Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN CỦA TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.46 KB, 18 trang )

1

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: Triết lý phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội – Ý
nghĩa với Việt Nam hiện nay.

Họ và tên : Trần Thị Quỳnh
Mã sinh viên: CQ523041
Lớp chuyên ngành : Marketing B



2

MỞ ĐẦU

Từ khi thực dân Pháp xâm lược (1858) và đặt ách thống trị ở
nước ta cho đến đầu thế kỷ XX, các ngọn cờ cứu nước theo hệ tư
tưởng phong kiến và tư sản đã liên tục dấy lên. Nhân dân ta đã chiến
đấu rất quyết liệt và anh dũng, song tất cả đã bị đàn áp đẫm máu và
thất bại. Bởi lẽ lãnh đạo các cuộc kháng chiến là các sỹ phu, văn
thân mang nặng ý thức hệ phong kiến hoặc ảnh hưởng của hệ tư
tưởng tư sản, đường lối cứu nước không rõ ràng. Thực tiễn lịch sử
các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta đến đầu thế


kỷ XX đã chứng tỏ rằng, không thể giải quyết vấn đề dân tộc, giành
độc lập dân tộc dựa trên những quan điểm phong kiến, hay tư sản.
Lịch sử dân tộc đặt ra một đòi hỏi cần có một lực lượng lãnh đạo đất
nước với một con đường cứu nước mới, có khả năng tập hợp và phát
huy sức mạnh toàn dân tộc để đưa dân tộc ta đến độc lập tự do thực
sự.Trong điều kiện ấy, sự lựa chọn con đường cứu nước cứu dân
theo con đường cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh là duy nhất
đúng. Nó có cơ sở thực tiễn của cách mạng Việt Nam và cơ sở lý
luận về cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sự lựa chọn
này là bước ngoặt cực kỳ to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Lần đầu tiên sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc được nâng lên
trình độ một cuộc cách mạng xã hội, kết hợp trong bản thân tiến
trình cách mạng cả hai sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng
3

giai cấp để đi đến giải phóng con người. Điều đó tự nó tạo thành
định hướng xã hội chủ nghĩa một cách khách quan, cố kết tự nhiên
giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh tiếp thu
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã
hội, đã vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, đưa ra nhiều kiến
giải mới nhằm bổ sung vào lý luận Mác-Lênin, phù hợp với thực tế
Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân
tộc ta. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của Người là “Độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là xây dựng đất nước đi đôi với giữ
nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa”. Đây cũng là tư tưởng được Đảng ta dùng làm nền
tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động.












4

NỘI DUNG CHÍNH

1. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Năm 1858, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta, sau khi
hoàn thành việc xâm lược và thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ
đất nước Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác,
chúng cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng
lãi và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc,đã đẩy
nhân dân Việt Nam vào cảnh cùng cực. Chính quyền nhà Nguyễn
từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, lần
lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực
dân pháp trên toàn cõi Việt Nam. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với
giai cấp địa chủ, phong kiến và giữa nhân dân ta với đế quốc thực
dân Pháp ngày càng trở nên sâu sắc. Nhiều cuộc khởi nghĩa yêu
nước đã diễn ra phát huy chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống
Việt Nam. Trong giai đoạn này, phong trào dân tộc và dân chủ với
nhiều tổ chức yêu nước theo xu hướng mới ra đời. Cho đến cuối thế
kỉ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương”

do các sĩ phu văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng
phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.Các nhà nho
học tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh tổ chức và vận
5

động cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo mục tiêu và phương
pháp mới. Phan Bội Châu chủ trương tôn quân và bạo động, lập Duy
Tân Hội, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường để làm minh chủ. Trong tập "Tự
Phán", ông nêu tôn chỉ của Hội như sau: "Chuyên đánh đổ chính phủ
Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết quân chủ lập hiến quốc". Phan
Bội Châu còn đề xướng phong trào Đông Du, vận động người trong
nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận
kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà, đồng thời mua vũ
khí của Nhật để tiếp tay cho các cơ sở chống Pháp trong nước. Sự
thất bại của Đông Du là do ngay từ đầu Phan Bội Châu đã sai lầm về
đường lối đúng như nhận xét của Bác Hồ là: Cụ Phan muốn dựa vào
Nhật để đánh đuổi Pháp, như thế khác gì tiễn hổ cửa trước, rước beo
cửa sau. Và thực tế là chỉ sau một thời gian ngắn, khi thực dân Pháp
đánh hơi thấy và nhận ra tính chất nguy hiểm của phong trào này đã
ngay lập tức đàm phán với Nhật để chính phủ Nhật trục xuất các
sinh viên Việt Nam về nước. Chủ trương bạo động là đúng, nhưng
tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh đế quốc được).
Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ
trợ quốc tế chân chính. Phan Châu Trinh: Đánh đổ phong kiến, thực
hiện cải cách xã hội “Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập
Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục ). Phan Châu Trinh:
gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước
bằng phương Pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ
6


vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị
thuộc địa . Con đường cứu nước của Phan Chu Trinh chưa đúng đắn.
Ông không tán thành việc Phan Bội Châu dựa vào Nhật để chống
Pháp, nhưng bản thân ông lại đi theo đường lối dựa vào Pháp, yêu
cầu Pháp tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ
phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân
tộc- Đây là một điều "không tưởng" và thực tế đã chứng minh nó là
sách lược sai lầm. Ông không gặp thời. Lúc này Pháp rất mạnh, ta
không có gì để buộc Pháp phải thương lượng, thỏa hiệp với ta. Và
mãi tới ngày 19 tháng 6 năm 1919, ông cùng với Phan Văn Trường,
Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của
nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là
Nguyễn Ái Quốc, làm nổ ra "quả bom chính trị" chấn động tại nước
Pháp. Đó là dấu ấn cuối cùng của Phan Châu Trinh ở một phương
diện nào đó. Còn khởi nghĩa của người anh hùng Hoàng Hoa Thám
còn mang nặng “cốt cách phong kiến” chưa phải lối thoát rõ ràng
đúng đắn. Hàng loạt phong trào yêu nước nổ ra song đều thất bại.
Cuối thế kỷ XIX, đầu XX cách mạng nước ta bị khủng hoảng về
đường lối, tình hình đen tối như không có đường ra.Trong khi đó,
lịch sử thế giới giai đoạn này cũng có những biến chuyển to lớn, chủ
nghĩa độc quyền xác lập vị trí trên toàn thế giới, chủ nghĩa đế quốc
trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Cao trào cách
7

mạng thế giới với đỉnh cao là cách mạng Tháng Mười Nga đã làm
“thức tỉnh các dân tộc châu Á”.
Trên con đường cứu nước cứu dân, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở
chủ nghĩa Mác-Lênin con đường mới của cách mạng Việt Nam.
Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con

đường “độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội”. Độc lập
dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ tận gốc cơ sở áp bức
dân tộc và áp bức giai cấp. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, yêu nước
truyền thống đã phát triển thành yêu nước trên lập trường của giai
cấp vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con
đường: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí
Minh khác cơ bản với con đường giải phóng dân tộc của những
người đi trước như phong trào Cần Vương của Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đều dựa trên hệ tư tưởng phong kiến
hoặc tư sảnâ (những hệ tư tưởng này đã lỗi thời, lạc hậu) không gắn
với tiến bộ xã hội nên đã thất bại. Chủ nghĩa tư bản là do giai cấp tư
bản lập nên, nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, bóc lột
người dân lao động. Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là mang tính nhân
đạo triệt để, toàn diện, vì nó nói đến giải phóng dân tộc, giai cấp,
giải phóng con người khỏi vòng xiềng xích, đem lại tự do cho con
mỗi dân tộc.Con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh phản
ánh đúng yêu cầu tất yếu của cách mạng và dựa trên chủ nghĩa Mác-
8

Lênin, gắn liền với tiến bộ xã hội nên nó là con đường duy nhất
đúng đắn và tất yếu là giành được thắng lợi.
2. Mối quan hệ biện chứng của “độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội”.
a. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội
dung cốt lõi, luận điểm trung tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ
Chí Minh. Tìm ra con đường cách mạng Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội “con đường cách mạng vô sản”, Hồ Chí Minh
cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận thức được vai trò lịch sử của

giai cấp công nhân Việt Nam mà đội tiên phong của nó là Đảng
Cộng sản có sức mạnh lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng đó đến
thành công. Con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là lý tưởng cao đẹp nhất của thời đại nhằm giải phóng
dân tộc, xã hội và con người một cách triệt để. Con đường đó cực kỳ
khó khăn, gian khổ, phức tạp và lâu dài nhằm xây dựng một xã hội
phồn vinh, có kỷ cương, lối sống lành mạnh và văn hóa cao; có quan
hệ hữu nghị và bình đẳng với các quốc gia dân tộc trên thế giới. Hồ
Chí Minh kết luân: nhân dân Việt Nam không thể cứu nước, giải
phóng dân tộc bằng con đường cách mạng dân chủ tư sản; độc lập
dân tộc không thể gắn liền với con đường phát triển tư bản chủ
nghĩa.
9

