MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH
Bước vào thế kỷ 21, đất nước ta trên đường hội nhập và phát triển mạnh mẻ,
cùng với tác động nề kinh tế thị trường, cuộc sống người dân được nâng lên rõ nét;
việc phân hoá và khoảng cách giữa - nghèo giàu ngày càng xa, cuộc sống của một
bộ phận người dân gặp không ít khó khăn. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến một số học
sinh có hoàn cảnh sống khó khăn, một phần do mưu sinh vì cuộc sống thiếu sự quan
tâm đến con em làm cho một bộ phận học sinh la cà lêu lõng việc học dẫn đến học
yếu và bỏ học.
Hiện nay chính sách xóa đói giảm nghèo được chính phủ, lãnh đạo các cấp
đặc biệt quan tâm giúp đỡ, công tác xã hội từ thiện được nhiều nhà hảo tâm chú ý và
phát triển mạnh ở mọi nơi…
Đề tài được nghiên cứu phương pháp thực hiện trong 4 năm qua, rút kinh
nghiệm, khắc phục những hạn chế và bất cập để áp dụng năm học 2010-2011.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trẻ em là niềm hy vọng, là tương lai của dân tộc. Trẻ em được sống và lớn
lên trong tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ, người thân, của thầy cô và mọi
người. Trẻ em được học hành đến nơi đến chốn sẽ là niềm hạnh phúc của gia đình
của cộng đồng và của nước nhà. Thế nhưng trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác
nhau; không ít trẻ em không được sống chung với cha mẹ, không được học hành đến
nơi đến chốn, không ít trẻ em không có điều kiện học tập, phải bỏ học giữa chừng để
lao vào công cuộc mưu sinh.
Từ thực tế đó, với trách nhiệm của một người làm công tác thiếu nhi, bản
thân tôi rất quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong công tác của
mình, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay; để giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có
1
hoàn cảnh khó khăn góp phần cùng mọi người, dạy các em trở thành những người
công dân có ích cho gia đình và xã hội sau này. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề
tài này.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Học sinh trung học cơ sở.
Phạm vi nghiên cứu: Trường Trung học cơ sở Thị
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình hình học sinh
nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học cần được giúp đỡ.
Những biện pháp đã tổ chức tại đơn vị để giáo dục, giúp đỡ các em, tạo điều
kiện cho các em tiếp tục học tập tốt hơn. Góp phần từng bước thực hiện hoàn thiện
các tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện”, đồng thời góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục, đào tạo.
Thực hiện tốt chương trình “3 đủ”, tìm cách giúp cho 100% các em đủ ăn, đủ
mặc, đủ đồ dùng học tập.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trong thời gian “Phong trào thi đua xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực” phát triển rộng rãi trên toàn quốc.
Điều tra thống kê chặt chẽ hoàn cảnh, điều kiện sống của các em có hoàn cảnh
khó khăn. Bên cạnh, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện đạo đức tác phong, tinh
thần thái độ tham gia các hoạt động tập thể của các đối tượng nghèo, khó khăn.
Đề tài đã rút kinh nghiệm và áp dụng trong 2 năm, 2009-2010 và 2010-2011;
các em nghèo và các em có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ, trợ cấp 100%; thực
hiện tốt chương trình “Ba đủ” cho tất cả học sinh toàn trường.
PHẦN NỘI DUNG
2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nghị quyết trung ương Đảng lần 2 khóa VIII khẳng định : “Cùng với khoa
học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài … ”. Đại hội VIII đã đặt phát triển giáo dục
thành một trong mười một chương trình phát triển kinh tế, xã hội và xác định rõ mục
tiêu : “Nâng cao mặt bằng dân trí, bảo đảm những tri thức cần thiết để mọi người gia
nhập cuộc sống xã hội và kinh tế kịp tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước”.
