Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT trong truyện cổ tích Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.16 KB, 54 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN HUYỀN ANH

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CÁC TÍN HIỆU NGÔN TỪ
BIỂU HIỆN SỰ KTGT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Sơn La, năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC








NGUYỄN HUYỀN ANH

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CÁC TÍN HIỆU NGÔN TỪ
BIỂU HIỆN SỰ KTGT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
VIỆT NAM



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng



Sơn La, năm 2013
LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp khóa luận “Bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự
KTGT trong truyện cổ tích Việt Nam” được hoàn thành, tôi xin bày tỏ sự biết ơn
chân thành sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng -
người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và khích lệ động viên tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô trong khoa Ngữ Văn, Ban Chủ Nhiệm khoa, phòng Quản lí khoa học,
thư viện trường Đại học Tây Bắc, Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Bắc đã
tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học tập và nghiên cứu

khoa học của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân, bạn bè, đặc biệt là tập thể lớp K50
ĐHSP Ngữ Văn đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thiện khóa luận này.

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Huyền Anh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CÓ SỬ DỤNG TRONG
KHÓA LUẬN

KTGT: Kì thị giới tính
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
4. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 4
4.1. Ý nghĩa lí luận 4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 4
5.1. Phương pháp nghiên cứu 4
5.1.1. Phương pháp phân tích 4
5.1.2. Phương pháp quy nạp 4
5.1.3. Phương pháp hệ thống 5

5.1.4. Phương pháp khảo sát, thống kê 5
5.1.5. Phương pháp so sánh đối chiếu 5
5.2. Nguồn ngữ liệu 5
7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ SỰ KTGT 7
1.1.1 Về thuật ngữ KTGT trong tiếng Việt 7
1.1.2. Về thuật ngữ KTGT trong tiếng Anh 8
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KTGT TRONG NGÔN
NGỮ VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU 8
1.2.1. Những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế
xã hội 8
1.2.1.1. Quan điểm cho rằng không hề có một mối quan hệ đặc biệt nào giữa
ngôn ngữ và thực tế xã hội 8
1.2.1.2. Những quan điểm khẳng định sự tồn tại mối quan hệ qua lại nào đó
giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội 9
1.2.2. Những quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải có sự tác động vào
ngôn ngữ 9
1.2.2.1. Quan điểm phủ nhận mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế 9
1.2.2.2. Những quan điểm ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ hay cải cách
ngôn ngữ 10
1.3. GIỐNG, PHẠM TRÙ GIỐNG TRONG NGỮ PHÁP VÀ QUAN HỆ
CỦA NÓ VỚI PHẠM TRÙ GIỚI 14
1.3.1. Giống, việc dán nhãn giống và những hệ thống giống trong ngôn ngữ 14
1.3.2. Vấn đề của phạm trù giống dưới góc độ bình đẳng nam nữ trong
ngôn ngữ 15
1.3.2.1. Giống đực được sử dụng như là giống “trội” hơn hoặc giống “có giá
trị” hơn giống cái 17
1.3.2.2. Tính võ đoán của hệ thống giống chỉ giới tính 18
1.4. ĐÁNH DẤU GIỐNG TRONG CÁC DANH TỪ TÁC NHÂN CHỈ NGƯỜI

19
1.4.1. Khoảng trống từ vựng 20
1.4.2. Sự thiếu cân đối về mặt hình thái học trong những danh từ tác nhân
chỉ nam giới và nữ giới 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24
CHƯƠNG 2: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CÁC TÍN HIỆU NGÔN TỪ BIỂU
HIỆN SỰ KTGT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 25
2.1. KTGT THỂ HIỆN Ở SỰ THIẾU CÂN ĐỐI VỀ MẶT NGỮ NGHĨA . 25
2.1.1 Người đàn bà gắn với sự phục vụ đàn ông, gắn với tình dục – người
đàn ông gắn với tài năng 25
2.1.2. Người đàn bà gắn với tính thụ động - Người đàn ông gắn với tính chủ
động 29
2.1.3 Người đàn bà gắn với liên tưởng tiêu cực – Người đàn ông gắn với liên
tưởng tích cực 31
2.2. SỰ KTGT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THỂ HIỆN Ở VẤN ĐỀ TÊN
GỌI VÀ DANH HIỆU 34
2.2.1. Tên người thể hiện sự KTGT 35
2.2.2. Danh hiệu và sự KTGT 36
2.2.3. Sự KTGT và cách xưng hô đối với nam giới và nữ giới 38
2.3. SỰ RẬP KHUÔN VỀ GIỚI TÍNH TRONG NGÔN NGỮ 40
2.3.1. Khái niệm về sự rập khuôn 40
2.3.2. Rập khuôn về giới tính trong ngôn ngữ - một biểu hiện của KTGT 40
2.3.3. Thử đề xuất một số giải pháp đối với tiếng Việt 42
2.3.3.1. Không đánh dấu về giống khi không thật cần thiết 42
2.3.3.2 Tránh những lối nói và cách cấu tạo những diễn ngôn mang tính rập
khuôn/ định kiến giới tính kể cả các lối nói ẩn dụ: 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 43
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta biết rằng, con người trong lịch sử hình thành và phát triển đã
sáng tạo ra vô vàn sản phẩm vật chất cũng như tinh thần nhằm phục vụ cho cuộc
sống của mình. Một trong những sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó
chính là việc sáng tạo ra ngôn ngữ (Language). Ngay từ xưa, F.de Saussure đã
nói: “Ngôn ngữ là một hiện thực xã hội”, nó góp phần không nhỏ trong việc
phản ánh thực trạng - hình thái ý thức xã hội mà nó đang tồn tại. Ngày nay, khi
ta nói tới nghiên cứu ngôn ngữ là nói đến sự nghiên cứu nó trong mối liên hệ
tinh tế và phức tạp với hoàn cảnh xã hội mà nó được sinh ra, tồn tại và phát
triển. Có thể nói rằng việc xem xét ngôn ngữ từ góc độ xã hội là địa hạt của
ngôn ngữ học xã hội. Một trong những mối quan tâm của ngôn ngữ học xã hội là
vấn đề giới tính trong ngôn ngữ. Vấn đề này có thể được tiếp cận bằng hai cách
khác nhau như: Ngôn ngữ của mỗi giới và ngôn ngữ về giới. Trong lĩnh vực
ngôn ngữ nói về mỗi giới thì sự KTGT được thể hiện rõ nhất, đầy đủ nhất thì
đây chính là nội dung nghiên cứu chính của khóa luận này. Thực tế trong xã hội,
vấn đề KTGT vẫn tồn tại ở một góc độ nào đó và ngôn ngữ với tư cách là một
thiết chế xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc phản ánh sự kì thị trong mỗi
giới này. Trong xã hội xưa, vấn đề KTGT được thể hiện rõ nhất qua lời ăn tiếng
nói hàng ngày. Đặc biệt hơn nữa, sự KTGT còn được biểu hiện trong các lời
thoại, cách nhìn nhận, đánh giá của người xưa qua những câu chuyện kể vẫn còn
sống mãi với thời gian. Chính vì vậy trong điều kiện riêng của mình mà chúng tôi
lựa chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT
trong truyện cổ tích Việt Nam” nhằm tiếp tục đẩy mạnh hướng nghiên cứu của
ngôn ngữ về mỗi giới cũng như góp phần bổ sung và làm nên sự hoàn thiện hơn
các công trình nghiên cứu đã có từ trước. Qua đó khóa luận góp phần hữu ích đối
với mỗi con người chúng ta trong việc lựa chọn ngôn từ để từ đó nâng cao hiệu
quả trong mỗi cuộc tương tác, nhất là giao tiếp với người khác giới.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề KTGT trong truyện cổ tích Việt Nam từ lâu đã trở thành mối quan

