Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 75 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG











HUỲNH VIỆT HƯNG




ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC XOÀI
TẠI HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN, TỈNH
AN GIANG -
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

VÀ TRIỆU
CHỨNG GÂY HẠI CỦA DÒI

BÔNG XOÀI




LUẬN VĂN TỐT NGHI ỆP KỸ SƯ NGHÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT












Cần Thơ
- 2012
1


3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT










Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
“Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh
An
Giang – Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài”


Do sinh viên HUỲNH VIỆT HƯNG thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.



Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên)






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.




Người thực hiện



Huỳnh Việt Hưng
5

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng Cha Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn
ghi nhớ công ơn Cha Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và nuôi dạy con nên người, sự hi
sinh cao cả đó là động lực giúp con vượt qua những khó khăn để có kết quả như
ngày hôm nay.
Em xin gởi đến thầy Lăng Cảnh Phú, giảng viên hướng dẫn lòng thành kính
và biết ơn sâu sắc. Thầy đã tận tình chỉ bảo, động viên em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Thành kính ghi ơn, Cô Lê Thị Ngọc Xuân và Thầy Phạm Kim Sơn cố vấn
học tập đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng và các thầy, các cô trong trường đại học Cần Thơ đã tận tâm dạy dỗ,
truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báo cho em trong suốt thời gian học
tại trường.
Chân thành cảm ơn!
Các anh, các chị: Thương, Yến, Bảo, Long, Qúy, Trinh, Hồng Nga (Cao Học K17)
đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Gia đình anh Hồ Duy Tân đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý
báu trong lúc tôi thực hiện đề tài này.

Cảm ơn bạn Nghiệm, Lộc, Còn những người bạn đã giúp tôi đi suốt chặng đường
dài để hoàn thành luận văn này.
Các bạn sinh viên lớp bảo vệ thực vật khóa 35 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!!!
Huỳnh Việt Hưng
HUỲNH VIỆT HƯNG, 2012. “Điều tra hiện trang canh tác xoài tại
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và
triệu chứng gây hại của dòi bông xoài”. Luận văn tốt nghiệp Đại học,
ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại Học
Cần Thơ, 56 trang.
Cán bộ hướng dẫn: Ths. Lăng Cảnh Phú
TÓM LƯỢC
Đề tài “ Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh
An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” được thực
hiện tại phòng thí nghiệm Côn Trùng, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông
Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ và hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc
tỉnh An Giang từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 đạt được kết quả như
sau:
Kết quả điều tra cho thấy có 62,5% tổng số hộ điều tra là vườn trồng xoài
chuyên canh, dòi bông xoài phổ biến (65% số hộ điều tra) và là đối tượng gây hại
quan trọng. Dòi bông xoài chỉ gây hại 7,5% số vườn điều tra với tỷ lệ nhiễm đạt
dưới 50%.
Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái trong phòng thí nghiệm: Dòi bông xoài họ
Cecidomyiidae, bộ Diptera, thành trùng có kích thước nhỏ khoảng 1-2 mm màu
vàng cam, cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông. Trứng rất nhỏ có màu trắng trong
suốt hình oval giống như hạt gạo, kích thước trứng dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng
0,6 ± 0,07 mm. Ấu trùng hình dáng giống như dòi, có thể có 5 tuổi. Nhộng màu
vàng cam co kích thước dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm.
Triệu chứng gây hại ngoài đồng của muỗi gây hại trên bông xoài là bông có

màu hồng đỏ, có trường hợp có màu nâu sậm.






7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tựa bảng Trang
1.1 Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở
hoa của giống xoài
5
3.1
Đặc điểm chung của vườn điều tra
28
3.2
Mức độ phổ biến của các giống xoài ở hai huyện điều tra
29
3.3
Thành phần côn trùng gây hại trên cây xoài ở hai địa bàn điều tra
31
3.4
Các loại nông dược nông dân sử dụng để phòng trừ côn trùng gây
hại trên cây xoài
33
3.5
Kết quả hiểu biết của nông dân trên đối tượng dòi bông xoài

34
3.6
Kết quả khảo sát ngoài đồng về tình hình gây hại của dòi bông
xoài ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
36
3.7
Kích thước các giai đoạn phát triển của dòi bông xoài .
39














DANH SÁCH HÌNH
9
Hình

Tựa hình
Trang
1.1 Bông bị muỗi gây hại 12
1.2 Triệu chứng gây hại của muỗi trên trái xoài 14 1.3 Ấu trùng trong mụt hoặc

bướu, Nhộng, Thành trùng đực 17
1.4

Triệu trứng gây hại bù lạch trên trái và bông xoài

19
1.5 Trứng của rầy bông xoài 20
3.1 Thành trùng dòi bông xoài 37
3.2 Dạng đầu dòi bông xoài 38
3.3 Cánh của thành trùng dòi bông xoài 38
3.4 Hai cánh sau của thành trùng thoái hóa thành dạng chùy 39
3.5 Thành trùng cái dòi bông xoài 40
3.6 Thành trùng đực dòi bông xoài 41
3.7 Trứng dòi bông xoài 42
3.8 Ấu trùng của muỗi gây hại bông xoài 42
3.9 Các giai đoạn giai đoạn phát triển của dòi bông xoài 43
3.10 Hình nhộng còn trong kén trắng 43

3.11 Nhộng của muỗi gây hại bông xoài 43
3.12 Phân biệt giữa nhộng đực và cái 44
3.13
Nhộng vũ hóa ra khỏi bông xoài, nhộng bên trong bông xoài
44
3.14 45
Quan sát bông xoài từ xa, quan sát gần, bông xoài chưa biểu hiện triệu
chứng , trứng và dòi bên trong nụ bông
3.15 Triệu chứng đặc trưng của muỗi gây hại bông xoà i 46
3.16
Ấu trùng muỗi bông xoài bên trong nụ bông
46