Trước lúc đi xa, trong di chúc có đoạn Bác căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Nghị quyết 10 của ban chấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII và Chỉ thị số
02/CT-TTg của thủ tướng chính phủ năm 2001 về tăng cường chăm sóc trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 2001-2010.
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu
nhi Tỉnh Bến tre giai đoạn 2007- 2012 là “chăm lo, tạo điều kiện cho thanh thiếu
nhi phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, góp phần bồi dưỡng
nguồn nhân lực trẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển tỉnh Bến Tre trong
giai đoạn mới” (Trích Văn kiện đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh Tỉnh Bến Tre- lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2007- 2012).
Hiện nay chính phủ, chính quyền các cấp quan tâm đặc biệt công tác xóa đói
giảm nghèo, có nhiều chế độ ưu đãi cho người nghèo nhằm thực hiện mục tiêu “Dân
giàu nước mạnh”.
Vì thế, tất cả các hoạt động của nhà trường đều phải hướng vào mục tiêu là
vừa dạy chữ vừa dạy người giúp các em phát triển toàn diện Đức- Trí- Thể- Mỹ.
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008-2012. Nhằm thực hịên mục tiêu Giáo dục, đào tạo
thế hệ trẻ, chủ nhân của đất nước tương lai, đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp
của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an
3
toàn, thân thiện, hiệu quả đáp ứng nhu cầu chung cho xã hội. Phát huy tính chủ động
tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động đem lại hiệu quả. Duy
trì sĩ số lớp, hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học là một trong những tiêu chí của phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó, hoạt động
Đội của nhà trường có một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và nâng cao
hiểu biết cho các em. Làm tốt vai trò tập hợp giáo dục thiếu nhi, giúp sức cho các
em được trưởng thành và trở thành một người công dân có ích là một nhiệm vụ vẽ
vang của người Thầy, trong đó, người giáo viên Tổng Phụ Trách Đội đóng một vai
trò rất quan trọng. Thế nhưng, trong điều kiện hiện nay, không ít trẻ em chưa được
học hành đến nơi đến chốn, một số học sinh còn rất nhỏ nhưng sớm trở thành những
người lao động chính của gia đình, nhiều em sớm lao vào cuộc mưu sinh, sớm rời xa
ghế nhà trường
Xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng. Hiện
nay cả nước đang tiến hành Công Nghiệp hoá hiện đại hoá, với mục tiêu: “Nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài” cho thế kỷ XXI. Do đó việc ngăn chặn
học sinh bỏ học để duy trì tốt sĩ số, nhằm thực hiện tốt và duy trì công tác Phổ cập
trung học cơ sở làm nền tảng vững chắc tiến tới phổ cập bậc trung học là yêu cầu to
lớn mà ngành giáo dục đảm nhiệm, tiến tới .
II. THỰC TRẠNG
Hiện nay đất nước ta đã và đang hội nhập với quốc tế ngày càng rộng trên
nhiều lĩnh vực và là nước đang phát triển mạnh, việc phân hoá và khoảng cách giữa
nghèo giàu ngày càng xa, cuộc sống của một bộ phận người dân gặp không ít khó
khăn. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến một số học sinh có hoàn cảnh sống khó khăn,
một phần do mưu sinh vì cuộc sống thiếu sự quan tâm đến con em làm cho một bộ
phận học sinh la cà lêu lõng việc học dẫn đến học yếu và bỏ học.
Trường Trung học cơ sở Thị Trấn 1 nằm ở trung tâm Thị trấn Mỏ cày huyện
Mỏ Cày Nam, nhưng học sinh cư trú trên địa bàn rộng (các xã vùng ven, vùng xa)
kinh tế nông nghiệp là chính, cho nên bên cạnh những hộ gia đình khá giả còn
4
không ít gia đình điều kiện kinh tế rất khó khăn. Học sinh ngoài việc đi học, khi về
nhà còn phải phụ giúp gia đình kiếm sống, có những em phải bỏ học theo gia đình đi
làm ăn xa, bỏ học vì kinh tế khó khăn.
