Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 19 trang )

Nguyễn Thị Trà My
11752308
Phân tích chiến lược
Bài tập cá nhân




PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN



I. Sơ lược về mì ăn liền và tổng quan thị trường mì ăn liền Việt
Nam:

1. Sơ lược về mì ăn liền
Mì ăn liền (tên gọi quen thuộc là mì tôm hay mì cua) là món mì
khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn 3–5 phút sau dội nước sôi
lên. Nó còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì.

Gói mì ăn liền thường
có một gói gia vị nhỏ, thường
bao gồm bột ngọt, nhưng cũng
có loại không có bột ngọt. Có
thể ăn sống sản phẩm này, tại
vì mì đã được chiên; thường
phải bẻ mì trước khi ngâm nước.
Nếu ngâm nước nguội, cần phải
hâm lên 3 phút.

Mì ăn liền bắt nguồn từ


các loại mì ramen ăn ngay của Nhật, và nó giữ tên đó ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên,
khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền
do các loại canh khách nhau ở châu Á, như là phở và bún.

2. Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền tại VIệt Nam
Ando Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin tại Nhật
Bản, được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến
khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở
các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền Ít có
sản phẩm nào có “tầm phủ sóng” rộng như mì ăn liền và cũng ít có sản phẩm
nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn người nghèo như nó. Và vì
vậy, cuộc đua giành giật thị trường của những gói mì khá quyết liệt.
Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu châu Á và thứ 4 thế
giới, với số lượng từ 1-3 gói/người/tuần. Mì ăn liền ở Việt Nam thường được
ăn như một thực phẩm ăn sáng. Cả hai loại là lúa mì và lúa gạo đều rất phổ
biến.
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam là một nhà sản xuất hàng đầu mì
ăn liền. Một nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nữa là Vifon. Loại mì ăn liền phổ
biến ở Việt Nam bao gồm Oriental, Bún mang hương vị bún bò Huế, Phở và
hủ tiếu Nam Vang, và kiểu mì ăn liền Phnom Penh.
Hiện nay có khoảng năm mươi doanh nghiệp tham gia thị trường Việt
Nam. Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp với những cái tên như Vina
Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President chiếm tới hơn 90% thị phần
với 5 tỷ gói/năm. Số thị phần nhỏ còn lại được chia đều cho hàng chục
nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi.

Các dòng sản phẩm được phân hóa khá rõ rệt. Ở phân khúc bình dân,
giá của mỗi gói mì khoảng 1.500 - 2.000 đồng; phân khúc cấp trung đang
được bán với mức giá 2.500 - 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000
đến hơn 10.000 đồng/gói. Cái bánh thị phần khá lớn ở phân khúc bình dân -

nhưng có lợi nhuận rất thấp - chỉ đón nhận những nhãn hàng có quy mô sản
lượng lớn. Và ba nhãn hàng đang thống trị phân khúc này là Hảo Hảo, Hảo
100 và Gấu Đỏ, chiếm hơn 50% ngân sách truyền thông của ngành và mật
độ bao phủ thị trường dày đặc, chưa kể vô số sản phẩm chưa thành danh.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam
là 15%-20%. Trong cuộc đua về chủng loại và giá cả, các sản phẩm của
Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần.
Ngay sau đó là Asia Food (100% vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần
với các thương hiệu Gấu Đỏ, Hello, Vifood, Hảo Hạng, Osami, mới đây nhất
là Trứng Vàng. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản
phẩm mì gói của Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan,
Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác
nhau. Ngoài ra còn có hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp
nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả. Ngoài
ra, phân khúc trung cao đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ
chiếc bánh của thị trường mì ăn liền. Nhưng phân khúc cao (tạm xếp ở mức
từ 5.000 đồng/sản phẩm trở lên) cũng khó chiếm ưu thế mạnh vì nhiều người
tiêu dùng Việt Nam vẫn còn có nhiều lựa chọn thay thế mà cũng không kém
phần tiện lợi nhờ mạng lưới thực phẩm đường phố rộng khắp như phở, hủ
tiếu, cháo, xôi Và cũng chính vì thế, các hãng sản xuất mì ăn liền đành tìm
đến quảng cáo để định hướng khẩu vị của người tiêu dùng.

