Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

các hoạt động và hình thức tổ chức khai thác thủy sản biển của ngư dân tại xã hải dương, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 70 trang )

MỤC LỤC
PH N 1 1
  T V N   1
PH N 2 4
T NG QUAN CÁC V N   NGHIÊN C U 4
PH N 3 17
N I DUNG VÀ PH   N G PHÁP NGHIÊN C U 17
PH N 4 20
KT QU  NGHIÊN C U VÀ TH O LU N 20
Bng 1: S h KTTS bin trong toàn xã 20
Bng 2: S l  ng thuyn máy qua các nm 21
Bng 3: Các hot   ng KTTS bin trong vùng nghiên cu 22
Bng 4: Các   c i m ca cng   n g KTTS bin 23
Bng 5: Bin   ng s h KTTS bin qua các nm 23
Bng 6:   c i m nhân khu, lao   n g ca các h KTTS bin 25
Bng 7: Nhà  và các ph  ng tin, ng c chính ca h KTTS bin .26
Bng 8: Giá tr tài sn và ph  ng tin KT ca h KTTS bin 27
Bng 9: Hot   n g KTTS ca vùng nghiên cu 28
Bng 10: Thay   i v sn l  ng và thu nhp t KTTS bin 30
Bng 11: S thay   i sn l  ng và thu nhp ca nhóm h kho sát. 31
Bng 12: Thu nhp t KTTS ca các nhóm h i  u tra 32
Bng 13: Ngun thu và mc thu nhp ca h (triu/h/n m) 33
Bng 14: Hình thc hp tác trong hot   n g KTTS bin 37
Bng 15: Hình thc s hu ph  ng tin và ng c ánh bt 38
Bng 16: S h ch bin sn phm sau khi khai thác 40
Bng 17: S tham gia các bui hp bàn/hot   n g v qun lý khai
thác ngun li thy sn. 40
Bng 18:  ánh giá v ph  ng thc qun lý khai thác ngun li thy
sn hin ti. 42
Bng 19: ánh giá chung v s suy gim tài nguyên ng dân xã Hi
D  ng 42


Bng 20: Sn l  ng KT theo các hot   n g KT ca nhóm h i u tra
43
Bng 21: ánh giá s thay   i các hin t ng khí hu    a ph ng
trong 5 nm qua ca ng dân KT bin. 45
PH N 5 48
KT LU N VÀ KIN NGH 48
TÀI LIU THAM KH O 50
PH  LC 1 51
PHIU KH O SÁT H  51
PH  LC 2 57
DANH M C TIU CH   57
PH  LC 3 62
M T S  HÌNH  NH V HO T   N G KTTS BIN 62
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số hộ KTTS biển trong toàn xã Error: Reference source not
found
Bảng 2: Số lượng thuyền máy qua các năm Error: Reference source not
found
Bảng 3: Các hoạt động KTTS biển trong vùng NC . Error: Reference source not
found

Bảng 4: Các đặc điểm của cộng đồng KTTS biển Error: Reference source not
found

Bảng 5: Biến động số hộ KTTS biển qua các năm Error: Reference source not
found

Bảng 6: Đặc điểm nhân khẩu, lao động của các hộ KTTS biển . Error: Reference
source not found


Bảng 7: Nhà ở và các phương tiện, ngư cụ chính của hộ KTTS biển Error:
Reference source not found

Bảng 8: Giá trị tài sản và phương tiện KT của hộ KTTS biển . . Error: Reference
source not found

Bảng 9: Hoạt động KTTS của vùng nghiên cứu Error: Reference source not
found

Bảng 10: Thay đổi về sản lượng và thu nhập từ KTTS biển Error: Reference
source not found

Bảng 11: Sự thay đổi sản lượng và thu nhập của nhóm hộ khảo sát Error:
Reference source not found

Bảng 12: Thu nhập từ KTTS của các nhóm hộ điều tra. Error: Reference
source not found

Bảng 13: Nguồn thu và mức thu nhập của hộ (triệu/hộ/năm) Error: Reference
source not found

Bảng 14: Hình thức hợp tác trong hoạt động KTTS biển Error: Reference
source not found

Bảng 15: Hình thức sở hữu phương tiện và ngư cụ đánh bắt Error: Reference
source not found

Bảng 16: Số hộ chế biến sản phẩm sau khi khai thác Error: Reference source
not found


Bảng 17: Sự tham gia các buổi họp bàn/hoạt động về quản lý khai thác nguồn
lợi thủy sản. Error: Reference source not found
Bảng 18: Đánh giá về phương thức quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản hiện
tại. Error: Reference source not found
Bảng 19: Đánh giá chung về sự suy giảm tài nguyên ngư dân xã Hải Dương
Error: Reference source not found
Bảng 20: Sản lượng KT theo các hoạt động KT của nhóm hộ điều tra Error:
Reference source not found

Bảng 21: Đánh giá sự thay đổi các hiện tượng khí hậu ở địa phương trong 5
năm qua của ngư dân KT biển. Error: Reference source not found
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
KTTS đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân, góp phần tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống ngư
dân. Sản lượng KT tăng dần theo từng năm. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp & PTNT, sản lượng KTTS năm 2010 lên 2.450,8 ngàn tấn, bằng
107,6% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102,1% so với kế hoạch.[3]
Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km, được xem là vùng có vị trí
chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và
bảo vệ môi trường sinh thái. Vùng biển Thừa Thiên Huế có hơn 500 loại cá
và các loài hải sản có giá trị kinh tế cao[10]. KTTS ở đây cũng phát triển
mạnh, năng suất KT hợp lý là 40.000 - 50.000 tấn/năm. Số lượng các tàu
tham gia KTTS biển trong tỉnh đạt 1.635 chiếc với tổng công suất máy 41.513
CV, trong đó có 140 tàu KT hải sản ven biển. Ðội tàu KT xa bờ được trang bị
khá đồng bộ góp phần nâng cao sản lượng KT biển, tăng hiệu quả và mở rộng
ngư trường đánh bắt[10]. KT biển phát triển mạnh ở các xã ven biển của tỉnh
Thừa Thiên Huế, đã chuyển đổi nhận thức, tập quán của ngư dân từ KT ven
bờ sang KT xa bờ có năng suất và hiệu quả cao, phục vụ xuất khẩu, góp phần

