MỤC LỤC
Trang
I - ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………2
II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………… ………………3
III – TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………… …………… 3
IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 6
1.Tổng quan về xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền……………………………………6
2.Các loại hình tổ chức cộng đồng ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền…………… 7
3.Vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực cho người
nông dân ở xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền……………………………………… 7
3.1.Cơ cấu tổ
chức…………………………………………………………………………… 7
3.1.1.Cơ cẩu tổ chức Hội Nông dân xã Quảng
Phú……………………………………… 8
3.1.2.Cơ cấu tổ chức của Hội Phụ nữ xã Quảng Phú…………………………………… 8
3.2.Các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho người nông dân…………………… 9
3.2.1.Các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao kỷ thuật……………………… .9
3.2.2.Hoạt động hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất, xây dựng các công trình nước
sạch vệ sinh môi trường nông thôn………………………………………………………….11
3.2.2.1.Hoạt động của Hội Nông dân……………………………………………………….11
3.2.2.2. Hoạt động của Hội Phụ nữ……………………………………………………… 12
3.3.Những khuyết điểm tồn tại:……………………………………………………….13
3.4. Các giải pháp……….…………………………………………………………….14
V- KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 15
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….17
1
I – ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ nhiều năm nay, kinh tế hộ gia đình vẫn là trụ cột, là nền tảng cho việc phát
triển ở nông thôn, tuy nhiên kinh tế hộ gia đình không thể tiếp tục phát triển ổn định,
góp phần nâng cao thu nhập, nếu sản xuất đơn lẻ như trước. Thực tế cho thấy, khi hộ
gia đình sản xuất đơn lẻ không được hỗ trợ từ bên ngoài thì khả năng tiếp cận thị
trường kém hơn, năng lực cạnh tranh yếu, sản xuất ra sản phẩm mang nhỏ lẻ, manh
mún, không đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng của thị trường. Xuất
phát từ thực tế đó, trong thời gian qua, nhiều tổ chức cộng đồng nông thôn đã ra đời.
Các tổ chức này đã giúp cho các hộ nhỏ lẻ tiếp cận khoa học công nghệ tốt hơn, qua đó
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức sản xuất,
kinh doanh, đồng thời giảm rủi ro trong sản xuất, phát triển sản xuất theo hướng hàng
hóa. Các hình thức tổ chức, hợp tác này còn giúp giảm chi phí (cả đầu vào, đầu ra và
các chi phí giao dịch, phí lao động…), nâng cao khả năng tiếp cận thị trường. Các tổ
chức cộng đồng ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển ở nông
thôn, khi mà sản xuất hàng hóa trong nước ngày càng hội nhập với thị trường thế giới.
Là một trong những tổ chức cộng đồng đó, những năm qua, các cấp Hội Nông
dân và Hội Phụ Nữ Việt Nam đã làm tốt việc tập hợp cộng đồng nông thôn (nhất là
nông dân), giữ vai trò là trung tâm, nòng cốt, tích cực tham gia vào việc hoạch định và
thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn; giúp các hội viên
khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tư vấn, hỗ trợ về vốn, tư vấn kỹ thuật, bước
đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển, cải thiện
thu nhập, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Theo thống kê, cả nước có khoảng 4,6 triệu nông dân đạt danh hiệu sản xuất - kinh
doanh giỏi, năm 2007, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn ở nước ta đã đạt 6,1
triệu đồng/người, tăng 2,7 lần so với năm 2000; tỷ lệ hộ nghèo còn 18% và không còn
hộ đói.
Tuy nhiên, vai trò của một số Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ vẫn còn mờ nhạt và
hoạt động tham gia vào việc đổi mới cách thức và hình thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp ở một số địa phương vẫn còn hạn chế, kỹ năng sản xuất của nông dân chưa
được nâng cao. Việc dạy nghề và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa thúc đẩy được
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn việc xây dựng nông thôn mới còn lúng
túng cả về nhận thức và việc làm cụ thể. Xuất phát từ vấn đề trên, để hiểu sâu về vai
trò của tổ chức Hội trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn như thế nào?
Có những ưu điểm và hạn chế gì? tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề : “vai trò của
2
Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã
Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
* Mục tiêu: Tìm hiểu và đánh giá vai trò của tổ chức Hội Nông dân và Hội Phụ
nữ trong việc nâng cao năng lực cho nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm cải thiện nâng cao hiệu
quả hoạt động của Hội trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho nông dân tại địa
phương.
II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Chọn điểm: Điểm nghiên cứu có các tổ chức cộng đồng Hội Nông dân và
Hội Phụ nữ Việt Nam và tổ chức đó có tham gia trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực
cho nông dân.
2. Phương pháp thu thập thông tin:
- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo tổng kết năm của huyện, xã,
hội nông dân xã. Niên giám thống kê của huyện.
- Thu thập số liệu mới:
+ Thảo luận nhóm: tổ chức thảo luận nhóm gồm 6 người (cán bộ Hội Nông Dân
xã, các bộ Hội Phụ Nữ xã, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân và Chi Hội Phụ Nữ thôn
và 02 hộ nông dân).
+ Phỏng vấn lãnh đạo địa phương và người am hiểu: vấn 4 người (Phó chủ tịch
xã phụ trách kinh tế, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Trưởng thôn Phú
Lễ )
+ Phỏng vấn hộ: phỏng vấn 04 hộ gia đình có tham gia vào hội.
III – TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
* Nông thôn:
Nông thôn có thể coi là khu vực địa lý nơi đó có sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp.Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc
độ quản lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợn cư dân, trong đó có
nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã
hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác. Một số đặc điểm đặc thù của nông thôn Việt Nam như: các cư dân sống chủ
yếu dựa vào nông nghiệp, cư dân có quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những
quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình; nông thôn luôn lưu giữ và bảo tồn nhiều
di sản văn hóa của quốc gia; nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự
nhiên, môi trường sinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên
nhiên to lớn, phong phú và đa dạng,
3
* Phát triển nông thôn
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nông thôn. Mỗi tổ chức hoặc
chương trình phát triển nông thôn có thể khái niệm phù hợp nhất với mục tiêu hoạt
động và điều kiện kinh tế xã hội đặc thù. Theo Umalele “phát triển nông thôn được khí
niệm như là một quá trình cải thiện mức sống của hầu hết những người có thu nhập
đang sinh sống trong cá vùng nông thôn, đồng thời tạo lập tiến trình phát triển bền
vững của họ”. Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các lĩnh vực có
mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn
hóa, xã hội thể chế và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lạp mà phải
được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Sự
phát triển của các vừng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của
các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và
sự phát triển chung của cả nước (Trương Văn Tuyển, 2007).