II. Định nghĩa ngành sản xuất mì ăn liền:
Đây là ngành tạo ra một loại thực phẩm đóng gói từ lúa mì, lúa gạo
hoặc từ các loại bột ngũ cốc khác, cho ra một sản phẩm thực phẩm khô, hình
sợi, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến sơ. Nó có sẵn các gói nguyên liệu gia
vị mà người sử dụng không cần phải sử dụng thêm bất kỳ gia vị nào khác.




Hình ảnh một nhà máy sản xuất mì ăn liền


Qui trình sản xuất mì ăn liền

III. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển:

1. Giai đoạn phát sinh:
Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, các nhà tư sản người Hoa ở Sài
Gòn đã bắt đầu sản xuất mì ăn liền theo công nghệ của Nissin (nhà máy sản
xuất mì ăn liền đầu tiên của thế giới tại Nhật Bản. Và như vậy ngành sản
xuất mì ăn liền đến với Việt Nam trước năm 1975, với nhà sản xuất Vifon là
một trong những nhà máy đầu tiên của Việt Nam sản xuất mì ăn liền. Sau
năm 1975 ngoài Vifon còn có Miliket, Colusa bắt đầu nhập cuộc, họ là
những nhà máy sản xuất mì gói trực thuộc Nhà nước và khá quen thuộc với
người tiêu dùng từ thành thị đến thôn quê trong những năm khan
hiếm lương thực,hàng hoá của thời kỳ bao cấp. Một thị trường có
quy mô không lớn nhưng hầu như cũng không có cạnh tranh, nên phần lớn
các thương hiệu mì ăn liền thời đó tiếp cận với người tiêu dùng chủ yếu ở
đặc tính tiện lợi và thông qua hệ thống phân phối của các hợp tác xã thương
mại. Chính vì thế, sản phẩm Mì ăn liền thời kỳ này rất đơn giản, không có
nhiều chủng loại, bao bì đơn điệu, người tiêu dung hầu như không có nhiều
sự lựa chọn. Đây là giai đoạn phát sinh và phát triển của ngành sản xuất mỳ
ăn liền ở Việt Nam.



Đây là một trong những loại mì ăn liền được sản xuất ở giai đoạn còn
tồn tại đến bây giờ. Nó là một sản phẩm khá nổi tiếng được nhiều người dân
gọi bằng cái tên mì Bao xi măng hoặc là mì Hai Tôm. Sản phẩm được bảo

quản trong bao bì khá đơn giản, không cầu kỳ, màu sắc. Sản phẩm bên
trong chỉ là một bánh mì và một gói bột muối.


2. Giai đoạn phát triển:
Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1986, khi nhà nước bắt đầu cải cách.
Nhà nước cho phép thành lập các công ty tư nhân. Chính vì thế các công ty
sản xuất mì ăn liền tư nhân bắt đầu thâm nhập thị trường, và các doanh
nghiệp nhà nước sẵn có cũng bắt đầu có những chuyển biến để có thể cạnh
tranh với những công ty tư nhân này.
Trong giai đoạn này, thị trường bắt đầu bùng nổ và một xu hướng phát
triển sản phẩm mạnh mẽ về tiếp thị hình ảnh khi liên doanh sản xuất mì giữa
Vifon và một doanh nghiệp Nhật Bản vào năm 1993 tạo ra Vifon Acecook
hình thành và phát triển ở thị trường Việt Nam. Cùng khoản thời gian đó,
hàng loạt công ty như Thực phẩm công nghệ Á Châu, Vina Acecook, Asia
food, Vifon, Sài Gòn Wevong, Miliket, Việt Hưng, Afotech xuất hiện. Sự
cạnh tranh trên thị trường cũng khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt
Nam, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng
hợp tác quốc tế, nhiều quy trình chuyển giao công nghệ được triển khai,
được các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt. Và cuộc cạnh tranh trong việc
chiếm lĩnh thị trường đang thực sự diễn ra giữa các công ty lớn như Gấu Đỏ,
Hương Ngọc, A- One, Vifon…
Ngành công nghiệp sản xuất mì gói ngày càng khó khăn hơn vì có
rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Để ổn định được giá thành sản phẩm, tăng
tính cạnh tranh, ngoài việc công ty phải không ngừng đầu tư các dây chuyền
sảnxuất hiện đại thì định mức hao hụt trong tất cả khâu phải duy trì ở mức
dưới 1%. Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam còn có nhiều lựa chọn thay
thế đáng giá cho sản phẩm mì ăn liền mà cũng không kém phần tiện lợi
nhờ mạng lưới bán hàng rộng khắp như phở, hủ tiếu, cháo, xôi, bánh, cơm

