Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục nhân cách sống cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 26 trang )



Tªn ®Ị tµi:
Mét sè biƯn ph¸p gi¸o dơc nh©n c¸ch sèng cho häc sinh líp 9.
Ngêi thùc hiƯn: Ngun ThÞ Nhung
Chøc vơ: Gi¸o viªn
§¬n vÞ c«ng t¸c : Trêng Thcs thanh th
Hun thanh oai - tp hµ néi
§Ị tµi thc lÜnh vùc : Chđ nhiƯm
Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. SƠ YẾU LÍ LỊCH
1
- Họ tên: Nguyễn Thò Nhung
- Ngày, tháng, năm sinh: 02 – 9 – 1977
- Năm vào ngành: 1998
- Chức vụ và đơn vò công tác: Giáo viên Trường THCS Thanh Thùy –
Thanh Oai – TP Hà Nội
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn
- Công tác khác: Chủ nhiệm
- Trình độ chính trò: Sơ cấp
- Khen thưởng: Sở GD – ĐT Thành phố Hà Nội và Phòng GD - ĐT
Huyện Thanh Oai tặng giấy khen.
II.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục nhân cách sống cho học sinh
lớp 9.
Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, nước ta thực hiện
chính sách mở cửa nhất là khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại


lớn nhất thế giới WTO, đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước cả về
kinh tế, văn hoá và xã hội. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được nhưng
cũng có không ít những tác động xấu ảnh hưởng đến đạo đức lối sống
2
của chúng ta nói chung và một bộ phận thanh thiếu niên lứa tuổi học
trò đang ngồi trên ghế nhà trường cũng bò ảnh hưởng nói riêng. Vấn đề
đạo đức, nhân cách sống trong học đường là một vấn đề bức xúc nhất
hiện nay đáng để chúng ta phải quan tâm.
Ngoài việc truyền đạt kiến thức, việc giáo dục nhân cách sống
cho học sinh cũng là một vấn đề quan trọng và cấp bách cần có những
giải pháp giúp các em ở lứa tuổi trung học cơ sở tránh khỏi những ảnh
hưởng xấu, để các em luôn là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ
và là những bông hoa tươi thắm, xứng đáng là những người chủ tương
lai của đất nước .
2. Phạm vi thực hiện đề tài
Đề tài này tôi thực hiện ở lớp 9 trong năm học 2011 - 2012
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Khảo sát thực tế
Từ thực tế và qua thông tin báo chí …tôi thấy rằng cùng độ tuổi
như nhau đều là học sinh trong lớp nhưng có em học giỏi, hồn nhiên,
vô tư, sống sôi nổi chan hòa thích hoạt động tập thể. Ngược lại có
những em lại học yếu, nghòch ngợm, có em lại tính tình trầm lặng, thu
mình xa lánh mọi người. Thậm chí có em không thèm quan tâm đến
việc học tập mà chỉ nghó đến việc đua đòi như chơi điện tử, ăn mặc,
đầu tóc, thành lập nhữõng nhóm Tệ hại hơn có một số em còn vô lễ
với thầy, cô giáo, với những người lớn tuổi, đánh nhau, đi xe máy chở
ba chở bốn lạng lách trên đường và đã có những trường hợp đáng tiếc
xảy ra. Thật đau lòng khi chúng ta là những nhà giáo dục phải chứng
kiến những cảnh đau lòng ấy.
Qua tìm hiểu tôi thấy các em vi phạm đạo đức nhân cách sống là