* Năng lực: Hiện nay có rất nhiều khái niệm về năng lực. Năng lực là biết sử
dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa (Rogiers, 1996).
Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù hợp với một hoạt động
thực tiễn (Barnett, 1992). Năng lực là khả năng đáp ứng thích hợp và đầy đủ các yêu
cầu của một lĩnh vực hoạt động (Tự Điển Webster's New 20
th
Century, 1965). Như
vậy, năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của nhiều yếu
tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: (1) tính
vận dụng; (2) tính có thể chuyển đổi và phát triển.
* Tổ chức cộng đồng:
Trong đời sống khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách rộng rãi để chỉ
mối quan hệ và tương tác giữa các cá nhân trong những nhóm người khác nhau. Đó
chính là những đặc thù mang tích tập thể trong tất cả các lĩnh vực đời sống và hoạt
động xã hội có những điểm tương đối khác nhau về quy mô và hoạt động. Theo Tô
Duy Hợp và cộng sự (2000), cộng đồng là một thực hể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt
chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi
các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các
thành viên. Các đặc điểm và lợi ích chung đó rất đa dạng. Đó là những đặc điểm về
kinh tế, xã hội, nhân văn, môi trường, huyết thống, tổ chức, vùng địa lý, hoặc các khía
cạnh về tâm lý mối quan tâm và quan điểm (Trương Văn Tuyển, 2007).
Gần đây, khi thực hiện các chương trình phát triển nông thôn, các tổ chức hỗ
trợ lại muốn quay về tiếp cận tổng hợp nhưng với sự tham gia của nông dân vào quá
trình ra quyết định. Phải tạo quyền lực cho các cộng đồng làm việc với chính phủ và
khu vực tư nhân. Phát triển nông thôn trên cơ sở cộng đồng là một tiếp cận giảm
nghèo bằng cách tạo hành động tập thể của cộng đồng và cho họ kiểm tra các sự can
thiệp, lấy các tổ chức cộng đồng làm động lực phát triển.
4
Một tổ chức dựa vào công đồng (Community based organization) là một tổ
chức được hình thành và hoạt động có vai trò rất lớn của cộng đồng và người dân, lấy
cộng đồng làm nền tảng và là đối tượng mục tiêu cho hoạt động. Tổ chức cộng đồng là
một tổ chức gồm các người cùng có một lợi ích chung, như các tổ chức người sản
xuất, các nhóm cùng nguồn lợi, các ban phát triển của làng. Sự phát triển dựa trên
khái niệm về vốn, nhấn mạnh các nguồn vốn khác nhau của cộng đồng: vốn tự nhiên,
vốn vật lý (cơ sở hạ tầng), vốn tài chính, vốn con người (giáo dục), vốn xã hội.Vốn xã
hội là các thể chế, quan hệ và tiêu chuẩn tạo nên chất lượng và số lượng của các tác
động lẫn nhau trong một xã hội. Vốn xã hội theo nghĩa hẹp bao gồm các hội quần
chúng, các mạng lưới xã hội đi đôi với các tiêu chuẩn có tác dụng đến năng suất của
cộng đồng. Vốn xã hội làm dễ dàng sự điều phối và hợp tác. Có ý kiến cho rằng phát
triển nông thôn phải dựa vào việc huy động vốn của cộng đồng, nhất là vốn xã hội.
Trong thực tế vốn của cộng đồng nhất là cộng đồng nghèo không nhiều. Phải có các
hành động nhằm gây dựng các vốn này nhất là vốn xã hội thì mới phát triển từ cộng
đồng được.
Các nguyên tắc của phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng là:
- Tạo môi trường thể chế cơ bản: luật lệ, quy ước, hỗ trợ của Nhà nước.
- Củng cố các tổ chức cộng đồng
- Tăng cường năng lực các tác nhân.
- Khuyến khích sáng tạo bằng các biện pháp mềm dẽo.
Trong quá trình phát triển nông thôn có một số việc trước kia do nhà nước làm
nay phải giao cho các cộng đồng nông thôn thực hiện. Phải bồi dưỡng và hỗ trợ cho
các cộng đồng để họ có đủ điều kiện tự đứng ra thực hiện công việc này. Công tác phát
triển nông thôn là hoạt động tổng hợp, phải có sự tham gia của nông dân vào quá trình
ra quyết định. Việc xác định các chính sách phát triển phải có có sự tham gia của nhân
dân. Quá trình này gồm có nhiều giai đoạn:
- Xác định mục tiêu của chính sách.
- Xác định đặc điểm của hệ thống: giới hạn, vấn đề, tác nhân. Thu thập thông
tin, trình bày hệ thống. Phải tạo quyền lực cho các cộng đồng làm việc với Chính phủ
và khu vực tư nhân. Phát triển nông thôn trên cơ sở cộng đồng là một cách tiếp cận
giảm nghèo khá hiệu quả bằng cách tạo hành động tập thể của cộng đồng và cho họ
kiểm tra các sự can thiệp, lấy các tổ chức cộng đồng làm động lực phát triển. Tổ chức
nông dân cần đa dạng để thích ứng với các điều kiện khác nhau về đặc điểm địa
phương và trình độ phát triển. Trong nông nghiệp truyền thống các tổ chức nông dân
cần cho sự hoạt động của nông nghiệp gia đình, thường là các tổ chức nhằm giải quyết
các mối quan hệ giữa các thành viên trong việc tiếp xúc với các phương tiện sản xuất
như đất, nước. Trong bước đầu của sự phát triển muốn chuyển từ tình trạng tự cấp
5
sang sản xuất hàng hoá cần có các tổ chức cung cấp các loại dịch vụ dầu vào cũng
như đầu ra cho sản xuất. dịch vụ cho nông dân. Hiện nay chúng ta muốn phát triển hợp
tác xã nhưng để tiến lên hợp tác xã là một hình thức cao nhất của sự hợp tác cần có các
tổ chức nông dân đơn giản mang tính chất tương trợ để nông dân có thể học tập trong
thực tế, phát triển lên các hình thức tổ chức cao hơn. Việc xây dựng tổ chức nông dân
là một quá trình lâu dài và phức tạp, không thể từ chỗ chưa có gì bước ngay lên các
hình thức tổ chức cao như hợp tác xã. Các tổ chức nông dân kiểu mới là các tổ chức
không phải nhằm giải quyết các quan hệ bên trong nữa mà là tổ chức thêm các mối
quan hệ với bên ngoài như việc giúp cho sự tiếp xúc với thị trường và xã hội. Các tổ
chức nông dân là các cơ cấu trung gian giữa người sản xuất và các tác nhân khác trong
môi trường kinh tế, thể chế và chính trị. Các tổ chức nông dân thường có các chức
năng sau:
- Đại diện và bảo vệ các quyền lợi của người sản xuất như các nghiệp đoàn.