bảo vệ nguồn lợi TS ven bờ.
Xã Hải Dương là một xã vùng biển ở về phía Đông của huyện Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, xa trung tâm tỉnh theo đường bộ hơn 70 km, theo
đường thuỷ 18 km. Địa bàn của xã dài 7 km dọc theo bờ biển: Phía Đông giáp
Biển Đông, phía Tây giáp phá Tam Giang, phía Nam giáp cửa Thuận An,
phía Bắc giáp xã Quảng Công (huyện Quảng Điền)[1]. Ngành nghề chủ yếu ở
đây là KT & NTTS. KTTS, đặc biệt là KTTS biển là một trong những sinh kế
quan trọng và truyền thống của ngư dân ở nơi đây. Tuy nhiên, do nghề đánh
bắt tự nhiên là nghề truyền thống của cộng đồng KTTS nên đời sống và sinh
kế của họ phụ thuộc vào tự nhiên nên thu nhập bấp bênh. Một thực tế nữa là
1
người dân ở đây sống ven biển và đầm phá, việc KT các nguồn lợi thủy sản
quá mức đã góp phần làm suy giảm tài nguyên thủy sản nói chung và tài
nguyên biển nói riêng. Sự suy giảm nguồn tài nguyên thủy sản đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng, môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm… nên
ngư dân đang gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để
duy trì và phát triển các hoạt động sinh kế của mình một cách bền vững.
Trong mấy năm gần đây thời tiết, khí hậu của vùng đầm phá và ven biển
Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như của cả nước nói chung có những bất thường
mang tính kỷ lục đã xảy ra do các hiện tượng quy mô toàn cầu như Elninô và
Lanina và cũng đã tác động không nhỏ đến đời sống và sinh kế của người dân
ven biển trong đó bao gồm cả ngư dân KT biển.
Ngoài ra, nghề KT hải sản của ngư dân xã Hải Dương vẫn mang đậm
nét là nghề cá nhân. Đời sống ngư dân còn khó khăn, họ thiếu vốn đầu tư tàu
lớn, đánh bắt nhỏ lẻ, phân tán với quy mô hộ gia đình là chính nên hiệu quả
không cao. Phần lớn hộ ngư dân còn nghèo, vốn đầu tư thấp nên chưa đảm
bảo trang bị an toàn cho tàu thuyền và ngư dân trước khi ra khơi.
Trước tình hình đó thì việc hợp tác trong KT biển là rất cần thiết. Việc
hợp tác trong KT biển giúp ngư dân nâng cao tính cộng đồng, thường xuyên
hỗ trợ nhau trong quá trình KT, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, phòng

chống thiên tai và kịp thời ứng phó nhanh khi gặp rủi ro tai nạn trên biển, đặt
biệt là tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao và chi phí cho chuyến đi biển đánh bắt.
Với kỳ vọng được hiểu về các hoạt động sinh kế và sự đa dạng hóa sinh
kế của ngư dân KTTS biển, các hình thức tổ chức và hợp tác khi đi biển cũng
như muốn biết được nhận thức và ứng phó của người dân KTTS biển trước
những thai đổi về tài nguyên và môi trường nên tôi tiến hành đề tài “Các hoạt
động và hình thức tổ chức khai thác thủy sản biển của ngư dân tại xã Hải
Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu các hoạt động KTTS biển và đánh giá vai trò sinh kế của
hoạt động KTTS biển.
2
+ Tìm hiểu các hình thức tổ chức và hợp tác trong hoạt động KTTS biển.
+ Đánh giá đa dạng hóa sinh kế của cộng đồng ngư dân sống dựa vào
KTTS biển.
+ Tìm hiểu nhận thức của ngư dân về tài nguyên TS biển và ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đối với sinh kế ngư dân.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh kế cộng đồng ngư dân ven biển
2.1.1. Khái niệm về sinh kế
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế, tùy theo quan điểm và bối
cảnh đưa ra định nghĩa cũng như những khía cạnh quan tâm khác nhau trong
quá trình thực hiện công tác phát triển.
- Theo từ điển tiếng Việt: Sinh kế là một cách để sống.[6]
- Theo tiếng nga: Sinh kế có nghĩa là tạo thu nhập và việc làm nông
thôn (Hội nghị các đối tác dự án ADAS/DFID).[6]
- Theo tiếng Tây Ba Nha: Sinh kế có nghĩa là một cách sống bền
vững…(Dự án DFID/FORCIAT, bolovia).[6]

- Theo Chamber and Conway (1992): Một sinh kế bao gồm khả năng,
tài sản - (Các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp
cận) và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống.[6]
- Theo Ellis một sinh kế bao gồm tài sản (assets) - (Tự nhiên, phương
tiện vật chất, con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp
cận đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội) tất cả
cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được.[6]
- Theo DFID: Sinh kế là một tập hợp của việc sử dụng các nguồn lực
thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể bao gồm kỹ năng và
khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai tiết kiệm và trang thiết bị
(vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức hay
các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi các hoạt động (vốn
xã hội). Để mỗi hoạt động sinh kế có hiệu quả cao và mang tính bền vững đòi
hỏi phải có sự tìm tòi, nghiên cứu kĩ lưỡng về các nguồn lực sẵn có của mỗi
địa phương và mỗi cá nhân, phù hợp với khả năng, trình độ của từng đối
tượng và phải có tính khả thi cao.[6]
4
Qua các khái niệm trên chúng ta có thể rút ra được kết luận: Sinh kế là
một cách để kiếm sống, tạo thu nhập và việc làm một cách bền vững. Một
sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các
hoạt động và việc tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế,
quan hệ xã hội) tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình
nhận được.[6]
2.1.2. Khái niệm đa dạng hóa sinh kế
2.1.2.1. Đa dạng
Đa dạng được hiểu là sự tồn tại nhiều yếu tố của sự vật hiện tượng ở
cùng một thời điểm. Theo đó đa dạng thu nhập là sự tồn tại của nhiều nguồn
thu nhập tại một thời điểm của hộ gia đình.[6]
2.1.2.2. Đa dạng hoá
Đa dạng hoá như một tiến trình kinh tế xã hội diễn giải việc tạo thành

