Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.91 KB, 18 trang )

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY HÓA
HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I.SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GDBVMT TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC Ở
THPT
1.Ô nhiễm môi trường là gì?
ÔNMT là làm thay đổi tính chất của MT, vi phạm tiêu chuẩn MT, làm thay đổi
trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí, hóa học, sinh học… của bất kì
thành phần nào trong MT. Chất gây ô nhiễm chính là nhân tố làm cho MT trở
nên độc hại hoặc có tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con
người và sinh vật trong MT đó.
2.Tại sao cần tích hợp GDBVMT vào trong giảng dạy Hóa học ở trường
THPT?
MT hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những
yếu tố mang tính chẩt tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động thực vật.
Tình trạng môi trường thay đổi và bị ÔN đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc
gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ MT bị ÔN nặng như bây giờ, ÔNMT
đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu. Chính vì vậy việc GDBVMT nói chung,
bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết,
cấp bách và bắt buộc
(1)
khi giảng dạy trong trường Phổ thông, đặc biệt với bộ
môn Hóa học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp cho HS những
kiến thức cơ bản về MT, sự ÔNMT… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ
tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản
xuất, góp phần hình thành ở HS ý thức và đạo đức mới đối với MT, có thái độ
và hành động đúng đắn để BVMT. Vì vậy, GDBVMT cho học sinh là việc làm
có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất.
II.PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GDBVMT VÀO BỘ MÔN HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG THPT
1.Xác định hệ thống kiến thức GDBVMT trong môn Hóa học.
Hệ thống kiến thức GDMT ở trường PTTH ở nước ta hiện nay tập trung chủ


yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường nhiều như Hóa học, sinh
học, địa lí, kĩ thuật nông nghiệp, công nghiệp, vệ sinh học đường, đạo đức…
Nội dung kiến thức GDMT trong bộ môn Hóa học
- Phần đại cương: cung cấp cho HS một số kiến thức, các khái niệm, các quá
tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của môi trường: môi
trường là gì, chức năng của MT, bản chất hóa học trong sinh thái, hệ sinh thái,
quan hệ giữa con người và MT, ÔNMT…
- Phần nội dung ÔNMT: phân tích bản chất hóa học của sự ÔNMT, bản chất
hóa học của hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, khói mù quang học, mưa
axit, hiệu ứng hóa sinh của NO
x
, H
2
S, SO
x
…, các kim loại nặng và một số độc
tố khác, tác động của chúng tới MT…
- Một số nội dung về: đô thị hóa và MT, một số vấn đề toàn cầu (trái đất nóng
lên, suy giảm tầng ozon, Elnino, LaNina..) suy giảm sự đa dạng sinh học, dân
số - MT và sự phát triển bền vững, các biện pháp bảo vệ MT, luật BVMT, chủ
trương chính sách của Đảng - nhà nước về BVMT…
2.Phương thức tích hợp
GDBVMT là GD tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về MT cho HS thông
qua môn hóa học sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp học. Việc đưa
kiến thức GDBVMT vào hóa học thuận lợi và hiệu quả nhất là hình thức tích
hợp và Lồg ghép.
a.Tích hợp
Tích hợp là cách kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến
thức BVMT một cách hài hòa, thống nhất. Ví dụ khi giảng về bài “Lưu huỳnh,
khí H

