Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.33 KB, 80 trang )

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI, sự lớn mạnh của
đội ngũ nhà văn sáng tác với bút lực và tâm huyết với nghề đã cho ra đời những tác
phẩm có giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết mang đến những hy vọng cho
văn học nước nhà. Những cái tên như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn
Bình Phương, Thuận, Hồ Anh Thái…trở nên khá quen thuộc và xuất hiện thường
xuyên trên báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng. Sự chuyển mình nhanh
chóng của văn học trong giai đoạn mới đã tạo nên diện mạo mới cho văn học nước
nhà. Có thể nói, so với thời kì trước, giai đoạn này, tiểu thuyết đã có một vụ mùa
bội thu.
Văn học thời kỳ mới, cùng với sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực của đời sống
cũng có sự thay đổi khác trước. Người ta ghi nhận những sự làm mới của đội ngũ
sáng tác mới. Có thể thấy tư tưởng sáng tạo nghệ thuật trước hết là sáng tạo hình
thức đang được coi trọng hơn trước nhiều. Đọc những tiểu thuyết mới, ấn tượng
mạnh mẽ nhất với người đọc là sự khác lạ như nhà văn không phải đang tái hiện
bức tranh hiện thực mà đang trình bày cách thức họ làm ra các kết cấu nghệ thuật
như thế nào. Chính sự khác lạ ấy đã góp phần làm nên thành công của tiểu thuyết
Việt Nam thời kỳ mới . Và một trong những nghệ thuật được nhắc đến khá nhiều
đó chính là nghệ thuật kể chuyện. Trong tình hình biến đổi của nhu cầu xã hội hiện
nay, nghệ thuật kể chuyện cũng được quan tâm hơn trước, nó đã góp phần tạo nên
những cái mới cho văn học Việt Nam .
Nhà văn Hồ Anh Thái thuộc lớp nhà văn giai đoạn đổi mới. Ngay từ khi mới
xuất hiện trên văn đàn bằng một loạt các tác phẩm như Người đàn bà trên đảo,
Trong sương hồng hiện ra, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Tự sự 265 ngày,
1
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
Mười lẻ một đêm, Cõi người rung chuông tận thế…Hồ Anh Thái đã tạo được một
tiếng vang lớn, giành được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Nền văn chương Việt


Nam có tới ba, bốn thập kỷ sa vào lối văn biểu dương, minh họa, tạo nên một thứ văn
chương hiện thực đơn giản. Thế hệ các nhà văn viết từ thời chiến tranh chống Mỹ, cả
các nhà văn trẻ viết sau chiến tranh một chút, hầu hết viết theo lối hiện thực có phần
đơn giản. Nhưng, những năm tám mươi, thế kỷ hai mươi, có một số tài năng đã làm
cuộc đổi mới văn chương. Trong đó, Ma Văn Kháng là nhà văn đổi mới sớm nhất trong
tư tưởng văn chương. Rồi Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cho văn chương truyền
thống sức cuốn hút mới bởi cách nhìn nhận hiện thực sắc sảo. Nguyễn Dậu tái hồi văn
đàn, cũng làm cho văn chương tả thực sinh động hơn, nhiều thương cảm hơn. Nguyễn
Khắc Trường, khi viết về nông thôn, cũng khiến văn chương tả thực truyền thống có
được một chiều sâu mới về văn hóa… Hồ Anh Thái là nhà văn không phụ thuộc gì văn
chương tả thực hay văn chương lãng mạn mà các tên tuổi lớn như Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam… đã tạo nên nửa đầu thế kỷ XX. Có thể
nói, anh là người chuẩn bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá
trị văn chương (không chỉ văn chương nước ta mà cả văn chương của nhiều nước trên
thế giới) đã trở thành văn hóa. Và càng dấn thân trên con đường văn chương, nhà văn
càng phải hiểu biết sâu hơn về văn hóa. Hồ Anh Thái là nhà văn của cuộc sống đang
cuồn cuộn trước mắt. Anh khám phá những vỉa, những tầng của nó và viết về những
vấn đề của nó.
Tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế” là một tác phẩm khá mới của
Hồ Anh Thái và ngay từ khi ra đời nó đã tạo được những tiếng vang lớn. Tuy
nhiên, để có thể hiểu sâu về nó không dễ, cần một sự đầu tư và quan tâm thực sự.
Một trong những điều làm nên thành công đó là nghệ thuật kể chuyện. Mặc dù
vậy , vấn đề này chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, có thể là do đây là tác
phẩm mới chưa có nhiều người khai thác . Vì vậy , trong khuôn khổ nhỏ hẹp của
2
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
bài niên luận này, chúng tôi muốn đi vào phân tích nghệ thuật kể chuyện trong Cõi
người rung chuông tận thế như là một cách lý giải cho sự thành công của hiện
tượng văn chương này.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật kể chuyện là một vấn đề lý luận có phạm vi rộng. Nó có sự giao
thoa và liên kết chặt chẽ với nghệ thuật tự sự trong văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết.
Về Cõi người rung chuông tận thế có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, tuy nhiên,
trong giới hạn về thời gian nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát phân tích
vấn đề nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm này.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi một bài niên luận với mức độ nghiên cứu nhỏ hẹp, chúng tôi
không có điều kiện để đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ tác phẩm của Hồ Anh Thái
mà chỉ tập trung vào nghiên cứu , phân tích nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm
Cõi người rung chuông tận thế. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ có sự so
sánh, đối chiếu với một số tác phẩm đã xuất bản trước đó của Hồ Anh Thái để có
một cái nhìn sâu hơn về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm này.
3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NIÊN LUẬN
Trong niên luận này , chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật kể
chuyện trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, bước đầu nhận diện ,
khẳng định vị trí của Cõi người rung chuông tận thế trong sáng tác của Hồ Anh
Thái cũng như Cõi người rung chuông tận thế trong dòng chảy văn học Việt Nam
đương đại.
3
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
Đồng thời, qua niên luận này với việc khai thác nghệ thuật kể chuyện Cõi
người rung chuông tận thế, chúng tôi muốn một phần xác định được phong cách
nghệ thuật của Hồ Anh Thái cũng như góp thêm những suy nghĩ của mình trong
việc lý giải “hiện tượng Hồ Anh Thái”, một nhà văn với những phong cách mới lạ
gây nhiều dư luận trên văn đàn. Hy vọng niên luận này sẽ có ý nghĩa nào đó với
độc giả quan tâm đến vấn đề này, nghệ thuật kể chuyện trong văn học Việt Nam
nói chung và tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói riêng.