sự đa dạng, là nguyên nhân dẫn đến sự chấp nhận đa dạng. Theo đó đa dạng
hoá trong sinh kế là tiến trình thay đổi những nguyên nhân dẫn đến sự chấp
nhận đa dạng hoá sinh kế.[6]
2.1.3.3. Đa dạng hoá sinh kế
Hiện nay vấn đề đa dạng hoá sinh kế được đưa vào tiêu chí để đánh giá
tính bền vững và tính khả thi của bất kì một hoạt động phát triển nào cả ở
nông thôn và thành thị. Đa dạng hoá sinh kế đã và đang trở thành một chiến
lược và nhiệm vụ cấp bách của công tác xoá đói giảm nghèo ở tất cả các địa
phương, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu vùng xa.[6]
Nói tóm lại đa dạng hoá sinh kế là khi hộ có hai hoặc hoạt động sinh kế
trở lên, nghĩa là người dân phải có hai nghề khác nhau tại một thời điểm. Ví
dụ hộ vừa tham gia vào hoạt động KTTS vừa tham gia vào hoạt động NTTS,
chế biến, nông nghiệp và phi nông nghiêp.
2.1.3. Khái niệm về cộng đồng
Trong đời sống khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách rộng rãi
để chỉ mối quan hệ và tương tác giữa các cá nhân trong những nhóm người
khác nhau. Đó chính là những đặc thù mang tính tập thể trong tất cả lĩnh vực
5
đời sống và hoạt động xã hội có những đặc điểm tương đối khác nhau. Cộng
đồng có thể chung cho tất cả mọi người, ví dụ cộng đồng nhân loại, hoặc cộng
đồng dân tộc. Tuy nhiên cộng đồng cũng có thể rất cụ thể cho các đơn vị xã
hội cơ bản như gia đình, làng, xã hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc
tính xã hội chung về lý tưởng, lứa tuổi, giới, nghề nghiệp,vv… Như vậy khi
nói đến một cộng đồng chúng ta cần xác định được thành viên cộng đồng gồm
những ai, đặc diểm đặc thù của cộng đồng đó là gì và cái gì ràng buộc kết nối
các thành viên cộng đồng với nhau.[11]
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), cộng đồng là một thực thể xã hội
có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng
chia sẽ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập
thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm và lợi ích

chung đó rất đa dạng. Đó là những đặc điểm về kinh tế, xã hội, nhân văn, môi
trường, huyết thống, tổ chức, vùng địa lý hoặc các khía cạnh về tâm lý, mối
quan tâm và quan điểm. Ví dụ, khi ta nói: cộng đồng người Việt Nam thì đặc
điểm chung đó là “người Việt”. Khi ta nói cộng đồng hưởng lợi của một dự
án thì cộng đồng này bao gồm những người cùng chia sẽ những lợi ích nhất
định từ dự án đó. Cộng đồng có quy mô rất khác nhau tùy theo các đặc trưng
chung được xác định. Trong các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội cộng
đồng có thể là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực địa lý
cụ thể. Họ cũng có thể có đặc điểm chung về tâm lý, nhu cầu sử dụng các tài
nguyên và các tương tác trao đổi thường xuyên để đạt được các mục đích
chung của họ. Ví dụ, cộng đồng làng xã nông thôn, khu dân cư đô thị, cộng
đồng dân tộc thiểu số… là những cộng đồng có cùng khu vực địa lý. Đây
cũng là đơn vị cộng đồng mục tiêu trong nghiên cứu và phát triển.[11]
Tuy vậy cộng đồng cũng có thể là những nhóm người từ các khu vực
địa lý khác nhau nhưng có các đặc điểm chung về kinh tế, xã hội, nhân văn,
môi trường, huyết thống, tổ chức mối quan tâm và quan điểm… Khái niệm
cộng đồng cung cấp một phương thức tiếp cận các cộng đồng mục tiêu trong
các chương trình phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo. Ví dụ, một
6
chương trình PTNT không thể hoạt động ở tất cả các vùng nông thôn rộng lớn
mà cần phải xác định được cộng đồng mục tiêu về địa lý và đối tượng. Khi
một cộng đồng mục tiêu về địa lý đã được xác định, ví dụ thôn, xã, huyện,
tỉnh và vùng thì câu hỏi đặt ra là ai là thành viên của cộng đồng mục tiêu theo
đối tượng và các tiêu chí khác, ví dụ hộ nghèo hay phụ nữ. Có phải tất cả các
hộ trong thôn là đối tượng tham gia chương trình và là đối tượng hưởng lợi
của chương trình? Thông thường các tiêu chí khác nhau được áp dụng một
cách phối hợp. Các tiêu chí chính thường dùng là các phương thức sinh kế
(nông nghiệp, nghề nghiệp), địa bàn cư trú và ranh giới hành chính. Như vậy
tùy theo tiêu chí đặt ra mà cộng đồng cụ thể được xác định. Các tiêu chí
thường dùng để xác định và tiếp cận cộng đồng mục tiêu của các chương trình