2
S, một số oxit của lưu huỳnh”, song song với việc giảng dạy về các kiến
thức về tính chất lí hóa, phương pháp điều chế…, GV cần phải biết khai thác
các kiến thức có liên quan đến MT như việc gây ÔNMT khí quyển. Có thể cung
cấp cho HS một số thông tin như: người ta ước tính các chẩt hữu cơ trên Trái
đất sinh ra khoảng 31 triệu tấn H
2
S, mà sự oxi hóa tiếp theo sinh ra SO
2
. Các
hoạt động gây ÔNMT không khí bởi SO
2
vẫn giữ vị trí hàng đầu. Qua đó có thể
nêu các biện pháp xử lí đơn giản đối với không khí bị ô nhiễm chứa lưu huỳnh.
Hoặc khi dạy bài “phân bón hóa học” GV nên hình thành cho HS ý thức
BVMT thông qua nội dung bài, cần phân tích cho HS việc sử dụng không hợp lí
phân bón, quá liều lượng có thể gây ÔN đất, nguồn nước, gây nhiễm độc cho
nông sản, thực phẩm, người và gia súc… Với sự kết hợp hài hòa, hợp lí giữa
nội dung bài dạy và GDBVMT bài giảng sẽ trở nên sinh động hơn, gây ấn
tượng và hứng thú cho việc học của HS.
b.Lồg ghép
Lồg ghép thể hiện là việc lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể
đưa vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung GDBVMT. Ví
dụ, khi giảng bài “ Tính chất hóa học chung của kim loại” GV có thể nêu thêm
phần tác hại của một số kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As… với cơ thể con người.
Qua đó nêu một số phương pháp phòng ngừa và xử lí kịp thời khi bị nhiễm kim
loại nặng.
Hình thức Lồg ghép có 3 mức độ: Lồg ghép toàn phần, Lồg ghép một hoặc
nhiều bộ phận, Lồg ghép liên hệ mở rộng bài học. Tùy thuộc điều kiện, mục
tiêu bài học, cấu trúc nội dung bài học để có thể lựa chọn hình thức lồg ghép

phù hợp để đem lại hiệu quả GD cao nhất.
3.Phương pháp GDBVMT qua môn Hóa học ở trường THPT
Yêu cầu cơ bản khi tiến hành GDBVMT cho HS: “GDMT phải bao quát các
mặt khác nhau của môi trường: tự nhiên và nhân tạo, công nghệ, xã hội, kinh
tế, văn hóa và thầm mĩ. Giáo dục môi trường phải nêu rõ mối quan hệ giữa các
vấn đề MT địa phương, quốc gia và toàn cầu cũng như các tương quan giữa
hành động hôm nay và hậu quả ngày mai” (Dự án GDMT của UNESCO,
1998).
Mục tiêu GDBVMT cho HS: trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về hóa
học phổ thông, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Cung cấp những kĩ
năng cơ bản về BVMT, biết cách ứng xử tích cực đối với những vấn đề cụ thể
của MT. Xây dựng cho HS những kiến thức cơ bản về MT để mỗi HS trở thành
một tuyên truyền viên tích cực trong Gia đình, nhà trường và địa phương.
-----------------
(1) 17/10/2001, thủ tướng chính phủ đã ban hành QĐ 1363/QĐ/TTg phê duyệt
đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc gia” của Bộ GD
– ĐT.
a.Phương pháp GDBVMT qua giờ học trên lớp và trong phòng thí nghiệm
Kiến thức về GDMT được tích hợp và lồg ghép vào nội dung bài học theo 3
mức độ: toàn phần, bộ phận, hoặc liên hệ. Tùy từng điều kiện có thể sử dụng
một số phương pháp sau:
Ø- PP giảng dạy dùng lời (minh họa, giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu)
Ø- PP thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề
Ø- PP sử dụng các thí nghiệm, các tài liệu trực quan trong giờ dạy
Ø- PP khai thác các kiến thức về GDBVMT từ những bài thực hành thí nghiệm
trong phòng thí nghiệm
b.Phương pháp GDBVMT thông qua hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa.
Trong nhà trường PT, hoạt động ngoại khóa để GD MT là hình thức rất có
hiệu quả, phù hợp với tâm lí HS, sự GD của GV và sự tiếp nhận của HS rất nhẹ
nhàng và sâu sắc.