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong niên luận này, chúng tôi chủ yếu áp dụng các phương pháp: tự sự học,
thi pháp học , văn bản học…
Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng một số thao tác khác như :
- Phân tích, tổng hợp
- Thống kê, so sánh
- Khảo sát văn bản.
5. BỐ CỤC NIÊN LUẬN
Ngoài phần mở đầu , phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung niên luận được chúng tôi chia làm ba chương
- Chương I : Tiểu thuyết Hồ Anh Thái trong dòng chảy tiểu thuyết Việt
Nam những năm đầu thế kỷ
- Chương II: Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế
- Chương III: Từ nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận
thế đến vai trò của nghệ thuật kể chuyện trong việc hình thành phong
cách nhà văn
4
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ
1.1 VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỶ
So với các thể loại văn học khác tiểu thuyết là thể loại được ưu ái hơn cả. Điều
này được minh chứng bởi số lượng tác phẩm ra đời mỗi năm. Tiểu thuyết, ngay từ
5
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
khi ra đời với khởi đầu là tiểu thuyết lãng mạn “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc
Phách…sau đó là những cái tên của trào lưu hiện thực với các đại diện xuất sắc
như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng…đã có một
diện mạo mới. Nó không ngững hoàn thiện và phát triển, đặc biệt , tiểu thuyết là
thể loại có những phản ứng rất nhanh nhạy đối với những diễn biến của lịch sử, của
thời đại.
Từ sau 1975, trên bối cảnh đất nước thống nhất với các vấn đề của chiến tranh
(còn tiếp tục ở hai đầu biên giới cho đến năm 1980) và sau chiến tranh, của xây
dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục định hướng xã hội chủ nghĩa, của mở rộng quan
hệ giao lưu với khu vực và nhân loại, văn học sẽ chuyển dần sang một giai đoạn
mới. Nói chuyển dần vì tuy chính thức bắt đầu từ 1975 nhưng phải đến năm 1986-
năm khởi động công cuộc đổi mới đất nước, văn học mới dần thể hiện được một
gương mặt mới. Như vậy là, tuy lịch sử chính thức sang trang từ 1975, nhưng cũng
phải sang thập niên 80 mới có thể nói đến những chuẩn bị đầu tiên cho một giai
đoạn văn học mới, giai đoạn tiền trạm, với những người mở đường là Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu…, tiếp nối là những cái tên :Chu Lai, Bảo Ninh,
Nguyễn Khắc Trường…với các tác phẩm như Gặp gỡ cuối năm, Cha và con và…,
Đám cưới không có giấy giá thú,Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Thời xa vắng,
Ăn mày dĩ vãng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Thân phận tình yêu…
Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI bằng một mùa bội thu. Riêng cuộc thi tiểu
thuyết 2002-2004 của Hội nhà văn đã có khoảng gần 200 tác phẩm cả đã và chưa
in tham dự, chưa kể những cuộc thi của các ngành khác như Bộ quốc phòng, Bộ
Công an…Chẳng hạn cuộc thi “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”1995-
2005 do Bộ Công an và Hội nhà văn tổ chức đã có tới 138 tác phẩm dự thi, trong
đó có 108 tiểu thuyết Điều đó chứng tỏ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào tiểu thuyết
luôn là thể loại được “ưu ái” đặc biệt. Với ưu thế có thể “thu hút vào mình những
thể loại văn học khác và có khả năng vận dụng những thủ pháp của điện ảnh và
6
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
âm nhạc” [9,115], tiểu thuyết hiện đại luôn là thể loại được kỳ vọng trong khát
khao dùng nghệ thuật để khám phá thế giới của con người. Trong những năm qua,
với những sự thay đổi của đất nước, tiểu thuyết cũng có những biến đổi và đạt
được nhiều thành tựu cả trong số lượng và phong cách viết. Nỗ lực tìm tòi thể
nghiệm theo nhiều ngả khác nhau thể hiện khát vọng làm mới, làm giàu cho truyền
thống tiểu thuyết để văn học nước nhà có thể tiếp cận các giá trị văn chương hiện
đại của nhân loại, bởi “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi quyển tiểu thuyết phải sáng tạo ra
một hình thức riêng. Không có một công thức nào có thể thay thế sự nghiền ngẫm
liên tục đó…Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi quyển sách mới cần
xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong
của chúng”(Dẫn theo Lê Phong Tuyết: Alain Robbe Grillet và sự đổi mới tiểu
thuyết, Tạp chí văn học số 3,1999)
Theo xu hướng đổi mới, tiểu thuyết hiện đại tuy chưa đi lệch quỹ đạo văn học
sử thi nhưng cách xử lý hiện thực ít nhiều đã có sự biến đổi. Đó là ý thức khắc
phục cái nhìn lý tưởng hóa về con người, chú ý nhiều hơn đến các diễn biến tư
tưởng-tâm lý trước những tình huống thắt ngặt hoặc bước chuyển của lịch sử. Các
tiểu thuyết tiếp nối truyền thống ở cách viết và phương thức tiếp cận hiện thực
thường đề cập đến việc nhận thức lại lịch sử một cách ráo riết với tinh thần sòng
phẳng trước quá khứ. Một số cuốn tiểu thuyết khiến người ta liên tưởng tới dòng
văn học vết thương ở Trung Quốc khơi lại, mổ xẻ tận cùng những vết thương lịch
sử với ý thức phản tỉnh rõ rệt như Sóng chìm (Đình Kính), Tiếng khóc của nàng Út
(Nguyễn Chí Trung), Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tường )…Sóng chìm và
Tiếng khóc của nàng Út cùng có bối cảnh chiến tranh ở những vùng đất khốc liệt
nhất nhưng hai cuốn tiểu thuyết có hai điểm đến khác nhau. Tiếng khóc của nàng
Út, với âm hưởng sử thi bi tráng đã cất lên khúc ca về nỗi đau, sự hy sinh, mất mát,
những lo âu trước vận mệnh của xứ sở, Sóng chìm thiên về cảm hứng số phận đời
tư, thấm thía bi kịch của con người và cả dân tộc trong chiến tranh. Thời của thánh
7
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
thần và Cuồng phong tuy được viết bởi những hình thức nghệ thuật khác nhau
nhưng đều đem lại cho người đọc nhận thức và xúc cảm về những thăng trầm của
lịch sử, con người theo suốt cả một thế kỷ. Các tiểu thuyết này có tham vọng đi
dọc chiều dài thời gian, khái quát những thời kỳ đã qua, theo sát từng sự kiện, các
cuộc cách mạng song hành với việc lý giải những vấn đề bức xúc của thực tại .Cốt
truyện đa tuyến, nới rộng thời gian sự kiện, các tiểu thuyết ngược dòng quá khứ
tìm kiếm ở chiều sâu lịch sử ánh sáng soi chiếu hiện tại
Khuynh hướng thứ hai khá tự do trong bút pháp nghệ thuật,với những nỗ lực
cách tân khiến người ta dễ nghĩ tới tiểu thuyết có dấu ấn của cảm quan hậu hiện
đại như : Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), Vân Vy (Thuận), Tiểu thuyết đàn bà (Lý
Lan)…Các tác giả chú ý đến những thể nghiệm mới, lạ hóa cách viết quen thuộc
hơn là lấy cốt truyện làm trọng tâm. Vân Vy tiếp tục thể nghiệm mới trong phong
cách viết của Thuận bằng hai tuyến truyện chính đan xen: Của B-nhân vật đồng
tính và nhiễm HIV và của Vy-Việt kiều Pháp, gốc Hà Nội. Luôn có mặt những đối
thoại ngầm, chấ giọng giễu nhại ẩn sau phong cách trần thuật lạnh lùng. Khác với
tiểu thuyết trước đây của Thuận, Vân Vy đầy những pha tả sex, chuyện ngoại tình,
đồng tính…Tuy không thực sự vượt trội nhưng trong mặt bằng chung tiểu thuyết
đây là tác phẩm khá hấp dẫn bởi nó tránh được sự đơn điệu và lặp lại. Xu hướng
thể hiện nữ quyền trong tiểu thuyết được bộc lộ khá rõ trong Xuân Từ Chiều, cuốn
tiểu thuyết không xuống dòng của Y Ban, Tiểu thuyết đàn bà, truyện về số phận
những người đàn bà Việt của Lý Lan. Các tiểu thuyết này hướng tới kết cấu rộng
không-thời gian từ số phận đến thân phận, từ cá thể đến thế hệ, với nỗ lực tạo nên
dấu ấn riêng của văn xuôi phái nữ.
Vài năm gần đây trong đời sống văn học đã hình thành xu hướng thương mại
với việc xuất bản các trang blog gây xôn xao dư luận khai thác những vụ việc giật
gân, thời sự trong tác phẩm, quay về lối viết tiểu thuyết kiếm hiệp trinh thám… Sự
phát triển của internet, các phương tiện thông tấn, sự dọn đường của văn học dịch
8
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
đã giúp người đọc chuẩn bị tâm lý đón nhận mọi biến thái của đời sống văn học.
Mặc dù mang tính chất thương mại rõ rệt, hình thức nghệ thuật không phải là tiêu
chí đặt ra hàng đầu nhưng cần ghi nhận sự tồn tại và xu thế phát triển của dòng tác
phẩm thương mại cũng như văn học thông tấn trong đời sống văn học đương đại.
Với một số lượng người đọc đông đảo , đại chúng nhất là giới trẻ, nó đã gây một
tác động đáng kể đến thị hiểu và tâm lý thưởng thức nghệ thuật.
Tiểu thuyết đương đại có ý thức đào sâu những vấn đề nhân bản với mong
muốn kiếm tìm bản ngã đích thực của con người. Xuất hiện những nhân vật mất
tích, bỏ đi một cách bí ẩn (T mất tích, Sự trở lại của vết xước, Nháp). Có thể giải
thích đó là thủ pháp gợi sự tò mò, câu khách nhưng phải chăng cũng cần được lý
giải bằng tâm thế của con người hiện đại. Khoảng trống mà con người ra đi để lại ,
không gian, mất mát, tâm trạng thiếu vắng, thời gian khắc khoải … là cái cớ để
nhân vật tìm lại bản ngã, cắt nghĩa sự tồn tại của chính mình và ý nghĩa cuộc sống.
Tiểu thuyết hôm nay mạnh tay hơn , tự nhiên hơn trong những vấn đề tình dục ,
đồng tính, chính trị và cũng đồng cảm, chia sẻ hơn với con người bản năng, khiếm
khuyết. Người đọc không còn thái độ tiếp nhận e dè , ngại ngùng khi tiếp nhận sự
đổi mới về văn học này nữa. Tuy nhiên sự lạm dụng quá mức những yếu tố này sẽ
dễ dẫn đến sự bão hòa, nhàm chán. Ngôn ngữ đời sống tràn vào tác phẩm, đặc biệt
là ngôn ngữ @ đang dần dần xâm nhập , chi phối cả lối tư duy của người viết và
người tiếp nhận. Ngôn ngữ thân thể được sử dụng như là một ưu thế của tiểu thuyết
đương đại , mặc dù không phải là cái quá mới nhưng cũng tạo nên màu sắc riêng
của văn học giai đoạn này.
Trong giai đoạn này, thế giới tâm linh là cõi mà người cầm bút hiện đại đã
dũng cảm tiến tới. Con người tồn tại với ý thức, thì đến đây , con người lại được
đặt lê bàn cân xoay với chiều sâu của thế giới vô thức.
Nỗ lực cách tân không chỉ trong nghệ thuật cấu trúc tác phẩm, kỹ thuật làm
văn mà các nhà văn còn nỗ lực trong việc sử dụng “yếu tố quan trọng thứ hai của
9
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
văn học”-ngôn ngữ. “Nhà văn đóng vai trò chính trong việc giải phóng ngôn từ ra
khỏi hành vi đầu cơ. Nhà văn là người cứu tinh, có thể chuộc lại nhân loại bằng
phương tiện ngôn ngữ”. (Báo văn nghệ số 2,21/10/2006)
Trong bài “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây” trên
tạp chí nghiên cứu khoa học (tháng 11/2005), PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã khái
quát bốn điểm mới trong tiểu thuyết đương đại:
Một là, một hiện thực không đáng tin cậy: đó là những bức tranh đầy tính ước
lệ, không theo logic nhân quả (Thiên sứ, Thiên thần sám hối, Người sông Mê, Cõi
người rung chuông tận thế…)
Hai là, nhân vật tiểu thuyết là những nhân vật dị biệt hoặc kì ảo.
Ba là, điểm nhìn trần thuật chủ yếu được giao cho các nhân vật dị biệt đó. Tính
chủ quan của câu chuyện là một cách khẳng định kinh nghiệm cá nhân và làm tăng
chất nghịch, chất hài cho tiểu thuyết.
Bốn là, sử dụng phổ biến bút pháp “nhại”, bút pháp huyền thoại trào lộng.
Nhại không chỉ là một cách thức giải thiêng, làm mất giá đối tượng mà chính là
quan niệm về bản chất dân chủ của thể loại. Các nhân vật là sự nhại lại để phá hủy
một số kiểu nhân vật của văn học thởi trước.
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập thế giới , tiếu thuyết Việt Nam đương
đại , đặc biệt là trong năm năm đầu thế kỷ XXI đã kịp “thay áo”, phù hợp với xu
thế và yêu cầu của thời đại. Nó đã mang lại những tín hiệu đáng mừng qua những
bước chuyển mình như thế.
1.2 HỒ ANH THÁI VÀ “CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ”
1.2.1 Hồ Anh Thái viết văn từ rất sớm và thành danh cũng rất sớm. Ngay từ
khi mới xuất hiện , anh đã “phả” vào văn học một giọng điệu tươi mới, trẻ trung,
hiện đại khi văn chương Việt Nam vẫn chưa đi qua sự ám ảnh và nỗi buồn của
chiến tranh. Trong giới văn nghệ sĩ, Hồ Anh Thái được coi là người có sức viết khá
mạnh.Trong hơn hai mươi năm cầm bút, anh đã cho ra đời gần hai mươi tập truyện
ngắn và tiểu thuyết. Hồ Anh Thái dường như “lúc nào cũng đang viết” [36]. Khi
10

Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
mới vào tuổi hai mươi, đang là sinh viên trường Đại học Ngoại giao, Hồ Anh Thái đã là
tác giả văn xuôi có truyện ngắn đăng đều trên các báo Văn Nghệ, Văn nghệ Quân đội
Anh bắt đầu cuộc đời văn chương từ đầu những năm 80, thế kỷ XX, với một bút pháp
thực sự mới mẻ. Bút pháp mới mẻ của Hồ Anh Thái có được thật tự nhiên, như do trong
hồn trong máu, trong tư duy của anh nó đã vậy. Không giống như trường hợp những năm
sau này, một số nhà văn săn tìm hình thức tân kỳ, để văn mình được “mới hơn”. Những
truyện ngắn ban đầu của Hồ Anh Thái, tiêu biểu là Chàng trai ở bến đợi xe, Nói bằng lời
của mình, Mảnh vỡ của đàn ông đã được bạn đọc chú ý bởi bút pháp mới và bởi cuộc
sống trong truyện cũng thật tươi, mới. Tháng 11-1985, Hồ Anh Thái đã viết cuốn tiểu
thuyết Người đàn bà trên đảo, đề cập những chấn thương về thể chất và tinh thần của
những người phụ nữ đi qua cuộc chiến tranh, trở thành quá lứa, lỡ thì. Sau chiến tranh,
những nữ cựu chiến binh đó đến làm việc trong một lâm trường trên đảo Cát Bạc. Đây là
câu chuyện về cuộc chiến đấu tiếp tục của họ, hoặc là đau đớn chống lại những ham
muốn nhục dục thường tình, hoặc là nhẫn nhục thèm khát có một chút con làm nơi
nương tựa lúc cuối đời. Dù là nhà văn rất trẻ, nhưng anh đã đặt vấn đề về tình dục, về bản
năng con người và nhu cầu làm tròn thiên chức người phụ nữ. Đặc biệt, đề tài của tiểu
thuyết thực sự táo bạo, là, cái giá mà những nữ cựu chiến binh phải trả trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ thật ghê gớm. Năm 1986, Hồ Anh Thái lại xuất bản tiểu thuyết Vẫn
chưa tới mùa đông. Và năm này, anh cũng viết xong thiên tiểu thuyết Người và xe chạy
dưới ánh trăng. Sức viết của anh thật dồi dào, rất hiếm thấy trong số các nhà văn Việt
Nam thời ấy và cả hiện nay
Năm 1987, tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng được xuất bản. Trong
những truyện ngắn đầu tay, Hồ Anh Thái viết về đời sống tinh thần của những thanh
niên, sinh viên cùng trang lứa với những khao khát về cái đẹp, vươn tới cái lương thiện.
Đến tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, nhà văn hai mươi lăm tuổi đã viết về một vấn
đề xã hội khá đặc biệt ở nước ta sau chiến tranh. Còn trong Người và xe chạy dưới ánh
11
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học

Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
trăng, Hồ Anh Thái hai mươi sáu tuổi thể hiện một ý tưởng khá sâu sắc, rằng, con
người ta đi vào đời với đôi bàn tay trắng, sạch sẽ và lương thiện. Nhưng rồi càng đi
càng phải giữ mình trong sạch, mà đời cứ luôn muốn nhấn người ta vào sắc dục, vào
những chỗ không được lương thiện lắm. Cuộc sống xã hội thời gian đó với những xô
dập ghê gớm. Các nhân vật trong tiểu thuyết đều còn trẻ, Toàn, Hiệp, Trang, Minh
mỗi người một số phận, bị cuộc sống xô dạt về những nẻo khác nhau và họ phải vật lộn
với số phận trên con đường của đời mình. Với Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ
Anh Thái đã khẳng định được một vị trí trong đời sống văn chương Việt Nam. Anh đã
có ý thức trách nhiệm của một nhà văn, và là một nhà văn có tài. Điều đó thể hiện qua
cách tạo dựng những nhân vật có cá tính đa dạng, có nhân cách phức tạp, nhất là nhân
vật Toàn; thể hiện trong cách nêu vấn đề khá nhân bản: hết chiến tranh tưởng chừng
con người không còn bị mất mát gì nữa, vậy mà chúng ta vẫn phải mất mát rất nhiều;
và, cũng thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng, đa cảm, có sức diễn đạt thật sống
động của nhà văn.
Còn tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, nhà văn lại từ cuộc sống hiện tại nhận
thức lại quá khứ. Cuộc sống thời chiến, có cả cái tốt, cả cái xấu. Xã hội con người
muôn đời đã như vậy. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Tân, năm 1987 mới mười bảy
tuổi, do sự cố nhà đổ, bị điện giật, anh bất tỉnh. Trong cơn bất tỉnh, Tân (như quan niệm
dân gian là hồn của Tân) đã trôi dạt về hai mươi năm trước, là năm 1967, khi chiến
tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc đến độ ác liệt. Tân trở lại nơi cha mẹ anh sống ngày
xưa, chứng kiến được cả buổi đầu cha mẹ anh tìm đến với nhau. Anh được chứng kiến
những cuộc không kích dữ dội của máy bay Mỹ. Anh cũng thấy có những lúc thật bình
yên giữa cuộc chiến, người ta vẫn làm ăn, đàn hát và yêu nhau. Tân, hay là hồn của một
người có tri thức ở năm 1987, chính là phân thân của nhà văn, đã cảm phục những con
người dũng cảm như Đô, như Trinh, và cũng hiểu rằng cùng sống bên họ có không ít
những kẻ giả dối, hèn nhát và trục lợi, điển hình là ông Tựu nhỏ nhen và háo danh, là
12
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)

bà ngoại của Tân, một cán bộ cách mạng mà đầy toan tính, cơ hội và rất khinh người…
Xã hội con người muôn đời vẫn như vậy. Qua tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, ta
thấy Hồ Anh Thái nhìn đời thoải mái mà dung thứ. Anh nhìn rõ, con người vốn rất đa
dạng về nhân cách, nên không kỳ vọng về con người, nhưng bao giờ anh cũng trân
trọng con người với tất cả sự phức tạp trong họ
Nhìn lại hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái có thể thấy , anh là nhà văn của
một thời đại văn chương mới, thời đại không làm văn chương để tuyên truyền chính
sách, mà coi văn chương là mục đích của văn hóa. Bằng sự hiểu biết có chiều sâu về
lịch sử xã hội, anh viết về cuộc sống tươi nguyên và đang cuồn cuộn chảy trước mắt.
Thấu hiểu văn chương truyền thống, nhưng anh không phụ thuộc nó. Là nhà văn của
thời đại văn chương mới không theo nghĩa Hồ Anh Thái được viết trong thời kỳ đổi
mới kinh tế xã hội ở nước ta, mà đơn giản, anh là một tài năng mới không giống các tài
năng văn chương cũ. Năm 2001, nhà văn Lê Minh Khuê có nhận xét về tác phẩm
Người và xe chạy dưới ánh trăng Hồ Anh Thái viết từ 1986: “Có lẽ ngay từ ngày ấy,
tác giả này đã ý thức rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập được với dòng văn học
chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện thực giản đơn”.
Những năm tiếp theo, với lao động sáng tạo liên tục và mang tính chuyên nghiệp, anh
đã thể hiện bản lĩnh của một nhà văn hàng đầu ở Việt Nam trong thời đại văn chương
nước ta hội nhập với văn chương thế giới.
Nói về Hồ Anh Thái chúng ta không thể không nhắc tới một vấn đề có liên
quan đến sự nghiệp và phong cách viết của anh, đó là, Hồ Anh Thái không chỉ là
một nhà văn, anh còn là một nhà ngoại giao, nhà Ấn Độ học với kho kiến thức về
Ấn Độ phong phú và sâu sắc. Chính điều này có ảnh hưởng rất lớn đến văn chương
của anh. Bạn đọc thấy thấp thoáng trong tác phẩm Hồ Anh Thái một Ấn Độ với
Phật giáo, với những nghi lễ và không khí trang nghiêm. Một đất nước đầy bí ẩn và
13
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
thú vị hiện lên qua những trang sách của một người Việt Nam. Một nhà phê bình
văn học có lần đã phân kỳ lộ trình sáng tác của Hồ Anh Thái (tính cho đến nay)