phát triển kinh tế xã hội, ví dụ của một chương trình PTNT, gồm:
- Con người: dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng
biệt do họ có những mối quan tâm chung nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
họ.[11]
- Lãnh thổ địa lý: khu vực không gian mà con người sinh sống, có thể
là làng, xã, huyện, tỉnh… trong một khu vực địa lý nhất định.[11]
- Lãnh thổ tâm lý: Khu vực, xét về đặc điểm tâm lý, mà con người sống
ở làng, xã, huyện, tỉnh… là lãnh thổ thuộc về hộ, ví dụ quê quán.[11]
- Tương tác và cấu trúc xã hội: Là mối quan hệ trong đó hành động
người này có ý nghĩa đến người khác theo thể chế cụ thể.[11]
- Ràng buộc và thể chế: Con người có văn hóa, chuẩn mực, niềm tin,
truyền thống chung trong các hoạt động hàng ngày.[11]
- Nhu cầu và tài nguyên chung: Con người nhóm lại với nhau là do họ
cùng có mối quan tâm đáp ứng nhu cầu chung như là để có dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, các phương tiện công cộng.[11]
- Mục tiêu chung: Là mục tiêu sinh kế, cải thiện điều kiện kinh tế xã
hội và môi trường đem lại lợi ích chung cho các thành viên cộng đồng. Cộng
đồng chỉ có thể đạt được mục tiêu chung thông qua hoạt động tập thể với sự
tham gia của các thành viên cộng đồng.[11]
7
Như vậy cộng đồng là một nhóm người có cùng một hay nhiều đặc
điểm chung nào đó. Tuy nhiên khái niệm cộng đồng không đơn thuần để chỉ
một đơn vị xã hội cụ thể. Cộng đồng là một khái niệm động. Nó cung cấp một
phương thức tiếp cận các đối tượng xã hội dựa vào các tiêu chí nghiên cứu
hay hoạt động cụ thể được đặt ra. Một cá nhân có thể đồng thời là thành viên
của nhiều cộng đồng khác nhau, ví dụ một hộ nông dân là thành viên cộng
đồng thôn và cũng là thành viên của cộng đồng các hộ trang trại theo cấp
huyện. Một cộng đồng lớn có thể bao gồm các cộng đồng hợp phần, ví dụ
cộng đồng hưởng lợi của một dự án thủy lợi bao gồm cộng đồng các đối
tượng khá giả (đóng thủy lợi phí) và cộng đồng các đối tượng khó khăn (được

hỗ trợ thủy lợi phí)[11]. Cộng đồng trong phạm vi đề tài nghiên cứu là cộng
đồng các hộ KTTS biển.
2.2. Chủ trương chính sách quản lý TS và phát triển thủy sản
2.2.1. Các vấn đề quản lý ở vùng ven bờ biển Việt Nam
Việt Nam với dải bờ biển dài hơn 3.260km, trong đó đới bờ được xác
định trong quản lý tổng hợp là vùng giao thoa giữa môi trường lục địa, môi
trường biển và các hoạt động của con người tại đây. Song do công tác quản lý
nhiều năm qua bị buông lỏng và KT đới bờ còn mang tính tự phát, nên làm
cho tài nguyên và môi trường đới bờ nhiều nơi đã và đang suy kiệt. Vì vậy,
việc quản lý tổng hợp đới bờ đang được coi là phương thức đạt hiệu quả cao
trong sử dụng tài nguyên, giảm thiểu được tác động có hại của thiên tai đến
con người và môi trường ven biển.[12]
Quản lý tổng hợp đới bờ là một quá trình liên tục tiến triển, nhằm đạt
được sự phát triển bền vững. Nó được xem như một hệ thống quản lý tài
nguyên và môi trường theo cách tiếp cận tổng hợp với quá trình lập chiến
lược và kế hoạch hành động thực hiện chiến lược, nhằm giải quyết những vấn
đề quản lý phức tạp ở đới bờ. Mục đích chính của giải pháp này là điều phối
và lồng ghép các hoạt động của các ngành, các nhóm kinh tế - xã hội khác
nhau trong vùng bờ để được kết quả phát triển tối ưu và lâu dài, giải quyết các
mâu thuẫn về lợi ích trong sử dụng tài nguyên và môi trường, qua đó bảo vệ
8
được môi trường và góp phần thiết thực giảm nhẹ thiên tai. Cách tiếp cận đa
ngành và tổng hợp này được thiết kế để hướng dẫn hài hòa các hoạt động của
hai hoặc nhiều ngành kinh tế trong việc quy hoạch và quản lý. Tuy nhiên,
quản lý tổng hợp đới bờ cần tiến hành song song ở cấp Trung ương và cấp
tỉnh. Trong đó nội dung tiến hành ở cấp Trung ương gồm chính sách, chiến
lược và kế hoạch hành động, tổ chức bộ máy quản lý, pháp luật, nguồn và cơ
chế về tài chính, phát triển nguồn nhân lực. Còn quản lý tổng hợp đới bờ ở
cấp tỉnh phải dựa trên 3 nền tảng là kinh tế, xã hội và môi trường.[12]
Cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á, trong quá trình quản lý

tổng hợp đới bờ biển, Việt Nam đang tập trung ưu tiên quản lý 4 vấn đề. Đó
là quản lý dân số, quản lý sử dụng đới bờ và các chức năng sinh thái của nó,
quản lý những tác động ảnh hưởng đến con người và quản lý hành chính.[5]
Hiện nay, dân số Việt Nam có hơn 86 triệu, sẽ tăng lên đến 115 triệu
vào năm 2050. Trong vòng 20 năm tới, hơn 35 % dân số của Việt Nam sẽ tập
trung ở vùng ven bờ. Nguyên nhân là do xu thế chung của các quốc gia đang
phát triển, liên quan vấn đề di dân từ nông thôn ra thành phố, thứ hai là di dân
từ nội địa ra ven bờ nơi có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội nghỉ ngơi
hơn các vùng nội địa. Quản lý bùng nổ đô thị hoá đới bờ là một trong nhưng
nhiệm vụ khó khăn nhất của quy hoạch hiện nay.[5]
Việt Nam sử dụng đới bờ theo các hướng: sử dụng các tài nguyên,
nguồn lợi như mặt đất, mặt nước, nghề cá, nghề rừng, khai thác dầu khí, khai
khoáng…; sử dụng cơ sở hạ tầng phát triển giao thông hàng hải, cảng biển,
công trình bảo vệ đới bờ, công trình phòng thủ quốc gia; phát triển du lịch,
nghỉ dưỡng, sử dụng các chức năng sinh thái của đới bờ để phát triển kinh tế,
phòng chống thiên tai, bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học, cảnh quan thiên
nhiên Những lĩnh vực khai thác, sử dụng đới bờ truyền thống và phổ biến
hiện nay đều có tiềm năng mâu thuẫn với nhau và gây nguy hại cho tài
nguyên môi trường và các vấn đề xã hội ở đới bờ.[5]
Quản lý những tác hại đến khả năng sử dụng đới bờ của con người như
vấn đề khai thác quá mức, vấn đề thải các chất thải, các nguy cơ ô nhiễm…
9
Bước đầu tính toán ở miền Nam Việt Nam, cho thấy, để tạo ra 1 tỷ đồng sử
dụng cuối cùng, các Hoạt động kinh tế thải ra môi trường nước 3,1 tấn BOD5;
5,9 tấn vật chất lơ lửng; 2 kg Nitơ tổng số; 0,45 kg Phốtpho tổng số; thải ra
không khí 2,9 tấn CO2 và thải ra đất 44,4 tấn chất thải rắn. Tốc độ tăng GDP
trong thời gian từ 1991 đến 2002 khoảng 1,35 lần (theo giá cố định năm
1990), thì tốc độ gia tăng lượng rác sinh hoạt lên đền 2,7 lần. Các nguy cơ
thiên tai ven bờ như lũ lụt, bão tố, xói lở, triều cường, nước dâng và những
biến động do khí hậu thay đổi toàn cầu… thường xuyên đe dọa. Đây là vấn đề

