Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.83 KB, 12 trang )

Tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học
I/ Đặt vấn đề:
II/ Giải quyết vấn đề:
1/ Nhìn lại việc học và tự học, tự bồi của giáo viên.
2/ Tổ chức chuyên đề:
2.1/ Xây dựng kế hoạch:
2.1.1/ Chọn chuyên đề.
2.1.2/ Lựa chọn người viết báo cáo và người dạy minh hoạ.
2.1.3/ Lựa chọn thời điểm tổ chức chuyên đề.
2.1.4/ Kế hoạch.
2.2/ Tổ chức thực hiện chuyên đề:
2.2.1/ Chuẩn bị nội dung chuyên đề.
2.2.2/ Báo cáo lý thuyết và dạy minh hoạ.
2.2.3/ Thảo luận.
2.2.4/ Áp dụng chuyên đề vào giảng dạy.
3/ Kiểm tra chuyên đề:
4/ Rút ra kinh nghiệm:
III/ Kết luận:
1/ Kết quả:
2/ Bài học kinh nghiệm:
3/ Kết luận chung:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục: “
Giáo dục Tiểu học nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở
”.Chính vì thế, giáo
dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy người giáo viên Tiểu học có
vị trí, vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, kĩ năng và phát triển toàn diện.
Muốn đạt được mục tiêu này trước hết người quản lý cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,
từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Có nhiều con đường để bồi dưỡng chuyên


môn cho giáo viên như: cử giáo viên đi học các lớp đại học, cao đẳng, lớp dự án phát triển giáo viên,
thao giảng khối, tổ chức chuyên đề Trong đó tổ chức chuyên đề là một nhiệm vụ quan trọng trong
hoạt động chuyên môn của trường tiểu học. Các chuyên đề tập trung triển khai thường là những vấn
đề mới và tìm giải pháp khắc phục, những vấn đề khó nảy sinh trong quá trình dạy học. Những vấn đề
khó có thể là vướng mắc của thầy khi dạy hoặc những sai lầm thường mắc của trò khi học. Đó cũng là
lí do tôi thực hiện đề tài này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường mà tổ chuyên môn là nơi tổ
chức, quản lý chặt chẽ, thường xuyên quá trình đó dưới sự quản lý, theo dõi, chỉ đạo của các Phó Hiệu
trưởng. Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn rất phong phú trong đó hoạt động chuyên đề là hoạt
động cơ bản, giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong
chuyên môn. Qua hoạt động chuyên đề chất lượng giảng dạy của người thầy được nâng lên, phát huy
năng lực, sáng kiến của từng thành viên trong tổ khối, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, cách làm
hay trong tổ, trong toàn trường, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng học tập ở học sinh.
Thực tế hiện nay chương trình giáo dục luôn coi trọng thực hành, vận dụng chương trình theo
hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học. Giáo viên chủ động lựa chọn
nội dung và phương pháp thích hợp để giảng dạy sát với từng đối tượng học sinh trên lớp, có lồng
ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống vào các môn các bài có địa chỉ
lồng ghép trong chương trình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dạy- học nảy sinh những vấn đề
cần phải giải quyết và cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ giáo viên là rất cần thiết. Thực hiện việc bồi dưỡng này có thể tiến hành bằng nhiều hình
thức khác nhau. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, biện pháp nào vừa hiệu quả vừa tiện lợi cho người giáo
viên nhất ? Đó chính là
“Tổ chức các chuyên đề trong nhà trường
” để giáo viên học tập và vận
dụng trong giảng dạy đạt hiệu quả.
1. Nhìn lại việc học và tự học, tự bồi của giáo viên:
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường xuyên động viên, khuyến khích việc học và tự học,
tự bồi của giáo viên. Mặc dù, giáo viên của chúng ta hiện nay hầu hết có văn bằng đạt chuẩn, trên
chuẩn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ khá vững vàng. Song không phải lúc nào kiến thức, kĩ

