Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HOÁ ONTOLOGY VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG ONTOLOGY PROFILE CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI THU HOẠCH
BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP
TIẾN HOÁ ONTOLOGY VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG
ONTOLOGY PROFILE CÁ NHÂN
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Học viên thực hiện: Phạm Ngọc Giàu
Mã số học viên: CH1101080
TP. Hồ Chí Minh - 2013
Lời cảm ơn
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt cho em những kiến thức quí báu, cũng như hướng chúng em
nghiên cứu nguồn kiến thức mới, khơi nguồn cho em thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô ở phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Công
nghệ thông tin, đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập cũng
như quá trình thực hiện đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn các anh chị, các bạn học viên cùng lớp đã trao đổi, thảo
luận đề tài này.
Mặc dù, em đã nỗ lực hết sức để hoàn thành đề tài của mình nhưng dù sao
những sai sót trong đề tài là điều không thể tránh khỏi, kính mong nhận được sự góp
ý và nhận xét của Thầy.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Phạm Ngọc Giàu
Trang i
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời mở đầu iii


Chương 1: GIỚI THIỆU ONTOLOGY 1
1.1. Tìm hiểu ontology 1
1.2. Ngôn ngữ ontology 4
1.2.1. RDFS(RDF_Schema) 4
1.2.2. OWL(Web Ontology Language) 5
1.3. Công cụ hỗ trợ xây dựng và quản trị ontology 5
Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HOÁ ONTOLOGY 6
2.1. Giới thiệu 6
2.2.Cơ sở của sự tiến hoá ontology 7
2.3.Quá trình tiến hoá ontology 9
2.4.Các phương pháp tiến hoá ontology 11
2.4.1. Phương pháp tiếp cận thủ tục với ngữ nghĩa thay đổi 12
2.4.2. Phương pháp tiếp cận khai báo với ngữ nghĩa thay đổi 25
2.5.Tiến hoá ontology trong KAON 35
2.5.1. KAON 35
2.5.2. Tiến hóa ontology trong KAON API 36
2.5.3. Tiến hóa ontology trong các ứng dụng KAON 37
Chương 3: FCA VÀ TIẾN HOÁ ONTOLOGY TỰ ĐỘNG 39
3.1.Tìm hiểu về FCA (Formal Concepts Analysis) 39
3.2.Ứng dụng FCA trong tự động hoá tiến hoá ontology 46
Chương 4: ỨNG DỤNG XÂY DỰNG ONTOLOGY PROFILE CÁ NHÂN DÙNG
CÔNG CỤ PROTÉGÉ 51
4.1. Công cụ Protégé 51
4.2. Các bước xây dựng Ontology bằng Protégé 51
4.3. Xây dựng ontology cho profile cá nhân dùng Protégé 52
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang ii
Lời mở đầu
Ontology được xem là một dạng biểu diễn tri thức lý tưởng cho các ứng dụng

truy hồi thông tin. Tuy nhiên, để áp dụng được trong các ứng dụng có tính thực tế,
các ontology được xây dựng sơ bộ trong các phòng thí nghiệm cần được bổ sung rất
nhiều kiến thức thực tế, hoặc thậm chí có những thay đổi mang tính cấu trúc của hệ
thống ontology. Trong nghiên cứu hiện nay, quá trình thay đổi này được gọi là sự
tiến hoá ontology.
Các phương pháp tiến hoá ontology được công bố hiện nay còn dựa nhiều vào
các kỹ thuật thủ công do con người tiến hành, khiến cho quá trình tiến hoá trở nên
không thuận tiện và mất rất nhiều công sức cũng như thời gian. Do đó, một phương
pháp thực hiện việc tiến hoá ontology tự động nhưng phải có độ chính xác chấp nhận
được là rất cần thiết.
Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra một hướng tiếp cận sinh tự động ontology,
dựa trên lý thuyết Phân tích khái niệm hình thức (Formal Concept Analysis - FCA).
Trong hướng tiếp cận này, ontology được định nghĩa một cách hình thức như một mô
hình toán học sử dụng các định nghĩa về khái niệm của FCA để biểu diễn tri thức.
Ontology cũng có thể biểu diễn các khái niệm không chắc chắn nếu cần thiết. Nghiên
cứu này cung cấp một cơ sở lý thuyết nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển lý
thuyết về tiến hoá ontology.
Nội dung chính của tiểu luận là nghiên cứu các phương pháp tiến hoá ontology.
Qua đây cũng đề xuất công cụ hỗ trợ sự phát triển một hệ thống tiến hoá ontology
trong khung ứng dụng KAON, không chỉ cho phép tự động hoá quá trình tiến hoá
ontology, mà còn giúp các nhà thiết kế ontology thực hiện các yêu cầu phù hợp nhất,
cũng như đưa ra các đề xuất hợp lý hơn để các ontology liên tục được cải thiện trên
cơ sở của lý thuyết. Về cấu trúc tiểu luận gồm bốn chương :
Chương 1: Tìm hiểu về khái niệm ontology, các ngôn ngữ ontology, các công cụ hỗ
trợ xây dựng và quản trị ontology, cũng như các phương thức xây dựng ontology.
Chương 2: Tìm hiểu về cơ sở của sự tiến hoá ontology, quá trình tiến hoá ontology,
trình bày các phương pháp tiến hoá ontology và công cụ hỗ trợ sự tiến hoá ontology
trong khung ứng dụng KAON.
Chương 3: Tìm hiểu về FCA và các ứng dụng FCA trong tự động hoá tiến hoá
ontology.

