Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Trữ lượng khai thác nước ngầm vùng Hà Nội và giải pháp cấp nước cho thủ đô Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 77 trang )

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC
VÀ KĨ THUẬT VIỆT NAM



tuyÓn tËp b¸o c¸o héi th¶o khoa häc






















Hµ Néi, 3 - 2012

2




CƠ QUAN TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC
Chủ trì:
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Phối hợp:
1. Viện Công nghệ Nước & Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam
2. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
3. Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường
4. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước, Bộ TN&MT
5. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc
6. Hội Địa chất thủy văn Việt Nam
BAN BIÊN TẬP
1.

TS. Nguyễn Văn Túc
Trưởng BBT

2.

TS. Tống Ngọc Thanh
Phó BBT

3.

ThS. Triệu Đức Huy
Ủy viên

4.


ThS. Nguyễn Minh Lân
Ủy viên

5.

KS. Phạm Bá Quyền
Ủy viên

6.

KS. Đào Văn Dũng
Ủy viên

7.

KS. Lê Văn Mạnh
Ủy viên

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
 TS. Nguyễn Mạnh Đôn – Trưởng Ban KH – CN & Môi trường
Liên hiệp Hội Việt Nam
 TS. Nguyễn Văn Túc – Viện trưởng Viện CN Nước & Môi trường
Liên hiệp Hội Việt Nam
 PGS.TS. Đoàn Văn Cánh – Chủ tịch Hội ĐCTV Việt Nam
 TS. Tống Ngọc Thanh – Liên đoàn trưởng Liên đoàn QH & ĐT
Tài nguyên nước miền Bắc

3



Mục lục

STT Nội dung Trang
1
Nguồn nước ngầm của Hà Nội và giải pháp câp nước cho
thủ đô Hà Nội
GS.TSKH. Đặng Vũ Minh
4
2
Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp
cấp nước cho thủ đô Hà Nội
TS. Nguyễn Văn Túc
6
3
Điều kiện địa chất thủy văn và trữ lượng khai thác tiềm
năng nước dưới đất thành phố Hà Nội
PGS.TS. Đoàn Văn Cánh, TS. Tống Ngọc Thanh
19
4
Hiện trạng khai thác nước dưới đất thành phố Hà Nội
Th.S. Triệu Đức Huy, KS. Nguyễn Văn Tín
30
5
Một vài ý kiến về việc cấp nước của Hà Nội
PGS.TS. Phan Vĩnh Cẩn
43
6
Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và những vấn
đề cần giải quyết
GS.TS. Đặng Hữu Ơn

48
7
Cần khai thác tối đa trữ lượng cuốn theo từ sông Hồng để
cấp nước cho thủ đô Hà Nội
TS. Tô Văn Nhụ
53
8
Tiềm năng tài nguyên nước dưới đất thành phố Hà Nội và
đề xuất quy hoạch khai thác phục vụ cấp nước cho thành
phố đến năm 2030
PGS.TS. Phạm Quý Nhân, ThS. Nguyễn Văn Nghĩa
57
9
Danh sách đại biểu mời tham dự Hội thảo khoa học
70


4

NGUỒN NƯỚC NGẦM CỦA HÀ NỘI
VÀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI

(Lời đề dẫn giới thiệu cho Hội thảo khoa học "Trữ lượng khai thác nước ngầm
của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho Thủ đô Hà Nội" ngày 09 tháng 3 năm 2012)

Vấn đề cơ sở hạ tầng là một vấn đề rất quan trọng và đã được Hội nghị BCH
TW lần thứ 4 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam bàn thảo và ra Nghị quyết.
Ngày 18 tháng 11 năm 2011 Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội và Bộ Xây dựng
đã tổ chức Hội nghị chung thống nhất thực hiện "Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050" đã được Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tháng 7 năm 2011 sau khi TP. Hà Nội được mở rộng,
trong đó có Qui hoạch hạ tầng kĩ thuật nói chung và Qui hoạch tổng thể cấp nước
nói riêng của Thủ đô Hà Nội.
Trước đây, trong "Qui hoạch tổng thể phát triển cấp nước Hà Nội đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 50/2000/QĐ-TTg ngày 24/4/2000 đã khuyến cáo "Không sử dụng
nước ngầm, chỉ nghiên cứu sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đà".
Nhưng các nhà địa chất thủy văn Việt Nam lại không suy nghĩ như vậy và cho
rằng nguồn nước ngầm của Hà Nội rất phong phú, cần phải được điều tra thăm dò
đánh giá theo đúng các qui định hiện hành để đưa vào khai thác sử dụng phục vụ
các mục đích và nhu cầu xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, trong đó có sự
nghiệp cấp nước sạch.
Ngày 02/12/2011 TS. Nguyễn Văn Túc, Viện trưởng Viện Công nghệ Nước
và Môi trường thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - một nhà
khoa học địa chất thủy văn đã nhiều năm liên tục tham gia trực tiếp đóng góp vào sự
nghiệp nghiên cứu điều tra và khảo sát thăm dò đánh giá nguồn nước ngầm của Thủ
đô đã gửi Tờ trình về vấn đề "Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải
pháp cấp nước cho Thủ đô" tới Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ
Tài nguyên & Môi trường và Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam theo Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg
ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ, hôm nay ngày 09/3/2012 Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Trữ lượng khai thác
nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho Thủ đô Hà Nội".


5

Tham gia tổ chức Hội thảo khoa học này gồm các đơn vị:

1. Viện Công nghệ Nước & Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam.
2. Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội.
3. Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường.
4. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước, Bộ TN&MT.
5. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc.
6. Hội Địa chất thủy văn Việt Nam.
Các đại biểu đã được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
mời tham gia Hội thảo khoa học này gồm:
- Lãnh đạo các cấp của UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên &
Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam liên quan đến
lĩnh vực Tài nguyên nước và Môi trường.
- Các nhà quản lí, nhà khoa học và chuyên gia kĩ thuật của các cơ quan tổ
chức: qui hoạch và điều tra đánh giá tài nguyên nước; qui hoạch xây dựng; tư vấn
thiết kế về chuyên ngành nước và môi trường; nghiên cứu khoa học và giáo dục đào
tạo; khai thác sử dụng tài nguyên nước (các Công ty, Xí nghiệp nước sạch trên địa
bàn TP. Hà Nội và phụ cận)
- Các cơ quan phát thanh, truyền hình và thông tấn gồm: Đài truyền hình
Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội.
- Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương gồm: Báo Nhân dân, Báo
Lao động, Báo Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Hà Nội mới
- Các cơ quan thông tin và báo chí của TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài
nguyên & Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học & Kĩ thuật Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các vị đại biểu. Xin chúc sức khỏe các
quý vị đại biểu. Chúc Hội thảo khoa học thành công./.

GS.TSKH. Đặng Vũ Minh
Chủ tịch
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam






6

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN CN NƯỚC & MÔI TRƯỜNG

Số: 08/VNMT-TTr
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2011


TỜ TRÌNH
V/v: Vấn đề trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội
và giải pháp cấp nước cho Thủ đô Hà Nội

Kính gửi: - Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội
- Ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ xây dựng
- Ông Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & MT
Đồng kính gửi: Ông Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Đoàn chủ tịch
Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam
Ngày 18/11/2011 Lãnh đạo UBND TP Hà Nội và Bộ xây dựng đã tổ chức
Hội nghị chung thống nhất việc thực hiện Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt sau khi Hà Nội được mở rộng và lập các Qui hoạch chuyên ngành, trong đó
có Qui hoạch tổng thể cấp nước thủ đô Hà Nội.

