Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu Luận Quy hoạch công trình công cộng đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.95 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT :
QUY HOẠCH CÔNG TRÌNH CÔNG
CỘNG ĐÔ THỊ
Thành viên nhóm:
Dương Thị Như Nguyệt 10124131
Trần Vũ Hận 10124051
Huỳnh Trọng Trường 10124230
Trần Văn Thi 10124185
Trần Minh Tiến 10124207
Nguyễn Thị Ngọc Hằng 10124048
Giáo viên hướng dẫn
Trần Duy Hùng
Mục lục
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung
1. Cách thức tổ chức các khu chức năng trong quy hoạch công trình công cộng đô thị
a) Công trình công cộng - dịch vụ
b) Bãi đỗ xe
c) Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các công trình công cộng ngầm
d) Công viên và quảng trường
e) Tổ chức hệ thống giao thông
2. Một số giải pháp tổ chức cảnh quan công trình công cộng trong không gian đô thị
a) Về cây xanh
b) Thiết bị ngoài trời
c) Các công trình kiến trúc nhỏ
d) Quy hoạch nhà vệ sinh công cộng
III. Kết luận và kiến nghị
I. Đặt vấn đề
-Việc xây dựng và cải tạo đô thị diễn ra rầm rộ trong những năm qua cùng với việc ra đời


các khu ở mới, khang trang, hiện đại và văn minh hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đã đạt được vẫn còn khá nhiều vấn đề đặt ra cho các nhà chuyên môn và công tác
quản lý đô thị. Cụ thể là:
- Việc phân bố các khu ở trong tổng thể quy hoạch chung một cách rời rạc, thiếu tính liên
kết, chưa thống nhất theo định hướng phát triển không gian chung, chưa tạo được sự hỗ
trợ lẫn nhau thậm chí còn gây nên sự chồng chéo về chức năng, khai thác hệ thống các
công trình công cộng (CTCC) thiếu hiệu quả.
- Hình thái không gian các khu ở mới khá đa dạng: dạng ô bàn cờ, dạng tự do, dạng hỗn
hợp. Tuy nhiên công tác quy hoạch chỉ dừng ở góc độ phân khu chức năng, chưa chú
trọng đến hình thể không gian 3 chiều.
- Quy mô các khu ở mới rất khác nhau, từ vài hecta đến hàng trăm hecta. Tuy nhiên việc
xác định quy mô hợp lý của 1 khu ở hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học, tùy thuộc vào khả
năng đầu tư, điều kiện triển khai dự án trên thực tế hay quan điểm chủ quan của một vài
cá nhân. Phần lớn các khu ở có cơ cấu chưa hoàn chỉnh, thiếu hệ thống các không gian
công cộng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người dân.
- Việc quy hoạch cảnh quan các khu ở mới tồn tại khá nhiều vấn đề bất cập: mật độ xây
dựng quá cao, mật độ cây xanh thấp, tổ hợp đơn điệu, chưa khai thác triệt để các điều
kiện cảnh quan nhằm tạo ra cái sự đa dạng trong việc tổ chức không gian sống… Những
ý đồ tạo nên hình ảnh của đặc trưng của khu ở hầu như không được nhắc đến và thể hiện
trong công tác quy hoạch. Không gian ở chỉ là việc phân chia các lô đất, hình ảnh đô thị
là các dãy nhà chia lô chạy dọc các tuyến giao thông chính tạo nên những bức tường
thành chia cắt không gian…
- Trong tương lai, cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội, những khu ở mới tiếp
tục ra đời. Để đáp ứng nhu cầu ngày cao của người dân đô thị, cần phải nhìn nhận lại các
khu ở đã xây dựng. Và vấn đề quy hoạch công trình công cộng (y tế, văn hóa, giáo dục,
thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác) cũng là một vấn đề vô
cùng quan trọng, chiếm được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng, nhằm mục đích đưa
ra những định hướng cho việc xây dựng các khu ở mới trong tương lai.
I. Nội dung
1. Cách thức tổ chức các khu chức năng trong quy hoạch công trình công cộng đô thị

