Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả giảng dạy phụ đạo môn toán cho học sinh yếu kém lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.82 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY PHỤ ĐẠO MÔN TOÁNCHO HỌC SINH
YẾU LỚP 4”
A. Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học đã được xác định là giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng
nhân cách con người. Cho nên với giáo dục tiểu học, dạy người là mục tiêu cơ bản, lâu
dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi con người.
Ở Bậc tiểu học môn Toán là một trong những môn học quan trọng và chiếm một thời
lượng lớn. Môn Toán giúp các em có khả năng tính toán các số liệu cụ thể có liên quan
đến đời sống hàng ngày của chính các em. Thời đại ngày càng phát triển – đặc biệt là sự
phát triển như vũ bão của khoa học, của công nghệ thông tin, của cạnh tranh và hội nhập
toàn cầu, trước sóng gió của cơ chế thị trường, việc đào tạo ra những con người thích ứng
là những chủ nhân của đất nước là một thử thách đối với Nghành Giáo dục…
Qua số liệu thống kê của các lớp 4 cho thấy: Trong những năm gần đây chất lượng giáo
dục nói chung, chất lượng môn Toán nói riêng đang ngày một đi lên. Cụ thể ở lớp 4 F.
Trường Tiểu học An Thạnh 1 (lớp 4F mà tôi đang trực tiếp giảng dạy) với 2/3 là học sinh
tỉ lệ học sinh ở mức trung bình trở lên của môn Toán hàng năm đạt trên 96%. So với mặt
bằng chung của tổ 4 thì tỉ lệ học sinh yếu kém môn toán là không quá cao. Song làm thế
nào để không còn học sinh yếu kém, không còn học sinh bỏ học vì không đuổi kịp kiến
thức lại là một bài toán hết sức nan giải.Với 18 năm tuổi nghề mà tôi trăn trở là tìm ra
con đường để vực dậy số học sinh yếu kém giúp các em theo kịp với chương trình để
từng bước xoá bỏ tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng.
Năm học 2011-2012 tôi đã được phân công chủ nhiệm lớp 4F với tổng số là 34 học sinh.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, với 18% tỉ lệ học sinh yếu kém môn Toán (căn
cứ vào bài thi khảo sát chất lương đầu năm)
Các em thực hiện sai đối với những bài toán rất đơn giản. Trên lớp các em thiếu hứng thú
với môn học này. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra những giải pháp


tốt nhất giúp các em có kiến thức cơ bản về môn Toán để theo kịp chương trình làm tiền
đề cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp sau. Thành công của tôi trong năm học này đã
giúp tôi có đầy đủ dẫn chứng, tư liệu để viết nên sáng kiến kinh nghiệm mang tên “Nâng
cao hiệu quả giảng dạy phụ đạo môn toán cho học sinh yếu kém lớp 4” . Trường Tiểu
học An Thạnh 1
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích:
- Thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục “ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập và đảm bảo được kiến thức
mức tối thiểu cho học sinh được lên lớp.
- Hạn chế dần hiện tượng lưu ban hoặc có nguy cơ sắp bỏ học của cấp học.
- Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ về công tác Chủ nhiệm của giáo viên đối
với hoạt động dạy học trong trường tiểu học và hoạt động phối hợp giữa các bộ phận
đoàn thể nhà trường cùng Ban đại diện nhà trường, Chi hội CMHS ở các khối lớp.
2. Phương pháp- nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp điều tra
III. Giới hạn đề tài:
- Với đề tài: “Nâng cao hiệu quả giảng dạy phụ đạo môn toán cho học sinh yếu kém
lớp 4” . Vì thế đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động dạy và học đối với môn toán, còn
phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 4F.Trường Tiểu học An Thạnh 1. Thị xã Hồng Ngự.
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận:
Tuy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể nói vai trò của người giáo
viên là hết sức quan trọng bởi “ Giáo viên tiểu học là người quyết định đến chất lượng
học tập của học sinh”. Xét ở góc độ này và trong chừng mực bản thân người viết xin
mạnh dạn trình bày một số giải pháp sâu đây với hy vọng về tính khả thi của nó để khắc

