Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên, học sinh ''''Viết đúng - viết đẹp'''' và xây dựng phong trào ''''Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp'''' ở trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.15 KB, 33 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN, HỌC SINH "VIẾT
ĐÚNG - VIẾT ĐẸP" VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO "GIỮ VỞ
SẠCH - VIẾT CHỮ ĐẸP" Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI.
Viết chữ đẹp là nguyện vọng và lòng mong mỏi của tất cả mọi người, mọi giáo viên
và học sinh. Đối với giáo viên bậc Tiểu học thì đây là mục tiêu hàng đầu bên cạnh
việc dạy cho các em biết đọc, viết thông thường thì luyện viết chữ đẹp nói riêng
cũng như vấn đề luyện chữ nói chung vẫn còn là một vấn đề khoa học mở.
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh
phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ
mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học mà còn góp phần rèn luyện một
trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học -
đó là kỹ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy
định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập
tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các
em.
Như vậy, bậc Tiểu học là vấn đề nền tảng cho sự phát triển nhận thức của mỗi con
người, mỗi học sinh. Những năm đầu của bậc Tiểu học các em được học và làm
quen với những kí hiệu viết chữ thông qua phân môn Học vần nhất là phân môn Tập
viết. Hai phân môn này giúp sẽ các em đọc thông viết thạo, đúng quy cách.
Xuyên suốt quá trình học tập và phấn đấu lâu dài của con người. Hệ thống chữ viết
được tái tạo qua khả năng nhận thức riêng, nó thể hiện qua khả năng truyền tải
thông tin, qua cách sử dụng vốn từ, ngữ cảnh riêng biệt. Như vậy việc dạy viết chữ
đúng, đẹp cho học sinh không phải cùng lúc đòi hỏi các em phải viết đúng, đẹp
ngay mà cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn của giáo viên và tấm lòng kiên trì
của học sinh.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong chương trình cũ chúng ta mới chỉ đề cập đến vấn đề đọc đúng,


viết đúng thì ở chương trình mới ngoài việc đọc đúng, viết đúng các em còn phải
đọc diễn cảm, viết đúng và viết đẹp góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học
sinh những phẩm chất đạo đức, tính cách con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc
sinh thời đã nói: "Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết
đúng, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận và lòng tự trọng của
mình đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc của mình”.
Chính vì thế mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp giúp
giáo viên, học sinh "Viết đúng- viết đẹp" và xây dựng phong trào "Giữ vở sạch-
Viết chữ đẹp" ở trường Tiểu học. Nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cũng như
đáp ứng được lòng mong mỏi của đại đa số giáo viên và phụ huynh học sinh.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Trong quá trình công tác tôi nhận thấy đối tượng viết sai chính tả, viết xấu có ở một số
giáo viên, học sinh trong bậc Tiểu học. Trong các kì thi số học sinh bị trừ điểm do
nguyên nhân chữ viết, do trình bày tuỳ tiện, cẩu thả còn nhiều. Sáng kiến này tôi đề cập
đến việc rèn chữ viết cho giáo viên, học sinh của nhà trường và xây dựng phong trào
"Rèn chữ-giữ vở" trong trường Tểu học.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên, học sinh trường Tiểu học số 1 TT Tân Uyên, huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Tìm ra các giải pháp thích hợp nhất giúp giáo viên, các em học sinh khắc phục
tình trạng viết xấu, viết cẩu thả, trau dồi kiến thức cho bản thân.
- Đáp ứng được sự đi lên của xã hội còn là nhiệm vụ của người thầy trước thế
hệ tương lai của nước nhà.
- Việc dạy và trau dồi những kiến thức cho giáo viên, học sinh về viết đúng- viết đẹp
trong trường Tiểu học là quá trình đòi hỏi phải có sự nỗ lực của bản thân người học.
Một quá trình rèn luyện thường xuyên, nó đòi hỏi tính thẩm mĩ cao mà hầu như
không đòi hỏi phải có sáng tạo cao. Đây chỉ là sự dập khuôn, làm mẫu sao cho đều,
đúng, đẹp. Người giáo viên cần phải thường xuyên uốn nắn cách trình bày, cách viết
của mình sao cho đúng đẹp. Cách trình bày cách viết phải chuẩn mực rõ các nét, các

