Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giáo dục đức tính tự tin cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.77 KB, 15 trang )

BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 1 NGUYỄN HỒNG HÀ
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
I/ LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến vấn đề giáo dục học sinh phát triển toàn diện thì hiện nay xã
hội đề cập rất nhiều. Các biện pháp, phương pháp giáo dục học sinh toàn
diện rất nhiều sách báo đã ghi chép. Các nhà tâm lý cũng đã tốn nhiều giấy
mực để phân tích tâm sinh lý của các em. Nếu chúng ta - những người làm
công tác giáo dục biết lưạ chọn những phương pháp tốt, thích hợp để áp
dụng vào công việc giáo dục trẻ thì sẽ có kết quả rất tốt .
Là Phó hiệu trưởng của trường Tiểu học Xuyên Mộc từ niên học 2006
đến nay, tôi rất chú trọng đến việc giáo dục đức tín tự tin cho học sinh. Đặc
biệt tìm mối liên quan giữa công tác dạy học vớiø việc giáo dục đức tín tự tin
cho học sinh. Tôi đã cố gắng tìm những biện pháp và phương pháp tốt nhất
để giáo viên giáo dục các em phát triển toàn diện cả về đức lẫn tài, để các
em thể hiện cao nhất năng lực vốn có của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Qua việc tìm hiểu học hỏi ở sách báo, các đồng nghiệp có nhiều kinh
nghiệm trong nghề và những kiến thức học được ở các thầy cô trong trường
Sư Phạm, cùng với sự tìm hiểu thực tế và rút tỉa những kinh nghiệm trong
quá trình làm việc. Nay tôi xin viết ra một số phương pháp, biện pháp mà tôi
tâm đắc để các Bạn Đồng Nghiệp cùng tham khảo. Vì đây là những ý kiến
của riêng tôi, nếu có điều gì chưa thích hợp mong các Bạn góp ý. Tôi rất
mong sự tham gia góp ý của các Bạn. Xin chân thành cảm ơn!
II/ YÊU CÂU CÔNG VIỆC
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục cho học sinh phát triển
toàn diện về : “Đức, Trí, The,Å Mỹ”. Giúp học sinh đạt được kết quả cao nhất
khi thực hiện một công việc nào đó cuộc sống. Giúp học sinh làm chủ được
bản thân, hiểu được năng lực thật sự của chính bản thân mình để để dàng
hòa nhập vào cuộc sống xã hội sau này.
Tự tin là khả năng làm chủ được bản thân, tin tưởng vào năng lực
chính bản thân mình. Một cá thể có tự tin thì khi làm việc sẽ đạt được kết
quả tối ưu nhất. Còn nếu cá thể không có được đức tín tự tin thì khi làm việc


không thể hiện được kết quả cao, nhiều khi phản lại tác dụng. Khi thiếu tự
tin thì không thể quyết đoán được công việc mình sẽ làm, làm mất đi nhiều
cơ hội trong cuộc sống.
Theo đà phát triển đi lên của xã hội, thì yêu cầu về giáo dục cũng
được nâng cao. Xã hội chúng ta đòi hỏi kết quả của ngành sư phạm không
phải là chúng ta dạy cho học sinh điều gì, hay học sinh học cái gì mà là học
sinh sẽ thể hiện những điều mình đã học có kết quả tối ưu nhất không? Có
làm được điều gì có ích cho xã hội hay không? Có đem những kó năng kiến
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 2 NGUYỄN HỒNG HÀ
thức của mình đã học áp dụng vào cuộc sống hay không? Nhưng muốn làm
được điều đó thì ngoài việc cung cấp kiến thức các kó năng, kó xảo cho học
sinh thì chúng ta cần phải tập cho học sinh đức tín mạnh dạn, bình tónh, tự
làm chủ bản thân (Tự tin) để đạt được kết quả cao nhất khi thực thi một
công việc. Một số phụ huynh rất chăm lo đến con cái muốn con thành đạt
hơn người nhưng lại coi nhẹ việc tập cho con cái mình bình tónh, mạnh dạn,
làm việc một cách độc lập trong những môi trường cuộc sống thực tiễn.
Hiện nay học sinh ở một số trường đặc biệt là các trường vùng nông
thôn và các trường ở vùng sâu người làm công tác giáo dục chưa quan tâm
đến việc rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh. Cho nên nhiều em vì thiếu tự
tin nên không thể hiện tốt được năng lực vốn có của mình trong cuộc sống
hàng ngày. Có những công việc mà các em đã học, đã làm được nhưng khi
tham gia vào thực hành, hay cần thể hiện ra trước đám đông, hoặc trong các
cuộc thi thì các em lại không thực hiện được kết quả cao. Quả là một điều
đáng tiếc!.
Qua nhiềøu năm công tác ở trường, và tìm hiểu ở các trường khác tôi
thấy rằng trong một trường thì những em ở khu vực đông dân cư, trung tâm,
gầøn chợ thì các em hoạt bát, dạn dó, bình tónh trước mọi tình huống hơn các
em ở sống trong ruộng, rẫy, hoặc nơi xa dân cư. Trong các cuộc thi giữa các
trường thì những trường ở thò trấn, thành phố luôn đạt kết quả khá hơn. Theo
nhận xét của tôi đó là một phần do các em đó có nhiều năng lực hơn, nhưng

