Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tỔNG PHỤ TRÁCH VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.7 KB, 11 trang )

tỔNG PHỤ TRÁCH VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH
LỜI MỞ ĐẦU
Nói về vấn đề đạo đức thì hiện nay xã hội đề cập rất nhiều .Các biện
pháp,phương pháp giáo dục học sinh yếu kém về đạo đức rất nhiều sách báo đã
ghi chép .Các nhà tâm lý cũng đã tốn nhiều giấy mực để phân tích tâm sinh lý
của các em .Nếu chúng ta - những người làm công tác giáo dục biết lưạ chọ
những phương pháp tốt ,thích hợp để áp dụng vào công việc giáo dục trẻ thì sẽ
có kết quả tốt .
Là tổng phụ trách Đội (TPT) của trường Tiểu học Xuyên Mộc từ niên học
1994-1995 đến nay, tôi rất chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh
.Đặc biệt tìm mối liên quan giữa công tác Đội - TPT và việc giáo dục giáo dục đạo
đức cho Đội viên học sinh .Tôi đã cố gắng tìm những biện pháp và phương pháp
tốt nhất để giáo dục các em toàn diện cả về đức lẫn tài.Qua việc tìm hiểu học
hỏi ở sách báo ,các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong nghề và những kiến
thức học được ở các thầy cô trong trường Sư Phạm ,cùng với sự tìm hiểu thực tế
và rút tỉa những kinh nghiệm trong quá trình làm việc .Nay tôi xin viết ra một số
phương pháp ,biện pháp mà tôi tâm đắc để các Bạn đồng nghiệp cùng tham
khảo .Vì đây là những ý kiến của riêng tôi ,nếu có điều gì chưa thích hợp mong
các Bạn góp ý .Tôi rất mong sự tham gia góp ý của các Bạn .Tôi xin chân thành
cảm ơn .

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Như chúng ta biết ,nhiệm vụ của người giáo viên - người làm công tác giáo dục
là giáo dục cho học sinh ở hai mặt chính : Đức dục và Trí dục . Đức dục và Trí
dục phải được giáo tiến hành song song và đồng bộ .
Giáo dục Trí dục là việc cung cấp cho các em những kiến thức về thế giới chung
quanh ,những kinh nghiệm qúy báu của con người từ xưa đến nay .Từ đó các
em có vốn tri thức cần thiết để hoà nhập vào cuộc sống xã hội .
Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho các em nhân cách sống ,biết cách cư xử lễ


phép với mọi người xung quanh ,sống và làm việc theo pháp luật ,hiểu và tôn
trọng tập tục truyền thống của cha ông , biết điều hay lẽ phải tránh những thói
hư tật xấu ,biết thương yêu giúp đỡ người kém may mắn hơn
Theo đà phát triển đi lên của xã hội ,đạo đức của học sinh cũng có nhiều thay
đổi .Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên đặc biệt là ở học
sinh sa sút rất nhiều .Chúng ta vẫn thấy các em nói tục chửi thề ,có em hỗn láo
với cha mẹ thầy cô,đánh nhau ,chốn học … Đạo đức học sinh ngày càng đi xuống
bởi nhiều lý do ,tôi xét thấy một số nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế kinh tế thị
trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc ,với những
toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là gần gũi
giáo dục nhân cách cho con cái trong gia đình .Mặt khác có lẽ do chúng ta chưa
tìm ra những biện pháp tốt có hiệu quả trong việc giáo dục các chuẩn mực đạo
đức trong xã hội đang ngày càng phát triển và thay đổi hiện nay .Do đó một
nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho mỗi giáo viên là: song song với việc giáo
dục Trí dục phải nghiên cứu ,tìm hiểu thực tế đối tượng để tìm ra những biện
pháp tốt nhất ,những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả để phổ biến rộng rãi mọi
nơi để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở thành những người tốt có ích cho xã hội .
Ngoài ra phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất ,ở đây các em
được rèn luyện ,vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy
cô.Hoạt động Đội là hoạt động phong phú với nhiều hình thức,mang tính trực
quan sinh động phù hợp và thu hút học sinh .Do đó các hoạt động Đội mang tính
mang tính giáo dục cao và đầy hiệu quả.
Qua những lý do trên tôi thấy việc vận dụng hoạt động Đội,vai trò của Tổng phụ
trách trong việc giáo dục đạo đức ở học sinh như thế nào là đạt hiệu quả nhất đó
là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay.

I- TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XUYÊN MỘC TRONG NHỮNG NĂM QUA .