do nhiều nguyên nhân, nhưng chung qui lại có một số nguyên nhân sau:
- Do gia đình gặp khó khăn hoặc bố mẹ mất sớm không đủ điều kiện
đi học nên chán nản học hành hay bỏ tiết, ít nói chuyện, ít tiếp xúc với
bạn bè trong lớp, không tham gia các phong trào của lớp và của trường.
3
Ví dụ: Em Lý Hải Yến từ lớp 1 đến lớp 7 em luôn là học sinh giỏi. Trước
đây kinh tế gia đình không đến nỗi. Nhưng rồi bố em đột ngột qua đời.Từ
đó gia đình em bắt đầu gặp nhiều khó khăn vì không có người trụ cột gia
đình. Mặc dù nỗi mất mát quá lớn, nhưng những lời cha vẫn thường dặn
mấy chò em“ Cha mẹ ngày trước học ít bây giờ cha muốn các con phải học
cho giỏi nên người” luôn ở trong tâm trí em. Yến vẫn tiếp tục ra sức học
hành để không phụ lòng mong mỏi của cha. Yến hay gần gũi các thầy
cô,bạn bè để hỏi han kiến thức.Tham gia sôi nổi, nhiệt tình trong các
hoạt động của trường, lớp. Nhưng rồi đến cuối năm lớp tám, em chơi thân
với số bạn lười học chỉ nghó đến chơi bời ở lớp bên.Từ một cô bé ngày nào
thông minh, hoạt bát trong mọi phong trào giờ trở nên lầm lì ít nói, thu
mình lại, lực học sa sút hẳn.
- Có trường hợp bố mẹ ít quan tâm đến việc học hành và giáo dục
đạo đức của con cái. Chẳng hạn có một số gia đình khá giả chỉ biết
cung cấp tiền cho con mình. Con thích gì được đấy, luôn thích con nổi
trội hơn bạn bè, thích con làm dáng mà không biết con em mình học
hành như thế nào và kết bạn với những ai. Từ đó các em bỏ bê học
hành theo bạn bè ăn chơi, đua đòi quậy phá hư hỏng….
- Một số gia đình có bố mẹ không hoà thuận dẫn đến làm ảnh
hưởng tư tưởng của con cái. Như trường hợp em Hoàng Ngọc Lệ từ một
học sinh khá tự nhiên học sa sút, hay bỏ tiết vắng học vô lí do. Qua tìm
hiểu bạn bè của em và tâm sự trực tiếp với em, tôi mới biết rằng nhà
em có chuyện. Bố mẹ em bất hòa và li dò, em đang sống trong cảnh đó
rất buồn và không còn tâm trí nào tập trung vào học.
- Do một số gia đình giáo dục con cái không đúng cách, không

nắm được tâm lý của con nên thường áp đăït ý thức chủ quan của mình
vào việc giáo dục đạo đức cho con, làm các em bức xúc và có những
hành vi cư xử chưa đúng mực.
Ví dụ: Em Nguyễn Thế Du do bố mẹ hay áp đặt, đối xử thiên
nhiều về người em ít quan tâm đến Du. Luôn luôn cho là Du kém cỏi
4
hơn em. Một phần không nắm rõ tâm lý, luôn luôn mắng mỏ, qû
trách em khiến em cảm thấy chán nản, bất mãn với cuộc sống, sống
trầm cảm, không thiết tha học.
- Có nhiều em sống trong hoàn cảnh gia đình cực kì khó khăn
nhưng các em đã có sự cố gắng vươn lên trong học tập. Nhưng đến lứa
tuổi THCS do chơi với bạn xấu nên bỏ bê học tập, ăn chơi đua đòi,
sinh ra những thói hư tật xấu.
Vậy làm thế nào để giúp các em tránh rơi vào những tình trạng
trên và để trở thành một học trò giỏi, một đứa con ngoan, một người
thực sự có ích cho xã hội. Thì chúng ta cần phải có những sáng kiến,
những biện pháp hữu hiệu để giáo dục nhân cách sống cho học sinh
trung học cơ sở nhất là ở độ tuổi cuối cấp.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Qua theo dõi , thăm dò trong các hoạt động giao tiếp của các em đầu
năm học:
Lớp Hành vi giao tiếp có văn
hóa
Hành vi giao tiếp chưa có
văn hóa
9A( 45h/s) 20 em 25 em
3. Những biện pháp thực hiện( nội dung chủ yếu của đề tài)
Tôi là giáo viên vừa giảng dạy môn Ngữ văn của lớp vừa làm công
tác chủ nhiệm tôi luôn băn khoăn và trăn trở về tình hình đạo đức của
học sinh lứa tuổi THCS hiện nay. Và tôi thấy mình phải có một phần