năng sư phạm cũng đáp ứng được tất cả những tình huống dạy học và các mối quan hệ xã hội. Chưa
kể đến một vài giáo viên còn có nhiều hạn chế trên từng vấn đề cụ thể cần khắc phục. Hơn nữa, đổi
mới để phát triển là điều tất yếu trong mọi lĩnh vực cuộc sống, nó càng đặc biệt quan trọng hơn trong
công tác giáo dục đào tạo hiện nay. Vì vậy, việc không ngừng học tập vươn lên để nhận thức là điều
không thể thiếu đối với người làm nghề dạy học. Nếu không học tập để phát triển kiến thức và tư duy
theo hướng đổi mới, hiện đại thì đến một lúc nào đó, khi không đáp ứng được nhu cầu phát triển của
xã hội, thì có thể chúng ta sẽ bị đào thải. Ý thức được điều đó, các giáo viên đã tích cực hơn trong việc
học tập, nâng cao trình độ và tự học tự bồi dưỡng. Song, còn có những tồn tại khó khăn như:
Việc học ở các lớp tại chức cũng như các lớp bồi dưỡng chủ yếu là nghe và tiếp nhận thông tin theo
phương pháp truyền thống, ít có thực hành, thực tế nên dễ quên khó nhớ. Ngay cả người dự học cũng
chịu ảnh hưởng từ truyền thống này nên ngại tham gia thực hành và nếu có làm cũng chưa đạt mức
tối đa.
Thời gian học tập không nhiều, việc học không được toàn tâm, toàn ý bởi giáo viên chúng ta đa số là
nữ, đi học chỉ mong mau chóng về nhà, còn bao nhiêu
là việc phải làm !
Có chút thời gian ở nhà, định làm tài liệu để tự học, tự nghiên cứu nhưng còn bận con cái, cơm nước,
dọn dẹp nhà cửa còn trăm thứ nữa, làm sao mà ngồi yên để học được ?
Khó quá, đọc không thì không hiểu; nghiên cứu, tìm tòi tài liệu thì mất thời gian, một mình không có
đồng nghiệp hỗ trợ thì khó mà giải quyết được.
Lý do thì vô số, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy “
đành gác lại
” việc học và tự học.
Nếu có cố học thì thời gian cũng không được bao nhiêu và hiệu quả chưa thật như mong muốn.
Chính vì vậy để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có hiệu quả tôi tổ chức các buổi thao
giảng chuyên đề trong nhà trường. Qua chuyên đề giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy tháo gỡ được
những khó khăn vướng mắc trong chuyên đề. Chuyên đề còn là nơi giáo viên bộc lộ được năng lực và
trình độ chuyên môn, trình độ quản lý trong các nhà trường. Bởi vì qua chuyên đề giáo viên trong nhà
trường có cơ hội học tập, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm hay trong giảng dạy và giáo
dục học sinh. Đó là những bài học sư phạm hết sức thiết thực.
2. Tổ chức chuyên đề:

Thông thường quy trình thực hiện một chuyên đề như sau:
Xây dựng kế hoạch Tổ chức thực hiện Kiểm tra đánh giá
Bài học kinh nghiệm.
2.1. Xây dựng kế hoạch:
2.1.1. Chọn chuyên đề:( Phù hợp với thực tế trường, khối )
Đây là giai đoạn khá quan trọng quyết định sự thành công của chuyên đề. Những vấn đề đưa ra phải
thực sự “
thiết thực, cấp bách
”, là vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ trong chuyên môn.
Chuyên đề phải xuất phát từ nhu cầu của các tổ chuyên môn giáo viên. Không nên tổ chức hàng loạt
chuyên đề mà không thật sự cần thiết làm lãng phí thời gian và công sức của giáo viên và học sinh.
Những chuyên đề có thể là:
* Nội dung mới được triển khai trong năm ( giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, cách
lồng ghép vào các môn các bài có địa chỉ lồng ghép qui định trong chương trình; dạy và học tích cực -
Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học,
* Nội dung khó giáo viên và học sinh còn vướng mắc trong năm trước.
* Nội dung chuyên đề đã thực hiện nhưng chưa giải quyết dứt điểm hoặc chưa đem lại hiệu quả
(cách sử dụng ĐDDH như thế nào để đạt được hiệu quả).
Khi lựa chọn chuyên đề giải quyết những vấn đề khó, ta không nên lựa chọn tên chuyên đề quá rộng,
chung chung. Tên chuyên đề cần tường minh cụ thể. Nên chọn: “
Nâng cao hiệu quả dạy học toán có
lời văn ở lớp 5
” và không nên chọn “
Nâng cao hiệu quả dạy học toán lớp 5
”. Tên chuyên đề thứ nhất
cụ thể phạm vi hợp lý, chuyên đề thứ hai phạm vi rộng nên sự thành công của chuyên đề rất khó.
2.1.2. Lựa chọn người viết báo cáo và người dạy minh hoạ:
Tôi chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng để giao nhiệm vụ viết báo cáo và dạy
minh hoạ chuyên đề. Phân công hợp lý theo sở trường và thế mạnh của giáo viên nhằm đạt hiệu quả
cao nhất của chuyên đề.

