Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN Giảng dạy Hóa học trong trường phổ thông gắn liền với thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.65 KB, 29 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"GIẢNG DẠY HÓA HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG GẮN
LIỀN VỚI THỰC TẾ"
1
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phân môn hoá học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong
việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học
sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế
giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành của hoá học. Học hoá là để hiểu,
để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự
chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học Đồng thời là khởi
nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con
người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống,
tinh thần của con người
Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá học
là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học,
người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú
khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu
nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh
“Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 -
THPT” với mục đích xây dựng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài
giảng trong chương trình hóa học lớp 11, nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập
bộ môn cho học sinh… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một
“thuật ngữ khoa học”.
2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng một hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn có thể vận dụng
vào bài giảng trong chương trình hóa học THPT.
Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài giảng


nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh… Để hoá học
không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học bộ môn Hóa học tại các lớp: 11A1; 11A2; 11A3; 11A4 và Đội
tuyển học sinh giỏi hóa học của trường THPT Bá Thước.
Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận
dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các bài dạy trong chương trình hóa học 11- cơ bản và nâng cao.
Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược
của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn
vào nền giáo dục của quốc gia đó.
3
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền
kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo
dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến
thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng
cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
2.1.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp:
Khi dạy kiến thức hóa học trong bất kì lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phương trình
hóa học, dung dịch… đều liên quan đến các hiện tượng vật lí hay nhiều hiện tượng thiên
nhiên, hóa hữu cơ có liên quan đến sinh học như: gluxit, protein, lipit… nên khi sử dụng
những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả
lời, đồng thời thấy được mối liên quan giữa các môn học với nhau.
Ví dụ: Tại sao càng lên cao không khí càng loãng?
Trả lời: Do phân tử khối của O

2
lớn nên ảnh hưởng của lực hút mạnh hơn nên tập trung
chủ yếu ở dưới gần mặt đất.
2.1.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các
nội dung học với thực tiễn.
Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên
luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hằng
ngày.
Ví dụ: Tại sao khi ta để muối ăn khan trong lọ không có nắp lại dễ chảy nước?
Trả lời: Trong muối ăn ngoài thành phần chính là NaCl còn có lượng nhỏ MgCl
2
.
Chính MgCl
2
rất ưa nước nên hút ẩm làm cho muối ăn chảy nước.
2.1.3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống
4
giả định bằng các hiện tượng thực tiễn.
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ làm
cho học sinh nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp lồng ghép
vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học sinh tranh
luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi trường thoải
mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là
yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và
tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản
sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng
không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ
bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.

Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu
trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng
nhất .
* Thực tế giảng dạy cho thấy:
Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong những môn học khó, nếu không có
những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh
thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không
muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
5
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình
nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một
bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ
mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên
nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Dạy học hóa học gắn với thực
tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 - THPT” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy
niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học. Để thực
hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng
tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành
thị, nông thôn …; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu,
hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang
tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích
học môn hoá học. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như thứ
gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn
uống”.
2.3.1. Các giải pháp thực hiện:
“Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 11 -
THPT” bằng cách:
2.3.1.1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày, thường sau khi đã kết thúc

bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học
tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy
6
nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới
tiếp theo.
2.3.1.2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình
phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập
nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải
thích để giải toả tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất
phổ thông.
2.3.1.3. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới
thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một
câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nh-
ưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
2.3.1.4. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập
tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội
được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải được bài toán hoá đó học sinh phải
hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết
như thế nào?
2.3.1.5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu
chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong
suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là
cách kích thích niềm đam mê học hoá.
2.3.1.6. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống
ngày thường ở địa phương, gia đình …sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có
thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo
7
lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong
cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
2.3.1.7. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội

dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có
cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn
thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày.
2.3.2. Các hình thức tổ chức thực hiện:
2.3.2.1. Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay
không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết
đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải
thích.
2.3.2.2. Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường luôn được
nhắc đến hằng ngày như: khói bụi của nhà, nước thải của sinh hoạt…có liên quan gì đến
sự thay đổi của thời tiết hay không. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy ví
dụ sao cho gần gũi.
2.3.2.3. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy được
ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó trong mỗi
bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý
của học sinh hơn.
2.4. HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG CHO CÁC
BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT
8
* Ví dụ 01: Vì sao cồn có thể sát khuẩn?
Cồn là dung dịch Ancol etylic (C
2
H
5
OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có thể xuyên qua
màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị chết (do protein là
cơ sở sự sống của tế bào).
Thực tế thấy rằng chỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu cồn > 75% thì
nồng độ cồn quá cao làm cho protein bị đông tụ nhiều, làm protein trên bề mặt vi khuẩn
đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào nên vi khuẩn

không bị chết. Nếu cồn quá loãng (< 75%) thì hiệu quả sát trùng kém.
Áp dụng: Trong y tế, cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương … nhưng có ít
người quan tâm tại sao lại dùng cồn? Trong khi học, nếu học sinh được biết sẽ rất tốt cho
cuộc sống. Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào trong các tiết dạy về bài “Ancol” (Tiết
56-57 lớp 11-CB).
* Ví dụ 02: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu?
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu
etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người
chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO
3
. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở
dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO
3
khi gặp rượu etylic sẽ bị
khử thành oxit Cr
2
O
3
là một hợp chất có màu xanh đen.
Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO
3
. Khi
tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi
rượu sẽ tác dụng với CrO
3
và biến thành Cr
2
O
3
có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi

màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của
9
tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để
ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong những
nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm
hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính xác của cảnh sát
giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài “Ancol” (tiết 56-57 lớp 11-CB) hay
“Crom và hợp chất của crom”(tiết 58 lớp 12).
* Ví dụ 03: Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?
Xăng pha chì là thêm tetraetyl chì [(C
2
H
5
)
4
Pb] có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử
dụng. Nhưng khí cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành xi lanh nên thực
tế xăng còn hoà tan thêm vào đibrometan thì chì oxit sẽ bị chuyển thành Chì bromua
(PbBr
2
), dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi tr-
ường nghiêm trọng.
Vì chì sẽ ở trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp xúc với khí
thải, động thực vật bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp, làm bỏng da. Hiện nay, nước
ta đã không sử dụng xăng pha chì.
Áp dụng: Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu sử dụng xăng pha chì. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này.
Thông qua nội dung “Hệ thống hóa về hidrocacbon”( Tiết 55 lớp 11-CB) giáo viên có thể

đặt câu hỏi này cho học sinh thảo luận rồi giải thích cho học sinh biết được tác hại của
việc pha chì vào xăng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
* Ví dụ 04: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?
10
Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO
2
.
Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO
2
hòa tan vào nước.
Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt.
Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO
2
lập tức bay vào không khí. Vì
vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi.
Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt
vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO
2
. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên
CO
2
nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt
lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO
2
có tác
dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
Áp dụng: Hiện tượng có nhiều bọt khí thoát ra từ bình nước ngọt có ga hay chai bia
thì chắc hẳn học sinh nào cũng biết. Nhưng khi giải thích khí đó là khí gì và có công
dụng ra sao thì không ít học sinh biết được. Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy
phần “Cacbon Đioxit” (tiết 24 lớp 11-CB).

