Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn một số GIẢI PHÁP GIÚP đở học SINH CHƯA HOÀN THÀNH học tốt môn TOÁN lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 33 trang )

PHÒNG GDĐT CHÂU PHÚ
TRƯỜNG TH A ĐÀO HỮU CẢNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Châu Phú, ngày 18 tháng 12 năm 2018

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP ĐỞ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH
HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ:
- Họ và tên:

VÕ VĂN TỐT

- Ngày, tháng, năm sinh:

20/06/1967

Nam

- Nơi thường trú: Ấp Hưng Lợi, xã Đào Hữu Cảnh,huyện Châu Phú,tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác:

Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh

- Chức vụ hiện nay:

Giáo Viên lớp 2


- Lĩnh vực công tác:

Giáo dục Tiểu học

II.SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
Thuận lợi, khó khăn:
a) Thuận lợi:
- Đội ngủ CB-GV-NV trẻ, khoẻ tay nghề vững vàng, năng động trong công tác,
đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Đội ngủ CB-GV được tập huấn về chuẩn kiến thức kỹ năng, kỹ năng sống, thí
nghiệm ảo…
b) Khó khăn :
Một bộ phận phụ huynh làm ăn xa nhà để con lại cho nội,ngoại chăm sóc nên sự
quan tâm đối với những em này chưa thường xuyên nên dẫn đến khả năng tiếp thu kiến
thức không bằng các bạn.
-Học sinh có xu hướng theo cha mẹ đi Bình Dương,TPHCM trong các dịp lễ
tết,nghỉ hè.
-Trường có nhiều điểm nên cảnh quan nhà trường chưa hoàn thiện nhất là hàng rào
cây xanh,sân chơi bãi tập còn hạn chế.
1


-Kinh tế một vài giáo viên chưa đảm bảo cuộc sống nên trong quá trình giảng dạy
chưa thật sự hết lòng vì học sinh.Tuy nhiên đã được cải thiện qua hàng năm.
Từ những điểm yếu trên dẫn đến kết quả là chất lượng giáo dục nhà trường chưa đạt được
như mong muốn của ngành,trường còn nằm ở mức trung bình so với mặt bằng chung của
huyện về chất lượng giáo dục

-TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: PHƯƠNG PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH
CHƯA HOÀN THÀNH HỌC TỐT


MÔN TOÁN LỚP 2

- LĨNH VỰC: GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP (GIẢNG DẠY)
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN:
Trong những năm qua,toàn Đảng,toàn dân hay toàn xã hội đang quan tâm rất
nhiều đến tình hình học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của các trường.Với
nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo của ngành giáo dục làm sao nâng cao được chất
lượng học tập của học sinh,phòng chống các bệnh tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục.
Đã có nhiều văn bản hướng dẫn và chỉ đạo khắc phục tình trạng học lên lớp non
hay ngồi sai lớp.Nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực, không để học sinh bên lề lớp học.
Chúng ta phải nhìn nhận một quy luật tất yếu là: Học sinh có học lực chưa hoàn
thành thì dẫn đến việc chán học rồi bỏ học.Nếu một lớp học có nhiều học sinh chưa
hoàn thành thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của một trường;một huyện
có nhiều trường có học sinh chưa hoàn thành thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo
dục của một huyện;…... Vậy tương lai của đất nước chúng ta sẽ ra sao? Từ đó, qua
nhiều năm giảng dạy và đúc kết được một số kinh nghiệm khắc phục tình trạng chưa
hoàn thành của học sinh. Đó là " Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành
học tốt môn toán lớp 2".
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Hiện nay, tôi đang công tác tại Đào Hữu Cảnh là một xã vùng trong,vẫn còn là
một vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống nhân dân ở đây còn quá nhiều khó khăn, do lo
toan cuộc sống mà nhiều phụ huynh đã phó mặc việc học tập của con em họ cho giáo
viên đứng lớp chúng tôi.Họ không cần quan tâm con em mình học tập như thế nào? Đó
là vấn đề đưa đến tình trạng học chưa hoàn thành của học sinh, đặc biệt là học sinh ở
lớp 2. Các em còn nhỏ, không được sự nhắc nhở của gia đình, các em ham chơi, hay
nghỉ học, hay không chịu tự rèn luyện thêm ở nhà thì lẽ đương nhiên là các em sẽ trở
thành học sinh chưa hoàn thành.

Là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 2, tôi thật vất vả với tình trạng học chưa
hoàn thành của học sinh. Học lớp 2 rồi mà vẫn còn một số em chưa biết đọc, tính toán
2


còn phải đếm từng ngón tay, từng que tính mà vẫn tính say, bảng cộng, trừ thì không
thuộc, bảng nhân, chia còn lẫn lộn,…. Những điều đó là vấn đề rất nan giải, vì với
trình độ như thế làm sao các em có thể tiếp thu được những kiến thức cần thiết của lớp
3. Đó là trăn trở khiến tôi thường xuyên suy nghĩ và trong đầu luôn luôn đặt câu hỏi “
Làm như thế nào đây để lớp của mình không có học sinh chưa hoàn thành ở cuối
năm ?”
Học sinh lớp hai các em còn rất nhỏ, cần sự hướng dẫn,dìu dắt dạy dỗ của
những người lớn.Trong đó, cha mẹ là những người gần gũi nhất. Nhưng đối với học
sinh lớp tôi thì có rất nhiều cha mẹ các em thiếu quan tâm, trình độ học vấn của họ còn
rất thấp hay không biết chữ; một số gia đình gửi con em của mình sống với ông bà để
đi làm mướn ở xứ xa,… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em
rất nhiều.
1.1/Số liệu:
Để khắc phục tình trạng này, vào đầu các năm học, tôi thường xuyên khảo sát
tình hình học tập của học sinh lớp 2 để xem chất lượng học tập của các em như thế nào
để có kế hoạch cụ thể, thích hợp nhằm giúp đỡ các em học sinh chưa hoàn thành tiến
bộ.Tôi thấy các em chưa hoàn thành thường tập trung nhiều ở môn Toán. Kết quả cụ
thể như sau :
Năm học
2014 - 2015
2015-2016
2016- 2017

Sỉ số


SL HS CHT

TL %

28
29
29

Toán
6
5
4

21, 4 %
17,24 %
13,79%

Đây là những con số không hề nhỏ đối với một lớp học so với tỉ lệ học sinh lưu
ban và bỏ học theo kế hoạch 54 của UBND Huyện châu phú tỉ lệ lưu ban là 3% và bỏ
học 2% Đây là con số đáng báo động, tỉ lệ lưu bang rất cao.Vậy nguyên nhân của thực
trạng này là gì?
1.2/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hoàn thành
- Các em chưa có ý thức tự học, còn ham chơi mà gia đình thiếu quan tâm đến
việc học của các em.
- Phương pháp giảng dạy, giáo dục của giáo viên chưa phù hợp với đối tượng
học chưa hoàn thành nên các em không tiếp thu bài kịp. Và cá biệt còn vài học sinh
không đi học đều nên tiếp thu bài không kịp. Từ đó dẫn đến các em bị hỏng kiến thức.
- Nền nếp học tập chưa tốt, các em còn lơ là trong học tập ảnh hưởng đến việc
tiếp thu bài của các em.
- Giáo viên chưa đầu tư cho việc soạn giảng sao cho phù hợp với đối tượng học

sinh chưa hoàn thành.
- Học sinh chưa thấy hứng thú khi đến trường.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
3