Trường tiểu học Xuyên Mộc cũng như một phần lớn các trường trong huyện ,nó
là trường nông thôn còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất ,dân trí còn

thấp ,nhiều người dân còn mù chữ ,dân tộc ít người lại đông nhất so với trong
huyện. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng cho nhà trường
.Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến đức tính
của các em .
Về đội ngũ giáo viên thì còn nhiều yếu về chuyên môn .Chỉ có khoảng 8 % là
giáo viên người địa phương chính gốc ,40% giáo viên ở khác xã ,42 % giáo viên
là người địa phương hoá. Do đó giữa nhà trường và người dân chưa thực sự hiểu
nhau lắm ,hoàn cảnh nhiều học sinh cá biệt giáo viên cũng chưa nắm rõ .
Theo sự thống kê từ đầu năm thì trong một tuần có từ 30 đến 40 % học sinh vi
phạm các nội quy nhà trường .Và có khoảng 37 % học sinh cần rèn luyện thêm
về đạo đức .

II- TỔNG PHỤ TRÁCH HOẠT ĐỘNG ĐỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH .

Theo tôi nhận thấy rằng ở trường nào hoạt động đội mạnh thì trường đó học sinh
rất ngoan .Do đó ban giám hiệu và tổng phụ trách các trường cần quan tâm hơn
đến đạo đức của học sinh .Để tiến hành nâng cao chất lượng đạo đức cho học
sinh tôi thực hiện theo các bước sau :
Đầu tiên tôi xác định hai việc cần làm :
- Dùng hoạt động Đội để giáo dục những em có đạo đức cần cố gắng trở thành
người tốt (Chữa bệnh ).
- Dùng hoạt động Đội để ngăn chặn các em có đạo đức tốt ,khá không đi vào con
đường xấu (Phòng bệnh ).


A .Các Phương Pháp ,Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Có Đạo Đức Kém .

1/ Đây là một việc làm rất khó khăn và đòi hỏi tổng phụ trách kiên trì ,lòng yêu
nghề và tình yêu thương con trẻ. Tổng phụ trách phải biết được đặc điểm tâm

sinh lý của học sinh từ đó có thể đưa ra những phương pháp phù hợp .Việc đầu
tiên mà tôi làm là thực hiện một cuộc điều tra học sinh các lớp (Thông qua giáo
viên chủ nhiệm và lớp trưởng) có đạo đức yếu kém .Lập một sổ theo dõi các em
gồm các mặt như sau :
- Sơ yếu lý lịch
- Hoàn cảnh gia đình .
- Các mặt cần giáo dục
- Biện pháp giáo dục .
- Kết quả.
Và phân các em này thành ba đối tượng khác nhau để đưa ra các phương pháp
giáo dục hợp lý .
a/ Học sinh có đạo đức yếu kém do hoàn cảnh gia đình làm ảnh hưởng :
Đối tượng này chiếm khoảng 25% học sinh có đạo đức cần cố gắng . Đây là các
em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt : như mồ côi cha mẹ ,cha mẹ ly dị hay chửi
nhau ,rượu chè ,cờ bạc,đi làm ăn xa bỏ bê con cái ,hoặc bố mẹ hay đánh đập con
cái vô cớ ,quá mức chịu đựng của học sinh .Các em này vì thiếu tình thương của
cha mẹ ,thiếu sự quản lý của gia đình nên đâm ra hư hỏng .Vì ấn tượng của học
sinh rất mạnh mẽ bởi thế những nỗi đau đớn tủi nhục mà người lớn vô tình trút
lên đầu các em sẽ tổn thương tâm hồn trẻ thơ ,làm ảnh hưởng đến tính cách . Từ
đó các em thích chơi bời lêu lổng ,thích quậy phá hoặc trở nên lì lợm .
Đối với những em này tôi không bao giờ dùng những hình thức kỷ luật nghiêm
khắc vì như vậy sẽ không đạt được hiệu quả giáo dục.Tôi cùng với giáo viên chủ
nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình :nếu gặp trường hợp gia đình hay xích mích
,bố mẹ rượi chè,cờ bạc ,đánh đập hành hạ con cái thì nhờ hội phụ huynh và
chính quyền địa phương đến can thiệp .Ngoài ra tôi thường tâm sự trò chuyện
cùng các em ,cho các em thấy xunh quanh mình vẫn còn có nhiều bạn có hoàn
cảnh khó khăn hơn mà họ vẫn vượt qua được .Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
vận động các em học sinh trong lớp thường xuyên đến nhà thăm hỏi và giúp
đỡ.Đưa các em vào sinh hoạt đội để các em cảm nhận sự ấm áp trong tình
thương bè bạn thầy cô .

