Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ SUY DIỄN LÙI ỨNG DỤNG TRONG VIỆC CHẨN ĐOÁN BỆNH NGOÀI DA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
MÔN: BIỂU DIỄN TRI THỨC & ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI:
BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ SUY DIỄN LÙI
ỨNG DỤNG TRONG VIỆC CHẨN ĐOÁN
BỆNH NGOÀI DA
GVHD: PGS.TS ĐỖ VĂN NHƠN
HVTH: TRẦN DUY PHONG
MSSV: CH1101160
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng

MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ DA VÀ CÁC BỆNH NGOÀI DA 4
1.1.Tổn thương bằng phẳng với mặt da 8
1.2.Tổn thương nổi cao trên mặt da 8
2.1.Tổn thương sơ cấp 10
2.2.Tổn thương thứ cấp 11
1.1.Nguyên nhân 11
1.2.Triệu chứng 12
1.3.Cách đề phòng và điều trị 12
2.1.Nguyên nhân 14
2.2.Trứng cá nhẹ 14
2.3.Trứng cá vừa 14
2.4.Trứng cá nặng 15
3.1.Nguyên nhân 16
3.2.Triệu chứng 16
3.3.Điều trị 17


4.1.Nguyên nhân 18
4.2.Triệu chứng 18
4.3.Điều trị 19
5.1.Nguyên nhân 19
5.2.Triệu chứng 20
5.3.Điều trị 20
PHẦN II: BIỂU DIỄN TRI THỨC - THUẬT TOÁN SUY DIỄN LÙI 22
PHẦN III: CÀI ĐẶT CƠ CHẾ SUY DIỄN LÙI 36
3.1.Lưu trữ nút 39
3.2.Lưu trữ luật 40
5.1.Phân loại nút 42
5.2.Xử lý suy diễn lùi 43
5.3.Truy vấn user 44
5.4.Chẩn đoán bệnh 44
5.5.Tính giá trị của nút kết luận 44
5.6. Thêm luật 46
KẾT LUẬN 54
2
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin đã đi sâu vào tất cả các lĩnh vực khoa học, từ
những ngành nghiên cứu địa lý, khảo cổ học, xây dựng, và cả ở trong lĩnh vực y
học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phục vụ chăm sóc sức khỏe là
khuynh hướng toàn cầu trong thế kỷ 21. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành
công nghệ thông tin mà y học đã đạt được nhiều thành quả như việc ứng dụng các
hệ thống thông tin bệnh viện, các hệ thông tin lâm sàng, y học từ xa.
Trong nội dung bài thu hoạch, tôi đã tìm hiểu về các bệnh ngoài da, biểu diễn
tri thức & suy diễn lùi, qua đó xây dựng phần mềm “chẩn đoán bệnh ngoài da dựa
vào thuật toán suy diễn lùi”. Phần mềm dựa trên những chẩn đoán sơ khởi của bác
sĩ và các triệu chứng về những loại bệnh ngoài da, nhằm giúp cho bác sĩ cũng như

người sử dụng có thể chẩn đoán được căn bệnh một cách dễ dàng. Vì đây là phần
mềm demo cho việc tìm hiểu và ứng dụng thuật toán suy diễn lùi trong y học nên
phần mềm vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn, giảng viên môn “BIỂU
DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG” – Thầy đã truyền đạt những kiến thức quý báu
trong môn học để giúp tôi thực hiện tốt bài thu hoạch này. Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn các bạn, các đồng nghiệp, những người đã có những góp ý chân thành để
giúp tôi thực hiện tốt bài thu hoạch này.
3
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ DA VÀ CÁC BỆNH NGOÀI DA
I. GIỚI THIỆU VỀ DA
Da ảnh hưởng rất lớn tới con người đặc biệt là sức khỏe và thẩm mỹ.
Da là một cơ quan có cấu trúc tinh vi gồm nhiều lớp, nhiều loại tế bào, tổ chức
có nhiệm vụ khác nhau, cùng với một mạng lưới thần kinh, mạch máu, bạch huyết
dày đặc gắn liền da với toàn bộ cơ thể bên trong.
Da đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như bảo vệ (khỏi các tác nhân độc
hại cho cơ thể như chấn thương, hóa chất, tia xạ, vi sinh vật gây bệnh ), cảm giác,
điều hòa, nhiệt độ, hô hấp, thải độc, chuyển hóa, dự trữ, miễn dịch. Qua mạng lưới
thần kinh, mao mạch, bạch huyết dày đặc ở hạ bì (phần sâu nhất của da), da có liên
hệ mật thiết với các cơ quan nội tạng, nội tiết, thần kinh, miễn dịch của toàn bộ cơ
thể.
Các biến đổi, tổn thương nội tạng được phản ảnh rất sớm trên da.Ví dụ như
bệnh gan gây vàng da, vàng mắt; lao thận gây sạm da và niêm mạc; táo bón, giun
sán gây sẩn ngứa; tăng đường huyết làm nổi nhiều đinh nhọt; thiếu vitamin A làm
da khô, nứt nẻ, Ngược lại, các bệnh da sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ
cơ thể. Ví dụ: bệnh viêm da mủ, ghẻ, eczema nhiễm khuẩn có thể tiến triển gây
viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn máu, dẫn tới tử vong.
Các bệnh ngứa mạn tính như sẩn ngứa, mày đay, viêm da thần kinh lâu ngày
mất ngủ dẫn tới suy nhược thần kinh.Một số bệnh như nhiễm độc dị ứng, đỏ da,