Hàng năm số lượng học sinh diện hộ nghèo, diện hoàn cảnh kinh tế khó khăn
rất cao, tỉ lệ khoảng 15%, qua thống kê hàng năm còn lưu lại:
- Năm học 2006-2007: 126 em/1046 học sinh
- Năm học 2007-2008: 165 em/959 học sinh.
- Năm học 2008-2009: 138 em/997 học sinh.
- Năm học 2009-2010: 145 em/936 học sinh.
- Năm học 2010-2011: 152 em/938 học sinh.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH VÀ KẾT QUẢ
Từ thực tế như đã trình bày trên đây, nhà trường luôn quan trăn trở trước
những tình cảnh của một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nghiên cứu và tìm cách
để giúp đở các em góp phần giảm bớt khó khăn hiện tại, yên tâm tiếp tục học. Ban
Giám hiệu trường luôn quan tâm và chỉ đạo các lực lượng giáo dục phối hợp nhất là
giáo viên chủ nhiệm theo dõi chặt chẽ hoàn cảnh, điều kiện sống, tác phong, hành vi
đạo đức của học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân
sâu sát để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, phù hợp.
Để làm tốt công tác giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học thì tất cả Cán bộ Giáo
viên nhất là đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu sâu sát thực tế hòan cảnh
của học sinh, từ đó có cơ sở đề xuất với nhà trường trợ cấp giúp đỡ. Không phải
điều tra qua các em thông tin trong lý lịch, mà cần phải tìm hiểu sâu sát thực tế qua
bạn bè trong lớp, thông tin từ chính quyền cơ sở, có nhiều trường hợp phải đi xác
minh thực tế ở địa phương, có trường hợp xa trường trên 5 km, 7 km.
Bên cạnh, công tác tuyên truyền giáo dục trong nhà trường và tuyên truyền
vận động các lực lượng trong xã hội được chú trọng như: Công tác tuyên truyền vận
động trong các kỳ Đại hội Cha mẹ học sinh để họ nắm được các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch của nhà trường, khơi dậy lòng nhân ái tạo sự
5
đồng thuận cao trong nhận thức và hành động đối với công tác giúp đỡ học sinh
nghèo.
Quá trình thực hiện từng bước như sau:
1. Điều tra thống kê
Ngay từ khi khai giảng năm học, công tác tìm hiểu và điều tra thống kê được
thực hiện cùng với các hoạt động dạy và học, nắm chắc chắn số lượng đối tượng,
hoàn cảnh gia đình, địa chỉ, các chi tiết cần thiết khác như học lực hạnh kiểm. Các
lực luợng phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu thống kê, lập
danh sách tất cả học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn,
học sinh có nguy cơ bỏ học, các đối tượng chính sách, lập thành sổ theo dõi, phân
loại đối tượng, chủ yếu là hoàn cảnh và học lực báo cáo cho Tổng phụ trách tổng
hợp lập sổ quản lý chung toàn trường, (có đầy đủ chứng từ, xác nhận của địa
phương). Từng lúc sẽ bổ sung thêm các đối tượng phát sinh để kịp thời làm hồ sơ
nhận học bổng khi có yêu cầu cấp bách từ các nguồn tài trợ.
Năm học 2006-2007: 126 em/1046 học sinh
Năm học 2007-2008: 165 em/959 học sinh.
Năm học 2008-2009: 138 em/997 học sinh.
Năm học 2009-2010: 145 em/936 học sinh.
Năm học 2010-2011: 152 em/938 học sinh.
Trên cơ sở đó tôi phân loại theo học lực, theo diện nghèo hoặc khó khăn từ đó
xây dựng kế hoạch giúp đỡ các em trong năm học. Tiếp theo là kế hoạch vận động
các nguồn lực trong và ngoài nhà trường.