Đối với những em thiếu vắng cha mẹ tôi thường nhờ hội phụ huynh tìm người
nhận làm cha mẹ đỡ đầu ….Đây là công việc phức tạp chủ yếu là ngoài giờ làm
việc nên tổng phụ trách cần phải chịu khó thì mới đạt được chất lượng . Và qua
thực hiện tôi thấy từ 25% các em có đạo đức yếu kém trong trường hợp này cuối
năm chỉ còn 10% có đạo đức yếu .

b/ Học sinh có đạo đức cần cố gắng do đặc điểm về tâm sinh lý về lứa tuổi .
Khi một học sinh hư hỏng thì mọi người thường đổ lỗi cho nhau ,phụ huynh thì
đổ cho nhà trường thiếu dạy dỗ,nhà trường đỗ lỗi cho phụ huynh thiếu quan tâm
… Theo tôi mỗi người chúng ta đều có lỗi ,cả những bậc phụ huynh ,cả nhà
trường ,xã hội và mỗi người lớn chúng ta trong cộng đồng . Những người có lỗi
nhất vẫn là đội ngũ giáo viên .Vì chúng ta là những người làm công tác giáo dục .
Ở đây tôi muốn nói về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh : Ở lứa tuổi 6- 9 các
em hoàn toàn lệ thuộc vào gia đình và nhà trường nhưnmg từ 10 tuổi trở lên các
em bắt đầu có ý thức về xã hội .Tính cách bướng bỉnh thích làm theo ý mình
càng thể hiện rõ nét hơn .Đặc biệt là các em nam rất hiếu động ,luôn tìm hiểu
thế giới xunh quanh ,thích hành động theo ý mình .Do không có sự hướng dẫn
kiềm chế của cha mẹ thầy cô nên những việc làm của các em trở thanh những
trò nghịch pháp vô ý thức và vi phạm nội quy nhà trường .Ví Dụ : Trèo cây ,tắm
sông suối ,đánh nhau ,nói tục chửi thề ,chốn học đi chơi và bao trò nghịch phá
khác …. Đây là những em vì tính cách hiếu động ham hiểu biết ,muốn khẳng định
mình mà trở thành học sinh có đạo đức yếu kém .Nhiều em nói tục chỉ do thói
quen ,do vô ý mải chơi .Nhiều trận đánh nhau chỉ vì sự chọc ghẹo nhau .Những
em này rất dể dạy, biết nghe lời cha mẹ thầy cô nếu có biện pháp giáo dục phù
hợp .
Với đối tượng này mỗi lần các em vi phạm tôi thường phạt làm kiểm điểm ,tưới
cây hay lượm rác .Nhưng đó chỉ là biện pháp nhất thời ,chỉ có kết quả trong thời
gian ngắn .Để có kết quả lâu dài và tốt hơn ,tôi hướng các em vào phong trào đội
cho các em làm những công việc thích hợp như : Làm sao đỏ ,lớp phó lao động
,tham gia thể thao …Thường các em này rất thông minh và khéo léo trong công

việc .Đổi lấy những trò nghịch phá thì giờ đây các em đã làm được những việc có
ích . Khi được giao công việc thì các em rất có trách nhiệm và tự hào .Tôi cũng
thường xuyên quan tâm theo dõi để các em chú ý hơn vào công ,không nghịch
phá trong khi làm việc .Qua biện pháp trên thì 60-70% học sinh có đạo đức yếu
chuyển biến tốt .

c/ Học sinh có đạo đức yếu kém do bệnh tật .
Số lượng các em này chiếm khoảng 5-8% trong tổng số học sinh có đạo đức
yếu.Thường là những em có dị tật bẩm sinh ,trí tuệ chậm phát triển vì mặc cảm
thua kém bạn bè nên có cuộc sộng kép kín xa cách mọi người .Không có hứng
thú trong học tập ,học lực của các em rất yếu .Nhiều em học 2,3 năm một lớp
.Các em này ít được giáo viên quan tâm ,ít tiếp xúc với bạn bè ,ít tham gia các
hoạt động tập thể ,lời nói và sự dạy bảo của cha mẹ ít tác dụng .Không nên dùng
đòn roi để giáo dục đối tượng này .Để khắc phục tôi cùng giáo viện chủ nhiệm
theo dõi lý từng em ,gặp gỡ trò chuyện .Động viên các em tham gia vào các trò
chơi tập thể bổ ích ,phân công các đội viên khá giỏi kết bạn với các em này để
giúp nhau cùng tiến bộ (Thông qua phong trào Đôi bạn cùng tiến).Kết quả cuối
năm đạt 50% đạo đức tốt .