trách nhiệm trong vấn đề này.
Giáo viên chủ nhiệm có một vò trí , chức năng đặc biệt ở trường phổ
thông nhất là trong giai đoạn hiện nay. Không thể phủ nhận được vai
trò, vò trí của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông vì học sinh
phổ thông đang ở lứa tuổi nhân cách chưa phát triển đầy đủ, còn thiếu
kinh nghiệm sống và có những đặc điểm tâm lý riêng. Trong điều kiện
5
bùng nổ thông tin, có những tác động tiêu cực từ nhiều phía nếu thiếu
sự đònh hướng giáo dục thường xuyên một số em sẽ khó tránh khỏi
những ảnh hưởng không lành mạnh. Do đó tôi xin đề xuất một số biện
pháp . Hy vọng góp phần vào việc giáo dục đạo đức học sinh lứa tuổi
THCS.
3.1. Những chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp
- Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục
toàn diện học sinh của lớp mình đang đảm nhiệm. Không chỉ quản lý
về mặt hành chính mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách
của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục
phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh. Để quản lí được thì
người giáo viên phải có những tri thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục
học, phải tiếp cận đối tượng học sinh. Việc giáo dục có tác động mạnh
mẽ đến chất lượng học văn hóa nhất là trong điều kiện hiện nay khi
từng ngày từng giờ bò những cám dỗ của những ảnh hưởng tiêu cực dội
vào nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh những hoạt động tự quản
nhằm phát huy tiềm năng tích cực của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm
chỉ điều khiển, đònh hướng chứ không trực tiếp tham gia điều khiển
công việc của lớp, không làm thay các em trong mọi hoạt động. Nhiều
giáo viên chủ nhiệm chỉ căn cứ vào một số tiêu chuẩn để chọn cán bộ
lớp quản lí như học giỏi, có đức, có năng lực hoạt động, có uy tín với
lớp… , rất ít giáo viên chủ nhiệm dựa vào đặc điểm của quá trình phát

triển của tập thể để xây dụng đội ngũ tự quản. Nên căn cứ vào 3 giai
đoạn phát triển và 5 đặc điểm của tập thể giáo dục mà lựa chọn đội
ngũ tự quản.
Ví dụ: Ở giai đoạn đầu( tậïp thể mới hình thành) rất cần có một lớp
trưởng, chi đội trưởng biết hy sinh, có uy tín biết quan tâm đến người
khác, gương mẫu, biết cảm hóa các bạn, không nhất thiết phải là học
sinh học giỏi nhất lớp. Nhưng sang giai đoạn 2 và 3(khi tập thể đã
6
phát triển có đầy đủ 5 đặc điểm) rất cần có người cầm đầu năng động,
sáng tạo, luôn tìm tòi nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động mọi mặt để cuốn hút các bạn vào hoạt động. Lấy hoạt động chiều
sâu của nội dung học tập, hoạt động ngoại khóa, văn hóa xã hội làm
phương tiện giáo dục tập thể, rèn luyện năng lực tự quản, thái độ, tình
cảm và hành vi của mỗi em.
Giáo viên chủ nhiệm chỉ là người giúp học sinh tự tổ chức các hoạt
động đã được kế hoạch hóa. Điều đó không có nghóa là khoán trắng,
đứng ngoài hoạt động của tập thể học sinh lớp học mà nên cùng hoạt
động, điều chỉnh hoạt động, kòp thời giúp các em tháo gỡ những khó
khăn trong quá trình hoạt động. Bàn bạc, tranh thủ các lực lượng
trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh của lớp
tổ chức hoạt động. Chẳng hạn bàn bạc với giáo viên bộ môn phụ đạo
em kém, bồi dưỡng em có năng khiếu, tổ chức hoạt động học tập, văn
nghệ, thể dục thể thao, tranh thủ sự giúp đỡ của Hội phụ huynh động
viên các em hoạt động.
Qua hoạt động tự quản tôi dự đoán được khả năng của các em để
khêu gợi tiềm năng sáng tạo, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của
từng em trong học tập, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện.
- Giáo viên chủ nhiệm là cái cầu nối để giải quyết những bất hòa,
những vấn đề mà các em không tự giải quyết được. Có những em tôi
thấy rất ngại khi phải tâm sự với cô giáo , hoặc ngại bạn bè không dám

