ĐỀ TÀI GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục cho học sinh phát triển toàn
diện về : “ Đức, Trí, The,Å Mỹ”. Giúp học sinh đạt được kết quả cao
nhất khi thực hiện một công việc nào đó. Giúp học sinh làm chủ được
bản thân, hiểu được năng lực của chính bản thân mình để hòa nhập
vào cuộc sống xã hội sau này.
Tự tin là khả năng làm chủ được bản thân, tin tưởng vào năng lực
chính bản thân mình. Một cá thể có tự tin thì khi làm việc sẽ đạt được
kết quả tối ưu nhất. Còn nếu cá thể không có được đức tín tự tin thì khi
làm việc không thể hiện được kết quả cao nhất, nhiều khi phản lại tác
dụng.
Hiện nay học sinh ở một số trường nông thôn, các trường ở vùng sâu
chưa được rèn luyện đức tín tự tin. Mặc dù năng lực các em vốn có
nhưng thi tham gia, hay cần thể hiện ra trước đám đông, trong các
cuộc thi thì các em lại không làm được. Hoặc những người làm công
tác giáo dục chưa thấy được tầm quan trọng của đức tín tự tin trong
mỗi cá thểđể đưa vào giáo dục trong nhà trường. Trong các phương
pháp giảng dạy điều có nhưng phần lớn các giáo viên không chú ý tới.
Mặt khác đức tín tự tin ở các cá thể sẽ được hình thành trong hoạt
động học tập ở trường và các mối giao lưu với xã hội, với môi trường
mình đang sống. Trong các trường tiểu học hiện nay đã có đủ điều
kiện để giáo viên quan tâm tới việc rèn luyện đức tín tự tin cho học
sinh nhằm giúp các em phát triển toàn diện hơn.
Hiện nay học sinh tiểu học ở các trường nông thôn và vùng sâu vùng
xa chưa có đủ tự tin cần thiết để giúp đỡ các em nâng cao kết quả học
tập của mình. Qua nhiềøu năm giảng dạy ở trường, và tìm hiểu ở các
trường khác tôi thấy rằng trong một số trường thì những em ở khu vực
đông dân cư, tring tâm, gầøn chợ thì các em hoạt bát hơn, dạn dĩ, bình
tĩnh hơn các em ở sống trong ruộng, rẫy, hoặc nơi xa dân cư. Trong
các cuộc thi giữa các trường thì những trường ở thị trấn, thành phố đạt
kết quả khá hơn. Đó là một phần do các em đó năng lực nhiều hơn,
nhưng phần lớn là do các em đó có đủ tự tin hơn. Tự tin các em có
được là do trong cuộc sống hàng ngày các em tiếp xúc được với nhiều
mối quan hệ ở khu vực mình sing sống.
Qua những lý do trên tôi thấy việc rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh
là hết sức cần thiết, và chúng ta cần quan tâm tới.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
- Nhằm đánh giá lại công tác giáo dục đức tín tự tin ở các trường tiểu
học vùng nông thôn, vùng sâu, xa. Trong những năm qua và hiện nay.
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao ở các trường tiểu học vùng nông
thôn, vùng sâu, xa học sinh còn chưa có đủ đức tín tự tin cần thiết để
thể hiện hết năng lực vốn có của mình.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đức tính tự tin của học sinh ở
các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, xa để các em hoàn thiện
bản thân hơn.
III/ KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
1. Khách thể nghiên cứu bao gồm :
+ Không gian : Địa bàn chính xã Xuyên Mộc chủ yếu ở trường TH
Xuyên Mộc, địa bàn phụ gồm một trường thị trấn ( trường tiểu học
Láng Sim), trường Bông Trang là một trường vùng sâu thuộc xã nghèo
của huyện.
+ Thời gian : Năm học 2002 –2003 và năm học 2003-2004.
+ Học sinh lớp 4 và lớp 5. Đội ngũ thầy, cô giáo 3 trường trên cùng
thầy tổng phụ trách. Phụ huynh học sinh ở ba xã Xuyên Mộc, Bông
Trang và Thị trấn Phước Bửu.