2/ Tổng Phụ Trách Và Giáo Viên Chủ Nhiệm Làm Gương Và Nhắc Nhở Các Em
Thường Xuyên .
Khi giáo dục các em có lỗi tôi thường dạy các em biết tôn trọng bản thân mình và
người khác , biết thương yêu giúp đỡ bạn bè .Nhưng chỉ nói suông thôi thì sẽ ít
có tác dụng ,nên để các em thực sự nhập tâm và chủ động trong mọi hành vi cư
xử của mình ,tập cho các em biết nhận xét việc làm của mọi người xung quanh
,hướng cho các em biết học tập những tính tốt và tránh những thói hư có hại.Khi
đó mỗi giáo viên nên cư xử hành động đúng mực và đó sẽ là những tấm gương
sáng rất thực tế gần gũi để học sinh noi theo.
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhỏ ,chúng thường chưa nhận thức sâu sa với
những lời khuyên dạy mà chúng ta cho rằng rất cần thiết .Nhưng chúng sẽ

thường quan sát nhận xét những hành vi của mọi người xung quanh .Bởi vậy việc
làm gương của giáo viên và những gương tốt của bạn bè xunh quanh có tác dụng
rất tốt đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ.Do đó với những học sinh có đaọ
đức chưa tốt tôi thường bớt đi những hình phạt ,những lời trách móc mà thường
khuyên bảo nhẹ nhàng tình cảm ,theo dõi cảm hoá và làm gương trong mỗi lời
nói cử chỉ việc làm của mình .
Ví dụ : Tôi luôn làm việc đúng giờ ,giữ đúng lời hứa ,cư xử lịch sự tế nhị lễ phép
với mọi người ,với phụ huynh học sinh .
Ngoài ra tôi thường xuyên theo dõi giám sát nhắc nhở học sinh và giúp các em
dần dần đi vào nề nếp , tự ý thức trong việc bồi dưỡng đạo đức bản thân để trở
thành người tốt có ích cho gia đình và xã hội .Ví dụ : Khi gặp học sinh mắc lỗi tôi
thường tế nhị gặp riêng và nhắc nhở.

3/ Hãy Tìm Cách Gần Gũi Và Thể Hiện Tình Yêu Thương Khi Giáo Dục Học Sinh .
Hầu như đa số những học sinh có đạo đức yếu kém thường ngại tiếp xúc vớicha
mẹ, thầy cô để thổ lộ tâm tình hay học hỏi .Vì chúng nghĩ rằng mọi người đều
ghét bỏ chúng ,thế thì chúng ta hãy gần gũi tạo sự thân tình để hiểu đối tượng
và khuyên bảo .Tôi chắc rằng cách này sẽ rất có hiệu quả .Chúng ta nên tránh
lớn tiếng và phạt quá nặng khi phê bình nỗi lầm của học sinh .
Aùp dụng phương pháp đó tôi thường xuyên gần gũi tâm sự với trò chuyện với
những học sinh có đạo đức yếu kémvề gia đình ,về chuyện học hành , lúc đó các
em cảm thấy thân thiện và tôi sẽ hiểu được rất nhiều về tâm tư tình cảm,hoàn
cảnh và có biện pháp thích hợp giúp các em sửa chữa lỗi lầm .Hạn chế khiển
trách các em giữa chỗ đông người ,trừ những trường hợp vi phạm quá nhiều lần
mới phê bình trước tập thể lớp hoặc trường .Chúng ta nên giúp học sinh có cơ hội
tự khẳng định khả năng của mình ,vì như thế chúng rất vui,tự hào và cảm thấy
mình rất được việc .
Ví dụ :Nhờ các em cắt dán khẩu hiệu trong những ngày đại hội,thông báo họp
sao đỏ….
Ngoài ra tôi thường xuyên tôi thường đến thăm gia đình ,nhất là khi các bị bệnh

