Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 132 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TỐNG THỊ THÙY DUNG




ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC TÀY
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP







THÁI NGUYÊN - 2013



Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TỐNG THỊ THÙY DUNG



ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC TÀY
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

CHUYÊN NGÀNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MÃ SỐ: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thọ





THÁI NGUYÊN - 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình
nghiên cứu được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn




Tống Thị Thùy Dung







Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; cán
bộ trạm Khuyến Nông, chi cục Thống Kê huyện Hàm Yên, phòng Dân Tộc học
cùng cán bộ và cộng đồng người Tày tại xã Yên Phú, Phù Lưu, Nhân Mục đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Minh Thọ
- người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè,
những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 26 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn




Tống Thị Thùy Dung



Số hóa bởi trung tâm học liệu


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình v

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5. Bố cục của đề tài 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Cơ sở lý luận chung về giới và giới tính 4
1.1.1.1 Khái niệm giới, giới tính 4
1.1.1.2 Khái niệm về nhu cầu giới và lợi ích giới 5
1.1.2. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 6
1.1.2.1 Khái niệm hộ nông dân 6
1.1.3 Cơ sở lý luận về dân tộc, dân tộc Tày 7
1.1.3.1 Khái niệm về dân tộc 7
1.1.3.2 Thành phần 7
1.1.3.4 Dân tộc Tày 8
1.1.4 Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân 9
1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội 10
1.2.1.1 Vai trò của phụ nữ trong quản lý xã hội và cộng đồng 10
1.2.1.2 Vai trò của phụ nữ trong gia đình 12
1.2.1.3 Vai trò của phụ nữ trong sản xuất 14
1.2.1.4 Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển 14

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
1.2.1.5 Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định 16
1.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ 17
1.2.3. Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trên thế giới 18
1.2.4.Vai trò và những đóng góp chủ yếu của phụ nữ Việt Nam trong PTKTXH 20
1.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn nói chung, phụ nữ dân tộc
Tày nói riêng 24
1.3.1. Về chất lƣợng nguồn nhân lực 24
1.3.2. Về vấn đề sức khoẻ của phụ nữ 24
1.3.2.1 Về sức khoẻ thể chất 24
1.3.2.2 Về sức khoẻ tinh thần 27
1.3.3. Về chuyên môn kỹ thuật 28
1.3.4. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định 28
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Nội dung nghiên cứu 32
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 32
2.2.1.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
2.2.1.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp: 32
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 34
2.2.2.1. Phƣơng pháp phân tổ thống kê 34
2.2.2.2. Phƣơng pháp thống kê so sánh 34

2.2.2.3. Phƣơng pháp phân tích giới 34
2.2.2.4. Phƣơng pháp thống kê so sánh và mô tả 34
2.2.2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin 34
2.2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 36
3.1.1.1 Vị trí địa lý 36
3.1.1.2 Điều kiện địa hình 36
3.1.1.3 Đặc điểm thời tiết và khí hậu 37
3.1.1.4. Thủy văn 38
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 38

Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
3.1.1.6. Thực trạng môi trƣờng 42
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội, văn hóa 43
3.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động 43
3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế của Huyện 47
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của huyện 48
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên 50
3.1.3.1. Thuận lợi 50
3.1.3.2. Khó khăn 50
3.2 Đặc điểm chung của ngƣời Tày ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang 51
3.2.1 Thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa của dân tộc Tày huyện Hàm Yên từ
năm 2010-2012 51
3.2.1.1 Một số đặc điểm về văn hóa của ngƣời Tày ở huyện Hàm Yên 51
3.2.1.2 Thực trạng về dân số, tỷ lệ phụ nữ của ngƣời Tày ở Huyện Hàm Yên

năm 2010 -2012 52
3.2.1.3 Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc Tày ở huyện Hàm Yên từ 2010-2012 53
3.2.2 Tình hình chung của nhóm hộ điều tra 55
3.2.2.1 Nguồn nhân lực, và trình độ của 3 nhóm hộ phụ nữ dân tộc Tày 56
3.2.2.2 Đặc điểm về nguồn lực, nhà ở, đất đai và tài sản 57
3.2.3 Nguồn thu, chi của dân tộc Tày ở các nhóm hộ 59
3.3 Thực trạng về 3 vai trò chính của phụ nữ dân tộc Tày ở nhóm hộ điều
tra năm 2012 61
3.3.1 Vai trò của phụ nữ Tày trong sản xuất nông lâm nghiệp, và dịch vụ 61
3.3.1.1 Đóng góp của phụ nữ Tày trong sản xuất nông nghiệp 61
3.3.1.2 Đóng góp của phụ nữ Tày trong sản xuất lâm nghiệp 65
3.3.1.3 Vai trò của phụ nữ Tày trong hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ 68
3.3.1.4 Ngƣời ra quyết định trong các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. . 69
3.3.1.5 Lao động đi làm bên ngoài tạo nên thu nhập của nam và nữ dân tộc Tày . 72
3.3.2 Vai trò chăm sóc và tái sản xuất sức lao động của phụ nữ dân tộc Tày 72
3.3.3 Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong quan hệ cộng đồng; tiếp cận các
khoa học kỹ thuật tiến bộ và kiểm soát nguồn lực 75
3.3.3.1 Phụ nữ Tày trong việc tiếp cận thông tin và quan hệ cộng đồng 75
3.3.3.2 Vai trò của phụ nữ Tày trong hoạt động tập huấn 78
3.3.3.3 Quyền kiểm soát kinh tế và tài sản của phụ nữ Tày 78
3.4 Nguyên nhân, và những yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ dân
tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ của huyện Hàm Yên 80

Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
3.4.1 Định kiến giới 81
3.4.2 Gánh nặng công việc 83
3.4.2.1 Công việc trong sản xuất 83
3.4.3 Trình độ văn hóa, chuyên môn thấp 85

3.4.3.1 Trình độ học vấn của phụ nữ Tày 85
3.4.4 Quyền ra quyết định 86
3.4.5 Cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin thấp 87
3.4.5.1 Quyền sử dụng đất 87
3.4.5.2 Cơ hội tiếp cận và kiểm soát vốn, tín dụng 87
3.4.5.3 Cơ hội tiếp cận với kỹ thuật tiến bộ 88
3.4.6 Vấn đề tâm lý 88
3.4.7 Không có việc làm, việc làm không ổn định, không có nghề phụ để
làm thêm 89
3.4.8 Nguyên nhân khác 89
3.5 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vao trò của phụ nữ dân tộc
Tày trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Hàm yên, tỉnh Tuyên Quang 90
3.5.1 Giải pháp chung 90
3.5.2 Giải pháp cụ thể 92
3.5.2.1 Hƣớng dẫn phụ nữ Tày cách làm ăn, mở rộng ngành nghề phát triển
nông thôn. 92
3.5.2.2 Giảm gánh nặng công việc sản xuất và nội trợ cho phụ nữ dân tộc Tày 93
3.5.2.3 Tăng cƣờng khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho phụ nữ Tày đặc
biệt là nhóm hộ nghèo và cận nghèo 94
3.5.2.4 Tăng cƣờng khả năng tiếp cận với giáo dục, y tế, 96
3.5.2.5. Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối với
phụ nữ Tày 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100
1. Kết luận 100
2. Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC

Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

XH
Xã hội
WB
Ngân hàng thế giới
SX
Sản xuất
HĐND
Hội đồng nhân dân
ĐVT
Đơn vị tính
HGĐ
Hộ gia đình
PCLĐ
Phân công lao động
NCKH
Nghiên cứu khoa học
LLLĐ
Lực lƣợng lao động
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐSXKD
Hoạt động sản xuất kinh doanh
PTKT
Phát triển kinh tế
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KN

Khuyến nông
SXKD
Sản xuất kinh doanh
PTKT HGĐ
Phát triển kinh tế hộ gia đình
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
BBĐ
Bất bình đẳng
SX PTKT
Sản xuất phát triển kinh tế
PTKTXH
Phát triển kinh tế xã hội
UBND
Ủy ban nhân dân
BMI
Chỉ số về khối lƣợng cơ thể
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
TB
Trung bình
TV
Ti vi
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình





Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ bầu cử 10
Bảng 1.2: Tỷ lệ phân bố nữ đại biểu trong một số cơ quan của Quốc hội 11
Bảng 1.3 Quyền ra quyết định trong các hộ theo giới tính 16
Bảng 1.4: Tỷ lệ nghề nghiệp của lao động nữ so với tổng số lao động %
năm 2007 21
Bảng 1.5. Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm năm 2010-2012 22
Bảng 1.6. Phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp (%) 22
Bảng 1.7: Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%) 23
Bảng 1.8: Tỷ lệ nữ cán bộ trong UBND các cấp chia theo giới tính (%) 23
Bảng 1.9. Tỷ lệ phụ nữ trong quản lý doanh nghiệp năm 2009 23
Bảng 1.10: Tỷ lệ ngƣời khám/chữa bệnh trong 12 tháng qua chia theo giới tính 25
Bảng 1.11 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
Bảng 1.12 Phƣơng pháp chọn hộ nghiên cứu 33
Bảng 1.13 Phƣơng pháp chọn cán bộ địa phƣơng để điều tra 34
Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu trong các tháng của huyện Hàm Yên năm 2012 37
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hàm Yên giai đoạn 2010-2012 40
Bảng 3.3: Dân số huyện Hàm Yên năm 2012 chia theo dân tộc và đơn vị
hành chính 44
Bảng 3.4: Dân số huyện Hàm Yên phân theo đơn vị hành chính từ 45
Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao động huyện Hàm Yên 2010 - 2012 46
Bảng 3.6 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Hàm Yên từ năm 2010-2012 47
Bảng 3.7 Tỷ lệ phụ nữ Tày của huyện Hàm Yên giai đoạn 2010-2012 52