phần lớn là do các em đó có đủ sự tự tin. Tự tin các em đó có được là do
trong cuộc sống hàng ngày các em thường xuyên tiếp xúc, va chạm được
với nhiều mối quan hệ (Như những người buôn bán, nhiều nhóm bạn bè khu
chợ, trung tâm) ở khu vực mình sinh sống, thường xuyên sinh hoạt trong môi
trường tập thể.
Ngoài ra hiện nay những người làm công tác giáo dục chưa thấy được
tầm quan trọng của đức tín tự tin trong mỗi cá thể để đưa vào giáo dục trong
nhà trường. Trong các phương pháp giảng dạy ở các bộ môn điều có nhưng
phần lớn các giáo viên không chú ý tới.
Như ta đã biết đức tín tự tin ở các cá thể sẽ được hình thành, phát triển
trong hoạt động học tập, vui chơi ở trường và trong các mối giao lưu với xã
hội với môi trường mình đang sống. Trong các trường tiểu học hiện nay đã
có đủ điều kiện để chúng ta quan tâm tới việc rèn luyện đức tín tự tin cho
học sinh nhằm giúp các em phát triển toàn diện hơn. Trong đó phong trào
Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất có nhiều hình thức sinh hoạt
cộng đồng, ở đây các em được rèn luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình
thương của bè bạn, thầy cô. Hoạt động Đội là hoạt động phong phú với
nhiều hình thức, mang tính trực quan sinh động với các hoạt động mang tính
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 3 NGUYỄN HỒNG HÀ
đội nhóm, các em được giao lưu, tiếp xúc với bạn bè thầy cô các tổ chức xã
hội có điều kiện thể hiện năng lực của mình, hoạt động của đội là hoạt động
giáo dục toàn diện ngoài việc cung cấp các kiến thức, kó năng, kó xảo ( Như
thể thao, kó năng trại, nghi thức đội, các hoạt động phong trào) mà các em
thường gặp trong cuộc sống nó còn đưa các em vào các mối giao lưu trong
xã hội từ đó các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào bản thân mình. Do đó
hoạt động Đội là môi trường rèn đức tín tự tin đầy hiệu quả cho đội viên,
học sinh.
Qua những lý do trên tôi thấy việc vận dụng hoạt động Đội, vai trò của
Tổng phụ trách trong việc rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh là hết sức
cần thiết, và chúng ta cần quan tâm tới việc rèn luyện đức tín tự tin ở học

sinh như thế nào để đạt hiệu quả nhất đó là điều nên bàn và nên làm nhất
trong tình hình hiện nay.
III/ TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XUYÊN MỘC TRONG NHỮNG
NĂM QUA.
Trường tiểu học Xuyên Mộc cũng như một phần lớn các trường trong
huyện, là trường nông thôn còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất, dân
trí còn thấp, nhiều người dân còn mù chữ, dân tộc ít người lại đông. Trong
cuộc sống hàng ngày các em hiếm có các mối giao lưu rộng rãi, các sinh
hoạt mang tính tập thể. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán
trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh
hưởng nhiều đến kết quả của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em
trong trường còn thiếu sự bình tónh, tự tin trong các cuộc thi như học kỳ, thi
cuối cấp hay trong các buổi giao lưu thi đấu do huyện, tỉnh tổ chức nên kết
quả đạt chưa cao. Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, nhút nhát khi lên
sân khấu, thiéu sự mạnh dạn khi đứng trước đám đông làm cho các em
không phát huy được khả năng thật sự của mình.
Trong những năm qua hiện tượng học sinh thiếu tự tin trong trường rất
phổ biến, là hiện tượng luôn làm cho ban giám hiệu cũng như các giáo viên
luôn trăn trở. Do đó việc rèn lện cho các em có đầy đủ sự tự tin, bình tónh,
mạnh dạn cho học sinh luôn được BGH và tập thể giáo viên đặt lên vò trí
hàng đầu, đặc biệt là trong phong trào đội .
IV/ MỤC ĐÍCH TIỂU LUẬN :
- Nhằm đánh giá lại công tác giáo dục đức tín tự tin ở các trường tiểu
học vùng nông thôn, vùng sâu, xa. Trong những năm qua và hiện nay.
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao ở các trường tiểu học vùng nông
thôn, vùng sâu, xa học sinh còn chưa có đủ đức tín tự tin cần thiết để thể
hiện hết năng lực vốn có của mình.
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 4 NGUYỄN HỒNG HÀ
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đức tính tự tin của học sinh
ở các trường tiểu học chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để các

em hoàn thiện bản thân hơn.
V/ NHIỆM VỤ TIỂU LUẬN:
+ Có nên chăng một số em học lực hàng ngày ỏ lớp khá, giỏi nhưng
trong các cuộc thi lại đạt điểm kém chỉ vì lý do : “Em run quá nên quên hết “.
Có nhiều người đổ thừa cho sự thất bại đó bằng câu : “Học tài thi phận”.
Hoặc có em bình thường có giọng hát rất hay nhưng khi lên sân khấu thì hát
lạc giọng, quên cả lời hát. Trong thi đấu thể thao nhiều em vào các giải thi
đấu cấp huyện, tỉnh thì thành tích lại thấp hơn nhiều so với lúc tập dợt ở
trường vv…
Ngay cả người lớn cũng vậy nhiềøu người lần đầu cầm Mi-cro đứng
trước đám đông thì không thể nào nói được nên lời mặc dù hàng ngày “Thì
mồm năm, miệng bảy”. Và nhiều người lớn cũng hay mất tự tin khi ra trước
đám đông hay khi làm việc gì quan trọng. Có một giáo viên khi ở đứng lớp
thì dạy rất hay khi ra hội giảng cấp huyện, tỉnh thì không thể dạy được giọng
nói cứ ấp a, ấp úng, mồ hôi đổ giọt và tất nhiên tiết dạy đã thất bại. Bởi vì
sao? Tại run quá!.
Trong thể thao, cũng vậy vấn đề giải quyết tâm lý, là vấn đề đầu tiên
mà huấn luyện viên luôn rèn luyện cho học trò của mình.
Vậy chúng ta phải làm như thế nào để các em học sinh, đội viên có
được sự tự tin cần thiết để giúp các em học tập trong hiện tại và trong cuộc
sống sau này có thể không gặp thất bại bởi thiếu tự tin.
Và những khuyết điểm đó chúng ta có thể khắc phục được hay không?
Nhiệm vụ của tiểu luận này là đi giải quyết vấn đề đó!.
+ Nguyên nhân :
Học sinh chưa có đầy đủ đức tính tự tin là do các em chưa được giáo
dục đến nơi đến chốn. Các em chưa làm quen được với những môi trường
cuộc sống hàng ngày, cho nên khi gặp vấn đề mới lạ thì các em bò mất tự
chủ ngay. Giáo viên, phụ huynh chưa quan tâm, coi trọng đến việc giáo dục
đức tính tự tin cho học sinh. Thậm chí nhiều giáo viên cũng chưa hình thành
được khái niệm “Tựï tin “ thì nói gì đến việc giáo dục cho học sinh.