tâm lớn đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ trong nước mà còn ở cả
quốc tế. Đây không phải là một vấn đề quá mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu
cũng như đối với các học giả mà ngay từ trước đó người ta đã quan tâm tới các
vấn đề liên quan như: ngôn ngữ, giới tính và quan niệm của nữ giới trong giao
tiếp tiếng Việt hay những tập quán đặt tên phụ nữ, xưng hô của người phụ nữ.
Stanard (1977) cho rằng điểm đáng chú ý về tổ chức Lucy stone League có
2
trụ sở đóng tại liên bang Maine (Hoa Kì) là sự vận động cho quyền của phụ nữ
được duy trì họ, tên của mình sau khi kết hôn. Lucy Stone chính là tên riêng của
một người phụ nữ kết hôn vào năm 1885 đã quyết định giữ nguyên họ của mình
thay vào việc phải mang họ chồng theo truyền thống. Tổ chức này cho rằng việc
phụ nữ phải từ bỏ họ của mình và mang họ chồng sau khi kết hôn và việc trẻ em
phải mang họ cha là một truyền thống thể hiện tính thiếu bình đẳng nam - nữ,
một truyền thống vẫn còn phổ biến trong văn hóa Hoa Kì cũng như những nền
văn hóa Anh - Mĩ khác.
Theo những nghiên cứu của Kramarae và Treichler (1985) thì ngay từ năm
1908 đã có ý kiến phản đối việc sử dụng bao gộp đại từ he (đại từ ngôi thứ ba,
giống đực, số ít) và man (người đàn ông) và ngay từ năm 1941 đã xuất hiện bài
phê bình về cuốn từ điển nổi tiếng Encyclopaedia Brittanica thể hiện quan điểm
đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong ngôn ngữ.
Miller và Swift (1991) cho rằng: Ngay từ những năm 1930 và 1940 nhà văn
đồng thời là nhà sử học Mary Beard và nhà lí luận âm nhạc Sophie Drinker đã
có những nhận xét từ ngữ trong diễn đạt thiên về nam giới trong mỗi ngôn ngữ.
Ở Đan Mạch vào năm 1912, Lis Jacobsen đã công bố một công trình
nghiên cứu về tiếng Đan Mạch thời Trung cổ. Công trình này bà đã đưa ra nhận
xét rằng nam giới được gọi tên theo địa vị xã hội trong khi đó nữ giới lại bị gọi
tên theo quan hệ với người đàn ông - bạn đời của họ.
Những công trình nghiên cứu như: Công trình của Hellinger (1990) về sự
KTGT trong tiếng Anh và tiếng Đức, công trình của Poyntn (1985) về giống và
các từ xưng hô trong tiếng Anh Úc.

Công trình của Freebody và Baker (1987) là công trình khảo sát lối biểu đạt
về giống và các quan hệ về giống trong những sách dạy đọc cho học sinh lớp
dưới ở Australia. Công trình nghiên cứu này đã cho thấy một sự mất cân đối về
mặt định lượng trong việc sử dụng những từ chỉ giống và sự mất cân đối trong
việc sử dụng tên riêng.
Sterns (1976) đã phân tích nội dung và hình ảnh trong 25 cuốn sách giáo
khoa dạy ngoại ngữ xuất bản năm 1970 và được sử dụng tại Hoa Kì. Bà đã
phát hiện được: Nhìn chung, ít thấy hình ảnh của người phụ nữ xuất hiện
trong các bài khóa, hoặc nếu có hình ảnh của người phụ nữ thì nét nổi bật vẫn
là định kiến về vai trò giống. Những nhân vật nữ được khắc họa chỉ là người
mẹ, vợ hoặc những người nội trợ và những nhân vật ấy thường được mô tả
chủ yếu về mặt thể xác.
3
Harres và Truckenbrodt (1992) và Rendes (1998) quan tâm tới ngôn ngữ và
đã có những nhận định: Phần lớn các hình thức định kiến trắng trợn đã phần nào
bớt xuất hiện chỉ là để nhường chỗ cho những hình thức định kiến tinh vi hơn
mà thôi.
Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu của Morris (1982:89),
Yagello(1978), Push (1984), Brouwer (1991), công trình của Hampeas (1976),
Baron (1986), v v…cũng quan tâm đến rất nhiều vấn đề giới trong ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm tới vấn đề KTGT trong
ngôn ngữ tuy nhiên những kết quả nghiên cứu cũng còn rất hạn chế. Các vấn đề về
giới tính và ngôn ngữ nói chung mặc dù đã có những quan tâm nhất định nhưng
vẫn còn rải rác, chưa thành hệ thống và chưa có những công trình lớn, tiêu biểu.
Trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản của Nguyễn Văn
Khang (1999) tác giả đã dành trọn cả 7 chương để nói về vấn đề ngôn ngữ và
giới tính. Trong bài sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ, Nguyễn Văn
Khang (1996) cũng phân biệt hai góc độ chính để nhìn vấn đề giới tính trong
giao tiếp ngôn ngữ.
Ngoài ra còn một vài tác giả khác như: Bùi Minh Yến (1996), Vũ Tiến

Dũng (2002) cũng đã quan tâm và đề cập đến vấn đề ngôn ngữ và giới tính nói
chung nhưng chỉ quan tâm tới đặc trưng đặc trưng ngôn ngữ của từng giới. Bên
cạnh đó, Trần Xuân Điệp (2004) đã có một luận án tiến sĩ nghiên cứu về sự
KTGT trong các ngôn ngữ trên thế giới ngày nay.
Không chỉ dừng lại ở đó, trên các phương tiện truyền thông đại chúng
chúng ta còn thấy các nhà nghiên cứu cũng có những bài viết, lời bàn về ngôn
ngữ thể hiện sự KTGT của người Việt.
Tóm tắt một cách sơ bộ và khái quát những công trình của các nhà nghiên
cứu thì chúng ta dễ nhận thấy rằng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
sâu nào về vấn đề KTGT trong tiếng Việt. Chúng tôi hi vọng với khóa luận này
cũng như với các công trình nghiên cứu về sau sẽ góp phần bổ sung và làm hoàn
thiện hơn những phần còn khuyết trống mà các công trình nghiên cứu trước
chưa có thời gian đề cập đến.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự
KTGT trong văn học dân gian Việt Nam, mà hẹp hơn là trong truyện cổ tích
Việt Nam.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà khóa luận quan tâm nghiên cứu là sự KTGT trong văn học dân
gian Việt Nam mà cụ thể hơn là trong truyện cổ tích Việt Nam, gắn với những
quan niệm của người Việt về sự bình đẳng nam nữ còn tồn tại trong xã hội và
được thể hiện trong các phát ngôn, những từ ngữ và những tư tưởng của người
Việt trong sự thể hiện quan niệm về hai giới: nam, nữ. Phạm vi nghiên cứu vừa
có tính khái quát lại vừa có tính chi tiết cụ thể để góp phần thấy rõ được một
cách cơ bản vấn đề KTGT trong ngôn ngữ và trong quan niệm của người dân
Việt Nam.
4. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN
4.1. Ý nghĩa lí luận