Chương 4 : Ứng dụng xây dựng Ontology cho Profile cá nhân dùng công cụ Protégé.
Trang iii
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Chương 1
GIỚI THIỆU ONTOLOGY
1.1. Tìm hiểu ontology
Cơ bản về sự phân loại
Khi người ta đưa ngữ nghĩa vào Web nghĩa là xác định ngữ nghĩa cho các tài
nguyên trên Web, và phải xác định các tài nguyên đó thuộc lớp nào, Cho nên, cần
có một cơ chế tự động để máy tính có thể phân loại được các tài nguyên này.
Có hai phương pháp phân loại là hình thức và không hình thức. Cách phân
loại không hình thức có thể không cần sự chính xác. Ví dụ, có thể nói thành phố
Sài gòn hay thành phố Hồ Chí Minh đều như nhau. Cách phân loại hình thức thì
cần sự chính xác. Ví dụ trong các ngành khoa học, y tế, …
Các hệ thống phân loại theo kiểu hình thức được chia làm hai dạng. Đó là phân
loại phân cấp và phân loại phân nhóm. Phân loại phân cấp dựa trên cấu trúc phân
cấp như: danh sách phân cấp hoặc cây phân cấp Trong khi phân loại phân
nhóm dựa trên phân mục. Hiện nay, cả hai hình thức trên đều được sử dụng trong
lĩnh vực Web ngữ nghĩa để phân loại các tài nguyên.
Ví dụ về danh sách phân cấp:
- Thành phố Hồ Chí Minh
+ Hội trường Thống Nhất
+ Nhà thờ Đức Bà
- Hà Nội
+ Quảng trường Ba Đình
+ Hồ Hoàn Kiếm
- Huế
+ Sông Hương
Ví dụ về cây phân cấp:
+ Chùa Thiên Mụ

Tuy nhiên tương tự danh sách phân cấp, cấu trúc cây phân cấp cũng không thể
hiện được các quan hệ phức tạp thường thấy trong thế giới thực. Trong thực tế, một sự
vật không chỉ thể hiện tính chất của một mà là nhiều sự vật khác. Có nghĩa là một nút
trong cây phân cấp có thể có nhiều nút cha. Ví dụ đối tượng “con ếch” có thể sẽ phải
vừa thuộc lớp “động vật sống dưới nước” vừa thuộc lớp “động vật sống trên cạn”.
Điều này đã dẫn tới sự ra đời của một cấu trúc phân loại phức tạp hơn là Cyc
Ontology.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 1
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Cyc Ontology là cấu trúc tương tự cây phân cấp nhưng mỗi nút trong nó có thể có
nhiều cha (tương ứng việc một sự vật có thể phân loại vào nhiều nhóm). Đây là cấu
trúc đủ phức tạp để mô tả tri thức thế giới thực cũng như phục vụ cho việc suy luận
trên dữ liệu Web ngữ nghĩa. Hình bên dưới là một ví dụ về Cyc Ontology.
1.1.1. Ontology
Trong ngành khoa học máy tính, Ontology là sự đặc tả rõ ràng, hình thức của
một tập hợp các khái niệm được chia sẻ thuộc một lĩnh vực quan tâm và quan hệ
giữa các khái niệm này. Nói cụ thể hơn, ontology cung cấp bộ từ vựng chung bao
gồm các khái niệm, các thuộc tính quan trọng, các định nghĩa về các khái niệm và
các thuộc tính này. Ngoài bộ từ vựng, ontology còn cung cấp các ràng buộc của bộ
từ vựng. Bộ từ vựng này được định nghĩa trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó.
Sự định nghĩa này có thể được hiểu bởi cả con người lẫn máy tính. Một ontology
bao gồm các thành phần sau:
Đối tượng (thể hiện): Object. Đây là thành phần cơ bản của một ontology. Đối
tượng có thể bao gồm: người, thú, xe, nguyên tử, hành tinh, trang web, Nói đúng ra,
ontology không cần chứa bất kỳ đối tượng nào, nhưng ontology có thể cung cấp một
phương tiện để phân loại các đối tượng.
Lớp (khái niệm): Class. Hầu hết ontology đều tập trung xây dựng các lớp được tổ
chức theo cấu trúc phân cấp để mô tả các lớp trong miền cần quan tâm. Ví dụ “động
vật” là một lớp trong ngữ cảnh động vật học. Bên dưới lớp này có thể có các lớp con
ví dụ “động vật có vú” và “động vật không có vú”…

Thuộc tính: Property. Các đối tượng trong ontology có thể được mô tả thông
qua việc khai báo các thuộc tính của chúng. Mỗi một thuộc tính đều có tên và
giá trị của thuộc tính đó. Các thuộc tính được sử dụng để lưu trữ các thông tin
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 2
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
mà đối tượng có thể có. Ví dụ, đối tượng là con người thì có thể có các thuộc
tính: Họ_tên, ngày_sinh, quê_quán, …
Quan hệ: Relation. Quan hệ giữa các lớp trong một ontology cho biết các lớp liên
hệ với lớp khác như thế nào. Ví dụ trong ontology chứa lớp XEHAIBANH và lớp XE
có thể được kết nối nhau bởi một quan hệ ‘là lớp con của’ hay ‘is-a-subclass-of’. Có
thể phát biểu quan hệ trên như sau: XEHAIBÁNH là một lớp con của lớp XE.
Các đối tượng, lớp, thuộc tính và quan hệ được sử dụng để xây dựng các
ontology đơn giản. Còn ontology phức tạp thì được bổ sung thêm hàm
(function) và các tiên đề (axioms) từ ontology đơn giản.
1.1.2. Ontology trong Web ngữ nghĩa
Web ngữ nghĩa là thế hệ tiếp theo của Web truyền thống WWW. Nó là nền
tảng cho ontology để nâng cao nội dung ngữ nghĩa hình thức. Biểu diễn ngữ nghĩa
của nguồn tài nguyên trên web là công việc chính của Web ngữ nghĩa. Để thực
hiện điều này, kiến trúc các lớp của Web ngữ nghĩa là cần thiết. Các lớp này có
công dụng như sau:
Lớp XML miêu tả cấu trúc dữ liệu.
Lớp RDF miêu tả ngữ nghĩa dữ liệu.
Lớp Ontology miêu tả mối quan hệ phổ
biến hình thức về ngữ nghĩa dữ liệu.
Lớp Logic cho phép suy luận thông minh
với các dữ liệu có ý nghĩa.
Lớp Proof đưa ra các luật để suy luận.
Lớp Trust đảm bảo tính tin cậy của các ứng dụng trên Web ngữ nghĩa.
1.1.3. Vai trò của ontology
Với ý nghĩa và cấu trúc như trên, ontology trở thành một công cụ quan trọng