3.17
Triệu chứng gây hại ngoài đồng đặc trưng của muỗi bông xoài
47
3.18
Bông có nhộng sắp vũ hóa và bao nhộng đã vũ hóa hoàn toàn
48

11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoài là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế rất cao, được trồng nhiều nơi trong cả
nước như ở trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền
Trung, Đông Nam Bộ và đặc biệt phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010), diện tích trồng xoài ở ĐBSCL
khoảng 3.000 ha chiếm 9,25% so với tổng diện tích trồng xoài cả nước. Trong điều
kiện tự nhiên ở ĐBSCL, cây xoài thường ra hoa vào tháng 12-1 và thu hoạch tập
trung từ tháng -5 (Trần Văn Hâu, 1997), chính vì thu hoạch tập trung nên giá thành
không được cao trong vụ chính nhưng rất cao trong vụ nghịch, đặc biệt là các dịp lễ,
tết. Từ thực tế này đã thu hút nhà vườn áp dụng nhiều biện pháp để kích thích ra hoa
xoài sớm hay nghịch vụ để có thể bán được giá cao gấp 2-3 lần so với xoài chính vụ.
Mùa vụ trồng xoài không còn phân biệt rõ như trước là nguồn thức ăn dồi dào cho
dịch hại. Những loài dịch hại quan trọng được ghi nhận như thán thư, phấn trắng, xì
mủ trái, rầy bông xoài, bù lạch (bọ trĩ), sâu đục hột, sâu ăn hoa, sâu đục cành,… và
hiện nay muỗi gây hại trên bông xoài là loài gây hại mới đã xuất hiện một số nơi ở
ĐBSCL.
Việc xử lý ra hoa không đồng loạt, không tập trung, vấn đề về biến đổi khí hậu
toàn cầu cùng với việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, đặc biệt là những
vườn trồng chuyên canh xoài đã gây ô nhiễm môi trường, tạo tính kháng cho dịch
hại, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái. Do đó dẫn tới việc xuất hiện dịch hại mới
trên xoài là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, đề tài “Điều tra hiện trạng
canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang- Đặc điểm hình

thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” được thực hiện nhằm:
- Điều tra và khảo sát tình hình gây hại cũng như sự nhận biết của nông dân đối với dòi bông
xoài (MBX) tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ở tỉnh An Giang.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của MBX ở ngoài đồng nhằm
tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn và xây dựng quy trình phòng trị tổng hợp
muỗi gây hại bông xoài.
12
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỂ CÂY XOÀI (Mangifera indica)
1.1.1. Tình hình trồng xoài ở Việt Nam và Thế Giới
Cây xoài đã theo chân ông bà ta đến vùng ĐBSCL lập nghiệp từ lâu, xoài có
mặt hầu hết ở các vùng sinh thái khác nhau, từ núi cao đến vùng trũng, ngập lũ, phèn
và mặn. Do tính đa dạng của nó, cây xoài trở nên rất gần gũi với bà con nông dân ở
vùng sông nước (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
Cây xoài có tên khoa học là Mangifera indica, thuộc chi Mangifera, họ đào lộn
hột Anacardiaceae.

Trong chi Mangifera có tới 1 loài, có thể tìm thấy rải rác khắp
các nước vùng Đông Nam Á, trong đó chỉ có xoài (Mangifera indica) được trồng
rộng rãi nhất. Trên thế giới, xoài được chia làm 2 nhóm chính: (a) nhóm có hột đơn
phôi hay còn gọi là nhóm Ấn Độ, (b) nhóm có hột đa phôi hay còn gọi là nhóm
Đông Nam Á. Riêng tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, một số giống xoài
với những đặc tính nổi trội và dễ tìm thấy như: xoài Cát Hòa Lộc, xoài Châu Hạng
Võ, xoài Bưởi, xoài Thơm, xoài Tượng, xoài BaHambang (Vũ Công Hậu, 2000).
Hiện nay trên thế giới có 87 quốc gia trồng xoài, với tổng diện tích hơn 3,5
triệu ha, sản lượng năm 2010 đạt gần 27,5 triệu tấn (chiếm 37% so với tổng sản
lượng trái cây nhiệt đới), trong đó thì Việt Nam với diện tích: 87.500 ha (xếp thứ 10
thế giới) (Hoàng Quốc Tuấn, 2011). Theo FAO sản lượng xoài thế giới năm 1995 là
22,0 triệu tấn đến 2010 ước đạt gần 27,5 triệu tấn, tăng 5,5 triệu tấn trong vòng 15