Hiện nay tình hình học tập của học sinh có dấu hiệu đi xuống, qua các lần khảo
sát chất lượng đầu năm, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành rất nhiều, đây là vấn đề bức xúc
của nhiều lớp, nhiều trường kể vùng thuận lợi lẫn vùng khó khăn đều có học sinh chưa
hoàn thành. Trong đó, học sinh chưa hoàn thành môn Toán chiếm tỉ lệ khá cao. Nguyên
nhân của tình trạng trên thì có rất nhiều nhưng chủ yếu là do các em bị hỏng kiến thức
từ lớp dưới cụ thể là Toán lớp 2. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng học sinh
chưa hoàn thành Toán nói chung và học sinh chưa hoàn thành môn Toán lớp 2 nói
riêng là vấn đề đang được rất nhiều trường quan tâm và đã đề ra rất nhiều phương pháp
nhằm khắc phục tình trạng học sinh chưa hoàn thành, để nâng cao chất lượng giáo dục
môn Toán nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng. Thế nhưng kết quả đạt được chưa
đáp ứng được yêu cầu của ngành đề ra. Do đó việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là
tìm ra một biện pháp thích hợp nhất để giúp đỡ cho các em chưa hoàn thành học
tốt môn Toán lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của ngành giáo dục cũng như nhu cầu chung của toàn xã hội.
Trong đề tài này chỉ nghiên cứu về cơ sở lí luận, nhận thức, biện pháp và cách
làm của bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 2, góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm
của người làm công tác dạy học ở Tiểu học. Địa điểm nghiên cứu trường Tiểu học A
Đào Hữu Cảnh. Thời gian nghiên cứu trong các năm học 2014 - 2016 và nữa đầu năm
học 2017-2018.
Qua kinh nghiệm rút ra từ nhiều năm giảng dạy lớp 2, từ những thành công và
hạn chế của những người đi trước; đồng thời nhờ vào sự tích cực tìm tòi những biện
pháp sáng tạo phù hợp với lớp, với trường, mà nhiều năm trở lại đây các lớp tôi chủ
nhiệm đã có nhiều thành tích cao như: Lên lớp và duy trì sĩ số 100%, cuối năm không
có học sinh chưa hoàn thành; các em bước tiếp vào lớp 3 thật vững chắc và tự tin.

Đó là nhờ những năm qua, tôi luôn theo dõi và tận tình hướng dẫn cho các em
học theo phương pháp mới. Tôi nhận thấy chương trình Toán lớp 2 các em thường
vướng mắc ở các chương: “ Phép cộng có nhớ, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100,
tìm một thành phần của phép cộng, trừ, nhân, chia( tìm x ), giải toán có lời văn, …
”. Tôi đã áp dụng một số biện pháp để giúp các em chưa hoàn thành học tốt hơn trong
quá trình học tập. Qua thực nghiệm, các em có tiến bộ và có kết quả khả quan ở cuối
năm. Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn viết cho mình sáng kiến kinh nghiệm
với đề tài : “PHƯƠNG PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH HỌC
TỐT MÔN TOÁN LỚP 2 ”. Đề tài này nhằm để góp phần nâng cao chất lượng môn
Toán ở lớp tôi nói riêng và của khối 2 nói chung, đồng thời cũng là tư liệu cho tôi dạy
tốt vào những năm tiếp theo.
3. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
3.1/ Cơ sở lí luận:
Qua các kì họp của Quốc Hội đều nhắc đến tình hình chất lượng giáo dục của
nước ta còn nhiều hạn chế. Tình trạng chưa hoàn thành của học sinh chưa được khắc
phục triệt để. Và sắp tới đây, đất nước ta lại tiếp tục thay đổi sách giáo khoa để công
tác giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn, học sinh được giáo dục toàn diện hơn. Không
còn hiện tượng học sinh chưa hoàn thành. Vậy học sinh chưa hoàn thành là gì ?
4


3.1.1/ Khái niệm :
a/ Học sinh chưa hoàn thành toàn diện : Là những học sinh không hoặc chưa
đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của tất cả các môn học. Thể hiện rõ qua các lần kiểm
tra, nếu các môn đánh giá bằng điểm số thì chỉ đạt được từ 1 đến 4 điểm. Các môn
đánh giá bằng nhận xét thì chưa hoàn thành.
b/ Học sinh chưa hoàn thành từng môn : Là những học sinh không hoặc chưa
đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của một hoặc hai, ba,… môn học nào đó. Thể hiện rõ
qua các lần kiểm tra, nếu các môn đánh giá bằng điểm số thì chỉ đạt được từ 1 đến 4
điểm. Các môn đánh giá bằng nhận xét thì chưa hoàn thành.

c/ Học sinh chưa hoàn thành bộ phận : Là những học sinh không hoặc chưa
đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của một bộ phận ( hay chương, bài ),… trong một
môn học nào đó. Thể hiện rõ qua các lần kiểm tra, nếu các môn đánh giá bằng điểm số
thì chỉ đạt được từ 1 đến 4 điểm. Nếu GV hỏi thì các em không biết trả lời. Các môn
đánh giá bằng nhận xét thì chưa hoàn thành.
3.1.2/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hoàn thành :
- Các em chưa có ý thức tự học, còn ham chơi mà gia đình thiếu quan tâm đến
việc học của các em.
- Phương pháp giảng dạy, giáo dục của giáo viên chưa phù hợp với đối tượng
học chưa hoàn thành nên các em không tiếp thu bài kịp. Và cá biệt còn vài học sinh
không đi học đều nên tiếp thu bài không kịp. Từ đó dẫn đến các em bị hỏng kiến thức.
- Nền nếp học tập chưa tốt, các em còn lơ là trong học tập ảnh hưởng đến việc
tiếp thu bài của các em.
- Giáo viên chưa đầu tư cho việc soạn giảng sao cho phù hợp với đối tượng học
sinh chưa hoàn thành.
- Học sinh chưa thấy hứng thú khi đến trường.
3.2/ Nội dung và biện pháp giải quyết:
3.2.1/- Quá trình phát triển kinh nghiệm :
Vấn đề học sinh học chưa hoàn thành là một vấn đề nan giải. Học sinh học chưa
hoàn thành là những em chưa đủ khả năng hoàn thành những yêu cầu có tính mắc xích
của các giai đoạn trung gian trong quá trình học tập, biểu hiện ở sức học chưa hoàn
thành và kết quả học tập không đạt chuẩn tối thiểu.
Học sinh học chưa hoàn thành tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: Học chưa hoàn
thành mang tính thời điểm hoặc lâu dài, học chưa hoàn thành ở nhiều môn hoặc một
môn.
Về bản chất học sinh học chưa hoàn thành chưa đủ khả năng hoàn thành độc lập
toàn bộ các hành động học tập trong quy trình lĩnh hội kiến thức giữa các kiến thức. Sự
tích luỹ liên tục tình trạng này, khiến cho năng lực học tập của các em, giảm sút, dần
dần mất đi hứng thú học tập.
Nhiều người cho rằng tình trạng học chưa hoàn thành ở học sinh tiểu học là do

nhiều nguyên nhân: Do giáo viên không có phương pháp giảng dạy phù hợp, do ảnh
hưởng của gia đình, do chủ thể các em, do tác động của xã hội...
5