phục phần nào những vấn đề đã nêu.
* Trước hết bản thân phải có ý thức về vai trò của mình.Có như vậy người giáo viên mới
có trách nhiệm, sự nhiệt tình và thấy cần thiết trong việc tự bồi dương và nâng cao nghiệp
vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho các em trong lớp nói
chung và với 4 em học sinh yếu kém môn Toán nói riêng. Xây dựng hình ảnh đẹp, tạo
niềm tin cho học sinh, phụ huynh và lãnh đạo địa phương.
II. Cơ sở thực tiễn:
Nắm vững bản chất của môn học: Đây là bộ môn học khá khô khan và tính tích hợp rõ
ràng do vậy khi dạy học cần lựa chọn hình thực phong phú, hấp dẫn. Có câu hỏi gợi ý
một cách logic đi từ đơn giản đến phức tạp; cần liên hệ, xâu chuỗi kiến thức đã học giúp
học sinh tự phát hiện kiến thức mới. Đặc biệt thiết kế bài dạy cần phải có những câu hỏi
đơn giản hơn dành cho học sinh yếu kém sao cho các em học yếu cũng có cơ hội được
phát biểu ý kiến. Chú ý khen ngợi các em khi các em có những biểu hiện tiến bộ dù là rất
nhỏ.
III. Thực trạng:
1) Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và hỗ trợ của Ban giám hiệu trường Tiểu học An Thạnh 1, tạo
mọi điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp, hoạt động hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ
được giao.
- Trường lớp khang trang và xanh, sạch, đẹp, có đầy đủ tiện nghi, phòng chức năng
2) Khó khăn
- Dù ở ngay Thị xã nhưng còn nhiều gia đình đang gặp khó khăn trong cuộc sống, ít quan
tâm đến việc học của con em mình mà khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm nên ảnh
hưởng đến chất lượng chung của lớp.
- Nhiều học sinh có hoành cảnh gia đình éo le, cha mẹ phải xa nhau, ông bà phải nuôi
dưỡng, nên các em không thích ham học.
IV. Các biện pháp thực hiện:
- Căn cứ vào kết quả xếp loại học lực của học sinh ở lớp: Giáo viên chủ nhiệm rà soát lại
học sinh yếu của lớp
- Xây dựng kế hoạch, sắp xếp lịch và lập nội dung bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng

học sinh yếu của lớp.
- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, trình khối trưởng xem và trình BGH duyệt để
GVCNg thực hiện (Kế hoạch phải đảm bảo có đề ra các biệp pháp, hình thức, lịch bồi
dưỡng, nội dung kiến thức cần bù đắp, rõ ràng cụ thể, phù hợp với mỗi lớp, được vận
dụng một cách sáng tạo để đạt hiệu quả).
- Hàng tuần, theo dõi và báo cáo kết quả đã thực hiện cho khối trưởng
- Tuỳ tình hình của lớp mà vận dụng cụ thể như sau:
- Giáo viên kèm riêng từng học sinh yếu vào đầu buổi học, giờ thể dục hoặc kèm trái buổi
(nếu có điều kiện).
- Phân nhóm học tập, đôi bạn học tập.
- Kếp hợp cùng PHHS kèm thêm tại nhà. Mời PHHS để báo cáo nội dung, tình hình học
tập của HS để được nắm rõ, có thể yêu cầu PHHS viết cam kết cho con em đi học đều (kể
cả thời gian bồi dưỡng, phụ đạo); nếu có trường hợp PHHS không quan tâm GVCN báo
khối trưởng và báo BGH để có giải pháp kịp thời và tham mưu UBND Phường An Thạnh
có biện pháp hỗ trợ.
- Cá thể hoá từng đối tượng HS yếu để có biện pháp riêng, không dạy theo kiểu dạy đại
trà. Nắm yêu cầu trọng tâm môn học để bồi dưỡng, xem HS đã biết được gì và chưa biết
điều gì để cần bổ sung và bù đắp kiến thức một cách hoàn chỉnh cho các em.
- Kiểm tra đầu giờ (bằng nhiều hình thức, như: đọc, viết, bảng cộng, trừ, bảng cửu
chương, . . .). Tranh thủ và tận dụng quỹ thời gian khác để cung cấp, bồi dưỡng HS yếu
một cách đạt hiệu quả và có chất lượng nhất. Tổ chức kiểm tra, khảo sát để đánh giá mức
tiến bộ trình độ của học sinh theo qui định.
- Luôn động viên, khuyến khích, khen ngợi, tạo động lực say mê học tập; “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”, tránh trách phạt, la mắng làm học sinh dễ bị ức chế tâm lý, dần
sợ sệt mà có thể dẫn đến bỏ học.
- Bố trí chỗ ngồi gần bạn học sinh học giỏi, có tinh thần luôn giúp đỡ, hướng dẫn bạn biết
cách học, giải các bài tập từ dễ đến khó và truy bài học cũ, củng cố kiến thức, v .v . . .
- Liên hệ thường xuyên với PHHS cùng phối hợp chặt chẽ với GVCN để theo dõi kết quả
học tập. Tuỳ theo điều kiện thực tế của gia đình mà tạo điều kiện, như: Góc học tập và có
lịch Thời khoá biểu riêng cho con em mình học tập.

- Riêng những trường hợp học sinh cá biệt khác hoặc hoàn cảnh quá khó khăn nhưng hiếu
học, giáo viênchủ nhiệm báo cho BGH để cùng Ban đại diện CMHS sẽ hỗ trợ, tạo điều
kiện để các em này có tiến bộ thêm trong học tập và theo kịp cũng như nắm vững kiến
thức tối thiểu.
Tìm hiểu hoàn cảnh, địa chỉ và sở thích của từng em. Xác định rõ nguyên nhân và có kế
hoạch phụ đạo cụa thể, thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi ý
kiến khi cần thiết. Nếu có hiện tượng “Bất thường” thì phối hợp để tìm ra biện pháp giáo
dục tốt nhất.
* Ngoài chương trình đã có theo quy định, có chương trình giảng dạy dành riêng cho đối
tượng này.
* Để thực hiện được biện pháp này tôi đã đăng ký với BGH nhà trường cho các em tổ
chức học nhóm vào các buổi chiều thứ 4, thứ 6 hàng tuần. Chương trình giảng dạy đựoc
tiến hành theo các bước sau:
Dựa vào kết quả khảo sát trên đánh giá thực chất xem các em hỏng kiến thức ở dạng nào.
Qua bài kiểm tra cho thấy các em vẫn chưa thành thạo trong cộng trừ có nhớ, chưa thuộc
bảng cửu chương.
Tổ chức xếp lại vị trí ngồi học và phân công nhiệm vụ cho 4 em học khá trong lớp kèm
cặp, giúp đỡ 4 em này vào các buổi chiều thứ 4, 6 (Giáo viên nêu rõ mục đích yêu cầu
sau khi phân công và so sánh kết quả học tập của các em sau mỗi tuần).
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn cho cặp đôi những nhiệm vụ ban đầu cần thiết như:
Yêu cầu cặp đôi của mình thuộc bảng “ phép cộng trừ trong phạm vi 10”
Hướng dẫn cách cộng, trừ nhẩm
Ví dụ 1 : 8 +5 (tách 5 thành 2 và 3 để có 2+8 = 10; 10 +3 = 13)
Ví dụ 2: 15-7 (tách 15 thành 10 và 5, lấy 10- 7 =3; 3+5 = 8)
-Tiếp tục giúp bạn mình học thuộc bảng cửu chương bằng cách nắm được cấu tạo của
từng bảng nhân, chia sau đó bạn khá soát lỗi giúp bạn học yếu.
-Vào những buổi phụ đạo thứ 6, giáo viên hướng dẫn cho 4 học sinh cộng, trừ số có nhiều
chữ số; nhân chia số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
-Tổ chức thi đua giữa 4 bạn của 4 cặp để đánh giá sự tiến bộ của 4 cặp đôi.
Trong những buổi học phụ đạo, giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải các dạng toán đã