Bảng 3.8 Hộ nghèo phân theo dân tộc và đơn vị hành chính của huyện
Hàm Yên năm 2012 54
Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu chính của 3 nhóm hộ phụ nữ dân tộc Tày 55
Bảng 3.11. Đóng góp của phụ nữ dân tộc Tày ở nhóm hộ điều tra trong SX
nông nghiệp 63
Bảng 3.12. Đóng góp của phụ nữ dân tộc Tày trong sản xuất lâm nghiệp 67
Bảng 3.13. Đóng góp của phụ nữ dân tộc Tày trong hoạt động kinh doanh
hàng hóa và dịch vụ 68
Bảng 3.14. Ngƣời ra quyết định trong các khâu trồng trọt, chăn nuôi, kinh
doanh, dịch vụ 70
Bảng 3.15 Vai trò của phụ nữ Tày trong công việc gia đình 73

Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
Bảng 3.16 Phụ nữ Tày với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội 76
Bảng 3.17. Số lƣợng phụ nữ Tày tham gia các lớp tập huấn năm 2012 76
Bảng 3.18 Quyền kiểm soát kinh tế và tài sản của phụ nữ Tày 79
Bảng 3.19 Những nguyên nhân và yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của Phụ
nữ dân tộc Tày 81
Bảng 3.20 Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi của phụ nữ Tày 84
Bảng 3.21 Trình độ cao nhất đạt đƣợc của phụ nữ dân tộc Tày ở Hàm Yên
năm 2012 85
Bảng 3.22 Trình độ chuyên môn, kỹ thuật phụ nữ dân tộc Tày ở 3 nhóm hộ
năm 2012 86






Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Cơ cấu ĐBQH khóa XII là ngƣời dân tộc [29] 12
Hình 3.1: Cơ cấu dân tộc của huyện Hàm Yên năm 2012 45
Hình 3.2. Nhân khẩu phân theo 3 nhóm hộ phụ nữ Tày 56
Hình 3.3 Trình độ văn hóa của 3 nhóm hộ phụ nữ Tày 57
Hình 3.4 Nhà ở phân theo 3 nhóm hộ phụ nữ Tày 57
Hình 3.5 Phƣơng tiện đi lại phân theo 3 nhóm hộ phụ nữ Tày 58
Hình 3.6 Tổng giá trị tài sản của 3 nhóm hộ phụ nữ Tày 59
Hình 3.7: Thời gian lao động sản xuất của phụ nữ Tày 83


















1
Số hóa bởi trung tâm học liệu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài ngƣời từ trƣớc đến nay, phụ nữ giữ một vai trò rất
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bằng lao động sáng tạo của mình,
họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con ngƣời.
Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ
thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lƣợng trực tiếp sản
xuất ra của cải để nuôi sống con ngƣời. Không chỉ sản xuất ra của cải vật
chất, phụ nữ còn đóng vai trò chính trong công việc sinh sản và nuôi dƣỡng
con ngƣời để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần,
phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hoá dân gian của
bất cứ nƣớc nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của
đông đảo phụ nữ.
Tuy nhiên, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, tình trạng bất bình đẳng
giới vẫn tồn tại phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống. Bản chất và mức độ
phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ ở các nƣớc và các khu vực khác
nhau rất xa bởi nó mang dấu ấn của các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội.
Những kinh nghiệm toàn cầu cho chúng ta thấy những quốc gia tích cực
ủng hộ cho quyền của ngƣời phụ nữ và tăng cƣờng khả năng tiếp cận của phụ
nữ với các nguồn lực và cơ hội giáo dục sẽ phát triển nhanh hơn và có tỷ lệ
nghèo đói thấp hơn. Tuy nhiên sự bình đẳng nhƣ vậy chỉ có thể đạt đƣợc
thông qua hành động và những biện pháp cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách
giữa nam và nữ về giáo dục, cơ hội có việc làm, các quyền đối với tài sản, tiếp
cận với tín dụng, tiếng nói chính trị và quyền tham gia quyết định.
Những năm gần đây vấn đề giới rất đƣợc quan tâm trên thế giới cũng nhƣ

ở Việt Nam. Quan điểm giới mới đƣợc du nhập vào Việt Nam nhƣng đã có
tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên vẫn còn
tồn tại những khoảng trống đáng kể. Ngƣời dân sống ở vùng sâu, vùng xa còn
thiếu sự tiếp cận thông tin về dịch vụ sức khoẻ sinh sản, nhạy cảm về giới và
tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn không có chiều hƣớng suy giảm. Tƣ
tƣởng “Trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhiều ngƣời dân dẫn
đến tỷ lệ con gái ít đƣợc đi học, ít đƣợc va chạm nên phụ nữ còn rụt rè, e thẹn
2
Số hóa bởi trung tâm học liệu

