Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu Luận Quy hoạch khu công viên và thể dục thể thao khu nhà ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.14 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA QĐĐ & BĐS

TIỂU LUẬN QUY HỌACH ĐÔ THỊ
Đề tài: Quy hoạch khu công viên và thể dục thể thao khu nhà ở
GVHD: Trần Thanh Hùng
Thành viên nhóm 1: 1. Nguyễn Văn Đại 10124035
2.Nguyễn Thị Kim Duyên 10124031
3.La Thị Thanh Phúc 10124151
4.Nguyễn Ngọc Phước 10124154
5.Phạm Như Quỳnh 10124161
6.Lê Thanh Phong 10124147

I. Khái quát
• Khái niệm: Khu nhà ở là một thành phần quan trọng
của đô thị, là khu vực cư trú và sinh hoạt hàng ngày của khu
dân cư, là một bộ phận tổ chức hữu cơ của thành phố.
• Một khu nhà ở điển hình cần có sự sắp xếp hợp lí trong
hệ thống kết cấu, bố cục các khu nhà ở: quần thể nhà ở, giao
thông đường xá, thiết bị phục vụ công cộng, công viên cây
xanh, khu thể dục thể thao, mạng công trình đường ống
Khu nhà ở
• Công viên khu nhà ở thuộc loại công trình công cộng,
bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các
công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông, là
hệ thống không gian cây xanh được quy hoạch xây dựng
thuận lợi cho người dân trong khu nhà ở tiếp cận và sử dụng
cho các mục đích luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi, giải
trí, thư giãn
• Khu thể dục thể thao kết hợp nằm trong khu công viên


là nơi để mọi người có thể tập luyện ,sinh hoạt các câu lạc bộ
thể dục thể thao, hoặc tổ chức các hoạt động thể thao ngoài
trời hoặc các hinh thức thể thao như các trò chơi dân gian…
Công viên và khu thể dục thể thao trong khu nhà ở
• Đối với các diện tích mặt nước không thường xuyên có
nước, cần phải có các giải pháp quy họach đảm bảo cảnh
quan môi trường khi không có nước
• Khu Công viên và thể dục thể thao có tác dụng rất lớn
trong việc cải tạo môi trường khu nhà ở,giúp cư dân xung
quanh có một nơi để luyện tập tdtt, tạo nên một không gian
thoáng mát cho khu nhà ở.
II. Chức năng khu công viên và thể dục thể thao trong khu nhà

• Tạo điều nghỉ ngơi giải trí phù hợp với nhu cầu của con
người tùy lúc, tùy đối tượng, tùy lứa tuổi, tùy sức khỏe…
• Khu nghỉ ngơi yên tĩnh dạo chơi hóng mát là khu vực
chiếm diện tích lớn nhất trong công viên, chủ yếu là cây xanh
có lối đi bộ và nơi dừng chân ngoại cảnh.
• Là nơi vui chơi hóng mát của người dân sau những giờ
làm việc vất vả bằng việc đi dạo hoặc tham gia những trò
chơi vận động.
Là nơi nghỉ ngơi,sinh hoạt,giải trí…
• Đây là khu phải tạo môi trương thật sự yên tĩnh có
nhiều cảnh đẹp và các trò chơi tĩnh tại như chơi cờ, các trò
chơi vận động khác như chạy bộ trong khu thể dục thể thao,
ngoài ra có những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thanh nhã
như bình tranh, đọc sách…
Khu vui chơi của trẻ em
• Là khu dành cho các em thiếu nhi. khu vực vừa mang
tính chất vui chơi, giải trí hoạt động thể thao, sinh hoạt đội