Qua nghiên cứu và theo dõi tôi nhận thấy học sinh học chưa hoàn thành Toán do
các nguyên nhân trên nhưng hai nguyên nhân tác động mạnh mẽ nhất dẫn đến tình
trạng học sinh học chưa hoàn thành là :
+ Các em chưa có ý thức tự học, còn ham chơi mà gia đình thiếu quan tâm đến
việc học của các em.( Trường hợp này có khoảng 6 em )
+ Phương pháp giảng dạy, giáo dục của giáo viên chưa phù hợp với đối tượng
học chưa hoàn thành nên các em không tiếp thu bài kịp. Và cá biệt còn vài học sinh
không đi học đều nên tiếp thu bài không kịp. Từ đó dẫn đến các em bị hỏng kiến thức..
Nên các em chưa thể tiến bộ được. ( Trường hợp này có khoảng 7 em )
Để khắc phục những nguyên nhân trên nhằm giúp các em học tập tốt hơn thì cần
phải có những điều kiện sau:
- Cần được sự quan tâm của mọi người : Thầy cô,người thân và gần gũi nhất là
bạn bè cùng học một lớp .
- Dụng cụ học tập và phương tiện học tập phải đầy đủ hỗ trợ tốt cho học tập.
- Môi trường sống cần trong sáng, lành mạnh nhằm đảm bảo phát triển trí tuệ và
có nhiều thói quen tốt hơn.
- Giáo viên chủ nhiệm phải cải tiến phương pháp giảng dạy để tạo sự hứng thú
trong học tập cho các em, đồng thời thường xuyên quan tâm hướng dẫn các em biết
cách học tập một cách khoa học sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.
3.2.2/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
3.2.2.1/ Kết hợp với cha mẹ, ông bà của học sinh để tìm biện pháp thích hợp
nhằm giúp các em học tập tiến bộ.
a. Mục tiêu:
Thời gian học tập trên lớp của các em chỉ chiếm khoảng 1/3. 2/3 thời gian còn
lại là các em ở nhà. Gia đình đóng vai trò rất lớn trong quá trình tự học của các em. Do

đó giáo viên kết hợp với gia đình để nhằm mục tiêu cùng nhau giúp các em tiến bộ là
hết sức cần thiết.
b. Thực trạng:
Đối với các em chưa hoàn thành, thì các em ham chơi hơn ham học. Khi đi học
về các em ít chịu tự lấy bài ra để học. Cha mẹ các em thì không đôn đốc nhắc nhở các
em, từ đó các em đã chưa hoàn thành lại càng thêm chưa hoàn thành. Có gia đình thì
ba, mẹ đi làm ăn xa gởi con lại cho ông bà để đi học nên các em học được bao nhiêu
thì hay bấy nhiêu.
c. cách tiến hành:
- Vào đầu năm học, thực hiện sự chỉ đạo của BGH về việc họp cha mẹ HS đầu
năm. Trong buổi họp này, tôi nêu lên những khó khăn mà học sinh thường gặp phải
( ham chơi hơn ham học, lơ là trong học tập, chán học, không học bài và làm bài ở nhà,
…). Tôi cùng phụ huynh trao đổi cách hỗ trợ HS nhằm để các em tiến bộ hơn. Qua đó,
tôi có gợi ý một số việc cần làm của phụ huynh như sau:
+ Đối với các em chưa có ý thức tự học thì tôi nhờ các phụ huynh thường xuyên
nhắc nhỡ, động viên các em học bài, làm bài ở nhà. Khoảng 2 tuần giáo viên chủ
nhiệm đến nhà các em để kiểm tra việc tự học ở nhà của các em.
+ Đối với các em nghèo tôi vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ một
6


số tiền để mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em vì có đủ dụng cụ học tập thì các em
sẽ phấn khởi hơn và ham học hơn .
+ Đối với các em có ba, mẹ đi làm ăn xa, gởi con lại ông bà thì sau 1 tuần học
tôi đến nhà của ông bà để hướng dẫn cách tự học ở nhà của các em cho ông bà nắm để
đôn đốc hoặc nhờ cô, dì, chú, bác,… dạy thêm cho các em.
+ Gia đình cần biết đến mọi thành tích học tập của con em mình; động viên ,
khuyến khích con cái học tập,phải quan tâm khích lệ kịp thời , không nên trách mắng
làm ảnh hưởng đến tinh thần,dẫn đến chán học .
+ Thường xuyên gần gũi, hỗ trợ các em thực hiện các phép tính cộng, trừ đơn

giãn có trong tế.
Ví dụ: 3 ngón tay cộng 4 ngón tay được mấy tay? ( 7 ngón tay ). Sau khi học sinh nêu
đúng kết quả thì ta yêu câu các em viết phép tính hoặc nêu phép tính ( 3 + 4 = 7 )
d. Kết quả đạt được :
+ Đối với các em nghèo, cận nghèo thì ngoài việc được sự hổ trợ của Đảng và
Nhà nước, các mạnh thường quân, các em còn được Ban đại diện cha mẹ học sinh giúp
đỡ nên các em cũng đã có đầy đủ đồ dùng học tập. Các em có hứng thú trong học tập
và ham học hơn. Đi học thường xuyên hơn.
+ Đối với các em ham chơi, chưa có ý thức tự học, hay các em sống với ông bà
khi cha mẹ đi làm ăn xa thì nhờ có sự quan tâm của gia đình các em đã học bài và làm
bài đầy đủ trước khi đến lớp. Nhờ đó các em tiếp thu bài tốt hơn.
3.2.2.2/ Tìm hiểu, phân loại đối tượng học sinh chưa hoàn thành môn toán.
a. Mục tiêu:
- Nắm được chỗ hỏng kiến thức của từng em để có biện pháp khắc phục kịp thời.
b. Thực trạng:
Qua quá trình giảng dạy, tôi ghi nhận học lực môn toán của từng học sinh và tôi
chia ra thành 5 nhóm HS chưa hoàn thành :
- Nhóm 1: cộng,trừ,nhân,chia số tự nhiên
+ Khả năng cộng, trừ còn chưa hoàn thành: Khoảng 7 em
+ Khả năng nhân, chia ( trong bảng từ 2 đến 5 ) còn chưa hoàn thành: Khoảng 6
em
- Nhóm 2: Tìm thành phần chưa biết .
Tên gọi và cách tìm các thành của các phép tính cộng, trừ ,nhân, chia. Các em
thường lẫn lộn các tên gọi, không thuộc quy tắc : Khoảng 10 em.
- Nhóm 3 : Đại lượng và đo đại lượng.
+ Đổi đơn vị đo độ dài từ dm sang cm và ngược lại ; dm sang m và ngược lại ; m
sang cm và ngược lại; km sang m và ngược lại. Các em chưa ước lượng được độ dài
của các đơn vị đo dẫn đến đổi sai : Khoảng 5 em.
7



- Nhóm 4: Giải toán có lời văn.
+ Đặt lời giải sai : Khoảng 6 em
+ Xác định sai phép tính : Khoảng 5 em
+ Ghi sai tên đơn vị : Khoảng 3 em
- Nhóm 5: Tìm một phần mấy của một số.
+ Không nhận dạng được một phần mấy ? ( 1/2; 1/3; 1/4; 1/5 ) của một hình :
Khoảng 4 em.
+ Không tìm được một phần mấy của 1 hình cho trước ? : Khoảng 5 em.
c. cách tiến hành:
* Đối với học sinh chưa hoàn thành nhóm 1:
+ Đối với các em khả năng cộng, trừ còn chưa hoàn thành . GV cần dạy tốt và có
các mẹo làm toán chỉ riêng cho từng học sinh chưa hoàn thành học tốt các bài cộng, trừ
có nhớ trong phạm vi sau đây:
 Bảng cộng trong phạm vi 20 :
Khi dạy bài 9 cộng với một số, 8 cộng với một số, 7 cộng với một số, 6 cộng với
một số giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức bằng mô hình trực
quan sinh động để học sinh chưa hoàn thành hiểu rõ ràng phải tách số sau cho số trước
để số trước chẳng 1 chục ( tức là 10 ) rồi cộng với số còn lại. Phương pháp này được
nâng lên trên cơ sở phép cộng có tổng bằng 10 và tách các số đã học ở lớp 1.
Phần bài mới giáo viên cần sử dụng mô hình trực quan cho học chưa hoàn thành
dễ dàng hiểu được cách để làm bài. Phần nầy giáo viên dạy chung cho cả lớp nhưng
đặc biệt chú ý đến các học sinh chưa hoàn thành.
VD : Dạy bài 7 cộng với một số : 7 + 5
- GV gắn 7 hoa mai vào hàng 1 và nêu “ thầy có 7 hoa mai. ”

- GV gắn thêm 5 hoa mai nữa vào hàng 2 và nêu “ thầy thêm 5 hoa mai nữa, hỏi
thầy có tất cả bao nhiêu hoa mai ? ”( Lưu ý khi gắn GV nên gắn 3 mai vàng và 2 mai
đỏ để HS hình dung được sẽ tách 3 mai vàng ở hàng 2 gắn vào 7 mai vàng ở hàng 1
cho đủ 10. )


8


- GV hỏi 7 còn thiếu mấy mới được 10 ? ( thiếu 3 ) GV cho HS lên thao tác để
tìm ra kết quả.