trong lĩnh vực Web ngữ nghĩa. Có thể kể ra một số lợi ích của ontology như:
 Chia sẻ những hiểu biết chung về các khái niệm
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 3
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
 Cho phép tái sử dụng tri thức
 Đặc tả rõ ràng về miền tri thức
 Cho phép tri thức độc lập với ngôn ngữ
 Cho phép tri thức trở nên nhất quán và tường minh
 Cung cấp một phương tiện cho công việc mô hình hoá
 Cung cấp một phương tiện cho việc suy luận
1.1.4. Xây dựng ontology
Có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng một ontology, nhưng nhìn
chung các phương pháp đều thực hiện hai bước cơ bản là: xây dựng cấu trúc
lớp phân cấp và định nghĩa các thuộc tính cho lớp.
Bên cạnh đó, công việc xây dựng ontology cũng cần phải tính đến khả năng mở
rộng miền quan tâm trong tương lai, khả năng kế thừa các hệ thống ontology có
sẵn, cũng như tính linh động để ontology có khả năng mô tả tốt nhất các quan hệ
phức tạp trong thế giới thực. Các công đoạn cơ bản để xây dựng ontology:
Bước 1: Xác định miền quan tâm và phạm vi của ontology.
Bước 2: Xem xét việc kế thừa các ontology có sẵn.
Bước 3: Liệt kê các thuật ngữ quan trọng trong ontology.
Bước 4: Xây dựng các lớp và cấu trúc lớp phân cấp.
Bước 5: Định nghĩa các thuộc tính và quan hệ cho lớp.
Bước 6: Định nghĩa các ràng buộc về thuộc tính và quan hệ của lớp.
Bước 7: Tạo các thực thể cho lớp.
1.2. Ngôn ngữ ontology
1.2.1. RDFS (RDF-Schema)
RDFS hay RDF-Schema, là một ngôn ngữ ontology cơ bản. Nó được phát
triển ở tầng trên của RDF cho nên bản thân RDF-Schema cũng chính là RDF, nó
được mở rộng từ RDF và bổ sung thêm các tập từ vựng để hỗ trợ cho việc xây

dựng các ontology được dễ dàng. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ RDF chỉ giúp
cho thông tin được thể hiện ở dạng bộ ba theo đúng mô hình RDF chứ thông tin
vẫn chưa thể hiện gì về mặt ngữ nghĩa.
Bởi vậy, xây dựng RDFS là điều cần thiết để hình thành nên ngữ nghĩa
của thông tin, là cơ sở để xây dựng các công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa. RDFS và
RDF có mối liên hệ tương đối gần gũi nên đôi lúc ta gọi ngôn ngữ này là
RDF/RDFS.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 4
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Hình 1.5 cho chúng ta sự phân biệt giữa RDFS với RDF :
 Trong hình vẽ chúng ta thấy, ở tầng RDF chỉ biểu diễn được thông tin ở
dạng bộ ba. Đến tầng RDFS, thông tin đã được phân loại rõ ràng. Chẳng hạn
như David Billington có kiểu là associate professor và associate professor là
lớp con của Academic Staff member , …
1.2.2. OWL (Web Ontology Language)
OWL là ngôn ngữ ontology khá mạnh, nó ra đời sau RDFS nên biết kế
thừa những lợi thế của ngôn ngữ này đồng thời bổ sung thêm nhiều yếu tố giúp
khắc phục được những hạn chế của RDFS. OWL giúp tăng thêm yếu tố logic
cho thông tin và khả năng phân loại, ràng buộc kiểu.
OWL có nhiều ưu điểm hơn trong việc xây dựng hệ thống ontology thông
minh và có phân loại tốt. Với những đặc điểm đó, OWL ngày nay đã trở thành
ngôn ngữ ontology chính thức cho việc xây dựng và phát triển các hệ thống
Web ngữ nghĩa.
1.3. Công cụ hỗ trợ xây dựng và quản trị ontology
Về mặt lý thuyết, người xây dựng và quản trị ontology có thể không cần các
công cụ hỗ trợ, thay vào đó có thể thực hiện trực tiếp bằng các ngôn ngữ. Tuy
nhiên, cách này sẽ không khả thi khi ontology có kích thước lớn và cấu trúc
phức tạp. Thêm vào đó, việc xây dựng và quản trị ontology không chỉ đòi hỏi
việc tạo cấu trúc lớp phân cấp, định nghĩa các thuộc tính, ràng buộc , mà còn
bao hàm việc giải quyết các bài toán liên quan trên nó. Có rất nhiều bài toán

liên quan đến một hệ thống ontology như:
− Trộn hai hay nhiều ontology.
− Chuẩn đoán và phát hiện lỗi.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 5
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
− Ánh xạ qua lại giữa các ontology.
− Suy luận trên ontology.
Những khó khăn trên đã khiến các công cụ trở thành một thành phần không thể
thiếu, quyết định đến chất lượng của một hệ thống ontology. Hiện có rất nhiều
công cụ có khả năng hỗ trợ người thiết kế giải quyết những bài toán liên quan.
Có thể kể ra một số như: Sesame, Protégé, Ontolingua, Chimaera, OntoEdit,
OidEd
Chương 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HOÁ ONTOLOGY
2.1. Giới thiệu
2.1.1. Định nghĩa
Thuật ngữ tiến hoá ontology được định nghĩa như sau:
Định nghĩa 2.1 “Tiến hoá ontology là sự thích ứng kịp thời của ontology với
những thay đổi phát sinh và tầm ảnh hưởng nhất quán của những thay đổi này đối
với các kết quả phụ thuộc”.
Từ một ontology liên tục được thay đổi, dẫn đến sự cần thiết của quá trình tiến hoá
ontology là điều không thể tránh khỏi. Nhiệm vụ của tiến hoá ontology là làm rõ
một cách hình thức tất cả các yêu cầu thay đổi đến từ các nguồn khác nhau (ví dụ
người sử dụng, các quy trình nội bộ, môi trường thương mại), được thực hiện trên
ontology và trên các ứng dụng phụ thuộc trong khi vẫn giữ tính nhất quán của
chúng.
Ví dụ: Hình 2.1 minh hoạ vai trò của sự tiến hoá ontology trong một hệ thống
thương mại.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 6
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn

2.1.2. Tầm quan trọng của sự tiến hoá ontology
 Ontology được phát triển và là một quá trình năng động với một ontology
thô ban đầu, nó được xem xét, tinh chế và bổ sung các chi tiết. Hơn nữa, các
ontology được sử dụng và trong thời gian sử dụng của nó, tri thức dựa trên
đó sẽ thay đổi và phát triển. Một ontology sẽ nhanh chóng trở thành lỗi thời
nên phải được thay đổi và thích ứng với những thay đổi của môi trường, nhu
cầu người dùng, v v. Do đó, sự tiến hoá ontology là điều cần thiết, nó sẽ
thích ứng được với những thay đổi xảy ra.
 Sự tiến hoá ontology hiện nay là rất quan trọng. Lý do chính yếu của sự tiến
hoá là do sự gia tăng số lượng các ontology sử dụng và các chi phí gia tăng,
kết hợp với sự thích ứng của chúng theo các yêu cầu thay đổi.
2.2. Cơ sở của sự tiến hoá ontology
2.2.1. Ontology KAON
Theo Ontology KAON, mọi thông tin được tổ chức theo mô hình OI-models
(Ontology-Instance models), có chứa các thực thể ontology sau: khái niệm, thuộc
tính và thể hiện.
Ví dụ về ontology, được thể hiện trong Hình 2.2.
Mô hình ontology miền đại học. Nó chứa tập các khái niệm như
“Professor”, “Student”, “Project”, và một tập các thuộc tính giữa chúng (ví dụ
như “hasFirstName”, “includes”, v v.) Lưu ý rằng các khái niệm được hiểu là
tập của các thực thể trong khi các thuộc tính thiết lập các quan hệ giữa các thực
thể này. Mỗi thuộc tính có thể có các khái niệm miền cũng như các khái niệm
vùng. Ví dụ, khái niệm miền cho thuộc tính “includes” là khái niệm “Project”
trong khi khái niệm vùng là khái niệm “Person”. Cả thuộc tính miền lẫn thuộc
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 7
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
tính vùng đều ràng buộc bởi các kiểu thể hiện. Lưu ý, một thuộc tính có thể tồn
tại mà không bị gắn liền với một khái niệm nào.
Hình 2.3 cho thấy sự mở rộng của ontology trong Hình 2.2 với một nhóm thể
hiện.

Ontology mở rộng được xây dựng bằng cách xác định các thể hiện, chúng
được tạo ra từ các khái niệm, và thiếc lập thuộc tính giữa các thể hiện. Thuộc
tính phải thực hiện theo các ràng buộc miền và vùng. Ví dụ, “SteffenWezler” là
một thể hiện của khái niệm “BSc Student”, “OntoLogging” là một thể hiện của
khái niệm “Project”, và có một thuộc tính liên quan đến hai thể hiện thông qua
thuộc tính “includes”.
Các ontology KAON được xây dựng hoặc mở rộng trên các ontology
khác, tạo thành một đồ thị của các ontology phụ thuộc.
Hình 2.4 cho thấy đồ thị ontology PO sử dụng lại đồ thị ontology BO. Các khái
niệm “Research Project” và “Industrial Project”, được thêm vào trong ontology
PO.
2.2.2. Mô hình đồng nhất ontology
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 8
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Tính đồng nhất là mức độ của sự đồng dạng, sự chuẩn hoá, và không mâu
thuẫn giữa các bộ phận của một hệ thống. Từ quan điểm logic, tính nhất quán
là một thuộc tính của một hệ thống (logic), mà các sự kiện có thể suy luận từ
một mô hình này thì không được mâu thuẫn với mô hình khác.
2.2.3. Thay đổi ontology
Có hai vấn đề lớn liên quan đến sự tiến hoá ontology. Vấn đề đầu tiên là tìm
hiểu ontology thay đổi như thế nào khi sự tiến hoá ontology được thực hiện.
Vấn đề thứ hai liên quan đến việc quyết định khi nào và làm sao để sửa đổi một
ontology nhưng vẫn giữ tính nhất quán của nó.
Việc áp dụng một thay đổi ontology không phải lúc nào cũng cho phép
ontology ở trong một trạng thái nhất quán. Ví dụ như Hình 2.5, việc tạo khái
niệm “PhD Student” là một khái niệm cha của khái niệm “Person” sẽ gây ra
tính không nhất quán.
Định nghĩa 2.2 Cho một ontology O với yêu cầu thay đổi Ch, việc áp dụng
thay đổi Ch cho ontology O dẫn đến một ontology O’:
O’ = Ch