VD: Đối với những nội dung mới được bồi dưỡng trên sở các Phó Hiệu trưởng sẽ luân phiên triển khai,
các nội dung liên quan đến nội dung, phương pháp dạy học tôi phân công các tổ trưởng chuyên môn
hoặc giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện.
2.1.3. Lựa chọn thời điểm tổ chức chuyên đề:
Thời gian tổ chức chuyên đề cần phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy. Có những chuyên đề
ta có thể tổ chức bất kì thời điểm nào trong năm học nhưng cũng có chuyên đề phải tổ chức theo
mạch kiến thức mới.
Ví dụ:Chuyên đề tổ chức bất kì trong năm “
Phân tích và viết chữ mẫu trong phân môn Tập viết lớp
2.

Chuyên đề phải tổ chức sau khi học sinh học xong phần vần là: “
Nâng cao hiệu quả dạy đọc đúng-
Tập đọc lớp 1
”.

2.1.4. Kế hoạch:
Đầu năm sau khi các tổ chuyên môn họp bàn bạc, thảo luận các chuyên đề cần tổ chức trong
năm tôi lên kế hoạch tổ chức các chuyên đề và thông báo đến các tổ chuyên môn nắm chắc kế hoạch
thực hiện.

Kế hoạch chuyên đề có thể hệ thống như sau:
STT Tên chuyên đề Thời gian Người báo cáo Người dạy minh hoạ
1
Dạy và học tích cực– Một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học
18/9/2010 Thầy Hùng (HT) Cô K. Hoa, cô Tính
2 Giáo dục bảo vệ môi trường 19/10/2010 Cô A.Hồng ( PHT) Cô An, Cô Loan
3 Giáo dục kĩ năng sống 16/10/2010 Cô M. Thảo (PHT) Cô Trinh



2.2. Tổ chức thực hiện chuyên đề:
2.2.1. Chuẩn bị nội dung chuyên đề:
Khi xây dựng nội dung chuyên đề cần tập trung làm rõ các vấn đề sau:
+ Sự cần thiết của chuyên đề.
+ Mục đích của chuyên đề.
+ Nội dung, phương pháp.
+ Những khó khăn vướng mắc của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
+ Các giải pháp tháo gỡ.
Ban giám hiệu nhà trường cùng các tổ trưởng chuyên môn tiến hành xây
dựng nội dung và tham gia đóng góp ý kiến vào báo cáo chuyên đề. Trong quá trình báo cáo chuyên
đề, Ban giám hiệu và hội đồng giáo viên sẽ đưa ra những ý kiến, bổ sung, chỉnh lý sửa chữa giúp
chuyên đề hoàn thiện hơn, khả thi hơn.
Ví dụ:Dạy luyện nói cho học sinh lớp Một.
- Khó khăn khi dạy cho học sinh lớp Một luyện nói là: học sinh rất ít chịu nói. Khi nói thì không thành
câu hoặc dùng từ ngữ thiếu chính xác khi diễn đạt ý
- Để học sinh nói được giáo viên thường đưa ra những gợi ý nhỏ để học sinh trả lời.
- Giáo viên thường bỏ qua giờ luyện nói mà tập trung vào dạy đọc chữ cho học sinh.
Vậy thì làm thế nào để học sinh tự tin khi nói và có thể nói tốt chủ đề yêu cầu của bài. Nhiệm vụ của
chuyên đề là phải giúp họ giải quyết được những gút mắc này.
* Qua chuyên đề cần giúp cho giáo viên hiểu được rằng:
Hoạt động luyện nói cho học sinh là hết sức quan trọng không thể bỏ qua
(mặc dù nó chỉ chiếm khoảng 10 đến 15 phút trong một tiết). Tuy nhiên nếu dạy tốt hoạt động này sẽ
giúp các em tự tin trong giao tiếp hằng ngày, mạnh dạn bày tỏ ý kiến trước đám đông và điều quan
trọng là sẽ giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn sau này.
Giáo viên cần hiểu rằng đây là giờ luyện nói học sinh phải vận dụng tất cả những vốn sống của
mình để nói. Chính vì vậy việc đưa ra từng câu hỏi để gợi ý chung cho học sinh trả lời là không phù
hợp. Chỉ nên đưa từng ý nhỏ đối với những em yếu, không biết cách diễn đạt, tạo cơ hội cho các em
nói, các em khác tham gia nhận xét
Đối với những chủ đề quen thuộc giáo viên cần khai thác triệt để vốn sống của các em, phải

