Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài văn tả ông bụt trong trí tưởng tượng của em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.25 KB, 3 trang )

DÀN BÀI
I. Mở bài:
- Giới thiệu hình ảnh ông Bụt trong các truyện cổ tích Việt Nam.
- Cảm nghĩ chung: Bụt giúp đỡ người hiền lành chiến thắng kẻ ác.
II. Thân bài:
1. Bụt trong các truyện cổ tích nào?
Truyện Tấm Cám, truyện Cây tre trăm đốt.
2. Cảm nghĩ về nhân vật Bụt:
Trong xã hội cũ, Tấm bị hãm hại, bóc lột: trút trộm tôm tép, giết bống, trộn thóc
với gạo bắt cô ngồi nhặt… Anh Khoai bị bóc lột, lừa dối, trở mặt nuốt lời, bị bắt
phải tìm ra cây tre trăm đốt, tuyệt vọng ngồi khóc hu hu trong rừng vắng. Nhân dân
ta đã sáng tạo ra hình ảnh ông Bụt đề giúp đỡ kẻ khó người hiền thắng bọn hung
ác.
Ngày nay nhân dân không còn mong chờ ở Bụt mà tin tưởng vào đường lối cách
mạng, tổ chức và luật pháp cách mạng nghiêm minh để xã hội công bằng phát
triển.
BÀI THAM KHẢO
Có một hình ảnh nhân vật mà trong đời sống thường ngày xưa nay, mọi người
chưa hề được gặp, nhưng lại rất quen thuộc trong các truyện dân gian của chúng ta.
Nhân vật này đã từng biết bao lần giúp đỡ cô Tấm hiền lành, siêng năng, chăm chỉ
trong truyện Tấm Cám và anh Khoai chân thực, chất phác trong truyện Cây tre
trăm đốt. Đó là Bụt mỗi lần xuất hiện là mồi lần Bụt cứu khổ cứu nạn cho người
hiền lành chiến thắng kẻ ác giúp cho cái tốt đẩy lùi cái xấu.
Ngày nay chính quyền nằm trong tay nhân dân, đấu tranh cho quyền lợi những
người lao động nghèo khổ. Cả pháp luật cũng đứng về phía giới người này. Người
xấu và kẻ ác dù giòi tài lừa dối, tráo trở đến đâu trước sau gì cũng bị toà ăn kêu
đúng tên, trị đúng tội mà thôi. Đó là chuyện thời nay chứ còn thời xưa cô Tấm và
anh Khoai đau đớn ức oan còn biết kêu ai nữa nếu không phải là nhờ đến Bụt, một
hình ảnh nhân vật do trí tưởng tượng của nhân dân đã sáng tạo nên. Ta thử nhớ lại:
mẹ con Cám trong truyện Tấm Cám trước đã dùng mọi hành động nhó nhen độc ác
để hãm hại cô Tấm. Họ đã trút lén giỏ tép, giết con Bống vô tội, lại trộn thóc với


gạo bắt cô ngồi nhặt để không có thời gian dự hội ướm giày. Khó mà kể xiết những
tội ác khó dung tha của bọn họ. Làm sao mà nhớ xuể hết biết bao lần cô Tấm một
mình ngồi khóc, nước mắt giọt ngắn giọt dài thảm thiết. Hoàn cảnh của anh Khoai
trong truyện Cây tre trăm đốt nào khá chi hơn. Anh bị lão phú nông lừa dối lường
công. Hắn hứa gả con gái. út cho anh rồi tráo trở nuốt lời. Sau đó lại lừa gạt bắt
anh phải vào rừng tìm cho ra cây tre trăm đốt thì việc cưới hỏi mới thành. Nhưng
làm gì có cây tre trăm đốt mà hòng kiếm tìm? Phải chăng là biết như vậy nên anh
ngồi lại trong rừng vắng mà khóc hu hu một mình. Anh khóc cho vơi đi nỗi đau
khổ cho riêng mình. Làm chi đây? Đâu lẽ kẻ ác cứ hoành hành mãi để cho người
hiền lành, chân thật cứ khốn khổ mãi sao. Đâu chỉ riêng anh mà cả đông đảo nhân
dân đều mơ ước một xã hội công bằng, tốt đẹp. Muốn có sự thay đổi để đạt đến
ước mơ vừa nói nhưng nhân dân ngày xưa không có điều kiện biến ước mơ thành
hiện thực. Biết làm sao hơn ngoài việc kí thác tâm tư, nguyện vọng của mình vào
lời ca, truyện kế trong đó có truyện cổ tích. Nhân dân đã sáng tạo nên hình ảnh ông
Bụt đầy phép nhiệm màu có thể làm thay đổicuộc đời của mỗi nhân vật trong hiện
thực đời sống chưa thể có điều kiện đổi thay. Do đó mà trong truyện Tấm Cám,
mỗi lần cô Tấm lên tiếng khóc vì bị ức hiếp đau khổ là mỗi lần Bụt hiện lên an ủi
và giúp đỡ. Bụt đã cho gà bới tìm xương bống rồi bảo cô cho vào lọ chôn dưới
chân giường. Bụt cũng đã cho đàn chim xuống nhặt thóc giúp cô để cô còn kịp giờ
đi dự hội. Từ chiếc xương bống, Bụt đã biến giúp cho cô Tấm có đầy đủ cả quần
áo đẹp, giày thêu, ngựa hồng các thứ “lễ bộ” để cô thêm xinh đẹp, có điều kiện gặp
gỡ nhà vua và trở thành hoàng hậu. Trong truyện Cây tre trăm đốt cũng thế, khi
anh Khoai một mình ngồi khóc hu hu thì Bụt cũng đã kịp thời hiện ra giúp anh
phép lạ có thể nhập trăm đốt tre lại thành cây tre trăm đốt và ngược lại cũng có thể
tách rời cây tre “vô tiền khoáng hậu” ấy thành ra trăm đốt tre rời, đủ để trừng phạt
lão phú ông, khiến lão một phen khiếp vía đành phải gả cô út cho anh. Bụt, như
vậy, đã hồ trợ người hiền lành, chân thật, giúp cho Thiện thắng Ác và công lí được
thực hiện dầu chỉ là thực hiện bằng tưởng tượng và mơ ước.
Hình ảnh nhân vật Bụt trong truyện cổ tích đúng là dấu ấn của một thời xa xưa cho
thấy khát vọng lớn của nhân dân ta khi ấy.

Ngày nay, nhân dân ta tuy vẫn mong muôn một xã hội công bằng, văn minh, tiến
bộ, trong đó người hiền lành, chân thật được biếu dương, khen ngợi, kẻ gian ác bất
nhân bị lên án và bị trừng phạt. Duy có điều khác xưa nhân dân ta không còn mong
chờ vào lực lượng siêu hình mà tin tưởng vào hiện thực với đường lối cách mạng
đúng đắn của Đảng, tổ chức trong sạch, pháp luật nghiêm minh nhất định từng
bước xã hội tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người.

×