khó quản lý vì từ xưa nay chưa thấy ai chi trả cho “các hoạt động quản lý
thiên tai, đền bù những thiệt hại do thiên tai…”[5]
Cuối cùng là quản lý hành chính, là các vấn đề thể chế. Nó bao gồm
các vấn đề nảy sinh từ các hoạt động như những mâu thuẫn về mặt luật pháp;
thống nhất, phối hợp nhiều thành phần; hợp tác giữa các quốc gia; năng lực tổ
chức; nhận thức, tham gia của cộng đồng; mạng lưới luật pháp; sở hữu đất
đai, mặt nước; thiếu khả năng quy hoạch đa ngành; xung đột giữa các thành
phần; thiếu sinh kế để lựa chọn và tính công bằng.[5]
Kinh nghiệm của nhiếu quốc gia, phần lớn các vấn đề quản lý ven bờ
có thể được xác định thông qua các cuộc họp tư vấn thích hợp với các cộng
đồng, với các sở, ban ngành ở địa phương và một số tổ chức phi chính phủ có
liên quan. Ở đây, cần nhấn mạnh không phải tất cả các vấn đề cần quản lý đều
có thể giải quyết được ngay; mà có thể đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Hội
thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển 300 Việt Nam
gặp rất nhiều khó khăn khi thu thập và xử lý thông tin để xác định và đặt thứ
tự ưu tiên cho các vấn đề quan trọng, đặc biệt khi xem xét các vấn đề như các
mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, nhu cầu của dân chúng về hàng hóa
và dịch vụ sản xuất trong vùng đới bờ, những hoạt động sử dụng các nguồn
lợi vùng ven biển có tính cạnh tranh, thường có xung đột, tác động của tai
biến thiên nhiên đối với các hệ sinh thái tự nhiên như xói lở bờ, lũ lụt, trượt
đất, bão tố, cát bay, khô hạn và những hoạt động tiềm tàng không chắc chắn
10
như các cơ hội đầu tư, phát triển của các thành phần tư nhân trong nuôi trồng
hải sản, du lịch, hải cảng…[5]
2.2.2. Chính sách hỗ trợ phát KTXH vùng ven biển và các xã bãi ngang
Ngày 03 tháng 12 năm 2003, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số
257/2003/QĐ-TTg vê việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các
xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà nước hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và
hải đảo (gọi tắt là các xã bãi ngang) để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng

thiết yếu nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế
của vùng đất ven biển và hải đảo, từng bước nâng cao và ổn định đời sống,
góp phần thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn
và giữ vững an ninh quốc phòng vùng biển.[8]
Phạm vi, đối tượng chính sách hỗ trợ là các xã có vị trí ở vùng bãi
ngang ven biển, hoặc là các xã cồn bãi, đầm phá, bán đảo, hải đảo và có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Là các xã nghèo theo tiêu chí xã nghèo do Bộ lao động - Thương
binh và Xã hội quy định tại Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 22
tháng 5 năm 2002 và không phải là các xã thuộc Chương trình phát triển kinh
tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào miền núi, biên giới, vùng
sâu, vùng xa (Chương trình 135).[8]
b) Còn thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, tuỳ theo điều
kiện cụ thể từng xã, bao gồm: bờ bao chống triều cường, kè, công trình thuỷ
lợi; trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đường ra bến
cá; chợ cá.[8]
Cơ chế chính sách hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư theo dự án
để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh và phát triển sản xuất ở
các xã bãi ngang. Căn cứ tình hình thực tế của từng xã, UBND các cấp sử
dụng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, các
nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn và huy
11
động các nguồn lực trong dân để quyết định đầu tư xây dựng các hạng mục
công trình cấp thiết.[8]
2.2.3. Quy định về quản lý KTTS biển
Các tổ chức, cá nhân hoạt động KTTS trong vùng biển Việt Nam phải
tuân theo quy định về danh mục các loài thủy sản bị cấm KT; các phương
pháp KT, ngư cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; khu vực bị cấm KT
và khu vực bị cấm KT có thời hạn; Đó là một trong những nội dung chính
của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động KTTS của tổ chức, cá

nhân Việt Nam trên các vùng biển vừa được Chính phủ ban hành ngày
31/03/2010.[4]
Nghị định mới quy định, vùng biển Việt Nam được phân thành 3 vùng
KTTS. Vùng biển ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biển và
tuyến bờ; Vùng lộng là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
Vùng khơi là vùng biển được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài
của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.[4]
Theo đó, Nghị định đã phân vùng KTTS đối với từng loại tàu cá phụ
thuộc vào công suất máy chính của tàu. Cụ thể, tàu lắp máy có tổng công suất
máy chính từ 90 CV trở lên KTTS tại vùng khơi và vùng biển cả, không được
KT tại vùng biển ven bờ và vùng lộng; tàu từ 20 – 90 CV, KT tại vùng lộng
và vùng khơi; còn tàu dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy KT tại vùng biển
ven bờ, không được KT tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả. Các tàu
làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề KT nhuyễn thể không bị giới hạn công
suất khi hoạt động KT trong vùng biển ven bờ và vùng lộng.[4]
Ngoài quy định về công suất máy chính của tàu, tàu KT hải sản còn
phải đáp ứng đầy đủ quy định về đảm bảo an toàn khi tàu hoạt động trên từng
vùng biển. Tàu cá KTTS dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký tại tỉnh
nào thì chỉ được KTTS tại vùng biển ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp
UBND của 2 tỉnh có biển liền kề có thỏa thuận riêng về việc cho phép tàu cá
tỉnh bạn vào KTTS trong vùng biển ven bờ của tỉnh mình.[4]
12
Tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi phải được đánh dấu để
nhận biết. Bên cạnh đó, Nghị định cũng đưa ra các điều kiện KTTS ngoài
vùng biển Việt Nam đối với tàu cá, thuyền viên và người làm việc trên tàu
cá. Cụ thể, tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc
cấp không hạn chế (trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc
khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn
chế cấp II trở lên); đã được đăng ký, đăng kiểm (GCN an toàn kỹ thuật tàu cá
phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng); phải trang bị đầy đủ các thiết bị

