Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 81 trang )



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT
CANH TÁC Ở XÃ HƯƠNG TOÀN,
THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.



NGUYỄN THỊ CẨM GIANG






Niên khóa: 2010 -2014





ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT
CANH TÁC Ở XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.



Sinh viên thực hiện: Giáo viên Hướng dẫn
Nguyễn Thị Cẩm Giang Th.S.Trần Đoàn Thanh Thanh
Lớp: K44 KTNN
Niên khóa: 2009 -2013




Huế, tháng 5 năm 2014



Lời Cám Ơn

Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên cứu tại trường
Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại phòng Kinh Tế thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt. Với tình cảm chân thành, cho
phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân, đơn vị đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cô giáo
trong trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành trang bước vào
đời.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Trần Đoàn Thanh Thanh đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ đang làm việc
tại phòng Kinh tế thị xã Hương trà, trân trọng cám ơn cán bộ, bà con nông dân xã
Hương Toàn đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp này.

Xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân có hạn, kinh
nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài khóa luận được
hoàn thiện hơn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2014

Nguyễn Thị Cẩm Giang






DANH MỤC VIẾT TẮT
CTLC: Công tức luân canh
BQ: Bình quân
DT: Diện tích
ĐVT: Đơn vị tính
NN: Nông nghiệp
NTTS: Thủy sản
LĐNN: Lao động nông nghiệp
NS: Năng suất
SL: Sản lượng
GO: Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
VA: Gía trị tăng thêm
TC: Tổng chi phí
HQSDĐ: Hiệu quả sử dụng đất
ĐCT: Đất canh tác
BVTV: Bảo vệ thực vật
VSMT: Vệ simh môi trường









TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Là điều kiện cho sự tồn tại
và phát triển của mọi sự sống trên trái đất. Đất đai sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan
trọng. Dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu của con người về sản phẩm lấy từ đất ngày
càng cao, các hoạt động dịch vụ, nhà ở làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Do đó
vấn đề đặt ra là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và
mang lại hiệu quả cao nhất.
Qua thời gian nghiên cứu về tình hình sử dụng đất đai nông nghiệp ở xã Hương
Toàn, thị xã Hương Trà ,Thừa Thiên Huế, tôi nhận thấy rằng hiệu quả kinh tế sử dụng
đất canh tác của các nông hộ không cao so với tiềm năng vốn có của vùng. Xuất phát
từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở xã
Hương Toàn , thị xã Hương Trà , tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nhằm nghiên cứu và tìm ra
những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác thông qua việc lựa
chọn từng loại cây trồng mang lại theo CTLC trên mỗi đơn vị diện tích.
 Mục tiêu nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất.
+ Phân tích thực trạng sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân ở xã Hương
Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong thời
gian tới.
 Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích thống kê
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn
+Phương pháp chuyên gia tham khảo
 Kết quả đạt được:
+ Đề tài nêu được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của xá ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác của xã trong thời gian tới.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng

đất canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó
không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được,
đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu
tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp cụ thể là sản xuất
lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững
đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai
cho hiện tại và cho tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về
lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã
tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó.
Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị
suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình
sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô
thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế.
Riêng đối với nước ta, nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
thu hút khoảng 70% dân số và 60% lao động của cả nước. Do đó để có thể tiến hành
nhanh công cuộc CNH - HĐH đất nước thì mục tiêu trước mắt là phải công nghiệp hóa
nông thôn. Muốn làm được điều này thì phải không ngừng nâng cao thu nhập cho người
nông dân mà trước hết là phải nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất nông nghiệp trong
đó nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác đóng vai trò quan trọng.
Xã Hương Toàn là xã nằm về phía Đông Bắc cách trung tâm thị xã Hương Trà
(phường Tứ Hạ) khoảng 6km về phía Đông Bắc, cách trung tâm TP.Huế khoảng 3 km
về phía Tây Nam. Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn, cơ
sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất, tài

nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Trong những năm gần đây,
quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp và đặc biệt là đất canh
tác bị giảm cùng với việc thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra gây khó khăn trong đời


sống sinh hoạt người dân cũng như sản xuất nông nghiệp. Điều này đã làm thiếu hụt
nghiêm trọng đất sản xuất, với một diện tích nhỏ đất canh tác thì sẽ không đủ công
việc cho người lao động và cũng không đủ thu nhập để chi tiêu cho nông hộ. Vì thế
buộc chúng ta phải có biện pháp thâm canh tăng vụ, tạo ra một giá trị ngày càng lớn
trên đất nông nghiệp hiện có nghĩa là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng
đất nông nghiệp nói chung, hiệu quả sử dụng đất canh tác nói riêng.
Nhận thức được tình hình đó trong thời gia thực tập ở phòng Kinh Tế thị xã
Hương Trà tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở
xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” để hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu chung: dựa vào những nghiên cứu phân tích số liệu thô và số liệu điều tra
để có cái nhìn cụ thể và khách quan về thực trạng sử dụng đất sản xuất canh tác của người
dân xã Hương Toàn.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá thực trạng, kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất canh tác
của các hộ điều tra.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dựa vào số liệu điều tra với bảng hỏi đã được thiết kế sẵn cho việc nghiên cứu
ở xã Hương Toàn cho 3 thôn đại diện là thôn Liễu Hạ, Cổ Lão và thôn Giáp Trung.
Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ kết hợp với quan sát hiện trạng để thu thập

thông tin gồm:
+ Thông tin chung của hộ điều tra ( tên, tuổi, giới tính, trìn độ học vấn …)
+ Các thông tin về tình hình sử dụng đất, các CTLC, chi phí sản xuất, khó khăn
của hộ….
- Số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin từ các phòng KT thị xã Hương Trà,


Phòng địa chính xã Hương Toàn, phòng kinh tế xã….
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo :Đây là phương pháp được sử dụng
tham khảo ý kiến của cán bộ nông ngiệp, cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông, cán
bộ sản xuất giỏi và các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng.
 Phương pháp phân tích số liệu
-Phương pháp thống kê mô tả: mô tả, phân tổ, số bình quân, các chỉ số so sánh,
phân tích các bảng biểu từ đó rút ra kết luận và xu hướng của hiện tượng.
- Phương pháp hoạch toán, kế toán: tổng hợp chi phí cho quá trình sản xuất
nông nghiệp, nhằm sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng
việc tính toán, phân tích, giám sát mọi khoản chi phí để sản xuất có lãi tạo điều kiện
mở rộng. Sử dụng các chỉ tiêu GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC, GO/TC… để đánh giá kết
quả, hiệu quả sử dụng đất của hộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế sử
dụng đất canh tác xã Hương Toàn năm 2013.
- Phạm vi không gian: Đề tài được điều tra dựa trên phỏng vấn 60 hộ thuộc 3
thôn Giáp Đông, Liễu Hạ, Cổ Lão là 3 thôn đại diện cho tình hình sử dụng đất canh tác
của xã Hương Toàn.
- Phạm vi thời gian: Điều tra năm 2013, số liệu điều tra năm 2011, 2012.


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Nhũng vấn đề chung về đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát
triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
1.1.1.2. Khái niệm về đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp:
Đất canh tác là một bộ phận của đất sản xuất nông nghiệp, là đất trồng các loại
cây ngắn ngày có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian một năm và còn được gọi là
đất trồng cây hàng năm. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong quỹ đất sản xuất nông
nghiệp nước ta vì đại bộ phận lương thực, thực phẩm được sản xuất ra trên loại đất
này, hơn nữa đất canh tác có tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp.
Cây hàng năm có chu kỳ sản xuất dưới một năm, trong điều kiện thời tiết khí
hậu thuận lợi người ta có thể trồng cây nhiều vụ trong năm. Dựa vào chỉ tiêu này
người ta có thể phân đất canh tác thành các loại:
+ Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 lần của một loài hay nhiều loài
cây trồng trong năm.
+ Đất 2 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được hai lần trong năm.
+ Còn đất 1 vụ là đất chỉ trồng và thu hoạch được một lần trong năm.
Để sử dụng đất canh tác có hiệu quả, người ta phải xây dựng hệ thống luân canh
hợp lý, đó là sự thay đổi cây trồng về không gian và thời gian theo từng chu kỳ xác
định dựa trên cơ sở kỹ thuật trồng trọt và yêu cầu hiệu quả kinh tế-xã hội.