* Ví dụ 05: Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
“Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa
một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo một phần thành khí PH
3
(Photphin) khi có lẫn một
chút khí P
2
H
4
(điphotphin), khí PH
3
tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành
khối cầu khí bay trong không khí
2 4
3 2 2 5 2
2 4 3
P H
PH O P O H O
+ → +
Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng
nên tính chất kịch tính.
11
Áp dụng: Vấn đề này phải được đề cập trong bài giảng về P để giải thích hiện tượng trong
đời sống “Ma trơi”. Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh. Hiện
tượng này giáo viên có thể đề cập trong bài “Phốtpho” (tiết 17 lớp 11-CB).
* Ví dụ 06: Hoá chất trong cơ thể của con người như thế nào?
Các nhà khoa học đã tính được rằng:
• Lượng nước trong cơ thể của mỗi người chúng ta chỉ đủ giặt một chiếc áo sơ mi.
• Lượng Fe đủ để làm một cái đinh 5 phân.
• Lượng đường chỉ đủ cho làm một nữa cái bánh ngọt nhỏ.

• Lượng vôi trong toàn bộ xương của cơ thể đủ để xây một cái chuồng gà con.
• Lượng mỡ dùng nấu được 7 bánh xà phòng.
• Lượng P đủ để sản xuất 2200 đầu que diêm.
• Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét.
• Cộng cả lại kể các các nguyên tố khác như Mg, Cu, K… Theo các nhà bác học tính
ra thì với một người nặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng giá chưa tới 3$.
Áp dụng: Đây là tình huống có chút khôi hài nhưng có thể giúp học sinh nắm được cơ
bản thành phần nguyên tố trong cơ thể con người có thể đưa vào bài giảng về thành phần
nguyên tố nhằm làm rõ thêm về quan điểm duy vật (lớp 10-11-12).
* Ví dụ 07: Dấm ăn là gì? Tác dụng của nó?
Trong dấm ăn có vị chua vì có 3-5% là Axit axetic (CH
3
COOH). Dấm ăn có tác dụng tạo
vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hoá tốt, có khả năng
tiêu độc, sát khuẩn.
12
Áp dụng: Dấm ăn là một thứ gia vị rất gần gũi trong đời sống, giáo viên có thể xen vào
trong bài giảng về axit axetic (tiết 65-66 lớp 11-CB) để học sinh liên hệ trong thực tế,
hiểu biết về vai trò của dấm ăn đối với con người.
* Ví dụ 08: Vì sao không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn?
Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong
dạ dày tạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy hơi.
Một số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất
xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này hình
thành sỏi ở dạ dày, ruột.
Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng 1−3 giờ.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic (tiết 65-66 lớp 11)
* Ví dụ 09: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?
Trong sữa có thành phần protein gọi là Cazein. Khi vắt chanh vào sữa làm tăng độ chua,
tức làm giảm pH của dung dịch sữa tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất

này sẽ kết tủa.
Khi làm phomat, người ta cũng tách Cazein theo nguyên tắc tương tự và cho lên men
tiếp.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa các vấn đề thực tế này vào bài axit cacboxylic (tiết 65-66
lớp 11-CB).
13
* Ví dụ 10: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc (CO) hoặc nhiều khí thiên
nhiên (CH
4
…) và không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị ngạt?
Trong các giếng đào đặc biệt nhiều ở vùng đồng bằng thường có khí độc CO, CH
4
… và
không có O
2
. Mà người dân chúng ta hay có thói quen xuống giếng thau giếng hoặc vì lấy
gầu múc nước… Đã có nhiều trường hợp bị tử vong một lúc nhiều mạng người vì gặp
phải giếng có khí độc (CO) gây đông máu, CH
4
…và không có O
2
gây ngạt trong tíc tắc,
làm người xuống cứu cũng chết. Để tránh, tốt nhất không nên xuống các giếng đào, nếu
có xuống phải đeo bình oxi. Còn muốn biết có khí độc(CO), hoặc nhiều khí thiên
nhiên(CH
4
…) và không có O
2
chỉ cần lấy dây buộc một con gà, vịt … thả xuống nếu nó
chết thì chứng tỏ có khí độc.