khi tiếp xúc, họ chỉ làm việc nhà mà nhiều khi không đƣợc tham gia vào công
tác xã hội.
Do vậy, để nâng cao tác động của quan điểm giới, thiết thực góp phần tạo
lập sự bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ trong đời sống xã hội, cần thực hiện
một loạt những giải pháp vừa tổng thể vừa cụ thể, vấn đề quan trọng cần xem
xét giải quyết đó là sự bình đẳng giới thực sự. Vậy làm thế nào để tạo ra sự
tham gia của giới, nâng cao vai trò của họ đặc biệt là của phụ nữ nhằm khai
thác khả năng và thế mạnh của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế hộ. Đó là một
nhiệm vụ không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các nƣớc trên thế giới.
Hàm Yên là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang với đa số các xã
thuộc diện chƣơng trình 135 của Chính Phủ, tỷ lệ hộ nghèo đứng thứ 3 toàn
tỉnh chiếm 42,53% (số liệu tính đến tháng 11 năm 2012) [32]. Đây là khu vực
sinh sống của 120.265 đồng bào, với 12 dân tộc khác nhau (dân tộc Tày chiếm
24,98%, Dao chiếm 18,54%), trong đó phụ nữ chiếm 48,97%. Lực lƣợng này
đã và đang có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của hộ gia đình cũng nhƣ
phát triển kinh tế xã hội của huyện Hàm Yên trong thời kỳ công nghiệp hóa -
hiện đại hóa. Do vậy, việc tạo cơ hội tiến tới “bình đẳng nam nữ” cho phụ nữ,
đặc biệt là phụ nữ dân tộc Tày trong việc phát triển kinh tế hộ ở huyện Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang là vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm

năng to lớn của phụ nữ, những khó khăn đang cản trở sự tiến bộ của họ, những
ngƣời có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh
tế nông thôn và đồng thời chƣa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của phụ nữ
Tày trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho nên
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai trò của phụ nữ dân tộc Tày
trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò và sự tham gia của phụ
nữ dân tộc Tày trong các hoạt động tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình,
3
Số hóa bởi trung tâm học liệu

đồng thời góp phần phát triển kinh tế- xã hội tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đƣợc thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát
triển kinh tế hộ ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 – 2012.
- Phân tích đƣợc nguyên nhân và những yếu tố chính ảnh hƣởng đến vai
trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ tại địa phƣơng.
- Đề xuất đƣợc giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân
tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ của địa phƣơng trong những năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ dân tộc Tày trong hoạt động
phát triển kinh tế hộ huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang từ đó suy rộng kết quả nghiên cứu cho những vùng tƣơng tự.

Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập trong 3 năm từ năm 2010 đến năm
2012.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài giúp cho việc hệ thống lại một cách khoa học các kiến thức đã
học,vận dụng linh hoạt kiến thức đó phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Đồng
thời giúp cho việc tìm hiểu nâng cao kiến thức chuyên môn. Đây là công trình
khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp cho huyện
Hàm Yên xây dựng giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong
hoạt động phát triển kinh tế hộ.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài bao gồm 2 phần và 3 chƣơng:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
4
Số hóa bởi trung tâm học liệu

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Cơ sở lý luận chung về giới và giới tính
1.1.1.1 Khái niệm giới, giới tính
Khái niệm về “Giới” đƣợc xuất hiện ban đầu là các nƣớc nói tiếng Anh,
vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX cho đến thế những thập kỷ 80 nó
đƣợc xuất hiện tại Việt Nam.
Giới là yếu tố luôn luôn biến đổi cũng nhƣ tƣơng quan về địa vị trong
XH của nữ giới và nam giới không phải là hiện tƣợng bất biến mà liên tục
thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, XH cụ thể. Giới là sản

phẩm của xã hội, có tính XH, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ
giữa nam và nữ, nó là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và nâng cao
địa vị của ngƣời phụ nữ trong XH. Do vậy, khái niệm về giới đã đƣợc nhiều
tác giả định nghĩa khác nhau.:
Giới tính (Sexual): Là khái niệm dùng để chỉ các đặc trƣng sinh học của
nữ giới và nam giới [14], [22],[29].
Giới (Gender): là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ tƣơng quan
về địa vị xã hội cụ thể hoặc nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ
và nam giới từ giác độ xã hội”[1],[2],[14],[22], [29].
* Vai trò của giới
Khái niệm “Vai trò giới” dùng để chỉ kiểu hành vi, hoạt động với các
nhiệm vụ quyền lợi, trách nhiệm nhất định mà xã hội mong chờ nữ giới và
nam giới thực hiện.
Song sự mong chờ của xã hội có thể biểu hiện ra là sự “gán cho”, “buộc
cho” những ngƣời cụ thể tƣơng ứng với vị thế của hộ. Ví dụ, nữ giới đƣợc gán
cho vai trò “nội trợ”, nam giới đƣợc gán cho vai trò “kiếm tiền”, mặc dù trong
một số trƣờng hợp phụ nữ và nam giới không muốn thực hiện vai trò này. Vai
trò giới thể hiện rõ nhất trong sự phân công lao động theo giới trong gia đình
và trong xã hội, trong hoạt động sản xuất và trong hoạt động tái sản xuất [29]
Vai trò của giới có 3 vai trò đó là: Vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất,
vai trò cộng đồng:
5
Số hóa bởi trung tâm học liệu