Một đặc trưng cơ bản chỉ có đất mới có, nhờ nó mà đất mới tạo ra khối lượng

nông sản phẩm rất lớn phục vụ nhu cầu con người đó là độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của
đất là một thuộc tính tự nhiên khách quan, là đặc tính tự nhiên không thể tách rời về
khái niệm đất. Đó là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn, chất
khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình
thường.
1.1.1.3. Đặc điểm của đất sản xuất nông nghiệp
Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội. Với vai trò và vị
trí quan trọng đó đất đai trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm rất độc đáo,
khác với các tư liệu sản xuất khác bao gồm các đặc điểm sau:
- Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động:
Đất đai là tặng vật của thiên nhiên, tuy nhiên thông qua lao động con người có thể
làm tăng giá trị của nó. Đất đai thuộc sở hữu chung của xã hội, điều này đã được khẳng
định trong luật đất đai được ban hành vào năm 2003: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân
do nhà nước thống nhất quản lý”. Tuy nhiên, luật đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng,
chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, thuê mướn đất đai. Từ khi con người tiến hành khai
phá để đưa đất đai hoang hóa vào sử dụng và tạo ra sản phẩm cho con người thì ruộng đất
đã kết tinh lao động con người và trở thành sản phẩm của lao động.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt:
Trong nông nghiệp đất đai bị hạn chế về diện tích và không gì thay thế được đất.
Đối với các tư liệu sản xuất khác, theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể
thay đổi về số lượng, những cái chưa được kém hoàn thiện có thể thay thế bằng cái
thiện hơn. Tuy nhiên, đất đai có sự khác biệt, nó sẽ luôn là nền tảng cho mọi hoạt động
của con người, nó không thay đổi về số lượng mà thay đổi về chất lượng. Chất lượng
đất sẽ ngày càng tốt hơn nếu quá trình sử dụng đi kèm với công tác cải tạo đất, ngược
lại chất lượng đất sẽ suy giảm nếu không có sự cải tạo trong quá trình sử dụng.
- Diện tích bị giới hạn trong từng nông trại, từng vùng, từng phạm vi lãnh thổ,
sự giới hạn diện tích còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng
điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp là có hạn và ngày càng khan hiếm do nhu cầu càng ngày càng cao về đất đai



của việc đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện - đại hóa và xây dựng nhà ở để đáp ứng dân
số ngày càng tăng. Do vậy, cần quản lý sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hạn chế chuyển đất
nông nghiệp sang mục đích khác.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều nó gắn liền với điều
kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng cụ thể, vì thế con người không thể di chuyển đất
đai từ nơi này sang nơi khác được, mà phải bố trí hệ thống canh tác cây trồng vật, nuôi
phù hợp với từng vùng sinh thái theo vị trí đất đai.
Trong nông nghiệp, đất đai khi sử dụng hợp lý, có hệ thống canh tác phù hợp thì
độ phì nhiêu của đất không những không bị hao mòn mà còn tăng thêm, còn nếu sử
dụng không hợp lý, không bảo vệ thì chất lượng đất sẽ xấu đi
1.1.1.4. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con
người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh
hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố cuả ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai
càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu
sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo.
Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng
thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.
Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh
tế - xã hội.
Các loại đất này có đặc điểm, tính chất vật lý, hoá học khác nhau. Mỗi loại đất
phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì vậy, cần nắm được
đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và mô hình sử dụng đất
đai phù hợp.
Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng có
những loại đất cần được cải tạo. Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất, lựa
chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế
trong quá trình sử dụng đất.
1.1.2. Những nguyên tắc trong sử dụng đất nông nghiệp hiện nay