Khi mà khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì hiện tượng học
sinh sau giờ học thì suốt ngày dán mắt vào các chương trình của đài truyền
hình, vào máy tính với các trò chơi gam, chát, hay bấm điện tử vv Hàng
ngày các em tự cô lập mình, các em ít được giao lưu với tập thể, với cộng
đồng, do đó các em dễ dàng có cuộc sống khép kín, hay tự ti mặc cảm
trước đám trong, trước mọi người.
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 5 NGUYỄN HỒNG HÀ
Ở các trường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có đầy đủ cơ
sơ,û vật chất, để tổ chức các phong trào nhằm phát triển tính tự tin cho học
sinh. Các em còn thiếu những hoạt động có tính tập thể, cộng đồng và sự
va chạm, làm quen dần với môi trường cuộc sống cần thiết để có thể phát
triển, nâng cao tín tự tin trong mỗi bản thân mình. Giáo viên chưa có kinh
nghiệm để nâng cao đức tính tự tin cho học sinh. Chưa có sự phối hợp chặt
chẽ với phụ huynh để nâng cao khả năng giáo dục sự tự tin cho học sinh.
Nhiều trường hoạt động phong trào còn bỏ ngỏ. Tổng phụ trách không làm
việc. (Vì kiêm nhiệm, mắc đứng lớp, không có kinh phí tổ chức phong trào,
ban giám hiệu không quan tâm tới các hoạt động đội nhóm).
+ Hướng giải quyết :
Tự tin ở tiểu luận này là sự tự tin tưởng vào bản thân, vào năng lực
vốn có của mỗi cá thể. Đó là sự bình tónh, mạnh dạn, có niềm tin để phát
huy hết khả năng vốn có tạo ra một năng suất cao nhất trong học tập và
làm việc.
Muốn rèn luyện đức sự tự tin ở học sinh thì nhiệm vụ của tiểu luận
này là :
- Tổng phụ trách đội phải biết phối hợp công tác đội với BGH, giáo
viên chủ nhiện nhằm nâng cao chất lượng của việc giáo dục đức tính
tự tin cho học sinh.
- Cải tiến công tác, vai trò của tổng phụ trách đội các hoạt động phong
trào đội, tổ chức đoàn, xã hội ở đòa phương, huyện, tỉnh tạo nhiều sân
chơi cho các em va chạm, làm quen với môi trường cuộc sống. Từ đó

hình thành tạo cho các em có được bản lãnh trong cuộc sống sau này.
- Cung cấp kiến thức, phương pháp cho phụ huynh nhằm rèn luyện,
nâng cao sự tự tin của con em mình.
B. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN.
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học :
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn đònh, đang
hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em
chưa thích ứng được với môi trường mang tính nghiêm túc như : Thi cử,
kiểm tra, tham gia thi đấu ở các hội thi năng khiếu, thể thao vv…Cho nên các
em chưa thể hiện được hết khả năng của mình. Ở mẫu giáo hoạt động chủ
yếu của các em là:” Học mà chơi, chơi mà học”. Nhưng sang bậc tiểu học
các em lại sống trong môi trường giáo dục thật sự, Nội qui trường lớp, các
kỳ thi cử, các kỳ thi có tính quan trọng làm cho tâm lý các em chưa thích
nghi được. Các em thường mất bình tónh, mất tự tin vào chính bản thân mình
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 6 NGUYỄN HỒNG HÀ
từ đó quên đi những kỹ năng, kỹ xảo đã tiếp thu làm ảnh hưởng đến chất
lượng học tập, thi đấu.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em bắt đầu phát triển khả
năng làm quen với môi trường, thích nghi với hoàn cảnh cao. Và đức tính tự
tin của các em cũng đang được hình thành và phát triển. Nếu chúng ta
những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tới rèn luyện cho các em
thì sự tự tin của các em có cơ sở phát triển cao hơn nâng cao được khả năng
tiếp thu các kỹ năng, kỹ xảo mà chúng ta truyền thụ cho các em.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt
chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt. Đây là điều kiện tốt để giáo
viên giáo dục sự tự tin cho các em. Nếu hàng ngày chúng ta cho các em
làm quen dần với nhiều hình thức mà các em sẽ va chạm trong cuộc sống
như : Thi cử, thi đấu, sinh hoạt trước tập thể, sinh hoạt phong trào, tham gia
đội nhóm… Thì sau này trong thực tế cuộc sống các em sẽ tự tin hơn đạt