Khóa luận góp phần trong việc nghiên cứu so sánh, đối chiếu ngôn ngữ với
những đặc trưng văn hóa đi kèm. Nó giúp cho người đọc có thể tìm thấy ở đây
một số nét đặc thù nhất định về văn hóa dân tộc, đặc biệt văn hóa trong xã hội
xưa mà việc nghiên cứu sự KTGT trong các tín hiệu ngôn từ đã bộc lộ tư tưởng
KTGT đó của người Việt.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nếu kết quả nghiên cứu của khóa luận được chấp thuận thì nó sẽ góp phần
nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu KTGT trong ngôn ngữ. Từ đó khóa luận
giúp cho các cá nhân bước đầu định hướng và lựa chọn ngôn từ một cách phù
hợp để làm giảm thiểu và tiến tới loại trừ sự KTGT trong ứng xử nói chung và
trong ứng xử bằng ngôn ngữ nói riêng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, để giải quyết được một số nhiệm vụ
cũng như công việc đã đề ra, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
5.1.1. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được người viết sử dụng trong quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu các tài liệu về sự KTGT, phân tích mổ xẻ vấn đề theo nhiều chiều
hướng khác nhau để thấy rõ được những biểu hiện của sự KTGT.
5.1.2. Phương pháp quy nạp
Qua việc phân tích các tài liệu nghiên cứu, người viết đi đến tổng hợp và khái
quát hóa, rút ra những kết luận cần thiết về các vấn đề đã được nghiên cứu.
5
5.1.3. Phương pháp hệ thống
Vận dụng phương pháp hệ thống nghiên cứu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện
sự kì thị, chúng tôi tiến hành miêu tả phân tích cách dùng từ kì thị theo từng hệ
thống, từng nhóm như hệ thống các đại từ, hệ thống các danh từ chỉ chức danh
nghề nghiệp được dùng làm từ kì thị. Tuân thủ các phương pháp hệ thống, khóa
luận xem xét các từ kì thị trong quan hệ với các yếu tố khác như quan niệm và

cách ứng xử của người dân Việt Nam đối với hình ảnh của người phụ nữ trong
xã hội xưa.
5.1.4. Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp này được sử dụng để tiến hành khảo sát các tài liệu có các
câu, phát ngôn trong các lời thoại, lời dẫn, lời bình luận trong truyện cổ tích liên
quan đến đề tài và sau đó thống kê lại toàn bộ nội dung đã được khảo sát. Việc
sử dụng phương pháp này giúp cho chúng ta thống kê được nhiều nguồn dữ liệu
một cách chính xác và có hiệu quả, giúp ta nắm bắt được những vấn đề nào còn
khuyết thiếu để từ đó chúng ta tiến hành bổ sung hoàn chỉnh lại vấn đề.
5.1.5. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu được chúng tôi sử dụng để làm nổi bật sự
KTGT trong ngôn ngữ. Người viết đã so sánh đối chiếu giữa ngôn ngữ tiếng
Việt với các ngôn ngữ khác đặc biệt là tiếng Anh để rút ra được những kết luận
khoa học và khách quan hơn trong biểu hiện KTGT của người Việt.
5.2. Nguồn ngữ liệu
Khóa luận được thực hiện dựa trên nguồn ngữ liệu là nền văn học dân gian
Việt Nam mà hẹp hơn là truyện cổ tích Việt Nam.
6. Mục đích và nhiệm vụ
6.1. Mục đích
Mục đích của khóa luận là tìm hiểu các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT
trong các truyện cổ tích Việt Nam.
6.2. Nhiệm vụ
Khóa luận có ba nhiệm vụ chính:
a. Cơ sở lí luận về thuật ngữ KTGT trong ngôn ngữ với những quan điểm
khác nhau
b. Khảo sát các tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT trong truyện cổ tích
Việt Nam
c. Đề xuất một số giải pháp đối với sự KTGT trong tiếng Việt

6

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa
luận gồm 2 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Bước đầu tìm hiểu những tín hiệu ngôn từ biểu hiện sự KTGT
trong truyện cổ tích Việt Nam.



7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. KHÁI NIỆM VỀ SỰ KTGT
1.1.1 Về thuật ngữ KTGT trong tiếng Việt
Theo Từ điển tiếng Việt, kì thị là sự phân biệt đối xử do thành kiến
[28,519]. Như vậy, sự KTGT trong ngôn ngữ là sự phân biệt đối xử do thành
kiến xã hội về giới tính trong ngôn ngữ. Chúng ta hiểu rằng sự phân biệt đối xử
do thành kiến có nghĩa là sự coi trọng người này và coi khinh người kia do thành
kiến xã hội về một mặt nào đó thì đó chính là ý nghĩa, là biểu hiện của từ kì thị.
Tuy nhiên, với cách hiểu như vậy thì không được thuận lợi so với dung lượng
của một thuật ngữ này.
Theo tác giả Trần Xuân Điệp thì kì thị là sự coi khinh người này và coi
trọng người kia về một mặt nào đó. Trong xã hội loài người tồn tại nhiều hình
thức kì thị như: kì thị về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tín ngưỡng, hoàn cảnh
kinh tế hay tình trạng hôn nhân, v v… Tất cả những hình thức kì thị đó đều được
biểu đạt rất rõ trong ngôn ngữ.
Ví dụ: Với những cách nói như: “Mặt búng ra sữa” là thể hiện sự kì thị về
tuổi tác. Hay “Người dân tộc mà! Có biết gì đâu” là thể hiện sự kì thị về dân tộc.
KTGT còn là sự coi thường giới này và coi trọng giới kia. Một biểu hiện rất