o
O = Ch(O)
Trong đó ° là một toán tử thực hiện việc áp dụng thay đổi Ch trên ontology O.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 9
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Lưu ý, thay đổi Ch có thể được áp dụng nếu và chỉ nếu các ontology O đáp ứng
các tiền điều kiện của sự thay đổi và tồn tại ít nhất một ontology O’ đáp ứng
được tập các hậu điều kiện của sự thay đổi này.
2.3. Quá trình tiến hoá ontology
Quá trình tiến hoá gồm sáu giai đoạn: (1) thu thập thay đổi (capturing), (2) miêu tả
thay đổi (representation), (3) ngữ nghĩa thay đổi (semantic), (4) tầm ảnh hưởng
thay đổi (propagation), (5) thực hiện thay đổi (implementation), và (6) tính hợp lệ
thay đổi (validation).
 Giai đoạn thu thập thay đổi (Change Capturing)
Đây là giai đoạn phát hiện sự thay đổi ontology (Hình 2.7). Chúng ta phân biệt hai
loại thay đổi: thay đổi từ trên xuống và thay đổi từ dưới lên. Nói chung, hai thay
đổi này là nhiệm vụ của giai đoạn thu thập thay đổi.
Lưu ý, hai loại thay đổi này tương ứng với hai phương pháp. Các thay đổi từ trên
xuống (tính suy diễn) dùng kỹ thuật suy diễn tri thức trực tiếp từ các chuyên gia
(các chuyên gia miền hay người dùng cuối). Mặt khác, các thay đổi từ dưới lên
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 10
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
(tính quy nạp) phù hợp với kỹ thuật máy học. Loại thay đổi từ dưới lên là cấu trúc
chính của ontology(Hình 2.8).
Yêu cầu về chức năng (Functional Requirement)
Yêu cầu về chức năng (Hình 2.7) sau khi được áp dụng sẽ giải quyết các thay đổi của
ontology trong trạng thái nhất quán. Yêu cầu này bao gồm hai khía cạnh quan trọng
của sự tiến hoá ontology:

Cho phép giải quyết các thay đổi.


Duy trì tính nhất quán của hệ thống.
Yêu cầu về chức năng có thể được thực hiện thông qua bốn giai đoạn thể hiện trong
Hình 2.9. Đây là các giai đoạn cốt lõi hình thành quá trình tiến hoá ontology từ khi
chúng thực hiện yêu cầu bắt buộc (tức yêu cầu về chức năng).
 Giai đoạn miêu tả thay đổi (representation): Khi yêu cầu
thay đổi ontology được đưa vào, giai đoạn này miêu tả các thay đổi một cách hình
thức và rõ ràng (H 2.9).
 Giai đoạn ngữ nghĩa thay đổi (semantic): Khi yêu cầu thay
đổi ontology được chấp nhận thì giai đoạn này sẽ ngăn chặn tính không nhất quán
xảy ra.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 11
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
 Giai đoạn tầm ảnh hưởng thay đổi (propagation): Giai
đoạn này tiếp nhận các yêu cầu thay đổi từ giai đoạn ngữ nghĩa thay đổi, nó sẽ thực
hiện việc tính toán các thay đổi bổ sung để đảm bảo sự chuyển tiếp của ontology
vào một trạng thái nhất quán.
 Giai đoạn thực hiện thay đổi (implementation): Giai đoạn
này sẽ thực hiện các thay đổi cho tất cả các kết quả phụ thuộc (như các thể hiện
phân tán, các ontology phụ thuộc và các ứng dụng phụ thuộc). Các thay đổi này sẽ
cập nhật lại cho ontology ban đầu. Yêu cầu về điều khiển (Guidance
Requirement).
Đây cũng chính là giai đoạn tính hợp lệ thay đổi.
 Giai đoạn tính hợp lệ thay đổi (validation): Giai đoạn này
giúp các nhà thiết kế ontology tìm hiểu xem họ đã xây dựng ontology đúng hay
chưa. Nó đòi hỏi cách xử lý, bởi vì nếu không có cách xử lý thích hợp, chúng ta
không thể đánh giá cách xử lý thỏa đáng trong thời gian chạy.
Yêu cầu cải tiến (Refinement Requirement): Yêu cầu cải tiến ontology cho phép
nó được cải thiện liên tục (Hình 2.7). Các mô hình cải tiến nhằm phục vụ trực tiếp cho
các nhà thiết kế ontology. Yêu cầu cải tiến muốn thực hiện được phải thông qua giai

đoạn thu thập thay đổi (change capturing) của quá trình tiến hoá ontology.
2.4. Các phương pháp tiến hoá ontology
Ngữ nghĩa thay đổi là một giai đoạn trong quá trình tiến hoá ontology cho phép
giải quyết các thay đổi ontology một cách có hệ thống nhưng vẫn bảo đảm tính nhất
quán của toàn bộ ontology. Phần này đưa ra cái nhìn tổng quan về các vấn đề xảy ra
trong giai đoạn ngữ nghĩa thay đổi và đưa ra hai phương pháp chính để giải quyết
nhưng vẫn đảm bảo tính nhất quán:

Phương pháp tiếp cận thủ tục với ngữ nghĩa thay đổi.

Phương pháp tiếp cận khai báo với ngữ nghĩa thay đổi.
2.4.1. Phương pháp tiếp cận thủ tục với ngữ nghĩa thay đổi
2.4.1.1. Phân tích ví dụ
Vai trò thiết yếu của giai đoạn ngữ nghĩa thay đổi trong quá trình tiến
hoá ontology là để tìm ra những thay đổi cơ bản. Ví dụ, khi một khái niệm
trong hệ thống phân cấp được xóa bỏ, thì tất cả các mối quan hệ subconcepts
có thể hoặc bị xóa hoặc kết nối lại với các khái niệm khác.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 12
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Trong Hình 2.10 ta thấy nhận thấy có nhiều cách khác nhau để giải quyết
yêu cầu cho việc loại bỏ khái niệm “Student”. Giải pháp đầu tiên (Hình 2.10b)
không chứa bất kỳ mối quan hệ subconcepts của khái niệm “Student”. Giải
pháp thứ hai (xem Hình 2.10c) tất cả các mối quan hệ subconcepts của khái
niệm “Student” được giữ lại và kết nối với khái niệm cha “Person”. Giải pháp
cuối cùng (xem Hình 2.10c) là bảo tồn tất cả các mối quan hệ subconcepts khi
kết nối chúng vào thư mục gốc của hệ thống phân cấp khái niệm.
Mỗi giải pháp này phù hợp với một số tình huống. Ví dụ, giải pháp đầu
tiên rất hữu ích để giữ một ontology càng tối thiểu càng tốt. Giải pháp thứ hai
phù hợp hơn cho việc bảo tồn các thực thể càng nhiều càng tốt. Giải pháp cuối
cùng chỉ giữ lại các thông tin về mối quan hệ subconcepts, có thể thông báo