tấm,v.v hay các sản phẩm phở ăn liền, miến ăn liền …
Nếu như trước đây, trong tâm thức người Việt, nhắc đến thực phẩm ăn
liền, họ chỉ biết đến sản phẩm mì gói giấy đơn điệu thì nay, chịu ảnh hưởng
của thế giới, thị trường thực phẩm ăn liền chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của
nhiều dòng sản phẩm đáp ứng những khẩu vị khác nhau của người Việt với
bao bì đa dạng và chất lượng vượt trội hơn hẳn. Điều này cũng nằm trong
hướng phát triển tương lai, được Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam tổng
kết: sản phẩm ăn đang dần “tiệm cận” hơn với thức ăn nấu tại nhà, thơm
ngon và bắt mắt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Ví dụ
như với cháo ăn liền, trước đây, cháo ăn liền khi ăn thường có cảm giác bị
bột (hồ quánh), gần đây đã xuất hiện nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu
“tươi” là 100% hạt gạo tự nhiên cùng công nghệ tiên tiến khiến hương vị
cháo ngon như cháo được nấu tại nhà.


Một số hãng sản xuất mì ăn liền trên thị trường Việt Nam. Các loại mì
ăn liền hiện nay được trình bày bắt mắt, màu sắc. Sản phẩm cũng phong phú
hơn và nhiều mùi vị hơn. Trong một gói mì, ngoài bánh mì và bột muối, nay
tùy loại mà còn có thêm gói dầu ăn, gói soup thịt, hành…
Có thể nói, thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam đang thực sự
bùng nổ trong cuộc chạy đua chinh phục người tiêu dùng của các nhà sản
xuất mà tâm điểm là cho ra đời các sản phẩm mới - tiện lợi nhưng vẫn đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng xu hướng tiêu dùng của tương lai.
Vì vậy, sản phẩm nào sớm được sự hỗ trợ của công nghệ cao sẽ càng dễ
chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, thách thức đặt ra cho các
doanh nghiệp là, dù với một sản phẩm được bán “đại trà” như thực phẩm ăn
liền nhưng chất lượng sản phẩm phải luôn được cải tiến kịp thời…
IV. Phân tích môi trường vĩ mô:
1. Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định với mức GDP trung bình hằng

năm là 7%. GPD Việt Nam đứng vị trí nhất nhì so với các nước Đông
Nam Á. Tuy nhiên những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế và lạm phát
đang ngày càng tăng đang làm kinh tế Việt Nam dần mất ổn định.

Quy mô kinh tế (GDP-PPP) trong nền kinh tế toàn cầu giữa Việt Nam và
một số quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á và Đông Nam Á
Nguồn Wikipedia
Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn)
kinh tế, đó là: 1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao
gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây
dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước);
3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
Vào năm 2007, khu vực thứ nhất chiếm 20,29% GDP thực tế, khu vực
thứ hai chiếm 41,58% (trong đó công nghiệp chế biến chiếm 21,38%).
Ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,81% GDP thực tế. Ngành sản xuất mì
ăn liền nằm trong ngành thứ hai, ngành đóng góp gần 1/2 GDP cho nền kinh
tế.


Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 1990-
2009, tính theo giá thực tế
Nguồn: Wikipedia
Do Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, người
tiêu dùng có khuynh hướng tiết kiệm. Lạm phát tăng cao, khiến giá cả leo
thang nhanh chóng, ngành sản xuất mì ăn liền cũng không nằm ngoài quy
luật. Là một sản phẩm cạnh tranh về giá nên thời kỳ kinh tế như thế này ảnh
hưởng khá xấu đến khả năng kinh doanh của các công ty trong ngành.