an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt
động và phải có đủ biên chế thuyền viên. Thuyền trưởng, máy trưởng phải có
bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng [4]
Ngoài các điều kiện trên, tàu cá hoặc nhóm tàu cá đi hoạt động KTTS
tại vùng biển các nước, vùng lãnh thổ khác phải có hiệp định hợp tác KTTS
giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ có biển hoặc có hợp đồng hợp tác
KTTS giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân của quốc gia,
vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh
thổ có biển chấp thuận.[4]
Đồng thời, trên tàu hoặc cùng một nhóm tàu phải có ít nhất một người
biết thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh
thổ mà tàu đến KT. Thuyền viên trên tàu phải có hộ chiếu phổ thông.[4]
2.3. Hoạt động KTTS ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế
2.3.1. Tình hình KTTS ở Việt Nam
Năm 2010, ngành thủy sản Việt Nam được đánh giá là đã có một năm
thực sự khởi sắc và thành công lớn trên tất cả các lĩnh vực: nuôi trồng, KT và
xuất khẩu…[7]
Khép lại năm 2010, thủy sản Việt Nam đã đạt được những bước tiến
đáng ghi nhận. Kết thúc năm 2010, sản lượng KTTS tháng 12/2010 ước đạt
255,8 ngàn tấn, đưa sản lượng KT cả năm 2010 lên 2.450,8 ngàn tấn, bằng
107,6% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102,1% so với kế hoạch đề ra. Một
số địa phương có sản lượng KT biển lớn như sau: Quảng Ninh (51.380 tấn);
13
Quảng Nam (đạt 57.610 tấn, tăng 5,06% so với năm trước và đạt 106% kế
hoạch); Ninh Thuận (đạt 52.500 tấn, tăng 4% so với năm 2009, đạt 105% so
với kế hoạch); Khánh Hòa (đạt 76.391 tăng 5% so với cùng kỳ năm 2009, đạt
103,2% so với kế hoạch); Bình Định (đạt 132.000 tấn); Cà Mau (144.360
tấn); Bến Tre (117.116 tấn); Tiền Giang (76.291 tấn)…[7]
Cũng trong năm 2010, nhiều địa phương trên cả nước đã mở các lớp
học hướng dẫn ngư dân KT hiệu quả, an toàn trên các vùng biển; chú trọng

phát triển phương tiện và ngư cụ các nghề đánh bắt xa bờ; triển khai các biện
pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị
nước ngoài bắt giữ. Bên cạnh đó, các địa phương thường xuyên tổ chức kiểm
tra, giám sát hoạt động nghề cá tại vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung
Quốc; theo dõi sát tình hình, diễn biến thời tiết trên biển và trực ban phòng
chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn… nhờ đó sản lượng KT đạt cao, góp phần
vào thành tích chung của ngành thủy sản năm 2010.[7]
Lĩnh vực xuất khẩu được coi là thành công nhất trong bức tranh thủy
sản năm 2010. Theo ngành thủy sản, năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu
thủy sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2009. Mặt hàng cá
ngừ, mực và bạch tuộc, cũng đạt giá trị khá cao đều đạt hơn 1 tỷ USD trong
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2010.[7]
Khép lại năm 2010, ngành thủy sản có quyền tự hào về những kết quả
đã đạt được, tiếp tục đồng lòng hiệp sức để vượt qua khó khăn trong thời gian
tới, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam. Theo
kế hoạch ngành thủy sản phấn đấu mức tăng trưởng chung là 7% so với năm
2010. Tổng sản lượng thủy sản năm 2011 phấn đấu đạt khoảng 5,3 triệu tấn,
trong đó KT là 2,3 triệu tấn.[7]
Để đạt được kế hoạch trên, tiếp tục tạo đà cho thủy sản Việt Nam phát
triển mạnh trong năm 2011, đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất khẩu, ngành thủy
sản cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, ưu tiên đầu tư các sản phẩm
chủ lực như: tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể… đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tổ chức các hoạt động
14
quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài và tăng cường hơn
nữa mối liên kết trong NTTS… Cùng với đó, ngành thủy sản tiếp tục tăng
cường cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng, kiểm tra giám sát chất
lượng và an toàn thực phẩm. Hy vọng với những việc làm thiết thực sẽ đảm
bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành.[7]
2.3.2. Hoạt động KTTS biển Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài 126 km, nguồn lợi hải sản phong
phú và ngư trường khai thác rộng lớn. Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có
1.971 chiếc tàu thuyền đánh bắt thủy sản trên biển; trong đó, có 140 tàu khai
thác hải sản ven biển và có 201 tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở
lên. Ðội tàu khai thác xa bờ được trang bị khá đồng bộ góp phần nâng cao sản
lượng khai thác biển, tăng hiệu quả và mở rộng ngư trường đánh bắt. Năm
2010, sản lượng khai thác biển đạt 26.435 tấn, giá trị khoảng 200 tỷ đồng.
Thừa Thiên Huế gồm 5 huyện có hoạt động khai thác thủy sản biển, cụ thể:
Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, trong đó khai thác
biển phát triển mạt nhất ở huyện Phú Vang.[9]
Khai thác biển phát triển mạnh ở huyện Phú Vang, đã chuyển đổi nhận
thức, tập quán của ngư dân từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ có năng
suất và hiệu quả cao, phục vụ xuất khẩu, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản
ven bờ. Năm 2010, nhờ trình độ tay nghề và kỹ thuật đánh bắt, sản lượng khai
thác thủy sản của ngư dân Phú Vang được nâng lên. Ngư dân đã sử dụng
thành tạo các trang thiết bị máy thông tin, định vị, dò cá ; cải tiến ngư lưới
cụ và phát triển nghề mới để nâng cao hiệu quả sản xuất. Sản lượng khai thác
tăng 779 tấn so với năm 2009, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên. Sản
phẩm có giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác. Tổng
giá trị sản phẩm khai thác thủy sản đạt trên 450 tỷ đồng, bình quân lãi 30%
giá trị, giải quyết công ăn việc làm cho 3.760 lao động trên biển.[2]
Hiện nay, tình khai thác thủy sản ở Phú Vang còn nhiều hạn chế như:
Công tác phát triển năng lực trong khai thác chưa đáp ứng nhu cầu. Trình độ
ứng dụng khoa học kỹ thuật của ngư dân vẫn còn hạn chế. Chế biến thủy sản
15
phát triển chưa mạnh. Nguồn vốn trong dân không đủ khả năng để đầu tư phát
triển phương tiện tàu thuyền lớn trong lúc việc hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước
còn hạn chế Do vậy, theo lãnh đạo huyện Phú Vang, để phát huy tiềm năng
thế mạnh về thủy sản của huyện trong những năm tới, cần phải có sự tập trung
chỉ đạo của các cấp, ngành, sự hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước kết hợp với