năm, bình quân một năm tăng 0,367 triệu tấn. Xuất khẩu xoài trái tươi tăng liên tục
qua các năm, Pakixtan đứng số 1 thế giới, niên vụ 2009-2010 xuất khẩu: 130.000
tấn, kim ngạch: 1,5 triệu USD và niên vụ 2010-2011 ước đạt 50 triệu USD; kế đến
là Ấn Độ xuất khẩu 82.000 tấn xoài chất lượng cao, với giá 1 hộp xoài 3,5 kg lên
đến 20 USD/hộp (bình quân 1,0 kg xoài xuất khẩu của Ấn Độ: 5,7 USD/kg). Thị
trường nhập khẩu xoài là Mỹ, Nhật, Singapore, Anh, ARập Xêút. Trong đó thị
trường Mỹ chiếm 50% sản lượng xoài nhập khẩu hàng năm trên thế giới (Hoàng
Quốc Tuấn, 2011).
13
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010), cây xoài đã được trồng tất cả tỉnh,
thành phố của cả nước. Trong đó 59/63 tỉnh có diện tích xoài trên 100 ha. Vùng
trồng xoài lớn nhất là ĐBSCL là 3.000 ha chiếm 9,25% so với tổng diện tích xoài
cả nước.
Song song với tiềm năng xuất khẩu cao, diện tích lớn hình thành các vùng
chuyên canh cây ăn trái, trong đó có cây xoài ngày một tăng thì các loài sâu bệnh hại
cũng bắt đầu gây hại với mức độ trầm trọng hơn. Riêng nhóm côn trùng gây hại,
theo đánh giá của các nhà khoa học và tình hình sản xuất thực tế của bà con nhà
vườn cho thấy trong vài năm trở lại đây tình hình sâu hại trên các vườn trồng xoài
đang có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cũng như
phẩm chất của trái xoài. 1.1.2. Quy trình xử lý xoài ra hoa
1.1.2.1. Giai đoạn sau khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch xoài chính vụ vào tháng -5 cần tiến hành các biện pháp kỹ
thuật để thúc đẩy cây ra đọt non tập trung để dễ phòng trừ sâu bệnh và kích thích ra
hoa. Các biện pháp quan trọng cần thực hiện là: tỉa bỏ những phát hoa đã rụng trái,
cành vô hiệu trong thân cây mẹ, cành ốm yếu, bị sâu bệnh hoặc che rợp lẫn nhau gây
trở ngại cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. Thông thường những
phát hoa đã rụng bông và trái non phải mất 3- tháng mới rụng. Do đó, nếu cắt bỏ
những phát hoa này sẽ kích thích cho cây ra đọt sớm hơn. Bón phân giúp cho cây ra
chồi khoẻ, lá to, tích lũy nhiều chất dự trữ giúp cho cây có khả năng ra hoa và nuôi
trái trong vụ sau. Đây là giai đoạn thúc đẩy sự sinh trưởng của cây nên công thức

phân thường có đạm và lân cao hơn so với kali như 2:1:1, 2:2:1 hay 3:2:1. Lượng
phân bón tùy theo tuổi cây, tình trạng sinh trưởng và năng suất vụ trước. Tưới nước:
2-3 ngày/lần giúp cho cây xoài ra đọt tập trung. Đối với cây già (20-30 năm tuổi)
khả năng ra đọt kém, cần kích thích cho cây ra đọt non bằng cách phun urê ở nồng
độ 1,5-2,0% hoặc Gibberellin ở nồng độ từ 5-10 ppm hoặc thiourea ở nồng độ 0,5%
(Trần Văn Hâu, 2009).
1.1.2.2. Giai đoạn ra đọt non
Sự phát triển của đọt non có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng ra hoa và
nuôi trái của cây xoài, do đó cần chú ý phòng trừ các loại sâu, bệnh để bảo vệ cho
14
đọt non xoài phát triển tốt. Trường hợp bón phân không đúng lúc hay lượng phân
không đầy đủ làm cho chồi non xuất hiện sẽ ngắn, ốm yếu, có thể bổ sung bằng cách
phun các lọai phân bón qua lá (Trần Văn Hâu, 2009).
1.1.2.3. Xử lý paclobutrazol
Thời điểm xử lý: Khi lá non đã phát triển hoàn toàn, lá có màu đỏ hay vàng
nhạt (15-20 ngày tuổi) hay lá có màu đọt chuối đến màu xanh nhạt. Không nên xử lý
hóa chất khi lá đã già (có màu xanh đậm) (Trần Văn Hâu, 2009).
Liều lượng: 1-2 g a.i./m đường kính tán. Liều lượng hóa chất tùy thuộc vào tuổi
cây, tình trạng sinh trưởng của cây. Cây tơ nên xử lý hóa chất ở nồng độ cao hơn so
với cây trưởng thành. Cây sinh trưởng mạnh nên xử lý nồng độ cao hơn cây sinh
trưởng kém. Liều lượng paclobutrazol được xử lý cũng tùy thuộc vào từng giống.
Nồng độ quá cao có thể làm cho phát hoa ngắn hay chùn lại, không có khả năng đậu
trái (Trần Văn Hâu, 2009).
Cách xử lý: Xới đất xung quanh tán cây, bề rộng từ 20-50 cm, sâu từ 10-15 cm.
Sau đó pha hóa chất với 20-50 lít nước tưới đều vùng đất đã xới. Đối với vùng đất
tơi, xốp, có nhiều cát nên tưới với lượng nước ít hơn để tránh cho dung dịch hóa chất
bị mất theo con đường thẩm lậu. Một tuần sau khi xử lý hóa chất nên tưới nước đầy
đủ để rễ cây xoài có thể hấp thụ hóa chất hoàn toàn (Trần Văn Hâu, 2009).
1.1.2.4. Kích thích ra hoa
Một tháng trước khi kích thích ra hoa cần làm giảm sự sinh trưởng của cây

