Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI, BẢO VỆ MẬU DỊCH VÀ MỐI QUAN HỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.57 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬNMôn : kinh tế quốc tế
Đề tài:
XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI, BẢO VỆ
MẬU DỊCH VÀ MỐI QUAN HỆ
Giáo viên hướng dẫn:
Lời mở đầu
Thế giới hiện nay đang phát triển với xu hướng quốc tế hóa mọi mặt, trong đó có cả kinh tế.Vấn
đề hợp tác kinh tế là tất yếu đối với mọi quốc gia. Việc hợp tác góp phần quan trọng cho sự phát
triển kinh tế , nó đem đến nhiều cơ hội lớn cho các nước nhưng cũng đem lại không ít thách
thức. Thế nên bài toán đặt ra là mỗi quốc gia phải tìm cho mình những chính sách, con đường
phát triển thương mại kinh tế phù hợp nhằm đảm bảo một nền kinh tế phát triển vững mạnh. Hai
xu hướng hiện nay chi phối quyết định chính sách của các nước là bảo hộ mậu dịch và tự do hóa
thương mại.
Bài tiểu luận này thực hiện với mục đích phân tích cho các bạn sinh viên kinh tế- những nhà kinh
tế tương lai, có cái nhìn rõ hơn về hai xu hương phát triển kinh tế hiện nay của thế giới.
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu:phân tích,trình bày, tổng hợp, so sánh, số liệu…
Đối tượng nghiên cứu là chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam và các quốc gia trên thế
giới trong phạm vi thời gian từ lúc thế giới phát triển xu hướng kinh tế mở, khoảng giữa thế ky
XX.
Bố cục bài tiểu luận bao gồm 5 phần : lời mở đầu nêu vấn đề chung, phần một hai và ba lần
lượt trình bày xu hướng tự do hóa thương mại, bảo hộ mậu dịch cùng mối quan hệ giữa hai xu
hướng, phần cuối là tổng kêt và bài học.
I/ Xu hướng tự do hóa thương mại
Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng mềm hóa sự can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh
vực buôn bán quốc tế.
Nội dung của tự do hóa thương mại: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước
giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ thương mại
quốc tế.
Nguyên nhân:
- Qúa trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới ngày càng tăng
- Sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu


- Vai trò của các công ty đa quốc gia ngày càng tăng
- Tự do hóa thương mại đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia
- Tự do hóa thương mại phù hợp với xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại.
Liên hệ với Việt Nam xu hướng tự do hóa thương mại
+ Trong AFTA: Việt Nam gia nhập AFTA ngày 25/7/2005 và tuy nhiên việc cắt giảm thuế quan
được tiến hành năm 1996 phấn đấu về cơ bản đưa mức thuế xuống còn 0-5% vào năm 2005 đối
với các mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN và đạt 100% số dòng thuế ở mức 0% vào năm 2005.
+ 2010 Việt Nam áp dụng mức thuế suất 0-5% cho khoảng 99% số dòng thuế trong đó 57% số
dòng thuế có mức thuế suất CEPT là 0%. Năm 2010 cũng được xem là năm quan trọng trong quá
trình tiến tới một thị trường tự do lưu chuyển hàng hóa vì các nước ASEAN-6 (Brunei,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) đã hoàn thành việc xóa bỏ hàng rào
thuế quan.
+ Trong WTO:
- Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất khoảng 3800 dòng thuế (chiếm 34,5% số dòng của biểu thuế)
ràng buộc theo mức thuế trần cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3170 dòng thuế chiếm 30%
chủ yếu là các mặt hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải.
- Một số mặt hàng đang có thuế suất cao sẽ được cắt giảm sau khi gia nhập. VD: dệt may, cá và
sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện tử.
- Đối với nông nghiệp: mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% sẽ là
cắt giảm cuối cùng.
- Trong công nghiệp: Cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối
cùng là 12,6%. So sánh với mức MFN bình quân của công nghiệp hiện nay là 16,6% thfi mức cắt
giảm đi sẽ là 23,9%.
Mục đích:
- Xét trên bình diện quốc tế:
+ Hàng hóa sản xuất ra có chất lượng cao hơn, giá thành hạ.
+ Sử dụng các nguồn lực tự nhiên có hiệu quả hơn.
- Xét trên bình diện quốc gia:
+ Phát huy lợi thế so sánh của đất nước
+ Mở rộng thị trường thúc đẩy xuất khẩu

+ Nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế
Sau khi Việt Nam tham gia TPP:
- Nhìn vào các thành viên hiện nay của TPP thì Mỹ là đối tác chiến lược quan trọng nhất. Mỹ là
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ bình quân 3 năm
(2010 - 2012) đạt 17 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 17,5%. Nếu Việt Nam không
tham gia TPP thì khả năng thiết lập một FTA song phương với Mỹ là vô cùng khó khăn.
-Nhìn chung, mức thuế suất bình quân của Mỹ không cao, khoảng 4%, do vậy trừ những mặt
hàng có thuế cao như dệt may, giày dép thì đại đa số đều có thuế suất thấp, trong đó có thủy sản
cũng là một trong những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam.
-Tuy nhiên, ngành thủy sản nói riêng và nông nghiệp nói chung khi xuất khẩu vào Mỹ thì thuế
nhập khẩu lại không phải là rào cản chính mà là các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).
Bài học về quả thanh long là một minh chứng.Kể cả khi vượt qua được các yêu cầu SPS này thì
rất nhiều mặt hàng nông thủy sản của ta đã và đang phải đối mặt với thuế chống bán phá giá và
thuế trợ cấp mà chính quyền Mỹ áp dụng. Việc con tôm “cõng” trên mình hai loại thuế, thuế
chống phá giá áp dụng cho một số doanh nghiệp lên tới 27,5% và thuế chống trợ cấp 5 - 7% thì
khả năng giữ được thị trường sẽ rất khó.
-Bên cạnh những cơ hội về nhập khẩu hàng có chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn thay thế cho nguồn
hàng từ các nước có trình độ công nghệ thấp hơn như ASEAN, Trung Quốc, thì các doanh
nghiệp sẽ phải đối mặt với việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan từ mức bình quân 11,7% hiện nay
-Năm 1992, Việt Nam xuất khẩu giày dép đạt giá trị 5 triệu USD, 10 năm sau con số này đã gấp
gần 400 lần, lên đến 1,95 tỷ USD và năm 2012 đạt 7,26 tỷ USD
-Trong số các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, chủ lực của Việt Nam thì dệt may đứng đầu, tiếp
đến là giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt tương ứng
7,5 tỷ USD, 2,3 tỷ USD, 1,8 tỷ USD và 1,2 tỷ USD. Nếu Mỹ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các
mặt hàng này thì đây sẽ là lợi thế vô cùng lớn, (dệt may và giày dép là những nhóm mặt hàng
Mỹ đang áp dụng thuế rất cao (12 - 48%).
Biện pháp:
- Ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương
- Tham gia vào khu vực mậu dịch tự do và WTO
- Chủ động xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan và phi thuế quan theo các cam kết

- Điều chỉnh các chính sách hỗ trợ XNK như chính sách về đầu tư, tín dụng theo chiều nới lỏng sự
can thiệp của Nhà nước
- Hoàn thành các thể chế thương mại phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
Việt Nam đã tham gia rất nhiều tổ chức thương mại quốc tế. VD: WTO, AFTA, ASEAN……
Các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang tham gia đàm phán:
- Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA):
Sau 4 năm đàm phán, Hiệp định BTA đã hai nước ký kết vào ngày 13/7/2000 (hiệu lực năm từ
ngày 11/12/2001). Được đàm phán trên cơ sở các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), Hiệp định này không chỉ đề cập tới thương mại hàng hóa, mà còn chứa đựng cả những
điều khoản về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư. Sau hơn 8 năm thực hiện,
Hiệp định đã góp phần tích cực mở rộng trao đổi thương mại song phương.Đối với Việt Nam,
quá trình thực thi BTA là quá trình tập dượt quan trọng giúp nước ta có thêm kinh nghiệm và tự
tin trong việc tham gia đầy đủ hơn vào hệ thống thương mại đa phương.
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (JVEPA):
Trải qua 9 phiên đàm phán chính thức, Hiệp định JVEPA đã được hai bên ký kết tại Tokyo ngày
25/12/2008. Hiệp định JVEPA là một hiệp định toàn diện với 14 chương, 129 điều và 7 phụ lục
quy định về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua
sắm chính phủ và các lĩnh vực hợp tác kinh tế. Việc ký kết Hiệp định sẽ giúp tăng cường mối
quan hệ kinh tế - thương mại song phương, đồng thời tạo khung khổ pháp lý cho các nhà đầu tư
hai nước. Đến nay, Hiệp định đã được cơ quan có thẩm quyền của hai nước phê duyệt.
- Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ (TIFA)
- Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam – Chilê
- Hiệp định Đầu tư Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BIT)
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP
WTO là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Trở thành thành viên của tổ chức này là chúng ta
đã được “chơi” trong “sân chơi chung” với một “luật chơi chung” bình đẳng và công bằng với
các nước phát triển - những khách hàng lớn và khó tính. Gia nhập WTO, những hàng rào thuế
quan trong thương mại dần được dỡ bỏ sẽ đem lại cho chúng ta nhiều thuận lợi trong việc đưa
hàng hoá có sức cạnh tranh cao thâm nhập vào thị trường thế giới, nhưng cũng sẽ có vô vàn khó
khăn nếu các ngành sản xuất trong nước không kịp thời thích ứng. Vì vậy, chúng ta cần có một