cụ thể của sự KTGT là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Như vậy, trong ngôn ngữ
KTGT là sự biểu đạt bằng ngôn ngữ qua hình thức rất dễ nhận thấy là sự coi
thường - coi trọng về giới.
Ví dụ:
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Ví dụ trên đã biểu đạt cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt - đối lập giữa hai
giới qua việc dùng hai hình ảnh đối lập: giếng khơi và cơi đựng trầu. Người đàn
ông trong cuộc sống dù họ có những suy nghĩ và hành động như thế nào nhưng
xét cho cùng thì đó lại là những suy nghĩ rất sâu xa mang tầm chiến lược. Hành
động mà họ thể hiện đều được chiêm nghiệm rất kĩ. Còn đàn bà được gắn với
hình ảnh chiếc cơi đựng trầu. Mà chúng ta biết rằng chiếc cơi đựng trầu thì
không có độ sâu. Chính vì vậy, hình ảnh người phụ nữ hiện lên được gắn với
chiếc cơi đựng trầu mang một hàm ý cho thấy những nghĩ suy của người phụ nữ
8
thông thường không có sự sâu xa, không mang tầm chiến lược như người đàn
ông trong xã hội. Hay như trong phát ngôn: Đúng là đàn bà, nhát như cáy! thì ở
phát ngôn này tuy biểu đạt sự đánh giá đối với phẩm chất của một người đàn bà cụ
thể nào đó nhưng lại thể hiện rõ phẩm chất ấy là do giới tạo nên: Đàn bà nhát gan.
1.1.2. Về thuật ngữ KTGT trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, khái niệm KTGT trong ngôn ngữ (sexism in language)
có các cách gọi khác: Sexist language (ngôn ngữ KTGT), Sex - exclusive
language (ngôn ngữ loại trừ giới tính), Gender - biased language (ngôn ngữ
mang tính thiên kiến về giống). Ví dụ: Every cook praises his own broth (Mỗi
người đầu bếp đều tán dương chính món nước xáo của anh ta), thì his được sử
dụng để thay cả cho her. Lối dùng từ his theo kiểu bao gộp như vậy thể hiện
xu hướng thiên về nam giới, coi nam giới là đại diện cho cả nữ giới.
Miller & Swift (1972) đưa ra định nghĩa: sự KTGT trong ngôn ngữ hay
ngôn ngữ mang tính KTGT là bất kì cách diễn đạt nào thể hiện thái độ và sự
trông mong về giới hoặc bất kì cách diễn đạt nào thể hiện tính trội cố hữu của

giới này so với giới kia.
Các định nghĩa nói trên đều thể hiện một điểm chung. Mấu chốt của KTGT
trong ngôn ngữ là ở sự khắc họa hình ảnh của nam giới và nữ giới bằng ngôn
ngữ. Với những biểu đạt này thể hiện sự đánh giá cao giới này hoặc sự đánh giá
thấp giới kia.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KTGT TRONG
NGÔN NGỮ VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU
Chúng ta biết rằng KTGT là một hiện tượng có thực đã và đang tồn tại
trong xã hội mà chúng ta đang sống. KTGT có bộc lộ mạnh mẽ hay không là
phụ thuộc vào tư duy, sự phát triển của xã hội. Trong xã hội hiện đại ngày nay,
KTGT vẫn còn tồn tại rơi rớt ở đâu đó nhưng nó cũng đang dần được loại bỏ bởi
sự can thiệp của ngôn ngữ và sự phát triển tư duy con người.
1.2.1. Những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và
thực tế xã hội
1.2.1.1. Quan điểm cho rằng không hề có một mối quan hệ đặc biệt nào
giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội
Quan điểm này cho rằng ngôn ngữ thuần túy chỉ là một hệ thống võ đoán
các tín hiệu được sử dụng để biểu đạt thực tế mà thôi. Nó phủ nhận sự tồn tại
của KTGT trong ngôn ngữ, phủ nhận sự liên hệ giữa khái niệm giới - phạm trù
ngoài ngôn ngữ - với khái niệm giống - phạm trù ngữ pháp (trong ngôn ngữ).
9
1.2.1.2. Những quan điểm khẳng định sự tồn tại mối quan hệ qua lại
nào đó giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội
Những quan điểm này cho rằng ngôn ngữ là một nguồn lực có khả năng cải
thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên, nếu đi vào từng quan điểm cụ thể thì chúng lại
có những điểm khác nhau ở một phạm vi nào đó.
Theo quan điểm “ngôn ngữ phản ánh thực tế” thì cấu trúc ngôn ngữ, mẫu
câu, cách sử dụng ngôn ngữ đều chịu sự ảnh hưởng và sự khích lệ của thực tế
phi ngôn. Đó là các thiết chế và tổ chức xã hội, những đặc điểm và hiện tượng tự
nhiên. Cách thức sử dụng và kết cấu ngôn ngữ phải chịu ảnh hưởng của những

thiết chế, những quan niệm và những hệ tư tưởng của cộng đồng và xã hội gắn
liền với ngôn ngữ.
Theo quan điểm “quyết định luận ngôn ngữ” (linguistic determinism), “tính
tương đối ngôn ngữ học” hay còn được gọi là “giả thuyết Sapir - Whorf”, ngôn
ngữ quyết định phương thức tạo dựng và xem xét thế giới của một cá nhân. Tuy
vậy, quan điểm này lại có phiên bản, đó là:
Phiên bản “mạnh” cho rằng: Ngôn ngữ quyết định tư duy.
Phiên bản “yếu” thì cho rằng: Ngôn ngữ đóng góp vào việc tạo dựng tư duy.
Quan điểm “tương tác” cho rằng ngôn ngữ không chỉ phản ánh thực tế mà
còn đóng góp vào việc tạo dựng nên thực tế. Một số nhà lí thuyết cho rằng đây
chính là phiên bản yếu của giả thuyết Sapir - Whorf. Những người khác lại cho
rằng đây là quan điểm biện chứng về ngôn ngữ, cá nhân và xã hội. Graddol &
Swann (1989:165) cho rằng đó là: “Một quan điểm tổng hợp mà theo quan điểm
này thì ngôn ngữ vừa đóng góp vào việc tạo nên tình trạng bất bình đẳng giới tính
lại vừa phản ánh sự tồn tại của tình trạng ấy trong xã hội”. [6]
Với tất cả những quan điểm trên, nếu xét theo phương diện khái quát thì
chúng ta có thể thấy rằng: nguồn lực có khả năng cải thiện đời sống xã hội đó
chính là ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu xét ở một khía cạnh nào đó cụ thể và chi tiết
hơn thì những quan điểm trên vẫn bộc lộ một số điểm khác biệt.
1.2.2. Những quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải có sự tác động
vào ngôn ngữ
1.2.2.1. Quan điểm phủ nhận mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế
Theo quan điểm phủ nhận mối quan hệ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực
tế xã hội thì mặc dù trong thực tế xã hội có hiện tượng KTGT nhưng trong ngôn
ngữ không hề có hiện tượng đó và vì thế không cần phải tác động vào ngôn ngữ
hay cải cách ngôn ngữ.
10
Quan điểm cho rằng ngôn ngữ chỉ thuần túy phản ánh thực tế thường được
vận dụng để phản đối. Những người theo quan điểm này thường có thiên hướng ít
ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ hay cải cách ngôn ngữ vì họ không tin vào khả