nội lực trong dân để đầu tư phát triển về phương tiện, ngư cụ, trang thiết bị,
trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khai thác, hướng tới khai thác vùng
xa bờ giảm phương tiện khai thác gần bờ, nâng cao giá trị sản phẩm, ưu tiên
phát triển nghề khai thác hải sản có giá trị xuất khẩu nhằm ổn định cuộc sống
và từng bước làm giàu cho ngư dân vùng ven biển.[2]
Có thể nói, hoạt động đánh bắt cá quy mô lớn rất phát triển ở huyện
Phú Vang, các huyện Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền tập trung vào hoạt
động khai thác quy mô nhỏ. Hoạt động đánh bắt cá quy mô nhỏ hoạt động
trong vòng 3 – 20 hải lý tính từ đất liền, sử dụng tàu đánh cá có công suất
dưới 40 CV. Hoạt động đánh bắt cá thường kết thúc trở về trong vòng 1 ngày
hoặc có thể kéo dài 2 – 3 ngày. Ngư dân hoạt động nghề cá quy mô nhỏ sống
phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức và
bất hợp pháp mà hậu quả là sản lượng đánh bắt và thu nhập từ hoạt động này
ngày càng giảm. Chính vì vậy, quản lý nghề cá với sự phối hợp giữa ngư dân
và chính quyền địa phương là biện pháp cần thiết cho quản lý nghề cá quy mô
nhỏ ở nước ta nới chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.[2]
16
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các ngư hộ sống dựa vào KT biển và
các hoạt động KTTS biển của họ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thôn Thai Dương Hạ Bắc và Thai
Dương Hạ Trung, xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là 2 thôn có hoạt động KTTS biển lớn nhất nhì trong xã.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu tình KTTS và các hoạt động KTTS biển của người dân xã
Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tình hình KTTS ở đây bao gồm KTTS đầm phá và KTTS biển. Đồng
thời tìm hiểu đặc điểm ngư dân KTTS biển trong vùng nghiên cứu bao gồm

hoạt động KT biển, đặc điểm về nhân khẩu, lao động và đặc điểm về nhà ở,
phương tiện và ngư cụ đánh bắt của hộ KTTS biển.
3.3.2. Tìm hiểu các hình thức hợp tác và vai trò tổ chức cộng đồng trong
hoạt động KTTS biển
Tìm hiểu các hình thức tổ chức và hợp tác khi đi biển của ngư dân,
trong đó bao gồm cơ chế đóng góp, sử dụng và phân chia sản phẩm sau khi
khai thác.
Tìm hiểu tổ chức cộng đồng và vai trò tổ chức cộng đồng trong các
hoạt động KTTS biển của ngư hộ, cơ chế giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng
nguồn lợi TS
3.3.3. Đánh giá đa dạng hóa sinh kế của cộng đồng ngư dân sống dựa vào
KTTS biển
Tìm hiểu sản lượng và thu nhập từ hoạt động KTTS biển của ngư hộ.
Đồng thời cũng tìm hiểu các nguồn thu nhập khác của họ.
17
3.3.4. Tìm hiểu nhận thức của ngư dân về quản lý TS biển và ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đối với sinh kế ngư dân
Tìm hiểu nhận thức của ngư dân về thực trạng và hưởng lợi từ nguồn
lợi TS (nhận thức của người dân trước sự suy giảm tài nguyên biển). Sự tham
gia các hoạt động quản lý KTTS của người dân.
Tìm hiểu biểu hiện của BĐKH tại địa phương và những thay đổi về
sinh kế của người dân do BĐKH trong những năm qua. Đồng thời cũng tìm
hiểu kinh nghiệm của người dân về thích ứng với BĐKH.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
- Điểm nghiên cứu đã được chọn đáp ứng tiêu chí sau: hoạt động KTTS biển
lớn nhất nhì trong xã, đồng thời đảm bảo đầy đủ tất cả các hoạt động KT biển.
- Dung lượng mẫu: Trong phạm vi đề tài của mình tôi đã tiến hành
khảo sát 60 hộ KT biển trong 2 thôn mỗi thôn 30 hộ, đảm bảo đầy đủ các hoạt
động KTTS biển trong địa bàn xã. Các hộ đã được chọn nghiên cứu đáp ứng