tâm sự trực tiếp với cô giáo thì tôi tạo điều kiện để các em có cơ hội
được bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình đó là các em viết vào giấy
sau đó gửi như một hình thức viết thư.
3.2.Những nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm
a. Tìm hiểu tâm sinh lứa tuổi các em
Học sinh lứa tuổi THCS nói là người lớn thì không đúng, nói là trẻ
con thì cũng không phải. Ở lứa tuổi này tâm lí của các em rất phức tạp
hay dao động, hay bò ảnh hưởng muốn chứng tỏ mình là người lớn.… Nếu
7
chúng ta không nắm được tâm lí của các em ở lứa tuổi này nói chung và
tâm lí của từng em nói riêng thì khó có thể mà đưa ra những biện pháp
giáo dục thích hợp. Mỗi khi thấy các em có những biểu hiện khác
thường, tôi lân la, khơi gợi tìm hiểu các em chơi thân với em đó để tìm
hiểu nguyên nhân, nếu là do gia đình hay bạn bè thì phải kòp thời giải
quyết ngay không để kéo dài tâm lý thêm nặng nề còn dẫn đến nhiều
vấn đề khác nữa. Nếu được tâm sự các em sẽ thổ lộ hết để tìm được sự
sẻ chia.
Ví dụ: Về vấn đề chọn bạn thì tâm lí các em chưa hoàn thiện nên cách
nhìn nhận chỉ đúng ở một góc độ là càng nhiều bạn càng tốt, càng
vui .Tôi sẽ hướng cho các em xây dựng một tình bạn chân chính, tốt
đẹp. Nói cho các em thấy trong thực tiễn cuộc sống có những tình bạn
vô cùng cao quý, thủy chung” Sống chết có nhau” nâng cao nhân phẩm
giá trò con người, nhưng cũng có những tình bạn dẫn dắt nhau vào con
đường lầm lạc gây nên những bi kòch lớn của cuộc đời . Các em không
nên quá sa đà vào các sinh hoạt hội hè, tham quan, sinh nhật làm
xáo trộn các hoạt động khác.
Tôi sẽ nhắc nhởû các em là một con người trừ một vài trường hợp
ngoại lệ ai cũng cần có bạn, cần những người bạn ý hợp tâm đầu có tôn
chỉ, mục đích cuộc sống chân chính để giúp nhau vượt qua những khó
khăn, trở ngại nhằm đạt những ước mơ tốt đẹp của cuộc đời, nhưng

điều đó không phải dễ dàng. Do đó, việc tìm bạn, kết bạn cũng đòi hỏi
một quá trình tìm hiểu, lựa chọn, cân nhắc trên những nguyên tắc đạo
đức nhất đònh, sao cho tình bạn đó giúp mình ngày càng nâng cao
phẩm giá nhân cách như người ta thường nói:” Hãy cho tôi biết bạn
anh là ai, tôi sẽ cho biết anh là người thế nào”.
b. Luôn luôn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em
Ở lứa tuổi này các em rất muốn người khác tôn trọng mình nên
khi phát hiện các em vi phạm lần đầu phải từ từ tìm hiểu nguyên nhân,
phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em rồi dùng những biện
8
pháp nhẹ giáo dục tư tưởng cho các em, phải tạo cho các em cơ hội sửa
đổi. Ví dụ như gặp riêng các em trao đổi, nhắc nhở chẳng hạn, không
nên vội vàng kết luận các em là hư hỏng, hay dùng các biện pháp
mạnh như mời phụ huynh hoặc dùng những lời lẽ xúc phạm, kỉ luật các
em như vậy sẽ dẫn đến các em vi phạm nhiều hơn. Tôi luôn tạo sự gần
gũi với các em không để cho các em cảm thấy giữa cô và trò có một
khoảng cách. Nhất là đối với các em vi phạm. Qua tâm sự để biết được
tâm tư tình cảm của các em hoặc hàng tuần cho các em viết những tâm
tư tình cảm hay nguyện vọng của mình vào giấy để trao đổi với giáo
viên chủ nhiệm. Từ đó giáo viên chủ nhiệm dễ nắm bắt được tình hình
của lớp nói chung và của từng em học sinh nói riêng để kòp thời giáo
dục tư tưởng đạo đức cho các em.
9
nh các em đang trò chuyện về tâm tư nguyện vọng của mình
c.Thường xuyên kể cho các em nghe những câu chuyện
Tôi thường hay lấy những câu chuyện trong cuộc sống kể cho các
em nghe để các em thấy được những thiếu xót về nhân cách của mình.
Đặc biệt là đối với các học sinh nữ thì tôi đã có buổi trò chuyện rất vui
vẻ. Tôi nói chuyện về lối sống buông thả của các thanh thiếu niên
10

hiện nay. Từ đó các em cảnh giác trong cuộc sống của mình.
11
12
nh các em nữ đang nghe kể chuyện