cỡ chữ mà thầy cô phải là một tấm gương đi đầu trong việc rèn chữ viết cho học
sinh.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Viết đúng, viết đẹp đang được ngành giáo dục quan tâm, phong trào "Giữ vở sạch
- viết chữ đẹp” được phát động rộng khắp trên toàn quốc và được đông đảo các thầy
giáo cùng các em học sinh nhiệt tình hưởng ứng.
Trong sáng kiến này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu là: điều tra, chứng
minh và kiểm sát thực tiễn.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Để học sinh viết đẹp thì trước hết phải viết đúng qua các tiết Tập viết ở lớp.
Bởi vì qua đó học sinh nắm được các khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ, tốc
độ, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, và liên kết các chữ cái khi viết.
Từ đó, mới hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng độ cao và sự cân
đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Ngoài ra, học sinh còn rèn thao tác viết chữ từ đơn
giản đến phức tạp, xác định được khoảng cách để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu,
rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và viết đẹp. Chữ viết mang tính thực hành cao,
ngoài việc học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc viết chữ và kỹ thuật
viết thì rèn viết chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và cần thiết, vì vậy
chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết. Việc dạy
viết đúng, viết đẹp cho giáo viên học sinh trong nhà trường đòi hỏi người dạy phải
nắm vững về cấu trúc hệ thống chữ viết Tiếng Việt, phải nắm vững luật chính tả.
Trong dạy học các phương pháp có thể sử dụng một cách linh hoạt, song chữ viết
phải tuân theo một quy luật, một khuôn khổ chuẩn mực. Hệ thống chữ viết có tính
độc lập. Cách ghép âm, ghép vần không phụ thuộc vào ngôn ngữ địa phương. Có thể
nói ai biết chữ cũng có thể viết đẹp. Bất kể một quốc gia, một dân tộc nào cũng có
chữ viết của mình nhằm trao đổi, lưu giữ thông tin trong cộng đồng. Một số quốc
gia hệ thống chữ viết không chỉ phổ biến trong cộng đồng của mình mà còn được
mở rộng đến nhiều nước trên thế giới như: Anh, Trung Quốc,…Tiếng Việt của
chúng ta rất đa dạng, phong phú, nhiều nghĩa ngữ. Song cơ bản vẫn lấy nguồn gốc

từ tiếng La Tinh. Chữ La Tinh là nguồn dữ liệu về hệ thống chữ viết phổ biến mà
nhiều nước trên thế giới đang sử dụng. Hệ thống chữ viết này đơn giản, dễ nhớ, tiện
cho người sử dụng. Với tương lai không xa chúng ta cũng có thể đưa hệ thống chữ
Việt ngang tầm với các chữ viết của các quốc gia lớn trên thế giới.
Nhiệm vụ của người thầy trong quá trình dẫn dắt học sinh tiếp nhận tri thức,
tuân thủ đầy đủ các quy tắc về chính âm, chính tả, viết đúng trong 40 phút của một
tiết học là không đơn giản. Nếu chỉ chú ý về tiếp thu trí thức mà bỏ quên việc luyện
chữ của từng tiết học thì các em dễ mắc tính cẩu thả, thói quen tuỳ tiện trong cách
trình bày, trong chữ viết. Nếu gò bó quá sẽ gây cho học sinh sự chán nản, tiếp thu
tri thức sẽ hạn chế.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Huyện Tân Uyên nói chung và trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tân Uyên nói riêng
trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI phong trào “Giữ vở sạch- viết chữ
đẹp” chưa được quan tâm đúng mức, chưa hình thành sâu rộng trong giáo viên và
học sinh nên việc giữ vở sạch - viết chữ đẹp chưa được tốt. Ở thời điểm này đời sống
kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập
của con mình từ chất lượng đến chữ viết.
Ban giám hiệu nhà trường chưa đầu tư nhiều cho phong trào này và ít kiểm tra
đôn đốc nhắc nhở để giáo viên và học sinh thực hiện tốt. Trong công tác đánh giá
thi đua từng học kì và năm học nhà trường không đưa kết quả phong trào “Giữ vở
sạch - viết chữ đẹp” của lớp vào tiêu chí để xét thi đua cho tập thể lớp và giáo viên chủ
nhiệm. Việc kiểm tra đánh giá phân loại vở sạch- chữ đẹp ở các lớp chưa tốt, chưa đưa ra
giải pháp để khắc phục những nhược điểm tồn tại.
Tuy nhiên, qua nhiều năm dạy học cũng như làm công tác quản lí, tôi thấy một số hạn
chế về phong trào này như sau:
* Về phía học sinh:
Nhóm 1: - Các em học sinh lớp 1.
Ưu diểm: Đa số các em biết đọc, biết viết.
Tồn tại: Một số em chữ viết chưa đúng nét, thiếu dấu.
Nhóm 2: - Các em học sinh lớp 2.

Ưu điểm: Các em vừa nghe, vừa viết tương đối tốt.
Tồn tại: Hiện tượng viết ẩu, không đúng cỡ, đúng dòng bắt đầu xuất hiện,
viết sai chính tả, thiếu dấu, thiếu nét vẫn còn nhiều.
Nhóm 3: - Các em học sinh lớp 3, 4, 5.
Ưu điểm: Các em đọc thông viết thạo.
Tồn tại: Các em viết ẩu nhiều hơn (do lượng kiến thức tăng).
Các em viết hoa còn tuỳ tiện, viết sai chính tả vẫn còn.
* Về phía giáo viên:
Ưu điểm: Nắm rõ được đối tượng học sinh mình phụ trách.
Nắm vững hệ thống cấu trúc chữ viết tiếng Việt.
Tồn tại : Chữ viết của một số giáo viên còn xấu nhưng ý thức luyện viết chưa cao dẫn
đến chưa có sự mẫu mực trong chữ viết ở bảng lớp cũng như khi chấm bài và sửa vào vở học
sinh. Thậm chí có giáo viên viết ở bảng lớp vẫn còn cẩu thả không đúng mẫu, sai chính tả, phân
tích, hướng dẫn viết còn sơ sài, qua loa, tuỳ tiện trong cách trình bày. Nhất là trong thời điểm
mà toàn ngành đang vận động soạn bài trên máy vi tính thì ý thức của giáo viên về phong trào
rèn chữ đẹp bị hạn chế rất nhiều.
Chưa có mô hình, điển hình về rèn chữ viết của giáo viên trong các nhà trường
để cùng nhân rộng học tập.
* Về phía nhà trường:
- Nhà trường chỉ mới quan tâm chăm lo chỉ đạo các hoạt động về chuyên môn như:
Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá mà chưa coi trọng đến phong trào này.
- Chưa có hình thức tuyên dương khen ngợi những học sinh có ý thức trong
phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”.
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho phong trào này như bàn ghế
chưa đúng chuẩn, bảng không có dòng kẻ, lớp học thiếu ánh sáng…
* Vế phía phụ huynh:
- Một số phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phong trào, chỉ bắt
ép học sinh học môn Tiếng Việt, Toán mà quên rằng chữ viết của các em sẽ làm cho tâm
hồn các em thêm phong phú, chữ viết xấu sẽ làm giảm đi phần điểm trình bày về chữ viết
trong bài làm của các em mà bất cứ bài thi nào cũng có.