- Bớt 3 hoa mai ở hàng 2 vào hàng 1 cho đủ 10, hàng 2 còn lại 2, 10 với 2 là 12.
Vậy 7 + 5 = 12.
- Dựa vào cách tính như trên, GV cho HS thành lập bảng cộng 7.

Các bảng 6, 8, 9 thực hiện tương tự như vậy .
Sau đây là một số hình ảnh minh họa về bảng cộng 9. Cách thực hiện tương tự
như bảng cộng 7. ( Lưu ý GV khi gắn cần thể hiện được ( 9 + 1 = 10 ) hoa cùng 1 màu,
số hoa còn lại gắn khác màu. ) GV có thể thay đổi số bông hoa bằng các vật khác như
quả cam, con ong, con bướm, … cho sinh động hơn, thu hút sự chú ý của các em.

Đây là cách giáo viên hướng dẫn học sinh chưa hoàn thành cách tính nhẫm khi
thực hiện phép cộng. Cá biệt nếu còn học sinh nào chưa nhẫm được thì giáo viên chỉ
mẹo thêm cho học sinh tính tay. Chẳng hạn : Khi yêu cầu học sinh tính 9 + 7 = ? thì
9


giáo viên chỉ cho học sinh đó thực hiện như sau : em nhớ là em đang có 9 chỉ cần đưa
ra 7 ngón tay nữa và đếm thêm cho đến hết số ngón tay thì dừng lại không đếm thêm
nữa. Học sinh bắt đầu đếm : 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16; vậy 9 + 7 = 16. Khi nào các em
quen thì giáo viên bắt đầu hướng học sinh vào cách tính nhẩm. Giáo viên hướng dẫn
học sinh đếm thêm 1 nữa là 10 còn lại 6 ngón tay; 10 cộng 6 bằng 16; vậy 9 + 7 = 16.
Một ví dụ nữa : Khi yêu cầu học sinh tính 8 + 6 = ? thì giáo viên chỉ cho học
sinh đó thực hiện như sau : em nhớ là em đang có 8 chỉ cần đưa ra 6 ngón tay nữa và

đếm thêm cho đến hết số ngón tay thì dừng lại không đếm thêm nữa. Học sinh bắt đầu
đếm : 9, 10, 11, 12, 13, 14; vậy 8 + 6 = 14. Khi nào các em quen thì giáo viên bắt đầu
hướng học sinh vào cách tính nhẩm. Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm thêm 2 nữa là
10 còn lại 4 ngón tay; 10 cộng 4 bằng 14; vậy 8 + 6 = 14.
Các phép tính về 7 cộng với một số, 6 cộng với một số thì giáo viên cũng hướng
dẫn tương tự như trên.
Đến khi các em vận dụng các kiến thức đã học vào phần bài tập thì giáo viên
theo dõi các em chưa hoàn thành xem đã làm bài được chưa. Nếu các em chưa làm
được thì giáo viên tiếp tục củng cố như thế vào tiết luyện tập ở buổi chiều. Giáo viên
theo dõi các em chưa hoàn thành làm bài, sau đó uốn nắn kịp thời cho các em.
 Bảng trừ trong phạm vi 20 :
Khi dạy bài 11, 12, 13, 14, …, 18 trừ đi một số giáo viên chú ý hướng dẫn học
sinh nắm vững kiến thức bằng mô hình trực quan sinh động để học sinh chưa hoàn
thành hiểu rõ ràng phải tách số ở hàng đơn vị ra cho số ấy còn 1 chục ( tức là 10 ) rồi
lấy 10 trừ đi số cần trừ được bao nhiêu cộng với số đơn vị ban đầu đã tách ra ta được
kết quả số cần tìm. Các bài toán này được xây dựng từ cơ sở phép trừ trong phạm vi 10
đã học ở lớp 1. Giáo viên cần làm rõ 12 gồm 10 + 2, 13 gồm 10 + 3, 14 gồm 10 + 4, 15
gồm 10 + 5, ..., 18 gồm 10 + 8. Các em cần lấy 10 trừ đi số cần trừ của bài toán yêu
cầu, đó chính là đưa các em về với phép trừ trong phạm vi 10 đã học ở lớp 1 và nâng
cao hơn là cộng thêm với số vừa được tách ra. Các em được củng cố lại ở lớp 1 và
nâng cao hơn 1 bước ở lớp 2.
VD : Dạy bài 14 trừ đi một số : 14 – 8
- GV gắn vào hàng I 10 hoa mai, hàng II 4 hoa mai rồi nêu bài toán: “Có
14 hoa mai bớt đi 8 hoa mai còn lại bao nhiêu hoa mai?

- GV HD HS cách nhẩm : Lấy 10 hoa mai ở hàng 1 bớt 8 còn 2 ,cộng với 4 ở
hàng 2 được 6. Vậy 14 – 8 = 6
10



- Dựa vào cách tính như trên GV cho HS thành lập bảng trừ 14.

 Các bảng 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18 thực hiện tương tự.
 Sau đây là một số hình ảnh minh họa thêm về bài 12 trừ đi một số: 12 – 5

Đây là cách giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính nhẫm khi thực hiện phép
trừ. Cá biệt nếu còn học sinh nào chưa nhẫm được thì buộc lòng giáo viên chỉ mẹo cho
học sinh tính tay. Chẳng hạn : Khi dạy bài 13 – 7 = ? thì giáo viên chỉ cho học sinh đó
cách thực hiện như sau : em nắm tay lại rồi đếm thêm từ 7 đến 13 thì dừng lại, được
mấy ngón tay thì kết quả bằng mấy. Học sinh bắt đầu đếm : 8, 9, 10, 11, 12, 13 được 6
ngón tay; vậy 13 - 7 = 6.
Một ví dụ nữa : Khi dạy bài 12 – 5 = ? thì giáo viên chỉ cho học sinh đó cách
thực hiện như sau : em nắm tay lại rồi đếm thêm từ 5 đến 12 thì dừng lại, được mấy
ngón tay thì kết quả bằng mấy. Học sinh bắt đầu đếm : 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 được 7
ngón tay; vậy 12 - 5 = 7.
Các phép trừ 11, 14, 15, 16, 17, 18 giáo viên hướng dẫn học sinh chưa hoàn
thành thực hiện tương tự như vậy.
 Về phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 :
+) Giai đoạn 1: Giới thiệu phép tính ( Chẳng hạn 29 + 13 = ? )và “cơ sở ”dẫn
đến “ quy tắc tính ”( thuật toán ), nhằm bước đầu giúp học sinh hiểu được vì sao có “
quy tắc tính ”đó. Trong SGK “ Cơ sở thuật toán ”được thể hiện qua hình ảnh minh họa
các thao tác trên que tính.
+) Giai đoạn 2: Hình thành “ Quy tắc tính ”gồm hai bước : Đặt tính và tính. Yêu
cầu học sinh biết cách thực hiện phép tính và thuộc quy tắc tính. Thường xuyên cho
học sinh nhắc lại quy tắc tính để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.
Ví dụ thể hiện như sau :
2 9 * 9 cộng 3 bằng 12, viết 2, nhớ 1.
+
1 3 * 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
42