- Chức năng kinh tế và kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ cho hội viên.
- Quản lý các nguồn lợi tự nhiên và tài sản, như sử dụng nước, đồng cỏ…
- Chức năng phát triển xã hội, phát triển địa phương.
IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Tổng quan về xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền.
Xã Quảng Phú nằm về phía Đông Nam của huyện Phong Điền, với tổng diện tích
tự nhiên là 1.189,13ha; tổng dân số 12.470 khẩu và 2350 hộ, trong đó số hộ nghèo là
234 hộ, chiếm 9,9% so tổng số hộ toàn xã. Toàn xã chia làm 13 thôn.
Huyện Quảng Điền nói chung, xã Quảng Phú nói riêng: Khí hậu có hai mùa rõ rệt:
Mùa khô từ tháng 3 đến thàng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô
nóng, oi bức. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9-10
thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa dai dẳng. Nhiệt độ trung bình là 25
0
C, nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất là 29,4
0
C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 19,7
0
C.
Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9
0
C và lúc thấp nhất là 8,8
0
C. Các tháng 7,8,9,10 thường hay
có bão.
Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, có một số ít bộ
phận dân cư sống dựa vào nghề thủ công truyền thống là mây tre đan, làm nón. Tổng
diện tích đất trồng trọt toàn xã (số liệu năm 2008) l.282,6ha, trong đó: cây lương thực
là 798,1ha, cây có bột 165ha, cây công nghiệp ngắn ngày 245ha, cây mía 42ha, cây
thực phẩm 32,5ha. Một số loại cây trồng chủ yếu là lúa, lạc, mía, sắn, sản lượng cây
lương thực có hạt đạt 4.803 tấn, trong đó sản lượng thóc 4.788 tấn, năng suất lúa đạt
60 tạ/ha, năng suất lạc là 23tạ/ha.Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận là 95%, tỷ lệ sử
dụng giống lạc lai MD7, L14 đạt 100%. Trong những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ của
cấp tỉnh, huyện và sự hỗ trợ của một số chương trình dự án phi chính phủ như Dự án
6
Nap, Luxembua, đã xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng như: mô
hình 3 tầng sinh thái, mô hình ngô vụ đông, mô hình thử nghiệm đưa cây rau vào sản
xuất, chăn nuôi lợn hướng nạc,…theo số liệu thống kê năm 2008, bình quân thu nhập
trên 1ha đất canh tác là 55,4 triệu đồng. Tổng đàn trâu bò 334con, đàn lợn 8.060 con
(trong đó lợn nái 1,087 con), đàn gia cầm 16.365 con.Toàn xã có 7ha mặt nước nuôi
trồng thủ sản, có 75 lồng cá nuôi dọc Sông Bồn, sản lượng 45,4 tấn.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các chương trình xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng nơi đây thực hiện tương đối có hiệu quả, tỷ lệ đường giao
thông nông thôn được bê tong hóa đạt 50%, thực hiện kiên cố hóa kênh mương 15km
đạt 50% tổng chiều dài. Toàn xã có 04 trường học (01 trường THCS, 02 trường Tiểu
học và 01 trường mầm non), với 2239 học sinh (trong đó: THCS 811học sinh, tiểu học
1008 học sinh, mẫu giáo mầm non là 420 học sinh). Tỷ lệ số hộ sử dụng điện chiếm
99% tổng số hộ toàn xã, số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%. Thu nhập bình quân
đầu người là 8,8 triệu đồng/năm.
2. Các loại hình tổ chức cộng đồng ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, ở xã Quảng Phú huyện Quảng Điền có các tổ
chức cộng đồng như sau:
- Về các tổ chức chính trị xã hội thành lập theo các quy định pháp lý về hội và hiệp
hội gồm: Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và Hội
Khuyến học.
- Về các tổ chức kinh tế - nghề nghiệp thành lập theo các quy định pháp luật về tổ
chức kinh tế hợp tác bao gồm: 04 hợp tác xã (02 hợp tác xã nông nghiệp là HTX nông
nghiệp Phú Hòa và Phú Thuận (hai hợp tác xã này hỗ trợ cho nông dân trong phát triển
sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp); HTX dịch vụ và tiêu thụ điện quản lý và cung
ứng điện cho người dân sản xuất và sinh hoạt; HTX Mây tre đan Bao Lam thành lập
năm 2006, hỗ trợ cho xã viên phát triển ngành nghề mây trđà e đan, sản phẩm chủ yếu
là sản phẩm phục vụ du lịch, thị trường tiêu thụ chính là ở Đà Lạt và thành phố Huế);
01 chi hội nghề cá Vạn đò (ở thôn Vạn Hạ Lan, với 43 hội viên, hỗ trợ giúp các hội
viên phát triển nuôi trồng thủy sản dọc sông Bồn).