a) Công trình công cộng-dịch vụ :
Các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, chợ: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của các
công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT, chợ trong các khu vực xây dựng
mới là 40%.
Các dịch vụ công cộng, cơ quan hành chính của khu ở, trung tâm giải trí, bưu
điện, thư viện và các dịch vụ hàng ngày cần bố trí ở trung tâm và ở gần bến xe.
Dịch vụ hàng ngày, bưu điện, thư viện, trạm cứu hỏa và trụ sở công an nên ở gần
điểm bán lẻ, gần với trung tâm khu ở hay gần công viên chính. Trường học nên đặt
ở rìa khu ở hoặc trong khu ngoại vi nếu cần thiết.
• Cổng ra vào, sân, chỗ đỗ xe của nhà công cộng, dịch vụ:
Nhà công cộng, dịch vụ có đông người ra vào, tụ họp (trường học, bệnh viện, rạp hát,
sân vận động ) phải:
- Đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an toàn
và thông suốt, không bị tắc nghẽn: có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là
vịnh đậu xe); cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo
thành chỗ tập kết có chiều sâu tối thiểu 4m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng
của cổng.
- Có đủ diện tích sân, bãi cho số người ra vào công trình (kể cả khách vãng lai) có
thể ra vào, tụ tập, để xe một cách thuận lợi và an toàn như:
+ Sân tập hợp học sinh toàn trường: đối với trường học, nhà trẻ;
+ Sân chờ cho khách, sân cho phụ huynh các học sinh nhỏ tới đón con;
+ Sân chờ đợi, thoát người: đối với nhà biểu diễn, phòng khám bệnh, cơ quan
hành chính;
+ Nhà để xe cho nhân viên, giáo viên, học sinh, khách
b) Bãi đỗ xe
Đặt ở nơi tránh ảnh hưởng thị giác với đường phố. Việc này làm cho đặc điểm các
ngôi nhà trở nên nổi bật trong cảnh quan đường phố. Garage cần đặt phía sau mặt đứng
công trình chứ không chiếm lĩnh mặt đứng. Trong các khu có nhà ở gia đình đơn lẻ,
garage có thể đặt trong ngõ và phải cách mặt tiền ít nhất 6m.
c) yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các công trình công cộng ngầm

- Phải phù hợp với quy hoạch tổ chức không gian và hệ thống dịch vụ công cộng
của đô thị.
- Phải đảm bảo kết nối không gian thuận tiện và an toàn với các công trình giao
thông ngầm, các công trình công cộng trên mặt đất và các công trình công cộng ngầm
liền kề và kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm chung của đô thị.
d) Công viên và quảng trường:
Công viên và quảng trường cần phải là trung tâm công cộng của khu ở. Chúng
phải được đặt gần đường phố công cộng, khu nhà ở hoặc khu bán lẻ. Không được coi
công viên như phần đệm hay phần đất thừa của khu ở, không được tách biệt công viên
với đường phố. Công viên công cộng và quảng trường trong khu ở có vai trò như nơi gặp
gỡ của cộng đồng, là trung tâm giải trí, chỗ chơi cho trẻ em và là điểm đến của những
người lao động trong giờ nghỉ ăn trưa. Cạnh công viên công cộng và quảng trường nên
thêm vào khu vực bán lẻ và khu vực nhà ở phù hợp với các hoạt động công cộng.
• Quy mô và cơ cấu tổ chức công viên:
Giữa các khối nhà ở nên có một khu vườn rộng từ 200 - 400 m
2
. Tại rìa của khu ở
hoặc liền kề với trường học cần có công viên với sân chơi trẻ em rộng khoảng 3
ha. Công viên cộng đồng diện tích 3 - 5 ha cần bố trí dọc không gian mở của vùng. Diện
tích tổng cộng của công viên phải dựa trên số lượng nhà ở hoặc tương đương với 5 đến
10% diện tích khu vực. Tiêu chuẩn cho mật độ công viên thay đổi theo từng thành phố và
tùy thuộc vào dân số. Tối thiểu là 2500 m
2
/1000 dân.
• Quảng trường:
- Đối với quảng trường chính bố trí ở trung tâm đô thị không cho phép xe thông
qua; chỉ cho phép các phương tiện giao thông vào phục vụ các công trình ở quảng trường.
- Trên quảng trường trước các công trình công cộng có nhiều người qua lại, phải
tách đường đi bộ và đường giao thông nội bộ ra khỏi đường giao thông chạy thông qua.
Phần dành cho giao thông nội bộ phải bố trí bãi đỗ xe và bến xe công cộng.

- Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu, phải theo sơ đồ tổ chức
giao thông.
- Quảng trường nhà ga cần tổ chức rõ ràng phân luồng hành khách đến và đi, đảm
bảo an toàn cho hành khách đi đến bến giao thông công cộng và đến bãi đỗ xe với
khoảng cách ngắn nhất.
- Quảng trường đầu mối các công trình giao thông cần có quy hoạch phân khu rõ
ràng để hành khách có thể chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác được thuận
tiện, nhanh chóng và an toàn.
e)Tổ chức hệ thống giao thông :
Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng.
- Để phục vụ sự đi lại của nhân dân đô thị loại III trở lên, cần chủ yếu phát triển
giao thông công cộng.
+ Khoảng cách giữa các tuyến giao thông công cộng tối thiểu là 600m và tối
đa là 1.200m, ở khu trung tâm đô thị khoảng cách này tối thiểu là 400m.
+ Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc đến bến xe công cộng không quá
500m.
- Loại phương tiện giao thông công cộng phụ thuộc vào loại đô thị và khối lượng
hành khách. Đối với các đô thị có số dân tính toán trên 1 triệu người, phải nghiên cứu hệ
thống đường sắt đô thị (quy hoạch hệ thống đường tàu điện ngầm, đường tàu điện mặt đất
hoặc trên cao).
- Mật độ mạng lưới giao thông công cộng phụ thuộc vào cơ cấu quy hoạch đô thị,
tối thiểu phải đạt 2,0km/km
2
đất xây dựng đô thị. Khoảng cách giữa các bến giao thông
công cộng trong đô thị được quy định như sau:
+ Đối với bến ô-tô buýt, ô-tô điện và tàu điện: không lớn hơn 600m;
+ Đối với bến ô-tô buýt và ô-tô điện tốc hành, tàu điện cao tốc ngầm hoặc trên
cao: tối thiểu là 800m.
- Tại các chỗ giao nhau giữa các tuyến đường giao thông cao tốc và các tuyến
đường có phương tiện giao thông công cộng, cần bố trí trạm chuyển xe từ phương tiện

này sang phương tiện khác với chiều dài đi bộ nhỏ hơn 200m.
- Bến xe ô-tô buýt và ô-tô điện trên các đường chính có đèn tín hiệu điều khiển
phải bố trí cách chỗ giao nhau ít nhất 20m. Chiều dài bến xe một tuyến, chạy một hướng
ít nhất là 20m, trên tuyến có nhiều hướng phải tính toán cụ thể, nhưng không ngắn hơn
30m. Chiều rộng bến ít nhất là 3m.
- Bến giao thông công cộng cuối cùng của tuyến cần phải có nhà phục vụ cho
công nhân và chỗ đợi cho hành khách.
Trên đường giao thông cao tốc, bến xe ô-tô buýt cao tốc cần bố trí các trạm đỗ đặc biệt ở
ngoài phạm vi mặt đường xe chạy, có dải chuyển tiếp tốc độ.
 Vị trí cho tuyến giao thông
Các tuyến giao thông xác định mật độ, vị trí và chất lượng phát triển trong vùng.
Các tuyến cần được đặt ở nơi có thể tăng tối đa các khu ở mới, để dễ tiếp cận tới các khu
vực tái phát triển hoặc lấp đầy và để phục vụ cho các khu ở hiện có cũng như các trung
tâm việc làm.
 Vị trí bến đỗ xe
Các bến đỗ chính cần phải ở trung tâm và liền kề với lõi thương mại. Bến xe buýt
nhánh có thể đặt ở khu phụ trợ dọc theo các phố kết nối và liền kề với công viên và tiện
nghi công cộng. Khả năng tiếp cận dễ dàng là yếu tố tạo ra sự thành công cho hệ thống
giao thông công cộng. Tại các bến đỗ xe phải có chỗ đợi thoải mái, thuận lợi với mọi
điều kiện thời tiết quanh năm. Cũng cần có cửa hàng, quán cafe nhỏ và các hoạt động
khác cần thiết trong khi khách đang đợi xe. Vùng đón khách cần phải gần bến đỗ và
thuận tiện cho việc sử dụng của người khuyết tật.
 Đường ngang qua đường phố chính và cầu đi bộ
Chỉ khi nào thật cần thiết mới tổ chức cầu vượt hay đường ngầm dành cho người đi bộ
băng qua đường vì cả hai giải pháp điều rất tốn kém kinh phí và dễ gây mất cảnh quan.
Có thể kết hợp xây dựng cầu vượt hay đường ngầm với các tổ hợp các công trình thương
mại cao ốc văn phòng hay nhà ga tầu điện ngầm (nếu có) tạo nên hệ thống giao thông liên
hoàn, thuận tiện cho người sử dụng và đảm bảo cảnh quan chung cho khu ở.
 Các tuyến đường dạo:
Đường dạo được sử dụng cho việc đi bộ, xe đạp và một số hoạt động khác trong khu