viêm da, khớp, viêm da mủ có biến chứng, vảy nến, lupus, pemphigut, phong thể
nhiều vi khuẩn, giang mai nặng, có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Đã
có trường hợp vảy nến đỏ da gây biến chứng khớp, xơ cứng bì tiến triển toàn thân,
bệnh nhân phải nằm bất động nhiều năm trước khi qua đời.
Theo thống kê, các vấn đề da liễu chiếm 10-20% trong tổng số cơ cấu các bệnh
ở nước ta. Bệnh đại đa số tiến triển mạn tính, hay tái phát, nhiều khi phải dùng tới
thuốc đặc hiệu đắt tiền nên gây tốn kém không nhỏ; chưa kể những bệnh như
phong, giang mai để lại hậu quả xấu cho nòi giống.
4
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
Hình 1.1 Cấu trúc da
Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu bì,
trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang
tính chất chun dãn (về các phía); có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô,
các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh,
lưới mạch máu và bạch mạch.
Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thế
da là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.
1. Lớp biểu bì của da (Epidermis)
• Dày từ 0.07 – 1.8 mm
• Là lớp ngoài cùng của da, bán trong suốt, chỗ da dầy có đủ 6 lớp tế bào
nhưng tối thiểu gồm 2 lớp tế bào (lớp mầm và lớp phủ ngoài sừng hoá).
5
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
• Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của
môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn.
• Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của
mặt trời.
• Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn
chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da.

• Một số các thành phần phụ của da cũng thuộc biểu bì bao gồm: nang lông,
tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng.
2. Lớp trung bì (Dermis)
• Dày từ 0.7 – 7 mm
• Trung bì dầy hơn biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất chắc, được cấu
tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết
và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần
kinh. Tế bào đặc trưng là các nguyên bào sợi.
• Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp
trung bì.
• Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp nhú), cơ quan bài tiết mồ
hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều chỉnh thân
nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt bảo
đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm
da không nhăn nhúm, hấp thu một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân
lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da, làm hàng rào sinh học
miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phản
ứng dị ứng.
3. Lớp hạ bì (Hypodermis)
• Dày từ 0.25 đến hàng cm
• Là mô liên kết mỡ.
• Các phần phụ của biểu bì như: gốc lông, tuyến mồ hôi nằm cả ở hạ bì,
mạng lưới mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì.
6
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
• Một số vị trí đặc biệt không có lớp hạ bì như: da cánh mũi, viền đỏ môi,
bìu, đầu dương vật, da viền hậu môn, da mí mắt, nền móng chân móng tay,
vành tai.
• Lớp hạ bì phát triển nhiều ở vùng bụng, mông (nhất là phụ nữ), có ảnh
hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể. Do da có cấu trúc và chức năng rất phức tạp

và quan trọng cho nên việc nuôi dưỡng da, chăm sóc da là hết sức cần thiết
và phải khoa học. Mặt trong của da được nuôi dưỡng thông qua chế độ dinh
dưỡng bằng đường ăn uống. Còn mặt ngoài của da được nuôi dưỡng chủ
yếu bằng cách thẩm thấu. Cho nên, việc nuôi dưỡng, chăm sóc từ bên ngoài
là rất quan trọng.
4. Da mặt
• Có những đặc điểm riêng biệt và đặc biệt: Là vùng da hở thường xuyên của
cơ thể. Da mặt có hệ thống mạch máu, thần kinh phong phú, có nhiều vị trí
có cấu trúc riêng, đặc biệt như mí mắt, các hốc tự nhiên, môi tai,… Da mặt
là vùng da rất nhạy cảm, nó không những thể hiện sự thẩm mỹ mà còn dễ
chịu tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, bức xạ, vi khuẩn, bụi
bẩn,… những yếu tố này hàng giây, hàng giờ làm thoái hoá và lão hoá da
mặt. Do đó chăm sóc da mặt là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng.
• Phân biệt 3 đặc điểm da khác nhau: Trong chăm sóc da và tóc người ta dựa
vào tính chất của da để phân thành 3 kiểu da khác nhau. Mỗi kiểu da khác
nhau này sẽ có những sản phẩm chăm sóc khác nhau, cách chăm sóc khác
nhau cho phù hợp. Việc sử dụng không đúng sẽ không đem lại hiệu quả,
thậm chí còn gây hậu quả xấu. Bằng kỹ thuật soi da và các đặc điểm khác
mà ta có thể phân biệt các loại da khác nhau:
+ Da dầu: Chiếm tỷ lệ không nhiều. Có đặc điểm da thường bị nhờn,
trơn, nhớp pháp mồ hôi dầu, mùi mồ hôi khó chịu, nặng mùi. Những người
này tóc thường bị bết, nhanh bẩn, nhiều gầu, da mặt hay bị mụn đen, mụn
trứng cá (đặc biệt hay bị chứng trứng cá bọc).
+ Da khô, nhạy cảm: Chiếm tỷ lệ không nhiều. Có đặc điểm da
thường khô, mốc, hay bị sùi vẩy, sờ có cảm giác khô ráp, dễ bị nhăn
7
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
nheo, dễ nhạy cảm, dễ dị ứng với các tác nhân môi trường, mỹ phẩm,
thuốc. Hay gặp hơn ở người da mỏng, da trắng.
+ Da thường, da hỗn hợp: Gặp tỷ lệ nhiều nhất, hầu hết mọi