Chỉ số CPI tại Việt Nam từ 2001 đến 2011

2. Môi trường pháp luật:

Nền chính trị Việt Nam tương đối ổn định so với các nước. Là mặt
hàng tiêu dùng thiết yếu, ngoài luật vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời vào
tháng 7/2010 và một số luật về thuế thì hầu như ngành sản xuất mì ăn liền
không bị chi phối thêm bất kỳ luật pháp nào. Tuy nhiên trong bối cảnh vệ
sinh an toàn thực phẩm không được tuân thủ nghiêm khắc, khiến con số bị
ngộ độc thực phẩm tăng cao trong những năm gần đây thì ngành sản xuất mì
ăn liền bị đặt vào môi trường bị quản lý khá chặt chẽ của nhà nước. Và thêm
vào đó ngành sản xuất mì ăn liền phải chịu thêm sự quản lý của ba ngành
(ngành nông nghiệp quản lý dầu ăn, gói gia vị (hành, tỏi, muối); ngành công
thương thì quản lý tinh bột; còn ngành y tế thì quản lý phụ gia, phẩm
màu…). Điều này khá chồng chéo và gây một số bất cập cho các doanh
nghiệp trong ngành.
3. Môi trường nhân khẩu học:
Hiện nay, nước ta có 87.8 triệu người. So với năm 1960 (28.3 triệu), dân
số năm 2010 thể hiện một mức độ tăng trưởng hơn 3 lần. Đến năm 2025,
dân số Việt Nam sẽ đạt con số 100 triệu, và sẽ đạt số tối đa vào năm 2050
với 104 triệu. Dự báo cho thấy sau 2050, dân số sẽ giảm dần đến năm 2010
là khoảng 83 triệu, tức tương đương với dân số năm 2005

Tỉ số nữ trên nam có xu hướng giảm theo thời gian và độ tuổi. Năm
1960, cứ 100 nam thì có 107 nữ. Đến năm 2010 tỉ số này là 102, và giảm
dần xuống còn 101 vào năm 2050 và 2100. Tuy nhiên tính trong độ tuổi 15-
39, tỉ số nữ-nam dao động rất lớn. Năm 2010, cứ 100 nam trong độ tuổi 15-
39 thì có 98 nữ cùng tuổi. Đến năm 2020, tỉ số này là 97, nhưng đến năm
2050 thì tăng lên 104 (nữ nhiều hơn nam 4%).


Cấu trúc tuổi của dân số

Cơ cấu dân số Việt Nam biến đổi rất lớn từ năm 1950 đến 2050. Năm
1950, “tháp dân số” Việt Nam có hình tam giác cân, với số người cao tuổi
rất thấp và số người trẻ tuổi, kể cả niên thiếu, rất cao. Đến năm 2010, tháp
dân số vẫn có hình dạng gần giống hình tam giác, nhưng dân số trong độ
tuổi 15-24 chiếm đa số so với các độ tuổi khác. Tháp dân số năm 2020 cũng
không khác mấy so với năm 2010, nhưng số người trong độ tuổi 20-34 bắt
đầu gia tăng đáng kể. Đến năm 2050 thì tháp dân số hoàn toàn “biến dạng”
so với năm 1950, với số người trên 50 tuổi bắt đầu chiếm đa số. Hệ quả của
sự biến động trong cơ cấu dân số này là sự lão hóa, với đặc điểm tăng tuổi
trung bình và tăng tuổi
thọ.