Áp dụng: Đây là một hiện tượng hay xảy ra, giáo viên nên đưa vào bài giảng để nhắc nhở
học sinh, cộng đồng …tránh những cái chết thương tâm. Vấn đề này có thể xen vào bài
dạy “Hợp chất của cacbon” (tiết 24-lớp 11-CB) hay “Ankan” (tiết 37-38 lớp 11-CB).
* Ví dụ 11: Gương soi có lịch sử như thế nào?
Thời xa khi muốn soi mình phải soi qua mặt nước, khi đến thời đồ đồng thau thì bằng gư-
ơng làm bằng đồng nhưng nhanh ố, sau dần chuyển sang thuỷ ngân tráng sau tấm kính
phẳng, nhưng thuỷ ngân gây ngộ độc cho người sản xuất. Dần dần và ngày nay người ta
đã thay thế bằng bạc tráng sau tấm kính nhờ phản ứng anđehit (R−CHO) với dung dịch
AgNO
3
/NH
3
hay thay andehit bằng glucozơ.
3 3 2 4 4 3
2 3 2 RCHO AgNO NH H O RCOONH Ag NH NO
+ + + → + ↓ +
Ag tạo ra bám chặt vào gương, người ta quét lên mặt sau chiếc gương một lớp sơn dầu
bảo vệ. Phích nước cũng chế tạo kiểu này.
14
Áp dụng: Đây là một ứng dụng của hợp chất có chức andehit vào đời sống. Giáo viên có
thể nêu vấn đề này trong các tiết dạy về andehit…( tiết 62-63 lớp 11-CB). Để học sinh
hiểu phần nào về sự tạo gương, ruột phích mà hàng ngày ai cũng bắt gặp.
* Ví dụ 12 : Teflon là chất gì?
Teflon có tên thay thế là: Poli(tetrafloetilen)[(−CF
2
−CF
2
−)
n
]. Đó là loại polime nhiệt dẻo,

có tính bền cao với các dung môi và hóa chất. Nó độ bền nhiệt cao, có độ bền kéo cao và
có hệ số ma sát rất nhỏ. Teflon bền với môi trường hơn cả Au và Pt, không dẫn điện.
Do có các đặc tính quý đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn
mà không phải bôi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện, tráng phủ lên chảo, nồi,… để
chống dính.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vào bài “vật liệu polime” (tiết 21-22 lớp 12-CB)
* Ví dụ 13: Thuốc chuột là chất gì? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì
chuột chết mau hơn hay lâu hơn?
Thuốc chuột có thành phần chính là Zn
3
P
2
. Sau khi ăn, Zn
3
P
2
bị thủy phân rất mạnh, tạo
thành khí PH
3
(photphin) rất độc:
3 2 2 2 3
6 3 ( ) 2Zn P H O Zn OH PH
+ → + ↑
Làm cho hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm; nó khát và đi tìm nước. Chính PH
3
đã
giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH
3
thoát ra càng nhiều → chuột càng nhanh

chết. Nếu không có nước, chuột sẽ lâu chết hơn.
15
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng ứng dụng này trong bài Photpho (tiết 17 lớp 11-CB).
* Ví dụ 14: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ
nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
( )
2 2
2
2 ( ) 2HCOOH Ca OH HCOO Ca H O
+ → +
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic (tiết 65-66 lớp
11).
* Ví dụ 15: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Trong nông nghiệp, đất đèn
dùng để làm gì?
Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC
2
), khi tác dụng với nước sinh ra khí
axetilen và canxi hidroxit.
2 2 2 2 2
2 ( ) ( 0)CaC H O C H Ca OH H
+ → ↑ + ∆ <
Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra andehit axetic (CH
3
CHO). Các chất này làm tổn
thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá.
Trong nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để làm kích thích quả xanh mau chín
và chín đồng loạt ở các kho, thường dùng để dấm dứa, chuối, cà chua… vào dịp cuối mùa
đông, đầu mùa xuân.
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vào bài “Ankin” (tiết 46 lớp 11-CB)

16
* Ví dụ 16: Vì sao muối NaHCO
3
được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung
dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO
3
dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm
giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:
3 2 2
NaHCO HCl NaCl CO H O+ → + +
Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng kiến thức này vào bài “Hợp chất của cacbon” (tiết 24
lớp 11-CB).
* Ví dụ 17: Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối NH
4
HCO
3
được dùng làm bột
nở?
NH
4
HCO
3
được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh thì
NH
4
HCO
3
sẽ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở hơn.