năng của ngôn ngữ có thể tạo ra được những thay đổi trong xã hội như mong muốn
(loại bỏ sự KTGT trong xã hội). Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Robin
Lakoff (1975: 470 - Giáo sư Ngôn ngữ học thuộc Đại học California tại Berkeley)
và Martynyuk (1990b: 1099 - nhà ngôn ngữ học người Nga).
Theo quan điểm “phản ánh” thì những thói quen ngôn ngữ thể hiện tính áp
bức nào đó không hề gây ra và cũng không quy định sự phân biệt đối xử hay sự
áp bức đối với nữ giới, và cũng không quy định địa vị phụ thuộc của nữ giới
trong thực tế. Những thói quen ngôn ngữ đó chỉ đơn giản phản ánh những hiện
tượng thực tế ấy mà thôi. Do vậy những người theo quan điểm này chủ trương
thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội, và theo thời gian, sự tác động vào xã hội này
sẽ kéo theo sự thay đổi về ngôn ngữ.
1.2.2.2. Những quan điểm ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ hay cải
cách ngôn ngữ
a. Quan điểm cho rằng ngôn ngữ tụt hậu sau những biến đổi xã hội
Như trên đã nói, quan điểm “ngôn ngữ phản ánh thực tế xã hội” ít ủng hộ
cho cải cách ngôn ngữ. Điều này không có nghĩa là tất cả những người theo
quan điểm đó đã hoàn toàn phủ nhận ý muốn cũng như sự cần thiết phải có cải
cách ngôn ngữ. Trên thực tế, đã có không ít những người theo quan điểm này lại
lập luận ủng hộ cho tác động vào ngôn ngữ hay cải cách ngôn ngữ. Tuy vậy, cơ
sở của thái độ ủng hộ ấy lại hoàn toàn khác. Theo những học giả này thì sự thay
đổi trong ngôn ngữ luôn “tụt hậu” so với sự thay đổi về tập quán xã hội và văn
hóa. Nói cách khác, theo quan điểm này thì sự khắc họa bằng ngôn ngữ hiện nay
đối với hình ảnh của nam giới và nữ giới đã trở nên lỗi thời và không phản ánh
được sự thay đổi về vị trí cũng như vai trò của phụ nữ trong xã hội mới.
Trong số những tác giả ủng hộ cho quan điểm này đáng chú ý nhất là hai
nhà nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội người Mỹ: Casey Miller và Kate Swift
(1980, 1991). Tiếp đó là nhà ngôn ngữ học người Mỹ - Bobbye Sorrels (1983).
Các tác giả này đều cho rằng ngôn ngữ mang tính KTGT cần phải được cải cách
để phù hợp với xã hội hiện tại.
b. Quan điểm cho rằng ngôn ngữ mang tính KTGT là nguyên nhân gây nên

sự áp bức phụ nữ
Quan điểm “quyết định luận ngôn ngữ” về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
11
thực tế đã xem ngôn ngữ là một sức mạnh áp đảo, nếu không muốn nói là một
sức mạnh trung tâm trong việc tạo nên cũng như duy trì sự KTGT trong xã hội.
Đây chính là việc áp dụng phiên bản mạnh của giả thuyết Sapir - Whorf. Do đó
ngôn ngữ sẽ nắm giữ vai trò then chốt trong việc giải phóng phụ nữ trong xã hội.
Tác giả tiêu biểu cho quan điểm này là nhà ngôn ngữ học người Anh: Dale
Spender (1980:3).
c. Quan điểm cho rằng cần phải có một vị trí cho phụ nữ trong ngôn ngữ
Quan điểm này được xây dựng dựa trên quan niệm cho rằng: do đặc điểm
khác nam giới về mặt sinh vật học nên nữ giới đã không có một vị trí bình đẳng
với nam giới trong ngôn ngữ. Vì thế cần phải thay đổi ngôn ngữ để mang lại cho
nữ giới vị trí đó.
Ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong việc gây ra sự đối xử bất công đối
với nữ giới và sự lệ thuộc của nữ giới. Đây là quan điểm của những học giả chịu
ảnh hưởng của phương pháp tiếp cận hậu cận đại đối với ngôn ngữ, đó là phân tích
luận tâm lí học và phân tích luận văn học và triết học. Tiêu biểu là các học giả
người Pháp: Hélène Cixous, Julia Kristeva và Luce Irigaray, những người chịu
nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng phân tâm học của Lacan. Nhìn chung quan điểm của
trường phái ngôn ngữ này vẫn là một cách nhìn của “quyết định luận ngôn ngữ”.
Tiếp thu những tư tưởng của Sigmuna Freud, Lancan đã tin tưởng tuyệt đối vào vai
trò trung tâm của ngôn ngữ trong việc hình “cái tôi” của con người.
Lancan cho rằng quá trình sinh ra và lớn lên của con người chỉ là quá trình
hình thành “cái tôi”. Sự hình thành “cái tôi” xảy ra qua quá trình học tiếng và
trải qua những giai đoạn khác nhau. Lancan gọi các giai đoạn này là các những
“trình tự” (order) trong đó giai đoạn đầu là “trình tự tưởng tượng” (imaginary
order) giai đoạn sau là “trình tự tượng trưng “(symbolic order) . Trong giai đoạn
đầu, đứa trẻ chưa có “cái tôi” vì nó chỉ là một bộ phận của mẹ nó. Sự hình thành
ý thức của bản thân mình (cái tôi) bao gồm việc thoát ra khỏ giai đoạn đầu và

chiếm được một vị trí trong giai đoạn hai. Giai đoạn hai - trình tự tượng trưng
chính là xã hội, bao gồm những thói quen có tính tín hiệu như tập quán xã hội,
văn hóa, v. v Việc trẻ chiếm được một vị trí trong trình tự tượng trưng bao gồm
một quá trình vừa cá nhân hóa vừa xã hội hóa mà trong đó học tiếng đóng vai
trò cơ bản. Qua ngôn ngữ mà trẻ học cách phân biệt mình với người khác về
nhiều mặt trong đời sống xã hội.
Điều có liên hệ đến vấn đề bình đẳng nam nữ là ở chỗ trên cơ sở lí thuyết
của Sigmund Freud, Lacan cho rằng chi phối “trình tự tượng trưng” là cái mà
Lacan gọi là luật người cha và quyền lực của dương vật, và rằng con trai và con
12
gái bước vào giai đoạn này theo những cách thức rất khác nhau. Do đó trai và
gái có liên hệ khác nhau đối với ngôn ngữ.
Nữ giới, do sự khác biệt về mặt giải phẫu học, không thể chấp nhận hoàn
toàn sự chi phối “trình tự tượng trưng” của luật người cha. Do vậy, trên một
phương diện nào đó, nữ giới đã bị loại trừ ra khỏi trình tự này hoặc bị đặt ra
ngoài lề của trình tự ấy. Chính vị trí “ngoài lề” ấy đã dẫn tới sự đối xử bất công
đối với nữ giới. Về mặt ngôn ngữ, trình tự tượng trưng chỉ có thể duy trì một
loại ngôn ngữ. Đặc trưng của loại ngôn ngữ này là những cặp nhị phân: “có” hay
+ và “không có / thiếu” hay -). Trong lí thuyết này, ngôn ngữ gắn liền với tính
dục nên những cặp nhị phân bao gồm những từ và khái niệm như “nam” và
“nữ”, “đực” và “cái” được xây dựng dựa trên cơ sở cơ quan sinh dục của người.
Bởi vì cơ quan sinh dục nữ không có dương vật nên nữ giới được xem là cực âm
của cặp nhị phân “nam - nữ”. Hơn nữa, vị trí ngoài lề này của nữ giới trong trình
tự tượng trưng còn có nghĩa là nữ giới đã bị lấy mất đi một loại ngôn ngữ có thể
diễn đạt tình cảm, kinh nghiệm và cái tôi của chính mình. Như vậy, theo Lacan
thì ngôn ngữ không thuộc về nữ giới. Nói cách khác, nữ giới không có vị trí
trong ngôn ngữ và đó là một thực tế cố hữu do sự khác biệt của nữ giới về mặt
sinh vật học. Nói tóm lại, theo Lacan, sự KTGT trong ngôn ngữ là tất yếu và
điều đó là không hề thay đổi.
Tuy nhiên, Heslene Cixous, Julia Kristeva và Luce Irigaray lại không hoàn

