Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.68 KB, 29 trang )

Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học và công nghệ phát triển. Vì thế đòi hỏi mỗi
con người chúng ta cần phải luôn học tập để có một trình độ tư duy, năng lực, phẩm chất để
đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, để trở thành người phát triển toàn diện nhằm phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy vậy, tình hình giáo dục hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội.
Đặc biệt ở miền núi nói chung, ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH & THCS) Ba Điền
nói riêng. Đó là sự bất đồng ngôn ngữ, vì học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu
số ( Hrê), nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức các môn học. Chính vì thế
làm cho kiến thức các em bị gián đoạn, tạo những lỗ hổng kiến thức, thiếu tính hệ thống.
Muốn khắc phục được tình trạng trên, công việc cấp thiết và cấp bách của nhà trường, toàn
thể giáo viên, những người trực tiếp quản lí các em phải tìm ra được những nguyên nhân,
biện pháp nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp thu kiến thức của các em dễ dàng hơn.
Trong thời gian công tác tại trường TH & THCS Ba Điền tôi nhận thấy qua các năm việc
tiếp thu kiến thức của các em còn hạn chế. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn cấp
THCS, có những hiểu biết về phong tục, tập quán của địa phương, nghe, nói rất tốt tiếng
H’Rê, nhiều lần bản thân trực tiếp đến nhà các em để tìm hiểu, trao đổi, trò chuyện với các
em và gia đình bằng tiếng địa phương ( Hrê) và nhận thấy các em rất thích nói chuyện và tiếp
thu nội dung giao tiếp rất nhanh. Đồng thời trải qua nhiều năm chủ nhiệm lớp nên rất gần gũi
với các em, thường trò chuyện với các em và cũng nhận thấy việc trao đổi, trò chuyện với
các em bằng tiếng Hrê là hết sức cần thiết. Chính vì thế vấn đề mà tôi muốn đặt ra là: Tại sao
lại không tìm ra những phương pháp dạy học bằng hai thứ tiếng (song ngữ) để nâng cao
hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh người dân tộc thiểu số.
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

1
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
Để giải quyết vấn đề đặt ra, tôi đã quyết tâm đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu và học tiếng
Hrê, đã tìm được phương pháp dạy Song ngữ, nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao


hiệu quả dạy và học. Muốn đưa ra được những phương pháp phù hợp và thiết thực với từng
đối tượng học sinh và lựa chọn những phương pháp tác động sư phạm tối ưu đem lại kết quả
thiết thực nhằm góp phần vào sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước, thì người giáo viên
cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, học tiếng Hrê, tìm hiểu phong
tục tập quán của địa phương, thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với các em bằng hai thứ tiếng,
để tạo hứng thú giao tiếp và thêm gần gũi trong mối quan hệ thầy trò.
Từ những suy nghĩ và nhìn nhận tình hình trên, tôi đã quyết định tìm hiểu sâu hơn về sáng
kiến này để trước hết áp dụng cho trường TH & THCS Ba Điền.
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

2
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
CHƯƠNG II
CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí thuyết
Ba Tơ là môt trong sáu huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, gồm 19 xã – 01 Thị trấn.
Trong đó đồng bào H’rê chiếm đa số, định cư chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa. Nông
nghiệp là nguồn thu nhập chính của gia đình. Chính vì thế họ quan tâm chủ yếu đến ruộng
rẫy và công việc nên chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học. Vì vậy con em của họ
đến trường chỉ là “ phong trào ” , họ chưa bao giờ kiểm tra vở ghi chép cũng như việc tiếp
thu kiến thức của các em.
II. Cơ sở thực tiễn:
Qua 4 năm giảng dạy tại trường THCS Ba Vinh và 10 năm tại trường TH & THCS Ba Điền,
học sinh chủ yếu là con em đồng bào Hrê, là giáo viên dạy môn Ngữ văn tôi đã nhận thấy rất
rõ ở các em là ngại phát biểu ý kiến xây dựng bài, khi giáo viên gọi các em cũng không phát
biểu, thậm chí gọi đọc văn bản có em cũng không đọc…Giáo viên nhắc nhở, khuyến khích
rất nhiều nhưng cũng chỉ đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, công việc đó với kết quả đó, tôi
nghĩ rằng do chưa tìm được những nguyên nhân cơ bản và những phương pháp phù hợp
trong việc truyền thụ kiến thức cho các em.
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba


3
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
CHƯƠNG III
NHỮNG NGUYÊN NHÂN HỌC SINH CHẬM TIẾP THU KIẾN THỨC
Đối với huyện miền núi, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa như xã Ba Điền - nơi tôi
đang công tác - trường đóng gần trung tâm xã Ba Điền, gồm hai điểm trường Tiểu học và
Trung học cơ sở, cách Quốc lộ 24A 17km về phía Bắc, đoạn đường gồ ghề khó đi, mùa mưa
thì lầy lội Giáo viên chủ yếu ở xa, chưa có nhà ở cho giáo viên. Học sinh chủ yếu là con em
đồng bào dân tộc H’rê, nên tôi đã tìm hiểu được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học
sinh tiếp thu rất chậm kiến thức trên lớp như sau:
I. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN:
1. Nhìn chung về kinh tế địa phương còn khó khăn, đời sống của từng hộ gia đình vẫn
chưa hoàn toàn thoát khỏi thiếu thốn, không ít phụ huynh chưa hề kiểm tra vở ghi chép của
các em. ( có thể có một số phụ huynh không biết chữ) Vì thế các em càng không xác đinh
được tầm quan trọng của việc học.
2. Do nhu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao và việc học đòi bắt chước qua các thông
tin như phim ảnh, bị cuốn hút bởi thời trang kiểu tóc, áo quần nên nhu cầu phục vụ bản thân
ngày một phức tạp hơn. Nên các em không dành thời gian đầu tư học tập.
3. Vào những ngày mùa các em thường nghỉ học từ 2 -3 buổi / tuần để phụ giúp cha mẹ do
thiếu lao động hoặc lấy cớ để nghỉ học, nên việc tiếp thu kiến thức bị gián đoạn, ảnh hưởng
đến quá trình lĩnh hội kiến thức ở các bài học tiếp theo.
4. Một số gia đình còn nặng về phong tục tập quán thường xuyên cúng bái ( mỗi lần cúng
lớn thì cả gia đình không ra khỏi nhà khoảng 03 ngày) nên ảnh hưởng đến việc chuyên cần
của các em ( Kể cả thi học kì).
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

4
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn nghèo nàn, thiếu thốn nên chưa tạo

được sự hứng thú trong học tập của các em.
6. Nhà trường chưa có điều kiện để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và hoạt động
ngoại khóa để tăng sự hiểu biết và hứng thú học tập cho các em.
7. Điều quan trọng nhất là giáo viên giảng dạy hầu hết chưa hiểu rõ phong tục tập quán,
chưa giao tiếp được bằng tiếng địa phương, chưa có ý thức tự giác học tiếng Hrê, tìm hiểu
hoàn cảnh, tập quán, của từng gia đình học sinh nên không hiểu rõ tâm lí của các em.
II. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN:
1. Nguyên nhân cơ bản là do các em chưa ý thức được vai trò của việc học tập ( học biết
chữ là được rồi) nên không cần học nhiều. Các em nhìn thấy thực tế ở nhiều địa phương có
không ít những người đi học về rồi vẫn không tìm được việc làm. Đồng thời các em chưa
hình dung được học tập là điểm cốt yếu cho nghề nghiệp và cho tương lai. Vì thế các em đi
học do nhà trương, cha mẹ và địa phương bắt buộc.
2. Hầu hết các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số bất đồng ngôn ngữ vốn đã khó trong
giao tiếp ( giáo viên hầu hết không biết tiếng địa phương) lại càng khó khăn hơn trong việc
lĩnh hội kiến thức.
3. Một số giáo viên chưa thật sự nhiệt tình trong việc truyền thu kiến thức cho các em, dạy
“chay” là chủ yếu, khi có dự giờ hoặc các tiết đăng kí dạy tốt thì mới chuẩn bị đồ dùng dạy
học.
4. Không ít giáo viên sợ phải bồi dưỡng học sinh yếu trong hè nên không để học sinh bị
điểm yếu, kém. ( nâng điểm hoặc cho đề kiểm tra quá đơn giản…)
Qua những nguyên nhân trên, chúng ta thấy phần lớn học sinh chậm tiếp thu kiến thức ở
lớp do điều kiện kinh tế, do bản thân học yếu, lười biếng, do thiếu quan tâm của người đỡ
đầu mà chủ yếu là do bất đồng ngôn ngữ, giáo viên không giao tiếp được tiếng Hrê.
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