hoặc đang gặp khó khăn với tư cách là hàng xóm .những lúc đó tôi thường chủ
động trò chuyện ,để các em thấy tình thân thiết như với anh chị em trong
nhà.Tôi nhận thấy rằng nếu hôm trước tôi đến chơi nhà các em thì hôm sau các
em rất tự hào mà khoe với bạn bè và lân la đến trò chuyện cùng tôi.Em sẽ vui vẻ
kể nhiều chuyện với các bạn mà các em coi như là một bí mật. VD :” Ngày xưa
thầy H. học cùng lớp với ba bạn đó “, “Rẫy nhà thầy gần rẫy nhà bạn …”.Điều
chú ý là tránh các buổi uống rượu với phụ huynh học sinh ,nói chuyện thân tình
nhưng cũng phải giữ đúng tư cách.
Khi tiếp xúc ,gần gũi với các em chúng ta cũng ngăn chặn được kịp thời những
hành vi quá trớn khi nói chuyện ,chơi đùa . VD :Nói những câu không được lễ
phép ,hoặc Học sinh có đạo đức yếu thì muôn hình, muôn trạng nếu chúng ta
khư khư áp
dụng một phương pháp giáo dục thì khó lòng đạt kết quả, qua những năm làm
tốt các. Vấn đề ở trên mà một số hoạt động phong trào sẽ nói ở phần sau tôi
thấy chất lượng Học sinh tiến bộ rõ rệt

B/Những Phương Pháp Để Giúp Các Em Có Đạo Đức Tốt Không Đi Vào Còn
Đường Xấu (Phòng Bệnh)

Nếu chúng chỉ biết giáo dục các em có đạo đức xấu thành người tốt mà lại không
chăm lo đến các em có đạo đức tốt thì thật là không phải; và như thế em này
ngoan lên thì em khác lại xấu đi, và cuối cùng chất lượng đạo đức cuả học sinh
sẽ không thây đổi. Để ngăn chăn các emkhông có những hành vi xấu tôi thường
chú ý đến những việc sau đây:
1/ Khen thưởng và kỉ luật cho đúng
Như cha ông ta đã nói:’’ thưởng phạt bất minh, nhân tâm bất phục’’ khi ta
thưởng phạt không đúng thì thường làm nảy sinh ra hai tính cách ở em.

a/Tính xu ninh gian dối: Khi không có công mà thưởng thì các em dễ nảy ra
những thói xấu,hay nịnh thầy cô, nói xấu bạn bè và nói xấu bạn bè và tìm mọi

cách gian dối để lấy thành tích, khi có một phong trào nào có thi đua thì các em
hây cãi lộn, lý sự để giành phần thắng về mình.VD:’’Có một sinh 4 năm liền là
học sinh tiên tiến. Khi lên lớp 5 làm bài kiểm tra được điểm 1 ,GVCN điều tra mới
biết rằng từ đó đến em điều copy bạn bè’’. Nếu giáo viên chúng ta không tìm
hiểu rõ thì những giấy khen chúng phát cho các em chỉ như là tờ giấy trắng và
phần thưởng đối với các em không còn ý nghĩa nưã .

b/Tính chống đối: trong nhiều trường hộp khi bị phạt bất công các em thường có
tính cách chống đối ,mặc dù không công khai nhưng hễ có chuyện gì các em tỏ
thái độ không vưà ý ,bực tức. Và bất cứ phong trào nào cuả trường các điều
tham gia miễn cưỡng và hay phá phách . Khi bị hình phạt các em chấp nhận một
cách có tính chịu đựng và ngày càng trở nên lì hơn
Bởi vì khi có một có một phong trào thi đua nào cũng gần cố gắng xét thưởng
phạt công minh , không thiên vị, trước khi hoạt động tôi thường nhắc các em
mục đích là thi đua chớ không chớ không phải giành đua. Luôn tuân theo BGK
nếu không thì sẽ bị loại ra.
Trước khi kỉ luật học sinh nào tôi thường tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu xét thấy
có thể tha thứ được thì sẽ tha, thật sự khi các em có hành vi xấu điều xuất phát
từ nguyên nhân nào đó .VD: Học sinh đánh bạn chắc chắn bạn đã chọc ghẹo em
1 vấn đề nào đó rồi.
Ngoài ra thưởng phạt phải có nghệ thuật,làm sao để phát huy hết khả năng của
chúng .Nhiều giáo viên không biết cách thưởng phạt nên đã làm bật nên mặt trái
của vấn đề và làm cho thưởng phạt có tác dụng ngược lại .Vô tình làm cho các
em có tính xấu .VD : Nhiều em vi phạm nội quy nhà trường nếu giáo không biết
tính khí chúng ,la mắng các em giữa chỗ đông người ,nặng lời quá sẽ vô tình xúc
phạm thì các em tỏ thái độ hoặc ngấm ngầm chống đối lại chứa không tiếp thu
những lời dạy bảo,hoặc sẽ bào chữa tội và dần dần sẽ quen tật nói dối .
Do đó tôi thường động viên khuyến khích các em nhiều hơn thay vì trách
mắng .Trước khi phê bình tôi thường tìm những ưu điểm mà khen ngợi trước rồi
mới khuyên bảo sau ,vì như thế sẽ làm giảm lòng tự ái giúp các em cảm nhận