d.Liên kết với cha mẹ học sinh
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách mỗi người,
nhất là tuổi ấu thơ thì gia đình luôn luôn là cái nôi ấp ủ cả về mặt thể
chất lẫn tâm hồn. Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo
dục suốt đời của sự hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách mỗi
người từ lúc lọt lòng đến lúc chết.Tác động của gia đình là rất lớn, gia
đình có nhiệm vụ và tác động giáo dục lớn đối với các thành viên trong
gia đình, nhất là đối với lứùa tuổi trẻ. Đối với quá trình hình thành
nhân cách, tác động của gia đình, trước hết là của người mẹ, người mẹ
bao giờ cũng gần gũi,quan tâm,chăm sóc con lúc còn ấu thơ hơn là
người cha. Cho nên người mẹ sẽ nắm rõ các đặc điểm của con để mà
uốn nắn.Tình cảm gia đình, tác động của gia đình tốt, giúp mỗi con
người có thêm nghò lực, sức mạnh vượt qua những khó khăn cám dỗ để
vươn lên tự hoàn thiện nhân cách. nh hưởng của gia đình có sức
mạnh vô hình vì đó là sức mạnh của truyền thống, của tâm lý, ý thức
xã hội đã được cá nhân hóa, nó biến thành tự ý thức. Tự ý thức là yếu
tố quyết đònh năng lực tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, tình cảm của
con người.
nh hưởng của gia đình có hai chiều hướng. Nếu những gia đình
tốt, thực sự là môi trường giáo dục, cha mẹ vừa là những người sinh
thành vừa là thầy giáo, cô giáo. Ngược lại, những gia đình có quan hệ
không lành mạnh, cha mẹ không phải là những mẫu mực về nhân cách
xã hội, cha mẹ không có phướng pháp giáo dục đứng đắn sẽ đêû lại
những dấu ấn không lành mạnh, sẽ dẫn đến những sai lệch về nhân
cách có những biểu hiện lệch lạc, thậm chí là phạm pháp. Nhữùng

phẩm chất nhân cách được hình thành ở tuổi thơ phần quan trọng đều
13
do sự giáo dục, ảnh hưởng của cha mẹ, cái gì đã được đặt nền móng ở
tuổi thơ thì ổn đònh và là nền tảng để phát triển hoàn thiện nhân
cách. Vì vậy nếu đònh hướng giáo dục gia đình sai lầm để trẻ hình
thành những thói xấu, khi lớn lên không ngăn ngừa sẽ là mầm mống
cho nhữùng hành vi không lành mạnh nảy sinh . Gia đình là cơ sở, là cơ
quan tiếp nhận thông tin. Gia đình là trung tâm xử lí thông tin một
cách chính xác . Ở nhiều bậc cha mẹ vì thiếu hiểu biết về tâm lí của
con, thiếu tri thức sư phạm không quan tâm đầy đủ yêu cầu rèn luyện
cho con bản lónh, năng lực tự chủ trong hoạt động giao tiếp xã hội, nên
khi các em lớn dễ bò dao động trước tác động tiêu cực của xã hội.
Gia đình là cái nôi để phát triển nhân cách cho trẻ, gia đình là tế
bào của xã hội, là lực lượng giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến thế hệ
trẻ.Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên gặp gỡ trao đổi với
cha mẹ của các em, để biết được hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lí
của các em. Tôi thường trao đổi với phụ huynh vào cuối tuần qua sổ
theo dõi , hoặc điện thoại trực tiếp có thể đến thăm nhà.Trong những
trường hợp đột xuất có thể mời cha mẹ đến trường để cùng nhau bàn
bạc tìm cách giải quyết kòp thời. Từ đó nhà trường cũng như gia đình
có biện pháp thích hợp để giáo dục đạo đức cho các em. Phải phối hợp
việc giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì việc giáo dục đạo đức cho
con em mới đạt hiệu quả. Tôi kểû cho các nghe một câu chuyện vừa mới
xảy ra ở ngay đòa phương ta đó là em Cao Thò Mơ thôn Từ Am là học
sinh lớp 10 Trường PTTH Thanh Oai B do đàn đúm, đua đòi, ăn chơi
theo bạn bè rủ rê nên đã bỏ học đi chơi để xảy ra cái chết thật đáng
thương tâm khi còn đang ở lứa tuổi học hành. Điều đáng trách ở đây là
các bậc cha mẹ chưa quan tâm đếùn con cái, chưa nắm rõ những tính
cách của con để con sống buông thả. Một cái chết để cho người đời chê
trách nhiều hơn là thương xót. Qua câu chuyện các em cũng đã thấy