Tháp dân số Việt Nam 1950, 2010, 2020, và 2050. Trong mỗi biểu đồ, các
thanh bên trái thể hiện phần trăm nữ, và bên phải là phần trăm nam (tính
trên toàn dân số)

Tuổi trung bình của dân số Việt Nam biến động trong 3 giai chính. Giai
đoạn một xảy ra trong thời gian chiến tranh (1950 đến 1970), khi tuổi trung
bình giảm từ 24.5 tuổi (năm 1950) đến chỉ còn 17.8 tuổi (1970). Giai đoạn
hai (sau chiến tranh), tuổi trung bình dân số Việt Nam tăng liên tục, đạt 24
tuổi vào năm 2000, 28 tuổi năm 2010. Tính trung bình mỗi năm tuổi trung
bình trong giai đoạn sau chiến tranh tăng khoảng 0.3 tuổi mỗi năm. Giai
đoạn 3 (sau 2010), tuổi trung bình có vẻ tăng nhưng chậm hơn, tính trung
bình khoảng 0.16 tuổi mỗi năm, và sẽ đạt 48 tuổi vào năm 2100.

Tuổi thọ trung bình. Dự báo cho thấy đến năm 2050, tuổi thọ trung bình sẽ
đạt 80 tuổi (tức tương đương với dân số Âu Mĩ hiện nay), và đến năm 2100
sẽ đạt 85 tuổi tương đương với nhiều nước kĩ nghệ khác trên thế giới.




Khẩu vị từng vùng miền:
Mỗi một dân tộc, một vùng, một miền, đều có tập quán, khẩu vị ăn
uống riêng. Nó được xuất phát từ quá trình sống, điều kiện kinh tế, tập quán,
điều kiện địa lý, khí hậu, điều kiện xã hội, tác động bên ngoài và không
ngừng phát triển.
Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữa ba
miền. Người miền Bắc thường sử dụng vị chua của mẻ, dấm bỗng, quả dọc,
quả me v.v… để chế biến món ăn. Sử dụng gia vị chua, cay với độ thấp hơn
so với người miền Trung, miền Nam. Trong các món ăn mặn thường không
dùng hoặc dùng rất ít vị ngọt của đường. Người miền Trung khẩu vị chua,
cay, ngọt có phần gắt hơn so với người miền Bắc nhưng vẫn kém gắt hơn so
với người miền Nam. Tuy nhiên ở một số vùng thuộc Quảng Bình, Vĩnh
Linh, Quang Trị khẩu vị về chua cay cũng không kém gì người miền Nam.
Người miền Nam hay dùng nước dừa để chế biến các món ăn mặn và các
loại bánh.


V. Cấu trúc cạnh tranh trong ngành

Ngành sản xuất mì ăn liền là ngành phân tán bao gồm hơn năm mươi
doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Đa phần là các doanh nghiệp lớn trong
nước, và chiếm phần nhỏ hơn là các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh
nghiệp nhà nước. Với khoảng 50 doanh nghiệp cùng hàng trăm nhãn hiệu mì
khác nhau, sức tiêu thụ hằng năm luôn tăng trưởng từ 15-20%, thị trường mì
gói tại Việt Nam dù hấp dẫn nhưng quá nhiều sức ép và rủi ro. Sản phẩm mì
gói của các công ty Vina Acecook, Asia Foods, Vifon, Uni-President,
Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần. Theo thống kê của

Euromonitor International dựa trên doanh số bán lẻ năm 2010, Acecook Việt
Nam dẫn đầu ngành mì ăn liền với 44,8% thị phần, Asia Foods đứng thứ 2
với 14,4%, tiếp theo là Vifon (12,2%), Masan Consumer (9,2%), Colusa
Miliket (5,1%). Sự canh tranh đầu gay gắt khi ba nhãn hiệu lớn nhất là Vina
Acecook, Asia Foods và Massan cùng đua nhau tăng tốc giành thị phần bằng
quảng cáo và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm của
Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần.
Tiếp theo là Asia Foods (doanh nghiệp trong nước) chiếm hơn 20% thị phần
và thứ ba là Massan.
Đây là một ngành có rào cản nhập cuộc thấp, và sản phẩm thuộc loại
hàng sơ cấp và ít có sự khác biệt. Các doanh nghiệp đang cạnh tranh với
nhau dựa trên giá cả là chủ yếu.