cơ chế đồng bộ, hoàn thiện, để vừa bảo hộ được nền thương mại hàng hoá trong nước lại vừa phù
hợp với khuôn khổ của WTO
II/ Xu hướng bảo hộ mậu dịch
-Bảo hộ mậu dịch là việc nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế bớt các nguồn
hàng xuất nhập khẩu từ thị trường thế giới vào trong nước.
-Đặc điểm của xu hướng này là nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế để hạn chế
hàng hóa nhập khẩu, nâng đỡ nền sản xuất trong nước.
-Nhà nước sẽ áp dụng các chính sách này khi nhận thấy tác động tiêu cực của việc nhập khẩu
hàng hóa mang lại lớn hơn là những lợi ích từ đó.
Ưu điểm:
- Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
- Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường
nội địa.
- Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước ngoài.
- Giúp điều tiết cán cân thanh toán của quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của
mỗi nước.
4. Nhược điểm: Nếu bảo hộ thị trường nội địa quá chặt chẽ sẽ:
- Làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập kinh tế của một
nước đi ngược lại xu thế của thời đại ngày nay là quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu.
- Tạo điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là
mứcï bảo hộ kinh tế ngày càng cao, càng làm cho sức cạnh tranh của cá c ngành không còn linh
hoạt, hoạt động kinh doanh và đầu tư không mang lại hiệu quả. Đây sẽ là nguy cơ cho sự phá sản
trong tương lai của các ngành sản xuất trong nước nếu quốc gia này phải chịu áp lực cạnh tranh
trên thị trường thế giới và yêu cầu giảm hàng rào thuế quan khi gia nhập WTO hoặc các khu vực
mậu dịch tự do trên thế giới.
- Người tiêu dùng bị thiệt hại như hàng hóa kém đa dạng, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng
hóa kém cải tiến, giá cả hàng hóa đắt
*Chống bảo hộ mậu dịch
Chống bảo hộ mậu dịch đã và đang được các tổ chức ban ngành quốc tế và nhiều quốc gia quan
tâm và có nhiều tranh cãi trong việc tìm các biện pháp giải quyết, nhằm hạn chế những trở ngại

trên thị trường quốc tế.
Ngày 14/02/2009, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các thành viên
nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) nhóm họp tại Roma, Italy, với trọng tâm
là soạn thảo những quy định chung đối phó với khủng hoảng kinh tế và đấu tranh chống những
quyết định bảo hộ mậu dịch.
Ngày 06/10/2013, các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
– Thái Bình Dương (APEC) tại Bali (Indonesia) nhận định việc chống chủ nghĩa bảo hộ và thúc
đẩy các cải cách khó khăn đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn
cầu. Theo ông Yudhoyono – Tổng thống Indonesia, cộng đồng doanh nghiệp cần ngăn chặn các
chính sách mang tính chất bảo hộ mậu dịch; tăng cường đầu tư, duy trì tăng trưởng và tạo việc
làm trong khu vực; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tăng cường kết nối; bảo đảm tăng
trưởng bền vững và công bằng; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tư nhân; bảo đảm ổn
định tài chính; phát triển cho tất cả, trong đó có mạng lưới an sinh xã hội cho mọi người dân;
tăng cường sự hợp tác và đối thoại.
Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng các doanh nghiệp nên khuyến khích
chính phủ hạn chế rào cản thương mại thay vì yêu cầu những biện pháp bảo vệ ngành công
nghiệp của mình trước sự cạnh tranh từ bên ngoài.
***Vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa giữa Việt Namvà Hoa Kỳ
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ từ năm 1996. Năm 1998, sản phẩm cá da
trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 tấn, thì đến năm 2000,
lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3. 000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8.
000 tấn. Sản phẩm cá tra, cá basa philờ do Việt Namsản xuất được người tiêu dùng Hoa Kỳ đặc
biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ. Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam
bước đầu đặt chân được vào thị trường Hoa Kỳ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã
thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam.
Luận điểm chính của CFA để chống việc nhập khẩu cá tra và basa Việt Nam vào Hoa Kỳ đó là:
¨ Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng trị giá catfish bán ra của
các nhà nông nghiệp Hoa Kỳ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD
năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam thường có giá rẻ hơn từ 0, 008 đến 1 USD/ pound (1 pound
tương đương khoảng 0,454kg).