người thuộc loại da này.
II. CÁC TỔN THƯƠNG TRONG BỆNH DA LIỄU
1. Tổn thương
1.1. Tổn thương bằng phẳng với mặt da
• Dát đỏ: Được hình thành là do tình trạng viêm nhiễm tại chỗ ở da, hoặc
hiện tượng dãn mạch xung huyết đơn thuần, các mạch máu dưới da dãn nở
lượng máu tại chỗ nhiều hơn bình thường ánh lên mặt da nên ta thấy đỏ.
Nếu hồng cầu không thoát ra khỏi lòng mạch gọi là dát xung huyết, nếu
thoát ra khỏi lòng mạch gọi là dát xuất huyết. Làm nghiệm pháp ấn kính để
phân biệt được 2 loại trên: nếu mất màu là dát xung huyết, nếu không mất
màu là dát xuất huyết.
• Dát thâm: Được hình thành do sự tăng sắc tố melamin tại chỗ ở da, có thể
ngay từ đầu hoặc sau một bệnh da khác: dát thâm ở bệnh thâm da nhiễm
độc, bớt sắc tố bẩm sinh, tàn nhang, vết thâm sau khi bị ghẻ,
• Dát trắng: Được hình thành do mất hoặc giảm sắc tố melamin tại chỗ: dát
bạch biến, dát trong bệnh phong, dát bênh lang ben,
• Dát nhiễm dị vật: hay xuất hiện ở những người tiếp xúc nhiều và lâu dài với
hóa chất, dầu mỏ, than đá, dị vật vào qua lỗ chân lông dần ngấm sâu vào da,
ngoài ra còn xuất hiện ở những người xăm da.
• Bớt bẩm sinh: tổn thương phát sinh ngày từ còn trong bụng mẹ, bớt có
nhiều loại màu sắc khác nhau.
1.2. Tổn thương nổi cao trên mặt da
1.2.1. Tổn thương nổi cao và lỏng
• Mụn nước: tổn thương nhỏ bằng đầu đinh ghim, hạt tẩm hay hạt kê, kích
thước từ 1-3 mm, bên trong chứa nước, nằm ở lớp tế bào gai của thượng bì,
mụn nước khi dập vỡ sẽ đóng vảy tiết trong, khi lành không để lại sẹo.
• Bọng nước: hình bán cầu, kích thước lớn hơn mụn nước, thường bằng hạt
đỗ, hạt ngô, đường kính trên 3 mm hoặc tới 1-2 cm. Bọng nước nằm ở lớp
8
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng

gai của thượng bì, khi lành không để lại sẹo, nếu bọng nước ở trung bì khi
lành để lại sẹo, bọng nước dập vỡ cũng đóng vảy tiết.
• Phồng nước: cũng giống nhưng bọng nước nhưng kích thước to hơn, hình
dáng bất kỳ, gặp trong bỏng, nhiễm độc da dị ứng thể bọng nước,
• Mụn mủ: Hình bán cầu nổi cao trên da, giống như mụn nước hoặc bọng
nước nhưng chứa mủ, mụn mủ có thể ở nang lông. Thương tổn có thể ở
thượng bì hoặc trung bì.
1.2.2. Tổn thương cao và chắc
• Sẩn phù: Được hình thành do dịch huyết thanh thoát vào các kẽ gian bào
làm mặt da nổi cao căng phồng thành từng mảng, có thể màu đỏ hoặc trắng
bệch, tổn thương có đặc điểm xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và khi khỏi
không để lại dấu vết gì trên da, thương tổn này gặp trong bệnh mề đay.
• Sẩn: Hình bán cầu, hình chóp hay hình chóp cụt, nổi cao trên da, kích
thước có thể bằng hạt tấm, hạt đỗ, hạt ngô. Sẩn xuất hiện do tăng sinh
thượng bì hoặc do thâm nhiễm tế bào ở nhú bì do vậy có mật độ chắc, khi
khỏi sẩn không để lại sẹo: Sẩn trong bệnh giang mai, sẩn do côn trùng
đốt,
• Củ: Hình thành do sự tập trung thâm nhiễm tế bào ở lớp sâu của trung bì,
tạo thành tổn thương chắc nổi cao, trong quá trình tiến triển có hiện tượng
hoại tử nên có loét và để lại sẹo: củ trong bệnh phong, bệnh lao,
• Cục và gôm: hình thành do thâm nhiễm tế bào ở trung bì, hoặc hạ bì dưới
da tạo nên thương tổn nổi cao hình bán cầu và chắc to bằng hạt đỗ hạt ngô,
hoặc to hơn nữa, tiến triển thường loét và để lại sẹo. Gôm cũng giống như
cục nhưng tiến triển chậm hàng tháng và trải qua 4 giai đoạn: cứng, mềm,
loét và thành sẹo.
• Sùi thịt: Xuất hiện do quá sản của lớp tế bào gai, hoặc của nhú bì, thương
tổn sùi cao trên mặt da trông giống như mào gà, hoa súp lơ.
1.2.3. Tổn thương thấp hơn mặt da
• Vết trợt: Chỉ mất một phần lớp thượng bì, hoặc một phần niêm mạc, rất
nông màu đỏ, rỉ dịch huyết thanh, khi lành không để lại sẹo.

9
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
• Vết loét: Tổn thương sâu đến tận trung bì, hạ bì hoặc sâu hơn làm mất một
phần da, niêm mạc, đáy có mủ hoặc máu, khi lành để lại sẹo.
• Vết sước: tổn thương hình thành do gãi, chà xát làm mất thượng bì hoặc
sâu hơn.
• Sẹo: Là tổ chức liên kết thay thế lớp tế bào đã mất ở vết loét, vết nứt sâu,
nó thể hiện sự ổn định của tổn thương, sẹo cũng có thể lồi cao lên gọi là
sẹo lồi.
2. Hình thái học
2.1. Tổn thương sơ cấp
• Chấm : là một vùng da đổi màu so với màu bình thường, có bờ, không gồ
hay lõm so với da xung quanh nên không sờ được. Một số sang thương có
thể giống chấm, nhưng lại gồ (tức là sẩn) khi chiếu ánh sáng nghiêng.
• Đốm (patch): là chấm có độ lớn từ 5-10mm, sờ không thấy.
• Sẩn : là sang thương nông, rắn, thường dưới 0,5 cm đường kính. Sẩn gồ
khỏi bề mặt da xung quanh nên sờ được.
• Mảng : là một gồ dạng cao nguyên và chiếm một khoảng da tương đối rộng
so với chiều cao của nó. Mảng thường có bờ rõ và thường được tạo thành
do nhiều sẩn tập hợp lại như trong bệnh vẩy nến hay u sùi dạng nấm.
• Mụn nước : là một ổ nông chứa dịch, gồ lên và được bao bọc.
• Mụn mủ : hay còn gọi là nhọt, là một ổ nông ở da, được bao bọc, chứa dịch
tiết mưng mủ, có thể có màu trắng, vàng, vàng xanh hay xuất huyết.
• Nứt: là một vết nứt xuất hiện trên da, thường hẹp nhưng sâu.
• Loét : là tổn thương da do mất thượng bì và phần trên lớp nhú của lớp bì.
Nó có thể mở rộng vào lớp dưới da và luôn luôn xảy ra trong mô có thay
đổi về bệnh học.
• Thể hang : dạng đường quanh co, hơi xám, gây ra bởi các sinh vật đào hạng
trong da (như cái ghẻ).
10

Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
2.2. Tổn thương thứ cấp
• Vảy: là các mảnh của lớp sừng. Chúng có thể rộng (như màng) hay nhỏ
(như bụi), dính hay lỏng lẻo. Vảy dày và dính tạo cảm giác sạn (như giấy
nhám) do tăng lớp sừng khu trú.
• Mào : hình thành khi huyết thanh, máu hay dịch tiết mủ khô trên bề mặt da.
Mào có thể mỏng, dễ vụn (chốc khô) hay dày và dính (chốc loét).
• Chai: bề mặt da gây cảm thấy dày và cứng hơn.
• Teo: đề cập đến một sự mất mát của các mô như biểu bì, da, hoặc dưới da.
III. MỘT SỐ BỆNH ĐIỂN HÌNH
1. Lang ben
Là một bệnh ngoài da phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, gặp chủ yếu ở người
trẻ. Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể
lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một loại bệnh nội
tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát
sinh.
Hình 1.2 Nấm lang ben và lang ben xuất hiện lang ben trên da
1.1. Nguyên nhân
• Yếu tố để gây bệnh: phụ nữ mang thai, yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều.
11
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
• Bệnh nhân có một bệnh nặng ở nội tạng.
• Bệnh nhân có lượng cortisone trong người nhiều hơn người bình thường.
• Bệnh nhân được điều trị corticoides lâu ngày.
• Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động
thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một
loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những
yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.
1.2. Triệu chứng
• Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.

• Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu
hồng, màu nâu, màu đất. Vì thế bệnh lang ben còn có tên bệnh nấm nhiều
màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra
như phấn.
• Bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì
ngứa nhiều. Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực,
ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi
tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương
tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm mà để
cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người
khác.
 Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.
1.3. Cách đề phòng và điều trị
1.3.1. Đề phòng
• Loại bỏ điều kiện thuận lợi cho vi nấm gây bệnh là vấn đề quan trọng nhất.
• Nên mặc đồ thoáng, nhất là vào mùa nóng, tắm rửa, thay đồ hằng ngày.
• Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo,
• Quần áo phải phơi nắng cho khô.
• Trong lúc đang bị bệnh cần là trước khi mặc.
1.3.2. Điều trị lang ben
12
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
• Lưu ý : Thuốc khi bệnh mới phát, tổn thương ít thì chỉ cần dùng thuốc bôi
da dạng nước (ASA, Antimycose, BSI), dạng kem (các azole) hay xịt, ủ.
Nên bôi cả vùng da xung quanh tổn thương, bôi 1-2 lần/ngày trong 1-3
tuần. Khi tổn thương lành thì tiếp tục bôi thuốc thêm một thời gian nữa
(khoảng 1 tuần) để tránh tái phát.
• Thuốc dùng toàn thân gồm Ketoconazole, Itraconazole, dùng trong
trường hợp tổn thương lan rộng ở nhiều vị trí. Đôi khi cần dùng phối hợp
cả thuốc bôi ngoài da và thuốc uống.

• Dùng tại chỗ có thể gây kích thích da (ngứa, rát, nổi mẩn, ), mức độ nhiều
hay ít tùy thuộc vào từng loại và từng bệnh nhân. Thuốc uống có thể gây
rối loạn tiêu hóa, dị ứng, gây độc gan, độc thận, tương tác với thuốc khác,
Không nên dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú.
2. Mụn trứng cá
Là những nốt mụn nhỏ thường xuất hiện trên da mặt, cổ, lưng hoặc vai. Trứng
cá xuất hiện là do các tuyến nhờn dưới da bị tắc và bị viêm nhiễm. Tuy phần lớn
xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên (85%) nhưng cũng có một số người lại xuất hiện
trứng cá muộn hơn.
Hình 1.3 Cơ chế của mụn trứng cá
13
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
2.1. Nguyên nhân
Mụn trứng cá là một loại bệnh về da khá phổ biến, đặc biệt thường xuất hiện
ở lứa tuổi dậy thì (từ 13-22 tuổi) và có thể kéo dài sang các độ tuổi khác. Thường
xuất hiện ở người có làn da nhờn hoặc hỗn hợp.
• Mụn trứng cá biểu hiện trên da là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã.
• Một số yếu tố làm bệnh trứng cá nặng thêm như: yếu tố thần kinh (stress,
mất ngủ…), thay đổi nội tiết (hay gặp ở lứa tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt…),
rối loạn tiêu hóa (táo bón), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều,…
• Kết hợp với việc chăm sóc da không đúng cách: thói quen nặn mụn, sử
dụng mỹ phẩm không hợp với da và đặc biệt là việc lạm dụng chế phẩm
bôi ngoài da chứa Corticoid (như Dexamethasol, Betamethazol,…).
• Theo quan niệm của Đông y, mụn trứng cá do phong nhiệt tích tụ ở kinh
phế sinh ra (phế chủ bì mao), hoặc do huyết nhiệt, hoặc do ăn nhiều chất
cay nóng, đường, mỡ sinh thấp nhiệt tích tụ trên da, hoặc do tỳ chuyển hóa
kém (tỳ chủ vận hóa) làm giảm quá trình thanh thải nhiệt độc trong cơ
thể… ảnh hưởng tới cân bằng sinh lý da gây nên mụn trứng cá.
2.2. Trứng cá nhẹ
2.2.1. Triệu chứng