2. Đối tượng nghiên cứu bao gồm :
+ Các phương pháp giáo dục đức tính tự tin ở lớp do giáo viên chủ
nhiệm đảm nhiệm.
+ Cách thức tổ chức tổ chức các hoạt động phong trào của đội, của
trường, của các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục tín tự tin ở học sinh.
+ Sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh học sinh đối với việc phát
triển đức tín tự tin của con em mình ở gia đình.
IV/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :
+ Phải chăng trong công tác giáo dục hiện nay ở các trường tiểu học
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa giáo viên chưa quan tâm đến quá
trình rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh. Trong nhu cầu đổi mới đâùt
nước với sự tiến bộ công nghệ thông tin khoa học, mỗi cá thể sống và
làm viêïc trong cộng đồng cần phải biết lối sống hòa nhập thì việc rèn
luyện đức tín tự tin, tự làm chủ bản thân mình trước người khác, trước
các môi trường xã hội cho học sinh là việc hết sức cần thiết. Và phải
chăng môi trường giáo dục trường học là nơi lý tưởng để phát triển
đức tính tự tin cho học sinh.
+ Ở lứa tuổi lớp 4, lớp 5 của học sinh tiểu học phải chăng bước đầu đã
hình thành và phát triển các tính cách như mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin
trong môi trường giáo dục ở nhà trường, và trong sự tiếp xúc với môi
trường cuộc sống hàng ngày ở gia đình và xã hội.
+ Có phải ở các trường tiểu học trường nào càng tổ chức nhiều phong
trào, những cuộc thi, vui chơi khi đó các em được tiếp xúc nhiều với
môi trường sinh hoạt tập thể, nhiều sự va chạm với thực tế thì học sinh
trường đó sẽ làm chủ được bản thân, bình tĩnh tự tin vào chính sức
mình, phát huy hết năng vốn có của mình nên thường có thành tích cao
trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao, thi lên lớp, hết cấp, và trong
cuộc sống sau này v.v…
+ Hiệïn nay đa số phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển toàn diện
của con em mình luôn mong muốn con em mình hơn người, nhưng
làm thế nào để phát huy hết khả năng của con cái họ? Đặt biệt là sự
phát triển đức tính tự tin cho con em mình thì họ còn thiếu kinh
nghiệm! Do đó người làm công tác giáo dục cần biết truyền đạt kinh
nghiệm đến cho phụ huynh để cùng phát huy hết chất lượng giáo dục.
Và có phải đó là phương pháp chia sẽ gắng nặng giáo dục đức tính tự
tin của nhà trường cho phụ huynh nhưng tác dụng giáo dục rất lớn?
V/ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI :
+ Có nên chăng một em học sinh học lực rất khá nhưng, trong các
cuộc thi thì kết quả rất thấp chỉ vì lý do : “Em run quá nên quên hết “.
Có nhiều người đổ thừa cho sự thất bại đó bằng câu : “Học tài thi
phận”. Hoặc có em bình thường có giọng hát rất hay nhưng khi lên sân
khấu thì hát lạc giọng. Và trong thi đấu thể thao nhiều em vào các giải
thi đấu cấp huyện, tỉnh thì thành tích lại thấp hơn nhiều so với lúc tập
dợt ở trường vv…Và những khuyết điểm của học sinh trên chúng ta có
thể khắc phục được hay không? Nhiệm vụ của đề tài này là đi giải
quyết vấn đề đó!.
+ Nguyên nhân :
Học sinh chưa có đầy đủ đức tính tự tin là do các em chưa được giáo
dục đến nơi đến chốn. Giáo viên, phụ huynh chưa quan tâm, coi trọng
đến việc giáo dục đức tính tự tin cho học sinh. Thậm chí nhiều giáo
viên cũng chưa hình thành được khái niệm “ Tựï tin “ thì nói gì đến
việc giáo dục cho học sinh.
Ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có
đầy đủ cơ sơ,û vật chất, để tổ chức các phong trào phát triển tính tự tin
cho học sinh. Các em còn thiếu những hoạt động có tính tập thể, cộng
đồng và sự va chạm, làm quen dần với môi trường cuộc sống hàng
ngày cần thiết để có thể phát triển, nâng cao tín tự tin trong mỗi bản
thân mình. Giáo viên chưa có kinh nghiệm để nâng cao đức tính tự tin
cho học sinh. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nâng
cao khả năng giáo dục sự tự tin cho học sinh.
+ Hướng giải quyết :
Tự tin ở đề tài này là sự tin tưởng vào bản thân mình vào năng lực vốn
có của một cá thể. Có tự tin thì khi làm việc thì cá thể đó sẽ có thêm
bình tĩnh, mạnh dạn, niềm tin để phát huy hết khả năng vốn có tạo ra
một năng suất cao nhất trong học tập và làm việc.
Muốn có được sự tự tin ở học sinh tiểu học thì nhiệm vụ của đề tài
này là :
- Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy trên lớp của giáo viên chủ
nhiện nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục đức tính tự tin của học
sinh.
- Cải tiến các công tác hoạt động phong trào của liên đội trong trường,
Cách thức phối hợp với các tổ chức đoàn, đội … ở địa phương, huyện ,
tỉnh tạo nhiều sân chơi cho các em va chạm, làm quen với cuộc sống.
- Cung cấp kiến thức, phương pháp cho phụ huynh nhằm rèn luyện,
nâng cao sự tự tin của con em mình.
VI/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
+ Phương pháp lấy tư liệu :
Trong quá trình nghiên cứu cần rất nhiều ý kiến, thông tin, tư liệu.
các ý kiến từ giáo viên hướng dẫn, giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng.
phụ huynh học sinh vv…Trong quá trình làm công tác giảng dạy nhiều
năm đã đúc kết được một số kinh nghiệm từ đồng nghiệp là nền tảng
giúp tôi nghiên cứu đề tài này.
+ Phương pháp học mà chơi, chơi mà học :
Đây là phương pháp giúp học sinh tham gia nhiều vào các hoạt động
nhóm và tập thể, giúp các em có hứng thú trong học tập, từ đó bớt rụt
rè, e thẹn và có thêm tự tin.
+ Phương pháp đàm thoại :
Đây là phương pháp nhằm tiếp thu ý kiến của phụ huny, học sinh, của
giáo viên chủ nhiệm. Đối với học sinh khi chúng ta trò chuyện trực
tiếp với các em tạo cho các em sự gần gũi, thương yêu, giúp các em có
kỹ năng diễn đạt lời nói trước người khác, trước đám đông từ đó các
em mạnh dạn tự tin hơn.
+ Phương pháp xử lý thông tin :
Hàng ngày tôi kịp thời xử lý các thông tin , kết quả thu thập được
trong quá trình nghiên cứu nhằm loại bỏ các biện pháp không thích
hợp, đi sâu các biện pháp có tác dụng tích cực. Có được những hiểu
biết sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu.
+ Phương pháp thực nghiệm :
Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh một số trường hợp
nhằm nâng cao tính tự tin cho học sinh. Sau đó cùng nhau phối hợp
đánh giá.
+ Phương pháp cải tiến :
Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra một
số phương pháp cải tiến để tìm ra giải pháp tốt nhất làm cơ sở nghiên
cứu.