Vai trò sản xuất: Đó là những công việc do cả phụ nữ và nam giới đảm
nhiệm nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền bạc hoặc vật chất. Chúng bao gồm có
sản xuất hàng hoá có giá trị trao đổi và các loại hàng hóa có giá trị sử dụng
[14],[22], [29].
Vai trò tái sản xuất: Đó là những hoạt động tạo ra nòi giống nhằm duy
trì và tái sản xuất sức lao động. Vai trò này không chỉ bao gồm tái sản xuất

sinh học mà còn có cả việc chăm lo duy trì phát triển lực lƣợng lao động cho
thực tại và tƣơng lai. Đây là vai trò quan trọng bởi nó là những công việc thiết
yếu để duy trì cuộc sống và sự tồn tại của con ngƣời [14],[17] ,[22], [29].
Vai trò cộng đồng: Thể hiện qua các hoạt động do phụ nữ và nam giới
thực hiện ở cấp cộng đồng, các tổ chức xã hội.
Tuy nhiên qua những thời kì khác nhau do những quan niệm tƣ tƣởng về
giới mà mức độ tham gia của phụ nữ và nam giới vào các hoạt động trên cũng
khác nhau. Phần lớn phụ nữ ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, họ
chủ yếu đảm nhiệm những công việc nội trợ và chăm sóc gia đình. Đây cũng
chính là nguyên nhân gây lên hiện tƣợng bất bình đẳng giới [14],[17] ,[22], [29].
1.1.1.2 Khái niệm về nhu cầu giới và lợi ích giới
Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát từ
những điều kiện cụ thể. Nó xuất phát từ các công việc và hoạt động thực tại
củaphụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này đƣợc đáp ứng sẽ giúp cho họ
làm tốt vai trò sẵn có của mình.
Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu giới chiến lƣợc): Là những nhu cầu của
phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị XH của họ. Những
lợi ích này khi đƣợc đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo
chiều hƣớng bình đẳng hơn
Đặc điểm của lợi ích giới là thƣờng có tính trừu tƣợng vô hình, có tác
động trong thời gian dài hơn so với nhu cầu giới [2], [14] ,[22], [29].
* Bình đẳng giới
Trong bối cảnh phân tích giới, sự bình đẳng giới nói đến việc cả nam và
nữ có cùng quyền lợi và cơ hội nhƣ nhau để đạt đến năng lực tối đa của mình
nhƣ là con ngƣời nó có nghĩa là cả nam và nữ có cùng khả năng quyết định
đối với cuộc đời của mình cũng nhƣ đối với toàn xã hội. Bình đẳng giới còn
6
Số hóa bởi trung tâm học liệu

đƣợc xem là sự nganh quyền giữa 2 giới nam và nữ, cũng nhƣ giữa các tầng

lớp phụ nữ trong xã hội, có xét đến đặc điểm riêng của giới nữ, đƣợc điều
chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý [2], [29].
Trong báo cáo của WB, bình đẳng giới đƣợc xem xét theo nghĩa bình
đẳng về phát luật, về cơ hội. Bao gồm bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn
nhân lực, vốn và các nguồn lực SX khác; bình đẳng trong thù lao công việc và
trong tiếng nói [3],[14],[17], [29].
1.1.2. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
1.1.2.1 Khái niệm hộ nông dân
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng nhƣ một số từ điển chuyên
ngành kinh tế, ngƣời ta định nghĩa về “hộ” nhƣ sau: “hộ” là tất cả những
ngƣời sống chung trong một ngôi nhà và nhóm ngƣời này có cùng chung
huyết tộc và ngƣời làm công, ngƣời cùng ăn chung.
Hộ nông dân là đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp
và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp ở nông thôn chủ yếu đƣợc thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn
lực của hộ nông dân là đất đai, tƣ liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động
đƣợc góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dƣới
một mái nhà, ăn chung, mọi ngƣời đều hƣởng phần thu nhập và mọi quyết định
đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên và ngƣời lớn trong hộ gia đình.
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất thể hiện ở trình
độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ
nông dân và thị trƣờng [25].
1.1.2.2 Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: “Các nông hộ thu
hoạch các phƣơng tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong

sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhƣng về cơ bản
đƣợc đặc trƣng bằng việc tham gia một phần trong thị trƣờng, hoạt động với
một trình độ không hoàn chỉnh cao” [25].
7
Số hóa bởi trung tâm học liệu