Qua thực tế thấy rằng chất lượng vở sạch, chữ đẹp chưa cao, phong trào chưa
mạnh, chưa thu hút được giáo viên và học sinh say mê trong luyện chữ đẹp.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ giáo viên về rèn chữ viết cho học sinh.
Quán triệt trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường các văn bản hướng dẫn về phong
trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” của ngành, làm cho mọi cán bộ giáo viên của trường nhận
thức được tầm quan trọng của chữ viết: Chữ viết thể hiện nết người.
Cần làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để xây dựng phong
trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong nhà trường.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm phải tuyên
truyền cho phụ huynh biết về vai trò quan trọng của việc giữ vở sạch - viết chữ đẹp;
hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng sách vở, bút viết cũng như cách
bọc sách vở cho các em.
Xây dựng nền nếp phong trào ngay từ ở các lớp: Vào đầu năm học mới giáo viên
chủ nhiệm lớp phải tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn
học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết, hướng dẫn học sinh cách
bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào trong năm học.
2. Công tác xây dựng kế hoạch "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp" của nhà trường
Tổ chức các lớp tập huấn về viết chữ đẹp để bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhà trường.
Đầu năm học nhà trường và tổ chuyên môn tổ chức thi chọn học sinh và giáo viên
viết chữ đẹp để qua đó bồi dưỡng và nhân rộng ra cho tất cả các lớp. Mỗi tổ chuyên môn
tuyển chọn một đội học sinh viết chữ đẹp và cử giáo viên bồi dưỡng để tham gia thi viết
chữ đẹp các cấp.
Trong Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của trường, của tổ chuyên môn, của lớp chỉ
tiêu giữ vở sạch - viết chữ đẹp được quan tâm đúng mức. Đưa việc thực hiện phong trào
“Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” vào trong tiêu chí xét thi đua để tạo động lực cho giáo viên
và học sinh thực hiện tốt phong trào.
Ngoài yêu cầu viết đúng, đẹp cần hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh trong
từng loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, hết môn, hết ngày và hết tuần như thế nào để thống

nhất trong cả lớp;
Đối với những em có năng khiếu và viết chữ khá đẹp, giáo viên phải có định hướng từ
đầu là phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ, cố gắng thường
xuyên. Bởi vì hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ, quan tâm học sinh hàng ngày nên
có điều kiện, kiểm tra và có hướng khắc phục uốn nắn kịp thời.
Trong thời khoá biểu ở buổi thứ 2 (buổi học thêm) nhà trường đã bố trí thời gian 40 phút
(01tiết học/tuần) để giáo viên phụ trách hướng dẫn cho các em luyện viết đồng thời kiểm
tra việc giữ vở sạch của các em.
3. Công tác kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức phong trào.
Từng tháng tổ chuyên môn kiểm tra việc giữ vở sạch - viết chữ đẹp từng lớp, từng
học kì và cả năm học. Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá, tổng kết và đưa ra
những giải pháp khắc phục những tồn tại. Khen thưởng kịp thời những tập thể lớp, tổ, cá
nhân để thực hiện tốt phong trào này.
Hàng tuần phải kiểm tra chấm và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở
tuần tiếp theo. Hàng tháng, sau khi đánh giá xếp loại Vở sạch - chữ đẹp, giáo viên cần
biểu dương và khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng trong phong trào này.
Có thể lấy một số bài viết của các anh chị lớp trên hoặc những học sinh đã đạt giải
thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh như các em: Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Diệu
Thùy, Lê Thảo Huyền, Lê Hồng Nhung, Nguyễn Quỳnh Trang, Ngô Thị Ngọc (lớp 5A1),
em Trần Hoàng Anh, Trần Thị Vương (lớp 5A2)… để cho các em xem và học tập tấm
gương của các anh chị.
4. Các biện pháp giúp giáo viên, học sinh rèn luyện chữ viết.
Như chúng ta đã biết muốn viết đẹp thì trước tiên là phải viết đúng mẫu chữ, kích
cỡ, độ cao, tốc độ viết đảm bảo. Vì thế trong các giờ tập viết, chính tả trên lớp, giáo viên
cần cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi
các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc
liên kết chữ cái … Từ đó, hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự
cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Bên cạnh đó, giáo viên cần dạy học sinh các thao tác
viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm các kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo các chữ
cái và liên kết chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng. Đồng thời giúpcác em xác định khoảng

cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là
viết nhanh và đẹp. Muốn viết được đúng, đẹp thì giáo viên và học sinh cần nắm và hiểu
rõ các nguyên tắc sau:
4.1. Tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
4.1.1. Tư thế ngồi viết
- Lưng thẳng.
- Đầu hơi cúi.
- Không tì ngực vào bàn.
- Mắt cách vở 25 - 30 cm.
4.1.2. Cách cầm bút:
- Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ.
- Cánh tay cầm bút phải đặt ít nhất 2/3 trên mặt bàn. (Cần chú ý đẩy vở lên khi viết đến
phần cuối trang).
- Cầm bằng ba ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu hai ngón: ngón cái và
ngón giữa phải ôm lấy thân bút.
- Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển từ trái sang phải. Cán bút nghiêng về bên phải, cổ
tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại thoải mái. Khi viết cả bàn tay và thân bút
đều phải ở vị trí phía dưới của dòng kẻ đang viết.
- Không nên cầm bút tay trái.
- Không nên cầm bút sát ngòi.
4.2. Rèn luyện chữ viết cho giáo viên, học sinh.
- Ở sáng kiến này tôi sắp xếp lại các chữ thường và chữ hoa dựa theo sự

tương đồng
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Phân loại các chữ thành các nhóm chữ có các nét giống nhau.
+ Các chữ có nét tròn.
+ Các chữ có nét khuyết (khuyết trên, khuyết dưới).
+ Các chữ có nét xoắn.
+ Các chữ có nét thẳng.

- Như vậy thầy cô và các em sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt cách viết.
4.3. Mẫu chữ thường: - o, ô, ơ, c, a, ă, â, d, đ, q, g;
- l , b, h, k, e, ê, r, s, v, m, n, x;
- p, i, t, u, ư, y.
4.4. Mẫu chữ hoa : - A, Ă, Â, M, N; - P, B, R, D, Đ; - C, S, L, G, E, Ê;
- I, K, V, H, T; - O, Ô, Ơ, Q ;- X, U, Ư, Y.
4.5. Ngoài ra tôi còn sắp xếp lại các nhóm phụ âm kép:
- tr, th, ph, kh, nh, ch, qu, gi, gh, ngh.
4.6. Mẫu chữ số:
- Viết theo theo kiểu chữ viết thường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Viết theo kiểu chữ in thường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
4.7. Mẫu dấu:
- Dấu chấm hỏi: ?
- Dấu nặng: (.)
- Dấu ngoặc đơn: ( )
- Dấu ngoặc kép: “ ”
5. Cấu tạo chữ viết Tiếng Việt
5.1. Yêu cầu chung và yêu cầu riêng.
- Viết nghiêng đều, nét hất gọn, đúng độ cao, đúng độ giãn cách.
- Các chữ có độ cao 2,5 đơn vị (ô li): l, h, b, k, g, y.
- Các chữ có độ cao 2,0 đơn vị (ô li): d, đ, q, p.
- Các chữ có độ cao 1,5 đơn vị (ô li): t.
- Các chữ có độ cao 1, 25 đơn vị (ô li): r, s
- Các chữ có độ cao 1,0 đơn vị (ô li): u, ư, x, v, a, ă, â, c, e, ê, m, n, o,
- Các dấu thanh nhỏ gọn nằm trong một li hoặc 0,5 ô li.
- Khoảng cách giữa các tiếng là 1,5 ô li.
5.2. Các nguyên tắc khi tập viết
- Khởi điểm đúng, độ nghiêng đủ.
- Đơn giản, dễ viết.
- Tạo nét song song.

- Cứng và mềm, cương và nhu.
- Bố cục hài hoà, cân đối ‘‘Bức hoạ nhỏ’’.
- Biểu cảm.
- Viết liền nét, hạn chế nhấc bút.
- Viết các con chữ theo hàng dọc.
6. Phương pháp: chia các nhóm chữ, đặt tên để rèn luyện và hướng dẫn viết.
6.1: TÊN CỦA CÁC NHÓM CHỮ
6.1.1. Chữ cái thường
Nhóm 1

: “Giọt sương trĩu nặng”. Gồm các chữ cái: - o, a, c, d, đ, q, g.
Hướng dẫn viết: Khi viết nghiêng sang trái và nặng phía dưới, đó là hình ảnh của
“giọt sương trĩu nặng” - tên của nhóm chữ có nét tròn tương đồng này.
*Phân tích :
- Chiều cao và độ rộng của các nét tròn đều bằng nhau, bằng một ô li vuông. Độ nghiêng
của các con chữ nhóm này cũng như độ nghiêng của chữ 25- 30.
- Điểm xuất phát của 7 con chữ này đều giống nhau từ đỉnh bên phải phía trên của ô
vuông nhỏ. Từ điểm xuất phát này nghiêng xuống đưa nét bút nghiêng xuống đỉnh trái,
phía dưới của hình vuông, ô vuông nhỏ đó.
Nhóm 2