1.1.2.1. Bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực


quốc gia.
Luật đất đai năm 2003 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất
trồng lúa với vai trò an ninh lương thực quốc gia. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất
chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào
mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất
chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ
sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa
học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên trồng lúa nước có năng suất,
chất lượng cao. Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm
tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu
năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, Nhà nước nghiêm cấm
việc mở rộng tuỳ tiện khu dân cư không theo quy hoạch và không cần thiết đối với nhu
cầu của xã hội trong tình hình hiện nay.
1.1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt nghĩa là có thể chuyển đổi việc sử dụng đất
vào nhiều mục đích sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện và cơ hội sản xuất khác
nhau nhằm đa dạng hóa cây trồng. Việc sử dụng đất linh hoạt cho phép nông dân có
thể ứng xử với các tín hiệu thị trường như là giá cả của các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Nông dân sẽ có lợi nhiều khi sử dụng đất linh hoạt và sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro,
đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và do đó tăng thu nhập của họ. Đất đai đối
với mỗi quốc gia là có hạn, đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Cùng với đó, việc sử dụng đất bền
vững, tiết kiệm và có hiệu quả có là mối quan tâm đặc biệt đối với sự tồn tại và phát
triển của nước ta.
1.1.3. Khái niệm về hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng

đất
1.1.3.1. Hiệu quả sử dụng đất
Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử


dụng nguồn lực xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có
tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của
con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng
sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua
mọi thời đại.
Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả
kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và
mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần
tăng thêm lợi ích của xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế: được hiểu là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được
và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần
giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn
lực đầu vào. Mối tương quan đó cần được xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tương đối cũng như xem xét mới quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Đồng thời
cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và
hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bởi
phương pháp và mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào, việc lựa chọn các cách thức sử
dụng các yếu tố đầu vào khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức sản lượng đầu ra. Như vậy
hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn
vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một

đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người
ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa.
Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố
đầu vào và đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá.


Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được
một trong hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì mới là điều kiện cần chứ chưa
phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực
đạt cả tiêu chuẩn về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó mới đạt được
hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả xã hội: Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
được xác định bằng khả năng tạo ra việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông
nghiệp, thu nhập bình quân trên đầu người và bình quân diện tích trên đầu người.
+ Hiệu quả môi trường: Việc sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp và
trồng ra một lượng lớn cây xanh có tác dụng cải tạo đất và cải tạo môi trường, giúp
điều hòa không khí và lượng nước mưa thấm xuống đất, chống sói mòn rửa trôi đất.
Việc sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp còn giúp bảo vệ bền vững môi trường
sống cho con người.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác
 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất.
-Năng suất ruộng đất :Đây là chỉ tiêu biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sử
dụng đất với chi phí sản xuất xét trên khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất dùng vào
hoạt động sản suất nông nghiệp. Nó được biểu hiện bằng tổng giá trị sản lượng hay
tổng giá trị sản lượng hàng hoá tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
N=

CQiPi/


Trong đó: N là năng suất đất đai
Qi: Đơn giá mỗi sản phẩm
Pi: Khối lượng từng loại sản phẩm
C: Diện tích canh tác trong năm
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).
GO = QiPi


Trong đó:
Qi: Là khối lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm i
- Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ
thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
IC=

Cj
Trong đó:
Cj: Là khoản chi phí thứ j trong năm sản xuất
- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra tăng thêm trong thời
kỳ sản xuất đó.
VA=GO – IC
- Tổng chi phí (TC): Bao gồm tất cả các chi phí mà chủ thể đầu tư trong quá trình
sản xuất (gồm cả chi phí thuê mua và chi phí tự có)
 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế sử dụng đất
- Hệ số sử dụng đất

HS SDRD =
Error!