Đặc điểm kinh tế hộ nông dân đƣợc phân biệt với các hình thức kinh tế
khác trong nền kinh tế thị trƣờng bởi các đặc điểm sau:
Đất đai: là tƣ liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông
nghiệp, đây là đặc điểm phân biệt hộ nông dân với những ngƣời lao động
khác. Nhƣ vậy, nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những ngƣời sản xuất
có tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đất đai. Sự hiểu biết về kinh tế hộ nông dân
đƣợc thông qua các đặc trƣng của hộ nông dân nói chung. Tuỳ theo điều kiện
cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà nông hộ có những đặc trƣng cụ thể.
Tóm lại, kinh tế hộ nông dân luôn gắn liền với đất đai và sử dụng lao động gia
đình là chủ yếu. Mục đích chủ yếu nhất của sản xuất trong nông hộ là đáp ứng
cho tiêu dùng trực tiếp của hộ, sau đó mới là sản xuất hàng hoá.
1.1.3 Cơ sở lý luận về dân tộc, dân tộc Tày
1.1.3.1 Khái niệm về dân tộc
Nƣớc Việt Nam ta, dùng khái niệm dân tộc thiểu số và đa số. Dân tộc đa
số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số.
Dân tộc Việt Nam là tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt
Nam có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc[23],[40].
1.1.3.2 Thành phần
Các dân tộc ở Việt Nam đã xuất hiện và hình thành trong hàng nghìn
năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Dân số Việt Nam gồm 54 dân tộc. Dân
tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu
số đông dân nhất: Tày, Thái, Mƣờng, Khmer, Hoa, Nùng, Hmông, Dao,
Giarai, Êđê, Chăm, Sán Dìu. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng

sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối
cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 ngƣời [23],[40].
1.1.3.3 Về địa bàn cư trú
Miền núi là địa bàn cƣ trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số, có một bộ
phận sống ở đồng bằng và hải đảo.
Cƣ trú xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ riêng.
Đặc điểm cƣ trú đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc [23],[40].

8
Số hóa bởi trung tâm học liệu

1.1.3.4 Dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một cộng đồng tộc ngƣời thuộc nhóm ngôn ngữ Tày –
Thái. Thời Chu Tần, các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và nhiều
dân tộc khác nữa ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam đƣợc gọi
chung là Bách Việt. Bách Việt gồm nhiều nhóm: Đông Việt, Mân Việt, Nam
Việt, Lạc Việt, Điền Việt… Đến những thiên kỉ cuối cùng trƣớc công nguyên,
miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam đã là địa bàn cƣ trú của ngƣời
Tây Âu, Lạc Việt. Ngƣời Tây Âu – Lạc Việt chính là tổ tiên của ngƣời Thái ở
Vân Nam, ngƣời Choang ở Quảng Tây, ngƣời Lê ở đảo Hải Nam, ngƣời
Chủng Chá, Bố Y ở Quý Châu, ngƣời Tày, Nùng, Kinh ở Việt Nam. Nhƣ thế,
ngƣời Tày cổ vốn là cƣ dân bản địa lâu đời, xuất hiện ở vùng Đông Bắc Việt
Nam từ rất sớm, thuộc ngành Tày – Thái phía đông.
Ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay chủ yếu là sự kết hợp
của ba nhóm Tày bản địa, Tày gốc Kinh và Tày gốc Nùng. Xét từ nguồn gốc,
dễ nhận thấy đặc điểm nổi bật trong văn hóa của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc
là sự giao thoa của các yếu tố văn hóa Kinh – Tày – Nùng. Điểm khác biệt
của ngƣời Tày Đông Bắc với ngƣời Tày ở các khu vực khác là sự tiếp thu yếu
tố Kinh trong văn hóa của họ.

Về tên gọi, tộc danh Tày đã xuất hiện từ lâu đời.Tày đƣợc dùng làm tên
gọi chính thức cho dân tộc Tày ở Việt Nam từ sau năm 1945. Ngoài ra, dân
tộc Tày còn có tên gọi khác là Thổ.
Dân tộc Tày chiếm 20% tổng số dân tộc thiểu số, ngƣời Tày có khoảng
1,6 triệu ngƣời, và chiếm 1,89% dân số ngƣời Việt Nam, đứng thứ 2 sau
ngƣời Kinh.
Tuy dân số đông nhƣng dân tộc Tày là một cộng đồng khá thuần nhất với
một ý thức rõ rệt. Ở các địa phƣơng khác nhau, các cƣ dân đều thống nhất với
tên gọi là Tày và tên đó đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc từ ngày
cách mạng Tháng Tám thành công.
Hiện nay dân tộc Tày là cƣ dân đông nhất ở miền Bắc, cƣ trú suốt một
giải miền trung và thƣợng du Bắc bộ, tập trung đông nhất ở các tỉnh Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, có quan hệ gần
gũi với các dân tộc Nùng, Giáy, Cao Lan, Sán Chỉ ở Việt Nam [19], [34] [40].
9
Số hóa bởi trung tâm học liệu

1.1.4 Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân
Trên khắp thế giới lao động nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội, Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng
hoà (1946) đã công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trên mọi
phƣơng diện. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân
lực, trí lực dồi dào và ngày càng đƣợc phát triển. Lao động nữ là ngƣời đóng
góp chính cho nền kinh tế và đấu tranh chống đói nghèo bằng cả những công
việc đƣợc trả công và không đƣợc trả công ở gia đình, ngoài cộng đồng và nơi
làm việc; tỷ lệ lao động nữ tham gia các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp ngày
càng cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp do lao động nữ đảm nhiệm.
Việc trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân đã cho phép
kinh tế gia đình phát triển thuận lợi và đa dạng hơn. Ngoài sản xuất nông
nghiệp nhiều gia đình đã làm thêm các ngành nghề khác và theo đó thu nhập