nhiều thành công hơn.
+ Những vấn đề lý luận khác :
Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục giáo dục cho
học sinh phát triển toàn diện về : “ Đức, Trí, The,Å Mỹ” , hình thành các kỹ
năng, kỹ xảo nhằm giúp các em có được một bản lónh cần thiết để hòa đồng
với cuộc sống sau này. Và đặc biệt là giáo dục đức tính tự tin cho học sinh
là điều tối quan trọng đây là khả năng giúp các em có thể học tập tốt ở các
cấp học sau này và có khả năng làm chủ mình trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với học sinh thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn
đề rất quan trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em học cho
có hiệu quả cao, phát huy hết năng lực vốn có của học sinh. Hiện nay nhiều
trường hay nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng các hình thức học thêm,
học hai buổi Đưa ra rất nhiều phương pháp giảng dạy mà quên đi giáo dục
cho các em biết cách ổn đònh tâm lý , bình tónh , tự tin trước một vấn đề khó
khăn, nan giải.
Khả năng hình thành đức tính tự tin ở học sinh chủ yếu thông qua các
hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm. Trong sự tiếp súc hàng ngày của các
em đối với môi trường xung quanh. Do đó trong nhà trường đặc biệt là phong
trào đội với vai trò tổng phụ trách, các tổ chức ở đòa phương, gia đình là môi
trường tốt nhất tính tự tin ở học sinh. Vậy chúng ta phải biết kết hợp hài hòa
ba môi trường giáo dục này nhằm phát huy tốt nhất khả năng giáo dục toàn
diện.
II/ TỔNG PHỤ TRÁCH – PHONG TRÀO ĐỘI VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC TÍN TỰ TIN CHO HỌC SINH :
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 7 NGUYỄN HỒNG HÀ
Từ những cơ sở lí luận trên và trong thực tế tôi nhận thấy rằng ở
trường nào có hoạt động đội mạnh thì trường đó học sinh rất tự tin, rất mạnh
dạn khi ra trước đám đông và thường có kết quả cao trong các cuộc thi. Do
đó ban giám hiệu và tổng phụ trách các trường cần quan tâm hơn đến việc
giáo dục đức tín tự tin cho học sinh, đội viên. Để tiến hành nâng cao đức tín

tự tin cho học sinh ở trường TH Xuyên Mộc tôi thực hiện theo các bước sau :
1.Tổng phụ trách cần tổ chức nhiều hoạt động phong trào cho các
em tham gia sinh hoạt :
- Như đã nói ở trên đức tín tự tin ở các em sẽ được hình thành, phát
triển trong hoạt động học tập, vui chơi ở trường và trong các mối giao lưu với
xã hội, với môi trường mình đang sống. Cho nên để các em mạnh dạn, bình
tónh, tự làm chủ mình thì chúng ta ngay từ bây giờ phải tập cho các em quen
dần với môi trường cuộc sống bằng cách tổ chức nhiều phong trào hoạt
động vui chơi để các em tham gia như các phong trào thể thao, cắm trại,
văn nghệ vv…Khi các em càng tham gia nhiều phong trào thì trong các
phong trào đó các em sẽ được làm quen với sinh hoạt tập thể, làm quen với
việc đứng trước đám đông qua đó rèn luyện cho các em càng mạnh dạn, tự
tin hơn.
VD : Khi tổ chức cắm trại hay văn nghệ tôi thấy các em rất hăng say
trong việc tập dợt, chuẩn bò tham gia. Nhiều em bông nhiên trở nên hoạt bát,
dạn dó hẵn lên.
- Tôi thường đưa các em vào các hoạt động đội nhóm mang hình thức
tự quản.
Ví dụ : Như sinh hoạt sao nhi đồng hàng tuần vào thứ năm, Sinh hoạt
tập thể múa hát vào thứ sáu hàng tuần , đội nghi thức vv các phong trào
này các em tự quản lấy. Tôi chỉ họp BCH chi đội, liên đội phổ biến kế hoạch
sau đó các em tự về phổ biến, phân công các đội viên trong lớp cùng nhau
làm việc để hoàn thành kế hoạch được giao. Thường những em đội viên lớn
(lớp 4,5) kèm cặp các em đội viên nhỏ (lớp 3), nhi đồng (lớp 1,2). Từ đó tạo
cho các em có khả năng mạnh dạn tư tin trong công tác quản trò, biết tự tổ
chức các hoạt động trong việc sinh hoạt trước cộng đồng.
- Trong những ngày lễ lớn tôi tổ chức các cuộc trò chuyện, phỏng vấn
giữa các em và những vò khách được mời để cho các em cảm thấy được tự
tin, mạnh dạn hơn.
VD: Tổ chức mời các : “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, ”Các chú thương