Trong đó:
D: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm
d: Tổng diện tích canh tác
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đơn vị chi phí trung gian
+ Giá trị sản xuất trên CPTG (GO/IC): Cho biết một đồng chi phí vật chất và
dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất
+ Giá trị gia tăng trên CPTG (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí vật chất và
dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm
- Hiệu quả trên 1 đơn vị lao động
+ Giá trị sản xuất trên lao động (GO/LĐ)
+ Giá trị gia tăng trên lao động (VA/LĐ): phản ánh giá trị ngày công lao động,
biểu hiện một ngày một người lao động nhận được một khoản tiền công là bao nhiêu.
- Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất và chi phí trung gian


+ Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này phản ánh trong 1
đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
+ Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh trong 1
đồng chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng ất canh tác.

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một nước nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn
70% số dân sống ở nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23%. Từ chỗ không đủ
lương thực đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo và nhiều nông phẩm nhiệt
đới như cao su, cà phê, tiêu, điều… và gần đây là thủy sản. Như vậy, nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.
Theo thống kê đến năm 2012 thì dân số Việt Nam là gần 88,773 triệu người,
trong đó dân số nông nghiệp là 60,42 triệu người chiếm gần 70% dân số cả nước.

Cũng vào thời điểm trên, diện tích canh tác ở Việt Nam là 6,4013 triệu ha, bình quân
diện tích canh tác trên nhân khẩu nông nghiệp là 1074 m
2
.
* Đất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất nông nghiệp trong cả nước là 26.280,5 nghìn ha chiếm
79,41% tổng diện tích đất cả nước, cụ thể như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp 10.151 nghìn ha, chiếm 38,63% tổng diện tích đất
nông nghiệp, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm là 6.401,3 nghìn ha chiếm 63,06% tổng diện tích đất
sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng lúa là 4.092,8 nghìn ha, đất cỏ dùng vào chăn
nuôi là 45,5 nghìn ha và đất trông cây hằng năm khác là 2.263 nghìn ha.
+ Đất trồng cây lâu năm là 3.749,7 nghìn ha chiếm 36,94% tổng diện tích đất
sản xuất nông nghiệp của cả nước.
- Đất lâm nghiệp là 15.373,1 nghìn ha chiếm 58,50 % tổng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp của cả nước.
* Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp trong cả nước là
3.740,6 nghìn ha chiếm 11,19% tổng diện tích cả nước, trong đó:
Đất ở chiếm 18,47% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng chiếm


49,86% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, và các loại đất còn lại chiếm khoảng
20,48% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Đất chưa sử dụng của nước ta còn khoảng 3.074,0 nghìn ha chiếm gần 9,3%
tổng diện tích đất cả nước, đây được xem là một lợi thế để tăng thêm quỹ đất sản xuất
nông nghiệp cho cả nước.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của nước ta
(Tính đến 01/01/2012)
Đơn vị tính: Nghìn ha


Chỉ tiêu

Tổng diện tích
Trong đó
Đất đã giao
cho các đối
tượng sử dụng
Đất đã giao
cho các đối
tượng quản lý
CẢ NƯỚC
33.095,1
25.147,7
7.947,4
1 Đất nông nghiệp
26.280,5
22,913,1
3.367,4
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
10.151,1
10.034,3
116,8
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
6.401,3
6.352,2
49,1
- Đất trồng lúa
4092,8
4.079,7
13,1

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
45,5
34,5
11,0
- Đất trồng cây hàng năm
khác
2.263,0
2.238,0
25,0
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
3.749,7
3682,1
67,6
1.2 Đất lâm nghiệp
1.5373,1
12.143,3
3.238,8
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
712,0
701,0
11,0
1.4 Đất làm muối
17,9
17,5
0,4
1.5 Đất nông nghiệp khác
26,5
26,1
0,4
2 Đất phi nông nghiệp

3.740,6
1.752,5
1.988,1
2.1 Đất ở
690,9
685,6
5,3
- Đất ở đô thị
141,3
138,9
2,4
- Đất ở nông thôn
550,2
547,2
3,0