Bởi vậy, với tư cách là Viện trưởng Viện Công nghệ Nước & Môi trường
thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam và là một nhà khoa học và chuyên gia
trong lĩnh vực Tài nguyên nước đã có 50 năm kinh nghiệm và nhiều năm liên tục
tham gia trực tiếp đóng góp vào nghiên cứu điều tra và khảo sát thăm dò đánh giá
nguồn nước ngầm của Thủ đô Hà Nội, từ công trình đầu tiên vào tháng 3-1963 là
khảo sát thăm dò nguồn nước ngầm để thiết kế xây dựng nhà máy nước Hạ Đình,
tiếp theo là vùng Vĩnh Yên - Phúc Yên - Xuân Hòa phục vụ cho chương trình "Thủ
đô mới" và những năm đầu 70 chủ yếu là các vùng Đông Anh - Sóc Sơn - Mê Linh -
Phúc Yên phục vụ chương trình "Hà Nội mở rộng" để phát triển Thành phố về phía
Bắc dựa vào Tam Đảo sau khi cầu Thăng Long được xây dựng, sau năm 1975 là
vùng Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây để phát triển Hà Nội về phía Tây dựa vào Ba
Vì sau khi quốc lộ 21 được Cu Ba giúp xây dựng, rồi đến những năm 80 là Chương
trình cấp nước Hà Nội - Phần Lan và những năm 90 là quá trình nghiên cứu hiện
trạng nhiễm bẩn trầm trọng nguồn nước ngầm ở những khu vực phía Nam TP Hà
Nội, từ đó đề xuất "Nguồn nước cấp cho Hà Nội và những khu vực phụ cận về phía

7

Tây ở thế kỷ 21" bằng nguồn nước mặt sông Đà v.v , tôi xin góp một số ý kiến về
vấn đề trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội và giải pháp cấp nước cho toàn
Thành phố khi lập Qui hoạch tổng thể cấp nước Thủ đô theo Qui hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 vừa mới được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội không phải chỉ có
700.000m
3
/ngày và khai thác hầu như đã cạn như các nhà tư vấn thiết kế về
cấp thoát nước và môi trường thuộc Bộ xây dựng đã lầm hiểu. Cụ thể:
- Các nhà tư vấn thiết kế VINACONEX thuộc Bộ xây dựng khi lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi "Dự án cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai -

Miếu Môn - Hà Đông - Hà Nộicông suất 600.000m
3
/ngày" theo Quyết định số
1285/CP-CN ngày 24/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã giải trình: "Tại khu vực
Hà Nội chỉ có thể khai thác được 700.000m
3
. Sau khi Dự án Nam dư - Cáo đỉnh,
Bắc Thăng Long đi vào vận hành theo đúng kế hoạch đầu tư, kể cả những điểm khai
thác nhỏ lẻ, thì trữ lượng khai thác nước ngầm đã được khai thác đến 2005 là
639.000m
3
, hầu như cạn" (trang 12).
Cũng trong Báo cáo này, khi trình bầy về nguồn nước ngầm các nhà tư vấn
thiết kế VINACONEX đã dẫn liệu: "Trên địa bàn Hà Nội, Hà Tây và Hòa Bình,
tổng trữ lượng nước ngầm có thể khai thác được chỉ khoảng 770.000m
3
/ngày và
hiện đã đang khai thác 705.000m
3
/ngày". Do vậy, "Nguồn nước ngầm được
khuyến cáo không nên khai thác thêm nữa" (trang 47).
- Còn các nhà tư vấn thiết kế của Công ty Nước và Môi trường Việt Nam
thuộc Bộ xây dựng - cơ quan tư vấn xây dựng đầu ngành về cấp thoát nước và môi
trường, khi lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Nhà máy nước sử
dụng nước mặt công suất giai đoạn I (2005) là 150.000m
3
/ngày tại huyện Từ Liêm
do Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội làm chủ đầu tư cũng đã giải trình: "Đối
với TP Hà Nội, hệ thống cấp nước hoàn toàn bằng nguồn nước ngầm vốn đã tồn tại
ngót một thế kỷ nay, nhưng do trữ lượng có hạn, giờ đây đã tỏ ra không còn khả

năng thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu dùng nước đang ngày càng tăng. Một trong
những hướng giải quyết bổ sung, đảm bảo cung cấp nước cho TP. Hà Nội lâu
dài, ổn định, đó là xây dựng dự án khai thác nguồn nước mặt từ sông
Hồng"(trang 1-2 TT).
Trong phần lựa chọn nguồn nước của Báo cáo này đã dẫn liệu: "Theo Quyết
định phê duyệt Qui hoạch chỉ đạo cấp nước Hà Nội đến năm 2010 của Thủ tướng

8

Chính phủ, tổng trữ lượng khai thác nước ngầm của phía Nam sông Hồng không
được vượt quá 700.000m
3
/ngày" (trang 9 - TT).
- Thậm chí, trong Qui hoạch tổng thể phát triển cấp nước Hà Nội đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 do Công ty tư vấn cấp thoát nước và môi trường
Việt Nam (Công ty Nước và Môi trường Việt Nam hiện nay) lập và đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 50/2000/QĐ-TTg ngày 24/4/2000
cũng đã khuyến cáo: "Không sử dụng nguồn nước ngầm, chỉ nghiên cứu sử dụng
nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đà".
Tóm lại, các nhà tư vấn thiết kế của các cơ quan tư vấn xây dựng đầu ngành về
cấp thoát nước và môi trường thuộc Bộ xây dựng đều quan niệm và hiểu rằng trữ
lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội là có hạn, chỉ khoảng 700.000m
3
/ngày
và khai thác hầu như đã cạn, nên việc xây dựng các nhà máy nước mặt sử dụng
nước sông Hồng và sông Đà là cần thiết. Thực tế không phải như vậy! Hiện nay
toàn TP. Hà Nội đang khai thác sử dụng: tập trung 669.000m
3
/ngày, đơn lẻ
312.726m

3
/ngày và nước sạch nông thôn 797.672m
3
/ngày,tổng cộng: 1.779.400
m
3
/ngày nước ngầm, nhưng vẫn không cạn.
Vậy con số trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội chỉ là
700.000m
3
/ngày được các nhà tư vấn thiết kế thuộc Bộ xây dựng dùng để giải
trình và dẫn liệu trong các Dự án xuất phát từ đâu?
Quyết định số 214/QĐ-HĐ ngày 03/8/1993 của Hội đồng xét duyệt trữ lượng
khoáng sản Nhà nước đã phê duyệt trữ lượng khai thác nước ngầm được thăm dò và
đánh giá cho vùng nội thành và ngoại vi (chứ không phải là của toàn vùng Hà Nội
cũ và cũng chỉ là của phần bờ Nam sông Hồng) như sau: cấp A + B là
734.000m
3
/ngày và cấp C1 + C2 là 1.873.000m
3
/ngày. Như vậy, tổng trữ lượng
khai thác tiềm năng nước ngầm của riêng phần bờ Nam (bờ phải) của sông Hồng
thuộc địa phận Hà Nội (cũ) và phụ cận đã là 2.607.000m
3
/ngày, chứ không phải là
chỉ có 734.000m
3
/ngày, như các nhà tư vấn thiết kế đã lầm hiểu.
Con số trữ lượng 734.000m
3

/ngày cấp A + B (cấp công nghiệp là cấp được
phép khai thác và thiết kế xây dựng các nhà máy nước theo qui định hiện hành) là
số trữ lượng khai thác nước ngầm được thăm dò và đánh giá đến thời điểm phê
duyệt trữ lượng (tháng 8-1993) của riêng phần nội thành cũ và ngoại vi thuộc bờ
phải sông Hồng, chứ không phải là của toàn vùng Hà Nội. Khi có nhu cầu khai thác
sử dụng nước ngầm nhiều hơn số trữ lượng cấp công nghiệp (A + B) đã được phê
duyệt là 734.000m
3
/ngày, thì phải tiến hành công tác điều tra thăm dò đánh giá bổ

9

sung để nâng cấp trữ lượng khai thác từ cấp tiềm năng (cấp C1 + C2) lên cấp công
nghiệp (cấp A + B) hoặc mở rộng vùng thăm dò để phục vụ qui hoạch xây dựng và
thiết kế xây dựng các nhà máy nước mới ở những diện tích cần mở rộng theo qui
hoạch. Như vậy, TP Hà Nội chỉ cần nâng cấp thêm 1/3 số trữ lượng cấp tiềm năng
C1 + C2 đã xác định (1.873.000m
3
/ngày) lên cấp công nghiệp A + B, thì đã sẽ có
thêm khoảng 600.000m
3
/ngày và lúc đó tổng trữ lượng khai thác nước ngầm cấp A
+ B của riêng phần bờ Nam (bờ phải) sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội đã là
1.300.000m
3
/ngày, thì hoàn toàn đáp ứng đủ mọi nhu cầu nước sạch tập trung của
TP Hà Nội trong nhiều chục năm tới, chứ không phải là "chỉ có hạn và hầu như
cạn".
Qui định phân cấp trữ lượng khai thác nước ngầm của ngành địa chất thủy văn
(ĐCTV) là như vậy. Nhưng các nhà tư vấn thiết kế về cấp thoát nước và môi trường