Quy tắc rõ ràng như thế nhưng vẫn còn một số em làm sai, nên tôi hướng dẫn
thêm : ( Trước tiên tôi thực hiện như SGV và SGK hướng dẫn, khi nào học sinh thực
hiện sai nhiều thì mới hướng dẫn theo cách riêng :
11


- Hướng dẫn học sinh nhận ra hai chữ số ở hàng đơn vị cộng lại kết quả có bằng
10 hoặc lớn hơn 10 không ?
- Hướng dẫn học sinh kết quả cộng lại bằng hoặc lớn hơn 10 thì chỉ viết chữ số
sau cùng, viết thẳng cột với chữ số hàng đơn vị và nhớ 1 ở hàng chục
Ví dụ :
2 9 * ( 9 cộng 3 bằng 12 chỉ viết chữ số 2 thẳng cột với 9 và 3 )
+
13
42
- Hướng dẫn học sinh cách nhớ 1 ở hàng chục : Giáo viên dùng dấu chấm tròn
( nói vui là nốt rùi ), chấm vào bên cạnh số hạng thứ hai ở hàng chục, khi thực hiện
hàng này gặp dấu chấm ( nốt rùi ) nhớ cộng thêm 1 vào và ghi kết quả thẳng cột với
hàng chục.
( 9 cộng 3 bằng 12, viết 2, nhớ 1
2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4 )
+) Giai đoạn 3: Thực hành vận dụng “ Quy tắc tính ”( vận dụng quy tắc tính trực
tiếp như bài 1, tính gián tiếp như bài 2, và cao hơn một chút là giải toán lời văn có vận
dụng phép tính).
Trong giai đoạn đầu học sinh mới tiếp cận với loại Phép tính có nhớ, nên tôi
thường xuyên cho học sinh nêu “ Quy tắc tính ” để các em khắc sâu kiến thức và nắm
vững cách làm.
Để cho tiết học không bị nhàm chán, tôi luôn linh hoạt hướng dẫn cho các em
làm bài bằng nhiều cách như : Cho các em làm bài vào bảng con, vở bài tập, bảng lớp,
thi đua giữa các cá nhân, giữa các nhóm, trò chơi học tập,… Nhằm kích thích tinh thần

học tập.
Nếu em nào còn chưa thực hiện được tốt ở buổi sáng tôi tiếp tục gọi em đó lên
vào buổi chiều để uốn nắn thêm theo các cách đã nêu trên. Tôi cho em tự tính, và khi
nào thấy sai thì tôi mới nhắc nhở. Mặc dù cách này rất mất thời gian nhưng hiệu quả
rất cao.
 Về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 :
Chẳng hạn với phép trừ : 51 – 15, ta cũng thực hiện qua 3 giai đoạn. ( Giai đoạn
1, giai đoạn 3 thực hiện tương tự như trên ).
+) Giai đoạn 2 : Tôi hướng dẫn :
Ví dụ :
* 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1
- 5 1
1 5 * 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
36
Thực tế vẫn còn một số học sinh lúng túng nên tôi hướng dẫn thêm :
- Hướng dẫn học sinh nhận ra chữ số ở hàng đơn vị của Số bị trừ có nhỏ hơn chữ
số ở hàng đơn vị của số trừ hay không ?
- Nếu nhỏ hơn thì trừ không được, ta phải mượn 10 và cộng với chữ số đã cho
( Nói ngắn gọn theo SGK là “ Lấy ”) .
Ví dụ :
51
* 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1
15
12


36
Hay :
34
* 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1

- 8
26
Qua hai ví dụ trên tôi khắc sâu cho học sinh nhớ : Chữ số ở hàng đơn vị của số
bị trừ là số “ mấy ” ta sẽ lấy “ mười mấy ”để trừ và ghi kết quả thẳng cột ở hàng đơn
vị.
( Là số 2, ta lấy 12 , là số 3 ta lấy 13, … )
Các em còn sai ở chỗ “ lấy số lớn trừ số nhỏ ” :
Ví dụ :
34
- 8 Đây là trường hợp các em bị sai
24
3 4 Trong trường hợp này tôi thường khắc sâu cho các em “ Lấy số trên trừ số
- 8
dưới ” và “ trừ từ phải sang trái ”.
26
Hướng dẫn học sinh cách nhớ 1 ở hàng chục : Giáo viên dùng dấu chấm
tròn (.) chấm vào bên cạnh số trừ ở hàng chục, khi thực hiện ở hàng này ta nhớ thêm 1
vào chữ số vừa chấm rồi mới tiến hành trừ và ghi kết quả thẳng cột với hàng chục.
Ví dụ :
52
( 2 không trừ được 5” lấy ”12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1
- 35
3 cộng 1( chấm tròn nhớ )bằng 4, lấy 5 trừ 4 bằng 1, viết 1
17
Nếu học sinh thực hiện chưa được, tôi hướng dẫn thêm cách khác ( Lúc đầu
tôi cho các em thực hiện vào tập nháp thêm cột nhớ kế bên phải bài tính cho quen. )
Bên cạnh đó, tôi còn giúp cho các em biết nhận xét bài làm của bạn. Mục
tiêu của phần này là giúp các em làm quen với cách học mới, không rụt rè nhút nhát,
dám nói, dám làm, mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng
dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếp mới.

+ Đối với các em khả năng nhân , chia còn chưa hoàn thành . GV cần dạy tốt và
có các mẹo làm toán chỉ riêng cho từng học sinh chưa hoàn thành học tốt các bài nhân,
chia trong bảng từ 2 đến 5 sau đây:
 Bảng nhân từ 2 đến 5 :
Khi dạy bài bảng nhân 2, 3, 4, 5 giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh nắm vững
kiến thức bằng mô hình trực quan sinh động để học sinh chưa hoàn thành hiểu rõ ràng
phép nhân chính là phép cộng các số hạng giống nhau.
VD : Dạy bảng nhân 2
- GV đưa 1 tấm bìa có 2 hoa mai lên và hỏi HS: “ 2 hoa mai được lấy mấy lần ?
(2 hoa mai được lấy 1 lần ). Vậy thầy có phép nhân 2 x 1 = 2

13


- GV đưa tiếp 1 tấm bìa nữa và hỏi : “ 2 hoa mai được lấy mấy lần ” (2 hoa mai
được lấy 2 lần ). Vậy thầy có phép nhân 2 x 2 = 2 + 2 = 4 .

- GV đưa tiếp 1 tấm bìa nữa và hỏi : “ 2 hoa mai được lấy mấy lần ” (2 hoa mai
được lấy 3 lần ). Vậy thầy có phép nhân 2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6 .

- Thực hiện tương tự để có 2 x 7 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 14.
- Thực hiện tương tự để có 2 x 10 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2= 20

* Các bảng nhân 3, 4, 5 thực hiện tương tự. Sau đây là một số hình ảnh minh
họa về cách dạy thành lập bảng nhân 3.