: “Tia nắng ban mai”. Gồm các chữ cái: - l, b, k, h.
- Cả 4 chữ cái này đều có cái “lưng” rất thẳng mà thẳng ở phương nghiêng, là hình
ảnh của những tia nắng buổi sáng.
*Phân tích: Tất cả 4 chữ cái trên đều có điểm xuất phát từ 0,5 li, đều có cong phải,
nét sổ nghiêng, nét lưng rất giống nhau.
Nhóm 3

: “Nhị hoa”. Gồm các chữ cái: -v, s, r.
* Phân tích: Cả 3 chữ trên đều có nét “nhị hoa” nhỏ, mềm, tinh tế thật dễ thương.

Nhóm 4

: “Thì là”. Gồm các chữ cái: - e, n, m, x.
* Phân tích: Ồ! Thật là khó đặt tên cho nhóm chữ này bởi hình dạng của chúng. Vậy đặt
tên là “Thì là” - giống tên của một loại rau bé nhỏ trong truyện cổ tích về cây thì là…
nhắc ta nhớ đến một sự hiểu lầm thật dễ thương. Hi vọng là với cách đặt tên cho nhóm
chữ này thật ấn tượng sẽ giúp người học nhớ lâu và thật thú vị.
Nhóm 5

: “Gậy thần như ý”. Gồm các chữ cái:- p, i, t, u, y
* Phân tích: Cả 5 chữ trên đều có “gậy thần như ý” nét khởi đầu rất giống nhau.
Nét đó có cả hai tác dụng:
+ Một là để tạo độ nghiêng theo nó xuống sẽ được như ý về độ nghiêng.
+ Hai là để làm duyên cho chữ, làm mềm mại hài hoà cho chữ hệt như chiếc
gai xinh xinh làm duyên thêm cho những bông hoa hồng.
6.1.2. Phụ âm kép: SAN HÔ
-tr, th, kh, nh, ch, qu, gi, gh, ng, ngh.
* Phân tích: Các phụ âm kép này do hai, ba con chữ ghép lại với nhau, viết nối với nhau
liền nét. Các con chữ có độ rộng đều nhau và đều là một ô. Các nét nghiêng đều theo
nhau và tạo nhiều nét song song với nhau.
6.1.3. Chữ cái hoa
- Chữ cái hoa thiên về sự mềm mại tinh tế, uyển chuyển. Vì vậy có thể nói: Chữ cái
hoa là sự thăng hoa của chữ viết. Độ cao của các chữ cái hoa hầu hết là 2,5 ly.
Riêng chữ G và Y cộng thêm cái đuôi, 1,5 ly nữa.
*Nhóm 1: “Sóng lượn”

. Gồm các chứ cái hoa: - A, N, M
- Nét tương đồng của cả ba chữ hoa này là nét đầu tiên. Chữ M: là chữ A kép
- Nét tương đồng của cả ba chữ hoa này là nét đầu tiên. Chữ M: là chữ A kép hay là
hai chữ A dắt tay nhau (hai anh em sinh đôi). Chữ N: có một đôi nét mềm mại

tương ứng qua một trục nghiêng.
* Nét “sóng lượn” có ba phần: + Chân sóng: hình chữ c.
+ Thân sóng: là nét xiên nghiêng.
+ Ngọn sóng: là nét lượn hình cung.
Tất cả đều mềm mại.
* Nhóm 2: “Nốt nhạc”

.

Gồm các chữ cái hoa:- P, B, R, D.
+ Phân tích: Tất cả các thành viên của nhóm đều có nét khởi đầu rất giống nhau và giống
nhau hình “nốt nhạc”. Ngoài ra còn có nét hình “bán nguyệt”, hình “chiếc mũ
nồi”- độ rộng của “chiếc mũ nồi” khoảng 2 ly.
*Nhóm 3: “Vành trăng non”.

Gồm các chữ cái hoa: - C, S, G, Y, E.
+ Phân tích: Cả 5 thành viên của nhóm chữ này đều có nét “vành trăng non” là nét
khởi đầu mỗi chữ.
- Độ rộng của “vành trăng non” = 2 ly.
- Điểm cắt “vành trăng non” = 1/2 ly
- Độ sâu của “vành trăng non” = 1,5 ly
*Nhóm 4: “Cánh chim bằng”- (Đại Bàng).


Gồm các chữ cái hoa: - I, K, H, V, T
Ví dụ: - Chữ: H, V
+ Phân tích: Chữ viết đúng có 2 nét song song với nhau, nhu và cương đan xen với nhau, hoà
quyện lẫn nhau tạo hình dáng hài hoà, đối nhau. Nét “cánh chim no gió” mềm mại.
*Nhóm 5 “Ốc biển”.


Gồm các chữ cái hoa: - O, Ô, Ơ, Q
+ Phân tích: Các chữ hoa nhóm này đẹp là nhờ sự kết hợp hài hoà giữa nét cương
(xuống) và nét nhu (xuống). Còn đẹp được cũng là nhờ nét duyên của những hoa văn
cuốn lại mềm mại, tròn đều.
*Nhóm 6: “Ngưu Lang- Chức Nữ”.