toàn nhất trí với Lacan về mối liên hệ giữa giới tính và ngôn ngữ. Tuy nhất trí
với Lacan về sự hiện hữu của sự KTGT trong ngôn ngữ nhưng những tác giả
này lại cho rằng: thay đổi ngôn ngữ có tính khả thi cao. Do đó họ còn chủ
trương một số hình thức tác động vào ngôn ngữ mà theo họ sẽ có tác dụng tốt
hơn đối với nữ giới.
Các học giả này cho rằng vị trí mà trẻ chiếm lĩnh trong trình tự tượng trưng
không chỉ được quyết định bởi cơ quan sinh dục mà còn bởi sự tương đồng với
bố hoặc mẹ của trẻ. Nói cách khác, con gái không nhất thiết phải giống mẹ và
con trai không nhất thiết phải giống bố. Do đó không nên có sự cào bằng giữa
“nữ” và “cái”, giữa “nam “và “đực”. Nam giới có thể chiếm một vị trí của giống
cái và nữ giới có thể có một vị trí của giống đực trong trật tự tượng trưng.
Trên cơ sở quan niệm như vậy các học giả này xem việc tác động vào ngôn
ngữ là một bước quan trọng tiến tới việc giải phóng nữ giới ra khỏi trật tự tượng
trưng vốn hiện đang nghiêng về nam giới và mang tính áp bức của giống đực.
Các tác giả này còn chủ chương nữ giới nên có một loại ngôn ngữ riêng khác
với loại ngôn ngữ thiên về nam giới như hiện tại nhằm mục đích tạo và đánh giá
13
nghĩa theo cách riêng của nữ giới, tách khỏi sự phụ thuộc vào nam giới về mặt
ngôn ngữ như hiện trạng.
d. Quan điểm cho rằng tác động vào ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành
của cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ
Đây chính là tinh thần của quan điểm “tương tác” về bản chất của mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và thực tế. Do ngôn ngữ không chỉ phản ánh và còn góp phần
tạo dựng và duy trì thực tế KTGT nên tác động vào ngôn ngữ phải có tác dụng
nhất định đối với hiện tượng đó trong thực tế. Tuy nhiên, khác với những người
theo quan điểm “Quyết định luận ngôn ngữ”, những người theo quan điểm này
không hề quan niệm rằng ngôn ngữ giữ vai trò then chốt và quyết định trực tiếp
đến phong trào giải phóng phụ nữ. Họ cũng không quan niệm rằng sự can thiệp
vào ngôn ngữ, một mình nó, có thể tác động mạnh mẽ trong việc làm giảm đi
những thói quen KTGT và tình trạng áp bức (đối với phụ nữ) trên những bình

diện khác của cuộc sống. Điều những người theo quan điểm này tin tưởng là tác
động vào ngôn ngữ có thể sẽ tạo cho phụ nữ một cơ hội để thể hiện được chân
dung, và kinh nghiệm của mình. Đồng thời tác động vào ngôn ngữ có thể giúp
người ta nâng cao được ý thức về một thực tế là: Ngôn ngữ không đơn thuần là
một phương tiện trung tính để chuyển tải ý nghĩ và giá trị .
Phần trình bày trên đây đã đề cập đến những quan điểm khác nhau về hiện
tượng KTGT trong ngôn ngữ và sự cần thiết cũng như tính khả thi của sự tác
động vào ngôn ngữ nhằm khắc phục hiện tượng đó.
So với các quan điểm phủ nhận sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngôn
ngữ, các quan điểm khẳng định sự tồn tại của hiện tượng đó trong ngôn ngữ
chiếm ưu thế không những về định lượng mà còn về cả mặt định tính: Bởi chúng
có cơ sở lý luận vững chắc hơn. Đó là các quan điểm “ngôn ngữ phản ánh thực
tế xã hội”, quan điểm “quyết định luận ngôn ngữ”, quan điểm “tương tác”.
Tuy nhiên, sẽ là không có sức thuyết phục nếu chỉ khẳng định được sự tồn
tại của hiện tượng KTGT trong ngôn ngữ mà lại chưa chỉ ra được sự cần thiết và
tính khả thi của những tác động nhằm thay đổi hiện trạng đó. Nói cách khác nếu
chỉ dừng lại ở việc thuần túy nghiên cứu sự KTGT trong ngôn ngữ mà không đề
cập đến nỗ lực của con người nhằm khắc phục hiện tượng đó thì thực tiễn của nó
sẽ bị giảm sút. Do vậy, lý thuyết về sự tồn tại của hiện tượng KTGT trong ngôn
ngữ luôn đi kèm với lý thuyết về sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp khắc
phục và sự tác động của con người vào ngôn ngữ. Bên cạnh một vài quan điểm
phản đối việc tác động vào ngôn ngữ là những quan điểm ủng hộ việc tác động
vào ngôn ngữ mang tính thuyết phục hơn như những quan điểm “cho rằng ngôn
14
ngữ tụt hậu so với những biến đổi xã hội”, quan điểm “quyết định luận ngôn
ngữ”, quan điểm “cho rằng cần có một vị trí bình đẳng cho nữ giới trong ngôn
ngữ”, quan điểm “tương tác về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội”
1.3. GIỐNG, PHẠM TRÙ GIỐNG TRONG NGỮ PHÁP VÀ QUAN
HỆ CỦA NÓ VỚI PHẠM TRÙ GIỚI
Vị trí của vấn đề giống trong ngôn ngữ, Corbett (1991:1) cho rằng giống là