thành ba giai đoạn: tiền Ấn Độ, Ấn Độ, và hậu Ấn Độ. Giai đoạn tiền Ấn Độ có thể
được tính từ lúc Hồ Anh Thái bắt đầu viết văn cho đến cuối những năm 1980. ở
giai đoạn này, kênh giọng chủ đạo của văn xuôi Hồ Anh Thái là trữ tình đôn hậu,
và tác phẩm xuất sắc là cuốn tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra (1989). Với
cuốn tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã làm được một sự khác trên mặt bằng văn học
đương thời. Trước hết là một cốt truyện lạ, đầy chất huyễn tưởng - một thứ của
hiếm trong văn xuôi lúc bấy giờ: trong cơn hôn mê cận kề cái chết (do bị điện giật)
nhân vật chính của tiểu thuyết đã từ năm 1987 ngược thời gian trở lại với năm
1967, khi anh ta còn chưa ra đời! Ở đó, anh ta gặp bà nội, bà ngoại, cha mẹ và
những người hàng xóm trong bối cảnh Hà Nội đang còn bời bời bom đạn chiến
tranh. Tất cả đều trẻ hơn hai mươi tuổi so với chính họ ở thời điểm bắt đầu chuyện
kể. Và điều quan trọng là, họ sống hồn nhiên hơn, cởi mở hơn, đối xử với nhau
thân ái hơn so với hai mươi năm sau. Tính luận đề của tác phẩm được bật ra từ
chính điểm này: qua cặp mắt trong veo của cậu trai mười bảy tuổi, tấm màn quá
khứ vén lên, và người ta chợt nhận ra rằng thời gian đã hủy hoại con người đến thế
nào! Thậm chí ở đây, từ bản thân các chi tiết được cài vào cốt truyện, ta còn có thể
nói đến một triết luận về thời gian của Trong sương hồng hiện ra: quá khứ - hiện
tại - tương lai là những thì liền lạc với nhau trong một quan hệ biện chứng. Tương
lai có thể tái sử dụng con tàu đắm của quá khứ sau khi đã trục vớt, tân trang nó.
Nhưng tương lai cũng có thể phải hứng chịu vụ nổ của quả bom còn sót lại từ quá
khứ, hay một vụ sập nhà mà căn nguyên là sự ngu dốt và bệnh thành tích của con
người trong quá khứ. Đưa nhân vật của mình trở lại với hai mươi năm trước, Hồ
Anh Thái đã mổ xẻ quá khứ và góp lời giải cho những băn khoăn trước thực tại của
con người thời đổi mới: hãy xem chúng ta đã làm gì để nhận quả đắng ngày hôm
14
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
nay, và chúng ta sẽ phải làm gì để cho ngày mai được tử tế hơn! Có thể nói, trên
mạch cảm hứng phê phán thực tại của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Trong
sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái là tác phẩm đã tạo được một ngã rẽ khá bất

ngờ khi chạm tới hiện thực ở bề sâu, mang tính phổ quát.
Ấn Độ - giai đoạn trung tâm của sự phân kỳ nói trên - là giai đoạn được đặc
trưng bởi tập truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước. Nó ghi dấu quãng thời
gian sáu năm (1988 - 1994) anh sống và làm việc trên quê hương của R. Tagore,
cũng là quãng thời gian sáu năm anh say mê ngụp lặn trong cái đại dương văn hóa
Ấn Độ cổ kính và kỳ vĩ. Nói về Tiếng thở dài qua rừng kim tước, tốt nhất tôi sẽ
dẫn lại một nhận định của tiến sĩ K. Pandey trên tờ The Hindustan Times, đây là
“những mũi kim châm cứu theo kiểu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn
Độ”. Nhiều bạn đọc hẳn còn nhớ đến hai truyện tiêu biểu trong tập sách rất giàu
chất exotic này, là Người Ấn và Người đứng một chân. Giữ vai một lữ khách trên
đất Ấn Độ, người kể chuyện ở cả hai truyện ngắn đã tiếp cận với hiện thực đời
sống Ấn, hiện thực tâm hồn Ấn ở chính điểm giao thoa giữa cái dung tục tầm
thường và cái cao cả thiêng liêng. Trong Người Ấn, những trò vui xác thịt của anh
chàng Navin luôn ở thế đối diện với bộ hài cốt của người mẹ quá cố mà anh hằng
tôn kính. Trong Người đứng một chân, anh Ananda đã trút cả đời mình vào cái tư
thế một chân co một chân chống - tư thế của thần Shiva trong thần thoại Ấn Độ -
để đòi viên giám đốc nhà máy sản xuất bao cao su phải bỏ một triệu rupee ra xây
đền thờ cho bằng được. Tất cả chỉ vì những lời thề: Navin thề trước vong linh mẹ
rằng sẽ không bao giờ bỏ bà đơn độc, Ananda thề trước thần lửa Agni rằng sẽ dựng
bằng được ngôi đền cho làng. Kết cuộc: Navin thì lang thang cùng trời cuối đất với
chiếc ba lô đựng hài cốt mẹ trên lưng, Ananda thì nằm chết co quắp tại nơi anh đã
đứng một chân từ đằng đẵng bao nhiêu năm trời! Tôi cho rằng, với kênh giọng chủ
đạo là tỉnh táo và sắc lạnh, Hồ Anh Thái đã phơi mở một bi kịch nhân sinh trong
15
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
tập Tiếng thở dài qua rừng kim tước - phản ảnh rất rõ qua hai truyện ngắn nói trên:
người ta có thể sống không hề hời hợt, sống một cách quyết liệt với xác tín cá
nhân, người ta có thể đặt cọc bằng cả đời mình vì xác tín ấy, nhưng cũng nhiều khả
năng tất cả chỉ là sự hy sinh vô nghĩa cho các ảo tưởng mà thôi.

Giai đoạn hậu Ấn Độ trong lộ trình sáng tác của Hồ Anh Thái được tính từ
năm 1995 cho đến nay, đánh dấu bằng một loạt tác phẩm: các tập truyện ngắn Tự
sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và diễn, và tiểu thuyết Mười lẻ một
đêm (tôi không xếp vào đây hai tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Đức
Phật, nàng Savitri và tôi, có phương pháp và văn phong khác). Không như các giai
đoạn trước - đôn hậu trong sáng hoặc tỉnh táo sắc lạnh - giọng điệu văn xuôi Hồ
Anh Thái lúc này nghiêng về giễu cợt, trào lộng, mỉa mai sâu cay và không hề
nương nhẹ trước đối tượng. Trong truyện, anh luôn tạo được những tình huống
“chẳng giống ai”, những tình huống truyện mang chức năng của những nút nhấn để
từ đó các panorama hiện ra với tất cả đường nét và dáng vẻ xiêu xó tức cười. Nhà
văn phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong đời sống, khai thác đến cùng phương
diện gây cười của nó để đưa vào tuyến vận động của cốt truyện một cách thật
nhuần nhuyễn. Tương hợp tối đa với sự phát hiện này là một kiểu văn phong bất
chấp chuẩn mực ngữ pháp tiếng Việt, câu cú xô lệch thụt thò, khi dài lê thê, khi cụt
lủn cộc lốc. Hầu như toàn bộ kinh nghiệm cọ xát của nhà văn với ngôn ngữ đời
sống thực tế đã được huy động: những khẩu ngữ, lối nói nhại, nói lái, tiếng lóng
có mặt trong truyện của anh với tất cả nồng nã bụi bặm phố phường của nó. Hoàn
toàn không có sự nổi loạn của nhân vật. Nhân vật ở đây chỉ là những con rối trong
bàn tay điều khiển của nhà văn. Chúng xuất hiện và hành động chỉ để thể hiện cho
cái cảm quan của anh về một trần thế ngả nghiêng đầy rẫy sự tức cười. Mà quả
thật, ở một xã hội mà sự hôn phối giữa căn tính bao cấp kéo dài với thói xốc nổi
học đòi thời mở cửa vẫn chưa qua hết, thì đâu có thiếu chuyện nực cười. Vấn đề là
16
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
nhà văn có nhìn thấy, có biết cười, có dám cười và khiến người khác bật cười hay
không. Hồ Anh Thái đã làm được điều ấy.
1.2.2 Tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế”
Quá trình đến với công chúng của tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận
thế” cũng thật lắm gian nan. Cuốn tiểu thuyết được hoàn thành từ 1996 nhưng mãi