vừa mang tính chất giáo dục và học tập của lứa tuổi thiếu
niên nhi đồng nâng cao đức trí và đầu óc thẩm mỹ.Bao gồm
nhiều sân chơi và các loại trò chơi giải trí .
III.Yêu cầu đối với xây dựng khu công viên và khu thể dục thể
thao
• Các không gian xanh trong khu nhà ở phải được gắn kết
với nhau bằng các vỉa hè có trồng cây và các dải cây để hình
thành một hệ thống xanh liên tục.
• Phải tận dụng đất ven hồ, kênh rạch và mọi khoảng
trống có thể được cho cây xanh.
• Việc trồng cây phải không được làm ảnh hưởng tới an
toàn giao thông, không làm hư hại móng nhà và các công
trình ngầm, không gây nguy hiểm (không trồng cây dễ gãy,
đổ), không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (không
trồng các cây có tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn
trùng ).
IV. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
a) Vị trí trong quy hoạch khu ở:
• Khu Công viên và thể dục thể thao cần phải là trung
tâm công cộng của khu ở.
• Không được coi công viên như phần đệm hay phần đất
thừa của khu ở, không được tách biệt công viên với đường
phố.
• Có vai trò như nơi gặp gỡ của cộng đồng, là trung tâm
giải trí, tập luyện thể dục thể thao, chỗ chơi cho trẻ em và là
điểm đến của những người lao động trong giờ nghỉ ăn trưa.
Cạnh công viên nên thêm vào khu vực bán lẻ và khu vực nhà
ở phù hợp với các hoạt động công cộng.
b) Quy mô và cơ cấu tổ chức
• Giữa các khối nhà ở nên có một khu vườn rộng từ 200 -

400 m
2
.
• Công viên cộng đồng diện tích 3 - 5 ha cần bố trí dọc
không gian mở của vùng. Diện tích tổng cộng của công viên
phải dựa trên số lượng nhà ở hoặc tương đương với 5 đến
10% diện tích khu vực.
• Tiêu chuẩn cho mật độ công viên thay đổi theo từng
thành phố và tùy thuộc vào dân số. Tối thiểu là 2500 m
2
/
1000 dân.
c)Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc
• Khu công viên và thể dục thể thao có vị trí nằm ở trung
tâm khu nhà ở, khu vực xung quanh có mật độ xây dựng cao,
nhiều công trình cao tầng, vì vậy nó không chỉ có chức năng
là vui chơi giải trí mà còn có vai trò là một lõi xanh, góp
phần cải thiện môi trường, khí hậu cho khu vực và thành phố.
Tổ chức không gian kiến trúc theo nguyên tắc:
• Phân khu chức năng rõ ràng, mạch lạc, tổ chức không
gian phù hợp với chức năng sử dụng, không gây ảnh hưởng
đến khu vực xung quanh.
• Những khu vực giáp các tuyến đường thành phố, tổ
chức không gian thông thoáng, tạo tầm nhìn rộng.
• Các công trình xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường
đỏ, quy mô nhỏ, chiều cao và mật độ xây dựng thấp, kiến
trúc hài hòa với cây xanh, mặt nước.
• Không xây dựng các công trình gây ảnh hưởng đến
không gian di tích lịch sử văn hóa.
• Các khu chức năng trong công viên được tổ chức cơ

bản trên cơ sở hiện trạng. Không gian kiến trúc cảnh quan
công viên được bố cục như sau:
• Xây dựng bổ sung một số hạng mục công trình, đường
đi, cây xanh…
• Tổ chức lối ra vào công viên đảm bảo không gây ảnh
hưởng đến giao thông chung của khu vực. Tổ chức không
gian rộng đảm bảo lối ra vào thuận tiện, thoát người nhanh
khi tập trung đông người.
• Đường đi bộ dạo chơi được bố trí quanh co trong công
viên tạo nên một hệ thống riêng tùy theo địa hình và bố cục
quan hệ. Đường này chủ yếu là dạng đường mòn, tạo cho
người đi dạo cảm thấy gần gũi với thiên nhiên vì vậy đường
cần phối hợp chặt chẽ với địa hình tạo độ cong nhẹ trên mặt
bằng.
• Tổ chức các đường đi dạo mềm dẻo tạo sự thay đổi về
không gian, hướng nhìn tăng sự hấp dẫn cho khách tham
quan, vui chơi giải trí. Kết hợp giữa đường đi dạo với các
khoảng sân mở rộng làm nơi nghỉ chân, tâp trung đông người
ngắm cảnh
• Tổ chức mạng đường đi bộ chính trong khu đảm bảo
liên hệ thuận tiện giữa các khu chức năng.
• Mật độ xây dựng trong công viên được giữ ở mức thấp,
dành nhiều đất cho cây xanh, vườn hoa.
• Lắp đặt những dụng khu cụ tập thể dục thể thao đơn
giản, thông dụng và thích hợp nhất cho người dân trong khu
nhà ở.
• Tạo ra khoảng không gian riêng dành cho những hoạt
động thể thao riêng như: cầu lông, bóng chuyền, erobic, tập
dưỡng sinh,….
• Khu vui chơi thiếu nhi kết hợp trong khu cây xanh, là