¨ CFA cho rằng cá da trơn Việt Nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ, làm cho giá cá của Hoa Kỳ
cũng giảm theo.
¨ Thêm nữa, họ nói rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm, không đảm bảo
chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Phía CFA yêu cầu sản phẩm cá da trơn
không được gọi là catfish, vì như vậy là vô hình chung ăn theo uy tín của cá nheo Hoa Kỳ, cái uy
tín mà họ mất nhiều năm trời và đổ bao tiền của mới tạo dựng được.
*Nhiều chính sách bảo hộ được đưa ra có khi còn bởi tác động của chính trị:
Không còn chỉ hù dọa hay dùng đòn « giơ cao, đánh khẽ », Washington và Bruxelles tăng cường
các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga sau vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ hôm 17/07/2014. Luật
“Hành động ủng hộ tự do tại Ukraine” đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua, theo đó cho
phép chính phủ của Tổng thống Obama áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào các công
ty năng lượng và quốc phòng của Nga để trừng phạt đối với sự tiếp tục can dự của Nga vào cuộc
nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Luật này cũng cho phép ông Obama cung cấp viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD cho
Ukraine, với các vũ khí chống tăng và thiết giáp có trong danh mục. Nga đã có những phản ứng
gay gắt để đáp trả trên phương diện kinh tế.với lĩnh vực nông và thực phẩm, như vậy là trong
vòng một năm tới, từ thịt bò, thịt heo đến gia cầm, hải sản, sữa, rau quả của các nước phương
Tây, trên nguyên tắc, sẽ vắng bóng trên các quầy hàng ở Nga. Ukraina không có tên trong danh
sách đen của Nga, nhưng từ nhiều tuần lễ trước, Cơ quan Y tế của Nga Rosselkhoznadzor đã cấm
vận từ khoai tây đến đậu nành, đồ hộp, sữa Ukraina. Chính phủ Nga viện cớ « an toàn thực phẩm
» để giải thích cho các hành động nói trên. Đối với thịt heo nhập từ châu Âu, từ tháng 1/2014,
Nga nêu ra lý do « lợn rừng » châu Âu bị nhiễm vi khuẩn. Một nhà bình luận phương Tây hóm
hỉnh cho rằng, điện Kremli không phân biệt được hai loài heo với lợn rừng.
Vừa qua, Matxcơva lại nêu ra lý do dịch bò dại bùng phát ở một số vùng tại Roumanie để « giới
hạn » việc mua bán với quốc gia này. Tương tự như vậy nào là dịch « cừu, bò bị sốt » ở nhiều
tỉnh thành từ Ý đến Hy Lạp, Bulgarie … gây lo ngại cho các giới chức y tế Nga. Táo của Ba Lan
thì bị đưa vào danh sách « không có giấy chứng nhận hợp lệ » để được đến tay người tiêu dùng

Vấn đề đặt ra Nga cần nhập khẩu nông và thực phẩm để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ cho gần 150
triệu dân.Từ khoai tây đến cà chua, từ thịt cá đến chuối, sữa, Nga đều phải nhập từ châu Âu, nhất