được vai trò to lớn của cha mẹ trong quản lí giáo dục con cái.
đ. Liên kết với các giáo viên bộ môn.
14
Ngoài ra hàng tuần giáo viên chủ nhiệm phải gặp gỡ trao đổi với
giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình đạo đức của học sinh lớp
mình và cùng phối hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục tư tưởng đạo
đức cho học sinh. Có thể thông qua các môn học để giáo dục nhân cách
cho các em đặc biệt là môn Ngữ văn và môn Giáo dục công dân.
e.Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ lớp
Giáo viên chủ nhiệm nên phân công đội ngũ ban cán sự lớp trực
tiếp quản lý từng nhóm, từng tổ để giúp đỡ nhau trong học tập cũng
như rèn luyện đạo đức và hàng tuần phải có báo cáo lại cho giáo viên
chủ nhiệm để đảm bảo thông tin hai chiều, bởi vì chúng ta hiểu rằng
khả năng học tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện đạo
đức của học sinh.
Tôi giao cho hai cán bộ lớp phụ trách vấn đề đời sống của các bạn
trong lớp. Phải quan tâm sát sao, nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng
bạn. Nhiều khi các em còn e ngại chưa dám tâm sự thẳng thắn với cô
giáo chủ nhiệm nhưng qua những người bạn của mình thì các em bộc
bạch hết những ưu tư, phiền muộn trong lòng. Từ đó, tôi có chỗ để
nắm bắt từng em và tìm cách tháo gỡ kòp thời.
Đối với các em học sinh chưa ngoan. Giáo viên chủ nhiệm phải
thường xuyên theo dõi phát hiện ghi nhận những tiến bộ của các em.
Để kòp thời tuyên dương, khuyến khích, khích lệ các em. Làm cho các
em nhanh tiến bộ hơn.
Còn đối với những em học sinh giỏi và ngoan, chúng ta cũng
không được lơ là mà phải luôn luôn quan tâm nhắc nhở và khuyến
khích các em để các em tiến bộ hơn nữa.
g.Giáo viên chủ nhiệm phải đònh hướng cho học sinh biết điều
chỉnh hành vi của mình.

Từ khi con người xuất hiện ở trên trái đất, không thể không tránh
khỏi một quy luật tất yếu là họ phải có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp
với nhau để sinh tồn và phát triển. Quan hệ giữa con người với con
15
người, giữa cá nhân và cộng đồng ngày càng vô cùng phức tạp, phong
phú đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cách giao tiếp, ứng xử, điều
chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của
mọi người, của cộng đồng, của xã hội.
Các em muốn làm được điều thiện tránh được điều ác, muốn làm cho
hành vi của mình được mọi người chấp nhận, không bò dư luận xã hội
lên án thì ta phải nắm được quan điểm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực đạo đức cơ bản. Từ đó các em có thể chọn cho mình những hành
vi phù hợp. Cùng với quá trình giáo dục thì quá trình tự giáo dục nhờ
vào hoạt động và giao lưu tích cực, các em càng hiểu rõ vai trò to lớn
của lương tâm, nghóa vụ, ý thức, danh dự và những phẩm chất đạo đức
cần thiết của cá nhân mình đối với đời sống của những người khác
trong cộng đồng . Nhờ có chức năng giáo dục và tự giáo dục mà các em
học tập được những tấm gương đạo đức cao cả xả thân làm việc nghóa,
hy sinh quên mình cho đất nước, kiên cường đấu tranh cho chân lý
góp phần làm cho xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tiến bộ. Mỗi
cá nhân, vì cuộc sống của mình và vì hoạt động cho tiến bộ xã hội đều
phải có những phẩm chất, đạo đức và năng lực nhất đònh. Giáo viên
chủ nhiệm phải giúp các em nhận thức đúng những phẩm chất đạo đức
tiến bộ không phải tự nhiên mà có, mà phải thông qua quá trình giáo
dục, tự giáo dục, rèn luyện trong lao động và đấu tranh bền bỉ hàng
ngày như Bác Hồ đã dạy:” ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong” mới có thể giữ vững và nâng cao được những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp của cá nhân phù hợp với lợi ích chung của xã hội.
Ứng dụng đề tài vào một hoạt động cụ thể
Tổ chức ngoại khóa giao lưu, tìm hiểu với chủ đề nếp sống