OHCONHHCONH
22334
++→
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng vấn đề này vào bài “Muối amoni” (tiết 13 lớp 11)
hoặc “Hợp chất của cacbon” (tiết 24 lớp 11).
* Ví dụ 18: Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào?
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH
3
)
3
N và đimetylamin (CH
3
)
2
NH và metyl
amin CH
3
NH
2
là những chất có mùi khó ngửi.
Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì
trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu
có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn.
17
Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau
mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm
mùi thơm rất tốt.
Áp dụng: Đây là một kinh nghiệm thường thấy khi chế biến thức ăn liên quan đến
cá. Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của kinh nghiệm trên.

Từ đó giúp các em thấy được những ứng dụng đời thường của hóa học nhằm tăng thêm
niềm yêu thích đối với môn hóa học. Giáo viên có thể đưa vào phần ứng dụng của ancol
trong bài “Ancol” (Tiết 56-57 lớp 11CB).
* Ví dụ 19: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta thường
ngửi thấy mùi khai?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu chất đạm, như: nước tiểu,
phân hữu cơ, rác thải hữu cơ,… lượng Ure trong các chất hữu cơ sinh ra nhiều. Dưới tác
dụng của men ureaza của các vi sinh vật, ure bị phân hủy thành CO
2
và NH
3
.
2 2 2 2 3
( ) 2 2NH CO H O CO NH+ → +
Lượng NH
3
sinh ra hoà tan trong nước dưới dạng một cân bằng động:
)7(
423
<+⇔+
−+
pHOHNHOHNH
Như vậy, khi trời nắng (nhiệt độ tăng), cân bằng trên sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch,
tức là NH
3
sinh ra do phản ứng phân hủy ure không bị hoà tan trong nước mà bị tách ra,
bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào bài “Amoniac” (tiết 12 lớp 11-CB).
* Ví dụ 20: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
18

Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa
các khí SO
2
, NO, NO
2
,…Các khí này tác dụng với oxi O
2
và hơi nước trong không khí
nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric
H
2
SO
4
và axit nitric HNO
3
.
2SO
2
+ O
2
+ 2H
2
O → 2H
2
SO
4
2NO + O
2
→ 2NO
2

4NO
2
+ O
2
+ 2H
2
O → 4HNO
3
Axit H
2
SO
4
và HNO
3
tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit
là H
2
SO
4
còn HNO
3
đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài
làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO
3
):
CaCO
3
+ H

2
SO
4
→ CaSO
4
+ CO
2
↑ + H
2
O
CaCO
3
+ 2HNO
3
→ Ca(NO
3
)
2
+ CO
2
↑ + H
2
O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những
hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm
môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến
vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện
tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể
giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời sau khi dạy xong bài“Axit nitric”
(tiết 14-15 lớp 11-CB).

19
*Ví dụ 21: Giải thích hiện tượng: “Khi các cầu thủ đá banh bị đau nằm lăn lộn trên
đất thì nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương, sau đó cầu
thủ bị thương đứng lên tiếp tục thi đấu”
Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn. Người cán bộ y tế dùng
phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương.
Chất làm lạnh ở đây là etyl clorua C
2
H
5
Cl hay gọi là cloetan.
C
2
H
5
Cl là hợp chất hữu cơ có t
o
s
là 12,3
o
C. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp suất sẽ
biến thành chất lỏng. Khi phun C
2
H
5
Cl lên chỗ bị thương, các giọt etyl clorua tiếp xúc với
da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này thu nhiệt
mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác không truyền
được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ không có cảm giác đau. Do sự đông cục bộ nên vết
thương không bị chảy máu.