cũng tăng lên. Ngƣời lao động nữ đƣợc chủ động hơn trong sắp xếp công việc
đồng áng, chăm lo con cái và thu vén nhà cửa.
Lao động nữ luôn là ngƣời đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả
năng sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã
hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Lao động nữ đóng
vai trò chính cho nền kinh tế, vai trò của họ trong sự phát triển kinh tế nông
thôn thể hiện qua các mặt sau:
- Trong lao động sản xuất: lao động nữ là ngƣời làm ra phần lớn lƣơng
thực, thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ
yếu dựa vào kết quả làm việc của lao động nữ. Thế nhƣng họ lại có rất ít hoặc
không có quyền sở hữu trong gia đình. Đây là sự bất công lớn đối với lao
động nữ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc, các vùng, các miền còn
kém phát triển cả về kinh tế và nhận thức. - Ngoài việc tham gia vào lao động
sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình, lao động nữ còn đảm nhận chức
năng ngƣời vợ, ngƣời mẹ - đó chính là thiên chức của họ. Họ phải làm hầu
hết công việc không tên và không đƣợc trả lƣơng, các công việc này rất quan
trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội. Họ phải lo cơm
ngon, canh ngọt cho gia đình, chăm sóc dạy bảo con cái - những thế hệ chủ
nhân tƣơng lai của đất nƣớc đang ngày càng tốt hơn trong trƣờng tiểu học đầu
tiên của con ngƣời đó chính là gia đình mà ở đó phụ nữ là ngƣời thầy tận tâm,
tận lực nhất.
10
Số hóa bởi trung tâm học liệu

- Trong sinh hoạt cộng đồng: lao động nữ tham gia hầu hết các hoạt động
diễn ra ở xóm, làng, thôn, bản nhƣ: việc họ, việc làng… góp phần giữ gìn và
phát triển giá trị cộng đồng.
Nhƣ vậy, dù đƣợc thừa nhận hay không đƣợc thừa nhận, thực tế cuộc
sống và những gì lao động nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong
gia đình, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong bƣớc tiến của

nhân loại. Lao động nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần
đƣợc nam giới chia sẻ, thông cảm về cả hành động lẫn tinh thần, xã hội cũng
cần có những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình [15].
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
1.2.1.1 Vai trò của phụ nữ trong quản lý xã hội và cộng đồng
Trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ phụ nữ trong các cấp lãnh
đạo có xu hƣớng tăng cả về số lƣợng và vị trí công việc. Tuy nhiên, tiến trình
tham chính của phụ nữ Việt Nam không ổn định. Từ năm 1992 đến 2007, tỷ
lệ phụ nữ trong Quốc hội tăng từ 18,5% đến 27,3%; tuy nhiên, trong cuộc bầu
cử gần đây, phụ nữ tham gia quốc hội khóa 2011–2016 lại giảm xuống chỉ
còn 24,4%; giảm 1,4% so với khóa 2007–2011 (25,8%).
Bảng 1.1: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ bầu cử
Nhiệm kỳ
Nữ ĐB
Tổng số ĐB
Tỷ lệ (%)
Khoá II (1960-1964)
49
362
13,54
Khoá III (1964-1971)
62
366
16,94
Khoá IV (1971-1975)
125
420
29,76
Khoá V (1975-1976)

137
424
32,31
Khoá VI (1976-1981)
132
492
26,83
Khoá VII (1981-1987)
108
496
21,77
Khoá VIII (1987-1992)
88
496
17,74
Khoá IX (1992-1997)
73
395
18,48
Khoá X (1997-2002)
118
450
26,22
Khoá XI (2002-2007)
136
498
27,31
Khoá XII (2007-2010)
127
493

25,76
Khoá XIII (2010-2013)
122
500
24,4
(Nguồn: Tài liệu Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, Văn phòng Quốc Hội)
11
Số hóa bởi trung tâm học liệu

Phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý và các công việc
cộng đồng, điều này đƣợc chứng minh trong thực tế và trong nhiều nghiên
cứu. Ở cơ quan quyền lực cao nhất tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội khoá
Khoá XI (2002-2007) là 27,31% - đã đƣa Việt Nam lên vị trí thứ nhất Châu
Á và thứ hai khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng về tỷ lệ nữ tham gia Quốc
hội; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong khóa XII là 25,76%, và giảm xuống còn
24,4% ở khóa XIII [33]. Tỷ lệ này còn thấp so với mục tiêu 30% các đại biểu
Quốc hội, HĐND các cấp là nữ trong giai đoạn 2011-2015. Nguyên nhân do
những quy định khác biệt giữa nam và nữ về tuổi nghỉ hƣu, tuổi bồi dƣỡng,
quy hoạch nên đã tạo ra hạn chế về sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Hiện nay hầu hết các nữ đại biểu có trình độ từ đại học trở lên; nhiều
đại biểu là những nhà khoa học, những ngƣời tiêu biểu trong giới văn hóa -
nghệ thuật, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao; những nhà quản lý và doanh
nghiệp giỏi. Có những đại biểu Quốc hội đã và đang giữ cƣơng vị chủ
chốt trong bộ máy của Đảng, của chính quyền các cấp, trong các đoàn thể
quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội…họ luôn giữ đƣợc tín nhiệm trong
nhân dân [33], [43].
Bảng 1.2: Tỷ lệ phân bố nữ đại biểu trong một số cơ quan của Quốc hội
ĐVT: %
Đơn vị