• Có đầu đen và đầu trắng.
• Kèm một số nốt sần.
• Nốt có mủ.
2.2.2. Điều trị
• Dùng thuốc bôi ngoài, đặc biệt là benzoyl peroxid, chất kháng khuẩn
và retinoid. Acid azelaic có thể dùng thay thế benzoyl peroxid.
• Các thuốc kháng khuẩn bôi ngoài cũng là thuốc đầu tiên dùng đến sau
khi liệu pháp benzoyl peroxid không hiệu quả, dùng các dung
dịch tetracylin, clindamycin, erthromycin để bôi ngoài, và các chất
này có tác dụng tương đương nhau.
• Dùng thuốc kháng khuẩn bôi ngoài chỉ nên kéo dài 10 đến 12 tuần,
không dùng đồng thời thuốc.
2.3. Trứng cá vừa
2.3.1. Triệu chứng
14
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
• Nốt sần.
• Nốt có mủ nhiều hơn và có tạo sẹo nhỏ.
2.3.2. Điều trị
• Dùng thuốc kháng khuẩn đường uống là tốt nhất, kết hợp với thuốc
bôi ngoài. Thuốc được lựa chọn đầu tiên là tetracylin, doxycylin,
oxytetracylin. Còn Minocylin cũng được dùng nhưng làm da sẫm màu
• Tất cả các thuốc kháng khuẩn được dùng ít nhất trong 3 tháng, có
những trường hợp phải điều trị tới 2 năm hay lâu hơn nữa.
• Đối với các bệnh nhân nữ có trứng cá vừa nhưng phải dùng thuốc
tránh thai thì nên dùng thuốc tránh thai chứa một progrestogen không
androgen.
2.4. Trứng cá nặng
2.4.1. Triệu chứng
• Có các cục nhỏ có viêm.

• Nốt sần.
• Nốt có mủ rất nhiều.
• Có thể gây sẹo lớn.
2.4.2. Điều trị
• Thường dùng inotretionin theo đường uống, nếu những bệnh nhân
không dùng được loại thuốc này có thể dùng thuốc kháng khuẩn với
liều cao.
• Đối với những bệnh nhân nữ chống chỉ định dùng estrogen có thể
dùng spironolacton, dựa vào tính kháng androgen của nó kết hợp dùng
thuốc bôi ngoài trứng cá nhẹ.
3. Bệnh thủy đậu
Do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là
một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi, nhảy
mũi hoặc ho, thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành
bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em,
nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải
siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là
khoảng 2-3 tuần.
15
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
Hình 1.4: Virus gây bệnh Thủy đậu
3.1. Nguyên nhân
• Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em.
• Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster.
• Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều nhất từ 5 đến 9 tuổi,
tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
• Thuỷ đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ.
• Mùa đông xuân là thời gian các trường hợp thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất.
3.2. Triệu chứng
• Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên

nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21
ngày.
• Thuỷ đậu biểu hiện bằng sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn
thân và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).
• Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban.
• Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển
thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy.
• Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều
nhất), sau cùng xuống đến tay chân.
• Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng,…
thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
16
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
3.3. Điều trị
• Điều trị thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa. Có thể
dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các
bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin
hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội
chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn
đến tử vong).
• Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa.
Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch
calamine.
• Chlorpheniramine, fexofenadine,… hoặc các loại thuốc kháng histamine
khác có tác dụng giảm ngứa.
• Ngoài thuốc men, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng khác. Với trẻ
nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy
cơ nhiễm trùng thứ phát.
• Sau cùng, đối với một số trường hợp thuỷ đậu có thể dùng Acyclovir.
Acyclovir là một thuốc kháng virus được sử dụng để rút ngắn thời gian của

bệnh. Thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm, trong thời gian từ 1 đến 2
ngày khi bắt đầu phát ban thuỷ đậu. Acyclovir thường được chỉ định cho
những bệnh nhân có bệnh kèm theo nguy hiểm (ví dụ lupus, đái tháo
đường, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch).
4. Bạch biến
Là một bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1-2% dân số,
người da màu thường bị hơn da trắng. Bệnh có ở mọi tuổi nhưng thường ở người
trẻ, tỷ lệ bệnh ở nam bằng nữ. Bệnh có thể kết hợp với một số bệnh khác như đái
đường, bệnh của chất tạo keo, các bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh tuyến giáp,
xơ gan, Có khoảng 35 % người bệnh có người trong gia đình cùng bị.
17
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
Hình 1.5: Bệnh Bạch biến
4.1. Nguyên nhân
Cơ chế sinh bệnh bạch biến rất phức tạp chưa được biết rõ một cách tường
tận, nhưng bệnh có liên quan đến các yếu tố thần kinh-thể dịch, tác nhân của
hóa chất nhưng cơ chế rối loạn miễn dịch (bệnh tự miễn) là có thể hơn cả.
4.2. Triệu chứng
• Ban đầu xuất hiện từ các mảnh da nhỏ, sau đó lan dần ra. Khi da tổn
thương nổi rõ lên ở mặt, bàn tay, cổ tay.
• Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố màu rất trắng, kích thước của
các đốm cũng thay đổi từ 1 đến nhiều cm. Đốm mất sắc tố thường có hình
tròn không đều, đôi khi không có hình dạng gì cả. Bề mặt da trơn láng
không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng, màu trắng của da
bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lỗ, chỗ trắng lẫn với màu da
thường. Đốm có giới hạn rõ ràng với da lành và vùng da lành quanh đốm
đậm màu hơn da thường. Tuy hiếm nhưng cũng có một vài trường hợp đốm
da mất sắc tố lan ra khắp người. Da, lông, tóc, toàn thân là một màu trắng.
• Vị trí thường nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách,
háng, mắt, mũi, quanh miệng, tai, núm vú, rốn, cơ quan sinh dục ngoài.

Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị
chấn thương, bỏng.
18
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
4.3. Điều trị
• Bạch biến là một bệnh rất khó điều trị, có nhiều phương pháp điều trị được
áp dụng nhưng cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh
hoàn toàn.
• Các phương pháp điều trị bạch biến thường dựa trên việc dùng thuốc làm
tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím hay tắm nắng.
• Có thể phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, dùng cac thuốc bôi có chất streroid để
làm giảm miễn dịch tại chỗ,
• Hiện có 4 phương pháp chính:
 Chiếu đèn UVB
 Chiếu đèn PUVA
 Cấy tế bào biểu bì tạo hắc tố
 Ghép da
5. Vẩy nến
Vảy nến (Psoriasis) là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát với đặc trưng là
những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, thường có trên khuỷu tay,
cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu
Hình 1.6: Vẩy nến ở móng, Vẩy nến thể mủ, Vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
5.1. Nguyên nhân
• Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì.
• Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta
biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:
19
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
 Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh
chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ), 70% các cặp song sinh cùng mắc.

Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7
liên quan đến vẩy nến da và khớp.
 Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập
được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh
thuyên giảm.
 Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
 Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn
beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
 Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học
(gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
5.2. Triệu chứng
• Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy
màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định
hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu
thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dầy lên so với trước đây.
• Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
• Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.
• Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
• Vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
• Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh
nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ
da bị nứt (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô).
5.3. Điều trị
• Methotrexat - viên nén 2,5 - 5-10 mg, lọ thuốc bột tiêm. Người lớn dùng
12mg/m2 cơ thể trong 1 tuần lễ. Trẻ em 7 - 12mg/m2 cơ thể trong 1 tuần
lễ. Người có bệnh suy tủy, thận, gan, dạ dày, phụ nữ có thai hay cho con bú
không được dùng.
20
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
• Cyclosporin - dung dịch uống (100mg/1ml) lọ 100 ml và 50ml. Ống tiêm

1mg/50ml và 5mg/250ml để tiêm truyền tĩnh mạch. Viên nang mềm 25-
100mg. Chỉ định chữa bệnh vảy nến. Ban đầu dùng 2,5mg/kg cơ thể cho 1
ngày, chia làm 2 lần. Sau 1 tháng, nếu cần có thể tăng liều nhưng không
quá 5 mg/kg cơ thể cho 1 ngày dùng. Những bệnh nhân đã dùng thuốc 6
tuần với liều 5mg/kg cơ thể cho 1 ngày mà không thấy hiệu quả cần ngừng
thuốc. Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hay cho con bú.
• Các thuốc khác
 Các thuốc bôi ngoài: Bệnh nhẹ và vừa có thể dùng các thuốc làm dịu
như dithramol, goudron, calcipotriol.
 Acid salicylic làm giảm diện tích da có vảy nến, thường được kết hợp
với dithramol, goudron.
 Các corticosteroid dùng ngoài da, có tác dụng tốt nhưng có thể gây
teo da, độc tính toàn thân nên chỉ dùng cho một số trường hợp đặc
biệt.
• Bệnh vảy nến giọt thường kèm theo nhiễm liên cầu khuẩn, nên dùng thuốc
kháng khuẩn.
• Quang liệu pháp (dùng tia tử ngoại B) có hiệu quả với bệnh vảy nến mạn
tính và dạng vảy nến giọt (làm tăng hiệu quả của các thuốc goudron,
dithranol đã nói ở trên).
• Các thuốc psoralen và methoxsalen kết hợp với tia tử ngoại A là liệu pháp
toàn thân được ưu tiên lựa chọn.
21
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
PHẦN II: BIỂU DIỄN TRI THỨC - THUẬT TOÁN SUY
DIỄN LÙI
I. BIỂU DIỄN TRI THỨC SỬ DỤNG LUẬT DẪN XUẤT
Phương pháp biểu diễn tri thức bằng luật sinh được phát minh bởi Newell và
Simon trong lúc hai ông đang cố gắng xây dựng một hệ giải bài toán tổng quát. Đây
là một kiểu biểu diễn tri thức có cấu trúc. Ý tưởng cơ bản là tri thức có thể được cấu
trúc bằng một cặp điều kiện – hành động : "NẾU điều kiện xảy ra THÌ hành động

sẽ được thi hành". Chẳng hạn : NẾU đèn giao thông là đỏ THÌ bạn không được đi
thẳng, NẾU máy tính đã mở mà không khởi động được THÌ kiểm tra nguồn điện,