thuộc Bộ xây dựng đã hiểu không hết vấn đề, nên mới cho rằng trữ lượng khai thác
nước ngầm của Hà Nội chỉ có khoảng 700.000m
3
/ngày và khai thác hầu như đã cạn
và đã giải trình và dẫn liệu vào trong các bản thuyết minh của các Dự án cấp nước
của TP Hà Nội được phê duyệt và có tính chất pháp lí, làm cho một số người (cả
nhà quản lý lẫn nhà khoa học và chuyên gia kĩ thuật của các ngành khác nhau),
cũng hiểu lầm theo và cho rằng nguồn nước ngầm của Hà Nội đang bị khai thác cạn
kiệt và phải chuyển sang khai thác nước mặt.
2. Mực nước ngầm ở những vùng nằm sâu trong nội thành (Hạ Đình, Mai
Dịch) đã bị hạ thấp sâu, không phải do nguồn nước ngầm của Hà Nội đã bị
khai thác cạn kiệt, mà do thiết kế vị trí và công suất các NMN không hợp lý,
không phù hợp với điều kiện ĐCTV tại chỗ.
Hiện tại mực nước ngầm ở trung tâm một số bãi giếng (NMN) nằm sâu trong
vùng nội thành (Hạ Đình và Mai Dịch) đã bị hạ sâu, làm nhiều người lo lắng và cho
rằng nguồn nước ngầm Hà Nội đang bị khai thác cạn kiệt. Sở dĩ mực nước ngầm,
nhất là ở những vùng xa sông Hồng và nằm sâu trong nội thành đã bị hạ sâu như
vậy, đó là do vị trí các giếng khoan trong từng bãi giếng (NMN) nói riêng và vị trí
các bãi giếng trong vùng nội thành nói chung đã được thiết kế và bố trí không hợp
lí, quá gần nhau, không phù hợp với điều kiện ĐCTV tại chỗ.
Hà Nội đã có lịch sử khai thác nước ngầm hơn 100 năm, từ cuối thế kỉ 19 và
được bắt đầu bằng NMN Yên Phụ nằm bên bờ sông Hồng. Sau đó, Thành phố phát
triển đến đâu, thì các NMN được xây dựng theo đến đó. Do trước đây, khi nhu cầu
dùng nước của Hà Nội còn ít và qui mô Thành phố còn nhỏ, thì việc bố trí như vậy
là hợp lí. Nhưng khi qui mô Thành phố ngày càng được mở rộng và phát triển dần

10

về phía Tây, thì nhu cầu dùng nước cũng được tăng lên và các bãi giếng (NMN)
cũng được phát triển theo và ngày càng xa sông Hồng - nguồn bổ cấp chính cho

nguồn nước ngầm của toàn Thành phố. Khi nhu cầu dùng nước được tăng lên, thì
không chỉ các NMN cũ được mở rộng nâng công suất và số lượng các giếng khoan
khai thác nước ngầm trong từng bãi giếng (NMN) được tăng lên và các bãi giếng
được mở rộng ra, mà số lượng các NMN mới được xây dựng cũng được tăng dần
lên theo qui mô phát triển của Thành phố, đã làm cho lượng khai thác nước ngầm ở
những NMN được xây dựng trước đó đã tăng lên gấp rưỡi, rồi gấp đôi so với thiết
kế ban đầu và toàn Thành phố nói chung đã tăng lên gấp bội, thì việc thiết kế và bố
trí như vậy đã không còn hợp lí nữa và làm cho mức độ ảnh hưởng (can nhiễu) lẫn
nhau giữa các giếng khoan trong từng bãi giếng (NMN) và giữa các bãi giếng với
nhau trong toàn Thành phố ngày càng lớn hơn và mãnh liệt hơn, làm cho mực nước
ngầm ở trung tâm các bãi giếng và vùng trung tâm nội thành ngày càng bị hạ thấp
sâu hơn.
Thêm vào đó, Thành phố ngày càng được mở rộng và phát triển về phía Tây -
vùng nông thôn, thì để đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân khi được đô thị
hóa, đã bố trí chen thêm các trạm cấp nước nhỏ lẻ, ví dụ như các Trạm Khương
Trung, Kim Giang và Đại Kim xung quanh NMN Hạ Đình. Đã bất hợp lý lại càng
thêm bất hợp lý.
Chính vì vậy, đã làm cho mực nước ngầm của những bãi giếng (NMN) nằm xa
sông Hồng và sâu trong vùng nội thành như Hạ Đình và Mai Dịch ngày càng hạ
thấp nhanh hơn, nhiều hơn và sâu như hiện nay. Còn những bãi giếng (NMN) nằm
ven sông Hồng như: Nam Dư, Lương Yên, Yên Phụ, Cáo Đỉnh, Thượng Cát v.v
vẫn hoạt động và phát triển bình thường do nhận được nguồn bổ cấp trực tiếp từ
sông Hồng.
Tuy mực nước ngầm ở các bãi giếng (NMN) nằm xa sông Hồng và sâu trong
vùng nội thành đã hạ thấp sâu như vậy, nhưng vẫn còn nằm cao hơn đỉnh tầng chứa
nước cuội sỏi (tầng khai thác nước ngầm chính của vùng Hà Nội) ở nơi ít nhất vãn
còn tới chục mét, nghĩa là vẫn còn nằm cao hơn mực nước ngầm cho phép hạ thấp
chục mét. Điều đó có nghĩa là, về lí thuyết vẫn còn có thể cho phép hạ thấp mực
nước ngầm ở tại các bãi giếng (NMN) đó xuống thêm một chục mét nữa, cho đến
đỉnh tầng chứa nước cuội sỏi, như đã thiết kế và tính toán ban đầu. Không những

thế, kết quả quan trắc liên tục mực nước ngầm từ 1995 đến nay ở tất cả các NMN
trên toàn vùng Hà Nội cho thấy, từ năm 2006 đến nay mực nước ngầm ở trung tâm

11

các bãi giếng (NMN) trong vùng nội thành phần bờ Nam sông Hồng nằm xa sông
Hồng như: Tương Mai, Pháp Vân, Hạ Đình, Ngô Sĩ Liên và Mai Dịch đều đã và
đang có xu thế ngày càng ổn định dần, không còn hiện tượng liên tục hạ thấp dần
như giai đoạn 10 năm trước đó (1995 - 2005). Điều đó có nghĩa là, lưu lượng (công
suất) và chế độ khai thác của các NMN nằm xa sông Hồng đã được điều chỉnh dần
cho hợp lí, phù hợp với điều kiện ĐCTV tại chỗ. Bởi vậy, vấn đề mực nước ngầm
của Hà Nội ngày càng hạ thấp dần đã không còn xẩy ra và cũng không còn là vấn đề
đáng quan ngại như trước đây.
Cũng cần phải nói thêm rằng, về mặt ĐCTV nước ngầm ở vùng Hà Nội có
nguồn bổ cấp chính là sông Hồng. Bởi vậy, trong số trữ lượng nước ngầm được
khai thác, thì ngoài phần trữ lượng động tự nhiên được huy động, còn có trữ lượng
cuốn theo (lôi cuốn) từ sông Hồng được khai thác, do được nước sông Hồng bổ cấp
quanh năm. Đặc điểm ưu việt này không phải vùng nào, nơi nào cũng có được. Ở
Việt Nam, không ở đâu, không có địa phương nào có nguồn nước ngầm phong phú,
chất lượng tốt, được sông Hồng bổ cấp thường xuyên quanh năm như ở Hà Nội.
Chính yếu tố đó và điều kiện thuận lợi đó đã đảm bảo cho nguồn nước ngầm của Hà
Nội không bao giờ bị khai thác cạn kiệt.
3. Hà Nội nằm trên một bể nước ngầm khổng lồ rộng vài nghìn km
2
. Trữ
lượng khai thác tiềm năng nước ngầm của Hà Nội đạt khoảng 8,3 triệu
m
3
/ngày, chứ không phải là "chỉ có hạn, khoảng 700.000m
3

/ngày".
Về mặt ĐCTV, Hà Nội và các tỉnh phụ cận (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng
Yên) nằm trên một bể nước ngầm nhạt khổng lồ rộng hàng vài nghìn km2, chiếm
toàn bộ phần Tây Bắc của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ở nước ta, không ở đâu
có nguồn nước ngầm có chất lượng tốt, trữ lượng phong phú với nguồn bổ cấp
thường xuyên và ổn định là sông Hồng và có điều kiện khai thác dễ dàng, thuận tiện
và kinh tế như ở vùng Hà Nội. Các giếng khoan khai thác nước ngầm có lưu lượng
(công suất) từ 3 - 4.000m
3
/ ngày đến 5-6.000m
3
/ngày mỗi giếng từ tầng chứa nước
cuội sỏi (là tầng khai thác nước ngầm chính) chỉ sâu có 50-80m, đa phần 60-70m,
rất kinh tế.
Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã hoàn thành Đề án "Xây
dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên nước trên địa bàn TP Hà Nội". Với kết quả thực hiện
đề án này, TP Hà Nội đã có được một cơ sở dữ liệu tương đối hoàn chỉnh về Tài
nguyên nước toàn Thành phố (cả nước ngầm và nước mặt), một thành tựu mà chưa