chịu khó lắng nghe và kịp thời chỉnh sửa những từ ngữ mà học sinh dùng chưa chính xác trong từng
ngữ cảnh.
2.2.2. Báo cáo lý thuyết và dạy minh hoạ:
Người được phân công viết báo cáo chuyên đề sau khi được đóng góp ý kiến sẽ trực tiếp báo cáo
chuyên đề với các thành viên trong nhà trường hoặc trong tổ chuyên môn.
Dạy minh hoạ:
Đây là hoạt động thực tế nhằm làm sáng tỏ và minh chứng cho những vấn đề đã
được trình bày trong báo cáo và nhằm giải quyết những vấn đề thực tế trong giảng dạy. Bài dạy minh
hoạ chuyên đề cần lựa chọn tiêu biểu, phù hợp. Khi dạy minh hoạ giáo viên cần mạnh dạn đổi mới
phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức dạy học và giờ dạy cần đảm bảo tính thống nhất cao với lý
thuyết đã trình bày. Khi dạy chuyên đề người ta thường hay tổ chức dạy thử, đánh giá rút kinh nghiệm
trước cho giáo viên, thậm chí còn mượn học sinh khá giỏi ở các lớp khác. Làm như thế thì giáo viên
không nhìn nhận được những tồn tại, những khó khăn thực tế và cũng không đưa ra được những giải
pháp cá nhân mà họ cho là khả thi, là hiệu quả. Bởi vậy, khi dạy minh hoạ tốt nhất là cứ để cho giáo
viên dạy bình thường như thường ngày. Đây là một kinh nghiệm mà trong quá trình thực hiện tôi tâm
đắc. Mỗi khi giáo viên lên lớp ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng của từng môn, phân
môn. Khi sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thì mỗi giáo viên lại có những uyển
chuyển, linh hoạt trong sử dụng phương pháp, có những tình huống ứng xử sư phạm riêng không
giống nhau. Bên cạnh đó, họ cũng bộc lộ những nhược điểm, những tồn tại cá nhân trong các hoạt
động dạy học. Tất cả những điều đó sẽ được tập thể ghi nhận và nhận xét, đánh giá sau đó rút ra bài
học chung. Đây mới chính là mục đích chính của chuyên đề.
Chính vì vậy, việc dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng nghiệp đóng một vai trò rất
quan trọng đối với mỗi giáo viên và nhà trường vì:
- Dự giờ đồng nghiệp để được học tập về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
- Rút ra được những kinh nghiệm quý trong quá trình dạy và học.
- Bổ sung, hoàn thiện từng bài dạy cụ thể và tổng quát cho từng môn học.
- Kiểm tra được quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Đánh giá được năng lực giảng dạy của từng giáo viên và chất lượng học tập của mỗi lớp tại thời điểm
đó.
- Là căn cứ để lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn điều chỉnh kịp thời quá trình giảng dạy của giáo