Ø- Phương pháp hành động cụ thể trong các hoạt động theo từng chủ đề được
tổ chức trong trường hay ở địa phương. Thông qua tình hình thực tế, giúp HS
hiểu biết được tình hình MT của địa phương, về tác động của con người đến
MT. Từ đó GD cho HS đạo đức MT và ý thức BVMT.
Ø- Phương pháp hợp tác và liên kết giữa nhà trường và cộng đồng địa phương
trong các hoạt động về GDBVMT.
Ø- Thông qua hoạt động ngoại khóa cung cấp cho HS một số kĩ năng và
phương pháp tích cực tham gia vào mạng lưới GDMT.
Nội dung GDBVMT trong chương trình ngoại khóa có thể thông qua một số
hình thức sau:
Ø- Câu lạc bộ: câu lạc bộ MT sinh hoạt theo các chủ đề về ăn, uống, sử dụng
các năng lượng, rác thải, bệnh tật học đường…
Ø- Hoạt động tham quan theo chủ đề: tham quan danh lam thắng cảnh, nhà
máy, nơi xử lí rác thải, các loại tài nguyên.
Ø- Tổ chức xem phim, băng hình, tranh ảnh về các đề tài BVMT, các cuộc thi
tìm hiểu về MT và ÔNMT.
Ø- Hoạt động trồng xanh hóa học đường: nhân các dịp lễ, Tết, 26/3…, ngày
MT thế giới 5/6
Ø- Hoạt động Đoàn – Đội về BVMT: tổ chức các chiến dịch tuyên truyền ở nhà
trường và địa phương.
III.MỘT SỐ ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GDBVMT TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA
HỌC THPT
IV.MỘT SỐ NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.Ô nhiễm không khí, sự suy giảm tầng ozon
Khí quyển của chúng ta được chia thành nhiều tầng, trong đó có tầng ozon
(cách mặt đất khoảng 25 km). Ozon (Ozone theo tiếng Hy Lạp nghĩa là “tỏa
mùi”), được Friederich Schoben người Thụy Sỹ phát hiện năm 1840 và năm
1858 đã được Houzeau người Pháp xác định là thành phần quan trọng của khí
quyển.
Ozon do 3 nguyên tử oxi kết hợp với nhau, chúng được hình thành dưới tác

dụng của bức xạ mặt trời, sấm sét… Độ dày mỏng của tầng ozon ở mỗi nơi là
không giống nhau. Tầng ozon có tác dụng quan trọng trong việc ngăn cản các
tia cực tím nguy hiểm từ mặt trời chiếu xuống trái đất.
Hiện nay, tầng ozon đã bị báo động là đang “thủng” nghiêm trọng. Hiện
tượng này được giải thích có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân
là do các khí thải công nghiệp như CFC, NO
2
… Những dữ liệu năm 1994 của
UNEP-WMO (tổ chức môi trường thế giới) đã chứng minh rằng các hợp chất
hữu cơ có chứa clo và brom khi đi vào tầng bình lưu đã giải phóng nguyên tử
clo và brom, đưa chúng về chu kỳ xúc tác phá hoại ozon. Axit clohdric do núi
lửa phun ra không hòa tan được trong nước khí quyển và không bị nước mưa
quét sạch trước khi đi vào tầng bình lưu. Năm 1979 người ta mới phát hiện ra
tầng ozon đang bị bào mòn và cho đến nay đã bị thủng ở rất nhiều nơi. Theo
ước tính, khi tầng ozon giảm 10% thì lượng tia cực tím tăng lên khoảng 13%.
Và cứ giảm 11% ozon thì sẽ làm tăng 2% trường hợp ung thư da.
Một số tác nhân gây thủng tầng ozon:
Các chất clofloucacbon (CFC) có tác dụng làm phồng các tấm cách nhiệt
(cách âm) và dung môi trong công nghiệp điện tử, cơ khí, chất làm lạnh trong
tủ lạnh, chất đẩy trong các bình xịt tóc…là một trong số những tác nhân nguy
hiểm nhất với tầng ozon. Loại hay dùng nhất là Freon, có thời gian tôn tại rất
lâu dài, từ 50-400 năm tùy loại. Chúng bay lên không trung tận tầng cao nhất
của khí quyển, gặp các tia cực tím và bị vỡ ra làm clo được giải phóng. Mỗi
nguyên tử clo phá hủy một phân tử ozon và để tạo thành một phân tử ClO, oxit
này lại phản ứng với một oxi nguyên tử để tái tạo clo nguyên tử, sau đó,
tiếp tục đi phá hủy một phân tử ozon khác. Một nguyên tử clo có thể phá hủy
khoảng 100 nghìn phân tử ozon trước khi bị phản ứng trở lại thành dạng ổn
định gọi là “bình chứa”.
Cơ chế của sự phá hủy tầng ozon:
Rất may, hiện nay, chất CFC đã bị cấm sử dụng. Nhưng không phải vì thế mà