Ngày nay, các luật sinh đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong
nhiều hệ thống trí tuệ nhân tạo khác nhau. Luật sinh có thể là một công cụ mô tả để
giải quyết các vấn đề thực tế thay cho các kiểu phân tích vấn đề truyền thống. Trong
trường hợp này, các luật được dùng như là những chỉ dẫn (tuy có thể không hoàn
chỉnh) nhưng rất hữu ích để trợ giúp cho các quyết định trong quá trình tìm kiếm, từ
đó làm giảm không gian tìm kiếm. Một ví dụ khác là luật sinh có thể được dùng để
bắt chước hành vi của những chuyên gia. Theo cách này, luật sinh không chỉ đơn
thuần là một kiểu biểu diễn tri thức trong máy tính mà là một kiểu biễu diễn các
hành vi của con người.
Một cách tổng quát luật sinh có dạng như sau :
Tùy vào các vấn đề đang quan tâm mà luật sinh có những ngữ nghĩa hay cấu tạo
khác nhau :
Trong logic vị từ : P1, P2, , Pn, Q là những biểu thức logic.
Trong ngôn ngữ lập trình, mỗi một luật sinh là một câu lệnh.
IF (P1 AND P2 AND AND Pn) THEN Q.
Trong lý thuyết hiểu ngôn ngữ tự nhiên, mỗi luật sinh là một phép dịch :
ONE → một.
TWO → hai.
JANUARY → tháng một
22
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
Để biễu diễn một tập luật sinh, người ta thường phải chỉ rõ hai thành phần chính
sau :
Ví dụ : Cho 1 cơ sở tri thức được xác định như sau :
Các sự kiện : A, B, C, D, E, F, G, H, K
Tập các quy tắc hay luật sinh (rule)
Cơ chế suy luận trên các luật sinh

Suy diễn tiến : là quá trình suy luận xuất phát từ một số sự kiện ban đầu, xác
định các sự kiện có thể được "sinh" ra từ sự kiện này.
Sự kiện ban đầu : H, K
Suy diễn lùi : là quá trình suy luận ngược xuất phát từ một số sự kiện ban đầu,
ta tìm kiếm các sự kiện đã "sinh" ra sự kiện này. Một ví dụ thường gặp trong thực tế
23
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng
là xuất phát từ các tình trạng của máy tính, chẩn đoán xem máy tính đã bị hỏng hóc
ở đâu.
Ví dụ :
Tập các sự kiện :
Ổ cứng là "hỏng" hay "hoạt động bình thường"
Hỏng màn hình.
Lỏng cáp màn hình.
Tình trạng đèn ổ cứng là "tắt" hoặc "sáng"
Có âm thanh đọc ổ cứng.
Tình trạng đèn màn hình "xanh" hoặc "chớp đỏ"
Không sử dụng được máy tính.
Điện vào máy tính "có" hay "không"
Tập các luật :
R1. Nếu ( (ổ cứng "hỏng") hoặc (cáp màn hình "lỏng")) thì không sử dụng được
máy tính.
R2. Nếu (điện vào máy là "có") và ( (âm thanh đọc ổ cứng là "không") hoặc
tình trạng đèn ổ cứng là "tắt")) thì (ổ cứng "hỏng").
R3. Nếu (điện vào máy là "có") và (tình trạng đèn màn hình là "chớp đỏ") thì
(cáp màn hình "lỏng").
Để xác định được các nguyên nhân gây ra sự kiện "không sử dụng được máy
tính", ta phải xây dựng một cấu trúc đồ thị gọi là đồ thị AND/OR như sau :
24
Bài thu hoạch môn Biểu diễn tri thức & ứng dụng

Như vậy là để xác định được nguyên nhân gây ra hỏng hóc là do ổ cứng hỏng
hay cáp màn hình lỏng, hệ thống phải lần lượt đi vào các nhánh để kiểm tra các điều
kiện như điện vào máy "có", âm thanh ổ cứng "không"…Tại một bước, nếu giá trị
cần xác định không thể được suy ra từ bất kỳ một luật nào, hệ thống sẽ yêu cầu
người dùng trực tiếp nhập vào. Chẳng hạn như để biết máy tính có điện không, hệ
thống sẽ hiện ra màn hình câu hỏi "Bạn kiểm tra xem có điện vào máy tính không
(kiểm tra đèn nguồn)? (C/K)". Để thực hiện được cơ chế suy luận lùi, người ta
thường sử dụng ngăn xếp (để ghi nhận lại những nhánh chưa kiểm tra).
Vấn đề tối ưu luật
Tập các luật trong một cơ sở tri thức rất có khả năng thừa, trùng lắp hoặc mâu
thuẫn. Dĩ nhiên là hệ thống có thể đổ lỗi cho người dùng về việc đưa vào hệ thống
những tri thức như vậy. Tuy việc tối ưu một cơ sở tri thức về mặt tổng quát là một
thao tác khó (vì giữa các tri thức thường có quan hệ không tường minh), nhưng
trong giới hạn cơ sở tri thức dưới dạng luật, ta vẫn có một số thuật toán đơn giản để
loại bỏ các vấn đề này.
Rút gọn bên phải
25

×