binh”. Cho các em phỏng vấn theo ý thích của mình.(Nhưng những câu hỏi
các em đều được thông qua tôi để tránh những câu hỏi không đúng) Hay
những gương học tốt trong trường ,những bạn làm việc tốt ,v.v…Được tôi tổ
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 8 NGUYỄN HỒNG HÀ
chức giao lưu với toàn thể học sinh trong trường để các em tự trao đổi, nói
chuyện học hỏi nhau cho thêm dạn dó.
- Hiện nay nhiều trường cho rằng mình không có kính phí tổ chức hoạt
động phong trào nhằm nâng cao khả năng giáo dục đức tín tự tin cho học
sinh. Vậy tại sao khi thực hiện phong trào ta phối hợp với các tổ chức đòa
phương để tạo nguồn kinh phí hoạt động.
VD: Tôi thường xuyên phối hợp với trung tâm văn hoá, Đoàn xã Xuyên
Mộc để tổ chức cho các em tham gia nhiều phong trào ngoài nhà trường. Ở
đây bên trung tâm văn hoá xã, Đoàn xã sẽ lo kinh phí tổ chức, khen thưởng,
trường sẽ tiến hành tập dợt, vận động các em tham gia. Trong năm trường đã
phối hợp được hai buổi thi thể thao với 8 bộ môn, hai hội thi cắm hoa, ba
đêm diễn văn nghệ tổng cộng có hơn 900 lượt học sinh trực tiếp tham gia.
Với kinh phí hơn sáu triệu đồng.
- Ngoài ra để hạn chế việc thiếu hụt kinh phí chúng ta nên tổ chức cho
học sinh tham gia những phong trào ít tốn kém về kinh phí.
Ví dụ : Tôi tổ chức phong trào hội khoẻ cấp trường không tổ chức phát
thưởng nhưng nhấn mạnh cho các em rằng : Cuộc thi này rất quan trọng đó
là chọn nghững em giỏi nhất để đi thi cấp huyện do đó phong trào không
kém phần sôi nỗi. Hay tôi tổ chức sinh hoạt vui chơi múa hát tập thể tại
trường vùa mang tín tập thể, giao lưu cao nhưng lại ít tốn kinh phí.
* Nhưng trong việc tổ chức hoạt động phong trào chúng ta cần lưu ý
những điểm sau để nâng cao tín tự tin cho học sinh, đội viên:
a) Các phong trào cần tạo điều kiện cho tất cả các em điều tham gia
đừng để tình trạng chỉ có một số em nồng cốt tham gia là chính.
Ví dụ : Khi tổ chức chơi thể thao ở trường, trong cắm trại thì tôi cho mỗi
em chỉ được tham gia một môn thôi. Như vậy thì em nào cũng điều được

tham gia. Trong phong trào văn nghệ sẽ khuyến khích cho các lớp có nhiều
bạn tham gia. Cả lớp đều tham gia thì trong phong trào thi đua sẽ được chấm
thêm điểm. Làm sao cho tát cả các em đều có cơ hội tham gia vào sinh hoạt
đọi nhóm phong trào.
b) Trong hoạt động phong trào nên đề ra những công việc vừa sức cho
các em, nếu ngay từ đầu các em được giao một việc ngoài khả năng của
mình thì các em sẽ mất bình tónh ngay và từ đó về sau tâm lý lo sợ luôn ám
ảnh các em làm các em mất tự tin khi làm các công việc khác.
VD : Như trong hội thi “Kiến Thức Tiểu học” thì những câu hỏi đầu tiên
là những câu hỏi dễ sao cho tất cả các em đều có thể trả lời được rồi từ từ
nâng độ khó lên. Có như vậy ngay từ đầu các em không bò khớp.
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 9 NGUYỄN HỒNG HÀ
c) Trong các phong trào TPT cần để cho các em là người chủ động, tử
quản còn TPT chỉ nên làm giám sát, hướng dẫn. Nhiều trường tổng phụ
trách hoặc giáo viên chủ nhiệm luôn làm giùm các công việc của các em.
Làm mất đi ý thức tự quản trong học sinh do đó tính tự tin ở học sinh không
phát huy được.
VD : Trong các buổi diễn văn nghệ nên để các em làm người dẫn
chương trình như vậy là ta đã tạo điều kiện cho một em có khả năng rèn
luyện khả năng nói trước đám đông. Hoặc phát động trình măng non “Trồng
và chăm sóc bồn hoa” thì TPT giao chi đội tự làm, tự thiết kế bồn cách trồng
có như vậy thi hoàn thành các em mới biết rỏ được khả năng chính của
mình từ đó các em sẽ được tự tin thêm.
d) Trong các cuộâc thi không nên tổ chức cho có hình thức, tấùt cả các
phong trào đều phải chuẩn bò chu đáo từ trước các bước chuẩn bò, như có
ban giám khảo, người dẫn chương trình, các bước chuẩn bò dụng cụ vv Để
cho các em thấy rõ tầm quan trọng của phong trào đó. Cần tạo ra một
không khí thi đua sôi nỗi, hào hứng. Nhưng cũng phải hết sức trang nghiêm
và cẳng thẳng để rèn luyện thần kinh các em.
VD: Khi tổ chức hội thi thể thao thì phải cần có đầy đủ BGH giáo viên

chủ nhiệm, và tất cả em học sinh khác phải có mặt để cổ vũ nhằm tạo
không khí vưà sôi nỗi vừa căng thẳng, mang tính hấp dẫn và thi đua.
2. Hướng dẫn các em biết giữ bình tónh trước một công việc quan
trọng :
Ở các trường hiện nay TPT thường là người huấn luyện và dẫn các em
thi đấùu các môn TDTT, các hội thi thường tôi tập cho các em giữ vững tâm
lý là điều trên hết làm sao cho các em khi làm việc gì đó căng thẳng thần
kinh thì các em phải cố giữ bình tónh không được lo sợ. Để làm được việc
này tôi thường tập cho học sinh những việc như sau :
Khi trước trận đấu, trước kỳ thi, khi lên sân khấu nếu các em cảm thấy
run, lo âu thì trước khi bước ra sân khấu hay vào sân thi nên ưỡn ngực lên
hít một hơi thật sâu rồi thở nhanh ra (làm 1 đến 3 lần như vậy), hoặc nhắm
mắt lại đếm chậm từ một đến mười, thì sẽ thấy hết run, sợ ngay.
Khi lên sân khấu, hay trong thi cử nếu bò lo sợ thì không nên vào một
khán giả, ban giám khảo, giám thò mà hãy nhìn vào một điểm nào đó ở trước
mặt như bức tường, khoảng không phía trước chẳng hạn.
Khi tập dợt ở trường tôi luôn tạo một tâm lý thi đấu căng thẳng để các
em làm quen dần.
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 10 NGUYỄN HỒNG