Gồm các chữ cái hoa: - X, D, M, N, U, Y.
* Phân tích: Tất cả các thành viên của nhóm này đều được kiến tạo từ một nét ban đầu là
nét móc xuôi trái. Đặt tên cho các nét đó là Cầu Ô Thước. Nhịp cầu cổ tích này là do các
con quạ đen đã bắc cầu qua sông Ngân Hà để chàng Ngưu và nàng Chức gặp được nhau,
vì chúng cảm thương tình yêu xa cách của họ. Còn với chúng
ta, người học cách viết thì “nhịp cầu” này sẽ giúp viết dễ dàng cả nhóm chữ.
,6.2. HƯỚNG DẪN VIẾT CHỮ LIỀN NÉT
- Khi dạy tập viết tôi luôn tự đặt câu hỏi cho người học:
- Tại sao phải viết chữ liền các nét với nhau?
+ Vì viết chữ liền nét với nhau chữ sẽ không bị rời rạc, nguệch ngoạc.
+ Viết chữ liền nét sẽ khiến cho chữ nghiêng đều theo nhau, sẽ mượt mà hơn.
+ Viết chữ nghiêng và liền nét làm giảm thiểu đi những đường cong, những nét uốn. Vì
vậy viết sẽ nhanh hơn.
* Ví dụ

: boong tàu, chuyển bánh, quang gánh, khuyến khích
*Lưu ý: + Khi viết liền nét nhớ cầm bút đúng quy định, hơi cao, không cầm bút sát ngòi, hạn
chế nhấc bút khỏi trang giấy. Khi viết hoàn tất phần vần mới được đánh dấu thanh.
+ Khi viết chữ nối đúng thì phải liền nét, mối nối nhỏ, mềm, không lộ, không
cứng, độ rộng của các con chữ trong một tiếng phải đồng đều nhau.
6.3. HƯỚNG DẪN VIẾT DẤU THANH VÀ SỐ
* Yêu cầu chung:
- Ngoài việc phải viết đúng ra, cũng như chữ, dấu thanh hay số còn phải biểu cảm nữa.

- Có 5 dấu thanh: hỏi, sắc, huyền, ngã, nặng. Các dấu thanh đều phải nhỏ gọn, chỉ đủ để nhận
biết, nằm lọt thỏm trong một khuôn ô, đúng vị trí, ngay sát bên nguyên âm của chữ, không bị
dính, không bị lệch có thể hơi nghiêng theo chiều nghiêng của chữ.
* Cách viết:
- Dấu “râu” của Ơ phải được gắn vào điểm khởi phát (điểm bắt đầu- đặt bút) của O; (Ơ). Nếu
là chữ đứng cũng tương tự như vậy.
- Dấu “nặng” và dấu “phẩy” phải được đánh trùng với dòng kẻ ly số 0.
- Dấu “ngoặc đơn” nên đánh cao 2 ô ly, “ngoặc kép” nhỏ, lọt thỏm trong một ô ly, cao ngang
bằng với nhau.
- Dấu “gạch ngang” đầu dòng có độ dài 1,5 ô ly. Nhưng dấu phụ chú nối ngang chỉ nên là
một ô ly và được đánh cao 0,5 ô ly.
- Muốn dấu cũng biểu cảm thì các dấu: huyền, sắc, chấm than nên đánh mạnh ở đầu
rồi dần vuốt nhẹ đi (khởi đầu là cương rồi dần là nhu); dấu râu, dấu phẩy, dấu hỏi thì nên đánh
cong. Dấu phẩy cong như hình đuôi mắt cho có hồn, có thần thái, chứ không viết thẳng như nét
xiên vô cảm; dấu nón nên viết cong nhẹ, lên nhu, xuống cương sẽ biểu cảm hơn.
- Các chữ số nên viết cao gấp đôi chữ, khoảng 2 ô ly.
6.4. HƯỚNG DẪN VIẾT NHANH BẰNG BÚT BI
- Nếu dùng bút ngòi sắt hoặc ngòi đồng thì chữ viết sẽ đẹp, đủ cả nét thanh nét đậm nếu biết
cách viết. Nhưng nhược điểm của loại bút này là viết khôngnhanh được vì ma sát của lực ngòi
bút rất lớn. Ngược lại, nếu dùng bút bi, viết nhanh được song khả năng thể hiện nét thanh, nét
đậm sẽ yếu hơn bút ngòi sắt, ngòi đồng. Tuy vậy không có nghĩa là viết bút bi sẽ không thể hiện
được nét cương, nét nhu. Nét cương, nét nhu của bút bi khi ta viết chính là biểu hiện của lực
mạnh - nhẹ, (lên - mạnh), (xuống - nhẹ) của nét viết.
- Khi viết bằng bút bi, ta cầm bút cao hơn so với bút ngòi sắt và bút ngòi đồng và cầm bút
cũng chắc tay hơn. Nếu cầm bút bi hời hợt, chưa đủ chắc, chữ viết sẽ không được cứng cáp.
Viết bút bi phải viết liền nét tối đa; nét nọ liền với nét kia, nét nọ “gọi” nét kia, tạo đà cho
nét kia. Bởi thế bút lực của bút bi rất dồi dào, có thể viết được tốc kí, viết sẽ dễ hơn, nhanh
hơn.
6.5. HƯỚNG DẪN VIẾT VÀO GIẤY KẺ NGANG
- Tập viết vào giấy kẻ ngang cũng nên tập theo nhóm như khi ta tập viết vào giấy ô ly.