Chỉ tiêu

Tổng diện tích
Trong đó
Đất đã giao
cho các đối
tượng sử dụng
Đất đã giao
cho các đối
tượng quản lý
2.2 Đất chuyên dùng
1846,8

877,3
969,5
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
14,9
14,7
0,2
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
101,0
93,3
7,7
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
1.082,9
78,9
1.004,0
2.5 Đất phi nông nghiệp khác
4,1
2,7
1,4
3 Đất chưa sử dụng
3074,0
482,1
2591,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2012)
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Hương Trà
Thị xã Hương Trà là một thị xã của Tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục quốc lộ
1A, là cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Huế, cùng với các huyện Hương Thủy, Phú
Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh đô thị quan trọng của Tỉnh.Trừ 2 huyện Phú
Lộc và Nam Đông, tất cả các huyện, thành phố còn lại của Tỉnh Thừa Thiên Huế đều

có biên giới tiếp giáp với Hương Trà.
Trên địa bàn huyện có bờ biển dài 7 km, có QL1A chạy ngang dài 12 km song
song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành phố
Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng biển; có các
tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có 2 con sông lớn
của Tỉnh chảy qua: sông Bồ dài 25 km, sông Hương dài 20 km, có phá Tam Giang
rộng 700 ha.
Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, theo địa hình chia làm 3 vùng:
- Vùng miền núi và gò đồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương
Bình và Hương Thọ.
- Vùng đồng bằng và bán sơn địa có 8 xã và thị trấn: Hương Hồ, Hương Chữ,
Hương An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn, Hương Vinh và Thị


trấn Tứ Hạ.
- Vùng đầm phá và ven biển có 2 xã : Hương Phong và Hải Dương.
Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 69.360,01 ha, trong đó tổng diện tích đất nông
nghiệp là 38.964,98 ha , tổng diện tích đất lâm nghiệp là 29.953,61 ha, tổng diện tích đất nuôi
trồng thủy sản là 424,36 ha, và tổng diện tích đất nông nghiệp khác là 17,06 ha.
Bảng 2: Thống kê diện tích đất nông nghiệp thị xã Hương Trà
(Đến ngày 01 / 01 /2013)
Thứ tự
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Diện tích theo mục
đích sử dụng đất
(Ha)
1
Tổng diện tích đất nông nghiệp
NNP

38.964,98
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
8.569,95
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
5.562,10
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
3.007,85
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
29.953,61
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
18.830,86
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
11.122,75
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
424,36
1.3.1
Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn
TSL
295,88
1.3.2
Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
TSN
128,48
1.4
Đất làm muối
LMU

1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
17,06

(Nguồn: Phòng TN&MT thị xã Hương Trà 2013)











CHƯƠNG II:
HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC TẠI XÃ HƯƠNG TOÀN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG
TOÀN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hương Toàn là xã nằm về phía Đông Bắc cách trung tâm thị xã Hương Trà
(phường Tứ Hạ) khoảng 6km về phía Đông Bắc, cách trung tâm TP.Huế khoảng 3 km
về phía Tây Nam.
Phía đông giáp xã Hương Vinh, Hương Sơ.
Phía tây giáp phường Hương Xuân.
Phía nam giáp phường Hương Chữ.
Phía bắc giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

Hình 1.1: Bản đồ vị trí xã Hương Toàn trong tổng thể thị xã Hương Trà
T.T.Huế
(Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hương Toàn, Huyện Hương Trà, tỉnh


Thừa Thiên Huế )
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã Hương Toàn tương đối đơn giản, là một vùng đồng bằng với 1
dạng địa hình chính là: giới hạn độ cao so với mặt nước biển không quá 2,2m, thấp
nhất 0,2m. Hình dạng bề mặt chủ yếu là bằng phẳng, đều được cấu tạo bởi lớp trầm
tích trẻ gồm chủ yếu là phù sa được bồi đắp, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng
canh tác thường dày trên 20 cm rất thuận lợi cho cây trồng phát triển.
2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Hương Toàn có đặc điểm khí hậu chung với khí hậu của thị xã Hương Trà là
khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động của khí hậu biển nên tạo cho xã có một