5
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
Chính vì vậy, muốn khắc phục tình trạng trên có hiệu quả, chúng ta cần phải tìm ra một số
giải pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với những nguyên nhân đã nêu.
CHƯƠNG IV

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TIẾP THU KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng không ít khó khăn, trở ngại. Vì tình trạng
trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vượt ra ngoài phạm vi giải quyết và khả năng
vốn có của giáo viên.
Chính vì thế, người làm nghề giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng cần phải quyết
tâm thực hiện tốt một số biện pháp sau:
1. Giáo viên phải kết hợp chặt chẽ với các bộ phận trong nhà trường, thường xuyên nhắc
nhở việc tự học của học sinh
2. Thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin về gia đình và học sinh
ở địa phương. Từ đó cung cấp cho phụ huynh thông tin về tình hình học tập của các em.
3. Giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm tình hình của từng học sinh và tạo điều kiện học
tập cho các em.
4. Trong quá trình giảng dạy và sinh hoạt thường xuyên giác ngộ ý thức học tập, tạo hứng
thú cho các em trong học tập và sinh hoạt khác
5. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong
học tập cũng như trong sinh hoạt khác
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

6
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
6. Tổ chức học tập “ Đôi bạn cùng tiến” giữa em yếu kém với em khá hơn. ( ở lớp cũng
như ở nhà)
7. Thường xuyên kiểm tra vở học sinh để phát hiện học sinh nghỉ học, không ghi bài,
không làm bài tập và có biện pháp khắc phục kịp thời.
8. Một bộ phận rất quan trọng trong nhà trường là Tổng phụ trách. Trong những buổi sinh
hoạt cần xây dựng nội dung phong phú. Phối hợp chặt chẽ với phụ trách chi, sao trong các
buổi sinh hoạt tập thể.
9. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: Đố vui để học; Giao
lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, các hoạt động vui chơi, trò chuyện bằng tiếng

Kinh và tiếng Hrê.
10. Giáo viên giảng dạy thường xuyên cho các em đọc, điều chỉnh cách phát âm để các em
giảm đi sự mặc cảm trong giao tiếp.
11. Tất cả giáo viên giảng dạy cần phải tự học và giao tiếp được tiếng Hrê với học sinh
trong các hoạt động.
12. Trong giáo án và khi lên lớp giảng dạy cần lồng ghép hai thứ tiếng vào những trường
hợp cần thiết.
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

7
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
CHƯƠNG V
BÀI SOẠN MINH HỌA
MÔN NGỮ VĂN 6
Tiếng Việt - Tiết 91
NHÂN HÓA
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm
- Nắm được khái niệm nhân hoá.
- Các kiểu nhân hoá.
2. Kỹ năng :
- Phân tích giá trị biểu cảm của nhân hoá.
- Sử dụng nhân hoá đúng lúc, đúng chỗ trong nói và viết
3. Thái độ: Tích cực tự giác.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Bài soạn, bảng phụ. - Một số từ ngữ dịch sang tiếng H'RÊ
2. Trò: Bài học, vở bài tập.
C. Phương pháp:
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba


8
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
- Quy nạp, phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, làm bài tập.
- Lồng ghép hai thứ tiếng ( song ngữ) vào các nội dung cần thiết.
D. Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định lớp: - Kiểm tra sỹ số:
II. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra trong quá trình giảng bài mới)
III. Giảng bài mới:
1) Dẫn vào bài:
(?) Các em đã được xem những bộ phim hoạt hình nào mà trong đó các con vật đều có suy
nghĩ, hành động như con người ?
HS: "Thỏ và Rùa"; "Hãy đợi đấy"; "Tom và Jely" GV: Dẫn dắt vào bài…
2) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
bằng tiếng PHỔ THÔNG
Hoạt động của thầy và trò
bằng tiếng HRÊ ( phiên âm
theo tiếng Việt)
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Hướng dẫn HS
tìm hiểu khái niệm nhân
hóa:
GV: Gọi học sinh đọc ngữ
liệu trong SGK – 56.
(?) Kể tên các sự vật được nói
đến trong đoạn thơ trên?
(?) Các sự vật ấy được gán
cho hành động gì, của ai?
(?) Những từ này thuộc từ
loại gì?