một phạm trù phức tạp nhất trong trong tất cả các phạm trù ngữ pháp. Đó là
một chủ đề gây quan tâm không chỉ đối với người hoạt động trong lĩnh vực ngôn
ngữ mà còn đối với những người ở ngoài lĩnh vực ngôn ngữ. Trong một số ngôn
ngữ, giống đóng vai trò quan tâm và xuyên suốt, ngược lại trong nhiều ngôn ngữ
cũng không xuất hiện phạm trù giống này .
Cho dù có chuyên về ngôn ngữ học hay không chuyên về ngôn ngữ học thì
các tác giả không quan tâm nghiên cứu về sự KTGT trong ngôn ngữ đều hết sức
chú ý tới phạm trù giống trong việc khảo sát và phân tích sự khắc họa về giới
trong ngôn ngữ. Các tác giả này đã rất quan tâm tới phạm trù giống (trong
ngôn ngữ) và phạm trù giới (thuộc về vấn đề xã hội). Chính điều này đã nói rõ
mối quan hệ giữa phạm trù giống (trong ngôn ngữ) và phạm trù giới (vấn đề xã
hội ngoài ngôn ngữ). Việc nghiên cứu vấn đề giống trong ngữ pháp và sự
KTGT trong ngôn ngữ đã tạo nên khá nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên
cứu chuyên về ngôn ngữ cũng như không chuyên về ngôn ngữ.
1.3.1. Giống, việc dán nhãn giống và những hệ thống giống trong ngôn ngữ
Giống là một phạm trù ngữ pháp có ảnh hưởng đến danh từ. Giống được xem
như một kiểu hệ thống để phân loại danh từ thành những nhóm khác nhau.
Những nhóm hoặc lớp danh từ đó sẽ ứng xử khác nhau trong sự phù ứng đối với
những bộ phận khác của lời nói hoặc ngôn ngữ. Mặc dù giống không phải hoàn
toàn là phổ quát trong ngôn ngữ nhưng vẫn có một số đáng kể các ngôn ngữ thể
hiện là có phạm trù này.
Mặc dù thuật ngữ “giống” được dùng rộng rãi để chỉ phạm trù ngữ pháp
này nhưng người ta cũng còn dùng thuật ngữ khác như “lớp” hoặc “lớp danh
từ”. Thuật ngữ “giống” vốn là một từ được dịch ra từ nhiều tiếng nước ngoài mà
bản thân trong các tiếng nước ngoài ấy, thuật ngữ này cũng được dịch hoặc
mượn từ từ genus trong tiếng La Tinh. Do vậy, đây không phải là một từ dùng
trong ngôn ngữ hàng ngày hay trong các loại văn bản thuộc chuyên ngành khác.
Có nhiều ngôn ngữ có hệ thống gồm hai hoặc ba giống, lại có những ngôn ngữ
với hệ thống có tới hai mươi giống và tiểu giống. Những nhãn hiệu dán cho
những giống này cũng rất khác nhau. Bên cạnh những nhãn hiệu phổ biến đối

15
với nhiều ngôn ngữ như là “giống đực”, “giống cái”, “giống trung” là những
nhãn hiệu khác như: Động vật, bất động vật, mạnh, yếu, nhân, phi nhân, v v…
Corbett (1991: 1) phân biệt hai loại hệ thống giống đó là giống ngữ nghĩa
và giống hình thức.
Loại giống hình thức có thể được chia nhỏ ra thành hệ thống giống hình
thái học và hệ thống giống âm vị học.
Loại giống ngữ nghĩa trong hệ thống việc quy giống dựa trên cơ sở ngữ
nghĩa của danh từ. Những hệ thống giống như vậy còn được gọi là hệ thống
giống tự nhiên. [17]
Trong nhiều ngôn ngữ như vậy, những giống có nhãn hiệu như “đực” và
“cái” đều có quan hệ với phạm trù giới nằm ngoài ngôn ngữ trong việc phân loại
nam và nữ giới. Một điều thú vị là trong hệ thống giống lấy ngữ nghĩa làm cơ sở
thì nam và nữ giới chắc chắn được đưa vào lớp từ khác nhau ngay cả khi những
danh từ này không được dán nhãn “đực” và “cái”.
Những nghiên cứu đã cho rằng hệ thống giống trong tiếng Anh hiện đại chủ
yếu là một hệ thống giống tự nhiên có cơ sở là đặc điểm về giới cố hữu của danh
từ. Những danh từ chỉ nam giới và động vật giống đực được xếp vào giống đực,
những danh từ chỉ nữ giới và động vật giống cái được xếp vào giống cái trong
khi những đồ vật và những loài động vật khác được xếp vào giống trung. Tuy
nhiên cũng có một số trường hợp được xếp vào hàng “bất quy tắc”, trong lớp từ
chỉ lớp động vật có khi một vật hay khái niệm cũng được xếp vào giống đực hay
giống cái. Như vậy việc quy về giống đực hay giống cái dựa trên một sự ám chỉ
ẩn dụ nào đó về “tính đực” hay “tính cái”. Đây là hiện tượng mà người ta
thường gọi là “giống ẩn dụ”. Mặc dù nét đặc trưng là giới quan trọng trong
nhiều hệ thống giống tự nhiên tuy vậy không phải lúc nào cũng như thế.
1.3.2. Vấn đề của phạm trù giống dưới góc độ bình đẳng nam nữ trong
ngôn ngữ
Dưới góc độ bình đẳng nam nữ trong ngôn ngữ thì phạm trù giống có liên
quan nhiều đến vấn đề KTGT trong ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu về sự KTGT

trong ngôn ngữ đã nêu phạm trù giống như là một sự cản trở cơ bản đối với sự
bình đẳng giới tính trong ngôn ngữ.
Nhiều nhà ngôn ngữ học hiện đại như Hjelmslev (1956), Lyons (1969),
Ibrahim (1973) cho rằng những hệ thống giống ngữ pháp, những hệ thống phân
loại danh từ thành giống “đực”, giống “cái” và giống “trung” gần như hoặc
không có quan hệ gì đến phạm trù giới nằm ngoài ngôn ngữ. Theo Herbert và
16
Nykiel - Herbert: Ngược lại với hệ thống giống tự nhiên, các hệ thống giống ngữ
pháp phân loại các đối tượng một cách võ đoán nghĩa là không hề có những
tương đồng hay mối liên hệ mang tính cố hữu nào giữa các đối tượng trong mọi
phạm trù (1986: 57). [20]
Kallioinen etal (1987: 1987) lại cho rằng sự đối lập đực và cái trong ngữ
pháp là một ước lệ ngôn ngữ mà về cơ bản là mang tính võ đoán và có thể được
thay thế bằng một thuật ngữ trừu tượng hơn.
Baron 1986 là một trong những học giả có quan điểm bình đẳng giới tính.
Ông có nhận xét như sau:
Những nỗ lực rõ rệt nhất nhằm gắn liền hình thái ngôn ngữ với những đặc
điểm được định kiến về giới thì không thể thấy được trong những lí thuyết kinh
điển thất thiệt, mà chỉ thấy được trong việc nghiên cứu hiện tượng giống ngữ
pháp. (Dẫn theo [15])
Cameron (1985: 64-5) đã tìm ra nguồn gốc của phạm trù giống ngữ pháp là
Protagoras - nhà ngữ pháp học người Hi Lạp. Protagoras phân loại danh từ thành
“đực”, “cái” và “bất động vật” căn cứ vào giới (khi có giới) hoặc không có giới
của giống sở chỉ.
Cameron còn dẫn ra ý kiến của Jakob Grimm - một chuyên gia về ngữ pháp
tiếng Đức và là nhà Ngữ văn về nhóm tiếng Giecman thế kỉ XIX cho rằng giống
ngữ pháp là một giai đoạn phát triển sau này của giống tự nhiên. Giống ngữ
pháp xuất hiện trong các ngôn ngữ đó chuyển từ việc chỉ công nhận những sinh
vật đực và cái sang việc thừa nhận tính đực và cái mang nội dung trừu tượng
mà theo các tiêu chuẩn của tính đực, cái trừu tượng này người ta có thể phân loại

mọi đối tượng (Cameron 1985: 64 - 5). [16]
Baron 1986 đã dành hẳn một chương trong cuốn sách về ngữ pháp và giống
để bàn về nguồn gốc của giống trong ngôn ngữ. Cũng giống Cameron, ông cũng
phát hiện ra những bằng chứng trong các luận thuyết xa xưa về giống, các bằng
chứng này đã chỉ ra mối liên hệ giữa những phạm trù giống ngữ pháp và những
phạm trù giới trong sinh vật học. Mối liên hệ này bị các nhà ngôn ngữ học hiện
đại phản đối một cách gay gắt.
Baron quan niệm cho rằng giống đực là chủ yếu - học thuyết về giá trị của
giống thì vẫn có thể thấy được trong những công trình gần đây như lí thuyết về
giống trong tiếng Anh hiện đại của Joly (1975).