là kể từ khi đã cấm vận hàng của Ukraina.
Từ tháng Giêng đến tháng 5/2014 Nga đã nhập vào 12,6 tỷ euro nông phẩm, lương thực của châu
Âu và chỉ xuất sang thị trường này chưa đầy 5 tỷ. Nói cách khác, trong lĩnh vực nông nghiệp,
cán cân thương mại nghiêng về phía Châu Âu. Trước khi nổ ra khủng hoảng Ukraina, quốc gia
đông Âu này cùng với Brazil, Đức Hà Lan là những nhà cung cấp thực phẩm quan trọng nhất của
nước Nga. Nga phải nhập đến 35 % lương thực thực phẩm. Theo thống kê của viện Eurostat, 10
% nông phẩm của Liên Hiệp Châu Âu là để xuất khẩu sang thị trường Nga. Doanh thu hàng năm
với đối tác này, chỉ riêng ngành nông phẩm chế biến và nông phẩm tươi, đem về hàng năm 12 tỷ
euro cho 28 nước thành viên của Liên Hiệp.
Năm 2012 chẳng hạn, Pháp bán 26 triệu euro rau quả sang Nga. Tổng kim ngạch xuất khẩu
nông phẩm Pháp qua thị trường này trong năm 2013 lên tới 1,7 tỷ euro. Các nhà sản xuất của
Pháp lo ngại, châu Á và Nam Mỹ sẽ lợi dụng chỗ trống để chen chân vào thị trường với gần 150
triệu dân này và nhất là sau này, sẽ khó để chinh phục lại thị trường của Nga.
Hệ quả trực tiếp là những doanh nghiệp của Pháp cần được cấp vốn bị bó tay. Các doanh nhân
Pháp tại Nga ý thức được vấn đề địa chính trị cũng như về khủng hoảng Ukraina nhưng họ khá
lo ngại cho các hoạt động kinh tế của mình trên lãnh thổ Nga.Nga là một thị trường hết sức quan
trọng đối với Liên Hiệp Châu Âu.50 % trao đổi mậu dịch của Nga là để bán cho châu Âu. Do
vậy chính sách trừng phạt kinh tế Nga của Bruxelles ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh
tế và thương mại của châu Âu. Nói cách khác, châu Âu phần nào tự trừng phạt chính mình.Theo
tôi thì đây là một thất bại của ngành ngoại giao.
Ngân hàng Thế giới cho biết đối với các quốc gia đang phát triển đã giảm bớt rào cản thương
mại, mức thu nhập bình quân đầu người thực tế đã tăng nhanh xấp xỉ ba lần (5% một năm) trong
khi các quốc gia đang phát triển khác chỉ đạt 1,4% trong thập niên 1990.
III/ Mối quan hệ giữa hai xu hướng
Hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng gây nên tác động ngược chiều nhau đến hoạt động
thương mại quốc tế.Nhưng chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất với nhau,sự thống
nhất giữa hai mặt đối lập.
Trong thực tế,hai xu hướng này song song tồn tại và được sử dụng kết hợp nhau.
Về mặt lịch sử, chưa khi nào có tự do hóa thương mại một cách hoàn toàn đầy đủ mà trái lại
cũng không khi nào lại có bảo hộ mậu dịch quá dày đặc. Trong đó, xu hướng bảo hộ mậu dịch

thường được điều chỉnh giảm dần, đồng thời tự do hóa thương mại ngày càng được gia tăng, các
công cụ biện pháp bảo hộ mậu dịch được dịch chuyển dần từ thếu quan sang tiêu chuẩn ky thuật,
chính sách chống bán phá giá, chống độc quyền…hai xu hướng này tạo tiền đề cho nhau cùng
tồn tại.
Ví dụ:
 Để bảo hộ nền công nghiệp sản xuất chế tạo vật liệu máy móc còn non trẻ thì nhà nước đã đưa ra
mức thuế khá cao với loại mặt hàng nhập khẩu này. Tuy nhiên, những nghành công nghiệp như
dệt may,thực phẩm trong nước lại chủ yếu sử dụng nguồn vật liệu máy móc nước ngoài vì chúng
đáp ứng yêu cầu về công nghệ hiện đại. Bởi sức ép từ thuế nhập khẩu thường từ 45% đến 80%
nên chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng cao, làm đẩy giá bán lên cao. Với các đối tác
trong tổ chức WTO thì bởi các quyết định về thuế quan làm cho mức thuế thấp hơn và tới 2018
sẽ đạt 0%. Đây là nguy cơ thách thức to lớn cho nền công nghiệp của việt nam ta.
 Thị trường bia ở Việt Nam:
Hiện nay, Việt Nam có 2 doanh nghiệp là Tổng công ty Bia Sài Gòn ( Sabeco) và Tổng công ty
Bia Hà Nội ( Habeco) nắm giữ khoảng 2/3 thị phần. Lợi thế của các công ty bia nội chính là sự
có mặt lâu đời và đã đi sâu vào tiềm thức người dân đã giúp các công ty này có chỗ đứng và
đánh bại những đối thủ yếu kém. Tuy nhiên, với những đối thủ tên tuổi tầm cỡ như Sapporo của
Nhật, Abinbev của Mỹ thì vẫn luôn là một thách thức với hãng bia trong nước. Hiện tại, tất cả
các hãng bia nội đều nằm ở phân khúc bình dân, phù hợp với túi tiền và nhu cầu của đa phần
người dân Việt Nam có thu nhập thấp. Tuy nhiên, khi đời sống nâng cao, nhiều người sẽ chuyển
sang dùng bia cao cấp thì bia nội địa sẽ mất dần thị phần. Hơn nữa nếu những hãng bia ngoại đó
hạ giá, bán rẻ gần bằng bia nội thì người tiêu dùng sẵn sàng uống bia ngoại thay bia nội vì ưu thế
chất lương đang nghiêng về bia ngoại hơn. Nhìn vào toàn cảnh ngành ia VIệt Nam, có thể thấy
không có một công ty nào có sản phẩm đứng vào phân khúc bia cao cấp, có thể cạnh tranh với
những tên tuổi lớn ở nước ngoài . Chính vì thế trong tương lai không xa, các thương hiệu Việt
chịu lép vế là hệ quả tất yếu
 Do đó đối với mặt hàng bia, năm 2008, thực hiện yêu cầu gia nhập WTO, Quốc hội đã thông qua
luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) số 27/2008/QH12 qui định áp dụng thống nhất một mức thuế
suất đối với tất cả các loại bia 45% từ ngày 1/1/2010 đến 31/12/2012 và 50% từ ngày 1/1/2013.
Việc thống nhất mức thuế suất, qua đó điều chỉnh giảm thuế suất đối với bia chai từ 75% xuống