bằng cách bón phân với tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ lân và kali. Tiếp theo phun
MKP (0-52-34) với nồng độ 0,5% ở giai đoạn 10-15 ngày trước khi phun chất kích
thích ra hoa để giúp cho lá mau trưởng thành, tăng tỉ lệ đậu trái và ngăn cản sự ra đọt
non, 5-7 ngày trước khi kích thích ra hoa nên phun thuốc phòng ngừa các loại sâu
bệnh như bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), rầy bông xoài và sâu ăn
bông (Trần Văn Hâu, 2009).
Sau khi xử lý paclobutrazol 75-90 ngày có thể tiến hành phun hóa chất kích
thích cho xoài ra hoa bằng cách phun thiourea ở nồng độ 0,3-0,5% hay nitrate kali ở
nồng độ 2,0-2,5%, 5-7 ngày sau phun lại lần hai với hóa chất tương tự nhưng nồng
15
độ giảm 50%. Cần chú ý là điều kiện mưa dầm, ẩm độ đất cao có thể kích thích mầm
lá phát triển thay vì mầm hoa. Do đó, chỉ nên kích thích ra hoa khi trời khô ráo và
rút hết nước trong mương cho đến khi mầm hoa xuất hiện (Trần Văn Hâu, 2009).
Thời gian xuất hiện mầm hoa tùy theo giống và thời vụ. Quá trình phát triển
hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của bốn giống xoài Nam Dok Mai,
cát Hòa Lộc, Thơm và Thanh Ca được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1 Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của 4 giống xoài
(Đặng Thanh Hải, 2000)
Giống
Thời gian từ khi xử lý
đến nhú mầm hoa (ngày)
Thời gian từ khi nhú mầm Thời gian hoa nở
hoa đến khi hoa nở (ngày) (ngày)
Nam Dok Mai
Cát Hòa Lộc
Thơm
Thanh Ca
7-9
7-9
5-6

6-7
14-15
14-15
14
15
10
12
10
9
1.1.2.5. Giai đoạn nở hoa
Để làm tăng tỉ lệ đậu trái có thể phun các sản phẩm có chứa Bo (B) trước khi
hoa nở hay auxin như NAA giai đoạn 3-4 ngày sau khi hoa nở. Chú ý phun NAA ở
nồng độ cao có thể làm rụng trái non do NAA kích thích sự tạo thành khí ethylene
kích thích sự rụng trái. Hoa xoài thụ phấn chéo, chủ yếu nhờ côn trùng như ruồi nên
tuyệt đối không phun các loại thuốc trừ sâu bệnh, phân bón trong giai đoạn này để
không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa (Trần Văn Hâu, 2009).
1.1.2.6. Giai đoạn phát triển trái
Giai đoạn 7-10 ngày sau khi đậu trái (khi thấy “trứng cá”): phun phân bón lá như: 15-30-
15 hoặc canxi nitrat (0,2%) để giúp quá trình phân chia tế bào và làm giảm sự rụng trái
non.
Giai đoạn 28-35 ngày sau khi đậu trái: Chú ý phòng ngừa sâu đục trái (hột)
(Deandis albizonalis). Phun GA3 với nồng độ 5-10 ppm để làm giảm sự rụng trái
non.
16
Giai đoạn 30-35 ngày sau khi đậu trái: Bón phân gốc với tỉ lệ 1:1:1 để giúp cho trái
phát triển. Có thể phun canxi nitrat ở nồng độ 0,2% để hạn chế sự nứt trái. Có thể
phun 2-3 lần cách nhau 10 ngày/lần để làm tăng phẩm chất trái.
Giai đoạn 55-60 ngày sau khi đậu trái: Nếu trái phát triển chậm nên bón thêm phân vào
đất để giúp trái phát triển tốt. Bao trái để ngừa sâu, bệnh.
Giai đoạn 70-75 ngày sau khi đậu trái: Phun KNO

3
với nồng độ 1% lên trái để tăng phẩm
chất trái như màu sắc và độ ngọt.
Giai đoạn 84-90 ngày sau khi đậu trái: Thu hoạch khi trái đã phát triển bề rộng, bề ngang,
“lên màu” hoặc tỉ trọng bằng 1,02. Có thể xác định thời điểm thu hoạch thích hợp bằng cách
cho trái xoài vào nuớc, nếu trái chìm dưới đáy từ từ thì vừa thu hoạch, nếu nổi lơ lửng là
chưa thật già và nếu chìm quá nhanh tức là trái đã quá già (Trần Văn Hâu, 2009).
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG HỌ CECIDOMYIIDAE
1.2.1. Phân loại
Theo CABI (2001); Tripplehom và Johnson (200 ); Nguyễn Thị Thu Cúc (2010):
Kingdom (Giới): Animalia
Phylum (Ngành): Arthropoda
Class (Lớp): Insecta
Order (Bộ): Diptera
Family (Họ): Cecidomyiidae (Muỗi năng, Muỗi bướm)
Subfamilies (Họ phụ): Cecidomyiidae (Gall Midges hoặc Gall Gnats)
Cecidomyiidae (hoặc gall midges) là một trong những họ lớn nhất trong bộ
Diptera với khoảng hơn 5.000 loài (Skuhravá, 1991; Grimaldi và Engel, 2005) cho
đến năm 2010 thì đã có 6131 loài và 783 chi (Gagne, 2010). Chúng hiện diện trên
khắp thế giới và châu Âu là nơi có số lượng loài phong phú nhất (Skuhravá và
Skuhravý, 2009). Trong đó, hai giống Dasineura Rondani (1840) và Contarinia
Rondani (1860) có số lượng loài nhiều nhất (Skuhravá và Skuhravý, 2009).
17
1.2.2. Đặc điểm sống và cách gây hại
Có rất nhiều báo cáo về sự gây hại của các loài thuộc họ Cecidomyiidae như
Mayetiola destructor Say (Hessian fly) trên lúa mì (Pedigo, 2002; Tripplehom và
Johnson, 2004), Contarinia sorghicola (Coquillett) (sorghum midge) trên cây lúa
miến (Sharma và Vidyasagar, 1992), Contarinia nasturtii (Kieffer) (swede midge)
trên họ cây thập tự (Kikkert và ctv., 2006; Chen và ctv., 2009), C. pisi Winn (pea
midge) trên đậu Hà Lan (Hillbur và ctv., 2001). Trong đó, Mayetiola destructor Say