17
1.3.2.1. Giống đực được sử dụng như là giống “trội” hơn hoặc giống
“có giá trị” hơn giống cái
Căn cứ vào ngữ nghĩa và hình thái mà các ngôn ngữ phân biệt giống đực,
giống cái và giống trung. Trong những ngôn ngữ như vậy, phần lớn những
trường hợp giống đực là giống quy định mô hình phù ứng trong trường hợp
những danh ngữ mang tính bao gộp, chỉ cả hai giới có chứa những danh từ tác
nhân chỉ nam giới và nữ giới.
Về mặt này tiếng Anh và tiếng Việt tương đồng ở chỗ đều thuộc về loại
hình ngôn ngữ có hệ thống giống tự nhiên hay còn được gọi là giống ngữ nghĩa.
Trong trường hợp này, sự KTGT được thể hiện ở việc sử dụng đại từ giống đực
để thay cho những danh từ chung về giống trong ngữ cảnh mang tính bao gộp.
Trong tiếng Anh, những kiểu nói như sau:
The teacher is responsible for his students.
(Giáo viên chịu trách nhiệm đối với học sinh của anh ta)
Từ teacher (giáo viên) là từ chỉ chung về giới (có thể chỉ nam hoặc nữ)
nhưng đại từ sở hữu tương ứng với nó lại là his (giống đực) chứ không phải là
her (giống cái). Hoặc:

If a friend wishes to become a member, please ask him to write for
information.
(Nếu một người bạn muốn trở thành hội viên thì hãy bảo anh ta viết thư tìm
hiểu thông tin).
Từ friend (bạn) cũng là từ chỉ chung về giới nhưng đại từ nhân xưng cho
nó lại là him (giống đực) chứ không phải là her (giống cái). Ngay cả trong
những trường hợp giống của danh từ được đánh dấu, như actor (nam diễn
viên), actress (nữ diễn viên) thì danh từ giống đực thường được dung là danh
từ bao gộp (chỉ chung).
Trong tiếng Việt, ở khu vực giáo dục, một ví dụ tương tự là cách sử dụng
từ thầy với tư cách là một chức danh chỉ sự tôn xưng và là một từ nhân xưng.
Ngày nay để chỉ những người làm công tác giảng dạy người ta dùng cụm từ:
thầy cô giáo. Nhưng chỉ quan hệ nói chung giữa người dạy và người học, người
ta thường chỉ dung cách nói quan hệ thầy - trò ,chứ không dùng cách nói quan
hệ cô - trò. Giai đoạn gần đây, cách nói cô – trò đã bắt đầu hình thành và đang
được sử dụng trong những bối cảnh ngôn ngữ chuyên biệt. Đối tượng giao tiếp
lúc này là các cô giáo với học trò và ngược lại. Còn trong bối cảnh giao tiếp có
18
cả thầy, cô với người học trò thì chủ yếu vẫn sử dụng cách diễn đạt quen thuộc:
thầy – trò. Như thế từ thầy đã được dùng để chỉ cả cô trong trường hợp này. Nói
cách khác từ thầy vốn là một từ chỉ giống đực nay đã được dùng như một danh
từ bao gộp chỉ chung về giới (cả nam và nữ).
Trong khi chuyển dịch các văn bản, tài liệu học tập từ tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt người ta cũng khó tránh khỏi việc dùng đại từ nhân xưng ngôi
thứ 2 anh - đại từ bao gộp chỉ cả nam và nữ giới. Nguyễn Lai (1997: 62) đã viết:
Và khi xuất hiện thì ngôn ngữ ấy là của tôi và của anh, ngôn ngữ ấy cho tôi và
cả cho anh… [12]
Trong hoạt động tôn giáo cũng có những trường hợp tương tự. Đó là việc
dùng những từ như thầy và chú trong những tập hợp từ như sư thầy, chú tiểu để
chỉ cả nam và nữ tu hành. Các nhà ngôn ngữ học có tư tưởng bình đẳng nam nữ

cho rằng thói quen dùng giống đực để phục vụ những mục đích bao gộp đã là
một trong những nguyên nhân tạo nên tính vô hình của phụ nữ trong ngôn ngữ
và đưa phụ nữ xuống vị trí thứ yếu, phụ thuộc vào nam giới. Đây là một biểu
hiện cơ bản của KTGT trong ngôn ngữ.
1.3.2.2. Tính võ đoán của hệ thống giống chỉ giới tính
Nhiều nhà ngôn ngữ học hiện đại như Hjelmslev (1956), Lyons (1969),
Ibrahim (1973), Kallioinen etal (1987) cho rằng những hệ thống giống ngữ
pháp, những hệ thống phân loại danh từ thành giống “đực” và ‘cái” hoặc “giống
trung” gần như hoặc không có quan hệ gì đến phạm trù giới nằm ngoài ngôn
ngữ. Theo Herbert và Nykiel – Herbert: Ngược lại với hệ thống giống tự nhiên
các hệ thống giống ngữ pháp phân loại các đối tượng một cách võ đoán nghĩa là
không có những điểm tương đồng hay mối liên hệ mang tinh cố hữu nào giữa
các đối tượng trong mọi phạm trù (Herbert và Nykiel – Herbert 1986:57). [20]
Kallioinen etal (1987: 1987) lại cho rằng sự đối lập đực và cái trong ngữ
pháp là một ước lệ ngôn ngữ mà về cơ bản là mang tính võ đoán và có thể được
thay thế bằng một thuật ngữ trừu tượng hơn.
Corbelt (1991:1) nhất trí cơ bản với quan điểm này tuy nhiên vẫn thừa
nhận tác động của giới đối với việc quy thành lớp giống đực, lớp giống cái cho
nam và nữ giới.
Baron 1986, Cameron 1985, Push 1984 là những học giả có quan điểm
bình đẳng giới tính. Các học giả này cho rằng giữa những phạm trù giống ngữ
pháp và phạm trù giống nam giới và nữ giới tồn tại một mối liên hệ về mặt ngữ
nghĩa và mặt tín hiệu. Các học giả đó còn dẫn ra những bằng chứng về mối liên

×