12

có một tỉnh, thành phố nào trong cả nước thực hiện được. Kết quả thực hiện Đề án
đã đánh giá được trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm toàn TP Hà Nội đạt
khoảng 8.362.000m
3
/ngày, trong đó riêng tầng chứa nước cuội sỏi đạt khoảng
5.850.000m
3
/ngày, chiếm 70% tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm
toàn Thành phố. Hiện nay toàn TP. Hà Nội mới khai thác tập trung và đơn lẻ

khoảng 981.000m
3
/ngày, chưa đến 18% tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của
riêng tầng chứa nước cuội sỏi và cũng chỉ mới bằng 12% tổng trữ lượng khai thác
tiềm năng nước ngầm của toàn Thành phố. Tất cả những điều đó nói lên rằng, trong
lòng đất Hà Nội rất phong phú nước ngầm và hiện mới chỉ khai thác sử dụng hết
khoảng trên 10% trữ lượng khai thác tiềm năng, chứ không phải là chỉ có hạn và đã
khai thác cạn kiệt như các nhà tư vấn thiết kế Bộ Xây dựng đã lầm hiểu.
Tuy vậy, các con số trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm của tầng chứa
nước cuội sỏi là 5.585.000m
3
/ngày và của toàn TP. Hà Nội là 8.362.000m
3
/ngày
mới chỉ là kết quả đánh giá trữ lượng khai thác nước ngầm của Đề án "Xây dựng cơ
sở dữ liệu tài nguyên nước trên địa bàn TP. Hà Nội" và cũng chỉ mới được Hội
đồng khoa học của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thẩm định. Bởi vậy, trước
mắt chúng có thể là cơ sở dữ liệu để lập Quy hoạch tổng thể phát triển cấp nước TP.
Hà Nội phục vụ Quy hoạch chung phát triển Thủ đô Hà Nội vừa được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; nhưng về lâu dài, thì trên cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên
địa bàn toàn TP. Hà Nội đã được chuẩn hóa, Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội
cần triển khai thực hiện sớm Đề án "Nghiên cứu điều tra và khảo sát thăm dò đánh
giá trữ lượng khai thác nước ngầm và quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên nước
TP. Hà Nội". Kết quả thực hiện Đề án này cần được trình Hội đồng khoa học của
Bộ Tài nguyên & Môi trường thẩm định và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường
phê chuẩn để có đủ cơ sở pháp lý cho các ngành khai thác sử dụng chung theo các
quy định hiện hành, đồng thời cũng là để làm sáng tỏ vấn đề trữ lượng khai thác
nước ngầm của Hà Nội.
4. Cần quy hoạch và bố trí các bãi giếng (các Nhà máy nước) có công suất
lớn (từ 30.000m

3
/ngày đến 90.000m
3
/ngày) dọc theo các dải đất nằm hai bên bờ
sông Hồng và sông Đuống.
Như phần trên đã trình bày, kết quả đánh giá trữ lượng khai thác nước ngầm
của Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên địa bàn TP. Hà Nội" do Sở
Tài nguyên & Môi trường Hà Nội chủ trì vừa mới được hoàn thành cho thấy, trong
tổng số trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm toàn TP. Hà Nội đạt khoảng

13

8.362.000m
3
/ngày, thì chỉ riêng tầng chứa nước cuội sỏi (tầng chứa nước đang được
khai thác để đáp ứng mọi nhu cầu dùng nước của các quận nội thành và ngoại vi),
đã đạt khoảng 5.585.000m
3
/ngày, chiếm 70% tổng trữ lượng khai thác tiềm năng
của toàn Thành phố, trong đó riêng trữ lượng khai thác cuốn theo (từ sông Hồng) đã
đạt khoảng 4.620.000m
3
/ngày, chiếm gần 80% tổng trữ lượng khai thác tiềm năng
của tầng chứa nước này (cuội sỏi) do có nguồn bổ cấp chính là sông Hồng và được
bổ cấp quanh năm. Lượng bổ cấp từ sông càng tăng khi lượng khai thác nước ngầm
càng lớn và bãi giếng được bố trí càng gần sông. Đặc điểm ưu việt này không phải
nơi nào cũng có được. Bởi vậy, các nhà máy nước (các bãi giếng) có công suất
lớn (30.000 - 90.000m
3
/ngày) cần phải được quy hoạch và bố trí theo dạng hành

lang trên các dải đất dọc theo 2 bên bờ sông Hồng và sông Đuống, tốt nhất là ở
các bãi đất bồi ngoài đê, như bãi giếng mở rộng của NMN Yên Phụ (kéo dài từ Tứ
Liên đến Nhật Tân thuộc quận Tây Hồ) được thực hiện trong Chương trình cấp
nước Hà Nội - Phần Lan trước đây.
Kết quả quan trắc lâu dài mực nước ngầm ở tất cả các bãi giếng trên địa bàn
TP. Hà Nội từ năm 1995 đến nay đã cho thấy tính ưu việt của những bãi giếng bố trí
ở ven sông Hồng. Cụ thể:
- Về lưu lượng giếng khoan và công suất toàn bãi giếng: Tuy có cùng công
suất khai thác là 60.000m
3
/ngày, nhưng ở các bãi giếng Cáo Đỉnh và Nam Dư chỉ
cần 21 và 20 giếng khoan, còn ở bãi giếng Mai Dịch lại phải cần tới 31 giếng
khoan, nhiều hơn 10 - 11 giếng; Hoặc ở bãi giếng Lương Yên công suất
50.000m
3
/ngày chỉ cần có 15 giếng, trong khi bãi giếng Ngô Sĩ Liên công suất ít
hơn (47.000 m
3
/ngày) lại cần tới 19 giếng khoan; Hay 31 giếng khoan của Mai Dịch
chỉ khai thác được có 60.000m
3
/ngày, nhưng 33 giếng khoan ở Yên Phụ lại có thể
khai thác được tới 90.000m
3
/ngày, tăng gấp rưỡi
- Về độ sâu hạ thấp mực nước ngầm: Tuy có cùng công suất khai thác là
60.000m
3
/ngày, nhưng mực nước ngầm ở bãi giếng Cáo Đỉnh chỉ hạ đến độ sâu lớn
nhất là - 6,12m, còn ở bãi giếng Mai Dịch lại hạ đến độ sâu - 28,10m, chênh lệch

nhau tới 22,0m; Hoặc ở Hạ Đình chỉ khai thác có 20.000m
3
/ngày, nhưng mực nước
ngầm lại hạ đến độ sâu - 35,20m, sâu nhất vùng Hà Nội, vì quá xa sông Hồng.
Như vậy rõ ràng rằng, các bãi giếng được bố trí theo dạng hành lang nằm ở
các dải đất dọc theo sông Hồng có công suất (lưu lượng) khai thác lớn hơn, hoạt
động ổn định hơn, mà mực nước ngầm lại không bị hạ thấp sâu do luôn được sông
Hồng bổ cấp quanh năm.

14

Trước đây, các giếng khoan khai thác nước ngầm trong từng bãi giếng nói
riêng và các bãi giếng (NMN) trong toàn Thành phố nói chung đều được các nhà tư
vấn thiết kế bố trí theo dạng diện tích, không phù hợp với điều kiện ĐCTV tại chỗ
và toàn vùng Hà Nội, đã làm cho mực nước ngầm bị hạ thấp quá sâu. Nhưng từ khi
Chương trình cấp nước Hà Nội - Phần Lan được triển khai, thì các giếng khoan
trong từng bãi giếng đã được bố trí theo dạng hành lang dọc theo các dải đất ven
sông Hồng và được bắt đầu thực hiện ở các bãi giếng Lương Yên và Yên Phụ mở
rộng. Kể từ đó về sau, tất cả các giếng khoan của các bãi giếng được xây dựng mới
đều được bố trí theo dạng hành lang dọc theo các dải đất ven sông Hồng và đều do
các nhà ĐCTV bố trí, như: Nam Dư, Cáo Đỉnh, Thượng Cát
Kết quả quan trắc lâu dài mực nước ngầm toàn TP. Hà Nội suốt từ năm 1995
đến nay cho thấy, mực nước ngầm chỉ của những bãi giếng nằm xa sông Hồng như
Hạ Đình, Mai Dịch mới bị hạ thấp quá sâu, còn những bãi giếng nằm bên ven
sông Hồng như: Nam Dư, Lương Yên, Yên Phụ, Cáo Đỉnh, Thượng Cát vẫn hoạt
động bình thường, không bị hạ thấp sâu, do luôn nhận được nguồn bổ cấp trực tiếp
từ sông Hồng.
5. Vấn đề xây dựng Nhà máy nước sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng
và sông Đuống.
Không phải vấn đề xây dựng NMN sử dụng nước mặt đến bây giờ mới được