được đó là những lời khuyên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.VD : Tôi thường nói :
“Bạn N khá ngoan nhưng lại hay trèo cây làm hư hại cây cối ,nếu em bỏ được
thói quen không tốt này sẽ ngoan hơn rất nhiều”,”Lớp 5A các bạn đá bóng rất
giỏi nhưng khi chơi có nhiều bạn còn nói tục ,nếu bỏ tật xấu này thì sẽ tốt hơn
…”,…Đặc biệt tôi luôn tôi luôn nhắc nhở tinh thần tự giác ở các em .Biết nhận lỗi
và sửa chưã thì đó là điều tốt cần được khuyến khích .VD :”Trong giờ chơi ,chỗ
chơi của một số học sinh có nhiều rác .Tôi đến và nhắc nhở các em tự giác lượm
nếu lỡ xả.Nếu không ai tự giác nhận thì tôi tự mình sẽ lượm và không nói gì
cả.Và lần sau các em này sẽ không còn xả rác bừa bãi nưã.
Về thưởng cũng phải xét đúng người đúng việc thật thích đáng thì mới phát huy
tính động viên khuyến khích .Còn có một số giáo viên thưởng theo cảm tính như
thế sẽ phát sinh tính tự kiêu tự đại trước bạn bè và rồi lại ỉ i vào cô thầy mà
không phấn đấu.Còn tôi em nào đáng thưởng thì mới thưởng xét đúng thực lực
các em.Trước khi thưởng tôi cho các em thấy công sức đã bỏ ra rất nhiều mới có
kết quả , nhưng không phải vi vậy mà kiêu hãnh với bạn bè.
Làm tốt vẫn đề này càng làm tăng sự hăng hái và quyết tâm trong thi đua , tránh
được sự ghen đua làm mất đoàn kết.

2/Đội nồng cốt làm gươ ng cho các bạn:
Muốn các em có đạo đức tốt , hành vi cử chỉ đẹp thì chúng ta phải có nhiều tấm
gương sáng gần gũi để các em noi theo . Như nói ở trên ,giáo viên là một tấm
gương , các bạn đội viên gương mẫu . VD . Học sinh lớp 5 biết chơi bắn bi thì lớp
3 chúng cũng biết chơi… và còn nhiều điều khác nưã mà các em có thể học lóm
nhau vì các em nhỏ thường học nhiều hơn là chúng ta dậy ,như nói tục chửi thề
chúng điều học theo . Như vậy chúng nên xây dựng thật nhiều những mẫu
người tốt ở ngay trong tập thể lớp ,trường để các em học tập những cái hay cái
tốt cuả anh chị bạn bè mình .Tục ngữ có câu :” Gần mực thì đen gần đèn thì
sáng .”, “ Đi với bụt mặc áo ca sa, đi với ma mặc áo giấy.”
Để có được những tấm gương tốt ở học sinh vậy tôi đã thành lập một đội nồng
cốt là những đội viên xuất sắc , ban cán sự lớp. Đây là những em học giỏi và

chăm ngoan . các em này luôn lấy việc thực hiện tác phong đạo đức làm đầu .
Có một bản nội quy giành cho các tham khảo để phấn đấu , nếu quy phạm 3 lần
sẽ bị loại ra khỏi đội .
Nội quy gồm : không nói tục chửi thề , không gây gỗ đánh nhau , biết chào hỏi
cha mẹ thầy cô , biết đoàn kết giúp nhau cùng tiến , kêu bạn xưng tôi … Để các
em có hứng thú và hãnh diện tham gia vào đội nồng cốt , giao cho làm những
công việc như tập nghi thức đội , vào đội văn nghệ , tham gia sinh hoạt sao …
Hàng tuần có họp đánh giá tổng kết hoạt động , tập dượt các công tác chuyên
môn . Các đội viên gương mẫu này sẽ tỏa về các lớp phát động phong trào thi
đua, giúp đỡ nhắc nhở các bạn học yếu hoặc chưa ngoan .Qua 2 năm thực hiện
tôi thấy đội nồng cốt hoạt động rất có hiệu quả. Nhiều học sinh yếu , hoặc có đạo
đức chưa tốt sẽ tốt hơn để phấn đấu gia nhập vào đội.