VD : Như đưa các em tập những nơi chưa quen như sân khác, trường
khác. Vận động cổ động viên thật nhiều đến hò reo, la hét để tạo không khí
căng thẳng cho các em quen dần.
3. Cần quan tâm nhiều đến những em còn nhút nhát, rụt rè, luôn
mất bình tónh trước tập thể :
Hầu như đa số những học sinh tiểu học các em mới bước vào môi
trường học tập thật sự nên các em thường ngại tiếp xúc với bạn bè, thầy cô
để thổ lộ tâm tình hay học hỏi. Đặc biệt là những em có tính tình nhút nhát,
rụt rè. Vậy để các em mạnh dạn hơn thì chúng ta hãy gần gũi, tạo sự thân
tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô.

Áp dụng phương pháp đó ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên gần
gũi tâm sự với trò chuyện với những học sinh có tính hay nhút nhát về
chuyện gia đình ,về chuyện học hành, lúc đó các em cảm thấy thân thiện và
tôi sẽ hiểu được rất nhiều về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh các em.
Ví dụ : Nhà em ở đâu? Bố mẹ làm gì ?vv
Nhiều khi chỉ một câu nói của thầy cô mà thay đổi cả cuộc đời các em.
Làm cho các em có thêm tự tin vào bản thân mình. Như một lời khen chẳng
hạn, hay một lời khuyến kích, động viên. Đối với những em còn thiếu tự tin
tôi thường tìm lấy một ưu điểm nào đó của các em để khen ngợi động viên.
Ví dụ : Như “Chữ em viết đẹp thật đấy”. Hay “ Chà hôm nay em ăn mặc
gọn gàng sạch sẽ ghê”. Vừa tạo cho các em sự cố gắng hơn, nhưng lại tạo
cho các em có thêm một chút tự tin vào bản thân mình.
Tôi thường giao việc cho những học sinh có tính nhút nhát, rụt rè để
các em mạnh dạn tự tin hơn, và các em rất vui, rất tự hào và cảm thấy mình
rất được việc .
Ví dụ : Nhờ các em cắt dán khẩu hiệu trong những ngày đại hội, thông
báo họp sao đỏ….Nhờ tưới cây, khiêng bàn ghế, chuyển thông báo vv…Làm
cho các em thêm gần gũi vơí thầy cô và cảm thấy mình có thêm chút tự tin
vào bản thân mình.
Đối với những em còn nhút nhát hay thiếu bình tónh trước đám đông
nên đưa các em vào các hoạt động đội nhóm để các em quen dần với tập
thể rồi từ tập thể các em sẽ dần cóù tín tự tin, mất vẻ rụt rè, nhút nhát.
Ví dụ : Như cho các em tham gia vào đội nghi thức, sinh hoạt sao. Cần
yêu cầu những em dạn dó, hoạt bát lôi kéo những em này vào các hoạt động.
Ngoài ra đối với các em còn thiếu tự tin vào bản thân mình, hay rụt rè,
nhút nhát trước mọi người, làm việc gì cũng lo sợ, luôn bò kẻ khác bắùt nạt tôi
thường vận động các em này nên tập lấy một môn thể thao nào đó mà em
yêu thích. Hoặc một môn năng khiếu như vẽ, nhạc, đàn Khi tập những
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 11 NGUYỄN HỒNG


môn này các em có điều kiện giao lưu, thi đấu cùng các bạn khác từ đó các
em sẽ thấy tự tin hẳn lên. Đặc biệt nếu môn các em tập có kết quả cao
trong khi đấu. Hiện nay các nhà giáo dục luôn khuyên mọi người rằng : “Để
lấy được sự tự tin hãy nên tập võ thuật”.Tất cả các môn sinh võ thuật họ
luôn thể hiện đức tín tự tin vào bản thân mình trước đám đông. Do đó tôi
thường khuyên và vận động các em học sinh nếu có điều kiện hãy đăng ký
tham gia vào câu lạc bộ võ thuật đang mở tại xã nhà.
Nhờ việc hay trò chuyện cùng các em hoặc giao việc nhẹ nhàng cho
các em làm tôi thấy các em hay nhút nhát, e lệ ngày càng mạnh dạn hẳn
lên không còn rụt rè nhút nhát khi gặp giáo viên hay tổng phụ trách, biết
xung phong đi đầu trong các phong trào đội, lớp, trường. Đặc biệt là việc
đưa các em vào hoạt động đội nhóm của trường, việc các em tham gia vào
các câu lạc bộ phát triển năng khiếu làm cho các em thêm mạnh dạn tự tin
thêm.
4. Tổng phụ trách cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm (GVCN):
Để học sinh phát triển được đức tín tự tin một cách tốt nhất tổng phụ
trách cần biết kết hợp với giáo viên chủ nhiệm vì nếu các phong trào của
đội không có sự giúp đỡ của GVCN sẽ không thành công.
Giáo viên chủ nhiệm còn là người gần gũi với học sinh nhất, hiểu rõ
đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh. Cho nên TPT cần phải thông qua
GVCN để hiểu rõ thêm cá tính từng em một. Từ đó có biện pháp cụ thể cho
từng em. Hiện nay với việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh với vai
trò chủ động trong học tập ( Như thảo luận nhóm, phân vai đóng hoạt cảnh
vv…) Đã phần nào thúc đẩy học sinh hoạt bát, dạn dó hơn, thêm phần tự tin
vào bản thân. TPT cần tham mưu với GVCN nên tổ chức nhiều hình thức
học tập dưới dạng trò chơi ( đội có rất nhiều trò chơi).
VD: Giải bài toán thì nên cho hai đội lên thi, ở hai phần bảng mỗi đội 4
em mỗi em giải một câu em này xong đến em khác độïi nào xong trước là
thắng. Hoặc như học bài “Đồ dùng học tập” phần bài tập nên cho 5 học sinh
lên bảng mỗi em kể tên một đồ dùng, lần lượt từng em một, ai trả lời sai thì