đề cập, mà đã được đề xuất từ hơn 15 - 20 năm trước đây, từ khi thực hiện Chương
trình cấp nước Hà Nội - Phần Lan ở những năm 80 của thế kỉ trước đã phát hiện
được nguồn nước ngầm ở những khu vực phía Nam TP. Hà Nội đã bắt đầu bị nhiễm
bẩn. Công tác nghiên cứu hiện trạng nhiễm bẩn nguồn nước ngầm ở những khu vực
phía Nam TP. Hà Nội được tiếp tục nghiên cứu vào những năm đầu của thập niên
90 của thế kỉ trước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nước ngầm ở những khu
vực phía Nam TP. Hà Nội ngày càng bị nhiễm bẩn trầm trọng và có xu hướng ngày
càng phát triển nhanh lên những khu vực phía Bắc. Bởi vậy, giải pháp "Nguồn nước
cấp cho Hà Nội và các vùng phụ cận vào thế kỉ 21" là nước sông Đà đã được đề
xuất (báo Hà Nội Mới ngày Chủ nhật 31/3/1996), chứ không phải là nước sông
Hồng; đồng thời Lãnh đạo và các nhà tư vấn thiết kế của Tổng Công ty
VINACONEX đã được tư vấn cần sớm lập Dự án xây dựng NMN sông Đà. Bẩy
năm sau, ngày 24/9/2003, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
đã kí Quyết định số 1285/CP-CN cho phép đầu tư xây dựng Dự án cấp nước chuỗi
đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Đông - Hà Nội do Tổng
Công ty VINACONEX làm chủ đầu tư.

15

Cùng trong thời gian này, ngày 10/6/2003 UBND TP. Hà Nội cũng đã trình
Thủ tướng Chính phủ "Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng nhà máy
nước mặt" trên địa phận huyện Từ Liêm từ nguồn nước sông Hồng do Công ty kinh
doanh nước sạch Hà Nội làm Chủ đầu tư và Công ty Nước & Môi trường Việt Nam
lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tại Tờ trình số 33/TTr-UB.
Về Dự án xây dựng Nhà máy nước mặt từ nguồn nước sông Hồng này, ngày
24/8/2003 tôi cũng đã có Tờ trình gửi tới Lãnh đạo TP. Hà Nội, gồm: Chủ tịch
Nguyễn Quốc Triệu và Phó Chủ tịch Đỗ Hoàng Ân, Giám đốc các Sở: Kế hoạch &
Đầu tư (Nghiêm Xuân Đạt), Giao thông công chính (Phạm Quốc Trường), Khoa
học & Công nghệ (Lê Trần Lâm), Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội
(Văn Tấn Hổ) và Giám đốc Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội - Chủ đầu tư

(Nguyễn Văn Mật), trong đó đã kiến nghị và phân tích không nên xây dựng Nhà
máy nước mặt từ nguồn nước sông Hồng đặt tại xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm;
mà tại đó nên xây dựng Nhà máy nước sử dụng nước ngầm công suất
60.000m
3
/ngày. Đến nay Nhà máy nước ngầm này đã được xây dựng.
Hiện nay Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy
nước sông Đuống công suất 300.000m
3
/ngày.Bởi vậy, tôi thấy vẫn cần một lần
nữa kiến nghị với Lãnh đạo TP. Hà Nội rằng, không nên xây dựng Nhà máy nước
mặt từ nguồn nước sông Hồng và sông Đuống bởi những lí do sau:
1. Độ an toàn về chất lượng nước sông Hồng (sông Đuống) trong những
thập niên tới không có cơ sở đảm bảo chắc chắn. Bởi lẽ:
- Thủ đô Hà Nội nằm ở hạ lưu sông Hồng được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam
Trung Quốc. Trong tổng số chiều dài của sông Hồng khoảng 1160km, thì phần
chảy qua lãnh thổ Việt Nam chỉ có khoảng 556km, chiếm gần 1 nửa và sông Đuống
là phân lưu đầu tiên của Sông Hồng. Vậy với Chương trình đại khai phá miền Tây
của Trung Quốc và công cuộc công nghiệp hóa và đô thị hóa của tỉnh Vân Nam
Trung Quốc, thì toàn bộ nước thải công nghiệp và đô thị đều thải xuống sông Hồng
và chảy về Hà Nội. Ngay đầu năm 2011 nước sông Hồng đoạn chảy qua TP. Lào
Cai đã bị ô nhiễm nặng từ thượng lưu chảy xuống, làm cho nước sông Hồng tại Lào
Cai có màu đỏ rực, mà báo chí và các phương tiện truyền thông cả ở Trung ương và
địa phương đã phải lên tiếng mạnh mẽ và nhiều lần trong nhiều ngày.
- Vậy có ai dám bảo đảm chắc chắn rằng, sẽ không xảy ra những sự cố làm
ô nhiễm nguồn nước sông Hồng từ phía Trung Quốc, như những sự cố đã từng
xảy ra không phải chỉ có 1 lần, mà đã nhiều lần ở sông Tùng Hoa thuộc địa phận
vùng Đông bắc Trung Quốc rồi chảy sang sông Amua trên lãnh thổ nước Nga ở
vùng Viễn đông đến mức 2 nước láng giềng phải thương thảo với nhau? Mà tình
trạng môi trường và an toàn thực phẩm của Trung Quốc là như thế nào thì mọi

người cũng đã rõ và không phải đã chỉ có xảy ra trên sông Tùng Hoa!

16

- Thực tế ở Việt Nam cũng đã cho thấy, vào đầu những năm 80 của thế kỉ
trước, để đáp ứng nhu cầu cấp nước của TX. Phủ Lý tỉnh Hà Nam đã sử dụng nước
mặt sông Đáy lúc đó còn rất sạch làm nguồn nước cấp cho NMN Phủ Lý. Nhưng
chỉ 10 năm sau và cũng chỉ với tốc độ CNH và ĐTH ở những năm 90 của 2 địa
phương Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ) đã làm cho nước sông Đáy ngay tại Phủ Lý đã
bị ô nhiễm nặng đến mức cá sông cũng phải chết hàng loạt và nhiều lúc, đặc biệt là
về mùa khô đã không còn có thể sử dụng nước sông Đáy để cấp cho NMN Phủ Lý.
Vấn nạn ô nhiễm nước sông Đáy đến nay vẫn chưa được giải quyết.
- Kết quả điều tra khảo sát và lấy mẫu phân tích chất lượng nước sông
Hồng và sông Đuống thuộc Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên
địa bàn TP. Hà Nội" do Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội chủ trì đã cho thấy,
trên tổng số chiều dài 127km sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, thì đã có nhiều
đoạn nước sông Hồng đã bị ô nhiễm, thậm chí có 2 đoạn đã bị ô nhiễm nặng, kể cả
sông Đuống.
Vậy sau vài chục năm nữa có ai dám khẳng định và đảm bảo chắc chắn
rằng nước sông Hồng (sông Đuống) vẫn sạch như ngày nay và sẽ không bị ô
nhiễm nặng bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan? Lúc đó sẽ khắc
phục bằng cách nào, giải pháp gì?
2. Trữ lượng khai thác nước ngầm ở phần bờ Bắc sông Hồng rất phong
phú, không thua kém phần bờ Nam, hoàn toàn đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu
cấp nước phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố về phía Bắc cho
tới những năm 2030 - 2050, không cần phải sử dụng đến nước mặt.
Kết quả nghiên cứu điều tra và khảo sát thăm dò ĐCTV, cũng như kết quả
khai thác sử dụng nước ngầm hơn một thế kỉ trên địa phận Hà Nội cho thấy, điều
kiện ĐCTV của 2 phần bờ Bắc và Nam sông Hồng tương tự nhau. Không những
thế, ở vùng Hà Nội nói riêng và toàn Việt Nam nói chung, thì không ở đâu có trữ

lượng nước ngầm phong phú như vùng huyện Gia Lâm cũ, ở đó nước ngầm được
sông Hồng và sông Đuống cung cấp quanh năm từ 2 phía đông bắc và tây nam.
Kết quả đánh giá trữ lượng khai thác nước ngầm của Đề án "Xây dựng cơ sở
dữ liệu tài nguyên nước TP. Hà Nội" do Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội chủ
trì cho thấy, trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng chứa nước ngầm cuội sỏi của
riêng phần Bắc sông Hồng thuộc Hà Nội đạt khoảng 2.454.000m
3
/ngày, riêng
khu vực Gia Lâm nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đuống chiếm 1/3, khoảng
800.000m
3
/ngày. Riêng trữ lượng khai thác cuốn theo của toàn bộ phần bờ Bắc
sông Hồng đạt khoảng 1.892.000m
3
/ngày, trong đó riêng khu vực Gia Lâm nằm
kẹp giữa sông Hồng và sông Đuống đạt khoảng 660.000m
3
/ngày, chiếm khoảng
35%.
Hiện tại ở phần bờ Bắc sông Hồng mới chỉ có 3 NMN khai thác tập trung đang
hoạt động gồm: Gia Lâm 34.000m
3
/ngày, Bắc Thăng Long 37.000m
3
/ngày và Đông
Anh 22.000m
3
/ngày. Tổng cộng 93.000m
3
/ngày và mới chỉ chiếm 5% tổng trữ

lượng khai thác cuốn theo của toàn khu vực. Vậy chỉ riêng trữ lượng khai thác nước
ngầm của tầng chứa nước cuội sỏi ở phần bờ Bắc sông Hồng đã hoàn toàn đáp ứng