(?) Cách gọi tên các sự vật có
gì khác nhau?
- Đọc ngữ liệu
- trời, cây mía, kiến
- Hoạt động của người (chuẩn
bị chiến đấu): Mặc áo giáp,
ra trận, múa gươm, hành
quân.
- Động từ.
- Gọi trời bằng ông → loại từ
gọi người
- Cây mía, kiến → gọi tên
bình thường
-HS:…
? Ông trời mặc áo giáp, Mía
múa gươm, Kiến hành quân,
I. Nhân hoá là gì?
1. Tìm hiểu BT SGK
- Sự vật: trời, cây mía, kiến.
- Hành động: mặc áo giáp,
ra trận, múa gươm, hành
quân.
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

9
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
(?) Vậy em hiểu thế nào là
phép nhân hoá?
(?) Nhân hoá là từ thuần Việt
hay Hán Việt? Hãy giải nghĩa

từ "nhân hoá"?
GV: Cho HS làm BT
nhanh:
Xác định các sự vật đã được
gán cho những hành động của
con người trong các câu thơ
sau:
- Con đỉa vắt qua mô đất
chết,
Và người ngửa mặt ngóng
trời cao.
- Núi cao bởi có đất bồi,
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở
đâu?
- Đường nở ngực. Những
hàng dương liễu nhỏ,
Đã lên xanh như tóc tuổi
mười lăm.
GV: Yêu cầu học sinh so
sánh 2 cách diễn đạt:
- Ông trời mặc áo giáp đen
với Bầu trời đầy mây đen.
- Muôn nghìn cây mía múa
gươm với Muôn nghìn cây
mía ngả nghiêng, lá bay phấp
phới.
- Kiến hành quân đầy đường
với Kiến bò đầy đường.
(?) Cách diễn đạt nào hay
hơn, hay như thế nào?

tiếng Hrê gọi là gì ?
Cho HS đọc bằng tiếng H'rê .
GV chốt và nêu câu hỏi
- Từ Hán Việt
- Nhân: người.
- Hoá: biến hoá, hoá thành.
( Tiếng Hrê)
- Mô đất ( Tiếng Hrê)chết
- Núi chê ( Tiếng Hrê), núi
ngồi
- Đường nở ngực
- Cách diễn đạt dùng phép
nhân hoá hay hơn.
- Làm cho sự vật sinh động,
gần gũi với con người, biểu
thị suy nghĩ, tình cảm của
con người.
→ Dùng từ gọi, tả người để
gọi, tả sự vật → phép nhân
hoá
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

10
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
(?) Vậy thế nào là phép nhân
hoá, tác dụng của phép nhân
hoá?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 1
SGK – 57.
→ Lấy thêm ví dụ về phép

nhân hoá?
*HĐ2: Hướng dẫn HS tìm
hiểu các kiểu nhân hóa:
GV: Gọi HS đọc ngữ liệu
SGK – 57.
(?) Trong các câu trên ,
những sự vật nào được nhân
hoá?
(?) Các loại từ: lão, bác, cô,
cậu thường dùng để gọi ai?
(?) Các động từ: chống, xung
phong, giữ thường dùng để
chỉ hành động của ai? Còn ở
đây để chỉ hành động của cái
gì?
(?) Từ: ơi, hỡi, nhé, nhỉ
thường dùng để xưng hô ví
ai? Còn ở đây xưng hô với
con gì?
(?) Qua sự phân tích trên, the
em có mấy kiểu nhân hoá, đó
là những kiểu nhân hoá nào?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 2.
- Yêu cầu HS lấy thêm VD
cho mỗi kiểu nhân hoá.
- Học sinh trả lời theo nội
dung ghi nhớ.
- Học sinh đọc nội dung ghi
nhớ SGK – 57.
- Lấy ví dụ.

- Học sinh đọc
- Các sự vật được nhân hoá:
a. miệng, tai, mắt, chân, tay
b. tre
c. trâu
- Dùng để gọi người, ở đây
dùng để gọi vật.
- Dùng để chỉ hành động của
người, ở đây chỉ hành động
của sự vật.
- Dùng để xưng hô với người,
ở đây dùng để xưng hô với
con trâu.
- Học sinh trả lời theo nội
dung ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ SGK - 58.
- Học sinh lấy ví dụ lên bảng
hoặc trả lời trực tiếp.
- Lên bảng làm BT.
2. Ghi nhớ :
(SGK tr 57 )
II. Các kiểu nhân hoá:
1. Tìm hiểu BT SGK tr 57
- Các sư vật được nhân
hoá:
a. miệng, tai, mắt, chân, tay
b. tre
c. trâu
- >Có ba kiểu nhân hoá.
2.Kết luận: Ghi nhớ