3/ HÃY TỔ CHỨC NHIỀU PHONG TRÀO HƠN
Ở đa số các trường tiểu học không có hoặc rất ít những sân chơi để thu hút học
trò trong giờ chơi . Nên phần lớn các em tự tìm chò chơi giải trí tuỳ ý.Do chưa
nhận thức được đúng sai nên các em dễ đi vào những con đường xấu.
VD: Tụ tập nhau đánh bài,chơi bi da,rồi hiện nay lại là hút thuốc …Nạn ma túy rất
dễ dàng xâm nhập.Rồi lại bị bạn bè xấu lôi kéo trốn học đi chơi .Cho nên để thu
hút các em vào những trò chơi bổ ích tôi thường tổ chức nhiều phong trào ở nhà
trường như : Đá bóng ,cầu lông ,”Kính vạn hoa “… các phong trào tôi tổ chức gần
như nối liền nhau .và cho mọi thành phần tham gia .Để tránh các em chỉ tập
trung chơi mà không lo học hành tôi gặp giáo viên chủ nhiệm thăm dò,nếu em
nào chưa thuộc bài thì bị loâi ra khỏi cuộc chơi .Trong lúc tổ chức các trò chơi tôi
cũng thường để ý đến việc các em hay chửi thề ,nói tục vì đây là hiện tượng
thường gặp ở các em nhất là chơi đá bóng ,bóng ném…Nếu ai vi phạm thì tôi
phạm thẻ và đuổi ra sân ngay .Tổ chức phong trào như thế nào để thu hút học
sinh vào lại một chuyện lớn ? Theo tôi chúng nên tổ chức nghiêm túc không bỏ
nửa chừng, luôn khích lệ tinh thần thi đua ở các em .
Ngoài ra chúng ta cần phải biết đổi các hình thức chơi để thu hút các em. VD : Về

phong trào học tập từ hình thức “ Đố em “ ,rồi “Hái hoa dân chủ” ,nay lại “Kính
vạn hoa “.Trong các ngày lễ lớn như ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
,ngày thương binh liệt sĩ… Ngày trước tôi thường mời các đại biểu về nói chuyện
để giáo dục truyền thống yêu nước cho các em .Nhưng làm như vậy thì ít có kết
quả vì trong các buổi đọc suông như vậy các em rất ít chú ý nghe,mà mải
chơi,nói chuyện thành ra làm cho các em mất trật tự thêm . Ngày nay vào những
ngày lễ lớn tôi tổ chức các cuộc trò chuyện ,phỏng vấn giữa các em và những vị
khách được mời để cho các em cảm thấy được quyền tự do hơn .VD:Tổ chức mời
các:
“Bà mẹ Việt Nam anh hùng”,”Các chú thương binh”.Cho các em phỏng vấn theo ý
thích của mình.(Nhưng những câu hỏi các em đều được thông qua tôi để tránh
những câu hỏi không đúng) Hay những gương học tốt trong trường ,những bạn
làm việc tốt ,v.v…Được tôi tổ chức giao lưu với toàn thể học sinh trong trường để
các em khác noi theo gương tốt, tránh tời gian chơi bời vô ích .

4) Chào Cờ Đầu Tuần Và Việc Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh.
Giờ chào cờ và sáng thứ hai là tiết học quan trọng nhất .Bởi đây là tiết học đánh
giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần .Ở tiết học này chủ yếu là
do Ban giám hiệu và Tổng phụ trách chủ đạo vào mục đích là giáo dục đạo đức
cho cac em .Nhưng làm như thế nào để giờ chào cờ đạt được kết quả tốt nhất đó
là một vấn đề lớn …
Trước tiên tôi tổ chức buổi chào cờ thật nghiêm trang cho các em thấy rõ ý
nghiã,ý nghiã khi hát quốc ca .Trong khi làm lễ nếu có em nào giỡn thì sẽ bị nhắc
nhở ,từ đó các em có ý thức tự giác .Trong buổi lễ cũng yêu cầu các đồng chí
giáo viên nghiêm túc gương mẫu cho các em noi theo .
Trong phần nhận xét xin nói thêm một số vấn đề nhỏ sau : Nhiều khi Tổng phụ
trách nhận xét các em rất ít chú ý .Mà hay nói chuyện ,đùa giỡn ,nếu có la rầy ,
phạt thì các em vẫn không chừa được .Vậy nói như thế nào để các em chăm chú
lắng nghe ? Đầu tiên ta phải biết các em thích nghe những gì ?. Giọng nói như
thế nào ? .v.v…Theo tôi thì không nên nhận xét chung mà nêu đích danh từng