số đặc trưng khí hậu như sau: Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình: 25,4
0
C, nhiệt độ cao nhất
vào tháng 5, 6, 7, 8 và thấp nhất vào các tháng 2 năm sau.
- Độ ẩm trung bình: 84,5 %, các tháng có độ ẩm cao là 9, 10, 11.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm: 1000mm. Lượng bốc hơi cao
nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 và thấp nhất vào tháng 2.
. -Lượng mưa :Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.995,5 mm. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Lượng mưa tối đa năm: 721,3 mm, lượng mưa tối
đa tháng: 1.740 mm, số ngày mưa trung bình năm: 157,9 ngày.
- Gió bão: Xã Hương Toàn chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính sau: Gió mùa
Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió trung bình 4 – 6 m/s và gió
mùa Tây Nam ảnh hưởng từ tháng 4 đến tháng 8 với tốc độ gió trung bình từ 2 – 4
m/s. Bão thường xuất hiện vào tháng 8 hàng năm , cao điểm từ tháng 9- 10 hàng năm
với tốc độ gió bình quân 30 – 40 m/s.
Với đặc điểm chịu sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa lớn,
nền nhiệt tương đối cao, lượng bốc hơi mạnh thì đây là lợi thế cho phát triển nuôi
trồng thủy sản. Ngoài ra, sự chênh lệch lớn về lượng mưa và quá trình phân bố dễ gây
lũ lụt ngập úng gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất và có thể gây
ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế.
2.1.1.4. Thủy văn
Đặc điểm thuỷ văn của xã Hương Toàn chịu chi phối bởi con sông lớn là sông


Bồ chảy qua. Sông Bồ bắt nguồn từ suờn núi phía Đông của dãy Trường Sơn. Lưu vực
sông vào khoảng 720 km
2
, gồm 2 nhánh chính. Một nhánh chảy qua Hương Toàn về
nga ba Sình nhập với sông Hương. Một nhánh chảy từ Quảng Phú qua Quảng Thọ về
Quảng An và Quảng Phước ra phá Tam Giang. Đây cũng là con sông chính cung cấp

nguồn nước tưới cho việc trồng trọt sản xuất nông nghiệp của xã.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình đất đai của xã
Trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên thì đất nông nghiệp chiếm đa số với 60,91%
tương đương với 748,92ha trong tổng số 1229,42 ha diện tích đất tự nhiên của toàn xã
tính đến năm 2013.
* Đất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất nông nghiệp trong cả xã là 748,92 ha chiếm 60,91% tổng
diện tích đất tự nhiên của xã, cụ thể như sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp 748,92 ha, chiếm 98,94% diện tích đất nông nghiệp
toàn xã.
+ Đất trồng cây hàng năm là 733,34 ha chiếm 99,17% tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp toàn xã.
+ Đất trồng lúa 666,43 ha, chiếm 90,78% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm
toàn xã.
+ Đất trồng cây hàng năm khác 66,91 ha, chiếm 9,22% diện tích đất trồng cây
hàng năm toàn xã.
+ Đất trồng cây lâu năm là 6,08 ha chiếm 0,83% tổng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp của toàn xã.
+ Đất nuôi trồng thủy sản là 9,5 ha chiếm 1,06% tổng diện tích đất nông nghiệp
của toàn xã.
* Đất phi nông nghiệp:
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 480,50 ha, chiếm 39,01 % tổng
diện tích đất tự nhiên của toàn xã, trong đó:


Đất ở 174,63 ha chiếm 36,34%, đất chuyên dùng 93,02 ha chiếm 19,36%, đất
tôn giáo, tín ngưỡng chiếm 3,72%, đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm khoảng 27,22%,
đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 13,36% tổng diện tích đất phi nông
nghiệp.