và Contarinia sorghicola (Coquillett) được xem là hai đối tượng gây hại nghiêm
trọng và phổ biển nhất (Sharma và Vidyasagar, 1992; Pedigo, 2002; Tripplehom và
Johnson, 2004; Capinera, 2008).
Ở Việt Nam, cũng có nghiên cứu về sự gây hại của các loài thuộc họ
Cecidomyiidae như Muỗi gây mụt u trên lá xoài (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Phạm
Thị Vượng (2005) thuộc Viện Bảo vệ Thực Vật cũng đã công bố hai loài sâu năng
(dòi) hại đọt non và mầm hoa cam quýt ở Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình, trong đó
đã xác định được có một loài thuộc chi Contarinia sp., kế tiếp là Muỗi Contarinia
sp. tác nhân gây hại hoa huệ trắng vùng ĐBSCL (Nguyễn Thị Thu Cúc và Huỳnh
Thanh Đức, 2008), muỗi Contarinia sp. gây hại hoa lài (Trần Thị Kim Thúy, 2010).
Bên cạnh đó, thì còn có Muỗi hành Orseolia oryzae gây hại trên lúa (Nguyễn Hồng
Ba, 2011), dòi đục lá bưởi vùng ĐBSCL (Nguyễn Huy Thảo, 2012) .
Dựa trên tính ăn của ấu trùng, họ Cecidomyiidae được chia thành ba nhóm
chính: nhóm ăn thực vật, nhóm ăn nấm và nhóm ăn mồi (Skuhravá và ctv., 1991;
Skuhravá và Skuhravý, 2009). Trong đó, phần lớn các loài được mô tả thuộc nhóm
ăn thực vật (hơn 50%) và được xem là đối tượng gây hại nghiêm trọng trong hệ sinh
thái rừng và nông nghiệp (Cilbircioglu và Unal, 2008). Chúng có thể tạo bướu trên
cây ký chủ và sống trong các bướu này hoặc sống tự do trong nụ hoa, chồi lá hoặc
trong thân cây mà không hình thành bướu (Hawkins và Gagné, 1989; Skuhravá,
1991). Có khoảng hơn 2/3 trong số 1.200 loài gây hại trên thực vật ghi nhận được ở
Bắc Mỹ tạo bướu trên cây. Vì thế chúng thường được gọi chung với tên “gall
midges” hoặc “gall gnats” (Tripplehom và Johnson, 2004).
18
Những loài không tạo bướu trên cây thường ăn mô phân sinh bên trong nụ hoa
hay chồi lá, làm lá quăn queo, biến dạng, gây hoại tử chuyển sang màu đen, chồi
hay hoa dễ chết và rụng đi (Peña và ctv.,1989; Bosio và ctv., 1998). Ở Florida, ấu
trùng D. oxycoccana ăn phá mạnh, gây hại 20-80% nụ hoa cây việt quất Vaccmium
spp. và gây ảnh hưởng năng suất đáng kể (Bosio và ctv., 1998). Ngoài ra, một số
loài thuộc Cecidomyiidae có tính ăn tạp, có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng
khác nhau (Peña và ctv., 1989; Tokuda và ctv.,

2002; Cameiro và ctv., 2009) nên được đặc biệt quan tâm trong việc phòng và trị
(Tokuda và ctv., 2002).
1.2.3. Đặc điểm hình thái Thành trùng họ Cecidomyiidae có hình dạng giống như
muỗi, kích thước rất nhỏ (khoảng 1-5 mm), cơ thể mỏng mảnh với chân ngực dài
(Tripplehom và Johnson, 200 ). Đa số con cái có kích thước hơi lớn hơn so với con
đực, bụng con cái to, màu vàng cam và phần cuối bụng có ống đẻ trứng dài
(Alford, 2007). Cặp cánh trước có gân cánh thoái hóa, chỉ có 2-3 đường, không có
mạch ngang, trên bề mặt cánh bao phủ một lớp lông nhỏ (microtrichia)
(Tripplehom và Johnson, 2004; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010). Cặp cánh sau biến
thành dạng hình chùy nhỏ (halter) để giữ thăng bằng khi bay nên được gọi là cánh
thăng bằng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010). Râu đầu dài hình chuỗi hạt, xung quanh
có lông. Râu con đực dài và có nhiều lông bao quanh như những sợi cảm giác nên
thường nhạy cảm hơn con cái (Crook và Mordue, 1999).
Ấu trùng thường có màu sáng như đỏ cam, hồng hoặc vàng (Tripplehom và
Johnson, 2004; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010), đầu rất nhỏ gần như tiêu biến và ở mặt
bụng của đốt ngực đầu tiên (ấu trùng tuổi cuối) có một thìa xương ức, là kitin cứng
chẻ đôi dạng chữ T (breastone hay steral spatula) (Tripplehom và Johnson, 2004).
Spatula có rất nhiều chức năng như giúp ấu trùng có thể nạo lấy thức ăn, di chuyển
bằng cách búng đi (vài centimet), đào bới trong đất để hóa nhộng, giúp ấu trùng cố
định trong kén (cocoon), cắt tạo các rãnh trong thân cây để di chuyển hay tạo lỗ
chuẩn bị cho thành trùng vũ hóa đối với những loài tạo bướu trên cây (Metcalfe,
1933 trích dẫn bởi Milne, 1961). Đây là bộ phận đặc trưng của họ Cecidomyiidae
và cũng là đặc điểm quan trọng để xét phân loại ở cấp độ nhỏ hơn (Alford, 2007;
Skuhravá, 2009; Gagné và ctv., 2009). Việc định danh các loài dịch hại được xem
19
là nhiệm vụ rất quan trọng để đánh giá khả năng gây hại của chúng và từ đó có thể
đưa ra chiến lược quản lý thích hợp.
1.2.4. Đặc điểm sinh học
Họ Cecidomyiidae có đặc điểm sinh học rất phức tạp (Cilbircioglu và Unal,
2008). Thành trùng thường sống trong khoảng thời gian rất ngắn, dao động 1-4