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học :
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang
hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các
em chưa thích ứng được với môi trường mang tính nghiêm túc như :
Thi cử, kiểm tra, tham gia thi đấu ở các hội thi năng khiếu, thể thao
vv…Cho nên các em chưa thể hiện được hết khả năng của mình. Ở
mẫu giáo hoạt động chủ yếu của các em là :” Học mà chơi, chơi mà
học”. Nhưng sang bậc tiểu học các em lại sống trong môi trường giáo
dục thật sự, Nội qui trường lớp, các kỳ thi cử, các kỳ thi có tính
nghiêm túc làm cho tâm lý các em chưa thích nghi được. Các em
thường mất bình tĩnh, tự tin vào chính bản thân mình làm quên đi
những kỹ năng, kỹ xảo đã tiếp thu ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em bắt đầu phát triển khả
năng làm quen với môi trường, thích nghi với hoàn cảnh cao. Và đức
tính tự tin của các em cũng đang được hình thành và phát triển. Nếu
chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tới rèn
luyện cho các em thì sự tự tin của các em có cơ sở phát triển cao hơn
nâng cao được khả năng tiếp thu các kỹ năng , kỹ xảo mà chúng ta
truyền thụ cho các em.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt
chước, dễ thích nghi với môi trương sinh hoạt. Đây là điều kiện tốt để
giáo viên giáo dục sự tự tin cho các em. Nếu hàng ngày chúng ta cho
các em làm quen dần với nhiều hình thức mà các em sẽ va chạm trong
cuộc sống như : Thi cử, thi đấu, sinh hoạt trước tập thể… Thì sau này
trong thực tế cuộc sống các em đạt nhiều thành công hơn.
+ Những vấn đề lý luận khác :
Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục giáo dục cho học
sinh phát triển toàn diện về : “ Đức, Trí, The,Å Mỹ” , hình thành các
kỹ năng, kỹ xảo nhằm giúp các em hòa đồng với cuộc sống sau này.
Và đặc biệt là giáo dục đức tính tự tin cho học sinh là điều tối quan
trọng đây là khả năng giúp các em có thể học tập tốt ở các cấp học sau
này và có khả năng làm chủ mình trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với học sinh tiểu học thì học tập, tiếp thu kiến thức của các em là
vấn đề rất quan trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em
học cho có hiệu quả cao, phát huy hết năng lực vốn có của học sinh.
Hiện nay nhiều trường hay nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng các
hình thức học thêm, học hai buổi Đưa ra rất nhiều phương pháp
giảng dạy mà quên đi giáo dục cho các em biết cách ổn định tâm lý ,
bình tĩnh , tự tin trước một vấn đề khó khăn, nan giải.
Khả năng hình thành đức tính tự tin ở học sinh chủ yếu thông qua các
hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm. Trong sự tiếp súc hàng ngày của
các em đối với môi trường xung quanh. Do đó nhà trường, các tổ chức
ở địa phương, gia đình là môi trường tốt nhất tính tự tin ở học sinh.
Vậy chúng ta phải biết kết hợp hài hòa ba môi trường giáo dục này
nhằm phát huy tốt nhất khả năng giáo dục toàn diện.
II/ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU :
III/ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM :
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I/ KẾT LUẬN :
II/ KIẾN NGHỊ :
D. PHỤ LỤC.
I/ MẪU BẢNG ĐIỀU TRA :
1. Điểu tra ban đầu ở học sinh :
Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : . . . . . . . . . Trường : . . . . . . . . . . . . . . . .
Tên cha : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghề nghiệp :. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
Tên mẹ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghề
nghiệp :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Địa chỉ hiện nay : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Các em hãy điền dấu ( X ) vào các ô trống mà các em cảm thấy đúng
với bản thân mình nhất.
a) Trong các kỳ thi cuối học kỳ, cuối năm các em cảm thấy mình như
thế nào ?
Rất bình tĩnh nhớ được những gì mình đã học để làm bài.
Có mất bình tĩnh nhưng sau đó khi làm bài thì hết.
Mất bình tĩnh quên hết những gì mình đã học thuộc ở nhà.
Rất run, sợ không làm bài được mặt dù đề bài này ở bình thường mình
làm được.
b) Khi có dịp phát biểu trước đám đông. Hoặc trong các lần được tham
gia biểu diễn văn nghệ, thi đấu (thể thao), thi năng khiếu với các đơn
vị bạn khác trường em cảm thấy như thế nào ?
Rất bình thường như đang ở trường.
Có mất bình tĩnh nhưng sau đó khi thi thì hết.
Mất bình tĩnh không thể hiện tốt khả năng vốn có của mình.
Rất run, sợ không thể tham gia được.