14


Khi học sinh đã thành lập được bảng nhân thì giáo viên tổ chức cho học sinh học

thuộc lòng. Nếu có cá biệt học sinh chưa hoàn thành nào còn chưa thuộc thì giáo viên
chỉ mẹo cho các em tính tay. Chẳng hạn : Khi yêu cầu các em nêu bảng nhân 2 thì giáo
viên hướng dẫn các em như sau : em xòe 10 ngón tay ra và đếm thêm 2, cứ mỗi ngón
là cộng thêm 2. Học sinh đếm : 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20 và ứng với ngón tay
thứ mấy là phép nhân mấy. Ví dụ : Đến số 12 là ngón tay thứ sáu thì em nói là 2 x 6 =
12.
Các bảng nhân 3, 4, 5 giáo viên hướng dẫn tương tự. Để các em thành thạo hơn
thì giáo viên yêu cầu các em tập đếm từ 2 đến 20, từ 3 đến 30, từ 4 đến 40, từ 5 đến 50.
Hoặc khi giáo viên dạy cho học thực hiện phép nhân chẳng hạn : 4 x 8 = ? Nếu
các em chưa thuộc thì giáo viên hướng dẫn các em tính tay như sau : em xòe 8 ngón
tay ra và cứ mỗi ngón tay là đếm thêm 4 cho đến hết ngón tay thì thôi. Học sinh đếm :
4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32 ; vậy 4 x 8 = 32.
Các phép nhân 2, 3, 5 giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự. Đối với
phép nhân 2 thì đếm thêm 2, phép nhân 3 thì đếm thêm 3, phép nhân 5 thì đếm thêm 5.
 Bảng chia từ 2 đến 5 :
Khi dạy bài bảng chia 2, 3, 4, 5 giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh nắm
vững kiến thức bằng mô hình trực quan sinh động để học sinh chưa hoàn thành hiểu rõ
ràng bảng chia chính là ngược lại của bảng nhân.
VD : Dạy bảng chia 3 :
- GV đính lên bảng 5 tấm bìa mỗi tấm bìa có 3 bông mai, rồi hỏi HS “ 3 bông
mai được lấy mấy lần ?” (3 bông mai được lấy 5 lần ). Vậy thầy có phép nhân gì ?
( 3 x 5 = 15 )

15


- GV nêu tiếp “ có 15 bông mai chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 bông
mai. Hỏi thầy chia được mấy tấm bìa ? ”( chia được 5 tấm bìa ). Từ đó ta có phép chia
15 : 3 = 5.


-GV thực hiện tương tự để có 3 x 4 = 12 – 12 : 3 = 4 ; 3 x 3 = 9 – 9 : 3 = 3
- Dựa vào cách tính trên GV cho HS tự đính các tấm bìa, nhẩm lại phép nhân
rồi tìm ra phép chia.

- GV tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 3.

Các bảng chia 2 , 4 , 5thực hiện tương tự .
Nếu có cá biệt học sinh chưa hoàn thành nào còn chưa thuộc thì giáo viên chỉ
mẹo cho các em tính tay. Chẳng hạn : Khi yêu cầu các em nêu bảng chia 2 thì giáo
viên hướng dẫn các em như sau : em nắm bàn tay lại và đếm thêm 2, cứ mỗi ngón tay
là kết quả của phép chia 2. Học sinh đếm : 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20 và ứng với
ngón tay thứ mấy là kết quả của phép chia đó. Ví dụ : Đếm đến số 12 là ngón tay thứ
sáu thì em nói là 12 : 2 = 6.
Các bảng chia 3, 4, 5 giáo viên hướng dẫn tương tự. Đối với bảng chia 3 thì giáo
viên hướng dẫn các em đếm thêm 3, bảng chia 4 thì đếm thêm 4, bảng chia 5 thì đếm
thêm 5. Giáo viên cũng yêu cầu các em tập đếm thêm từ 2 đến 20, từ 3 đến 30, từ 4 đến
40, từ 5 đến 50.
Hoặc khi giáo viên dạy cho học thực hiện phép chia chẳng hạn : 16 : 4 = ? Nếu
các em chưa thuộc thì giáo viên hướng dẫn các em tính tay như sau : em nắm bàn tay
16


lại và đếm thêm 4 đến 16 thì ngưng không đếm nữa và được mấy ngón tay chính là kết
quả của phép chia 4. Học sinh đếm : 4, 8, 12, 16 được 4 ngón tay ; vậy 16 : 4 = 4.
Các phép chia 2, 3, 5 giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự. Đối với
phép chia 2 thì đếm thêm 2, phép chia 3 thì đếm thêm 3, phép chia 5 thì đếm thêm 5.
Để các em thành thạo hơn thì giáo viên yêu cầu các em tập đếm từ 2 đến 20, từ 3 đến
30, từ 4 đến 40, từ 5 đến 50.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành nhóm 2:
GV cần tập trung làm tốt vấn đề sau :

Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả phép tính : phép cộng ( số hạng,
tổng ), phép trừ ( số bị trừ, số trừ, hiệu ), phép nhân ( thừa số, tích ), phép chia ( số bị
chia, số chia, thương ). Đa số các em đều không nhớ đến tên gọi của từng thành phần
trong phép tính, hoặc lẫn lộn tên gọi.
Trước hết giáo viên ghi tên gọi của từng thành phần trong từng phép tính, cách
tìm từng thành phần trong từng phép tính phải thực hiện như thế nào vào tờ giấy cứng (
khổ giấy A0 ) treo lên lớp để các em đọc hàng ngày nhằm giúp cho các em nhớ được
tên gọi và cách tìm chúng.
Nếu các em không nhớ thì giáo viên gợi ý để cho các em chưa hoàn thành tìm ra
được mẹo làm toán. Chẳng hạn : các em sẽ đổi dấu khi chuyển các số qua bên dấu
bằng : Cộng chuyển thành trừ, trừ chuyển thành cộng, nhân chuyển thành chia, chia
chuyển thành nhân. Trong đó nếu tìm số trừ, số chia ( hay x ở giữa mang dấu trừ , dấu
chia ) thì giữ nguyên phép tính.
VD : a) X + 9 = 19
b) 8 + X = 13
c) X - 6 = 7
d) 15 - X = 6
X = 19 - 9
X = 13 - 8
X=7+6
X = 15 - 6
X = 10
X=5
X = 13
X=9
( Cộng chuyển thành trừ ) ( Cộng chuyển thành trừ ) ( Trừ chuyển thành cộng ) ( phép trừ ở giữa thì giữ nguyên phép trừ )

e) x x 4 = 32
x = 32 : 4
x= 8


g ) 7 x x = 28
x = 28 : 7
x=4

Nhân chuyển thành chia ) ( Nhân chuyển thành chia )

h) x : 6 = 5
x=5x6
x = 30
( Chia chuyển thành nhân )

* Đối với học sinh chưa hoàn thành nhóm 3:
 Đơn vị đo độ dài :
Chương trình lớp 2 chỉ dạy các đơn vị dm, m, km, mm kết hợp với lớp 1 các em
đã được học đơn vị cm thì trong phạm vi lớp 2 các em chỉ nắm được các đơn vị cm,
dm, m, km, mm. Đây là các đơn vị trừu tượng các em dễ nhầm lẫn. Khi dạy các đơn vị
này giáo viên dùng đồ dùng trực quan và liên hệ thực tế cho các em dễ hình dung.
Chẳng hạn khi dạy bài Đề-xi-met thì giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước 1
đoạn thẳng có chiều dài 10 cm. Khi đến lớp giáo viên đưa ra 1 đoạn thẳng giống như
đoạn thẳng các em đã chuẩn bị và giới thiệu đây là đoạn thẳng có chiều dài 1 dm. Giáo
viên cho các em so sánh với đoạn thẳng của mình và ước lượng trong đầu về đơn vị
dm này. Sau đó giáo viên cho các em so sánh với đơn vị cm để các em tự hiểu rằng 1
dm = 10 cm và 10 cm = 1 dm.
17