- Ngoài ra xã có thành lập một số ban giúp xã triển khai thực hiện một số lĩnh vực
như: Ban xóa đói giảm nghèo (theo dõi, chỉ đạo việc xóa đói giảm nghèo ở địa
phương), Ban Thú y xã (phụ trách việc phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh
cho gia súc gia cầm trên địa bàn xã), Ban quản lý dự án Luxembua (phụ trách việc chỉ
đạo triển khai thực hiện dự án về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và trường học, ban
7
quản lý này mới thành lập cuối năm 2008, đang trong giai đoạn xác định công trình
chuẩn bị xây dựng danh mục đầu tư).
3. Vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực cho
người nông dân ở xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền.
3.1.Cơ cấu tổ chức.
3.1.1. Cơ cẩu tổ chức Hội Nông dân xã Quảng Phú.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hội Nông dân xã Quảng Phú
Tổ chức Hội Nông dân xã bao gồm tổng số 15 chi hội cơ sở tương ứng 13 thôn, các
chi hội chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Hội Nông dân xã. Đứng đầu Hội nông
dân xã là Chủ tịch Hội (làm việc theo chế độ chuyên trách) giúp việc cho Chủ tịch có
01 Phó chủ tịch hội làm việc theo chế độ bán chuyên trách, 15 chi hội trưởng phụ trách
15 chi hội cấp thôn. Ban thường vụ của hội cơ cấu có 5 người Chủ tịch, Phó Chủ tịch
hội, các Chủ nhiệm 02 Hợp tác xã Phú Thuận, Phú Hòa và 01 ủy viên ban thường vụ
là đại diện cho các chi hội. Ban chấp hành Hội nông dân xã có 19 người (bao gồm:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội, các Chủ nhiệm 02 Hợp tác xã Phú Thuận, Phú Hòa, 01 đại
diện hội phụ nữ xã và 14 chi hội trưởng chi hội nông dân các thôn).
Tính đến cuối tháng 12/2008, Hội Nông dân xã đã kết nạp được 1000 thành viên,
chiếm khoảng hơn 80% dân số toàn xã. Các thành viên được gia nhập vào hội phải đáp
ứng điều kiện: là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn
giáo, giới tính; có phẩm chất đạo đức tốt chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước
và tự nguyện xin tham gia vào tổ chức. Mỗi người khi đã là thành viên của hội nông
dân xã phải có trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động của hội, góp ý xây dựng tổ
chức hội ngày một đi lên, hàng năm phải đóng phí là 6000 đồng/thành viên.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hội Phụ nữ xã Quảng Phú.
8
Hội Nông dân Huyện Quảng Điền
Hội Nông dân xã Quảng Phú
Chi hội
thôn
Chi hội
thôn
Chi hội
thôn
Chi hội
thôn
Chi hội
thôn
Hội Phụ Nữ Huyện Quảng Điền
Hội Phụ nữ xã Quảng Phú
Chi hội
thôn
Chi hội
thôn
Chi hội
thôn
Chi hội
thôn
Tổ chi
hội
Tổ chi
hội
Tổ chi
hội
Tổ chi
hội
Tổ chi
hội
Tổ chi
hội
Tổ chi
hội
Tổ chi
hội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hội Phụ Nữ xã Quảng Phú
Cơ cấu tổ chức của Hội Phụ nữ xã Quảng Phú: Hội phũ nữ cấp xã, trực tiếp quản lý
điều hành 15 chi hội cơ sở với 34 tổ chi hội. Mỗi chi hội thường có khoảng từ 2 đến 3
tổ chi hội, với 30-200 số lượng hội viên tham gia. Đứng đầu Hội Phụ Nữ xã là Chủ
tịch hội (làm việc theo chế độ chuyên trách) giúp việc cho Chủ tịch có 01 Phó chủ tịch
hội làm việc theo chế độ bán chuyên trách, 15 chi hội trưởng phụ trách 15 chi hội cấp
thôn và 34 tổ trưởng phụ trách các tổ chi hội. Ban chấp hành Hội phụ nữ xã có 19
người ( bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội, Hiệu trưởng trường mẫu giáo, Trưởng
Trạm y tế và 15 chi hội trưởng chi hội ở các thôn).
Trong nhiều năm qua, Phụ nữ xã đã có nhiều hoạt động tuyên truyền vận động thu
hút nhiều chị em tham gia, chính vì vậy mà hội viên của hội không ngừng tăng lên, với
1898 hội viên năm 2006 thì đến năm 2008 con số này đã lên đến 1952 hội viên, tăng
54 hội viên. Các thành viên được gia nhập vào hội phải đáp ứng điều kiện: là phục nữ,
người địa phương không phân biệt dân tộc, tôn giáo; có phẩm chất đạo đức tốt chấp
hành chính sách pháp luật của Nhà nước và tự nguyện xin tham gia vào tổ chức. Mỗi
người khi đã là thành viên của hội phụ nữ ngoài những nghĩa vụ giống như hội nông
dân như là phải có trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động của hội, góp ý xây
dựng tổ chức hội ngày một đi lên, hàng năm phải đóng phí là 6000 đồng/thành viên thì
còn có thêm trách nhiệm đóng tiết kiệm 1000 đồng/người/tháng (quỹ tiết kiệm này sử
dụng để cho các hoạt động của hội như thăm hỏi đau ốm, ma chay, gia đình cá nhân có
hoàn cảnh khó khăn và có một phần nhỏ cho vay để phát triển sản xuất).
3.2.Các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho người nông dân.
Từ khi thành lập cho đến nay cùng với các tổ chức và tổ chức cộng đồng khác, hội
Nông dân và Hội Phụ nữ xã Quảng Phú có rất nhiều đóng góp trong việc nâng cao
năng lực cho nông dân tại địa phương để phát triển kinh tế gia đình và giải quyết các
vấn đề xã hội. Hội đã thường xuyên phối hợp cùng với các tổ chức như Hội Cựu chiến
binh, các hợp tác xã trên địa bàn vận động triển khai các chương trình dự án, các
chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chương trình phát triển sản xuất, hỗ trợ nâng
cao kỷ thuật, năng lực sản xuất, hỗ trợ tiếp cận vốn,….nhất là các chương trình xóa đói
giảm nghèo bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Các hoạt động nâng cao năng
lực có thể chia làm 2 phần chính sau:
3.2.1. Các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao kỷ thuật .
Có thể nói Hội nông dân và Hội Phụ nữ xã Quảng Phú có vai trò quan trong việc
hỗ trợ nâng cao kiến thức về sản xuất cho nông dân của xã, Hội thường phối hợp với
9
các tổ chức hội các, các hợp tác xã trên địa bàn, triển khai tuyên truyền vận động hội
viên tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn, để nâng cao kiến thức để áp dụng trong sản
xuất. Hằng năm, mở nhiều lớp tập huấn về kỷ thuật, về cách làm ăn mới cho bà con
nông dân là thành viên của hội tham gia, trung bình mỗi năm hội mở 2- 4 lớp, vận
động thu hút khoảng 100-140 lượt người tham gia, tập huấn về kỷ thuật trồng trọt,
chăn nuôi, đào tạo nghề truyền thống mây tre đan, tập huấn về chăm sóc sứ khỏe, về
sinh an toàn,…
Hoạt động tổ chức tập huấn kỷ thuật này có sự rất khác biệt giữa hai tổ chức Hội
này, ở Hội Phụ nữ hoạt động tập huấn tổ chức thưa thớt hơn (mỗi năm chỉ tổ chức
được khoảng từ 2-3 lớp, ít hơn 1-2 lớp so với Hội Nông dân), hầu hết các lớp tập huấn
đều do xã lập kế hoạch và tổ chức, cán bộ giảng dạy cũng chỉ là chị em trong hội cấp
xã, kiến thức về . Riêng đối với Hội Nông dân hoạt động này đa dạng hơn, ngoài việc
tổ chức tập huấn kỷ thuật nâng cao năng lực cho người nông dân theo chỉ đạo của hội
cấp trên, Hội Nông dân cùng phối hợp với các Hợp tác xã tổ chức tập huấn theo
Chương trình khuyến nông, chương trình phát triển của địa phương và đối tượng tham
gia đa dạng hơn so với các lớp tập huấn do Hội Phụ nữ tổ chức (có cả nam giời và nữ
giới cùng tham gia), cán bộ truyền đạt kiến thức thường là cán bộ của dự án hoặc là
của huyện, tỉnh có trình độ chuyên môn cao hơn. Thông qua các đợt tập huấn, thành
viên của các tổ chức Hội nắm bắt và nâng cao được trình độ kỷ thuật mới, nhiều hộ áp
dụng vào sản xuất của gia đình.
Cùng với các hoạt động tự tổ chức hoặc là phối hợp tập huấn, thông qua các buổi
sinh hoạt (thường là 01lần/3 tháng) ngoài việc phổ biến các hoạt động của hội, của hội,
chi hội thường lồng ghép tuyên truyền, thông tin nhiều kiến thức: kiến thức về kỷ thuật
mới, về vệ sinh nước sạch, về giới, về sức khỏe,… nhất là hoạt động nêu gương điển
hình những cá nhân gia đình sản xuất giỏi, những hộ có kế hoạch sản xuất hiệu quả,
khuyến cáo vận động hội viên nên học tập và làm theo. Đây có thể nói là một loại hình
nhân rộng mô hình khuyến nông, mô hình sản xuất tương đối hiệu quả, tiêu biểu như
khi đưa mô hình khuyến nông về 3 tầng sinh thái (nuôi cá, chăn nuôi gà và trồng rau)
năm 2004, mô hình này chỉ đưa về cho hộ ông Hồng – chủ nhiệm HTXNN Phú Hòa,
qua thời gian triển khai, mô hình này cho thu nhập cao, phù hợp với điều kiện cửa địa
phương, nhợ hội vận động, tuyên truyền nên nhiều hộ gia đình trong thôn đã tìm đến
hộ ông Hồng học hỏi kinh nghiệm, đến nay mô hình này đã phát triển ra được 24 hộ
gia đình, mang lại thu nhập tương đối khá.
Nhìn chung, hoạt động của các Hội này về nâng cao trình độ, kiến thức trong kinh
tế tuy rất đa dạng (chăn nuôi, trông trọt, đánh bắt nuôi trồng thủy sản phát triển ngành
nghề tiểu tủ công nghiệp, nghề phụ ) , nhưng đều là dưới hình thức hỗ trợ về mặc tổ
chức và vận động tinh thần là chính. Nhưng phải thừa nhận rằng, nhờ tham gia vào hội
mà thành viên hội được hỗ trợ, nâng cao năng lực hơn, có điều kiện phát triển kinh tế
gia đình hơn khi chưa gia nhập vào hội. Biểu hiện, tỷ lệ số hộ sử dụng các giống mới
10
nhất là các giống sản xuất trong trồng trọt với năng suất và chất lượng cao ngày càng
gia tăng ví dụ: năm 2004 trở về trước nông dân chỉ biết sử dụng giống lạc Dù cho năng
suất thấp (90-100kg/sào), hiệu quả kinh tế không cao, từ năm 2004 khi được chuyển
giao kỷ thuật sản xuất giống lạc MD7, L14 cho năng suất (120 – 150kg/sào), sản
lượng cao thì đến nay gần như 100% số hội viên đã sử dụng vào sản xuất, nhờ vậy thu
nhập của hộ nông dân trên một đơn vị diện tích tăng lên nhiều. Trước đây chăn nuôi
hộ gia đình chủ yếu theo phương chăn quản canh thời gian nuôi dài, giống lợn chủ yếu
là lợn móng cái (có tỷ lệ mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp) giá trị thịt thương phẩm không cao
thường giá bán rất thấp; bên cạnh đó hầu hết người chăn nuôi không biết cách chăm
sóc và phòng chống dịch bệnh, nhất là chăn nuôi lợn nái không nắm bắt kỷ thuật chăm
sóc tỉ lệ lợn sinh ra thấp và giống không tốt; từ khi được gia nhập vào hội, được hỗ trợ
nâng cao kiến thức về chăn nuôi, tập huấn kỷ thuật, hiện nay gần 70% số hội viên có
chăn nuôi biết tự phòng chống một số dịch bệnh đơn giản như sổ xán, tiêm thuốc kích
thích, xây dựng hầm bioga vừa xử lý chất thải bảo vệ môi trường vừa tận dụng nguồn
năng lượng để sử dụng trong gia đình và có khoảng 10% số hội viên này có chăn nuôi
lơn hướng nạc F1. Những năm trước đây, người dân quản đò sống lênh đênh trên mặt
sông Bồn, nay đây mai đó trên chiếc đò của hộ, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đánh
bắt thủy sản tự nhiên, điều kinh sinh hoạt, khả năng tiếp cận các phúc lợi xã hội của
người dân nơi đây dường như rất ít; nhờ sự vận động của hội, đến nay có khoảng
30/90 hộ đã định cư, ngoài hoạt động đánh bắt, người dân được hỗ trợ chuyển giao kỷ
thuật nuôi cá lồng, đào tạo thêm nghề mới như là thợ nề, khai thác cát sạn, điều thay
đổi lớn nhất ở đây là số hộ định cư này có nhà ở, tiếp cận hệ thống nước sạch, công
trình về sinh tốt hơn,…
Có thể nói, thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức Hội này, hiều hộ gia đình nhất là
nông dân được nâng cao về kỷ thuật mới,về năng lực sản xuất, khả năng tiếp cận với
các yếu tố đầu vào tiến bộ hơn trước, được nâng cao nhận thức về các yếu tố thuộc về
xã hội như nước sạch, vệ sinh, sức khỏe cho cộng đồng,…nhiều gia đình thoát nghèo,
nhiều hộ vươn lên làm giàu như hộ ông Nguyễn Văn Hai, Trần Quang Tròn, Hoàng
Thạnh ở thôn Phú Lễ.