2. Vận động trong học sinh gây quỹ giúp bạn nghèo
a) Đối với từng lớp
Phát động phong trào “Tự giúp bạn nghèo trong lớp” bằng nhiều hình thức
như tặng tập vỡ, quần áo thể dục, đóng tiền học phí, bảo hiểm tai nạn, … gắn liền
với phong trào thi đua hàng tuần mỗi trường hợp được cộng thêm 10 điểm (năm học
2007-2008), cộng 20điểm (năm học 2008-2009, 2009-2010 và năm 2010-2011).
6
Phong trào này được giáo viên chủ niệm và học sinh toàn trường quan tâm hưởng
ứng rất nhiệt tình, các em ý thức biết vận động giúp bạn khi gặp khó khăn cụ thể:
Năm học 2006-2007: có tất cả 74 học sinh được giúp đở gồm: 105 tập, 18
quyển sách các loại, 43 bút các loại, 2 bộ đồ thể dục, 6 suất bảo hiểm tai nạn, 11 suất
học phí, … tổng kinh phí 957.500 đồng. Đặc biệt tập thể lớp 9
6
, phụ huynh học sinh
của lớp 9
6
, giáo viên chủ nhiệm vận động trong lớp giúp 1 em học sinh có hoàn
cảnh khó khăn: 650.000đồng.
Năm học 2007-2008: có tất cả 131 học sinh được giúp đở gồm: 175 tập, 28
quyển sách các loại, 87 bút các loại, 12 bộ đồ thể dục, 5 suất bảo hiểm tai nạn, 17
suất học phí, … tổng kinh phí 1.069.500đđồng.
Năm học 2008-2009: có tất cả 147 em được các lớp giúp đở: 192 tập, 72 bút,
5 áo thể dục, 2 suất bảo hiểm, 5 suất học phí … tổng kinh phí khoảng 990.500đồng.
Năm học 2009-2010: có tất cả 179 lượt học sinh nghèo, khó khăn được giúp
đỡ bằng các hiện vật như tập, bút, sách và đồ dùng học tập, …tổng kinh phí trên 1
triệu đồng. Năm 2010-2011, 152 em được giúp đỡ tiền, tập, bút, áo, gạo,…. Đặc biệt
lớp 7/6 vận động giúp cho 1 em bị tai nạn (gãy tay) với số tiền 1 triệu đồng, 1 học
sinh lớp 7/2 (bệnh nặng, nằm viện Nhi đồng 2) với số tiền 500 000đ để vượt qua khó
khăn.
b) Đối với nhà trường
Bên cạnh công tác tuyên truyền đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài
trường về công tác chăm sóc giáo dục trẻ em, nhà trường tuyên truyền giáo dục cho
học sinh chương trình “Vòng tay bè bạn”; “Tinh thần tương thân tương ái”; “Lá lành
đùm lá rách”; “Giúp bạn đến trường - Cùng hướng đến tương lai”; tinh thần đoàn
kết thương yêu giúp đở lẫn nhau, thông qua công tác Đội, hoạt động ngoại khóa,
ngoài giờ, công tác chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, phát thanh măng non,
…Vận động gây quỹ vì bạn nghèo: Phát động tất cả học sinh toàn trường tham gia
bằng hình thức nhịn quà bánh đóng góp mỗi em ít nhất 1000 đồng giúp bạn khó
khăn hàng năm.
7
Năm học 2006-2007: Tổng cộng 3.259.700 đồng, trong đó vận động quỹ vì
bạn nghèo 929.000đ, quỹ tình thương 300.000đ, Hội liên hiệp Phụ nữ Thị trấn cấp
1.000.000đ , các nguồn tiết kiệm khác 1.030.700đ.
Năm học 2007-2008: Tổng cộng 2.000.700đ, trong đó vận động quỹ vì bạn
nghèo 964.400đ, Hội đồng đội huyện cấp 200.000đ, 1 học sinh lớp 9 tặng 100.000đ,
các nguồn tiết kiệm khác 736.300đ.