viên và quá trình học tập của học sinh.
2.2.3. Thảo luận:
Đây là khâu cuối cùng trong dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên, cần cân nhắc kỹ
càng, nhận xét, rút kinh nghiệm chỉ ra những ưu điểm của chuyên đề cần phát huy và tìm ra những
hạn chế để khắc phục, cách khắc phục như thế nào? Đây là điểm quan trọng nhất trong quá trình thảo
luận. Tránh lối nhận xét, qua loa đại khái hoặc nhận xét khắt khe, thành kiến đối với bài dạy của giáo
viên và khả năng học tập của học sinh. Bởi tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều nhằm
đạt đến cái đích cuối cùng là chất lượng dạy và học.
Trước tiên người thực hiện chuyên đề sẽ bày tỏ ý kiến của mình qua việc triển khai chuyên đề. Nội
dung dạy học nào mình đã thực hiện tốt ? Nội dung dạy học nào chưa đạt theo yêu cầu ? Vì sao ?
Các thành viên dự chuyên đề cho ý kiến nhận xét về lý thuyết cũng như giờ dạy các ý kiến tập trung
làm sáng tỏ:
* Về lý thuyết
: Lý luận và thực trạng của vấn đề đưa ra đã thực sự thuyết phục người nghe chưa ?
Những biện pháp nhằm tháo gỡ điểm khó, vướng mắc đã hợp lý chưa ? Còn phân vân hoặc chưa sáng
tỏ ở nội dung nào ? Cần điều chỉnh nội dung nào ?
* Về tiết minh hoạ
: Tập trung nhận xét về nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, hiệu quả tiết
dạy ( có thể khảo sát học sinh, điều tra ), giờ dạy đã thể hiện được mục đích của chuyên đề hay
chưa ? Biện pháp tháo gỡ khó khăn phần lý thuyết đưa ra đã thể hiện trong tiết dạy như thế nào, hiệu
quả ra sao ? Chuyên đề có thể áp dụng được hay không ?
Thực tế, bước này rất quan trọng trong mắc xích tổ chức chuyên đề. Nếu làm qua loa sẽ không đem
lại hiệu quả tích cực. Vì vậy người điều khiển thảo luận phải vững vàng về chuyên môn và có sự ứng
xử nhạy bén, thân thiện thì mới khơi dậy được những ý kiến tâm huyết của tập thể giáo viên. Chẳng
hạn: Nếu giáo viên khen về một hoạt động nào đó thì người điều khiển cần gợi ý ngay: Vậy theo thầy
(cô) hoạt động này có những ưu điểm nào cần phát huy ? Hoặc nhận xét khuyết điểm thì yêu cầu:
Theo thầy (cô) để khắc phục những tồn tại trên, ta phải làm như thế nào ? Hay hoạt động nào trong
tiết dạy mà thầy (cô) cho là tâm đắc nhất ? Vì sao ?
Cuối cùng, Ban giám hiệu hội ý với tổ trưởng chuyên môn trả lời một số ý kiến chưa thống nhất và đưa
ra chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. Theo tôi, khi tổ chức chuyên đề để tập hợp được nhiều ý kiến

đóng góp thì ngoài thành phần tham dự chuyên đề trong trường ta cần mời thêm Chuyên viên của
ngành tham dự. Đây là những thành phần cho ta những ý kiến quý báu mà trong nội bộ trường nhiều
khi ta không thể nhìn hết được. Ngoài ra họ cũng có thể chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như rút ra
một số vấn đề về chỉ đạo giảng dạy cho trường mình.
2.2.4 Áp dụng chuyên đề vào giảng dạy:
Khi áp dụng chuyên đề trong giảng dạy giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo biết tự điều chỉnh sao cho
phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Tránh áp dụng một cách máy móc sẽ không mang lại
hiệu quả tích cực. Và đặc biệt trong quá trình áp dụng, giáo viên thấy khó khăn cần có ý kiến với tổ,
khối chuyên môn để cùng bàn bạc tháo gỡ.
3. Kiểm tra chuyên đề:
Việc kiểm tra chuyên đề bắt đầu từ khi lập kế hoạch và được thực hiện thường xuyên trong
suốt quá trình triển khai và áp dụng. Qua mỗi lần kiểm tra, người được kiểm tra sẽ nhận được những
lời nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, thực hiện áp dụng tốt hơn. Chúng ta có thể
tổ chức kiểm tra như:
- Giáo viên tự đánh giá việc thực hiện và áp dụng chuyên đề của bản thân.
- Giáo viên kiểm tra chéo giáo viên.
- Ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn cần tăng cường dự giờ kiểm tra, đánh
giá rút kinh nghiệm đối với các thành viên trong nhà trường đưa ra những giải pháp bổ sung để thực
hiện, tháo gỡ vướng mắc khó khăn mới nảy sinh để kịp thời điều chỉnh.
4. Rút ra kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm chuyên đề không thể thiếu trong quá trình thực hiện. Khi rút kinh nghiệm cần
chỉ rõ những ưu điểm của chuyên đề để tiếp tục phát huy và tìm những nhược điểm của chuyên đề để
khắc phục kịp thời. Chuyên đề được đánh giá tốt khi chuyên đề đó giải quyết được vấn đề khó, vướng
mắc và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả:
Trong năm học qua, khi vận dụng những phương pháp này vào việc tổ chức các buổi chuyên đề trong
nhà trường, tôi thấy rất khả thi. Giáo viên được tiếp cận nhiều phương pháp tích cực, nhiều hình thức
tổ chức lớp học thân thiện, hiệu quả. Điều quan trọng là chất lượng học sinh qua các thời điểm kiểm
tra định kì ngày một nâng cao.