về chỗ, cho đến khi chỉ còn lại một em là người chiến thắng. Hay trò chơi
điện giật cũng có thể áp dụng vào rất nhiều vào các môn học.
Yêu cầu GVCN nên cố gắng làm sao trong giờ học nên cho học sinh
hoạt động càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là phong trào tự quản trong lớp
học.
VD : Kêu lên bảng trả bài cũ, đặt câu hỏi cho các em trả lời vv…
Yêu cầu GVCN nên quan tâm đến các em còn nhút nhát, mấùt bình tónh
khi được lên bảng. Trong các phong trào đội GVCN cần cho học sinh tham
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 12 NGUYỄN HỒNG

gia đầy đủ. Nhiều GVCN hiện nay không có trách nhiệm với học sinh, ngoài
việc cung cấp kiến thức ở lớp cho học sinh xong rồi thì coi như đã hoàn
thành trách nhiệm. TPT nên vận động làm sao cho GVCN cùng tham gia
các phong trào với các em.
VD : Khi tập tổ chức diễn văn nghệ. Thì mỗi GVCN nên tập cho lớp
mình một đến hai tiết mục để cho các em có điều kiện được lên sân khấu,
được cơ hội đứng trước đám đông. Để trò và cô gần gũi nhau hơn. Trong
cắm trại thì nên tham gia cùng các em . Không nên bỏ các em một mình.
Ngoài việc dạy học GVCN cần phải là một tổng phụ trách của học sinh
lớp mình, nên quan tâm các hoạt động vui chơi ngoài giờ, quan tâm trò
chuyện, gần gũi với các em.
Chú ý : Việc phối hợp với GVCN là vấn đề nhạy cảm TPT cần tham
mưu với BGH ngay từ đầu năm để đặt vấn đề Giáo dục đức tínï tự tin cho các
em. BGH cần yêu cầu GVCN phải nhiệt tình đưa các em tham gia phong trào
đội đã đề ra.
5. Tổng phụ trách cần phải biết phối hợp với Phụ huynh học sinh
(PHHS) :
Ngoài TPT cần phải biết phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện
tính tự tin cho học sinh. Hiện nay một số phụ huynh không biết cách giáo
dục con cái, thường đánh đập, la mắng khi con em mình làm sai, làm cho

các em sợ sệt, làm cho các em mất tự nhiên, khi lần sau được giao làm việc
khác, sự sợ sệt, mất bình tónh làm ức chế khả năng học tập, lao động ở các
em. Nên hướng dẫn phụ huynh nên tạo điều kiện để còn em mình tiếp xúc
nhiều với môi trương bên ngoài nhiều chừng nào tốt chứng đó. VD : Sai đi
chợ, đi quán mua đồ. Cho các em thường xuyên đếùn những nơi đông người,
như hội chợ, xem văn nghệ vv…Có rất nhiều em 11 – 12 tuổi mà không dám
ra khỏi nhà đi đâu bố mẹ phải dẫn dắt. Đi thi có mẹ, bố đứng bên ngoài mới
làm bài được vv…Do đó TPT thấy có những trường hợp này cần khuyên phụ
huynh hãy tập cho con em mình tính độc lập, tự làm việc có như vậy thì sau
này khi va chạm trong cuộc sống các em mới đủ bình tónh tự tin giải quyết
các công việc. Các việc trên có thể thông qua trong các cuộc họp phụ
huynh toàn trường, hoặc trong những lần gặp gỡ tâm sự với phụ huynh .
* Lưu ý : Tự tin và tự kiêu luôn đi liền nhau. Khi giáo dục đức tín tự
tin cho học sinh trong nhà trường cần lưu ý đến đùng để các em bộc lộù
thái độ tự kiêu. Khi các em đạt mộït kết quả cao trong học tập hay trong
các phong trào thường một số em trở nên tự kiêu. TPT, GVCN cần chấn
chỉnh ngay cho các em, cần cho các em thấy cần phải biết kiêm tốn trước
mọi người, tự tin không phải là khoe khoang, là ta đây.
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 13 NGUYỄN HỒNG

III/ KẾT QUẢ KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRÊN:
Qua việc thực hiện các biện pháp trên để giáo dục đức tính tự tin cho
học sinh, đội viên trong trường. Kết quả học sinh trong trường trong năm có
sự chuyền biến rõ rệt. Tôi nhận thấy học sinh dạn dó hẳn lên. Trong các
phong trào các em luôn tham gia sôi nỗi, nhiệt tình. Những lần các em đi thi
đấu hay biễu diễn không còn e de,ø sợ sệt như lúc trước. Trong các kì thi thì
kết quả không thua sút so với lực học hàng ngày của các em. Nhờ giáo dục
cung cấp kiến thức, kó năng kó xảo và làm tốt công việc giáo dục sự tự tin ở
các em mà kết quả các phong trào đạt rất tốt. Như phong trào hội khoẻ phù
đổng đạt 5 giải nhất, 2 giải ba môn cờ vua, cờ tướng, đạt giải nhì môn bóng