nơi nghỉ chân cho các cháu tham gia các trong chơi mang
tính thư giãn như: bập bênh, đu quay, cầu trượt, thú quay.
• Khu cây xanh công viên: Tổ chức đường dạo đi lại
thuận tiện lát gạch trang trí, tạo hình phù hợp với chức năng
sử dụng, màu sắc đẹp, hài hoà với cảnh quan. Tổ chức các
vườn hoa, thảm cỏ nhiều hình dạng, phong phú, đẹp mắt.
Trồng nhiều loại cây kết hợp đa dạng: cây cao bóng mát, cây
bụi, cây cảnh, hoa… Cây xanh trong khu vực trồng nhiều
chủng loại, đa dạng nhưng dễ trồng, dễ thích nghi với môi
trường, thời tiết, không gây ô nhiễm môi trường. Cây bóng
mát là các loài cây cao, thân thẳng, tán lá xum xuê. Cây bụi
là các loại cây thấp có hình dáng đẹp, dễ cắt tỉa, lá xanh. Cây
trang trí là các loại cây nhỏ, có hoa lá nhiều màu đẹp, hình
dáng phong phú.
• Trên các lối đi, đường dạo tại các vị trí và hướng nhìn
khác nhau trong công viên, tạo các điểm nhấn kiến trúc bằng
các công trình như: tượng đài điêu khắc, phù điêu, cầu đi bộ,
vòi phun nước… với hình thức kiến trúc độc đáo
d. Các yêu cầu đối với quy hoạch các khu công viên và khu thể
dục thể thao trong khu nhà ở
• Quy hoạch cần đảm bảo tính hệ thống, đồng thời đảm
bảo yêu cầu bố trí hỗn hợp nhiều loại khu chức năng khác
nhau trong từng khu vực cụ thể một cách hợp lý để đảm bảo
tính hiệu quả, linh hoạt và bền vững cho từng khu vực đô thị,
tuân thủ theo cấu trúc chiến lược phát triển chung của tòan đô
thị;
• phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ
môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải
được liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông
hợp lý và an toàn, đảm bảo bán kính phục vụ của các công

trình công cộng, dịch vụ và công viên cây xanh;
• tận dụng địa hình tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và
công trình xây dựng để tổ chức không gian đô thị và bố trí hệ
thống kỹ thuật đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, về đầu tư và
khai thác sử dụng;
• Tổ chức không gian công viên và TDTT trên mặt đất và
dưới mặt đất phải được kết nối hợp lý;
• Quy hoạch sử dụng đất các khu công viên và TDTT
phải được xác định trên cơ sở các điều kiện cụ thể của từng
khu vực: mục tiêu quy hoạch; điều kiện tự nhiên và hiện
trạng; quỹ đất phát triển ; đảm bảo môi trường sống và làm
việc thuận lợi cho người dân, nâng cao hiệu quả quỹ đất
hướng tới phát triển bền vững;
• Ngoài các nhu cầu của bản thân khu vực quy hoạch,
phải tính đến việc đáp ứng nhu cầu của khách vãng lai và các
khu vực lân cận cũng như toàn đô thị phù hợp với tính chất
của khu vực quy hoạch đã được xác định trong cấu trúc chiến
lược chung của toàn đô thị.

×