17

thỏa mãn mọi nhu cầu cấp nước phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố ở phần bờ Bắc sông Hồng đến những năm 2030 - 2050 trên địa phận quận Long
Biên và các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh và Sóc Sơn bằng những công
trình khai thác nước ngầm tập trung (NMN) bố trí ven các sông Hồng, sông Đuống
công suất 30 - 90.000m
3
/ngày và ven sông Cà Lồ, sông Cầu công suất 10 -
20.000m
3
/ngày.
3. Vị trí xây dựng Nhà máy nước mặt.
- Nếu sử dụng nguồn nước mặt, thì phải xây dựng NMN ở phần bờ Bắc sông
Hồng mới hợp lí. Bởi lẽ, ở phần bờ Nam đã xây dựng NMN sông Đà có công suất
300.000m
3
/ngày, nhưng hiện nay mới sử dụng có hơn 100.000m
3
/ngày. Vậy trước
mắt cần nhanh chóng sử dụng hết công suất của NMN sông Đà đã xây dựng là
300.000m
3
/ngày, rồi sẽ được mở rộng nâng công suất lên 600.000m
3
/ngày và
1.200.000m

3
/ngày như Báo cáo nghiên cứu khả thi đã lập để đáp ứng toàn bộ nhu
cầu cấp nước của phần bờ Nam sông Hồng thuộc địa phận Thành phố Hà Nội đang
phát triển mạnh mẽ về phía Tây (vùng Hòa Lạc - Xuân Mai), phía Tây Bắc (vùng
Sơn Tây - Ba Vì) và phía Nam (vùng Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên, có
KĐT Phú Minh).
- Khó lựa chọn vị trí hợp lý ở phần bờ Bắc sông Hồng để xây dựng Nhà máy
nước mặt. Bởi lẽ chưa có nhu cầu cấp nước. Cụ thể:
+ Ở khu vực nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đuống, gồm quận Long Biên
và 1 phần huyện Gia Lâm, thì đã có NMN Gia Lâm công suất được mở rộng lên
60.000m
3
/ngày, nhưng hiện nay mới sử dụng có 34.000m
3
/ngày, dù đã hình thành
quận Long Biên từ gần chục năm nay.
+ Ở khu vực Bắc sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm, đã có NMN Yên Viên
công suất 7.000m
3
/ngày cấp nước cho KCN Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.
+ Ở khu vực huyện Đông Anh, đã có 2 NMN: Đông Anh công suất
22.000m
3
/ngày và Bắc Thăng Long công suất 50.000m
3
/ngày đã được xây dựng từ
hơn chục năm nay với KCN Bắc Thăng Long hiện đại, nhưng hiện nay cũng mới
chỉ dùng hết có 37.000m
3
/ngày.

+ Ở khu vực huyện Mê Linh, thì đang xây dựng NMN Hà Phong công suất
10.000m
3
/ngày phục vụ cho Khu đô thị Hà Phong và Cụm công nghiệp Tiên Phong
nằm trên địa phận xã Tiền Phong, còn ở thị trấn Quang Minh và Cụm công nghiệp
Quang Minh thì cũng đã xây dựng NMN từ hơn chục năm nay.
Vậy NMN sông Đuống sẽ được xây dựng ở đâu cho hợp lí? Nước sản xuất
ra sẽ cấp cho những khu vực hay những KĐT và KCN nào? Nếu chưa có đối
tượng tiêu thụ lượng nước lớn do NMN sản xuất ra, thì chưa nên xây dựng
NMN sông Đuống.
4. Qui mô (công suất) Nhà máy nước và độ hoàn vốn đầu tư
Nếu sử dụng nước mặt thì phải xây dựng NMN với công suất lớn (dự kiến
300.000m
3
/ngày và đợt I là 150.000(m
3
/ngày). Như vậy, thì làm sao và bao lâu mới
sử dụng hết công suất 300.000m
3
/ngày, trong khi các NMN sử dụng nước ngầm
hiện có trong vùng vẫn chưa sử dụng hết công suất đã xây và cũng có nghĩa là bao

18

giờ và bao lâu mới hoàn vốn đầu tư? Ngoài ra, đường ồng truyền dẫn nước sạch là
đường ống đường kính lớn độc đạo, nếu có sự cố xảy ra, thì sẽ khắc phục bằng cách
nào? Đâu là nguồn nước dự phòng?
- Còn nếu chỉ xây dựng với công suất 50 - 100.000m
3
/ngày, thì sử dụng nguồn

nước ngầm sẽ hợp lý hơn và được xây từng đơn nguyên công suất 30.000m
3
/ngày ở
những nơi có nhu cầu cấp nước, sau đó sẽ mở rộng nâng công suất dần lên
60.000m
3
/ngày và 90.000m
3
/ngày để đáp ứng nhu cầu cấp nước gia tăng tại chỗ và
được nối mạng với nhau thành một hệ thống thống nhất như đã từng thực hiện trước
đây ở các NMN: Nam Dư, Cáo Đỉnh, Gia Lâm, Yên Phụ. Ưu việt của giải pháp sử
dụng nước ngầm là vốn đầu tư ban đầu ít, phục vụ kịp thời cho những nơi có nhu
cầu cấp nước, hỗ trợ cho nhau khi có sự cố, mà còn nhanh chóng sử dụng hết công
suất cấp nước đã xây dựng, cũng tức là nhanh chóng hoàn vốn đầu tư.
Tóm lại, TP. Hà Nội không nên xây dựng thêm NMN sử dụng nước mặt.
Nếu xây dựng thì sẽ không hợp lí cả về kĩ thuật (độ đảm bảo an toàn chất lượng
nguồn nước sông Hồng và vị trí xây dựng NMN) và kinh tế (độ hoàn vốn đầu tư).
Trên đây là 5 vấn đề về trữ lượng khai thác nước ngầm của Hà Nội sau khi
được mở rộng và giải pháp cấp nước cho Thủ đô phục vụ việc lập Quy hoạch tổng
thể phát triển cấp nước Thủ đô Hà Nội theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, tôi xin được trình các Ông.
Kính mong các Ông quan tâm xem xét và có hướng chỉ đạo các ngành Tài
nguyên & Môi trường, Quy hoạch xây dựng và Cấp thoát nước & Môi trường quan
tâm nghiên cứu các vấn đề được đề xuất khi lập các Quy hoạch chyên ngành.
Kính chào trân trọng!



Nơi gửi:

- Như trên;
- PCT UBND Vũ Hồng Khanh
- PCT UBND Nguyễn Văn Khôi
- Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội
- Sở Xây dựng Hà Nội
- Viện Qui hoạch xây dựng Hà N
ội
- Công ty nước sạch Hà Nội
- Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
- Cục quản lý TN nước Bộ TN&MT
- Trung tâm QH&ĐT TN nước - Bộ TN&MT
- Liên đoàn QH & ĐT TNN miền Bắc
- Hội Địa chất thủy văn Việt Nam
- Hội cấp thoát nước Việt Nam
- Lưu: VP Viện.
VIỆN TRƯỞNG
VIỆN CÔNG NGHỆ NƯỚC & MÔI
TRƯỜNG


Đã ký



TS. Nguyễn Văn Túc

(Để biết)

19


ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC
TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TS.Tống Ngọc Thanh - Liên đoàn QH&ĐT tài nguyên nước miền Bắc
PGS.TS. Đoàn Văn Cánh – Hội địa chất thủy văn Việt Nam
ThS. Triệu Đức Huy - Liên đoàn QH&ĐT tài nguyên nước miền Bắc