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là một khát vọng
mang tính phổ biến. Nó bao hàm một nội dung rất rộng: đó là độc
lập thật sự, độc lập hoàn toàn, độc lập dân tộc gắn liền với thống
nhất Tổ quốc; gắn liền với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc cho
nhân dân. Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, nền độc lập dân tộc bị
mất, nhân dân bị đè nén, thống trị của ngoại bang. Xuất phát từ hoàn
cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh
thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật, cấp bách cần giải quyết là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược cùng
bọn tay sai bán nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc,
xác định mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta
là giành lại độc lập cho dân tộc, trong khi không quên nhiệm vụ dân
chủ nhân dân, song khi thực hiện nhiệm vụ này trước hết phải nhằm
phục vụ nhiệm vụ dân tộc. Có thể khẳng định rằng, Đảng Cộng sản
lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là nhân tố quyết định
nhất đảm bảo cho cách mạng tiến hành triệt để, phát triển lên cách

mạng chủ nghĩa xã hội; nhưng trước hết phải giành lại được độc lập
dân tộc. Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, đồng thời là tiền đề tất yếu để cuộc cách mạng
này phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
b. Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
10

Chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Phương hướng phát triển này không
những làm cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được tiến
hành triệt để, thể hiện ở mục tiêu giành lại độc lập hoàn toàn, thực
sự cho dân tộc, mà còn đảm bảo cho nền độc lập dân tộc đó được
giữ vững và ngày càng củng cố thêm; có những điều kiện, tiền đề để
cách mạng phát triển lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa; xây dựng cuộc
sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, làm cho độc lập dân tộc thực
sự có ý nghĩa, có giá trị.
Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
+ Về kinh tế: từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, thực hiện quản lý dân chủ và phân phối theo lao
động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.
+ Về chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ dựa trên
nền tảng liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức, xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Về văn hóa xã hội: thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Về đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp

tác và làm bạn với tất cả các nước.
11

3. Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
a. Độc lập dân tộc là điều kiện, tiền đề để xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu
lịch sử là sự lựa chọn duy nhất đúng mà Bác Hồ, Đảng ta, nhân dân
ta đã lựa chọn. trải qua các thăng trầm của lịch sử, những biến động
của thời cuộc, những chao đảo ngả nghiêng của các quốc gia Đông
Âu, tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh tiếp
nhận từ chủ nghĩa yêu nước chân chính với thế giới quan cách mạng
của chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm nên nền tảng tư tưởng của Đảng ta
trong 70 năm đấu tranh cách mạng và đổi mới đất nước hôm nay.
Vấn đề giải phóng dân tộc phải được giải quyết bằng cách mạng vô
sản gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. chỉ có chủ nghĩa xã hội
mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc, mới có thể đem
lại tự do hạnh phúc thực sự cho mọi người, cho tất cả các dân tộc và
toàn thể loài người trên trái đất. Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản mới có thể xóa bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và
thống trị của chủ nghĩa tư bản, mới thực hiện sự giải phóng hoàn
toàn và triệt để đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động của
tất cả các dân tộc trên thế giới ra khỏi bất công, tiến tới tự do, dân
chủ công bằng và bình đẳng cho con người và loài người. Như vậy,
mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mối quan hệ
12

giữa hai giai đoạn, hai thời kỳ của cùng một quá trình cách mạng và
đồng thời cũng là mối quan hệ giữa hai loại mục đích: mục đích

trước mắt và mục đích lâu dài.
b. Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo đảm vững chắc độc lập.
Chủ nghĩa xã hội không chỉ bảo vệ vững chắc thành quả của
độc lập dân tộc, mà về cơ bản tạo nên sự phát triển mới về chất của
nó, hoàn toàn có cơ sở để nói rằng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là chân lý không thể bác bỏ. Không có độc lập dân tộc
không thể có chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là tiền đề, là điều
kiện tiên quyết và căn bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Không có chủ nghĩa xã hội không thể có độc lập dân tộc bền vững.
Chủ nghĩa xã hội là sự bảo đảm chắc chắn nhất, bền vững nhất cho
nền độc lập dân tộc.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong thực tiễn cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội xuất hiện vào năm 1920, khi Người gặp chủ nghĩa
Mác-Lênin, và nó được phát triển, thể hiện một cách cụ thể sinh
động trong thực tiễn cách mạng nước ta từ năm 1930.
* Thời kỳ 1930-1945:
Tư tưởng này thể hiện rõ nét trong văn kiện do Hồ Chí Minh
soạn thảo và được Hội nghị hợp Chánh cùng vắn tắt của Đảng xác
định: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
13

tới xã hội cộng sản. Chính nhờ đường lối đúng đắn và sáng tạo này,
cách mạng Tháng Tám đã thành công, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân Chủ cộng hòa- nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
* Thời kỳ 1945-1954:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội được thể hiện cụ thể ở đường lối “vừa kháng chiến vừa
kiến quốc”. Giai đoạn này, cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó

khăn, nhưng với tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Quân và dân ta đã
làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, càng chứng
tỏ đường lối đúng đắn của Đảng ta.
* Thời kỳ 1954 - 1969
Ở thời kỳ này độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua chủ trương: một Đảng
Cộng sản lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở
hai miền: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc, đưa
cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một sáng tạo lý luận của
Hồ Chí Minh.
Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh qua đời. Theo chỉ dẫn của
Người, nhân dân ta đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Với
chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh, mục tiêu của thời kỳ này
được hoàn thành vào ngày 30-4-1975
14

5. Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam
- Thứ nhất, trong suốt quá trình cách mạng, sự lãnh đạo của
Đảng phải được giữ vững, củng cố và tăng cường. Xuất phát từ quan
điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ khó khăn hơn đánh
đổ đế quốc, phong kiến, Hồ Chí Minh khẳng định trong thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết.
- Thứ hai, khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công
- nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng phải được củng cố và
mở rộng. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước và mỗi người
dân cần nêu cao trách nhiệm trong việc làm cho “rừng cây đại đoàn
kết ấy đã nở hoa kết trái và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn

dân, và nó có một cái tương lai 'trường xuân bất lão”.
- Thứ ba, sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa
bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới được giữ vững và phát triển.
Để làm được việc đó, ngay từ 1947, Hồ Chí Minh đã nêu cao chủ
trương: "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán
với một ai".
Ba nhân tố trên luôn được giữ vững và tăng cường, tác động qua
lại, liên quan chặt chẽ với nhau là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi
của mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: "Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên
cần ghi sâu vào lòng và phát huy thêm mãi".
15

6. Ý nghĩa của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
đối với Việt Nam hiện nay.
Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", nhân dân
ấm no, hạnh phúc… Mục tiêu đó không phải chỉ là vấn đề giai cấp
mà vừa là giai cấp, lại vừa là dân tộc. Nó chứng tỏ ở Việt Nam chỉ
có Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân mới là lực lượng đại biểu
chân chính cho lợi ích của dân tộc, mới xây dựng được mặt trận đại
đoàn kết dân tộc để thực hiện được mục tiêu trên. Những lệch lạc về
phía này hay phía khác đều là trái với tư tưởng Hồ Chí Minh.Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp dân tộc và
giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội là định hướng cho việc nhận thức và giải quyết
các vấn đề của dân tộc và của thời đại hiện nay.
Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ
và dứt khoát. Tại Đại hội IX của Đảng, khi tổng kết những bài học

chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo chính trị đã chỉ rõ bài học thứ
nhất là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh”. Sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là
hoàn toàn chính xác. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với Việt
Nam không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành
16

động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt
son của dân tộc Việt Nam ta. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã
hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; là cội nguồn
thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.
Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy
biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh
gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra
sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, thì hệ giá trị độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội hệ giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lý tưởng, là
quốc bảo phù hợp với xu thế thời đại; sẽ đưa nhân dân ta tiếp tục
giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Trước nguy cơ “diễn biến hòa bình” trước việc một số thế lực
lợi dụng vai trò giúp đỡ, viện trợ, đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền
để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, hiện nay, hơn lúc
nào hết, chúng ta cần quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh: mỗi một
người phải nhớ rằng có độc lập mới tự lập, có tự cường mới tự do.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là

quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ
17

người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân
tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Vận dụng tư
tưởng trên đây của Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”














18

KẾT LUẬN


Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau là con
đường tất yếu của dân tộc Việt Nam. Khẳng định tính tất yếu của nó
không có nghĩa là không cần đến điều kiện, không cần tạo ra những
điều kiện để tạo ra những điều tất yếu đó. Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội là tất yếu vì rằng, đó là quy luật phát triển của
xã hội Việt Nam, sớm hay muộn rồi xã hội Việt Nam sẽ tiến đến chủ
nghĩa xã hội, không ai có thể ngăn cản nổi. Điều này không những
đúng đối với Việt Nam mà còn đúng với thế giới. Những khúc vận
động quanh co của lịch sử, những thất bại là điều thường thấy trên
đường đi tới đích. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
tất yếu chỉ khi nó gắn với các điều kiện bảo đảm đó và nó nằm ngay
trong yếu tố chủ quan của chính sự hoạt động của hệ thống chính trị,
trong đó quan trọng nhất là phụ thuộc vào chính yếu tố chủ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, do
đó, trở thành yếu tố then chốt bảo đảm cho dân tộc Việt Nam phát
triển đúng hướng, đúng quy luật, bảo đảm và giữ vững ngọn cờ
chiến lược độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.


×