Năm học 2008-2009: Vận động quỹ vì bạn nghèo tổng cộng 1.800.500đ, các
nguồn tiết kiệm khác 750 000đ.
Năm học 2009-2010: Vận động quỹ vì bạn nghèo được 853 000đ, các nguồn
tiết kiệm khác 630 000đ.
Năm học 2010-2011: Vận động quỹ vì bạn nghèo được 959 000đ, các nguồn
tiết kiệm khác 590 000đ.
3. Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
Phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị nhà trường vận động các
mạnh thường quân, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học và các nguồn tài
trợ khác hổ trợ giúp học sinh khó khăn, cấp học bổng cho học sinh nghèo học giỏi,
kết quả:
*Năm học 2006- 2007
Có tất cả là 185 trường hợp được trợ cấp với tổng số tiền là 5 700 000đ và
1.610.000 quyển tập.
*Năm học 2007- 2008
Có tất cả 265 trường hợp được nhận trợ cấp với tổng số tiền là
13 204 000đ, 1 xe đạp và 1460 quyển tập.
*Năm học 2008- 2009
Có tất cả 150 trường hợp được nhận trợ cấp với tổng số tiền là 25
630 000đ, và 1550 quyển tập.
*Năm học 2009-2010
Có tất cả 245 lượt học sinh nghèo được giúp đỡ
8
TT Nguồn tài trợ Học phẩm Số HS Tổng số
1 Quỹ Bảo trợ trẻ em nghèo tỉnh 400 000 2 800 000
2 Quỹ Bảo trợ trẻ em nghèo F 7 Thị xã 600 000 2 1 200 000
3 Hội khuyến học Thị Trấn 12 000 000 +
480 tập
24 12 000 000
1 200 000
4 Vinaphone 500 000 1 500 000
5 Đài tryền hình Đồng Nai 1Xe đạp+20tập 1 600 000
6 Hội LHPN ThịTrấn 4 Xe đạp 4 2 400 000
7 Anh Nguyễn văn Tiến, Thị Trấn 1 Xe đạp 1 600 000
9 Hội khuyến học Thị Trấn 140 Tập+quà 14 1 120 000
10 Ngân hàng Đại Tín Long An 140 Tập 28 700 000
11 Cô Võ Thị Chuộng 200 tập 20 500 000
12 Chi cục thuế 400 tập 40 1 000 000
13 Ban Đại diện CMHS trường 3 306 000 65 3 306 000
14 Quỹ HS nghèo của trường 200 000 1 200 000
15 Quỹ HS nghèo của trường 300 tập 30 750 000
16 Chương Trình hàng việt về nông thôn Quà 10 1 000 000
17 Chương trình thắp sáng ước mơ TV 1 100 000đ 1 100 000
18 Chương trình thắp sáng ước mơ của
tỉnh đoàn
3 000 000đ 1 3 000 000đ
TỔNG CỘNG 17 006 000đ,
6 xe đạp,
1680 tập
245
30 976 000
đồng
* Năm học 2010-2011
Có tất cả 152/152 học sinh nghèo, khó khăn được nhận trợ cấp: Qua học kỳ I,
được sự quan tâm của các ngành, các cấp, mạnh thường quân, Ban đại diện cha mẹ
học sinh và Hội khuyến học đã giúp cho 152/152 em học sinh nghèo của trường
tổng cộng: 1476 quyển tập, 192 cây bút, 13 850 000đồng, 70 kg gạo, 8 chiếc áo.
PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
9
Muốn thực hiện tốt công tác chăm sóc giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
- Tham mưu tốt với lảnh đạo nhà trường, tuyên truyền vận động trong Hội
đồng sư phạm, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và lực lượng học sinh toàn trường về
mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động để được hỗ trợ nhiệt tình.
- Bản thân mình phải có lòng nhân hậu, phải biết hy sinh, chịu khó, có tinh
thần trách nhiệm, kiên nhẫn tổ chức vận động bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc
gián tiếp qua nhiều trung gian, nhưng phải liên tục dài hạn mới duy trì được nhiều
năm.