ngày, đôi khi chỉ sống trong vài giờ đủ thời gian để chúng bắt cặp và đẻ trứng
(Skuhravá, 1991). Con cái đẻ trứng trên bề mặt cây chủ, ấu trùng nở ra từ trứng sẽ
chui vào nụ hoa, chồi, thân cây sinh sống (Alford, 2007) hoặc tạo bướu các bộ phận
bị hại trên cây (Kolesik, 1993). Thông thường, ấu trùng phát triển trong 2-3 tuần,
sau đó thường búng mình xuống đất để hóa nhộng hay trú đông ở lớp đất mặt
(Gagné và Beavers, 198 ; Skuhravá, 1991). Ấu trùng có khả năng thích nghi rất
cao, có thể chuyển sang giai đoạn tiềm dục hoặc chuyển sang ăn trên ký chủ khác
khi gặp điều kiện môi trường khắc nghiệt hay thiếu thức ăn (Forrester, 1987;
Kolesik, 1993) và có thể trải qua giai đoạn này trong thời gian dài, dẫn đến tích lũy
số lượng ấu trùng trong đất sau nhiều năm (Kolesik, 1993). Khi gặp điều kiện thuận
lợi, ấu trùng sẽ hóa nhộng và vũ hóa đồng loạt trong cùng một thời điểm, đây là
một trong những nguyên nhân làm bộc phát thành dịch (Bames, 1958 trích dẫn bởi
Gerson và Neubauer, 1976). Do đó, điều khiển khí hậu ảnh hưởng rất lớn và quyết
định đến chu kỳ sinh trưởng hoặc số lượng thế hệ của chúng trong năm
(Sarzynski và Liburd, 2003). D. oxycoccana (Johnson) gây hại trên cây việt quất
(Vaccinium) chỉ có 2-3 thế hệ mỗi năm ở Florida (Lyrene và Payne, 1992) nhưng
có đến 11 thế hệ trong năm khi khảo sát ở Mississippi (Sampson và ctv., 2002).
Trong điều kiện lý tưởng, chúng có thể hoàn thành vòng đời chỉ trong 2-3 tuần
(Sampson và ctv., 2002) và trong năm thường có nhiều thế hệ chồng chéo lẫn nhau
(Sarzynski và Liburd, 2003).
Khả năng sinh sản: hầu hết thành trùng họ Cecidomyiidae đều sống trong
khoảng thời gian rất ngắn nên rất khó quan sát, ngay cả trong điều kiện phòng thí
nghiệm (McKay và Hatchett, 1984; Lyrene và Payne, 1992). Phần lớn thành trùng
đực Cecidomyiidae thường vũ hóa sớm hơn so với con cái (Fisher và Teetes, 1982;
Peña và ctv., 1989; Kolesik, 1993; Sharma và ctv., 2003) và chúng có khả năng bắt
20
cặp ngay sau khi vũ hóa (Pivnick, 1993). Thành trùng chỉ sống trong một vài ngày
do đó sự vũ hóa đồng loạt là điều kiện rất quan trọng cần cho sự bắt cặp thành công.
Ngoài ra, kích thích tố giới tính cũng là yếu tố quan trọng được sử dụng để nâng
cao hiệu quả tìm kiếm bạn đời của chúng (Pivnick và Labbé, 1992).

Con cái có thể đẻ nhiều lần và đẻ ở nhiều vị trí khác nhau. Trứng được đẻ
thành từng nhóm từ hai trứng trở lên và ổ trứng thường tìm thấy nhiều nhất ở vị trí
đầu của tai bông (Huỳnh Thanh Đức, 2008) hay lá non nhất (Alford, 2007). Và có
thể nhiều con cái cùng đẻ trứng trên cùng một chồi (Skuhravá, 1991).
1.3 HỌ CECIDOMYIIDAE GÂY HẠI TRÊN XOÀI
1.3.1. Một số ghi nhận về sự phân bố của muỗi trên xoài
Dòi bông xoài (midge) tên bắt nguồn từ Old Norse Muggia. Dòi bông xoài lần
đầu tiên được mô tả bởi Felt vào năm 1911 từ các tài liệu thu thập được ở St.
Vincent, miền tây Ấn Độ (Whitwell, 1993). Sankaran (1988) mô tả rằng loài côn
trùng này được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Keneya, Mauritius, Oman, Reunion,
Nam Phi và United Arab Emirates (UAE).
Barnes (1948), đã công nhận có 9 loài muỗi trên xoài, hai trong số 9 loài là
Asynapta sp. và Eryosomya mangifereae có nguồn gốc từ miền tây Ấn Độ. Loài
Dasineura mangifereae được Felt báo cáo ở Hawaii (Anonymous, 1981)
Singh (1960) ghi nhận rằng ở Ấn Độ có mười hai loài muỗi đại diện cho 3 chi đã
được biết là gây ra các loại bướu hoặc những mụt khác nhau trên lá xoài.
Có ích nhất 16 loài muỗi (Diptera: Cecidomyiidae) được biết đến là có khả
năng tấn công xoài ở châu Á. Một trong những loài gây hại trên xoài là Erosomyia
mangiferae (Felt), được ghi nhận ở vùng biển Caribbean và Brazil (Harris và
Schreiner, 1992).
Tại Oman, muỗi gây hại trên xoài là một dịch hại nghiêm trọng và gây ra sự
thất thu rất lớn về năng suất do thiệt hại lá và hoa, làm cho trái nhỏ, phát triển kém
(Sankaran và Mjeni, 1988 dẫn bởi Malik và ctv., 2005).
21
Tại Nhật Bản, loài Procantirinia mangicola tấn công lá xoài non và tạo ra mụt
u sưng, nổi phòng lên, đó là nguyên nhân làm cho lá nhăn lại (Harris và Schreiner,
1992 trích dẫn bởi Malik và ctv., 2005).
Loài Procontrainia mangicola cũng đã được ghi nhận từ khu vực Quảng Tây,
Trung Quốc (Shi, 1980). Muỗi gây hại tạo mụt u sưng phòng lên trên lá xoài lần đầu
tiên được tìm thấy trong một nhà kính ở làng Tamagusuku trên đảo Okinawa (Uechi