1. Điều kiện địa chất thủy văn vùng Hà Nội
Theo quan điểm các thành tạo chứa nước, thì Hà Nội có 4 thành tạo chứa
nước chính là: Thành tạo bở rời; các thành tạo lục nguyên, phun trào; các thành tạo
cacbonat và các thành tạo biến chất. Trong đó, các thành tạo bở rời chứa nước lỗ
hổng (tầng qh và qp) có ý nghĩa quan trọng nhất.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen (qh):
Lộ ra trên bề mặt và phân bố rộng rãi. Thành phần thạch học thường có hai
tập. Tập trên phân bố không liên tục gồm sét pha thuộc hệ tầng Hải Hưng (Q
2
1-2
hh).
Phần trên của hệ tầng Thái Bình (Q
2
3
tb) có chiều dày từ rất nhỏ đến 10m, đất đá do
có tính thấm yếu với hệ số thấm từ 0,0036 đến 0,065m/ngày, trung bình
0,023m/ngày, nên chứa nước kém. Tập dưới là cát lẫn sạn sỏi, chiều dày trung bình
13,3m, chứa nước tốt.
Hệ số dẫn (Km) của đất đá chứa nước từ 65 đến 471 m
2
/ngày, cá biệt có nơi
lớn hơn. Hệ số nhả nước trọng lực (µ) thay đổi từ 0,01 đến 0,17. Độ giàu nước của
tầng thuộc loại nghèo đến trung bình.
Chiều sâu thế nằm mực nước dưới đất thường 3 - 4m. Nước dưới đất nhìn

chung không có áp lực hoặc áp lực rất nhỏ. Tỷ lưu lượng (q) các lỗ khoan thí
nghiệm từ rất nhỏ đến 5,2 l/sm, đôi nơi lớn hơn.
Nước trong tầng được nước mưa, nước tưới bố cấp trực tiếp và có quan hệ
thủy lực chặt chẽ với các sông (sông Hồng, Đuống, Đáy). Nước trong tầng còn có
quan hệ với tầng chứa nước qp ở dưới thông qua các cửa sổ ĐCTV, đặc biệt là dọc
sông Hồng đoạn từ cầu Vĩnh Tuy lên thượng lưu. Về thành phần hóa học của nước
trong tầng biển đổi khá phức tạp. Tuy nhiên, nhìn chung nước có tổng khoáng hóa
nhỏ hơn 1 g/l.
Ở khu vực phía nam từ Tía trở xuống thuộc địa phận Phú Xuyên, Ứng Hòa,
Mỹ Đức nhiều nơi nước có M>lg/l, loại hình Clorua natri. Phần còn lại nước có M
< lg/l, loại hình hóa học của nước chủ yếu là HCO
3
- Ca hoặc hỗn hợp HCO
3
- C1 -
Na - Ca. Nhìn chung, nước có nồng độ sắt và amon khá cao.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp):
Phân bố rộng khắp vùng đồng bằng của Hà Nội. Tuy nhiên, hầu hết bị chìm
dưới tầng chứa qh và lớp sét cách nước Q
1
3
vp; chỉ lộ ra thành các dải hẹp ven rìa

20

đồng bằng và bị một số đoạn sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Cầu cắt vào, tạo điều
kiện cho nước sác sông bổ cập cho nước trong tầng. Tầng chứa nước qp có thành
phần chủ yếu là cát cuội sỏi; phần trên thành phần hạt nhỏ hơn, cát chiếm tỷ lệ cao;,
phần dưới sạn sỏi, cuội chiếm tỷ lệ lớn hơn.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, chiều sâu bắt gặp tầng chứa nước qp dao

động từ 22,5 đến 54m, trung bình 38,5m; Chiều sâu kết thúc từ 39 đến 94,6m, trung
bình 65,6m. Bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 8 đến 75m, trung bình 27,8m.
Tầng chứa nước qp gồm hai lớp. Lớp trên gồm cát hạt trung thô lẫn sạn, sỏi
có chiều dày trung bình 10-15m. Lớp dưới là cuội sỏi lẫn cát sạn, đôi nơi lẫn cát sét
ở đáy. Chiều dày từ 12-22m ở phía bắc sông Hồng và sông Đuống đến 30-35m ở
phía Gia Lâm và nam sông Hồng. Giữa chúng đôi nơi tồn tại các thấu kính mỏng sét
pha ngăn cách, còn đa phần phủ trực tiếp lên nhau. Hệ số dẫn (km) của lớp trên từ
50 đến 300m
2
/ng, lớp dưới từ 260 - 700 m
2
/ng ở vùng Sóc Sơn đến 300-1600m
2
/ng
ở vùng Đông Anh và 1000-1600m
2
/ng ở các vùng còn lại.
Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước qp chủ yếu là nước sông (về mùa lũ),
nước mưa thấm qua tầng chứa nước qh bên trên, một phần thoát ra sông (về mùa
khô), còn lại cung cấp cho các tầng chứa nước bên dưới. Ở khu vực Gia Lâm, nước
thoát còn hình thành dòng chảy liên tục về phía Tây Nam. Ngoài ra việc khai thác
mạnh mẽ nước dưới đất cũng tạo sự thoát đáng kể của nước dưới đất.
Tầng chứa nước qp có quan hệ thủy lực với các nguồn nước mặt, ở vùng
sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, hồ Quảng Bá quan hệ rất chặt chẽ. Tầng chứa
nước qp còn có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước qh ở trên và tầng chứa nước
Neogen (m) bên dưới dọc vùng ven sông Hồng, sông Đuống và các vùng có cửa sổ
địa chất thủy văn.
Nhìn chung, nước trong tầng có M<lg/1 với loại hình chủ yếu là HCO
3
-Ca-

Na và HCO
3
-Na-Ca. Ở khu vực phía nam thuộc địa phận các huyện Phú Xuyên,
Ứng Hòa, Mỹ Đức nước bị mặn; tổng khoáng hóa của nước lớn hơn 1 g/l và loại
hình Cl-Na chiếm ưu thế.
- Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích Neogen hệ tầng Vĩnh Bảo (m):
Trong khoảng 10 gần đây, các nhà ĐCTV đã quan tâm đến tầng chứa nước
khe nứt vỉa các thành tạo lục nguyên có tuối Neogen nằm dưới lớp phủ Đệ Tứ.
Nhiều lỗ khoan đã gặp nước, có lưu lượng khá tốt đến chục 1/s và đã được đưa vào
khai thác phụ vụ cấp nước cho ăn uống sinh hoạt ở một số cụm dân cư như khu
Linh Đàm, Định Công, Pháp Vân.
Tầng chứa nước này phân bố ở sâu phía dưới tầng chứa nước qp và hầu như
trải rộng khắp vùng. Ở khu vực Ba Vì, tầng phân bố thành những dải, nhiều khi gặp
kiểu nêm vát nhọn kẹp giữa các đứt gãy.

21

Thành phần thạch học của đất đá chứa nước là sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết
có tính phân nhịp. Phần trên mức độ gắn kết yếu.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chứa nước chủ yếu là nghèo
nước, các lỗ khoan thí nghiệm ở vùng này có tỷ lưu lượng (q) từ 0,66l/sm đến
3,75l/sm, hệ số dẫn của đất đá (Km) từ 55 đến 840m
2
/ng. Chỉ có phần trên của tập
đất đá là chứa nước tốt. Kết quả đánh giá trữ lượng nước trong vùng nghiên cứu chỉ
thông qua một số lỗ khoan ở Định Công, Hoàng Mai, Gia Lâm cho thấy nước có
chất lượng tốt. Còn ở lớp đất đá phía dưới theo tài liệu thí nghiệm lỗ khoan 809 ở
Thường Tín thì dưới độ sâu 200m hầu như không chứa nước. Một số lỗ khoan vào
tầng Neogen ở Định Công, Hoàng Mai, Linh Đàm đã được dùng để cung cấp nước
cục bộ cho dân cư. Nước dưới đất có áp lực với cột áp lực lớn. Trong điều kiện tự

nhiên mực nước áp lực của tầng chứa nước nằm ở độ sâu 0 - 5m cách mặt đất, tức là
xấp xỉ mực nước của tầng qp. Ở các vùng khai thác mạnh, mực nước tầng Neogen
hạ thấp cùng với tầng qp chứng tỏ chúng có mối quan hệ thủy lực tốt.
Các tầng chứa nước khe nứt khác: bao gồm các hệ tầng Hà Cối (j
1-2
) ; Sông
Bôi (t
2-3
sb); Nậm Thẳm (t
2
nt); Đồng Giao (t
2
đg); Nà khuất (t
2
nk); Khôn Làng (t
2
kl);
Tân Lạc (t
1
tl); Viên Nam (t
1
vn); Sông Chảy (np-
1
) và các đá biến chất cổ
Proterozoi (pr) phân bố ở khu vực Sóc Sơn và khu vực phía tây thành phố ở khu
vực Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất.
2. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn thành phố
Hà Nội
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất một vùng là lượng nước có thể
khai thác từ các tầng chứa nước và chứa nước yếu trong vùng đó mà không làm suy

thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt quá mức cho phép (theo
Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT).
Trữ lượng khai thác tiềm năng bao gồm trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng
tĩnh đàn hồi, trữ lượng tĩnh trọng lực, trữ lượng cuốn theo, trữ lượng bổ xung nhân
tạo… được xác định theo công thức:
ct
tldh
tnkt
Q
t
V
t
V
QQ 