Thực hiện tương tự như vậy khi dạy bài Mét. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn
bị trước 1 đoạn thẳng có chiều dài 10 dm. Khi đến lớp giáo viên đưa ra 1 đoạn thẳng
giống như đoạn thẳng các em đã chuẩn bị và giới thiệu đây là đoạn thẳng có chiều dài

1 m. Giáo viên cho các em so sánh với đoạn thẳng của mình và ước lượng trong đầu về
đơn vị m này. Sau đó giáo viên cho các em so sánh với đơn vị dm để các em tự hiểu
rằng 1 m = 10 dm và 10 dm = 1 m. Tiếp theo thì giáo viên vẽ đoạn thẳng 1 m lên bảng
để các em hình dung và chia đoạn thẳng này thành 10 đoạn thẳng nhỏ bằng nhau ( mỗi
đoạn là 1 dm ). Giáo viên vẽ thêm trên 1 đoạn thẳng nhỏ chia ra làm 10 phần bằng
nhau ( mỗi phần là 1 cm ) cho học sinh quan sát và nhận xét về đơn vị m rồi so sánh
với đơn vị cm. Giáo viên hướng dẫn các em tự nhận ra 1m = 100 cm và 100 cm = 1 m.
Khi dạy bài Ki-lô-mét thì giáo viên yêu cầu các em quan sát và để ý các cột mốc
1 km được cấm theo đường để các em dễ hình dung. Giáo viên dùng tranh ảnh trực
quan để giới thiệu về đơn vị này. Giáo viên lưu ý các em rằng đơn km là đơn vị lớn
nhất dùng để đo độ dài các đoạn đường, khoảng cách giữa hai tỉnh. Đây là khoảng cách
rất xa và 1km = 1000 m .
Giáo viên chuẩn bị các que tăm có bề dày 1 mm để dạy bài mi-li-mét cho các
em dễ hình dung. Cho học sinh cầm các que tăm và ước lượng 1 mm bằng bề dầy của
que tăm.
Sau đó giáo viên hệ thống lại các đơn vị mà các em đã được học. Lớn nhất là
đơn vị km > m > dm > cm > mm. Giáo viên gợi ý cho học sinh tự liên hệ và ước lượng
trong thực tế : đơn vị km là khoảng cách dài, dùng để đo quãng đường, thực tế được
gọi tên là cây số; đơn vị m thì thực tế được gọi tên là thước và ước lượng khoảng bằng
1 dang tay của các em; dm thì thực tế được gọi tên là tất và ước lượng khoảng bằng 1
gang tay của các em; cm thì thực tế được gọi tên là phân và ước lượng bằng 1 ô vuông
trong vở tập trắng của các em; mm thì thực tế được gọi tên là li và ước lượng bằng
khoảng bề dày của que tăm xỉa răng.
 Đơn vị đo thời gian :
Trong chương trình lớp 2 các em được học ngày, tháng, giờ, phút. Thực hành
xem đồng hồ, thực hành xem lịch. Giáo viên cần hệ thống cho học sinh nắm 60 phút
thì mới được 1 giờ, 24 giờ thì gọi là 1 ngày, 30 hoặc 31 ngày thì tròn 1 tháng, 12 tháng
thì giáp 1 năm.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành ở nhóm 4:
Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ ( trong đó có các bài toán về

nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị ), về phép nhân và phép chia.
Đối với loại toán này học sinh chưa hoàn thành hầu như thường sai ở lời
giải, chưa xác định được phép tính và ghi đơn vị, tôi hướng dẫn học sinh như sau :
+ ) Về lời giải :
 Cách 1 :
- Dựa vào câu hỏi để đặt lời giải.
- Bỏ chữ “ hỏi ”và chữ “ bao nhiêu ”trở về sau.
- Đặt từ sau chữ “ hỏi ”đến chữ “ bao nhiêu ”thêm chữ “ là ”vào, ta sẽ được lời
giải.
18


Ví dụ : Trong sân có 19 con gà trống và 25 con gà mái.Hỏi trong sân có tất cả bao
nhiêu con gà ?
( Trong sân có tất cả là : )
 Cách 2 :
- Dựa vào câu hỏi để đặt lời giải .
- Đặt chữ “ Số ”rồi ghi đơn vị của bài toán tiếp sau chữ “Số ”.
- Bỏ chữ “ hỏi ”và chữ “ bao nhiêu ”trở về sau.
- Đặt từ sau chữ “ hỏi ”đến chữ “ bao nhiêu ”thêm chữ “ là ”vào, ta sẽ được lời
giải.
( Số con gà trong sân có tất cả là : ) con gà chính là đơn vị của bài toán.
Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp ngoại lệ tôi hướng dẫn thêm cho học
sinh, nhưng trường hợp này rất hiếm.
Tôi chỉ cho học sinh nhận ra thường là những chữ cuối bài toán, sau chữ bao
nhiêu hoặc chữ mấy ( Ví dụ : con gà, con thỏ, học sinh, quả cam, … )
+ ) Về cách xác định phép tính :
Đây là phần kinh nghiệm được rút ra trong lúc giải toán, giáo viên chỉ mẹo
cho học sinh chưa hoàn thành. Thường thì nếu gặp trong đề toán sau chữ hỏi mà có
chữ :

- Tất cả là, cả hai là hoặc gặp chữ nhiều hơn thì ta thực hiện phép toán cộng.
- Còn lại là, trong đó, hoặc gặp chữ ít hơn thì ta thực hiện phép toán trừ .
- Mỗi ( nhóm, tổ, xe đạp,… ) có 2 hoặc 3, hoặc 4, hoặc 5; có 5, 6, 7, ... cái như
thế. Hỏi có tất cả là bao nhiêu ? thì ta thực hiện phép toán nhân.
- Có …chia đều, xếp đều, vào 2, 3, 4, 5 … thì ta thực hiện phép toán chia.
Đây chỉ là cách tạm thời, khi nào các em đọc rõ ràng, lưu loát thì giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán bằng sơ đồ tóm tắt của giáo viên để các em tự tìm
ra phép tính rồi tự ghi lời giải và đơn vị.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành ở nhóm 5:
 Tìm một phần mấy của một số :
GV cần tập trung làm tốt các vấn đề sau :
VD: Dạy bài một phần tư :
- GV nêu ( như SGK ) có 1 hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau, ta tô
màu một phần, phần được tô màu chính là 1/ 4. Các phần còn lại cũng là ¼.

19


- GV nêu thêm : có 8 bông mai chia làm 4 phần bằng nhau ( GV vừa nói vừa gắn
8 bông mai vào 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 bông mai.)
- GV nêu tiếp : Khoanh vào 1 phần ( GV lấy khung đỏ khoanh lại ) phần được
khoanh vào chính là 1 phần 4. Các phần còn lại cũng chính là 1/4.