45%-50% là nhằm hỗ trợ ngành bia, nhất là cơ sở sản xuất bia nhỏ của địa phương tái cơ cấu sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh qua đó góp phần tạo công ăn việc làm
cho địa phương. Qua 5 năm thực hiện, trên cả nước đã hình thành mạng lưới cơ sở sản xuất, gia
công bia tại các địa phương, tạo cơ sở vững chắc cho ngành bia.
 Khi Việt Nam gia nhập vào TPP – hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, sẽ có rất nhiều cơ
hội ẩn trong thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Tác động tổng thể của TPP đối với nên
kinh tế Việt Nam thì đó chính là một bước nhảy vọt trong các lĩnh vực như: phát triển kinh tế và
đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi trong thương mại, mở cửa thị trường…tuy nhiên nó cũng
không có nghĩa là đúng với mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Việt Nam sẽ phải mở cửa mạnh hơn
nên sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ, những doanh nghiệp kém cạnh
tranh sẽ phải giảm sản xuất hoặc phá sản.
Hiệp đinh TPP sẽ làm cho Hoa Kỳ mở rộng với hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam, đặc biệt là dệt may và da giày hai ngành có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong
thị trường Hoa Kì. Việc áp dụng quy tắc xuất xứ từ sợi trong TPP sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư
vào ngành công nghiệp dệt giúp tạo ra nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm may mặc có thể
được xuất sang thị trường Hoa Kì với mức thuế nhập khẩu bằng 0%. Khi tham gia vào TPP, Việt
Nam sẽ có lợi thế trong kêu gọi đầu tư đặc biệt là khâu kéo sợi và dệt vải. Không nên xem rào
cản về nguyên tắc xuất xứ tính từ sợi trở đi trong TPP là thách thức bởi chính rào cản này sẽ kích
thích các doanh nghiệp đầu tư vào khâu mà chúng ta còn yếu. Khi tham gia TPP,
việc phải cam kết giảm thuế đối với các nước đối tác TPP dự kiến sẽ gây ra 2 bất lợi trực tiếp đối
với Việt Nam bao gồm giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu và cạnh tranh trong nước
gay gắt hơn do Việt Nam vẫn còn là thị trường tương đối đóng với nhiều nhóm mặt hàng giữ
mức thuế MFN cao. TPP cũng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hiểu những luật chơi khi thị
trường mở rộng đáng kể nhất là thị trường Hoa Kì, khi thuế suất được cam kết giảm sẽ tạo cơ hội
cho những ngành như đồ gỗ, linh kiện lắp ráp, da giày, dệt may xuất khẩu… Nhưng ngược lại,
Việt Nam cũng mở cửa cho các nước nội khối những ngành từng được bảo hộ cao ở Viêt Nam
như ngành lắp ráp ô tô chắc chắn sẽ gặp khó khan. Ngành chăn nuôi, sản phẩm của họ tiên tiến
hơn, chất lượng tốt hơn, khi thuế quan giảm sản phẩm nội địa ở nước ta sẽ bị thách thức.  Do
vậy, nhà nước cần đặc biết chú trọng các chính sách hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực bị tác động
nhiều nhất. Như ngành dệt may, cần chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ để giảm nhập