- Vận động rộng rãi các nhà mạnh thường quân, các nhà hảo tâm khắp nơi
bằng nhiều hình thức và nhiều lực lượng tham gia với tinh thần trách nhiệm cao
bằng tâm huyết của mình.
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc điều tra, thống kê và
xét chọn đối tượng công minh, công bằng, phù hợp với thực tế vì giáo viên chủ
nhiệm là người gần gũi, nắm vững cơ bản hoàn cảnh cụ thể của học sinh.
- Kết hợp chặc chẽ ba môi trường giáo dục.
- Chuẩn bị tốt danh sách các đối tượng, có phân loại học lực, hạnh kiểm, hoàn
cảnh gia đình thật cụ thể, chính xác và hồ sơ cần thiết như chứng nhận hộ nghèo,
khó khăn (có xác nhận của địa phương) … Đảm bảo kịp thời khi có nguồn tài trợ,
nhất là các trường hợp báo cáo gấp trong ngày.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Công tác giúp đỡ học sinh nghèo là một công tác xã hội từ thiện thể hiện lòng
nhân ái cao cả của con người, là truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam. Hiện
nay được các cấp các ngành quan tâm đồng thời có nhiều chế độ ưu đải, nhiều nhà
hảo tâm hỗ trợ nhằm góp phần trong công tác đào tạo nhân tài cho đất nước trong
tương lai. Công tác này vừa có ý nghĩa giúp các em vượt qua khó khăn trước mắt,
đống thời mang ý nghĩa chiến lược của Đảng và nhà nước ta trong tương lai xây
dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội.
10
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, giúp đỡ học sinh nghèo có
hoàn cảnh khó khăn nói riêng của nhà trường đem lại hiệu quả như trên là nhờ vào
sự quan tâm lảnh chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, các tổ chức trong hệ thống chính trị
nhà trường đặc biệt là sự kết hợp có trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
lớp. Sự thành công đó góp phần giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, duy trì thành quả phổ
cập, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, hoàn thành mục tiêu đào
tạo nhân lực, chủ nhân tương lai của đất nước.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI
Trên đây là một số giải pháp giúp đỡ các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn
cảnh khó khăn đã thực hiện với kết quả như trình bày. Kết quả đạt được không của
cá nhân mà là sự cộng tác, phối hợp có trách nhiệm của tất cả thành viên Hội đồng
sư phạm nhà trường trong đó tôi chỉ là người tham mưu đề xuất giải pháp và tiến
hành thực hiện.
Những giải pháp trên tuy có đơn giản nhưng muốn đạt được 100% đòi hỏi
mỗi chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm cao, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời, kiên
nhẫn, và phải liên tục.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: không
Trên đây là một số giải pháp giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh
khó khăn của trường trong 4 năm qua, rất mong các tổ chức, cán bộ giáo viên góp ý
thêm để rút kinh nghiệm và áp dụng trong những năm học kế tiếp đạt hiệu quả cao
hơn.
11
Tài liệu tham khảo
- Di chúc của Bác Hồ.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.
- Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Các văn bản chỉ đạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- Học
sinh tích cực”.
- Các văn kiện Đại hội Đoàn Thanh Niên công sản Hồ Chí Minh tỉnh Bến Tre.
12
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh trang 1
II. Lý do chọn đề tài trang 1
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu trang 2
IV. Mục đích nghiên cứu trang 2
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu trang 2
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận trang 3
II. Thực trạng trang 4
III. Các biện pháp tiến hành và kết quả trang 5
1. Điều tra thống kê trang 6
2. Vận động trong học sinh gây quỹ giúp bạn nghèo trang 6
3. Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục trang 8
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm trang 10
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm trang 10
III. Khả năng ứng dụng, triển khai trang 11
IV. Những kiến nghị đề xuất trang 11
Tài liệu tham khảo trang 12
Mục lục trang 13
13