thanh lòch, văn minh của học sinh Hà Nội qua giao tiếp ứng
xử ngoài xã hội
A. Mục tiêu cần đạt
16
- Hiểu được ý nghóa của giao tiếp, ứng xử trong đời sống xã hội
- Rèn luyện thói quen giao tiếp, ứng xử thanh lòch, văn minh sẽ tạo cho
bản thân mỗi người sự linh hoạt , thích ứng trong thời đại mới.
- Hiểu được một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội.
B. Nội dung - hình thức hoạt động
1. Nội dung
- Nhữùng mẩu chuyện, tình huống có liên quan đến ứng xử
- Những con người thanh lòch, văn minh
2. Hình thức
- Trao đổi, thảo luận
- Thể hiện hành động ứng xử.
C. Chuẩn bò hoạt động
* Giáo viên chủ nhiệm
- Chuẩn bò một số câu hỏi hoặc vấn đề cần khai thác từ hoạt động giao
tiếp, ứng xử.
- Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp chuẩn bò về tổ chức thực hiện
hoạt động này.
* Học sinh
- Cán bộ lớp họp bàn kế hoạch thực hiện: phân công các tổ chuẩn bò ý
kiến, các tiết mục tham gia, xây dựng chương trình hoạt động.
- Từng cá nhân chuẩn bò một hành vi giao tiếp, ứng xử
- Chuẩn bò trang trí
D. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV giới thiệu nội dung của buổi ngoại khóa, giao lưu
GV chiếu các mẩu chuyện, ảnh

Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung, ý nghóa của giao tiếp, ứng xử
1. Ýù nghóa của giao tiếp , ứng xử trong đời sống xã hội
17
Con người sống trong các mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp
dù ở bất kì hoàn cảnh nào thì một lời nói hay, một cử chỉ đẹp,
một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lòch cũng sẽ tạo được ấn
tượng tốt và sự quý mến của mọi người. Văn hóa giao tiếp, ứng
xử thể hiện sự hiểu biết và năng lực của mỗi người.
2. Một số yêu cầu khi giao tiếp ứng xử
- Trang phục phải chỉnh tề, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh
giao tiếp. Nếu như chúng ta luộm thuộm sẽ khiến cho đối tượng
giao tiếp đánh giá thấp hoặc bò coi thường, làm giảm hiệu quả
của giao tiếp.
- Tác phong phải đónh đạc, nói năng rõ ràng, tếù nhò, khiêm
nhường.
- Thái độ cử chỉ phải ân cần,nhiệt tình, tránh tỏ ra thờ ơ, lạnh
nhạt, bực tức khi giao tiếp.
3. Trong khi giao tiếp phải biết rèn cho mình một thói quen
- Biết chào hỏi
Ví dụ: Chào theo tuổi tác người trẻ chào người già trước
Chào theo đòa vò xã hội người đòa vò thấp chào trước
người có đòa vò cao hơn
- Biết tự trọng và tôn trọng người khác
Trong giao tiếp xã hội, chúng ta cần biết tự trọng đồng thời phải
biết tôn trọng người khác. Phải luôn tỏ ra khiêm tốn với mọi người
xung quanh, chủ động chào hỏi , trò chuyện với họ và chứng tỏ mình
luôn đánh giá cao đối tượng đang giao tiếp với mình. Ta tôn trọng
người khác chính là ta đang tôn trọng bản thân mình.
- Biết lắng nghe và bày tỏ quan điểm
Trong khi giao tiếp các em phải biết nghe người khác nói, trong lúc

người khác nói không nói chen vào. Nếu như quan điểm không trùng
với quan điểm của mình thì không được phản ứng gay gắt mà phải tế
nhò, điềm đạm.
18
- Khi làm phiền ai một điều gì đó hay được người khác giúp thì các em
phải biết nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi.
Hoạt động 3: Giao tiếp, ứng xử thanh lòch, văn minh
1. Giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa
- Tôn trọng nội qui nơi đến, không làm ảnh hưởng đến những người
xung quanh.
Ví dụ : Khi đến thư viện nhà trường đọc sách, hay xem phim . Có tác
phong nghiêm túc, nói năng đúng mực, trang phục đúng quy đònh,
không gây mất trật tự, thực hiện đúng nội qui của thư viện.
2. Giao tiếp, ứng xử ở nơi công cộng
Đây là một môi trường tốt để các em có thể giao lưu, học hỏi lẫn
nhau. Không được vò kỉ, cá nhân hẹp hòi, không có lời nói, cử chỉ thô
thiển, tục tữu, thiếu văn hóa, không được chen lấn, xô đẩy đây là một
hành vi thường thấy khi lên xuống tàu xe.
3. Giao tiếp ứng xử trong một số hoàn cảnh đặc biệt
Ví dụ: Khi đi dự tiệc sinh nhật cần ăn mặc phù hợp với tính chất của
từng cuộc. Khi được giới thiệu, cần thể hiện nét mặt tươi vui, dễõ gần,
nên chủ động trò chuyện để tạo không khí gần gũi, đầm ấm không nên
hò la om sòm….
Khi đi dám cưới phải tươi cười, không lợi dụng sự vui mừng mà khôi
hài bằng những câu dung tục, thô thiển.
Khi đến dự đám tang không trò chuyện oang oang, cười đùa gây
phản cảm cho những người xung quanh, không đội mũ, xắn tay áo hay
rì rầm nói chuyện, không ăn mặc sặc sỡ, lòe loẹt.
Khi đến bệnh viện thăm người ốm không mặc quần áo lôi thôi, nên
đi nhẹ, nói khẽ, trò chuyện thân tình với người bệnh về những chuyện