nguyên liệu từ Trung Quốc; với các ngành nuôi trồng thủy sản cần tăng cường năng lực để nâng
cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường Mỹ; với khu vực doanh nghiệp
Nhà nước, cần có phương án hỗ trợ bảo hiểm, đào tạo nghề cho người mất việc làm…
 Với việc tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN, Việt Nam đã có rất nhiều thuận lợi, mở ra
cơ hội lớn cho nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại. Tuy nhiên Việt Nam cũng
buộc phải ký kết các Hiệp định thương mại tự do ASEAN với nhiều nước khác và phải nhanh
chóng hạ thấp thuế nhập khẩu đối với các nền kinh tế đã cam kết trong đó có Trung Quốc – là
nước có nền kinh tế cạnh trang với nước ta chứ ít bổ sung với ta. Kết quả là toàn bộ nền kinh tế
đã được chuẩn bị không đầy đủ trước những đối thủ cạnh tranh trong điều kiện các hàng rào bảo
hộ đã sớm bị thảo bỏ. Đặc biệt là tiến trình cắt giảm thuế với Trung Quốc , phần lớn hàng hóa
Trung Quốc vào Việt Nam sẽ chỉ còn thuế từ 0- 5 % vào 2015 tạo điều kiện cho các sản phẩm
của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam dẫn đến thâm hụt thương mại và gây sức ép quá
lơn đối với nền công nghiệp non trẻ của Việt Nam. Nhà nước, các doanh nghiệp cũng đã và đang
quan tâm đến những mặt hàng của Trung Quốc đang bán phá giá tại Việt Nam, bởi hệ thống pháp
luật Việt Nam hiện hành về chống bán phá giá nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các vụ
khởi kiện yêu cầu các biện pháp chống bán phá giá để đối phó với hàng hóa của Trung Quốc
nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam gây thiệt hại cho nền kinh tế trong nước.
 Thị trường dệt may tại Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm giai đoạn 2008-2013, Việt Nam là một trong
những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhấtthế giới. Năm 2013, dệt may là
ngành xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước với giá trị đạt 17,9 tỷ USD. Tuy nhiên,ngành dệt may nước ta
vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do chủ yếu sản xuất
xuất khẩu gia công theo phương thức CMT. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa
phát triển là một trong những thách thức lớn trong việc khai thác những lợi ích từ các Hiệp định
thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam được kỳ vọng sẽ thông qua trong thời gian tới.
 Tham gia TPP được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặt nhiều kì vọng khi mở ra cơ hội tăng
rưởng xuất khẩu,tăng giá trị gia tăng của sản phẩm-một cú hích mới cho các doanh nghiệp phát
triển cả về số lượng lẫn chất lượng.Khi TPP có hiệu lực,về cơ bản tất cả các loại hang hóa xuất
nhập khẩu của các nước thành viên sẽ được ưu đãi thuế quan,trong dài hạn thuế quan có khả
năng về mức 0%.Đây là cơ hội giúp hàng dệt may trong nước có khả năng cạnh tranh cao hơn