(SGK tr 58 )
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

11
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
*HĐ 3 Hướng dẫn HS làm
BT.
- BT 1, 2, 3 gọi HS lên bảng.
? Ở địa phương em có khi
nào sử dùng từ ngữ như thế
không ? Lấy VD cụ thể.
- Thảo luận nhóm
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Các phép nhân hoá:
"Bến cảng lúc nào cũng
đông vui. Tàu mẹ, tàu con
đậu đầy mặt nước. Xe anh,
xe em tíu tít nhận hàng và
trở hàng ra. Tất cả đều bận
rộn".
2. Bài tập 2:
- BT 1 sử dụng phép nhân
hoá → sinh động và gợi
cảm hơn
3. Bài tập 3:
- Giống nhau: Đều tả cái
chổi rơm
- Khác nhau:
+ Cách 1: sử dụng phép

nhân hoá gọi chổi rơm là cô
bé, cô → Văn bản biểu cảm
+ Cách 2: không dùng phép
nhân hoá → Văn bản thuyết
minh
4. Bài tập 4:
(Học sinh về nhà làm)
IV. Củng cố:
Bài học hôm nay chúng ta gồm bao nhiêu đơn vị kiến thức? Đó là những đơn vị kiến
thức nào?
V. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị cho bài sau:
Xem lại toàn bộ nội dung bài học, học bài theo nội dung bài học và nội dung ghi nhớ
làm các bài tập còn lại vào vở.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài tiếp theo: "ẩn dụ".
- Giờ sau học phần TLV, bài "Phương pháp tả người
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

12
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
NGỮ VĂN 8
Tuần:6 - Tiết:23 – Tiếng Việt
TRỢ TỪ , THÁN TỪ

I. Mức độ cần đạt:
Giúp học sinh:
- Trình bày được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ; các loại thán từ.
- Biết được ác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.
- Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp.
- Biết vận dụng tiếng H’Rê làm cơ sở hiểu nghĩa của tiếng Việt.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm trợ từ, thán từ
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ
2. Kĩ năng
- Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết
A. Chuẩn bị:
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới theo hệ thống câu hỏi- bt
- GV: giáo án. Một số từ ngữ dịch sang tiếng H'RÊ
B. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp – qui nạp-tích hợp - luyện tập.
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

13
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
- Lồng ghép hai thứ tiếng vào các nội dung cần thiết.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là từ ngữ địa phương?
- Thế nào là biệt ngữ xh?
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xh ntn?
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài mới: (1’)
2.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
TG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung
10’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
tìm hiểu về trợ từ.
- GV: cho hs khái quát, so sánh 3
ví dụ sgk tr 69.

- Nghĩa các câu này có gì khác
nhau .
- Gv lấy ví dụ những tình huống
sử dụng các câu này
- Vì sao có sự khác nhau đó?
- Gv: có, những, ngay… là
những trợ từ
-Hs xem bt thảo luận
và trả lời:
(1): số lượng: ăn 2 bát
(2): ăn nhiều quá, ăn
quá mức bình thường
(3) ít không đạt mức
bình thường
? Ở địa phương em có
khi nào sử dùng từ
ngữ như thế không ?
Lấy VD cụ thể.
-Do các từ: có ,
những, biểu thị thái
độ nhấn mạnh, đánh
giá của người nói của
sự việc được nói đến
trong câu
I. Trợ từ
1.Tìm hiểu BTsgk
tr 69
- Từ có, những biểu
thị thái độ nhấn
mạnh, đánh giá của

người nói đối với sự
việc được nói đến
trong câu
- ví dụ: chính, ngay
"là những trợ từ
2.Kết luận ( ghi
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