các tiêu chí sau:
+ Sinh kế chính của hộ là KTTS biển.
+ Hộ đi KT biển bằng tàu hoặc bằng thuyền.
- Phương pháp chọn mẫu: để tiến hành đề tài nghiên cứu tôi đã chọn
mẫu theo phương pháp phân tầng, phân loại.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.4.2.1. Thu thập thông tin sơ cấp
- Thông tin dữ liệu cấp hộ đã được thu thập với những nội dung sau:
+ Hoạt động KTTS biển và các nguồn thu nhập của hộ
+ Các hình thức tổ chức và hợp tác của hộ khi đi biển và vai trò tổ chức
cộng đồng trong hoạt động quản lý KTTS biển và sinh kế.
+ Nhận thức của ngư dân về quản lý TS biển và ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đối với sinh kế của họ.
- Phỏng vấn người am hiểu: Tôi đã tiến hành phỏng vấn 10 cán bộ cấp
cộng đồng, cấp xã trong đó có 3 cán bộ xã Hải Dương, 2 trưởng thôn, 2
18
trưởng hội nông dân, 2 trưởng hội phụ nữ và 1 người dân am hiểu tình hình của
2 thôn Thai Dương Hạ Bắc và Thai Dương Hạ Trung. Đồng thời tôi cũng đã
phỏng vấn 5 cán bộ cấp huyện, tỉnh: 2 cán bộ khuyến nông huyện Hương Trà,
1 cán bộ phòng nông nghiệp huyện Hương Trà, 1 cán bộ sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 1 cán bộ trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Quan sát điểm thực địa, chụp ảnh các hoạt động liên quan đến KTTS biển
3.4.2.2. Thu thập thông tin thứ cấp
- Các thông tin cấp xã đã được thu thập bao gồm:
+ Các báo cáo, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, cơ sở vật chất, dân
số, lao động việc làm của xã Hải Dương qua 3 năm từ năm 2008 đến 2010.
+ Tình hình KTTS biển của xã Hải Dương.
- Thu thập thôn tin cấp thôn:
+ Tình hình KTTS biển trong thôn.
+ Danh sách các hộ trong thôn và các hộ KTTS biển.

- Các tạp chí chuyên ngành, báo chí, báo điện tử và các tài liệu tham
khảo liên quan đến đề tài thực tập.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu cấp hộ và cấp cộng đồng sau khi thu thập đã được nhập và xử
lý bằng phần mềm Excell.
19
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm cộng đồng KTTS biển vùng nghiên cứu
4.1.1.1. Tình hình KTTS biển vùng nghiên cứu
Hải Dương là một xã vùng biển nên ngành nghề chủ yếu là đánh bắt và
NTTS. Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS năm 2010 ước đạt 1038,4 tấn đạt
81,63% so với kế hoạch, giảm 64,8 tấn so với năm 2009. Giá trị của ngành
thủy sản trong năm vừa qua đạt 24,019 triệu đồng.
Bảng 1: Số hộ KTTS biển trong toàn xã
TT Thôn Số hộ Số hộ KTTS biển
1 Thai Dương Hạ Bắc 335 43
2 Thai Dương Hạ Trung 320 30
3 Thai Dương Hạ Nam 255 20
4 Thai Dương Thượng Đông 315 5
5 Thai Dương Thượng Tây 295 7
6 Vĩnh Trị 235 0
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo UBND xã Hải Dương năm 2010 và phỏng
vấn thôn trưởng, 2011)
Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng 2 thôn Thai Dương Hạ Bắc và Thai
Dương Hạ Trung có số hộ KTTS biển lớn nhất nhì trong xã. Những thôn còn
lại có số hộ KT biển rất ít, riêng thôn Vĩnh Trị không có hộ KTTS. Có sự
khác biệt về số hộ KT biển và NTTS như vậy là do vị trí địa lý và địa hình
giữa các thôn không giống nhau. Các thôn TD Hạ Bắc, TD Hạ Trung, TD Hạ

Nam đều giáp biển, người dân sống trên cồn cát cao, không có đất trồng lúa
và hoa màu nên sinh kế của họ chủ yếu dựa vào biển và đầm phá. Các thôn
Thượng Động, Thượng Tây và Vĩnh Trị có địa hình bằng phẳng hơn, có đất
trồng lúa nên sinh kế của họ dựa vào SXNN là chủ yếu.
20
KTTS được xác định là ngành mũi nhọn của địa phương, trong năm
2010 UBND xã đã tăng cường công tác chỉ đạo, vận động nhân dân tập trung
duy trì phương tiện đánh bắt biển, thông qua vay vốn của các ngân hàng và
vốn nội lực đầu tư phát triển ngành nghề bãi ngang. Nhưng do ngư trường
liên tục mất mùa, phương tiện đánh bắt giảm, ngư lưới cụ chưa được sắm
mới, lực lượng lao động trên các tàu thuyền không ổn định, bão lụt xảy ra
thường xuyên, hơn nữa tâm trạng của các ngư dân không ham muốn làm nghề
biển mà chuyển sang nghề khác nên đã ảnh hưởng rất lớn tổng sản lượng
trong toàn xã. Tại xã, tàu đánh cá có công suất dưới 22 CV là 63 chiếc, tàu có
công suất trên 22 CV là 4 chiếc được trang bị mành đèn, bùng nhùng, vây rút,
lưới chập mực Sản lượng KTTS năm 2010 là 935 tấn đạt 80,2% so với kế
hoạch. Trong đó sản lượng KT biển 610 tấn đạt 71,76% so với kế hoạch, giảm
so với năm 2009 là 111,8 tấn. Sản lượng KT đầm phá là 325 tấn, đạt 101,6%
so với kế hoạch, tăng so với năm 2009 là 10 tấn.
Bảng 2: Số lượng thuyền máy qua các năm
Thuyền máy dưới 22CV Thuyền máy trên 22CV
Năm 2007 50 10
Năm 2008 60 7
Năm 2009 61 5
Năm 2010 63 4
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo UBND xã Hải Dương qua các năm)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng số lượng thuyền máy có công suất
trên 22 CV rất ít và giảm dần qua các năm, còn thuyền máy công suất dưới 22
CV thì nhiều hơn và tăng dân theo từng năm tuy nhiên số lương tăng lên
không đáng kể. Nguyên nhân là do ngư trường biển liên tục mất mùa, chi phí

đi biển tăng nên hầu hết đều thua lỗ hoặc lời không đáng kể, do đó người dân
bán hết các tàu lớn, sắm các thuyền máy có công suất nhỏ để KT gần bờ hoặc
chuyển sang làm thuê.
21

×