lạc quan, tránh nói chuyện bi quan, chán nản. Không ở lại quá lâu,
không nên đi thăm vào giờ trưa hoặc quá khuya, nên chào hỏi mọi
người.
19
4. Giao lưu, ứng xử qua một số tiết mục văn nghệ, các tiểu phẩm
hoặc viết vẽ tranh gắn với tình huống giao tiếp, ứng xử cụ thể.
Học sinh vẽ, sáng tác về chủ đề nếp sống thanh lòch,
văn minh của học sinh Hà Nội qua giao tiếp, ứng xử.
20
Học sinh giao lưu văn nghệ

E. Kết thúc hoạt động
Giao tiếp , ứng xử có ý nghóa vô cùng quan trọng đối với đời sống xã
hội. Chúng ta cần rèn luyện cho mình thói quen giao tiếp, ứng xử
thanh lòch, văn minh ở mọi lúc, mọi nơi và mọi hoàn cảnh.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nhờ vận dụng đề tài này tôi thấy nhân cách sống của các em thay
đổi hẳn cụ thể là:
Lớp Hành vi ứng xử có văn hóa Hành vi ứng xử chưa có
văn hóa
9A( 45 h/s) 45 em 0 em
V. KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều
năm qua, bản thân tôi đã áp dụng những biện pháp nói trên và đã
21
đem lại nhiều kết quả khả quan. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này
góp phần nhỏ bé vào việc giáo dục đạo đức học sinh lứa tuổi THCS.
Chủ Tòch Hồ Chí Minh đã nói:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Thật vậy muốn trở thành một người vừa có tài vừa có đức thì phải được
học tập và rèn luyện trong môi trường tốt.
Đào tạo con người trở thành công dân tốt là nhiệm vụ của toàn xã
hội trong đó có nhà trường. Nhà trường bao giờ cũng giữ một vai trò
hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Là một giáo viên
trong trường THCS, tôi mong muốn được góp phần mình cùng với nhà
trường, gia đình và xã hội để tìm ra những biện pháp tốt nhất trong
việc giáo dục đạo đức cho các em ở lứa tuổi THCS để các em trở thành
con ngoan trò giỏi, chủ nhân tương lai của đất nước, làm cho đất nước
ta ngày càng giàu đẹp hơn.
VI. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT , KIẾN NGHỊ
- Mong các cấp lãnh đạo cung cấp thêm tài liệu.
- Mong Sở giáo dục và đào tạo nghiên cứu và có kế hoạch đưa giờ học
Giáo dục nhân cách học sinh trở thành một bộ môn học chính
trong tất cả các cấp học.
- Mỗi một giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng
không chỉ có tri thức, mà phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết của
người giáo viên với khẩu hiệu” Tất cả vì học sinh thân yêu”, “ Vì
các em hôm nay là vì tương lai của dân tộc, đất nước”.
Thanh Thùy, ngày 28 tháng 4 năm 2012
Người thực hiện
( kí, ghi họ tên)
22
Nguyễn Thò Nhung
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………
Thanh Thùy, ngày … tháng … năm 2012
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………
Thanh Oai, ngày … tháng … năm 2012
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* * *
- Sách Mó học và giáo dục thẩm mó - Nhà xuất bản Đại học sư
phạm.
- Sách Đạo đức học - Nhà xuất bản giáo dục.
- Sách Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục - Nhà xuất bản giáo
dục.
- Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lòch, văn minh cho học
sinh HàNội - Nhà xuấùt bản Hà Nội
- nh tư liệu
24
Muùc luùc
Mục lục
I. Sơ yếu lý lịch

II. Nội dung của đề tài
1. Lý do chọn đề tài
2. Thời gian phạm vi thực hiện đề tài
III. Thời gian thực hiện đề tài
1. Khảo sát thực tế
2. Số liệu điều tra trớc khi thực hiện đề tài
25

×