Khoá 2002-2007
Khoá 2007 - 2011
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng
43,2
56,8
28,2
71,8
Hội đồng dân tộc
43,6
56,4
56,4
43,6
Uỷ ban về các vấn đề xã hội
40,5
59,5
37,5
62,5
Uỷ ban pháp luật
11,7
88,3
14,3
85,7
Uỷ ban đối ngoại
17,6
82,4

16,7
83,3
Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trƣờng
19,4
80,6
32,4
67.6
Uỷ ban quốc phòng và an ninh
2,6
97,4
0
100
Uỷ ban kinh tế và ngân sách/Uỷ ban
kinh tế
12,5
87,5
8,3
91,7
Uỷ ban tƣ pháp


14,7
85,3
Uỷ ban tài chính-ngân sách


11,4
88,6
(Nguồn: Hội thảo Hướng tới bình đẳng giới thực chất, Ủy ban quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2011) [33]

12
Số hóa bởi trung tâm học liệu

Từ bảng số liệu 1.3 cho thấy nữ đại biểu Quốc hội tham gia chủ yếu trong
một số cơ quan nhƣ Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng chiếm 43,2% vào khóa XI từ năm 2002-2007 nhƣng tỷ lệ này lại giảm
xuống còn 28,2% trong khóa XII (năm 2007-2010); Hội đồng dân tộc hay Ủy
ban về các vấn đề xã hội. Đến khóa 2007 - 2011 thì mới có nữ đại biểu trong
Ủy ban tƣ pháp và Ủy ban tài chính – ngân sách.

Hình 1.1: Cơ cấu ĐBQH khóa XII là ngƣời dân tộc [29]
1.2.1.2 Vai trò của phụ nữ trong gia đình
Gia đình là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Trong xã hội
hiện đại, vị thế của ngƣời phụ nữ nói chung đã đƣợc xã hội xác nhận trên cơ
sở bình đẳng giới nhờ vào kết quả của các chính sách, pháp luật về bình đẳng
nam, nữ, cũng nhƣ các chính sách ƣu tiên tạo điều kiện phát triển cho phụ nữ
của Đảng và Nhà nƣớc ta trong nhiều năm qua. Cùng với tiến bộ xã hội, ngày
càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp con ngƣời giảm nhẹ sức lao
động, công việc trong gia đình. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng
và Nhà nƣớc ta xác định rõ những định hƣớng cơ bản cho gia đình Việt Nam
phát triển bền vững bằng các chủ trƣơng, chính sách. Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: " Xây dựng
gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi
người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành,
13
Số hóa bởi trung tâm học liệu

nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ".

Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù tƣ tƣởng gia trƣởng, trọng nam khinh nữ
đã dần dần mất đi, nhƣng vẫn đang tồn tại quan niệm cho rằng việc nội trợ,
nuôi dƣỡng con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình là công việc của
phụ nữ.
Định kiến giới và tƣ tƣởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá
phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cƣ trong xã hội: Các biểu hiện
tập trung có thể liệt kê nhƣ: thích đẻ con trai hơn con gái, coi việc nội trợ,
chăm sóc con cái là của phụ nữ, khi chia tài sản thừa kế thƣờng dành cho con
trai nhiều hơn, ƣu tiên đầu tƣ vào con trai, có tới 67,9% hộ gia đình do nam
giới là chủ hộ vì nam giới đƣợc xem là ngƣời trụ cột, quyết định chính trong
gia đình và thành thạo mọi việc xã hội.
Thời gian làm việc của phụ nữ thƣờng dài hơn nam giới: Mặc dù, pháp
luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt,
cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc
cũng nhƣ chăm lo cho con cái, cha mẹ nhƣng trên thực tế, nam giới vẫn
đƣợc coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là ngƣời
đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành
viên trong gia đình thƣờng đƣợc coi là "thiên chức" của phụ nữ. Tính chất bảo
thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở các mức độ khác nhau
vẫn còn tồn tại khá lớn trong gia đình Việt Nam. Điều đó đã làm hạn chế các
cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã
hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng nhƣ nam giới. Các kết quả thống kê cho
thấy, trung bình thời gian làm việc một ngày của phụ nữ là 13 giờ, trong khi
của nam giới là khoảng 9 giờ. Sự chênh lệch này chủ yếu do ngoài vai trò sản
xuất và công tác nhƣ nam giới, phụ nữ còn phải đảm nhiệm nhiều công việc
nội trợ, chăm sóc con cái.
Kết quả của tình hình thực tế trên làm cho phụ nữ ít có cơ hội học tập
nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội, hoạt
động quản lý [29], [11].

×