tầng ozon không tiếp tục bị thủng, lượng tàn dư của nó trong khí quyển vẫn
còn, thêm vào đó các oxit của nitơ và lưu huỳnh cũng có tác hại tàn phá tương
tự.
Một số nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí:
- Nguồn ô nhiễm công nghiệp: các chất độc hại trong khí thải công nghiệp như
CO
x
, NO
x
, SO
2
… và tro bụi. Các nhà máy sản xuất thủy tinh thải ra một lượng
lớn bụi HF, SO
2
. Các nhà máy gạch, nung vôi thải ra đáng kể một lượng bụi
CO
x
, NO
x
. Công nghiệp luyện kim, cơ khí thải ra một lượng đáng kể bụi khói
kim loại và nhiều chất độc hại.
- Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải: Các chất khí độc hại do động cơ đốt
trong thải ra, hơi Chì, làm ô nhiễm không khí, hành lang hai bên của tuyến
giao thông. Một phần không nhỏ bụi bị cuốn theo sự chuyển động của các
phương tiện giao thông và vận tải hàng không, đặc biệt là các máy bay siêu âm
ở độ cao lớn thải ra một lượng lớn NO
x
có hại cho tầng Ozon.
- Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt: khí thải ra do nguồn này chỉ chiếm
một phần rất nhỏ, đa phần là các khí CO

x
. Hàm lượng tuy nhỏ, nhưng chúng
phân bổ dày và cục bộ trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình cho nên có ảnh
hưởng trực tiếp đến con người.
- Các hạt bụi và sol khí là đối tượng chính chứa các kim loại nặng trong khí
quyển, là nguồn gốc tạo nên hiện tượng “khói mù quang học”, cản trở ánh
sáng và phản xạ ánh sáng mặt trời.
- Hậu quả của việc thủng tầng ozon tới khí hậu: giảm thời gian có nắng, đồng
nghĩa với việc thời gian mưa sẽ tăng lên. Đất đai không có vôi, tăng nồng độ
axit dẫn đến cằn cỗi.
- Hậu quả trực tiếp với con người: tăng rối lọan tim mạch, hô hấp, các bệnh
phổi, hen, ung thư phổi, các bệnh ung thư da và các bệnh da liễu…
Với các công trình nghệ thuật lịch sử: đá bị ăn mòn, mặt ngoài công trình bị
cáu bẩn, các bộ phận kim loại gỉ sét nhanh chóng…
2.Ô nhiễm nguồn nước
Nước là nguồn sống của con người và mọi loại sinh vật, nó rất cần thiết cho
rất nhiều ngành công nghiệp, sinh hoạt và nông nghiệp… Tuy nhiên hiện nay,
nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước trong đó có một số nguyên
nhân sau:
a.Ô nhiễm hóa học: do các chất thải công nghiệp chưa được xử lí, bao gồm
chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ. Nhiều chất chỉ cần với hàm lượng 1mg/lit
cũng đủ để giết chết các động vật (như cromat, xianua…),cũng có thể là
hydrocacbua, các chất tẩy rửa. Chất bẩn từ quần áo, chất thải từ phân người
có khoảng 4,9g Phốtpho/ngày. Hậu quả là nếu thải vào nguồn nước sẽ làm
tăng nhanh các sinh vật nổi và thủ tiêu dần các một số động vật khác dưới
nước.
b.Ô nhiễm hữu cơ: do nước thải ở các hệ thống thoát nước đô thị, các lò sát
sinh, trại chăn nuôi, nhà máy thực phẩm, nhà máy giấy… Lượng chất hữu cơ
này trong nước đã tiêu thụ một phần không nhỏ lượng oxi hòa tan trong nước

và hệ quả là làm chết các động - thực vật nước.
c.Ô nhiễm nhiệt học: các chất hữu cơ của nhà máy nhiệt điện và điện nguyên
tử đã là tăng nhiệt độ của nước. Nước nóng sẽ làm tỷ lệ oxi hòa tan trong nước

×