đô thị mới với nhiều vai trò và tác dụng (tập thể dục, ngắm cảnh, phố mua sắm…).
Đường dạo có khả năng kết nối chúng ta với những di sản, những địa danh, di tích lịch
sử và đáp ứng nhu cầu tiếp cận những điểm này.

Trong tương lai các tuyến đường dạo nên được bố trí các giàn cây hay mái che nhẹ để tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người sử dụng hệ thống này.
 Đường dạo nên rộng từ 2m đến 3,5m, nó phù hợp với kích thước vỉa hè của
các tuyến đường giao thông nội bộ.
 Bề mặt của đường bằng phẳng, được phân định bằng bề mặt lát, đảm bảo
người khuyết tật sử dụng dễ dàng.
2. Một số giải pháp tổ chức cảnh quan công trình công cộng trong không gian đô thị:
a) Về cây xanh.
• Hệ thống cây xanh đô thị:
Cây xanh đô thị có 3 nhóm chính:
- Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo ,
bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong các khuôn viên các công trình này và
diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho
người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập TDTT, nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn ). Đối với các diện tích mặt nước không thường xuyên có nước,
cần phải có các giải pháp quy họach đảm bảo cảnh quan môi trường khi không có
nước.
- Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ).
Tất cả các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên đều phải trồng cây xanh đường
phố.
- Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học,
vườn ươm ).
• Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống cây xanh trong đô thị
- Tổ chức cây xanh theo quy hoạch công trình công cộng đô thị có thể tạo nên định
hướng khác nhau như theo các cách trồng tạo điểm nhấn, tạo tuyến trong không
gian, tạo nên diện với vai trò vừa là phông nền hay rào ngăn cách cho không gian

vừa có tác dụng vi khí hậu như che mưa, nắng, gió bất lợi cho không gian.
- Trong một khu đô thị mới có thể tổ chức trồng cùng một loại cây trên một tuyến
để tạo nên sắc thái riêng cho nhóm nhà, nhưng trong tổng thể toàn khu thì loại cây
trồng thì nên đa dạng. Lựa chọn chủng loại cây phù hợp với điều kiện môi trường
ở, thuận tiện cho việc chăm sóc, thay thế. Kết hợp màu sắc của cây với không gian
xung quanh để tạo tổng thể hài hoà, dễ chịu.
- Các không gian xanh trong đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố
có trồng cây và các dải cây để hình thành một hệ thống xanh liên tục. Phải tận
dụng đất ven hồ, kênh rạch và mọi khoảng trống có thể được cho cây xanh.
- Việc trồng cây phải không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không làm
hư hại móng nhà và các công trình ngầm, không gây nguy hiểm (không trồng cây
dễ gãy, đổ) không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (không trồng các cây có
tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng ).
• Quy định về diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị
- Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp ngoài đơn vị ở trong các đô thị bao gồm:
công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, tòan đô thị hoặc cấp vùng
(bao gồm cả các công viên chuyên đề); diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên
các công viên, vườn hoa, trong đó chỉ tiêu mặt nước khi quy đổi ra chỉ tiêu đất cây
xanh/người không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử
dụng công cộng ngoài đơn vị ở; không bao gồm các loại cây xanh chuyên dụng.
- Đối với đô thị miền núi, hải đảo chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng có thể
thấp hơn nhưng không được thấp hơn 70% mức quy định trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị
Loại đô thị Tiêu chuẩn (m
2
/người)
Đặc biệt
≥7
I và II
≥6