VI. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh:

1. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:
Năng lực cạnh tranh thấp. Dù đây là một ngành có rào cản nhập cuộc
thấp, và Việt Nam lại là một môi trường tiêu thụ Mì ăn liền khá lớn trên thế
giới, nhưng không nhiều công ty nước ngoài có ý định xâm nhập ngành. Ví
dụ thương hiệu mì Mama của Thái Lan đã có mặt tại Việt Nam khoảng 7
năm nay với doanh số liên tục tăng trưởng khoảng 10%/năm nhưng đến nay
họ không dám thực hiện kế hoạch mở nhà máy sản xuất trị giá 1 tỷ baht tại
Việt Nam. Lãnh đạo của hãng cho rằng, mức độ cạnh tranh ở thị trường Việt
Nam là khá quyết liệt với trên 50 nhãn hiệu trong và ngoài nước nên cạnh
tranh không phải là không có rủi ro. Vì hiện tại, ngành chế biến thực phẩm
đang phải đối mặt với hai thử thách lớn. Luật an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh
hưởng tới các đơn vị sản xuất trong ngành, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
đầu tư nhiều hơn vào quy trình kiểm soát chất lượng. Thứ hai cơ sở hạ tầng
hiện nay nói chung vẫn đang trên đà phát triển nên các doanh nghiệp vẫn
đang gặp khó khăn lớn trong việc đầu tư xây dựng và mở rộng quy mô sản

xuất. Nguyên liệu chính sản xuất là bột mì phải nhập khẩu, nên sự điều tiết
giá cả phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan của môi trường. Đây là
một yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo
nhiều doanh nghiệp cho biết, ngành mì ăn liền phụ thuộc vào các ngành
hàng khác như dầu ăn, gia vị, bao bì… nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng
sẽ tạo nên sự biến động lớn cho ngành mì ăn liền.
Các doanh nghiệp này trước khi vào Việt Nam đều có chiến lược phát
triển bài bản, chỉ cần nắm bắt được thị trường họ dễ dàng nhanh chóng
chiếm lấy. Trong khi sự chống cự của doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu.
Phần lớn doanh nghiệp trong nước vừa làm vừa học hỏi, tích lũy về tài chính
trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có sẵn nguồn tài chính. VN đứng thứ
tư thế giới về sức tiêu thụ sản phẩm mì ăn liền với mức tăng trưởng đang có
là 15-20%. Tuy nhiên, thực tế thị trường cứ như trên mì ăn liền, không
chóng thì trầy sẽ rơi tay của những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc
biệt là dòng mì ăn liền cao cấp.

2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Năng lực cạnh tranh từ trung bình đến mạnh
Các đối thủ hiện tại gồm hơn 50 doanh nghiệp trong nước lẫn
nước ngoài, từ nhà nước đến tư nhân. Ngành công nghiệp sản xuất mì gói
ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Các công ty
có sức cạnh tranh mạnh trong ngành đều thuộc các công ty nước ngoài, còn
các công ty Việt Nam thì sức cạnh tranh chỉ ở mức trung bình.

Hầu hết đại gia trong lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng hiện nay tại
thị trường Viêt Nam đều là gương mặt nước ngoài. Những cái tên Acecook,
Uni President, Maggie hay Unilever ngày càng quen thuộc với người tiêu
dùng khi phát triển mạng lưới phân phối nhanh chóng. Công ty cổ phần
Acecook có độ bao phủ thị trường cả nước hiện hơn 90% với 500 đại lý. Chỉ
sau gần 20 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Acecook hiện là nhà sản xuất