( Phiếu này được phát cho 300 học sinh ở ba trường đang nghiên cứu,
nhằm nắm bắt được sự tự tin của từng đối tượng học sinh. Thông qua
nghề nghiệp Bố, Mẹ , địa chỉ ta nắm bắt được hoàn cảnh sống của các
em. Từ đó có nhận tổng kết sự tự tin của học sinh ở các môi trường
khách nhau ).
1. Điểu tra ban đầu từ giáo viên :
Họ và tên giáo viên chủ nhiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chủ nhiệm lớp : . . . . . . . . . Trường : . . . . . . . . . . . . . . . .
+Tổng số học sinh lớp : . . . . . học sinh.
+Số học sinh con nhà nghèo : . . . . . học sinh.
+Số học sinh nhà sốngû khu vực trung tâm huyện (xã) : . . . . . học
sinh.
+Số học sinh thuộc dân tộc ít người : . . . . . học sinh.
Nhận xét của giáo viên về học sinh của lớp mình phụ trách. Khả
năng thể hiện đức tính tự tin ( bình tĩnh, mạnh dạn) của học sinh lớp
mình khi được gọi lên bảng hoặc trong các cuộc thi cử quan trọng.
-Khả năng thể hiện hết năng lực vốn có của học sinh :. . . .em, đạt . . .
%
-Khả năng thể hiện 80% năng lực vốn có của học sinh :. . . .em, đạt . . .
%
-Khả năng thể hiện 50% năng lực vốn có của học sinh :. . . .em, đạt . . .
%
-Không khả năng thể hiện năng lực vốn có của học sinh:. . . .em,
đạt . . .%
( Phiếu này được phát cho 20 giáo viên chủ nhiệm ở ba trường đang
nghiên cứu, nhằm nắm bắt được sự đánh giá từ phía giáo viên khả
năng sự tự tin của học sinh. Qua đó nắm bắt được tỷ lệ học sinh ở các
khu vực khác nhau thì khả năng thể hiện sự tự tin như thế nào ).
1. Điểu tra ban đầu ở phụ huynh :
Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : . . . . . . . . . Trường : . . . . . . . . . . . . . . . .
Tên cha : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghề nghiệp :. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
Tên cha : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghề nghiệp :. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
Địa chỉ hiện nay : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
*Anh (chị ) hãy điền dấu ( X ) vào các ô trống mà Anh (chị ) cảm thấy
đúng với con em mình nhất.
-Trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, khi Anh (chị ) giao cho con
em mình công viêc vừa với khả năng của con em. Thì Anh (chị ) có
nhận xét điều gì ?
Các em luôn hoàn thành tốt các công việc được giao so với năng lực
vốn có.
Hoàn thành chưa hoàn chỉnh lắm công việc so với năng lực vốn có.
Chỉ làm được một nữa công việc được giao so với năng lực vốn có.
Thường xuyên không hoàn thành các công việc được giao so với năng
lực vốn có.
( Phiếu này được phát cho 300 phụ huynh ở ba trường đang nghiên
cứu, nhằm nắm bắt được sự tự tin, khả năng tự làm chủ mình của từng
đối tượng học sinh trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình. Thông qua
nghề nghiệp Bố, Mẹ , địa chỉ ta nắm bắt được hoàn cảnh sống của các
em đã ảnh hưởng đến tính tự tin trong các em. Từ đó có nhận tổng kết
sự tự tin của học sinh ở các môi trường khách nhau ).
I/ MẪU BẢNG ĐIỀU TRA THEO DÕI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1. Điểu tra ban đầu ở học sinh :
Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : . . . . . . . . . Trường : . . . . . . . . . . . . . . . .
Tên cha : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghề nghiệp :. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
Tên mẹ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghề
nghiệp :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Địa chỉ hiện nay : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Các em hãy điền dấu ( X ) vào các ô trống mà các em cảm thấy đúng
với bản thân mình nhất.
a) Trong các kỳ thi cuối học kỳ, cuối năm các em cảm thấy mình như
thế nào ?