Kết quả qua các lần kiểm tra như sau:
* Môn Tiếng Việt:
KIỂM TRA

TSHS
Xếp loại
Giỏi % Khá % TB % Yếu %

GIỮA HỌC KÌ I
1633 774 47.4 667 40.8 164 10.0 28 1.7


CUỐI HỌC KÌ I

1628 812 49.9 620 38.1 174 10.7 22 1.4
* Môn Toán:
KIỂM TRA

TSHS
Xếp loại
Giỏi % Khá % TB % Yếu %
GIỮA KÌ I 1633 801 49.1 547 33.5 214 13.1 71 4.3
HỌC KÌ I 1628 945 58.1 443 27.2 190 11.7 50 3.1
Giờ dạy của giáo viên không còn rập khuôn như trong sách giáo viên mà trở nên linh động, sáng tạo
hơn nhiều.
Tình hình thao giảng, dự giờ, các tiết xếp loại tốt cũng dần được nâng lên. Bảng thống kê sau đây sẽ
chứng minh điều đó:
* Thao giảng:
Tháng Số tiết dự
Xếp loại

Tốt % Khá % TB % CĐ %
8+ 9 23 17 73.9 6 26.1 / / / /
10 24 20 83.3 4 16.7 / / / /
11 20 17 85.0 3 15.0 / / / /
12 26 24 92.3 2 7.7 / / / /
TC 93 78 83.9 15 16.1 / / / /
* Dự giờ:
Tháng Số tiết dự
Xếp loại
Tốt % Khá % TB % CĐ %
8+ 9 126 97 77.0 29 23.0 / / / /
10 129 104 80.6 25 19.4 / / / /
11 118 103 87.3 15 12.7 / / / /
12 134 123 91.8 11 8.2 / / / /
TC 507 427 84.2 80 15.8 / / / /
Đến nay, năng lực sư phạm của giáo viên ngày một nâng cao, các thầy cô đã tự tin hơn khi lên lớp dù
có người dự giờ đột xuất. Giáo viên đã hoàn toàn làm chủ giờ dạy của mình, nắm rõ phương pháp đặc
trưng của từng bộ môn. Cụ thể là qua đợt kiểm tra chuyên môn vừa qua của Sở giáo dục- Đào tạo,
đoàn kiểm tra dự giờ ngẫu nhiên 10 giáo viên/5 khối lớp kết quả có 7 tiết được xếp loại Tốt và 3 tiết
xếp loại Khá. Sau khi dự giờ xong đoàn tiến hành khảo sát chất lượng học sinh kết quả cho thấy 100%
học sinh đạt trên trung bình. Qua kiểm tra đoàn đánh giá cao về công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn
cũng như chất lượng dạy và học của trường.
1.1. Thành tích giáo viên:
* Năm 2009- 2010 số giáo viên thi GVG Huyện đạt 4/4:
- Cô Lê Thanh Thuỷ lớp 1
2
- Cô Phạm Thị Thảo lớp 2
6
- Thầy Bùi Anh Vũ lớp 3
2

- Cô Phạm Thị Vân An lớp 4
3
Thầy Phạm Minh Thuận dạy bộ môn Thể dục tham gia thi GVG giải thưởng Võ Minh Đức đạt giải Nhì
vòng Tỉnh.
Dự thi “ Viết chữ đẹp” cấp Huyện công nhận 07 giáo viên.
* Năm 2010- 2011 số giáo viên tham gia thi GVG giải thưởng Võ Minh Đức cấp Huyện đạt giải như
sau:
* Giải Nhất:
Cô Nguyễn Thị Bảo Thu lớp 1
4
* Giải Nhì:
Cô Nguyễn Thị Thu lớp 2
4
* Giải Ba:
Cô Ngô Thị Kim Hoa lớp 1
1
Giáo viên được công nhận vòng Huyện:
- Cô Lê Thị Bích Thủy lớp 5
5
- Thầy Phạm Minh Thuận giáo viên dạy bộ môn Thể dục.
Trong đó có 02 giáo viên được chọn thi cấp Tỉnh: Nguyễn Thị Bảo Thu
( Lớp 1
4
), Nguyễn Thị Thu ( Lớp 2
4
).
1.2. Thành tích học sinh:
* Năm 2009- 2010 dự thi học sinh giỏi cấp Huyện đạt 11 giải Nhất, 08 giải Nhì, 17 giải Ba và
06 giải Khuyến khích. Trong kì thi học sinh Giỏi giải Lương Thế Vinh có 01 học sinh của trường đạt giải
Nhì cấp Tỉnh em: Nguyễn Thị Thảo Nguyên lớp 5

1.
Dự thi “ Viết chữ đẹp” cấp Huyện công nhận 14 học sinh và trong đó có 01 học sinh đạt giải Ba cấp
Tỉnh.

×