Trong đó :
Qkt : Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất (m
3
/ng)
Qtn: Trữ lượng động tự nhiên (m
3
/ng);
Vdh: Lượng nước tĩnh đàn hồi (m
3
)
Vtl : Lượng nước tĩnh trọng lực (m
3
)


22

Qct: Trữ lượng cuốn theo (m
3
/ng);
 : Hệ số xâm phạm vào trữ lượng tĩnh trọng lực (lấy bằng 30% đối với tầng
chứa nước không áp).
t : Thời gian khai thác tính toán bằng 10
4
ngày.

a.Trữ lượng tĩnh tự nhiên (V
tl
)
Là thể tích nước trong các lỗ hổng, khe nứt của đất đá trong các tầng chứa
nước có thể lấy ra được khi giảm áp lực tác dụng. Trữ lượng tĩnh chia làm hai: Trữ
lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnh đàn hồi.
- Xác định trữ lượng tĩnh trọng lực
Trữ lượng tĩnh trọng lực là thể tích nước trọng lực chứa trong tầng chứa nước
trong điều kiện tự nhiên. Trữ lượng tĩnh trọng lực được xác định theo công thức
sau:
Vtl = µ.V
Trong đó:
V : Thể tích của tầng chứa nước (m
3
);
µ: hệ số nhả nước trọng lực;
- Xác định trữ lượng tĩnh đàn hồi
Trữ lượng tĩnh đàn hồi là phần thể tích nước chứa trong tầng chứa nước được
giải phóng do sự dãn nở thể tích của nước và thu hẹp không gian lỗ hổng của đất đá

chứa nước khi giảm áp lực dư. Trữ lượng tĩnh đàn hồi được xác định theo công thức
sau:
Vdh = µ*.F.h
Trong đó:
Vdh : Trữ lượng tĩnh đàn hồi (m
3
);
µ*: Hệ số nhả nước đàn hồi;
F : Diện tích phân bố tầng chứa nước (m
2
)
h : Trị số áp lực trung bình trên mái tầng chứa nước (m).
Trữ lượng tĩnh trọng lực được tính cho tầng chứa nước qh còn trữ lượng tĩnh
đàn hồi được tính cho tầng chứa nước qp, các tầng chứa nước khe nứt chúng tôi
không đưa vào tính trữ lượng tính. Kết quả tính trữ lượng tĩnh tầng chứa nước qh và
qp vùng Hà Nội được thống kê ở bảng sau:
Bảng 1. Kết quả tĩnh trữ lượng tĩnh tự nhiên tầng chứa nước qh và qp

STT Vùng tính toán
Chiều dày TCN,
(m)
Diện tích
(10
6
m
2
)
Hệ số nhả nước
trung bình
Trữ lượng

tĩnh (10
6
m
3
)

qh qp qh qp qh qp
V
tl

qh
V
dh

qp
1
B

c sông H

ng,
sông Đuống
9,2 9,5 342 506 0,08 0,025 252 120

23

STT Vùng tính toán
Chiều dày TCN,
(m)
Diện tích

(10
6
m
2
)
Hệ số nhả nước
trung bình
Trữ lượng
tĩnh (10
6
m
3
)

qh qp qh qp qh qp
V
tl

qh

V
dh

qp

2 Gia Lâm 10,1 20 123 121 0,1 0,051 124 123
3 Nam sông Hồng 13,3 23 1.882 1.570

0,08 0,012 2.002


433
Tổng 2.347 2.347


2.378

677

b.Trữ lượng động tự nhiên(Q
tn
)
Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất là giá trị cung cấp cho tầng chứa
nước trong điều kiện tự nhiên, chưa bị phá huỷ bởi sự khai thác. Có rất nhiều
phương pháp đánh giá trữ lượng động tự nhiên, như phương pháp thuỷ văn, thuỷ
động lực, phân tích động thái khai thác, cân bằng… Trong điều kiện vùng thành phố
Hà Nội, trữ lượng động tự nhiên được tính toán cho 2 tầng chứa nước chủ yếu qh và
qp bằng các phương pháp Bindeman và phương pháp thủy động lực dựa trên tài liệu
quan trắc mực nước lâu dài. Trữ lượng động tự nhiên được thể hiện bằng giá trị
modun dòng chảy nước dưới đất (đại lượng dòng chảy nước dưới đất trên một đơn
vị diện tích tầng chứa nước trong một đơn vị thời gian) được một số nhà nghiên cứu
xác định ở một số vùng thành phố Hà Nội và lân cận thống kê ở bảng sau:
Bảng 2. Kết quả xác định modun dòng chảy nước dưới đất

STT Công trình nghiên cứu Vùng
Giá trị modun
(l/skm
2
)
Tầng chứa nước qh
1 N15 Hoài Đức 12,2

2 SD1 Yên Sở 25,1
3

SD2

Vân Côn

15,6

4

SN2

C

u Bư

i

2,0

5 M18 Hà Đông 4,8
6 T37 Thanh Trì 6,4
7 M35 Thanh Trì 6,7
8

T53

Thanh Trì


6,9

9

T46

Thanh Trì

7,3

10 CBIII Đan Phượng 60,0
Tầng chứa nước qp
1

LK4

Đa Phúc

5,04

2

LK14

Đa Phúc

5,04

3 LK20 Đa Phúc 5,04
4 - Đông Anh 2,4

5

LK52

Sơn Tây

5,1


24

STT Công trình nghiên cứu Vùng
Giá trị modun
(l/skm
2
)
Tầng chứa nước qh
6 LK53 Sơn Tây 6,09
7 LK58 Sơn Tây 4,78
8 LK89 Sơn Tây 8,56
9 LK161 Hoài Đức 3,73
10 CBI Vĩnh Lạc 30
11 CBV Như Quỳnh 0,5

Tổng hợp kết quả nghiên cứu động thái, sự hình thành nước dưới đất, sơ đồ
khoanh vùng có giá trị modun dòng chảy nước dưới đất khác nhau cho tầng chứa
nước qh và qp thể hiện ở hình 1.


Hình 1. Sơ đồ modun dòng chảy nước dưới đất thành phố Hà Nội



25

Dựa vào giá trị modun, trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất được tính theo
công thức sau:
Qtn = 86,4.Mn.F
Trong đó
F : Diện tích tầng chứa nước tương ứng (km
2
);
Mn: Giá trị modun dòng chảy nước dưới đất trong khu vực l/skm
2
.
Đối với các tầng chứa nước khe nứt phân bố ở khu vực Ba Vì và Sóc Sơn, do
tài liệu nghiên cứu địa chất thủy văn chưa được chi tiết, nên chúng tôi sử dụng
phương pháp tính theo lượng mưa ngấm. Theo phương pháp này, trữ lượng động tự
nhiên được xác định theo công thức sau:

365
α.X.F
Q
tn


Trong đó:
Qtn : Trữ lượng động tự nhiên của tầng chứa nước (m
3
/ngày)
α : Hệ số ngấm của nước mưa (Chọn α = 0,15)

X : Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm), ở đây lấy theo lượng mưa trung
bình nhiều năm tại trạm Ba Vì: X=2.025mm
F : Diện tích tầng chứa nước (km
2
)
Kết quả tính toán trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất vùng Hà Nội được
thống kê trong bảng sau:
Bảng 3. Kết quả tính toán trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất

STT

Vùng
tính toán
Diện tích (km
2
)
Giá trị modun
trung bình,
l/skm
2

Trữ lượng động tự
nhiên (10
3
m
3
/ngày
qh qp qh qp qh qp Tổng
1
Bắc sông

Hồng,
sông
Đu

ng

59 74 60 30 306 192
498
187

81


10

10

162

70

232
344 5 149
149
Tổng 246 499 467 410
878
2
Gia Lâm
29 34 60 30 150 88
238

93

39


10

10

80

34

114

48 1,5 6
6
Tổng 122 121 231 128 359
3
Nam sông
Hồng
51 96 60 30 264 249
513
1575 125 10 10 1361 108
1469
397 5 172
172

734




1
,
5


95

95

Tổng 1626 1352 1625 623
2249

Diện tích tầng chứa
nước (km
2
)
Lượng
mưa,
mm
Trữ lượng động tự nhiên
(10
3
m
3
/ngày
t
2
đg t

2
nk pr t
2
đg t
2
nk pr Tổng
4
Ba Vì
84 60 2025 70 50
50
5
Sóc Sơn
82 2025 68
68
Toàn thành phố Hà Nội 3603

×