đá ở cấp huyện đứng giải nhất toàn đoàn. Đạt hai huy chương đồng cấp tỉnh
môn cờ tướng. Thi viết chữ đẹp tham gia cấp huyện, đạt 1 giải nhất, một giải
nhì, 2 giải khuyến khích cấp huyện. Thi khéo tay tham gia câùp huyện, đạt 1
giải nhất cấp huyện. Trong các kì thi kể chuyện sách hè luôn đạt giải nhất,
nhì toàn đoàn cấp huyện, thi tỉnh đạt một giải nhì hai giải ba.
Trong các phong trào đội các em tham gia sôi nỗi , nhiệt tình luôn ở
hình thức tự quản. Tự bản thân các em cảm thấy đủ tự tin ở bản thân để làm
tốt công tác được giao. Như các phong trào phát thanh măng non các em tự
biết viết bài, đi thu nhập tin tức và phát thanh hàng tuần như là một phóng
viên thực thụ. Phong trào sinh hoạt sao các em đội viên lớp 4 - 5 hướng dẫn
cho các em lớp nhi đồng rất tốt, các em rất tự nhiên khi sinh hoạt hướng dẫn
các em nhi đồng học tập vui chơi không khác gì một cô giáo. Ngoài ra
phong trào học tập, văn nghệ, nghi thức đội, rèn luyện chuyên hiệu cũng
được các em thực hiện rất tốt. Kết quả đó có đực là do một phần các em đã
có được sự tự tin vào bản thân mình
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I/ KẾT LUẬN :
Thật ra bất cứ hoạt động nào nhà trường cũng đều mang tính giáo dục
đức tín tự tin cao. Một bài dạy tập đọc, buổi lao động, buổi nói chuyện, một
phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều rèn cho các em sự bình
tónh, tự tin hơn. Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để giáo
dục học sinh hay không? Trong hoạt động phong trào Đội cũng vậy bất cứ
hoạt động nào cũng gây ảnh hưởng lớn đối với các em học sinh. Theo tôi
phương pháp hay nhất là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến
các em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt
hơn năm trước.
Sau đây là những phương pháp, pháp mà tôi thấy có hiệu quả trong
phong trào Đội mà tổng phụ trách cần chú ý để giáo dục đức tín tự tin cho
học sinh .
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 14 NGUYỄN HỒNG


1. Đội nên tổ chức nhiều phong trào ( học tập, thể thao, văn nghệ,
sinh hoạt đội nhóm ) để các em tham gia sinh hoạt qua đó các em
đựoc hoàn thiện sự bình tónh, tự tin trước công việc học tập, khi làm
việc và các hoạt động phong trào.
2. Cần quan tâm nhiều đến những em còn nhút nhát, rụt rè, luôn mất
bình tónh trước tập thể. Như quan tâm tìm cách gần gũi và thể hiện
lòng yêu thương đến các em còn rụt rè nhút nhát bằng cách trò
chuyện, giao việc cho các em để các em dạn dó lên làm quen với
môi trường tập thể. Hướng dẫn các em vào môi trường tập thể, phân
công các bạn lôi kéo các em vào phong trào. Cho các em tham gia
vào một bộ môn năng khiếu.
3. Tập cho học sinh biết cách để lấy lại bình tónh trước các việc làm
quan trọng Như hít thở sâu, tập đếm vv…
4. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chăm lo, quan tâm đến những em
còn nhút nhát, tổ chức nhiều hoạt động vui mà học trong lớp học,
luôn tạo điều kiện để các em đóng vai trò chủ động trong giờ học.
5. Biết phối hợp với phụ huynh chăm lo đến sự tự tin của học sinh
Thật sự ở bài viết này tôi không dám gọi đây là sáng kiến kinh nghiệm
mà chỉ gọi là một bài tiểu luận nhỏ thôi!. Vì đây là một vấn đề tôi đã băn
khoăn trăn trở trong những năm qua. Những ý kiến trên là một phần nhỏ
những suy nghó của tôi. Qua thực tiễn có một phần kết quả nhưng chưa
được hoàn mỹ cho lắm. Nên việc tìm ra những phương pháp, biện pháp để
gíao dục đức tín tự tin cho học sinh trong trường tiểu học là việc dành cho tất
cả chúng ta, những người làm công tác giáo dục. Mong tất cả các bạn đọc
hãy cùng nghiên cứu bàn luận để đưa ra một giải pháp tối ưu nhất.
IV/ KIẾN NGHỊ :
Ngành giáo dục chúng ta nên quan tâm đến việc rèn luyện đức tín tự
tin cho học sinh. Đặc biệt nên mở một chuyên đề về vấn đề này làm sao để
các giáo viên, TPT đều quan tâm tới việc rèn luyện đức tín tự tin cho học

sinh trong nhà trường.
Ví dụ : Để công nhận một giáo viên giỏi cần phải xét đến mặt học sinh
của giáo viên đó có thể hiện kiến thức đã lónh hội trong giờ học ra một cách
có tự tin hay không?.
Cấp huyện, tỉnh nên tổ chức nhiều phong trào cho học sinh các trường
tham gia. Trong các giải của huyện yêu cầu trường nào muốn tham gia thì
hãy tổ chức cấp trường trước đã
Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong hoạt động Đội ở trường tiểu
học trong những năm qua Mong các bạn cho thêm ý kiến.
BGH VỚI CÔNG TÁC GD ĐỨC TÍNH TỰ TIN CHO HỌC SINH 15 NGUYỄN HỒNG

Xuyên Mộc ,Ngày 20 tháng 04 năm 2004
Nguyễn Hồng Hà

×