tận đến năm 2002, tức là phải trải qua đúng 6 năm nó mới được in ấn, xuất bản và
lưu hành trên thị trường. Thế nhưng, ngay từ khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã
được sự đón nhận nhiệt tình và yêu mến của đông đảo bạn đọc. Chính những
chiêm nghiệm về cõi người và những triết lý sâu xa mà tác giả gửi gắm trong đó đã
hấp dẫn được bạn đọc.
Như tên gọi “Cõi người rung chuông tận thế” giống như một dự cảm về một
sự trừng phạt đối với cõi người và hồi chuông cảnh tỉnh, cuốn tiểu thuyết không
dày, chỉ có 241 trang[6] nhưng có trong đó cả xấu, tốt, mánh lới, hận thù, những
cuộc đấu tranh sinh tử giữa Thiện và Ác, giống như triết lý nhà Phật vậy, cảm động
mà cũng rất hãi hùng. Lý giải về những triết luận của mình, trong một bài trả lời
phỏng vấn cho báo Người lao động cuối tuần , nhà văn Hồ Anh Thái đã nói : “
Khúc cuối cùng trong “Kinh Thánh Tân ước” Thánh John báo trước cho đồ đệ về
ngày phán xử cuối cùng, ngày cái Ác tràn lan sẽ bị trừng phạt, ngày tận thế của cái
Ác. Nhiều năm gần đây , hình như không chỉ cõi người phẫn nộ với các Ác mà cả
trời đất cũng nổi giận, thiên tai khắp nơi như lời cảnh báo với con người đang hủy
diệt môi trường, hủy hoại cuộc sống và tâm hồn nhau. Cũng nhiều năm rồi, tôi
muốn viết một cuốn sách về ngày phán xử cái Ác. Hận thù sinh ra hận thù trong cái
vòng luẩn quẩn,hận thù trong chiến tranh, trong thời bình, sang thời làm ăn kinh tế,
hận thù ấy phải được hóa giải trong một nhãn quan yêu thương và bao dung. Đã
đến lúc cõi người phải thanh lọc cho hết hận thù. Vẫn biết điều đó là không tưởng ,
17
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
nhưng là nhà văn , tôi phải mơ ước. Kẻo không, tiếng chuông cảnh báo đang
điểm…”
Chính những kiến thức sâu rộng về Ấn Độ-đất nước với cái nôi Đạo Phật –
của một nhà ngoại giao có tài, Hồ Anh Thái đã phả vào trong tác phẩm của mình
một hơi thở,một triết lý nhà Phật. Tuy vậy, tiểu thuyết của anh không hề đao to búa
lớn, ngược lại,nó có cái răn dạy nhưng răn dạy một cách nhẹ nhàng mà thấm thía.
Đó cũng chính là một trong những thành công của Hồ Anh Thái trong nghệ thuật

kể chuyện. Nó đã làm cho tác phẩm trở lên hấp dẫn , lôi cuốn người đọc, và dường
như nó làm cho người ta tìm thấy mình trong đó.
CHƯƠNG II
NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN
THẾ
II.1 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT
II.1.1 Hình tượng người kể chuyện
II.1.1.1 Thuật ngữ “Người kể chuyện”
Thuật ngữ “người kể chuyện” có từ năm 1940 (Latinh:narrator), tuy nhiên,
lý luận về nó thì phải đến thế kỷ XX mới phát triển cùng với sự phát triển của trần
thuật học.“Người kể chuyện , về phương diện nào đó, ở thời điểm lịch sử nào
đó,có thể trùng với người kể (contour-nghệ nhân kể chuyện, người kể chuyện rong)
hoặc với người kể sử (historien), nhà sử học” [25] .
Về khái niệm “người kể chuyện” cho đến nay vẫn còn những ý kiến khác
nhau chưa thống nhất. Có người gọi đó là “người kể chuyện”, có người lại gọi đó
là “người trần thuật”. Trong khuôn khổ niên luận này , chúng tôi xét hai khái niệm
này trên cơ sở đồng nghĩa: người kể chuyện=người trần thuật=narrator
Người kể chuyện là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm
văn học , chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong
tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất
hoàn toàn với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo
ra (người điên trong “Nhật ký người điên”-Lỗ Tấn), có thể là một người biết một
18
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
câu chuyện nào đó, một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. Hình
tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ
sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm
cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú và
nhiều phối cảnh” [4]

Trong Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa : Người kể chuyện là “thuật ngữ
chỉ nhân vật đóng vai trong chủ thể của lời kể chuyện , là người đứng ra kể trong
tác phẩm văn học. Chủ thế này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong thần thoại, cổ tích, câu chuyện thường được kể dưới dạng “vô nhân xưng”,
người kể chuyện ít để lại dấu vết riêng của mình về cả phương diện nội dung , tinh
thần và hình thức ngữ pháp trong văn bản. Dần dần, cùng với quá trình cá thể hóa
hành động sáng tác văn học , chủ thể kể chuyện hiện ra rõ hơn. Xuất hiện người kể
chuyện xưng “tôi” , “chúng tôi”. Kèm theo đó là những nhận xét trực tiếp mang
tính chủ quan của cá nhân người kể chuyện và những diến biến xảy ra về hành
động , phẩm chất của các nhân vật” [3]
Như vậy, có thể thấy, người kể chuyện trong tác phẩm tự sự tham gia thực hiện
tổ chức xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật (có thể theo hình thức đối lập, đối
chiếu, tương phản hoặc bổ sung). Bên cạnh đó, đây còn là một thành tố tích cực tổ
chức hệ thống sự kiện , liên kết chúng lại để tạo thành truyện. Bởi với các cách kể
khác nhau, cách tổ chức các sự kiện khác nhau, người kể chuyện sẽ hình thành nên
các cốt truyện khác nhau (cốt truyện tâm lý,cốt truyện hành động, cốt truyện tuyến
tính, cốt truyện thời gian-không gian…). Kết cấu văn bản nghệ thuật cũng là một
trong những chức năng mà người kể chuyện đảm nhận . Đó có thể là sắp xếp bố
cục trần thuật (độ lệch giữa các phần-chương trong tác phẩm) ; lựa chọn các thành
phần trần thuật (miêu tả, bình luận)… Đối với người kể chuyện, mối quan hệ
với hàng loạt các yếu tố thuộc cấu trúc nội tại tác phẩm cho phép anh ta hiện
19
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
hữu như là yếu tố trung tâm của truyện kể, xác lập phương thức kể và có thể
trực tiếp bộc lộ tư tưởng của nhà văn. Nhìn từ bất kỳ góc độ nào, chúng ta
vẫn phải thừa nhận sự tác động của người kể đối với thế giới truyện sắp được
kể ra là rất lớn. Người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò
giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện (chức năng trần thuật) và vai trò điều khiển
(chức năng kiểm soát). Không một truyện kể nào có thể tồn tại nếu thiếu