một số nước xuất hẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới nhưng không phải là thành viên TPP.
 Tham gia TPP, hàng hóa Việt Nam có cơ hội thâm nhập các thị trường xuất khẩu lớn mạnh hơn,
do thuế thấp hơn. Theo đó, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mạnh hơn các nước
trong khu vực. Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc, ASEAN sẽ tăng cường đầu
tư vào Việt Nam để tận dụng ưu thế thành viên TPP của Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng,
đây là lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ TPP. Bên cạnh đó, ngay trong các thành viên
TPP cũng có nhiều quốc gia là đối tác đầu tư quan trọng, có khả năng bổ sung cao cho nền kinh
tếViệt Nam như: Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore Khi TPP có hiệu lực, hiệp định này
cũng giúp thúc đẩy, gia tăng đầu tư của các nước nói trên vào Việt Nam, đặc biệt trong một số
lĩnh vực Việt Nam mong muốn như phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ của
các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào
chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
 Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, cơ hội triển khai chủ trương tích cực,
chủ động hội nhập quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã đề ra. Hiệp định này cũng
giúp Việt Nam tăng cường quan hệ nhiều mặt với các đối tác quốc tế trong khu vực châu Á-Thái
Bình, trong đó có nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung, như:
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Việc tham gia TPP với nhiều điều khoản, mức độ yêu cầu cao về tự
do hóa thương mại, thị trường sản phẩm, dịch vụ, môi trường…cũng chứng tỏ quyết tâm và cam
kết cải cách, đổi mới mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam. Qua đó, làm tăng sức hấp dẫn của thị
trường Việt Nam nói riêng và uy tín của Việt Nam nói chung đối với các nhà đầu tư, cộng đồng
quốc tế; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam.
Việc thi hành các chế độ quan thuế, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp chính sách mậu
dịch khác hầu hết là nhằm bảo vệ thu nhập của các nhóm lợi ích đặc biệt Các nhà kinh tế học
thường lập luận rằng, bảo hộ mậu dịch sẽ giảm phúc lợi quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, có một
số cơ sở lý thuyết cho thấy rằng các chính sách mậu dịch tích cực đôi khi có thể làm tăng phúc
lợi của quốc gia nói chung. Bởi vì, theo biểu đồ dưới đối với một nước lớn, thuế quan sẽ làm
giảm giá hàng nhập khẩu ở nước ngoài, tạo ra một khoản lợi. Nếu đem so sánh với giá phải trả
do thi hành thuế quan là làm lệch lạc các khuyến khích đối với sản xuất và tiêu dùng, có khả
năng, trong một số trường hợp, lợi ích về điều kiện mậu dịch của thuế quan lại lớn hơn cái giá
phải trả. Với mộtü mức độ thuế quan đủ thấp, thì lợi ích về điều kiện mậu dịch sẽ phải lớn hơn

cái giá phải trả. Đối với một nước lớn, tỷ suất thuế quan thấp, phúc lợi sẽ cao hơn khi thi hành
mậu dịch tự do. Và sẽ tồn tại một mức thuế quan t
0
tối ưu, tại đó, lợi ích biên do điều kiện mậu
dịch được cải thiện bằng tổn thất hiệu năng biên do sự lệch lạc trong sản xuất và tiêu dùng. Với
mức thuế suất khác lớn hơn t
0
, phúc lợi quốc gia sẽ đi xuống.
Tóm lại, chính vì cả chính sách tự do mậu dịch và chính sách bảo hộ mậu dịch đều có những
ưu điểm và nhược điểm cho nên không một nước nào trên thế giới thi hành chính sách này hay
chính sách khác một cách tuyệt đối mà sẽ duy trì chính sách mậu dịch tự do trong một số ngành
hàng đối với một số thị trường trong một thời gian nhất định, còn một số ngành khác thi hành
chính sách bảo hộ mậu dịch (với mức độ khác nhau) trên những thị trường khác nhau.
Nước Tỷ lệ bảo hộ mậu dịch trung bình (%)
HPAEs 24
Các nước Châu Á khác 42
Nam Mỹ 46
Một số nước Châu Phi 34
IV/ Tổng kêt
Quyết định chính sách kinh tế vỉ mô về thương mại quốc tế là bài toán khó cho cả những quốc
gia đã phát triển hay đang phát triển. Việc lựa chọn xu hướng phát triển bảo hộ mậu dịch hay tự
do hóa thương mại là không cần thiết. Bởi đây là hai xu hướng không thể tách rời, chúng hỗ trợ
lẫn nhau. Mỗi quốc gia cần phải có sự phối hợp điều chỉnh phù hợp khi sử dụng các công cụ thực
hiện tự do thương mại hoặc bảo hộ mậu dịch. Việc quyết định đúng đắn hay sai lầm này có ảnh
hưởng rất lớn tới nền kinh tế quốc dân. Cần cân nhắc ky càng trước khi lợi dụng công cụ thương
mại quốc tế trong tác động tới chính trị, văn minh, nhân đạo.
*Đánh giá tinh thần tham gia và hiệu quả công việc của thành viên trong nhóm
Nguyễn Trang và Võ Trang: tìm hiểu phần I, khá hoàn thiện nhưng nộp bài chậm
Ngọc Diệp và Thu Hoài: tìm hiểu phần II, ví dụ đưa ra chưa phân tích, nộp bài đúng thời hạn
Phương Thảo và Đặng Liên: tìm hiểu phần III, tinh thần làm việc nhóm tốt

Nhật Sương: tìm hiểu phần III, hoàn thành, đánh máy, chỉnh sửa nội dung bản Word.

×