Ngoài việc cải thiện năng lực sản xuất của người dân, hiệu quả từ quá trình tuyên
truyền vận động ý thức của người nông dân có nhiều chuyển biến, từ chỗ trước đây khi
tham gia tập huấn để tiếp thu những kỷ thuật mới, tâm lý người dân đi là nhằm mục
đích là để lấy tiền phụ cấp hơn là đi vì mục đích học hỏi kiến thức; Trong 3 năm trở lại
đây, khi các dự án rút đi, việc hỗ trợ cho người tham gia tập huấn không còn nữa, chỉ
có hỗ trợ cho việc trả thù lao cho thầy giảng dạy và nước uống nhưng không phải vì
thế mà lớp tập huấn ít người đi dự, số lượng người tham gia vẫn đông, và qua tiếp xúc
một vài hội viên khi hỏi nếu mở lớp tập huấn kỷ thuật mới mà không có tiền phụ cấp
bác có dự không?bác nông dân này vui vẻ trả lời ngay với tôi rằng: “đi chứ, đi để học
11
cái mới, Nhà nước đã tạo điều kiện chuyển giao kỷ thuật mình đi là để biết kiến thức
chứ đâu phải để lấy tiền”.
3.2.2.Hoạt động hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất, xây dựng các công trình
nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
3.2.2.1.Hoạt động của Hội Nông dân.
Với vai trò là tổ chức của nông dân, Hội Nông dân xã đã nắm bắt nguyện vọng,
tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của hội viên mình, hội đã đứng ra tín chấp và
tiếp nhận 3,8 tỷ đồng từ nguồn ngân hàng chính sách xã hội để cho khoảng 80% hội
viên vay để tiếp cận nguồn nước sạch và cải thiện các điều kiện về vệ sinh môi trường
nông thôn, trong đó cho vay để sử dụng nước sạch (2 triệu đồng/hộ, lãi suất
0,9%/tháng, thời hạn vay là 5 năm), xây dựng công trình hợp vệ sinh (4 triệu đồng/hộ
lãi suất 0,9%/tháng , thời hạn vay 5 năm), vay cho sinh viên học (60 sinh viên, lãi suất
0,5%, thời hạn là 6 năm), trong đó đối tượng được ưu tiên là hộ nghèo. Nhờ được hỗ
trợ tập huấn cách thức sử dụng, tuyên truyền nâng cao được nhận thức, nhiều hộ gia
đình nhất là gia đình nghèo không có tiền để mắc đường ống nối từ ống chính vô nhà,
hoặc là không đủ tiền để xây dựng công trình hợp vệ sinh, nhờ sự hỗ trợ vay vốn của
Hội, những hộ gia đình này có điều kiện đầu tư xây dựng công trình, sử dụng nguồn
nước sạch – điều mà họ ước mơ từ lâu. Qua tìm hiểu được biết, đa phần hộ được tham
gia vay vốn sử dụng đúng mục đích, đến nay có khoảng 80% (số hộ được vay để sử
dụng nước sạch và xây dựng công trình hợp vệ sinh) mắc đường ống và xây dựng
công trình đảm bảo vệ sinh, do đó sức khỏe người dân được nâng lên và môi trường
nông thôn được cải thiện; nhiều sinh viên nghèo không có điều kiện học tập nhưng
nhờ nguồn vốn của hội, các sinh viên này có điều kiện đến trường và nhờ vậy mà
tương lai, nghề nghệp rộng mở.
3.2.2.2.Hoạt động hỗ trợ cho vay vốn của Hội Phụ Nữ.