cho nhà thiết kế ontology về những quyết định trước đó.
Chúng ta thấy rằng đối với một số thay đổi ontology, nó có thể sinh ra
tập các thay đổi bổ sung khác, dẫn đến trạng thái nhất quán cuối cùng của
ontology cũng khác nhau. Như vậy, vai trò của giai đoạn ngữ nghĩa thay đổi
đối với hệ thống tiến hoá ontology giúp cho các nhà thiết kế ontology giải
quyết mọi ảnh hưởng phụ của các thay đổi để hoàn thành sự thay đổi mà họ
nêu ra. Họ có thể đưa ra giải pháp thích hợp cho một yêu cầu muốn thực hiện,
và có khả năng định hướng quá trình này. Để làm được như vậy, nhà thiết kế
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 13
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
ontology phải đưa ra chiến lược tiến hoá (xem 4.1.3), cho phép tùy chỉnh quá
trình phát sinh của các thay đổi bổ sung theo nhu cầu của họ. Theo cách đó,
nhà thiết kế ontology có thể chuyển đổi một ontology với trạng thái nhất quán
mong muốn.
2.4.1.2. Mô tả phương pháp tiếp cận thủ tục
Phương pháp tiếp cận thủ tục được minh họa trong Hình 2.11. Nhà thiết kế
ontology tạo một yêu cầu thay đổi. Yêu cầu này được hình thành trong giai
đoạn miêu tả thay đổi (Hình 2.9) của quá trình tiến hoá ontology và nó bao
gồm một hoặc nhiều thay đổi được hỗ trợ bởi hệ thống tiến hoá ontology. Một
yêu cầu (Hình 2.11) được miêu tả như là một chuỗi các thay đổi ontology.
Chuỗi này thông qua giai đoạn ngữ nghĩa thay đổi trong Hình 2.11. Vai trò
của nó là:

Ngăn ngừa những thay đổi không phù hợp có nghĩa là thay đổi đó sẽ
gây ra mâu thuẫn hay tính không nhất quán.

Đảm bảo tính nhất quán trong trường hợp yêu cầu được áp dụng.
Chuỗi này được xử lý lần lượt, cho đến khi không còn thay đổi nào trong
chuỗi các thay đổi.
Sự ngăn cấm các thay đổi ontology không phù hợp được giải quyết bằng cách

kiểm tra tiền điều kiện. Module phát sinh thay đổi có nhiệm vụ bảo tồn tính
nhất quán. Để bảo tồn tính nhất quán, một chiến lược tiến hoá được áp dụng
có trách nhiệm định hướng làm thế nào để bảo tồn tính nhất quán. Quá trình
này được lặp đi lặp lại cho đến khi tất cả các thay đổi được xử lý. Cuối cùng,
tất cả các thay đổi được xử lý sẽ áp dụng cho ontology . Điều này được thực
hiện bằng cách thông qua các hậu điều kiện của mỗi thay đổi.
Ví dụ phương pháp tiếp cận thủ tục
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 14
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Yêu cầu của người dùng cho việc loại bỏ mối quan hệ instanceOf giữa
thể hiện “SteffenWezler” và khái niệm “BSc Student” từ ontology được hiển
thị ở Hình 2.3, sẽ được xử lý theo cách sau: Đầu vào của giai đoạn ngữ nghĩa
thay đổi, tức là yêu cầu thay đổi RemoveInstanceOf(“SteffenWezler”, “BSc
Student”) – nghĩa là xóa thể hiện SteffenWezler ra khỏi khái niệm BSc
Student. Các tiền điều kiện của việc loại bỏ được thực hiện. Mặt khác, không
có khái niệm nào để đặc tả cho thể hiện “SteffenWezler”, thể hiện
“SteffenWezler” sẽ là một thể hiện mồ côi. Do đó, module phát sinh thay đổi
sẽ tạo ra những thay đổi mới. Cách giải quyết của thể hiện mồ côi
“SteffenWezler” có thể được thực hiện theo hai cách: bằng cách tạo ra thay
đổi RemoveInstance(“SteffenWezler”) – xoá luôn thể hiện SteffenWezler
hoặc thay đổi AddInstanceOf (“SteffenWezler”, “Student”) – thêm thể hiện
SteffenWezler vào khái niệm Student. Vì vậy, một chiến lược tiến hoá đưa
vào là rất cần thiết cho việc kiểm soát làm thế nào để xóa bỏ tính không nhất
quán xảy ra. Trong module phát sinh thay đổi sẽ phát sinh một trong các thay
đổi được đề xuất (ví dụ xóa thể hiện SteffenWezler ra khỏi khái niệm
“Student”). Phần phát sinh này phụ thuộc vào nhu cầu sửa đổi của nhà thiết kế
ontology. Nhưng dù sao đi nữa, việc phát sinh thay đổi đã được xử lý theo
cách tương tự. Quá trình này lặp lại cho các thay đổi được tạo ra, đến khi tất
cả các thay đổi trong danh sách các thay đổi được xử lý. Nếu các thay đổi
được xử lý hết và ontology vẫn còn mâu thuẫn, thì toàn bộ quá trình tiến hoá