Qua đây ta thấy phần lớn diện tích đất của xã Hương Toàn là đất nông nghiệp.
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Toàn
ĐVT:Ha
STT
Loại đất

DT (ha)
Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

1229,42
100
1
Đất nông nghiệp
NN
748,92
60,91
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
748,92
98,94
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
733,34
99,17
1.1.1.1
Đất trồng lúa

LUA
666,43
90,78
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
66,91
9,22
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm

CLN
6,08
0,83
1.2
Đất nuôi Trồng thủy sản
NTS
9,5
1,06
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
480,50
39,09
2.1
Đất ở
OTC
174,63
36,34
2.2

Đất chuyên dùng
CDG
93,02
19,36
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
CTS
5,81
6,24
2.2.2
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
0,08
0,09
2.2.3
Đất có mục đích công cộng
CCC
87,13
93,67
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
17,86
3,72
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
130,79
27,22

2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng
SMN
64,20
13,36
3.
Đất chưa sử dụng
CSD


(Nguồn: Phòng TN&MT thị xã Hương Trà 2013, Thống kê diện tích đất đai )
2.1.2.2. Dân số và lao động
Dân số và lao động là nguồn lực sản xuất của xã hội. Đó vừa là mục tiêu vừa là
động lực của mọi sự phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vùng. Việc
bố trí sử dụng lao động cho phù hợp có ý nghĩa rất lớn tới sự phát triển kinh tế- xã hội,
là cơ sở để tăng thu nhập của hộ.


Theo số liệu thống kê năm 2013 dân số toàn xã Hương Toàn có 14.023 người
với 2.937 hộ, quy mô hộ 4,78 người /hộ. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,08% giảm
0,09% so cùng kỳ.
Qua bảng số liệu 3 sẽ cho chúng ta thấy tình hình biến động dân số và lao động
của xã trong 3 năm gần đây như sau:
Tổng nhân khẩu của xã qua các năm đều tăng lên. Số nhân khẩu năm 2012 là
13.707 người tăng 50 người so với năm 2011 (13.657 người), năm 2013 là 14.023
người tăng 316 người so với năm 2012.
Là một xã có toàn bộ diện tích thuộc vùng đồng bằng, người dân sống chủ
yếu bằng sản xuất nông nghiệp nên tổng số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tuy
nhiên trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập thấp nên

số hộ sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm. Nếu so sánh năm 2012 với năm
2011 số hộ nông nghiệp giảm 67, năm 2013 so với năm 2012 giảm 78 hộ. Trong
tổng số hộ của xã, hộ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng trong những năm
gần đây lại có xu hướng tăng, so với với năm 2011 thì năm 2012 tăng 124 hộ, năm
2013 tăng 140 hộ so với năm 2012.
Nguồn lao động của xã cũng khá dồi dào, đa số là lao động phổ thông, số lượng
được đào tạo cơ bản qua các hình thức truyền nghề gia truyền với số lượng tăng lên
hằng năm. Số lượng lao động của xã năm 2013 là 6.623 lao động đa số làm trong lĩnh
vực nông nghiệp chiểm tỷ lệ lớn hơn so ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương
mạị.


Bảng 4: Dân số và lao động xã Hương Toàn qua 3 năm 2011- 2013

Chỉ tiêu
ĐVT
2011
2012
2013
So sánh
2012/2011
2013/2012
SL
SL
SL
+/-
+/-
1.Tổng số nhân khẩu
Người
13.657

13.707
14.023
-50
316
2.Tổng số hộ
Hộ
2.818
2.875
2.937
57
62
2.1 Hộ nông nghiệp
Hộ
1.832
1.765
1.687
-67
-78
2.1 Hộ phi nông nghiệp
Hộ
986
1.110
1.250
124
140
3.Tổng số lao động

6.481
6.548
6.623

67
75
3.1 Lao động nông nghiệp

4.122
4.027
3.869
-95
-58
3.2 Lao động phi nông nghiệp

2359
2521
2754
162
233
4. Nhân khẩu/hộ
Khẩu/hộ
4,86
4,77
4,78


5. Lao động/ hộ
LĐ/ hộ
2,3
2,28
2,26




( Nguồn: Báo cáo kinh tế xã Hương Toàn các năm 2011, 2012, 2013 )

×