em dù em đó hành vi xấu hay là một gương tốt .Mời những em có bên lên ghế
trên (Một dãy dành cho gương tốt ,một dãy ghế cho những em vi phạm nội quy
nhà trường ).Có như vậy vừa giáo dục các vưa làm tăng thêm sự chú ý của các
em khác vào buổi lễ .Ngoài ra để lôi cuốn các em vào cuộc tôi thường nhận xét
tuần theo phương pháp kể chuyện hoá :Lấy những việc cụ thể xảy ra hằng ngày
để giáo dục các em .VD :” Hôm qua đội ghi thức trường mình vừa dự thi ở huyện
các em thi đấu rất nhiệt tình sôi nổi .Nhưng thầy rất buồn vì các em còn thiếu
tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau .Bạn N xe đạp hư phải sửa thế mà các bạn khác
mạnh ai lấy đi không chờ bạn.” ,hay “Hôm qua chú T ở xóm thầy có phàn nàn là
một số em vào hái ổi mà không xin phép “… Cứ nêu những việc cụ thể như thế
mới khắc sâu những điều Tổng phụ trách nhắc nhở.Để các em nhận ra những
việc làm có hại cần tránh tôi thường giáo dục các em theo phương pháp “Nhân
hoá sự vật “.VD :”Các em có bao giời nghe cây bàng nói chuyện chưa ? Hôm qua
lúc thầy lại gần cây bàng tâm sự rằng nó không thể nào lớn được vì một số bạn
học sinh không thương nó ! Thường leo trèo làm nó đau đớn.”
Tổng phụ trách quán triệt đội ngũ sao đỏ làm công tác theo dõi chấm thi đua
thật chính xác để tránh thắc mắc gây ồn ào trong giờ chào cờ .Thực hiện “Hòm
thư giúp bạn : gồm những thư của bạn bè có mục đích phát hiện những hành vi
vi phạm kỷ luật hoặc nêu những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ …Hàng tuần tôi
thường đọc trước cờ “Thư giúp bạn “.Việc thực hiện tốt chào cờ đầu tuần và
những hoạt động khác tôi thấy chất lượng đạo đức học sinh ngày càng nâng
cao ,các em ngoan hơn,biết chào hỏi thầy cô không những chỉ ở trường mà cả ở
những nơi khác .Hạn chế việc nói tục ,chửi thề.Các em hăng hái lao vào các
phong trào,chăm lo rèn luyện sức khoẻ….

III –BÀI HỌC RÚT RA TRONG NHỮNG NĂM THỰC HIỆN PHONG TRÀO ĐỘI .
Thật ra bất cứ hoạt động nào nhà trường cũng đều mang tính giáo dục cao .Một
bài dạy tập đọc,một buổi lao động ,một buổi nói chuyện… đều có tính giáo dục
cao .Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để giáo dục học sinh hay
không ?Trong hoạt động phong trào Đội cũng vậy bất cứ hoạt động nào cũng

gây ảnh hưởng lớn đối với các em học sinh .Theo tôi phương hay nhất là hãy làm
việc tự đúc kết lại các kinh nghiệm.
Sau đây là những phương pháp ,biện pháp mà tôi thấy có hiệu quả trong phong
trào Đội và tổng phụ trách cần chú ý để giáo dục học sinh về mặt đạo đức :

I- Giáo dục các em có đạo đức yếu thành người tốt :
1)Lập một sổ theo dõi nắm rõ hoàn cảnh gia đình và cả tính tình từng em .
2) Phân ra thành ba nhóm đối tượng để dễ giáo dục :
a/ Đạo đức yếu vì hoàn cảnh gia đình .
b/ Đạo đức yếu vì đặc điểm tâm sinh ly của lứa tuổi.
c/ Đạo đức yếu vì bị tật ,bệnh bẩm sinh ,trí óc kém phát triển .
3) Hãy tìm cách gần gũi và thể hiện lòng yêu thương các em .
4)Tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên hãy làm gương cho các em .
5)Đưa các em vào các hoạt động của Đội .

II- Giáo dục các em có đạo đức tốt không có những hành vi xấu .
1) Khen thưởng và kỷ luật phải phân minh
2) Bỏ bớt các hình thức kỷ luật thay bằng nêu gương tốt
3) Thành lập đội nồng cốt thu hút các em vào sinh hoạt và làm gương cho các
bạn .
4) Thực hiện nhiều phong trào luôn thay đổi các hình thức sinh hoạt .
5) Tổ chức buổi lễ chào cờ tốt,thực hiện tốt các phong trào phụ trợ :
- Đội sao đỏ .
- Hòm thư giúp bạn.

Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong hoạt động Đội ở trường tiểu học .Mong
các bạn cho thêm ý kiến.

×