được hủy bỏ. Ngược lại, quá trình này sẽ kết thúc bởi việc áp dụng liên tục tất
cả các thay đổi từ danh sách các thay đổi (tức là các thay đổi được yêu cầu và
các thay đổi được tạo ra) cho ontology. Điều này được thực hiện trong
module áp dụng thay đổi.
2.4.1.3. Chiến lược tiến hoá
Các nhà thiết kế ontology mong muốn quản lý các thay đổi không ở trong một
trạng thái nhất quán tùy ý, mà trong một trạng thái nhất quán được thực hiện
bởi một số ràng buộc. Do đó, chiến lược tiến hoá được ra đời để phục vụ cho
mục đích của họ. Chiến lược tiến hoá được phát triển như là một phương pháp
để “tìm” ontology nhất quán đáp ứng nhu cầu của nhà thiết kế ontology.
Chiến lược tiến hoá cố gắng nắm bắt sự đa dạng của cách giải quyết sự tiến
hoá. Tất cả các hệ thống tiến hoá ontology đang tồn tại áp dụng cách giải
quyết tiến hoá riêng của mình. Phương pháp này đơn giản và bất tiện, vì nó
không cung cấp cho các nhà thiết kế ontology cách thích ứng của một
ontology để phù hợp với các ứng dụng riêng lẻ. Vì vậy, chúng ta tiến một
bước xa hơn bằng cách cung cấp một sự lựa chọn linh hoạt của toàn bộ chiến
lược liên quan đến sự thay đổi ontology.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 15
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Để tạo ra các thay đổi bổ sung cho ontology, người ta đưa ra khái niệm đồ thị
phụ thuộc. Để nâng cao tính trừu tượng, người ta miêu tả đồ thị này như là
một ma trận thưa được hiển thị trong Bảng 2.1. Chúng ta gọi nó là ma trận
phụ thuộc.
Các hàng và các cột của ma trận này là dấu hiệu các thay đổi ontology. Nếu
một phần tử của ma trận phụ thuộc có giá trị 0, có nghĩa là một thay đổi Ch
k
được gán với hàng k có thể chưa bao giờ gây ra một sự thay đổi Ch
j
biểu thị
cho cột j. Mặt khác, một thay đổi Ch

k
có thể tạo ra một sự thay đổi Ch
j
khi các
điều kiện được đáp ứng. Các phần tử tương ứng của ma trận phụ thuộc chứa
các điều kiện này. Lưu ý rằng những thay đổi khác nhau (tức là Ch
j
) có thể tạo
ra kết quả tương tự và kết quả này bám sát tính độc lập về mục đích của nó
(tức là sự thay đổi ban đầu Ch
k
).
Định nghĩa 2.3 Sự phát sinh thay đổi được định nghĩa là:
ChangeGeneration: CH

2
CH
,
trong đó mỗi ChangeGeneration(Ch
K
)={Ch
k1
, , Ch
ki
, , Ch
kn
}, được xác
định cho sự thay đổi cụ thể Ch
K
, có thể được áp dụng.

Để cho phép nhà thiết kế ontology thay đổi một ontology theo độ ưu tiên,
chúng ta tìm hiểu một tập các khái niệm sau đây:
Định nghĩa 2.4 RP (Resolution Points) là một tập các điểm giải quyết,
RP={RP
i
/
i=1, ,9} (xem Bảng 2.2), trong đó mỗi điểm giải quyết là một tình
trạng xử lý có thể xảy ra trong việc giải quyết thay đổi.
Định nghĩa 2.5 Chiến lược tiến hoá cơ bản EES (Elementary Evolution
Strategy) là một tập các cách có thể xử lý điểm giải quyết, EES={EES
j
/
j=1, ,23} (xem Bảng 2.2).
Định nghĩa 2.6 Cách giải quyết RW (Resolution Way) là một tập các chiến
lược tiến hoá cơ bản có thể xảy ra cho việc xử lý một điểm giải quyết cụ thể:
RW: RP

2
EES
.
Ví dụ, trong trường hợp điểm giải quyết về việc xử lý các mối quan hệ subconcepts
của một khái niệm C, các tùy chọn (ví dụ như chiến lược tiến hoá cơ bản) có thể là:

Các mối quan hệ subconcepts của C có thể bị xóa.

Các mối quan hệ subconcepts của C có thể được kết nối với các khái niệm
cha của C.

Các mối quan hệ subconcepts của C có thể được kết nối với khái niệm gốc
của hệ thống phân cấp.

HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 16
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Do đó, đối với điểm giải quyết RP1 có ba chiến lược tiến hoá cơ bản (EES1, EES2 và
EES3) được xác định: xoá, kết nối lại với khái niệm cha và kết nối lại với khái niệm
gốc. Chúng tạo thành ba cách giải quyết. Sự tác động của các chiến lược tiến hoá cơ
bản này đối với ontology, cuối cùng được minh họa trong Hình 2.10. Tương tự như
vậy, các chiến lược tiến hoá cơ bản cho tất cả các điểm giải quyết khác cũng có thể
luận ra được.
Các điểm giải quyết có thể xảy ra trong quá trình giải quyết thay đổi và tập các chiến
lược tiến hoá cơ bản liên quan đến mỗi điểm giải quyết được thể hiện trong Bảng 2.2.
Một số điểm giải quyết có thể được đặc trưng cho một sự thay đổi cụ thể; một số trong
chúng có thể được sử dụng trong thời gian giải quyết của nhiều thay đổi.
Để làm rõ ý nghĩa của các điểm giải quyết và các chiến lược tiến hoá cơ bản của
chúng, ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu điểm giải quyết về RP3 chi tiết hơn. Điểm giải quyết
này được xem xét khi mối quan hệ subconcept giữa hai khái niệm cần xóa, như ví dụ
trong Hình 2.12. Để giải quyết việc loại bỏ mối quan hệ subconcept giữa khái niệm
“Child” và khái niệm “Parent” bằng cách giả sử rằng khái niệm “Child” phải được bảo
tồn, có một yêu cầu cần phải giải quyết là làm gì với các thuộc tính được kế thừa thông
qua mối quan hệ subconcept này. Tập các thuộc tính này bao gồm các thuộc tính miền
của khái niệm “Parent” như là “pdC
1
”, …, “pdC
n
”, các thuộc tính vùng của khái niệm
“Parent” như “prC
1
”, …, “prC
m
”, cũng như các thuộc tính mà khái niệm “Parent” thừa
kế từ tất cả các khái niệm cha của nó (xem khái niệm “ParentOfParent” trong Hình