Chú ý là cloetan chỉ tạm thời không làm cho cầu thủ cảm giác đau mà không có tác
dụng chữa trị vết thương.
Áp dụng: Đây là cảnh tượng thường thấy trong các trận đá banh. Mọi người cứ nghĩ
đó là một loại “ thuốc tiên” nhưng xét về phương diện hóa học đó chỉ là một chất có đặc
tính “ thu nhiệt mạnh” ở điều kiện thường. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe về phần
ứng dụng của dẫn xuất halogen trong bài “Dẫn xuất halogen” (Tiết 55 lớp 11CB).
*Ví dụ 22: Vì sao axit nitric HNO
3
đặc lại phá thủng quần áo ?
Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit nitric HNO
3
đặc
thường sẽ bị thủng một lỗ; khi dùng axit không đặc, nhìn bên ngoài thì không thấy gì,
nhưng sau khi phơi khô bạn sẽ thấy ngay lỗ thủng.
20
Quần áo chúng ta mặc thường ngày thường dệt bằng sợi bông, thành phần hóa học
của sợi bông là xenlulozơ. Xenlulozơ không tan trong nước và đa số các dung môi khác
nhưng dễ tan trong axit HNO
3
đặc nên làm thủng quần áo.
Khi bị axit HNO
3
loãng dính vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng
khi quần áo khô, nồng độ axit HNO
3
càng ngày càng đặc, cuối cùng sẽ làm thủng quần
áo. Ngoài ra, axit HNO
3
loãng có thể có tác dụng hóa học với xenlulozơ.
Áp dụng: Giáo viên có thể nêu vấn đề trên khi nói về tính chất hóa học của axit

nitric trong bài “Axit nitric”( Tiết 14-15 lớp 11CB) để nhắc nhở học sinh thật cẩn thận
khi tiếp xúc với axit HNO
3
đặc.
*Ví dụ 23: Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn
thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO
2
nên khi cho dung dịch
HF và thì có phản ứng xảy ra:
SiO
2
+ 4HF → SiF
4
↑ + 2H
2
O
Áp dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi
học bài Flo và hợp chất của nó. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn tránh
việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể hỏi học sinh sau khi dạy
xong bài “Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11- CB).
*Ví dụ 24: Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho
nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF
vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi
SiO
2
+ 4HF → SiF
4
↑ + 2H

2
O
21
Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H
2
SO
4
đặc và bột CaF
2
. Làm
tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF
2
vào chổ cần khắc,sau đó cho thêm H
2
SO
4
đặc
vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn
mòn ở những nơi cạo sáp.
CaF
2
+ 2H
2
SO
4
→ CaSO
4
+ 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)
Sau đó SiO
2

+ 4HF → SiF
4
↑ + 2H
2
O
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất thực tế khi mà nghề khắc thủy tinh đang phát triển
ở nước ta. Sau bài học học sinh không những biết được phương pháp khắc thủy tinh mà
còn có thể giải thích được vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi gợi
niềm đam mê học tập, học sinh có thể tự làm thí nghiệm này trong tiết thực hành. Giáo
viên có thể nêu vấn đề trên để dẫn dắt vào bài giảng “Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11 CB).
*Ví dụ 25: Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi
?
Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm làm cho cơm đở
mùi khê.
Áp dụng: Đây là mẹo vặt thường được dùng khi không may cơm bị khê. Giáo viên
có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần tính chất vật lí hoặc trong phần nêu ứng dụng của
cacbon trong bài “Cacbon”( tiết 23 lớp 11-CB).
*Ví dụ 26: Tại sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg,
… bằng khí CO
2
Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO
2
. Thí
dụ :
2Mg + CO
2
→ 2MgO + C
22
Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:
C + O