Rất bình tĩnh nhớ được những gì mình đã học để làm bài.
Có mất bình tĩnh nhưng sau đó khi làm bài thì hết.
Mất bình tĩnh quên hết những gì mình đã học thuộc ở nhà.
Rất run, sợ không làm bài được mặt dù đề bài này ở bình thường mình
làm được.
b) Khi có dịp phát biểu trước đám đông. Hoặc trong các lần được tham
gia biểu diễn văn nghệ, thi đấu (thể thao), thi năng khiếu với các đơn
vị bạn khác trường em cảm thấy như thế nào ?
Rất bình thường như đang ở trường.
Có mất bình tĩnh nhưng sau đó khi thi thì hết.
Mất bình tĩnh không thể hiện tốt khả năng vốn có của mình.
Rất run, sợ không thể tham gia được.
( Phiếu này được phát cho 300 học sinh ở ba trường đang nghiên cứu,
nhằm nắm bắt được sự tiến bộvề đức tính tự tin của từng đối tượng học
sinhtrong ba tháng áp dụng thực nghiệm.).
1. Điểu tra ban đầu từ giáo viên :
Họ và tên giáo viên chủ nhiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chủ nhiệm lớp : . . . . . . . . . Trường : . . . . . . . . . . . . . . . .
+Tổng số học sinh lớp : . . . . . học sinh.
+Số học sinh con nhà nghèo : . . . . . học sinh.
+Số học sinh nhà sốngû khu vực trung tâm huyện (xã) : . . . . . học
sinh.
+Số học sinh thuộc dân tộc ít người : . . . . . học sinh.
Nhận xét của giáo viên về học sinh của lớp mình phụ trách. Khả
năng thể hiện đức tính tự tin ( bình tĩnh, mạnh dạn) của học sinh lớp
mình khi được gọi lên bảng hoặc trong các cuộc thi cử quan trọng. Sau
3 tháng thể nghiệm chương trình.
-Khả năng thể hiện hết năng lực vốn có của học sinh :. . . .em, đạt . . .
%
-Khả năng thể hiện 80% năng lực vốn có của học sinh :. . . .em, đạt . . .
%
-Khả năng thể hiện 50% năng lực vốn có của học sinh :. . . .em, đạt . . .
%
-Không khả năng thể hiện năng lực vốn có của học sinh:. . . .em,
đạt . . .%
( Phiếu này được phát cho 20 giáo viên chủ nhiệm ở ba trường đang
nghiên cứu, nhằm nắm bắt được sự đánh giá từ phía giáo viên khả
năng tiến bộ sự tự tin của học sinh. Qua đó nắm bắt được tình hình học
sinh ở các trường tiến bộ như thế nào để có biện pháp tốt hơn ).
1. Điểu tra ban đầu ở phụ huynh :
Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : . . . . . . . . . Trường : . . . . . . . . . . . . . . . .
Tên cha : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghề nghiệp :. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
Tên cha : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghề nghiệp :. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . .
Địa chỉ hiện nay : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
*Anh (chị ) hãy điền dấu ( X ) vào các ô trống mà Anh (chị ) cảm thấy
đúng với con em mình nhất. Trong 3tháng trở lại đây.
-Trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, khi Anh (chị ) giao cho con
em mình công viêc vừa với khả năng của con em. Thì Anh (chị ) có
nhận xét điều gì ?
Các em luôn hoàn thành tốt các công việc được giao so với năng lực
vốn có.
Hoàn thành chưa hoàn chỉnh lắm công việc so với năng lực vốn có.
Chỉ làm được một nữa công việc được giao so với năng lực vốn có.
Thường xuyên không hoàn thành các công việc được giao so với năng
lực vốn có.
( Phiếu này được phát cho 300 phụ huynh ở ba trường đang nghiên
cứu, nhằm nắm bắt được sự tự tin, khả năng tự làm chủ mình của từng
đối tượng học sinh trong cuộc sống hàng ngày ở gia đìnhtrong 3 tháng
thể hiện thực nghiệm.).