2.12).
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 17
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Bảng 2.1. Các mối quan hệ nhân quả (cause and effect) giữa các thay đổi ontology được tổ chức như là ma trận phụ
thuộc (Dependency matrix). Giá trị x của một phần tử, tức là Dependency[i] [j] = x, chỉ ra rằng việc giải quyết sự
thay đổi liên quan tới các hàng i có thể gây ra sự thay đổi liên quan tới cột j.
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 18
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 19
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
Bảng 2.2 Các điểm giải quyết và các chiến lược tiến hoá cơ bản của chúng
Có ba giải pháp được mô tả bởi các chiến lược tiến hoá cơ bản EES7, EES8 và EES9.
Giải pháp đơn giản nhất để đạt được bằng sự lựa chọn của EES7 là không ảnh hưởng
đến các thuộc tính của mối quan hệ superconcepts. Chiến lược tiến hoá cơ bản EES8
cho phép tất cả thuộc tính (bao gồm cả thuộc tính kế thừa) ảnh hưởng đến khái niệm
có cha thay đổi. Với cách lựa chọn chiến lược tiến hoá cơ bản này, khái niệm “Child”
sẽ là khái niệm miền cho các thuộc tính “pdC
1
”, , “pdC
n
” thừa kế từ khái niệm
“Parent”, và khái niệm “Child” cũng sẽ là khái niệm miền cho các thuộc tính
“pdP
1
”, , “pdP
k
” thừa hưởng từ khái niệm “ParentOfParent”. Tương tự, khái niệm
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 19
Báo cáo Biểu diễn tri thức và ứng dụng GVHD: PGS. TS. Đỗ Văn Nhơn
“Child” sẽ là khái niệm vùng cho các thuộc tính “prC

1
”, , “prC
m
” thừa kế từ khái
niệm “Parent” hoặc “Child” cũng sẽ là khái niệm vùng cho các thuộc tính “prP
1
”, ,
“prP
l
” thừa hưởng từ khái niệm “ParentOfParent”. Giải pháp thứ ba được miêu tả bởi
chiến lược tiến hoá cơ bản EES9 chỉ ảnh hưởng các thuộc tính của khái niệm cha trực
tiếp. Bằng việc thông qua chiến lược tiến hoá cơ bản này, khái niệm “Child” chỉ gắn
liền với các thuộc tính “pdC
1
”, , “pdC
n
” như là khái niệm miền và với các thuộc
tính “prC
1
”, , “prC
m
” như là khái niệm vùng.
Định nghĩa 2.7 Chiến lược tiến hoá ES (Evolution Strategy) được định nghĩa là:
ES={(x, y) /x

RP

y

RW(x)}

theo các điều kiện sau đây:
Điều kiện 1:

(x, y)

ES
¬∃
z

RW(x) \{y} (x, z)

ES
Điều kiện 2: /ES/ = /RP/
Một chiến lược tiến hoá xác định cách thức giải quyết các thay đổi cơ bản. Nó là một
tập các cặp lệnh, nơi mà mỗi cặp bao gồm một điểm giải quyết và chiến lược tiến hoá
cơ bản được xác định cho điểm giải quyết. Điều kiện 1 yêu cầu cho mỗi điểm giải
quyết chỉ có một chiến lược tiến hoá cơ bản được quy định, trong khi điều kiện 2 yêu
cầu tất cả các điểm giải quyết được đưa vào tính toán.
Vì vậy, để giải quyết sự thay đổi, quá trình tiến hoá cần phải xác định các câu trả lời
ở nhiều điểm giải quyết – các điểm rẽ nhánh trong quá trình giải quyết thay đổi nhận
một đường đi khác nhau sẽ tạo ra kết quả khác nhau. Mỗi câu trả lời có thể xảy ra tại
mỗi điểm giải quyết là một chiến lược tiến hoá cơ bản. Cách giải quyết chung bao
gồm một tập các chiến lược tiến hoá cơ bản, mỗi khi đưa ra câu trả lời cho một điểm
giải quyết, là một chiến lược tiến hoá. Nó được sử dụng để tùy chỉnh quá trình tiến
hoá ontology. Chúng ta gọi quá trình này - quá trình tiến hoá ontology theo định
hướng bởi người dùng, trong đó người dùng là nhà thiết kế ontology có thể chỉ định
một chiến lược tiến hoá để biến đổi cho phù hợp với sự tiến hoá ontology theo nhu
cầu của họ. Mối quan hệ giữa các khái niệm được thể hiện trong Hình 2.13. Các điểm
giải quyết và các chiến lược tiến hoá cơ bản của chúng bao gồm tất cả các cách có thể
xảy ra mà nhà thiết kế ontology có thể chọn lựa để thay đổi ontology.

Để đưa ra một tập các điểm giải quyết trong chiến lược tiến hoá, đầu tiên chúng ta
phải xem xét các loại thay đổi có thể áp dụng cho ontology. Tiếp theo, phân tích các
kết quả của mỗi thay đổi trên ontology. Chúng ta cô lập các thay đổi có thể gây ra cú
pháp không nhất quán, và các thay đổi này không được áp dụng (ví dụ, thay đổi
AddSubConcept không được phép áp dụng nếu nó tạo ra các chu trình trong hệ thống
phân cấp). Với mỗi cách giải quyết cụ thể, chúng ta xác định một chiến lược tiến hoá
cơ bản. Với mỗi thay đổi cơ bản, chúng ta xác định một thủ tục có chứa các điểm giải
quyết gặp phải trong quá trình giải quyết thay đổi. Mỗi điểm giải quyết tiêu biểu cho
một điểm rẽ nhánh, và mỗi chiến lược tiến hoá cơ bản tiêu biểu cho một nhánh có thể
HVTH: Phạm Ngọc Giàu_ CH1101080 Trang 20

×