III và IV
≥5
V
≥4
- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở bao gồm sân chơi, vườn hoa, sân
bãi TDTT phục vụ hàng ngày. Trong đó bao gồm các công trình phục vụ chung
toàn đơn vị ở và các công trình phục vụ trong các nhóm nhà ở. Mỗi đơn vị ở xây
dựng mới phải có tối thiểu một công trình vườn hoa (có thể kết hợp với sân thể
thao ngoài trời và điểm sinh hoạt cộng đồng) phục vụ chung cho toàn đơn vị ở với
quy mô tối thiểu là 5.000m
2
.
b) Thiết bị ngoài trời:
Cabin điện thoại, các dụng cụ phục vụ vui chơi của trẻ em, trụ đèn giao thông,
thùng rác… Chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, đặc biệt đối với khí hậu của
vùng biển nên chúng phải được làm bằng vật liệu có độ bền cao và có khả năng di chuyển
dễ dàng, thay thế được. Chú ý đến các tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng. Màu sắc
của các thiết bị ngoài trời cũng nên được nghiên cứu, chú ý công tác bảo trì, duy tu và
sử dụng màu sắc hài hoà với cảnh quan xung quanh.
c) Các công trình kiến trúc nhỏ:
Tượng đài, vòi phun nước, tác phẩm phù điêu, điêu khắc, bể cảnh, non bộ, các logo
hoặc tranh tường, hệ thống các chòi nghỉ chân che mưa nắng Nên được thiết kế theo
một hình thức thống nhất, gắn với các biểu trưng của khu vực để tạo nên nét riêng cho
khu đô thị mới.
d) Quy hoạch nhà vệ sinh công cộng
- Trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên, chợ, bến xe, nơi sinh hoạt
công cộng, phải bố trí nhà vệ sinh công cộng.
- Khoảng cách giữa hai nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính ≤1,5km.
- Các điểm đỗ xe buýt chính phải có nhà vệ sinh công cộng.
- Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị hoặc quỹ đất hạn chế, cần

xây nhà vệ sinh công cộng ngầm.
- Trong các công trình cao tầng có thể sử dụng một phòng của tầng 1 (trệt) để bố
trí nhà vệ sinh công cộng và có biển báo chỉ dẫn.
- Tại các trạm xăng dầu ngoài đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng cách xa nơi
chứa xăng ≥10m.
- Trong các công trình ngầm có sự hoạt động của con người (ga xe điện ngầm,
siêu thị ngầm, ga-ra ô-tô, phòng ăn, uống giải khát ), phải có buồng vệ sinh công cộng
với biển báo, chỉ dẫn. Nước thải sau bể tự hoại phải được bơm tới cống nước thải của đô
thị.
II. Kết luận và khuyến nghị
Việc tìm ra được giải pháp Quy hoạch công trình công cộng khu ở mới phù hợp cho
thành phố nói riêng và cho các đô thị của Việt Nam là việc làm khó khăn, đòi hỏi phải
có quá trình nghiên cứu nghiêm túc, trên cơ sở khoa học và những kinh nghiệm
của các nước phát triển trên thế giới. Đây là vấn đề rất bức thiết và cần có sự nỗ lực của
các cấp, các ngành và sự tham gia đóng góp của các nhà chuyên môn và tất nhiên không
thể thiếu vai trò của người dân. Nhằm góp phần mang lại cho người dân một không gian
sống thực thụ và phát triển bền vững.

×