Sau một thời gian được học viết giấy ô ly, chúng ta cũng đã thiết lập được một thói quen
mới: viết chữ theo quy chuẩn. Sau đó ta mang thói quen đó viết vào giấy kẻ ngang.
- Ở loại giấy kẻ ngang không còn những ô ly nữa, chúng ta phải tự cảm nhận về sự hài
hoà, cân đối của từng con chữ cũng như khi ta đi đường mà không còn những biển báo,
chỉ đường nữa.
* Sau đây là những gợi ý về cách viết vào giấy vở kẻ ngang:
+ Những chữ cao 1 ô ly gần bằng 1/4 dòng vở kẻ ngang, ví dụ: o, c, a, e.
+ Những chữ cao 2 ô ly gần bằng 1/2dòng vở kẻ ngang, ví dụ: d, đ, p, q.
+ Những chữ cao 2,5 ô ly gần bằng 3/4 dòng vở kẻ ngang, ví dụ: l, b, h, k.
+ Những chữ hoa cao gần bằng 3/4 dòng vở kẻ ngang. H, K, M, N, B
+ Những chữ số gần bằng 1/2 dòng kẻ ngang. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào - trò nấy”. Quả thật, chữ viết của giáo viên là
vấn đề có tính chất quyết định, bởi vì giáo viên luôn là tấm gương đối với học sinh về tất cả
các mặt, nhất là học sinh Tiểu học và đặc biệt là các lớp đầu cấp thì thầy cô giáo luôn là một
hình ảnh rất tài giỏi, đẹp đẽ và mẫu mực. Thực tế thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có
ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua quan sát ta thấy rằng nét
chữ của các lớp khác nhau nhưng trong cùng một lớp thì lại tương đối giống nhau và rất
giống chữ của giáo viên.
* Qua thực tế đã chỉ đạo, tôi nhận thấy rằng:
- Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, học sinh viết đúng mẫu,
viết đảm bảo tốc độ, kỹ thuật viết được các em vận dụng và nhiều em đã có nét chữ đẹp và sáng
tạo. Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến chất lượng chữ viết của học sinh và rất tự hào
khi được xem những quyển vở “vở sạch, chữ đẹp” của con em mình được trưng bày. Số học
sinh đạt giải về phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” qua các năm tăng cả về số lượng và
chất lượng.
Xây dựng phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” là một việc làm hết sức cần thiết
quan trọng và không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động toàn diện trong nhà trường
tiểu học. Chính vì vậy mà các nhà trường nên tổ chức tốt phong trào này một cách thường
xuyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.


PHẦN III: KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Bên cạnh kết quả đã đạt được, muốn cho học sinh viết đẹp, giữ gìn sách vở sạch sẽ thì
giáo viên phải rất công phu rèn luyện theo phương pháp khoa học, lâu dài, kiên trì và chịu
khó Chính vì vậy, là người được phân công phụ trách về công tác vở sạch
chữ đẹp ở nhà trường, tôi đã mạnh dạn chỉ đạo toàn trường như sau:
Một là, người giáo viên cần phải coi trọng chữ viết thường ngày của mình trên bảng
lớp, đây chính là trang viết mẫu mực đầu tiên của mình cho học sinh thấy.
Hai là, giáo viên cần viết đúng chính tả, đúng mẫu, rõ ràng và ngay ngắn, cần
phải quy định cho tất cả giáo viên cách trình bày lề bảng, dòng chữ ghi ngày, tháng, năm,
tên môn, tên bài học cần được viết rất mẫu mực. Tuy nhiên, viết chữ đẹp cũng cần một chút
nhỏ sự tài hoa và không phải ai cũng viết được thật đẹp. Cho nên giáo viên là người luôn
phải luyện viết thường xuyên. Ngoài bộ hồ sơ giáo viên phải viết hằng ngày thì giáo viên
phải có vở luyện viết là vở tập viết để viết đúng mẫu chữ quy định và các bài viết luyện chữ
đẹp và sáng tạo.
Ba là, bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện phong trào “Giữ vở sạch
- Viết chữ đẹp”. Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành công trong mọi công việc đều
phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, ngoài những biện pháp
trên thì người giáo viên còn phải khơi dậy ở các em lòng say mê về rèn chữ cho học sinh bằng
những mẫu chữ đẹp, trang vở sạch đẹp, bộ hồ sơ mẫu mực. Giáo viên phải thổi vào học sinh
luồng sinh khí những ước mơ cao đẹp, kể cho học sinh nghe những mẩu chuyện về tấm
gương rèn chữ viết của anh Nguyễn Ngọc Ký, Cao Bá Quát,… Cho học sinh đọc và xem
những bài dự thi về “Văn hay- chữ tốt” trên sách báo và Tạp chí Thế giới trong ta mà giáo
viên sưu tầm được sau đó để lại lớp cho học sinh xem hằng ngày để qua đó gợi lên ở các em
lòng say mê, ham thích luyện viết chữ đẹp.
Bốn là, trong công tác chỉ đạo của nhà trường đối với phong trào “Giữ vở sạch-Viết
chữ đẹp”, cần:
- Ngay từ đầu năm học nhà trường cần lập kế hoạch cụ thể và coi đây là một tiêu chí quan
trọng trong hoạt động dạy và học của nhà trường đồng thời phải có chỉ tiêu cụ thể để giao