Khác với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ vốn cho
Hội viên vay từ nhiều nguồn và lĩnh vực cho vay đa dạng hơn. Chỉ tính trong năm
2008, tổng dư nợ cho vay để phát triển sản xuất từ nguồn của Ngân hàng chính sách xã
hội hơn 4,6 tỷ đồng cho 988 hộ vay (trong đó hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn là
200/234 hộ nghèo), mức vay tối đa là 10 triệu đồng; Vốn học sinh sinh viên 246 triệu
đồng cho 356 đối tượng vay; vốn từ tổ chức Bánh mì Thế giới là 172 triệu đồng và vốn
từ chương trình lồng ghép của Nhật là 24,5 triệu đồng, mức vay là 1 triệu đồng, lãi
suất 1%. Từ các nguồn vốn trên, Hội Phụ nữ xã đã tạo điều kiện cho chị em hội viên
trong hội, nhất là những hội viên hộ nghèo vay có vốn làm ăn để phát triển sản xuất,
vay để chăn nuôi lợn nái, vay nuôi cá, vay để phát triển kinh tế vườn,… Nhờ có Hội
phụ nữ đứng ra tín chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình không có khả năng
tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác, nhất những tổ chức đòi hỏi phải
thuế chấp tài sản như Ngâng hàng thương mại, tiếp cận được nguồn vốn vay; đồng
12
thời, còn được tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm sản xuất sao cho
sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Vì vậy mà nhiều chị em thoát nghèo vươn lên làm giàu,
điển hình như chị Ngô Thị Thất, Ngô Thị Thuyên ở thôn Nho Lâm, trước đây 02 chị là
hộ gia đình nghèo có điều kiện kinh tế bấp bênh, thu nhập dựa hoàn toàn vào làm
ruộng năng suất thấp và chăn nuôi heo nái, nhờ được vay 10 triệu đồng từ Hội, các chị
mạnh dạn đào ao, cải tạo mảnh ruộng năng suất thấp đó để nuôi cá theo mô hình 3
tầng sinh thái, đến nay cho tho nhập đáng kể, thu nhập của hộ trung bình 50 - 80 triệu
đồng/năm; không chỉ co 02 chi mà còn nhiều hội viên khác như chị Phạm Thị Tha,
Ngô Thị Tuyết,… phát triển kinh tế nhờ vốn vay từ Hội. Tuy nhiên, mức cho vay vốn
của hội ít (cao nhất là 10 triệu đồng- đối với vốn của Ngân hàng CSXH, đối với các
nguồn vốn khác mức tối đa là 1 triệu đồng) điều này nó đã làm hạn chế đến việc phát
triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, ví như trong chăn nuôi lợn với mức
vay 1-3 triệu đồng chỉ hộ nông dân chỉ đủ để mua lợn giống và với qui mô nhỏ, đó là
chưa kể phải đầu tư cám tăng trọng, thuốc phòng bệnh, thuốc tăng trọng khác,…
Có thể nói, Tổ chức Hội (Hội Nông dân, Hội phụ nữ) có hỗ trợ hết sức thiết thực
trong việc nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng cho những đối tượng
không có khả năng thuế chấp, đây là chức năng mà không một tổ chức tín dụng nào có
thể làm được, trong tổng số 90 hộ thoát nghèo từ trong năm 2008 có đóng góp rất lớn
từ hoạt động cho vay và hỗ trợ nâng cao trình độ kỷ thuật, phát triển ản xuất cho hộ gia
đình của Hội Nông dân và Hội phụ nữ xã Quảng Phú.
3.3.Những khuyết điểm tồn tại:
Mặc dù Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ xã Quảng Phú có nhiều đóng góp trong quá
trìh nâng cao năng lực cho người nông dân ở địa phương, tuy nhiên trong hoạt đọng
của hội còn rất nhiều vấn đề tồn tại mà chúng cần phải đề cập đến:
Thứ nhất, phương thức hỗ trợ nâng cao năng lực cho nông dân chưa phong phú, đa
dạng chỉ đơn thuần là phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về các kỷ thuật, nêu gương
điển hình thông qua các buổi sinh hoạt. Hầu như các lớp tập huấn này đều xuất phát từ
kế hoạch cấp trên phân bổ về, chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của người dân.
Chính vì vậy, nhiều lớp tập huấn rất khó thu hút được hội viên tham gia, hoặc nếu có
thma gia thì chỉ được tập trung một số hộ.
Hỗ trợ chuyển giao kiến thức chứ chưa có sự hỗ trợ trong việc liên kết giữa yếu tố
sản xuất (thị trường đầu vào), công nghệ chế biến đi kèm và tìm kiếm thị trường tiêu
thụ cho sản phẩm đầu ra. Ví dụ: Quảng Phú là vùng sản xuất lạc rất nhiều (trên 200ha)
vậy mà dường như chưa được chuyển giao công nghệ chế biến hoặc bảo quản, do đó
giá trị thương phẩm thấp. Có trường hợp, khu thu hoạch về người nông dân bán tươi
hoặc chi phơi qua khoảng từ 3-4 nắng bán với giá tương đối thấp. Hoặc là việc sản
xuất mía, năm 2007, giá mía lên cao người nông dân đổ xô nhau trồng mía nhưng rồi
khi sản lượng tăng lại không biết bán cho ai? Và bán nơi nào?,…
13
Thời gian tổ chức họp (sinh hoạt) từ cấp xã cho đến chi hội thôn quá ít (3 tháng/1
lần), chính vì vậy việc thông tin, trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các thành viên trong
chi hội quá không nhiều, thường những buổi sinh hoạt cán bộ truyền đạt thông tin là
chính, ít thu hút được sự tham gia đóng góp ý kiến của hội viên, tuy có một số ít
trường hợp thành viên hội tham gia đóng góp ý kiến, nhưng con số này chỉ chiếm từ
10-20% trong tổng số thành viên hội và chỉ tập trung ở một số người lặp lại nhiều lần;
đa phần còn lại cán bộ điều hành buổi vẫn chưa thúc đẩy được sự tham gia góp ý của
các thành viên.
Hoạt động của các Hội này thiếu sự phối hợp với các hội đoàn thể khác, với các
đơn vị kinh tế như hợp tác xã, chi hội nghề cá vạn đò. Thông thường, Hội nào làm
những công việc của hội đó, ít mời các đơn vị khác tham gia cùng như không nắm bắt
được hoạt động của các đơn vị khác – nơi mà có các hội viên mình tham gia để phối
kết hợp, tạo thêm nguồn lực để nâng cao năng lực cho hội viên của mình quản lý.