2
→ CO
2
Áp dụng: Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta thường dùng khí CO
2
.
Tuy nhiên một số đám cháy có các kim loại mạnh thì CO
2
không những không dập tắt
mà làm cho lửa cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng. Đây là phần nội dung mà giáo viên
cần cung cấp cho học sinh biết khi đề cập đến khả năng không duy trì sự cháy của khí
CO
2
ở phần “Cacbon đioxit” (Tiết 24 lớp 11CB) biết được để vận dụng trong cuộc sống.
*Ví dụ 27: Vì sao trong một ngày hoa phù dung có thể đổi màu tới 3 lần ?
Hoa phù dung đổi màu 3 lần trong ngày. Buổi sáng màu trắng, buổi trưa màu phớt
hồng, buổi chiều màu hồng đậm hơn. Loài hoa, trước sau chỉ biến đổi thay nhau giữa các
màu trắng, hồng, vàng, da cam, đỏ. Đó là sự thay đổi của chất caroten có trong thực vật.
Caroten là một loại sắc tố thường thấy trong mọi đóa hoa. Trong sữa động vật,
trong chất béo cũng có sắc tố này nhưng nhiều hơn cả là trong của cà rốt ( chất màu vàng
da cam). Caroten là một hiđrocacbon có công thức phân tử C
40
H
56
.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. Giáo viên đưa vấn đề
này vào trong bài giảng “Tecpen” ( Tiết 57 lớp 11NC) để giới thiệu cho học sinh biết
thêm về nguồn tecpen thiên nhiên nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
*Ví dụ 28: Ca dao Việt Nam có câu:
“Lúa chim lấp ló ngoài bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
23
Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm
theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ?
Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp( tia lửa điện)
thì:
2N
2
+ O
2
→ 2NO Sau đó: 2NO + O
2
→ 2NO
2
Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO
2
+ O
2
+ H
2
O → 4HNO
3
HNO
3
→ H
+
+ NO
3
-
(Đạm)

Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được
cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn rất thường gặp trong đời
sống. Đây quả là một kinh nghiệm được ông cha ta rút ra qua những tháng năm canh tác
nông nghiệp. Học sinh cũng dễ dàng quan sát để kiểm nghiệm và giải thích được một
cách khoa học về vấn đề trên. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi trình bày phần chu
trình của nitơ trong tự nhiên ở bài giảng “Axit HNO
3
” (Tiết 14-15) hoặc đề cập trong bài
“Phân đạm” (Tiết 18 lớp 11 CB).
*Ví dụ 29: “Hiệu ứng nhà kính” là gì ?
Khí cacbonic CO
2
trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại ( tức
là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến
100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ
mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO
2
hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm
cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO
2
trong
khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4
o
C.
24
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO
2
ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh
của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái

Đất ấm lên bởi khí CO
2
được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có ảnh
hưởng mang tính toàn cầu. Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác
hại của hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể đặt
vấn đề này khi dạy phần Cacbon đioxit (Tiết 24 lớp 11-CB).
*Ví dụ 30: Formaldehyde được sử dụng trong việc bảo quản thực vật như thế nào?
Tác hại của nó đối với sức khỏe con người.
Formaldehyde bị thế giới và VN nghiêm cấm trong bảo quản thực vật. Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) đã đưa formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe
người. Ở liều lượng cao, nó có thể gây đột tử. Với hàm lượng thấp, formaldehyde tích tụ
trong cơ thể sẽ gây tác hại cho da và hệ thống hô hấp, gây bệnh về bạch cầu, ung thư
phổi.
Mới đây, các phóng viên Trung Quốc đã phản ánh việc nhiều thương lái Trung
Quốc thường xuyên phun dung dịch formaldehyde vào rau quả nhằm giữ cho rau tươi
trên hành trình đổ buôn đến các chợ xa. Hành động này được tiến hành ít nhất trong ba
năm lại đây.
Sản phẩm được phát hiện phun nhiều formaldehyde là cải thảo - loại sản phẩm được nhập
khẩu và tiêu thụ khá nhiều tại thị trường Việt Nam.
Áp dụng: Vấn đề này có thể nêu trong bài “Andehit-Xeton” (tiết 65-66 lớp 11-
THPT).
2.5. KIỂM NGHIỆM
25

×