cho các tổ chuyên môn, các khối lớp và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Hàng tháng tổ chức đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh, chính xác, công khai.
Tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp một lần/học kì, sau mỗi lần như vậy, cần động viên
khen thưởng để khích lệ phong trào. Sau mỗi học kì, nhà trường tổ chức họp phụ huynh học
sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ báo cáo tình hình rèn luyện chữ viết của học sinh trong từng
tháng, từng tuần để cho phụ huynh biết và khen ngợi, khích lệ phong trào.
- Mỗi năm, nhà trường cần kết hợp các đợt sơ kết cuối kì I, tổng kết năm học hay các đợt thi
đua để tổ chức triển lãm các thành quả mà học sinh đã làm được như: các bài thi viết chữ đẹp,
các bộ sách, vở tiêu biểu để cho các em, các bậc phụ huynh cùng xem và thấy được những
thành quả của con em mình đã ý thức rèn luyện, để học sinh và các lớp có sự thi đua học tập
lẫn nhau. Động viên khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân học sinh và các lớp trong
phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” sau các đợt thi đua.
- Tổ chức trưng bày thành quả hàng năm của học sinh và chỉ đạo thực hiện tốt mô hình “Câu
lạc bộ viết chữ đẹp của giáo viên và học sinh”.
* Từ một cá nhân đạt giải Nhì cấp tỉnh về viết chữ đẹp, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
giải pháp để hướng dẫn và duy trì câu lạc bộ hoạt động theo tháng, tuần và thu hút được sự
quan tâm của tập thể giáo viên và học sinh nhà trường.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Đối với giáo viên:
- Nhận thức được cái đẹp để từ đó có khái niệm về viết chữ đẹp và có thể khẳng định: "Viết chữ
đẹp là cần thiết đối với mỗi con người trong thời đại công nghệ thông tin”.
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc luyện viết chữ đẹp. Bản thân tự rèn
luyện viết chữ đúng, đẹp thì học sinh mới viết chữ đúng, đẹp, giữ vở cẩn thận, sạch sẽ.
- Tích cực nghiên cứu, học tập qua các tài liệu: Thông tin Giáo dục Tiểu học, báo Giáo
dục và Thời đại, Tạp chí Thế giới trong ta, bảng chữ cái trong trường Tiểu học, các thông
tin trên mạng Internet
2. Đối với học sinh:
- Chấp hành tốt nề nếp, yêu cầu của người dạy.
- Nâng cao chất lượng chữ viết của bản thân, có ý thức, niềm say mê luyện viết.
- Rèn tính cẩn thận trong khi trình bày bài viết, bài kiểm tra.

- Kiên nhẫn, tỉ mỉ tập viết từng nét chữ, con chữ, từ, câu
- Tạo thói quen khi ngồi viết là phải cẩn thận, nắn nót
- Tự mình thường xuyên luyện viết
3. Đối với nhà trường:
- Phong trào “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” của nhà trường được chú trọng và được sự
hưởng ứng của đại đa số học sinh và giáo viên tham gia. Chất lượng vở sạch - chữ đẹp của
nhà trường ngày càng được nâng cao. Nhiều giáo viên và học sinh đạt giải trong các kì thi
viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và là một trong những trường Tiểu học trong
huyện dẫn đầu về phong trào "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp".
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI:
Sáng kiến có khả năng ứng dụng cho mỗi cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh và
có thể triển khai rộng rãi ở tất cả các trường Tiểu học trên cơ sở vận dụng một cách hợp
lý các biện pháp mà tôi đã đưa ra.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
1. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
+ Cùng tham gia ủng hộ cho sáng kiến kinh nghiệm, cùng tổ chức thảo luận, nghiên cứu
điều chỉnh bổ sung để sáng kiến được hoàn thiện hơn;
+ Cùng phổ biến các hình thức, biện pháp cho toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh vận
dụng vào trong quá trình giảng dạy và học tập;
+ Cần khuyến khích động viên bằng nhiều hình thức để thúc đẩy phong trào viết chữ đẹp
trong toàn trường.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
+ Thường xuyên tổ chức các hội thi viết chữ đẹp cấp huyện cho cán bộ, giáo viên, học
sinh cấp Tiểu học và giáo viên cấp học khác;
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác viết chữ đúng, đẹp cho cán bộ, giáo viên các
cấp học trong toàn huyện;
+ Tổ chức giới thiệu và triển lãm các bài viết chữ đẹp của cán bộ, giáo viên và học sinh
vào những thời điểm thích hợp…
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về đề tài nghiên cứu Một số biện
pháp giúp giáo viên, học sinh "Viết đúng- viết đẹp” và xây dựng phong trào "Giữ vở

×