môn liên
trường để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Bên cạnh đó, Bên cạnh đó BGH nhà trường
cũng luôn tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả cao, như trang bị máy
cassette, bảng phụ, viết lông,
+ Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc dạy và học Tiếng
Anh ở trường THCS:
Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn văn hóa khác nhưng
vẫn là môn học khó và không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng khiếu học ngoại
ngữ để học nó một cách dễ dàng.
Một số học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt, lười học vẫn còn thiếu ý thức học
tập, thiếu tính kiên nhẫn trong học tập, chưa theo kịp với phương pháp học tập mới,
còn lúng túng trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực hành kỹ năng.
Nhiều em nhận thức về môn học này chưa đúng đắn, chưa hiểu hết ý nghĩa của môn
học trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Vì vậy các em chưa thật sự nghiêm túc và chưa có
động cơ học Tiếng Anh đúng đắn.
1. Ý Nghĩa thực tiển:
Tôi đã vận dụng những biện pháp này trong năm học 2008-2009 kết quả của học
sinh tương đối khả quan. Kết quả thu được cho thấy chất lượng học tập của học
sinh tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá giỏi nhiều hơn, tỉ lệ học sinh trung bình
tăng cao hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém. Tôi sẽ tiếp tục vận dụng và tham khảo ý
kiến đồng nghiệp để sáng kiến này càng hiệu quả và hoàn thiện hơn.
2. Kết quả đạt được:
Sau khi đã áp dụng những phương pháp trên vào giảng dạy ở khối lớp 6 tôi thấy
các em rất hứng thú khi học tập và tham gia hoạt động. Và điều này được thể
hiện rỏ qua kết quả khảo sát chất lượng năm học 2008-2009 ở các lớp 6a5, 6A6,
6A7 như sau:
Năm học
Tổng
số học
sinh
Kết quả chất lượng
Ghi
chú
Yếu, Kém TB Khá Giỏi
SL TL SL TL SL TL SL TL
2005 –
2006
(HKI)
130 72 55.4% 34 26.2% 15 11.5% 9 5.9%
2006 – 122 17 13.9% 59 48.4% 34 27.9% 12 9.8%
2007
(HKII)
3. Phạm vi tác dụng:
Tôi đã vận dụng những biện pháp này trong năm học 2008-2009 và từ quả thu
được cho thấy chất lượng học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá
giỏi nhiều hơn, tỉ lệ học sinh trung bình tăng cao hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém.
Tôi sẽ tiếp tục vận dụng và tham khảo ý kiến đồng nghiệp để sáng kiến này càng
hiệu quả và hoàn thiện hơn.
4. Bài học kinh nghiệm:
Muốn đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trước hết giáo viên
phải có trách nhiệm, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết đầu tư cho bài soạn
cũng như bài giảng có chất lượng, phải xác định rõ mục đích yêu cầu trọng tâm của bài
dạy, biết sử dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp với
đặc trưng bộ môn, với nội dung bài học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh,
kết hợp tốt các phương pháp ngay trong các hoạt động dạy và học.
Bên cạnh đó chúng ta nên thường xuyên linh động thay thế các thủ thuật hoạt
động mà chúng ta thường dùng ở các tiết dạy kỹ năng bằng những thủ thuật hoạt động
mới có tính vui mà học để tránh sự lặp đi lặp lại gây nhàm chán ở học sinh.
Giáo viên biết khai thác, sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học
như máy chiếu, tranh ảnh, phiếu, thẻ, vật thật và tạo ra nhiều đồ dùng có tính thẩm mỹ
và kỹ thuật cao giúp học sinh hứng khởi tiếp thu kiến thức một cách vững chắc và rèn
luyện được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách thành thạo đáp ứng được yêu cầu
đặt ra của bộ môn.
1. Kết luận:
* Mục đích của việc dạy hội thoại là giúp cho HS phát triển kỹ năng nghe nói (đặc
biệt là kỹ năng nói), phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS, giúp HS có điều kiện
trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội.
* Bài hội thoại được chia làm 3 bước: giới thiệu, luyện tập và sản sinh lời nói.Giáo
viên cần vận dụng các hoạt động cụ thể, thích hợp vào đúng các gia đoạn và từng nội
dung bài nhất định.
* Các hoạt động chính của bài hội thoại là cặp đôi, theo nhóm và đóng vai.
* Có rất nhiều thủ thuật để giới thiệu một bài hội thoại. Nhiệm vụ của người giáo
viên là là tuỳ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh, biết vận dụng một cách linh hoạt
các thủ thuật khác nhau vào việc dạy hội thoại để đạt được mục đích cuối cùng là giúp
các em vận dụng được những mẫu câu đã học vào thực tiễn giao tiếp.
2. Kiến nghị:
Trên đây là một số việc làm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy ở
lớp mình phụ trách và đạt kết quả. Tôi kính mong sự đầu tư thiết bị, đồ dùng dạy học,
tài liệu, mở chuyên đề, để giúp bản thân tôi và đồng nghiệp tích luỹ được thêm nhiều
kinh nghiệm giảng dạy và dạy học đạt kết quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu giáo dục
hiện nay.
Kính mong được sự đóng góp trao đổi từ các đồng chí, đồng nghiệp và các
chuyên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ và đề tài đạt hiệu quả cao nhất góp phần
vào công cuộc Giáo dục và Đào tạo thế hệ trẻ, đưa tiếng nước ngoài đến gần với các
em, thâm nhập vào cuộc sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tri Tôn, ngày 08 tháng 01 năm 2010
Người viết
Nhan Hồng Hạnh