14
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
- Vậy trợ từ là gì?
- Gv kết luận
- Hs trả lời
nhớ sgk tr 69)
10’ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
tìm hiểu khái niệm thán từ.
- Cho hs quan sát bt1
- Các từ: ạ ,vâng, trong các đoạn
trích biểu thị điều gì?
- Gv: A còn được dùng trong
trường hợp biểu thị sự vui mừng ,
sung sướng (A mẹ đã về !) Trong
2 trường hợp này điều khác nhau
về ngữ điệu .
- Gv: cho học sinh phát âm.
-GV: Sự đáp lại lời người khác tỏ
ý nghe theo nhưng là bạn bè cùng
trang lứa : ừ.
- Gv: cho hs xem bài tập trắc
nghiệm số 2 để hs tìm đặc tính

ngữ pháp của thán từ.
- Gv: giải thích thêm : thán từ có
khả năng đứng 1 mình tạo thành
câu như này, à, trong đoạn văn
của Nam Cao, thán từ cũng có
lúc làm thành phần biệt lập của
câu ( không có quan hệ ngữ pháp
với các phần khác) như
này ,vâng, trong đoạn văn của
NTT
- Gọi học sinh lấy ví dụ
- Gv nhận xét
- Thán từ là những từ có tác dụng
gì? Có đặc tính ngữ pháp gì? Có
những loại nào?
- Gv kết luận
- Hs quan sát ,thảo
luận
+ Này: tếng thốt ra để
gây sự chú ý của
người đố thoại .
+ A: tếng thốt ra biểu
thị sự tức giận khi
nhận ra điều gì không
tốt.
- Hs phát âm, hs nhận
xét về từ A
+ Vâng: đáp lại lời
người khác một cách
lễ phép, tỏ ý nghe

theo
- Hs xem và lựa chọn
- chọn a & d
- Hs cho ví dụ
- Hs phân tích
- Hs trả lời
GV gọi HS phát âm
các trợ từ, thán từ vùa
tìm được bằng tiếng
H’Rê.
II. Thán từ:
1. Tìm hiểu sgk tr
69
-Này: tếng thốt ra để
gây sự chú ý của
người đối thoại .
- A: tếng thốt ra
biểu thị sự tức giận
(vui mừng) " bộc
lộ cảm xúc.
+Vâng :đáp lại lời
người khác một
cách lễ phép tỏ ý
nghe theo
2.Kết luận: (sgk tr
70)
15’ Hoạt động 3: Hướng dẫn học
sinh làm bài tập
III. luyện tập
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba


15
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
- Tuỳ tg gv có thể cho hs làm bt
tại lớp và hướng dẫn bt về nhà
- Hs đọc & lựa chọn
đáp án đúng.
1. các câu có trợ từ
a,c,g,e
2. Giải thích nghĩa
của các trợ từ:
• Lấy: từ dùng nhấn mạnh mức tối thiểu , không yêu cầu hơn.
• Nguyên : chỉ có như thế, không có gì thêm , gì khác.
• Đến: từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao của một sự việc
• Cả: từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao hơn
• Cứ: từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định , không kể khách quan
như thế nào.
3. Chỉ ra các thán từ:
a) này, à c, vâng e.hỡi ơi.
b,ấy d) chao ôi
4. Nghĩa của các thán từ:
a)-haha: Từ gợi cảm tiếng cười to, tỏ ý thoải mái.
- Ái ái: Tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột.
b) Than ôi: Biểu thị sự đau buồn, thương tiếc.
5. Ý nghĩa câu tục ngữ:
“ Gọi dạ bảo vâng” khuyên bảo chúng ta cách dùng thán gọi- đáp biểu thị sự lễ
phép.
VI. Củng cố: (3’)
- Gv tóm tắt lại nội dung bài học
V. Hướng dẫn học bài: (1’)

- Học bài;
- làm bài tập còn lại;
- Xem nội dung bài và chuẩn bị trước tiết TLV “Miêu tả và b/c trong văn bản tự sự”.
D. Đánh giá, rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

16
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
CHƯƠNG VI
KẾT LUẬN
1. KHẲNG ĐỊNH VẤN ĐỀ:
Để thực hiện có hiệu quả những vấn đề trên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ

phận trong nhà trường và kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: Gia đình – Nhà trường – Xã
hội. Sự phối hợp này mới tạo được một khối thống nhất, liên tục và trọn vẹn. Để mọi người
thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa ba môi trường giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng căn dặn: “ Giáo dục nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã
hội và trong gia đình để giúp đỡ cho việc giáo dục trong gia đình tốt hơn. Giáo dục nhà
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