mì ăn liền đứng đầu Việt Nam với doanh thu hằng năm hơn 4.500 tỉ đồng,
có trong tay 11 nhà máy, gần đây đơn vị này còn lấn sang mảng nước chấm,
gia vị. Trong khi đó, Vifon lại tạo dựng sức mạnh từ một thương hiệu lâu
đời nhất Việt Nam và đã chứng thực được niềm tin thông qua mạng lưới
xuất khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao. Còn
Massan tung ra dòng sản phẩm Omachi thì lại là một bước đột phá trong
công nghệ “lăng xê” mì gói. Việc lựa chọn phân khúc cấp trung và chuyển
tải một thông điệp rất thiết thực “không sợ nóng” là một lựa chọn chiến lược
xuất sắc của Massan. Xét về công nghệ sản xuất doanh nghiệp trong nước
không hề thua kém, nhưng điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là nguồn
lực tài chính có hạn, quản trị chưa chuyên nghiệp. Giờ đây, cho dù sản phẩm
có chất lượng cao, hình thức đẹp nhưng nếu không có chiến lược truyền
thông một cách bài bản thì thua là cầm chắc. Và vì nhiều lẽ, đây cũng là
điểm yếu của các công ty trong nước.
3. Năng lực thương lượng của người mua:
Năng lực thương lượng mạnh
Người mua có thể là một cá nhân hoặc là một nhóm người.
Đây là một sản phẩm có sự trung thành nhãn hiệu thấp, người tiêu
dùng có thế dễ dàng chuyển qua sử dụng loại mì gói mới bất kỳ lúc nào họ
thích, và chi phí chuyển đổi sản phẩm mới hầu như không có. Chính vì thế,
công ty khó có thể xây dựng lòng trung thành khách hàng và khó xây dựng
được sự khác biệt trong sản phẩm, ngoài việc cạnh tranh về giá. Vì vậy mà
năng lực thương lượng của người tiêu dung khá cao, đặc biệt đối với khách
hàng mua sắm khối lượng lớn.

4. Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp
Năng lực thương lượng mạnh
Nhà cung cấp của ngành sản xuất mì ăn liền gồm những nhà cung
cấp lúa mì, lúa gạo, các loại bột ngũ cốc, nhiên liệu.
Hiện nay các nhà sản xuất mì ăn liền phải cạnh tranh nhau gay gắt để

dành lấy nhà cung cấp tốt. Bởi hầu hết nguyên vật liệu để sản xuất mì ăn liền
đều phải nhập ngoại. Cho nên, các nhà sản xuất cũng phải biết cách hợp tác
cùng với các nhà cung cấp để có thể tìm được một nguồn cung đáng tin cậy
và giá thành thấp. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền.

5. Các sản phẩm thay thế:
Năng lực cạnh tranh mạnh
Các sản phẩm thay thế là những sản phẩm truyền thống của Việt Nam
như xôi, mì quảng, bún, bánh mì. Hoặc là những sản phẩm đóng gói khác
như bột ngũ cốc, bánh mì đóng gói… Các sản phẩm này cũng đảm bảo được
các tính năng tương tự mì ăn liền về sự tiện lợi, và chi phí. Trong khi hiện
nay, nhiều người tiêu dùng vẫn tin rằng các sản phẩm nói trên, nếu so với mì
ăn liền, thì chúng có được một nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn, không có
nhiều chất bảo quản…Chính vì thế các nhà sản xuất luôn phải căn nhắc thật
kỹ về giá thành đưa ra cho dù nhà sản xuất đang tập trung phục vụ ở phân
khúc nào.




VII. Các yếu tố cạnh tranh trong ngành
Với mì gói, công nghệ sản xuất của các công ty gần như giống nhau
và sự khác biệt được tạo ra chủ yếu bởi chủng loại, giá cả và các chiêu thức
quảng cáo chứ không phải ở chính sản phẩm. Chính vì vậy, chính bản thân
sản phẩm không phải là yếu tố cạnh tranh chính trong ngành. Các yếu tố
chính sẽ là:
 Sức mạnh của thương hiệu.
 Khả năng nắm bắt những công nghệ mới để giảm chi phí sản
xuất