và ctv., 2002 trích dẫn bởi Malik và ctv., 2005).
Loài Procantirinia mitteiana được giới thiệu ở nước Mauritius vào năm 1909
trên cây xoài nhập khẩu từ Ấn Độ và trong mười năm tiếp theo nó đã lan rộng đến
hầu hết các khu vực của đảo (D'Emmerez deCharmoy, 1921).
Một loài muỗi khác ở Ấn Độ là Procontarinia mangiferae (Felt), đã được biết
đến từ xoài ở Tây Ấn và Brazil (Gagne, 1994). Chúng còn ăn trên phát hoa, nơi mà
nó tạo nụ hoa sưng phồng lên. Loài này có lẽ là từ Ấn Độ, đầu thế kỷ 20 và được đặt
theo tên của Felt (1911) từ các mẫu thu ở St Vincent, miền tây Ấn Độ, được đặt tên
lại của Tavares (1918) Brazil.
Theo Malik và ctv. (2005), dòi bông xoài đã trở thành một loại sâu hại chính
trên xoài và được tìm thấy trong tất cả các nước đang phát triển xoài trên thế giới.
Mười sáu loài muỗi đã được biết đến có gây hại trên xoài ở châu Á. Dòi bông xoài
phá hoại và gây thiệt hại cây trồng ở ba giai đoạn khác nhau. Không có biện pháp
kiểm soát nào được xác định hiệu quả.
Thep Jha và Sen-sarma (2008), một số loài muỗi như Erosomyia indica,
Dasineura amaram angerae, Procontorinia mangifaral và Procontorinia matteriana
là các loài gây hại nhiều trên xoài, trong số các loài trên thì phổ biến nhất là loài
Procontorinia matteriana, muỗi đẻ trứng về phía bên trong của lá. Khi dòi nở ra bên
trong mô lá sẽ ăn thức ăn trong mô lá, kết quả là gây ra triệu chứng giống như u
sưng trên lá. Muỗi gây hại bông xoài là loài Procystiphora mangiferae và
Procystiphora indica.
1.3.2. Loài Erosomya indica
22
Theo Malik và ctv. (2005), dòi bông xoài đã được chú ý nhiều trong thời gian qua
bởi vì nó đã trở thành một loại sâu hại chính trong tất cả các khu vực trồng xoài của
thế giới. Dòi bông xoài (Erosomya mangiferae. Felt) là một loại sâu hại nghiêm
trọng, gây hại bông xoài và ảnh hưởng lên đến 70% sự đậu trái, dẫn đến giảm sản
lượng xoài. Loài muỗi này cũng được tìm thấy ở vùng Caribbean và Brazil trên ký
chủ của nó (Harris và Schreiner, 1992).
1.3.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Malik và ctv. (2005), từng con cái đẻ trứng trên các bộ phận của hoa như
trục phát hoa, trên những trái mới đậu hoặc những lá non bao quanh phát hoa. Trứng
nở trong vòng 2-3 ngày. Sau khi nở, dòi sẽ thâm nhập vào các bộ phận non mềm là
nơi mà trứng được đẻ vào và bắt đầu ăn các bộ phận bên trong ký chủ của chúng.
Các bộ phận của hoa khô và rơi xuống đất. Ấu trùng trưởng thành búng mình xuống
đất để hóa nhộng. Giai đoạn ấu trùng khoảng 7-10 ngày trong khi giai đoạn nhộng
khoảng từ 5-7 ngày. Có 3- thế hệ chồng chéo nhau trong giai đoạn từ tháng 1 đến
tháng 3 ở Bắc bán cầu. Sau đó, khi điều kiện thời tiết không thuận lợi, ấu trùng trải
qua thời kì nghỉ hoạt động (diapauses) trong đất thay vì thành nhộng. Khi điều kiện
thuận lợi thì ấu trùng hoạt động trở lại. Muỗi phá hoại và gây thiệt hại cây trồng
trong ba giai đoạn khác nhau. Sự gây hại đầu tiên là ở giai đoạn nụ bông xoài mới
nhú ra. Trứng được đẻ trong nụ bông mới xuất hiện, những con trưởng thành thường
đẻ trứng trong các nếp giữa các lá đài và cánh hoa của nụ hoa (Abbas, 1988). Chủ
yếu là sự xuất hiện của thành trùng cao hơn ở 2 °C và 60 – 82 độ ẩm (Grover, 1986a
& 1986b). Ấu trùng tạo đường đục bên trong trục hoa và do đó gây thiệt hại hoàn
toàn phát hoa. Ấu trùng tuổi cuối làm cho lỗ thoát nhỏ ở trên trục phát hoa và trượt
xuống đất hóa nhộng.
Theo Malik và ctv. (2005) muỗi gây hại lần thứ hai là lúc đậu trái. Trứng được
đẻ trên các trái xoài mới đậu lúc còn nhỏ. Gây nguy hại nhất là đợt gây hại đầu tiên,
trong đó toàn bộ phát hoa bị phá hủy ngay cả trước khi ra hoa và đậu trái. Phát hoa
tăng trưởng còi cọc và uốn cong trục của nó tại điểm vào của ấu trùng. Cuối cùng nó
khô đi trước khi hoa nở và đậu trái. Muỗi gây hại các bông mới xuất hiện bởi đẻ
trứng ở giai đoạn nụ bông, và tuổi dòi đầu tiên trong bông đang phát triển. Bông bị
nhiễm uốn cong một góc cạnh đặc trưng, sau đó dòi cắn một lỗ thoát ra bên ngoài,
23
dòi rơi xuống đất chuyển thành nhộng trong đất. Giai đoạn ấu trùng của muỗi có bốn
tuổi, Khi sử dụng khung bẫy màu để thu hút cho thấy sự xuất hiện của thành trùng là
vào buổi chiều. Dòi gây hại giai đoạn nụ bông xoài vừa mới nhú ra, đậu trái và lá
non của đợt ra lộc mới (Irshad, 2005). Mật số của loài muỗi này ít trong tháng
Giêng, trong khi phá hoại tăng mật số trong tháng hai và tháng ba, sau đó trong