Cán bộ quản lý hội, chi hội lại không có trình độ chuyên môn, ít được quan tâm
đào tạo và kiêm quá nhiều công việc nên trong công tác hội còn nhiều hạn chế, hoạt
động của hội trong việc hỗ trợ nông dân thường chỉ ngồi chờ sự chỉ đạo từ cấp trên
xuống chứ ít sáng tạo, chủ động trong lĩnh vực phụ trách. Ngay trong nhận thức của
cán bộ hội cũng còn nhiều hạn chế, chính vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng
cao nhận thức cho hội viên, ví dụ: việc đưa giống lợn F1 có tỷ lệ nạc cao và giá trị
thương phẩm vào chăn nuôi tương đối hiệu quả, thế nhưng ngay cả cán bộ Hội cấp xã
đều cho rằng không phù hợp, với lý do đơn giản rằng khó nuôi. Một điều đáng quan
tâm ở đây là thù lao cho cán bộ quản lý các chi hội, từ năm 2006 trở về trước cán bộ
chi hội Hội Nông dân được phụ cấp là 30.000đồng/tháng từ ngân sách xã, dù phụ cấp
ít nhưng đó là nguồn động viên tinh thần để cho cán bộ quản lý năng nổ, nhiệt tình
trong công tác được giao; 02 năm trở lại đây, vì nguồn thu ngân sách hạn hẹp, xã đã
cắt khoảng hỗ trợ này cho các cán bộ quản lý chi hội chính vì thế mà nhiều cán bộ
dường như bỏ ngỏ công tác, không mặn mà công việc, nhiều chi hội hàng nhiều tháng
liền không sinh hoạt hội họp, chia sẻ kinh nghiệm; mỗi khi Hội cấp huyện muốn nắm
thông tin cấp thôn, lãnh đạo Hội cấp xã lại “vác sổ” đến từng chi hội để nắm thông tin
rồi tổng hợp báo cáo. Còn riêng việc phù cấp đối với Chi Hội trưởng các chi hội tuy
có khá hơn chi Hội Nông dân vì họ được hưởng phần trăm hoa hồng từ hoạt động cho
vay, nhưng con số này quá nhỏ so với khoảng thời gian họ bỏ ra hoạt động cho hội, do
đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hội.
3.4.Các giải pháp.
Để phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ xã
Quảng Phú trong công tác hỗ trợ nâng cao năng lực cho hội viên mình nói riêng và cho
người nông dân xã Quảg Phú nói chung, thiết nghĩ cần phải thực hiện một số giải pháp
sau:
14
Thứ nhất: Hội phải đổi mới và đa dạng các hoạt động trong hội, ngoài các
chương trình hỗ trợ từ bên ngoài, hội cần phát huy nội lực bên trong, huy động sự
đóng góp của ác thành viên trong phát triển hội, chẳng hạn thành lập tổ giúp nhau phát
triển kinh tế gia đình, phát động phong trào thi đua trong hội từ cấp xã cho đến cơ sở,
…Song song với việc hỗ trợ nâng cao năng lực về kỷ thuật, cần hỗ trợ, vận động nâng
cao năng lực cho hội viên tiếp cận tốt với các nguồn lực đầu vào (vốn, giống chất
lượng, ), thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Thời gian sinh hoạt hội tổ chức tăng thêm (1lần/1 tháng) để các hội viên có cơ
hội tiếp xúc, trao đổi học hỏi lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt đó, cán bộ chi hội nên
là người thúc đẩy hội viên tham gia ý kiến hơn là truyền đạt, cần chú ý tạo điều kiện
cho tất cả hội viên tham gia đóng góp ý kiến. Trong hoạt động nêu gương điển hình,
nên mời người đó tham dự để họ trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm cho các hội viên khác
nghe, điều đó hiệu quả hơn là cán bộ hội truyền đạt.
Hội cần phải tăng cường quan hệ, tạo mối liên kết và phối hợp tốt với các Hội
đoàn thể khác, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức kinh tế khác, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi trong công tác của hội cũng như là có thể tranh thủ được sự giúp đỡ của các
tổ chức, đơn vị đó về các lĩnh vực, nguồn lực mà Hội không có để hỗ trợ nâng cao
năng lực sản xuất cho Hội viên.
Cần quan tâm hơn trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
cho cán bộ quản lý; Các cấp chính quyền, các cấp hội cấp trên quan tâm hỗ trợ kinh
phí để hỗ trợ cho cán bộ cấp chi hội, dù mức kinh phí nhỏ nhưng nó sẽ là nguồn động
viên tinh thần lớn cho cán bộ hội hoạt động tốt hơn.
V- KẾT LUẬN.
Có thể nói Hội Nông dân và Hội Phụ nữ là hai tổ chức chính trị xã hội quan
trọng và không thế thiếu trong cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta, đây là các tổ chức có
đóng góp rất lớn trong quá trình thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nó càng có vị trí
đặc biệt quan trọng trong khu vực nông thôn – nơi mà cộng đồng nông thôn gắn kết
với nhau thông qua các tổ chức. Mỗi địa phương, tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội mà hiệu quả hoạt động của các cấp Hội (Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ) là khác nhau,
và có những khuyết điểm, tồn tại yếu kém trong hoạt động khác nhau, Hội Nông Dân
và Hội Phụ Nữ xã Quảng Phú là một ví dụ. Trong khoảng thời gian rất ngắn (02 ngày)
tiếp xúc với địa phương, với các hội và với hộ nông dân về hiệu quả hoạt động của Hội
Nông dân và Hội Phụ nữ xã Quảng Phú trong vai trò là nâng cao năng lực cho người
nông dân, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ tì ngay trong hoạt động của mỗi Hội
vẫn còn nhiều tồn tại nếu không khắc phục thì thời gian tới hoạt động của hội sẽ không
phát triển hiệu quả, trên cơ sở cách nhìn nhận của mình tôi xin đưa ra một số giải pháp
trước mắt mà theo tôi giúp cho hội hoạt động có chuyển biến hiệu quả hơn.
15
Nghiên cứu về vai trò và xây dựng các tổ chức và tổ chức cộng đồng trong phát
triển nông thôn là vấn đề hết sức quan trọng, nếu tổ chức cộng đồng gắn kết, hỗ trợ
cho nhau cùng phát triển thì sẽ hiệu quả hơn. Nếu có thời gian dài, tôi dự định sẽ
nghiên cứu về vai trò của tất cả các tổ chức và tổ chức cộng đồng tại xã, so sánh, đánh
giá hiệu quả của từng tổ chức trong việc nâng cao năng lực cho người dân nông thôn
tại xã Quảng Phú.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Văn Tuyển, giáo trình phát triển cộng đồng lý luận và ứng dụng
trong phát triển nông thôn, 2007.
2.
3.Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm
vụ giải pháp năm 2009 của xã Quảng Phú.
4. Niên giám thống kê Huyện Quảng Điền.
5. Báo cáo tổng kết năm 2008 của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã Quảng Phú.
6.
17