 Hệ thống phân phối lớn mạnh
 Các chiêu thức quảng cáo
 Hình thức sản phẩm
 Giá cả
Lấy Vina Acecook làm ví dụ. Vina Acecook có bề dày kinh nghiệm
trên 50 năm sản xuất mì và hơn 15 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, am
hiểu thị hiếu và khẩu vị người tiêu dùng và hiện nay nó là 1 trong những nhà
sản xuất mì ăn liền hàng đầu Việt Nam.
Để làm được việc này, Vina Acecook đã thực hiện chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm, đầu tư bao bì bắt mắt, sang trọng hơn, đồng thời "nâng" giá
trị cho mì gói bằng việc tung ra một số dòng sản phẩm cao cấp với giá bán
gần gấp đôi so với các loại mì thông thường. Bởi trước đây với quan niệm
mì gói là sản phẩm bình dân nên giá bán của các hãng trên thị trường chỉ dao
động trong tầm khoảng gần 2.000 – 3.000 đồng/gói, chất lượng, hương vị
cũng na ná giống nhau. Việc đột phá của Vina Acecook đã mang lại thành
công cho công ty này, bởi không chỉ tạo cho thị trường mì gói một diện mạo
mới với nhiều sự chọn lựa, phong phú về khẩu vị, màu sắc, chủng loại, Vina
Acecook còn thâu tóm được tất cả các phân khúc người tiêu dùng, từ bình
dân đến cao cấp.
Ngoài ra Vina Acecook sở hữu trên 700 nhà phân phối, phủ kín 100%
thị trường Việt Nam với 7 nhà máy đặt tại 6 tỉnh: TP.HCM, Bình Dương,
Vĩnh Long, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hưng Yên. Với mạng lưới phân phối phủ
kín này, những năm qua, sản lượng của chúng tôi đã tăng trưởng ổn định và
luôn đảm bảo cho người tiêu dùng ở bất cứ nơi đâu cũng có thể mua được
sản phẩm Vina Acecook một cách dễ dàng.

Còn Omachi được tung ra sau khi có sự tính toán kỹ càng về phân
khúc đối tượng là người tiêu dùng cấp trung, và bằng thông điệp đang được
nhiều người quan tâm, đó là "vấn đề an toàn sức khỏe" thì được tung ra với
quảng cáo "Mì Omachi được làm bằng khoai tây, ăn không sợ nóng",

Omachi của Massan được coi là chiến lược thành công và đã thu hút sự lựa
chọn đông đảo của người tiêu dùng.
Nói chung, những sản phẩm mì ăn liền cạnh tranh được với nhau
nhiều lúc dựa trên sự khác biệt đột phát cho sản phẩm. Bởi một khi người
tiêu dùng đã bị hoa mắt vì nhiều loại sản phẩm thì việc tạo sự khác biệt
mang tính đột phá chính là yếu tố mang lại thành công cho Massan

VII. Đánh giá tính hấp dẫn của ngành:
Sức hấp lực của thị trường mì gói khá lớn song, nó cũng có những khó
khăn, thách thức. Việt Nam có tiềm năng rất lớn vì là thị trường tiêu thụ tới
gần một tỷ đô la mì ăn liền, lượng mì ăn liền tiêu thụ bình quân đầu người ở
Việt Nam vào khoảng 90 gói/năm, thế nhưng mức độ cạnh tranh ở thị trường
Việt Nam là khá quyết liệt với trên 50 nhãn hiệu trong và ngoài nước nên
cạnh tranh không phải là không có rủi ro. Xu hướng phát triển sẽ không đi
vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản
phẩm với mì gói, mì ly, mì tô, mì không chiên, mì tươi. Ngành công nghiệp
sản xuất mì gói ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều doanh nghiệp tham
gia, bao gồm cả các tập đoàn mì ăn liền của nước ngoài.

Hiện tại, ngành chế biến thực phẩm đang phải đối mặt với hai thử
thách lớn. Luật an toàn vệ sinh thực phẩm đưa ra vào tháng 7/2011 phần nào
ảnh hưởng tới các đơn vị sản xuất trong ngành, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải đầu tư nhiều hơn vào quy trình kiểm soát chất lượng.
Cơ sở hạ tầng hiện nay nói chung vẫn đang trên đà phát triển nên các
doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn lớn trong việc đầu tư xây dựng và mở
rộng quy mô sản xuất. Nguyên liệu chính sản xuất là bột mì phải nhập khẩu,
nên sự điều tiết giá cả phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan của
môi trường.
Bên cạnh đó ngành mì ăn liền phụ thuộc vào các ngành hàng khác như
dầu ăn, gia vị, bao bì… nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ tạo nên sự

biến động lớn cho ngành mì ăn liền.Trong khi đó, để ổn định được giá thành
sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, ngoài việc phải không ngừng đầu tư các dây
chuyền sản xuất hiện đại thì định mức hao hụt trong tất cả khâu phải duy trì
ở mức dưới 1%.

×