học trong tuần. Ưu tiên 4 bạn này được thường xuyên lên bảng thực hiện trước. Các bạn
khác nhận xét, bổ sung.Nếu các bạn đó thực hiện sai thì được các bạn khác phát hiện và
yêu cầu bạn đó nêu lại cách thực hiện, nêu rõ xem mình sai ở bước nào.
Đây là phương pháp giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu cách thưc hiện các bài toán. Đặc
biệt học sinh biết đựoc lý do mình thực hiện sai để từ đó tìm ra cách làm đúng bài toán.
* Dạy cho các em phương pháp học
Giáo viên giúp các em có thể tự đánh giá bài làm của mình bằng cách thử lại kết quả bài
toán
Chẳng hạn :
Lấy phép trừ để thử kết quả phép cộng (hoặc ngược lại)
Lấy phép nhân để thử kết quả phép chia (hoặc ngựơc lại)
Lây kết quả thay vào thành phần chưa biết để thực hiện (dạng bài tìm một thành phần
chưa biết)
Lấy số lớn cộng với số bé để đựơc tổng (dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của
hai số đó)
Lấy số lớn trừ đi số bé để được hiệu (dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số
đó)…
* Trong lớp 4F được trang bị loại bàn ghế 2 chỗ ngồi. Tôi đã phân công nhiệm vụ cho
từng em để mỗi em đều được giữ một chức vụ và đều phải xác định được nhiệm vụ của
mình , góp phần trong việc đưa thành tích của nhóm đôi ngày một đi lên.
* Tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các nhóm, tổ nhằm nâng cao chất lượng học tập,
tính đoàn kết, thi đua lành mạnh giữa các tổ, tăng cường trách nhiệm đói với những bạn
tổ truởng, tổ phó về chất lưọng học tập của tổ mình. Tổ chức bình bầu tổ học tốt vào các
tiết sinh hoạt lớp ngày thứ 6 hàng tuần về nhiều mặt như : Chuyên cần, vệ sinh, học tập…
5. Hiệu quả áp dụng:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng: “Nâng cao hiệu quả giảng dạy phụ đạo môn toán cho
học sinh yếu kém lớp 4” ở lớp 4F, tôi thấy các em học sinh ham thích học tập, thích đến
trường và đến lớp.
Qua kết quả giảng dạy phụ đạo môn toán cho học sinh lớp 4F, Tôi so sánh ở cuối học kỳ
I. và Giữa kỳ 2 .Năm học 2011 – 2012 như sau:

*Lớ p 4 F. (Cuối học kỳ I)
SSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi
chú
SHS % SHS % SHS % SHS %
35 04 14.4 12 34.3 14 40 05 11.3
* Lớp 4 F (Giữa học kỳ 2).
SSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi
chú
SHS % SHS % SHS % SHS %
35 10 28.6 18 51.4 06 17.1 01 2.9
C. Kết luận
I. Ý nghĩa:
-Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ về công tác Chủ nhiệm của giáo viên đối
với hoạt động dạy học trong trường tiểu học và hoạt động phối hợp giữa các bộ phận
đoàn thể nhà trường cùng Ban đại diện nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các
lớp.
- Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập và đảm bảo được kiến thức mức tối
thiểu cho học sinh được lên lớp cho những năm kế tiếp.
-Hạn chế dần hiện tượng yếu, kém có khả năng lưu ban hoặc có nguy cơ sắp bỏ
học của cấp học.
- Người giáo viên cần nhận thức được vai trò của mình trong dạy học. Mỗi giáo viên
không ngừng trang bị cho mình những kiến thức sư phạm cần thiết, cần phải học hỏi
nhiều hơn nữa về chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến, đổi mới phương pháp.Cần có sự tận
tâm, có cái nhìn thiện cảm đối với những đối tượng học sinh không may mắn về nhiều
mặt.
Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững chác từ phía
học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.Phát hiện kịp thời những kiến thức bị hỏng
của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức. Phát hiện những tiến bộ dù là rất
nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích , động viên.
Xây dựng nề nếp, phương pháp tự học tự rèn ở học sinh. Duy trì khối đoàn kết

trong lớp học. Giáo dục cho học sinh thấy tầm quan trọng của phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện- Học sinh tích cực”
II. Khả năng áp dụng:
- “Nâng cao hiệu quả giảng dạy phụ đạo môn toán cho học sinh yếu kém lớp 4” ở tiểu
học nói chung và nhất là học sinh lớp 4F, tạo ra một sự môi trường dạy học tương tác
cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.
III Bài học kinh nghiệm
Giáo viên chủ nhiệm lớp, phải là những người gương mẫu đi đầu cắt bỏ “ Khối u” thành
tích trong cơ thể mình.Thi đua một cách trong sáng, lành mạnh.
Kiểm tra chất lượng định kỳ cần phải thực hiện nghiêm túc, khách quan hơn nữa để đánh
giá chất lượng học sinh. Không để tình trạng đánh giá nhầm, dẫn đến học sinh ngồi
nhầm lớp.
Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất để học sinh yếu kém đựơc phụ
đạo thường xuyên.Tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá, kích thích sự hứng thú để
học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Tổng phụ trách đội cần có hình thức biểu dương, nêu gương “ Vượt khó để học tập tiến
bộ” của các em học sinh qua các học kỳ.
Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong Nghành giáo dục đã
đựơc cụ thể hoá bằng các cuộc vận động “ Hai không” cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo
là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh
tích cực”. Những cái tên như thế đã thực sự gắn với trách nhiệm và đựơc sự ủng hộ của
các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn xã hội
Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài thì việc hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ
học sinh yếu kém, bỏ học cũng là một vấn đề hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất
lượng của lớp, của trường, của địa phương và của toàn xã hội.
Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Nâng cao hiệu quả giảng dạy phụ đạo môn
toán cho học sinh yếu kém lớp 4” sẽ phần nào giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm
nhằm duy trì sĩ số, giúp đỡ các em học yếu kém xoá đi mặc cảm và tiến bộ hơn trong học
tập.
Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta, nó tựa như

những thứ “Rau cỏ trị bệnh” mà ta bắt gặp trong cuộc sống đời thường. Bất cứ ai cũng có
thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào đối tưọng học sinh
yếu kém cũng đựơc giáo viên chú trọng nó đòi hởi ở lương tâm người thầy, cần phải coi
học sinh như chính những đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra. Khi những cố gắng của người
giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần thưởng lớn nhất
trong cuộc đời dạy học của mình.
Do hạn chế về kiến thức, thời gian nên việc xây dựng sáng kiến kinh nghiệm không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các đồng chí góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm
ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học ngày nay (Tạp chí của Trung Uơng hội khuyến học Việt Nam – NXB Lao
Động)
2. Báo giáo dục thời đại cuối tuần số 4,5,6,7 (NXB Hà Nội)
3. Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết (Biên tập : Hồ Phương Lan- NXB Lao
Động)
4. Hỏi- đáp về dạy học Toán lớp 4 (Tác giả: Đỗ Đình Hoan- NXB Giáo dục)

×