người kể chuyện, song người kể chuyện đã trần thuật và điều khiển các tình
huống truyện kể như thế nào thì lại là vấn đề không dễ thâu tóm và lý giải
tường tận. Mỗi truyện kể sẽ có một cách thức riêng và những cách thức đó
được tạo ra nhờ sự lựa chọn chi tiết, ngôn từ, cách sắp đặt các sự kiện, việc
bố trí tình huống, các thủ pháp dồn nén không gian, thời gian nhằm mục
đích biểu đạt ý thức hệ tư tưởng của nhà văn.
II.1.1.2 Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả
Người kể chuyện trong tác phẩm văn học , đôi khi chính là hiện thân của
chính tác giả, nhưng đó không phải là tất cả. Các tác giả của cuốn Từ điển
văn học (bộ mới) có đưa ra nhận xét: “Người kể chuyện không đồng nhất với
tác giả ngay cả khi tác giả xưng “tôi” và hoàn toàn đứng ngoài sự vận động
của các sự kiện, các tình tiết. Nhà văn có thể nhập vai người kể chuyện này
khác để biểu hiện những tư tưởng, cảm xúc của mình , nhưng người kể
chuyện ấy không hoàn toàn là chính tác giả”[3]
Người kể chuyện và tác giả là hai thuật ngữ được xác định bởi những
thành tố đặc thù, riêng biệt song quy định lẫn nhau. “Vùng giao thoa của hai
phạm trù này tương đối lớn, vì vậy, trong thực tế đã xảy ra không ít nhầm lẫn.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng nhất người kể chuyện với tác giả
(3)
. Ở thế giới
truyện kể, người kể chuyện xuất hiện trong cùng bậc giao tiếp với người nghe
20
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
chuyện. Anh ta thực chất là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong thế giới
hư cấu và tưởng tượng. Người kể chuyện là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có
nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận
văn bản. Trong khi đó, tác giả là chủ thể sáng tạo. Anh ta ở bên ngoài tác
phẩm. Như vậy, việc đồng nhất hoặc tách biệt hoàn toàn hai yếu tố thuộc hai
bậc giao tiếp khác nhau sẽ không thỏa đáng, hạn chế khả năng hiểu sâu các

vấn đề đặt ra trong quá trình giải mã tác phẩm”[37]
Trong Cõi người rung chuông tận thế, tác giả đặt vai trò người kể chuyện lên
vai nhân vật xưng “tôi” tức Đông, thuyền trưởng tàu viễn dương, nhân vật trung
tâm của tác phẩm, là người chứng kiến cũng như tham gia vào hầu hết diễn biến
của toàn bộ câu chuyện. Đông có mối quan hệ mật thiết với hầu hết các nhân vật
trong chuyện. Đông có mặt trong hành vi tội ác của ba gã trai:Cốc, Bóp, Phũ…
Đông chứng kiến tất cả những hành động đó, thậm chí còn tham gia vào những
hành động đó với vai trò đồng phạm. Chính Đông mang trong tâm ước muốn trả
thù, nhưng cũng lại chính Đông khám phá ra những bí mật được cất giấu, về lời
nguyền, về một câu chuyện tình, để rồi, kết thúc của cuộc trả thù là sự ăn năn, hối
cải và giải thiêng lời nguyền. Có thể thấy, khi để người kể chuyện là nhân vật
xưng “tôi” tác giả muốn tăng lên mức độ chân thực của câu chuyện, bởi “Mình
muốn nói tâm lý , tư tưởng mình , thì nếu vai trò chủ động là một người có tâm lý
xấu hoặc có nhiều ý nghĩa ngốc nghếch, dại dột, đáng buồn cười , thì chi bằng tác
giả nhận phăng ấy là vai mình. Mình kể chuyện mình, xưng là “tôi” , thì dù ai xấu,
ngốc, dại như người trong chuyện, có bị chạm nọc, họ cũng không giận tác giả đã
lật tẩy họ”[38, 380-381].
Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xuất hiện trực tiếp với tư cách là một nhân
vật cụ thể, nhân vật chính, nhân vật trung tâm của câu chuyện, tự mình kể về mình,
hoặc những điều mà mình đã trải qua,đã chứng kiến. Khi xưng “tôi” người kể
21
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
chuyện sẽ có khả năng lớn trong việc tạo dựng cho người đọc niềm tin vào câu
chuyện mà mình đang kể. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất có thể tạo ra những hư
cấu tưởng tượng không theo trật tự không gian, thời gian tuyến tính thông thường
mà sẽ theo dòng hồi ức, suy nghĩ của mình. Nhà văn Hồ Anh Thái từng nói: “ Khi
nhân vật xưng tôi , đứng ở ngôi thứ nhất mà đối thoại với người đọc, nhân vật
thường na ná như tính cách và hoàn cảnh của chính tác giả, thường dễ được đồng
nhất cái tôi ấy với cái tôi của tác giả. Tôi làm khác đi, cái tôi ấy vừa do tôi sinh ra,

lại vừa khác xa tôi. Tôi đẩy trí tưởng tượng của mình lên một bước nữa và thử hình
dung, nếu mình là cái tôi ấy,mình sẽ nghĩ ngợi ra sao. Thế là thêm một lần tôi được
sắm những vai khác hẳn mình, thêm một lần trải nghiệm. Và đôi khi làm cho người
đọc phải lần tìm và tách bạch những cái tôi ấy…”
Cũng như vậy, ở đây tác giả đặt vai trò kể chuyện cho Đông, nhân vật xưng
“tôi”-người chứng kiến, tham gia vào hầu hết những sự kiện quan trọng của tác
phẩm: cái chết của ba gã trai trẻ, cái chết của đứa con gái, được nghe kể về quá
khứ Mai Trừng, cùng Mai Trừng đi tìm con đường giải thiêng lời nguyền… vì thế,
Đông mới có thể kể lại câu chuyện với vai trò của một nhân chứng, một thủ phạm,
và một nạn nhân. Chứng kiến ba cái chết liên tiếp, kỳ lạ và thảm khốc chỉ trong
vòng nửa tháng của ba gã trai trẻ “đẹp trai, cao trên dưới thước tám, tràn đầy dục
vọng, tràn đầy sức sống”[6], khiến Đông nung nấu ý định trả thù. Nhưng hành
trình lần theo dấu thủ phạm lại bắt đầu một khám phá khác và mở ra một hành
trình khác vào sâu trong cảnh đời và trong cõi người. Đông đã khám phá ra những
bí ẩn xung quanh cái chết của ba đứa cháu, những bí ẩn xung quanh người con gái
có cái tên kì lạ: Mai Trừng, quá khứ và những điều bí mật khác, để rồi, từ chỗ coi
Mai Trừng là kẻ thù, thậm chí đã có lúc muốn hạ độc cô, Đông đã trở thành một
người bạn, cùng Mai Trừng tìm ra lời nguyền và tìm cách giải thiêng lời nguyền ,
giúp Mai Trừng được sống một cuộc sống của một con người bình thường. Như
22
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
vậy có thể thấy, nhân vật xưng “tôi” đã kể lại những sự việc chính mình trải qua
chính vì thế mức độ chân thật của câu chuyện là rất lớn.
II.1.2 ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
Điểm nhìn trần thuật (point of view) được coi như một tiêu chí để
nhận diện người kể chuyện. “Nó cho phép làm rõ từ đâu mà như thế nào , mà
trong một tác phẩm văn học, các sự kiện, các nhân vật, các đối tượng…lại được
nhìn thấy (nhận ra). Truyện kể được tạo nên từ nơi bắt đầu điểm nhìn ” [39-106]
Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là “vị trí người trần thuật

quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng”[4]. Người ta có thể nói đến
điểm nhìn qua các bình diện vật lý, bình diện tâm lý (điểm nhìn bên trong hay
điểm nhìn bên ngoài, giới tính, lứa tuổi ), qua trường nhìn (của tác giả hay của
nhân vật) “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can
thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên
hơn, phù hợp với cuộc sống hơn”[40]. Và một điều dễ nhận thấy là điểm nhìn trần
thuật có quan hệ khá chặt chẽ với người kể chuyện, giống như một tiêu chí để nhận
diện người kể chuyện, là “vị trí của người kể trong mối quan hệ với câu chuyện của
anh ta”[41]. Người ta phân biệt điểm nhìn với ba loại chính: người kể chuyện toàn tri
(người kể thông suốt mọi sự), người kể chuyện ngôi thứ ba; và truyện kể ngôi thứ
nhất. Những nghiên cứu về điểm nhìn đều chú trọng vào người kể chuyện và phân
loại thành nhiều kiểu người kể chuyện, chẳng hạn như đó là kiểu người kể chuyện
“ngôi thứ nhất” hoặc “ngôi thứ ba”, người kể chuyện toàn tri hoặc toàn tri một phần
(Partially omniscient) hoặc có giới hạn (limited), người kể chuyện theo điểm nhìn bên
trong hoặc bên ngoài, người kể chuyện kịch hoá (dramatized) hoặc phi kịch hoá (non-
dramatized), người kể chuyện là các nhân vật trong truyện hoặc là không .
Về cơ bản, người ta chia điểm nhìn trần thuật thành ba kiểu: điểm nhìn toàn tri(
người trần thuật “biết tuốt”),điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Điểm nhìn
23
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
toàn tri là kiểu điểm nhìn cổ điển nhất, thường xuất hiện trong văn học truyền thống
trong đó người kể chuyện miêu tả, tái hiện đời sống chủ yếu từ ngôi thứ ba. Điểm
nhìn của người kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi nắm bắt được hầu như diễn biến
câu chuyện cũng như số phận các nhân vật, khi có tầm nhìn “vượt lên trên”, có
thể nhìn xiên sang những sự kiện được kể, người kể chuyện vừa hiểu biết về các sự
kiện khách quan trong tổng thể của chúng vừa hiểu biết sâu sắc tâm hồn (suy nghĩ,
tình cảm…) những bí mật thầm kín nhất của tất cả các nhân vật. Thông thường,
người kể chuyện hiện diện mọi nơi bị xóa bỏ, anh ta không để lộ tính chủ quan của
anh ta: anh ta tìm cách tạo ấn tượng là câu chuyện được tự nó kể ra, đồng thời anh

ta cũng tạo ảo tưởng về tính khách quan. Điểm nhìn bên trong:nhân vật tự nói về
suy nghĩ của mình, tự mổ xẻ tâm lý mình và điểm nhìn bên ngoài: là điểm nhìn
khách quan nhất, nó chỉ hướng đến đối tượng là những biểu hiện, những hành
động ngoài của nhân vật, trong khi đó, tâm lý nhân vật thì không được phân tích
mà để người đọc tự cảm nhận. Kiểu trần thuật này cho người đọc một ấn tượng rất
mạnh về tính khách quan , thậm chí là ấn tượng về sự lạnh lùng, trong khi hoàn
toàn tránh sự điều tra tâm lý, người kể chuyện cho người đọc tự do bình luận về
các hành động của nhân vật.
Trong giai đoạn đối mới, văn học Việt Nam cũng hòa nhập cùng văn học thế
giới với sự dịch chuyển điểm nhìn từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên
trong. Điểm nhìn bên ngoài là trường hợp người kể chuyện đứng từ ngoài để quan
sát câu chuyện. Còn điểm nhìn bên trong là sự quan sát nhân vật từ cảm nhận nội
tâm của mình. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm
trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. “Việc phối
hợp và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong sẽ giúp cho nhà văn có điều
kiện trổ nhiều ô cửa để khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó,
nhà văn có đủ điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tả một
24
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học
Nghệ thuật kể chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)
cách sinh động những đường quành tâm trạng đầy tinh vi của nhân vật” [42]. Sự
phối hợp và dịch chuyển điểm nhỉn khiến cho tác phẩm trở nên sinh động. Khi
ngôi kể chuyển dần từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất, nghĩa là một nhân vật cụ thể
trong tác phẩm, có tham gia , liên quan hoặc chứng kiến câu chuyện trong tác
phẩm có nghĩa là “ tác giả đã tin cậy trao cho nhân vật cái quyền phát ngôn nhằm
hàm chứa cái nhìn bình đẳng với chủ thể trần thuật” [42]. Sự biến chuyển ấy còn
thể hiện ở chỗ điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhiều nhân vật, điều này khiến
cho đối tượng miêu tả trở nên đa chiều, toàn diện, nhiều góc độ quan sát, và vì thế
mà dù được kể với nhiều góc độ diểm nhìn , thậm chí cả khi kể với ngôi thứ nhất,
người kể chuyện xưng “tôi”, câu chuyện của anh ta vẫn trở nên khách quan, người

đọc có thể hình dung ra tác phẩm một cách toàn diện, người đọc nghiễm nhiên trở
thành người đồng sáng tạo với tác giả, dựa vào những gì được kể lại trong tác
phẩm mà có những suy nghĩ, cảm nhận khác nhau. Những gì trong tác phẩm diễn
ra trở nên chân thực hơn gần với đời sống thực. Từ những góc độ ấy, người đọc có
thể tự hình dung nhân vật theo cách riêng của mình. Nếu tiểu thuyết trước kia hầu
hết chỉ do một nhân vật kể chuyện với một điểm nhìn nghệ thuật chính thì trong
tiểu thuyết hiện đại , nhà văn có thể để cho nhiều nhân vật cùng tham gia kể
chuyện và số điểm nhìn nghệ thuật của tác phẩm sẽ là hai ba, bốn…Thêm vào đó,
“các điểm nhìn nghệ thuật thường xuyên được xê dịch, di chuyển một cách linh
hoạt và sáng tạo trên các khoảng không gian và thời gian khác nhau. Nhờ đó tác
phẩm trở nên khách quan hơn và nhà văn mở ra được khuynh hướng đối thoại đa
chiều với độc giả”[16-254].
Trong “Cõi người rung chuông tận thế” các sự việc, diễn biến của câu
chuyện liên quan đến nhân vật Mai Trừng hầu hết được soi chiếu qua cái nhìn của
nhân vật Đông, thuyền trưởng tàu Viễn Dương, tuy nhiên Mai Trừng cũng được
đánh giá, nhìn nhận qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác trong tác phẩm. Cùng
25
Sinh viên: Trần Thị Thanh Hải-Lớp K53 văn học

×