17
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả
vẫn không hoàn toàn.”
Trên đây là những nguyên nhân, giải pháp của bản thân tự tìm tòi, đúc kết được trong quá
trình giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm, tôi rất mong được áp dụng vào thực tiễn
cho trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Điền năm học 2013-2014.
II. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
Để khắc phục được nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả tình trạng trên, Tôi xin có một số
kiến nghị với Nhà trường, chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo như sau:
1 . Nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua học tập và một số hoạt động
khác như TDTT giữa các lớp, văn nghệ, đố vui để học, Giao lưu tiếng Việt để các em có
điều kiện giao tiếp bằng tiếng phổ thông, cố gắng học tập, phấn đấu, những kết quả đạt được
của các em đều được khen thưởng nhằm khuyến khích các em trong quá trình tìm tòi, sáng
tạo. Đó cũng là một trong những yếu tố giúp các em tiếp thu tốt hơn kiến thức trên lớp.
2. Cần bổ sung đầy đủ thiết bị dạy học trong nhà trường.
3. Hầu hết cán bộ giáo viên không biết tiếng địa phương ( H’rê), vì vậy cần mở lớp tập
huấn tiếng H’rê nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao tiếp, dễ dàng hiểu được
tâm lí học sinh cũng như đồng bào H’rê ở huyện Ba Tơ nói chung và ở xã Ba Điền nói riêng.
III. THAY LỜI KẾT:
Như trong phần lí do chọn đề tài đã nói: Việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
là việc làm việc làm hết sức khó khăn vượt ngoài tầm với của giáo viên. Việc dạy tiếng phổ
thông cho các em đã khó mà việc các em tiếp thu kiến thức càng khó hơn. Công việc này

đòihỏi người giáo viên đứng lớp phải công phu và thực nghiệm. Là một giáo viên trực tiếp
giảng dạy, có lòng yêu nghề, mến trẻ, bản thân tôi đã tự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu thực
tế để từ đó đúc kết thành kinh nghiệm Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là một kinh nghiệm của
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

18
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
cá nhân nên không thể nào tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong các thầy cô giáo
và đồng nghiệp góp ý kiến chân thành để kinh nghiệm này hoàn hảo và áp dụng có hiệu quả
hơn./.
Ba Điền, ngày 12 tháng 8 năm 2013.
Người thực hiện


Phạm Nam
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG TH & THCS BA ĐIỀN
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….




……………………………………………………………………………
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

19
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….





…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….



…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….



XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA TƠ
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….




Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

20
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
……………………………………



……………………………………


……………………………………




…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….



…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….



…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

21
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)




…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….




…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….





BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2013-2014
* Họ và tên người thực hiện: Phạm Nam
* Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

22
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
* Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy các môn Ngữ văn 6, Ngữ văn 8, Lịch sử 9
*Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
( H'RÊ )
CHƯƠNG II
CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ
Cơ sở lí thuyết: Ba Tơ là môt trong sáu huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, gồm 19 xã –
01 Thị trấn. Trong đó đồng bào H’rê chiếm đa số, định cư chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng
xa. Nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của gia đình. Chính vì thế họ quan tâm chủ yếu đến
ruộng rẫy và công việc nên chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học. Vì vậy con em
của họ đến trường chỉ là “ phong trào ” , họ chưa bao giờ kiểm tra vở ghi chép cũng như việc
tiếp thu kiến thức của các em. Cơ sở thực tiễn: Qua 4 năm giảng dạy tại trường THCS Ba
Vinh và 10 năm tại trường TH & THCS Ba Điền, học sinh chủ yếu là con em đồng bào Hrê,
là giáo viên dạy môn Ngữ văn tôi đã nhận thấy rất rõ ở các em là ngại phát biểu ý kiến xây
dựng bài, khi giáo viên gọi các em cũng không phát biểu, thậm chí gọi đọc văn bản có em
cũng không đọc…Giáo viên nhắc nhở, khuyến khích rất nhiều nhưng cũng chỉ đạt kết quả
nhất định. Tuy nhiên, công việc đó với kết quả đó, tôi nghĩ rằng do chưa tìm được những
nguyên nhân cơ bản và những phương pháp phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức cho các
em. Để giải quyết vấn đề đặt ra, tôi đã quyết tâm đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu các giải
pháp hạn chế và ngăn chặn tình trạng trên, nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao
hiệu quả dạy và học.
* Phạm vi áp dụng:
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba


23
Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Điền gồm hai cấp học: Tiểu học và Trung học cơ
sở, mỗi khối chỉ có một lớp, học sinh là người H’Rê nên tôi quyết định tim hiểu sâu hơn về
sáng kiến này để trước hết áp dụng cho Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Điền.
* Phạm vi và khả năng nhân rộng:
Khi đã vận dụng vào thực tế có hiệu quả trong năm học 2013-2014, sáng kiến sẽ được nhân
rộng áp dụng cho các trường chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số trong toàn huyện.
CHƯƠNG III
NHỮNG NGUYÊN NHÂN HỌC SINH CHẬM TIẾP THU KIẾN THỨC
I. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN:
1. Nhìn chung về kinh tế địa phương còn khó khăn, đời sống của từng hộ gia đình vẫn chưa
hoàn toàn thoát khỏi thiếu thốn, không ít phụ huynh chưa hề kiểm tra vở ghi chép của các
em. ( có thể có một số phụ huynh không biết chữ) Vì thế các em càng không xác đinh được
tầm quan trọng của việc học.
2. Do nhu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao và việc học đòi bắt chước qua các thông
tin như phim ảnh, bị cuốn hút bởi thời trang kiểu tóc, áo quần nên nhu cầu phục vụ bản thân
ngày một phức tạp hơn. Nên các em không dành thời gian đầu tư học tập.
3. Vào những ngày mùa các em thường nghỉ học từ 2 -3 buổi / tuần để phụ giúp cha mẹ do
thiếu lao động hoặc lấy cớ để nghỉ học, nên việc tiếp thu kiến thức bị gián đoạn, ảnh hưởng
đến quá trình lĩnh hội kiến thức ở các bài học tiếp theo.
4. Một số gia đình còn nặng về phong tục tập quán thường xuyên cúng bái ( mỗi lần cúng
lớn thì cả gia đình không ra khỏi nhà khoảng 03 ngày) nên ảnh hưởng đến việc chuyên cần
của các em ( Kể cả thi học kì).
5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn nghèo nàn, thiếu thốn nên chưa tạo
được sự hứng thú trong học tập của các em. 6. Nhà trường chưa có điều kiện để tổ chức các
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

24

Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ( H'RÊ)
hoạt động vui chơi, giải trí và hoạt động ngoại khóa để tăng sự hiểu biết và hứng thú học tập
cho các em.
7. Điều quan trọng nhất là giáo viên giảng dạy hầu hết chưa hiểu rõ phong tục tập quán,
chưa giao tiếp được bằng tiếng địa phương, chưa có ý thức tự giác học tiếng Hrê, tìm hiểu
hoàn cảnh, tập quán, của từng gia đình học sinh nên không hiểu rõ tâm lí của các em.
II. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN:
1. Nguyên nhân cơ bản là do các em chưa ý thức được vai trò của việc học tập ( học biết
chữ là được rồi) nên không cần học nhiều. Các em nhìn thấy thực tế ở nhiều địa phương có
không ít những người đi học về rồi vẫn không tìm được việc làm. Đồng thời các em chưa
hình dung được học tập là điểm cốt yếu cho nghề nghiệp và cho tương lai. Vì thế các em đi
học do nhà trương, cha mẹ và địa phương bắt buộc.
2. Hầu hết các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số bất đồng ngôn ngữ vốn đã khó trong
giao tiếp ( giáo viên hầu hết không biết tiếng địa phương) lại càng khó khăn hơn trong việc
lĩnh hội kiến thức.
3. Một số giáo viên chưa thật sự nhiệt tình trong việc truyền thu kiến thức cho các em, dạy
“chay” là chủ yếu, khi có dự giờ hoặc các tiết đăng kí dạy tốt thì mới chuẩn bị đồ dùng dạy
học.
4. Không ít giáo viên sợ phải bồi dưỡng học sinh yếu trong hè nên không để học sinh bị
điểm yếu, kém. ( nâng điểm hoặc cho đề kiểm tra quá đơn giản…)
Qua những nguyên nhân trên, chúng ta thấy phần lớn học sinh chậm tiếp thu kiến thức ở lớp
do điều kiện kinh tế, do bản thân học yếu, lười biếng, do thiếu quan tâm của người đỡ đầu mà
chủ yếu là do bất đồng ngôn ngữ, giáo viên không giao tiếp được tiếng Hrê.
Chính vì vậy, muốn khắc phục tình trạng trên có hiệu quả, chúng ta cần phải tìm ra một số
giải pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với những nguyên nhân đã nêu.
Người biên soạn: Phạm Nam Trường TH & THCS Ba Điền- Ba

25

×