tháng tư mật số giảm. 1.3.2.2. Cách thức gây hại
Thành trùng muỗi không gây hại được, giai đoạn thành trùng muỗi kéo dài
trong vòng 2 giờ xuất hiện, sau khi chúng bắt cặp và đẻ trứng. Trứng thường được
đặt trong các nếp gấp giữa các lá đài và cánh hoa (Pena và ctv., 1998). Dòi nở bên
trong mô lá và ăn thức ăn bên trong lá dẫn đến sự hình thành của các mụn và mụt
trên lá. Lá nhiễm dòi bị biến dạng và rụng sớm. Ấu trùng ăn các bộ phân bên trong
bông làm cho bông không nở và ảnh hưởng đến sự đậu trái. Nụ bông bị gây hại ảnh
hưởng đến sự phát triển và sưng phù, hóa nhộng bên trong bông (Anonymous,
1981).
Singh (1960) chỉ ra rằng lá thiệt hại nặng do sự đẻ trứng của muỗi và ấu trùng
ăn phá mô bên trong bông làm cho bông u sưng ảnh hưởng nhiều đến cây xoài.
Trong hầu hết các vườn xoài, có nhiều lá bị mụt và rơi xuống mặt đất sớm hơn nhiều
so với bình thường.
Khi gây hại, ấu trùng tạo đường đục trong trục của phát hoa và gây thiệt hại
hoàn toàn. Sự gây hại do E. indica gây ra làm cho phát hoa xoài bị uốn cong và phát
hoa sẽ khô. Đợt gây hại thứ ba là vào giai đoạn ra lá non bao quanh phát hoa. Gây
nguy hại nhất là lần đầu tiên tấn công, trong đó toàn bộ phát hoa bị phá hủy. Phát
hoa tăng trưởng còi cọc và uốn cong trục của nó, tại nơi ấu trùng đục vào (Bhawan,
2012).
24

Hình 1.1 Bông bị muỗi gây hại (A) và lộc non bị muỗi gây hại (B) (
Bhawan, 2012)
A
B
1.3.2.3. Phòng trị
Cho đến nay chưa có kiến nghị chung để phòng trị loài côn trùng này. Vì thế,
loài muỗi này ngày càng tăng ở các nước trồng xoài. Mặc dù một số thuốc trừ sâu
đang được thử nghiệm để kiểm soát gây chết loài muỗi này. Do đó, cần tìm hiểu
hoạt động của loài muỗi này cũng như chu kỳ sống, các yêu cầu về khí hậu (Harris

và Schreiner, 1992), thiên địch của muỗi trong tự nhiên, các biện pháp kiểm soát
khác nhau được áp dụng để kiểm soát chúng.
*Kiểm soát tự nhiên
Theo Malik và ctv. (2005), do ấu trùng hóa nhộng trong đất, vì thế cày đất trong
vườn cây ăn trái để cho nhộng phơi ra trên mặt đất cũng như ấu trùng sẽ bị nhiệt độ mặt
trời giết chết chúng. Tại các địa điểm nhất định ở Pakistan, tấm nhựa được sử dụng để phá
vỡ vòng đời của muỗi. Đất dưới tán của cây ký chủ được bao phủ bởi các tấm nhựa, do đó
ngăn chặn sự xuất hiện của thành trùng từ đất và cũng có thể ngăn chặn ấu trùng giảm đi
vào đất hóa nhộng. Bằng cách này, vòng đời của muỗi gây hại cây xoài bị gián đoạn và
cuối cùng giảm mật số muỗi.
*Kiểm soát hóa học
Phun 0,05% Fenetrothion hoặc 0,0 5% Dimethoate hoặc Diazinon 0,0 % ở giai
đoạn ra hoa rộ, phát hoa đã được tìm thấy hiệu quả trong việc kiểm soát mật số sâu
hại (Irshad, 2005).
25

×