Các bài Một phần hai, một phần ba, một phần năm thực hiện tương tự.
Nếu các em chưa hoàn thành còn chưa biết thì giáo viên hướng dẫn học sinh cụ
thể như sau : Nếu đi tìm một phần hai ( 1/2 ) thì chia nhóm đồ vật, con vật, … làm hai
phần bằng nhau có thể chia theo hàng dọc hoặc hàng ngang để được hai phần bằng
nhau, khoanh tròn vào hoặc tô màu một phần ta được một phần hai ( 1/2 ). Nếu đi tìm
một phần ba( 1/3 ) thì chia nhóm đồ vật, con vật, … làm ba phần bằng nhau có thể
chia theo hàng dọc hoặc hàng ngang để được ba phần bằng nhau, khoanh tròn vào hoặc

tô màu một phần ta được một phần ba ( 1/3 ). Nếu đi tìm một phần tư ( 1/4 ) thì chia
nhóm đồ vật, con vật, … làm bốn phần bằng nhau có thể chia theo hàng dọc hoặc
hàng ngang để được bốn phần bằng nhau, khoanh tròn vào hoặc tô màu một phần ta
được một phần tư ( 1/4 ). Nếu đi tìm một phần năm ( 1/5 ) thì chia nhóm đồ vật, con
vật, … làm năm phần bằng nhau có thể chia theo hàng dọc hoặc hàng ngang để được
năm phần bằng nhau, khoanh tròn vào hoặc tô màu một phần ta được một phần năm
( 1/5 ). Phần này thì giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hình ảnh trực quan trên bảng
hoặc hình ảnh trong SGK để các em dễ hình dung hơn.
Sau khi các em đã quen dần với hình ảnh trực quan giáo viên hướng dẫn học
sinh tìm ra kết luận hay quy tắc tìm một phần mấy. Nếu tìm một phần hai ( 1/2 ) thì
đem số đồ vật đó chia cho 2 được kết quả bao nhiêu thì kết quả đó chính là một phần
hai ( 1/2 ) Ví dụ : có 14 con gà, một phần hai số con gà là mấy con ? Ta lấy 14 : 2 = 7
vậy 7 con gà chính là 1/2 số con gà cần tìm. Nếu tìm một phần ba ( 1/3 ) thì đem số đồ
vật đó chia cho 3 được kết quả bao nhiêu thì kết quả đó chính là một phần ba ( 1/3 ) Ví
dụ : có 21 con bướm, một phần ba ( 1/3 ) số con bướm là mấy con ? Ta lấy 21 : 3 = 7
vậy 7 con bướm chính là một phần ba ( 1/3 ). Nếu tìm một phần tư ( 1/4 ) thì đem số
đồ vật đó chia cho 4 được kết quả bao nhiêu thì kết quả đó chính là một phần bốn
( 1/4 ) Ví dụ : có 24 con ong, một phần tư ( 1/4 ) số con ong là mấy con ? Ta lấy 24 : 4
= 6 vậy 6 con ong chính là một phần tư ( 1/4 ). Nếu tìm một phần năm ( 1/5) thì đem số
đồ vật đó chia cho 5 được kết quả bao nhiêu thì kết quả đó chính là một phần năm ( 1/5
) Ví dụ : có 45 con châu chấu, một phần năm ( 1/5 ) số con bướm là mấy con ? Ta lấy
45 : 5 = 9 vậy 9 con châu chấu chính là một phần năm ( 1/5 ).
d. Kết quả đạt được :
20


Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên các em đã biết thực hiện đúng các
phép tính cộng, trừ, nhân, chia, thực hiện đúng các bài toán “tìm x” và giải đúng các
bài toán có lời văn, biết tìm 1/2, 1/3, 1/4, 1/5 của một số; thuộc các kí hiệu viết tắt của
các đơn vị đo độ dài và biết đổi từ đơn vị này sang đơn vị kia. Các em mạnh dạn phát

biểu hơn và có khả năng nhận xét bài làm của bạn, nề nếp lớp ổn định, các em thích đi
học hơn ở nhà.
3.2.2.3- Xây dựng nề nếp học tập:
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh có thói quen và hành vi đúng đắn trong các giờ học Toán ở lớp và
cách chuẩn bị cho tiết học cũng như cách tham gia phát biểu ý kiến như thế nào cho có
trật tự nề nếp và hiệu quả trong 1 tiết học. Đồng thời xây dựng thói quen tự học ở nhà.
b. Thực trạng:
Qua vài tuần đầu của năm học, tôi kiểm tra cách làm bài, học bài và cách tham
gia xây dưng bài mới của cả lớp thì tôi phát hiện rất nhiều em chưa có ý thức học tập
hoặc cách học chưa đúng. Kết quả như sau: Rất nhiều em đưa tay phát biểu không có
trật tự, khi bạn phát biểu thì không chú ý lắng nghe
Thường xuyên không làm bài tập về nhà : Khoảng 4 em.
c. Cách tiến hành:
 Ổn định nền nếp lớp :
Việc sắp xếp chỗ ngồi cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng, sách có câu “ Học thầy không tày học bạn ” nên qua thời gian theo dõi, tôi mới
tiến hành sắp xếp như sau : Dựa theo đôi bạn thích hợp ( Hoặc theo nơi ở hoặc theo
dáng cao thấp của các em ). Xếp như thế, các em dễ liên hệ với nhau trong học tập,
đồng thời dễ quản lý nhau hơn. Còn xếp theo dáng cao thấp để học sinh dễ nhìn bảng
và lớp học có thứ tự, đẹp mắt. Ngoài ra tôi còn xếp theo đôi bạn học tập : Em khá, giỏi
ngồi với em trung bình, chưa hoàn thành để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong
quá trình học tập.
Bên cạnh đó tôi còn tập cho học sinh có thói quen giữ yên lặng, trật tự khi nghe
giáo viên giảng bài. Mặc dù đây là phương pháp truyền thống nhưng vẫn còn hay và
còn sử dụng được, bởi vì cho dù giáo viên có giảng bài thật tốt nhưng các em không
chú ý thì cũng như không, cuối cùng các em vẫn làm bài không được vì không nắm
được thuật toán hay những mẹo mà giáo viên đã chỉ.
Vào những năm mới thay sách, tôi áp dụng phương pháp mới là tạo cho học sinh
không khí học tập thoải mái. Tôi ít chú trọng đến việc giữ yên lặng, trật tự của học sinh

khi nghe giáo viên giảng bài. Chính vì lẻ đó mà hiệu quả và chất lượng hiểu bài của
học sinh rất thấp. Từ khi tôi áp dụng việc xây dựng thói quen giữ yên lặng, trật tự khi
nghe giáo viên giảng bài thì mức độ tiếp thu bài của học sinh tăng lên rõ rệt mà nhất là
các em chưa hoàn thành cũng hiểu bài và làm được trên 5 điểm.
 Kiểm tra tập, sách, đồ dùng học tập của học sinh :
Khi bắt đầu vào năm học mới, phụ huynh đã sẵn sàng mua sắm cho con mình có
đầy đủ đồ dùng học tập. Em nào nghèo không đủ sách, vở tôi tranh thủ liên hệ nhờ sự
hổ trợ từ phía nhà trường, hội phụ huynh,… Vì dụng cụ học tập đầy đủ là phương tiện
21


giúp các em học tốt. Ngoài ra tôi còn tập cho học sinh biết tự kiểm tra tập, sách, đồ
dùng học tập trước khi bắt đầu tiết học môn Toán. Buổi sáng các em phải chuẩn bị tập
trắng, sách giáo khoa, bảng con, bút chì, bút mực, thước kẻ,...Buổi chiều chuẩn bị thêm
vở bài tập. Sự chuẩn bị ĐDHT chu đáo giúp các em học tốt hơn.
 Công tác giảng dạy :
Ổn định nền nếp lớp chưa đủ mà hình thành niềm say mê học tập đích thực cho
các em mới là quan trọng. Vì vậy trong mỗi tiết học, tôi luôn tổ chức cho các em sử
dụng đầy đủ các thiết bị và đồ dùng học tập sao cho hợp lý có hiệu quả ; tổ chức nhiều
phương pháp giảng dạy như cả lớp, theo nhóm, cá nhân để phát huy tính tích cực của
học sinh ; …
Thường xuyên quan tâm, gần gũi, uốn nắn và chăm sóc học sinh chưa hoàn
thành kém trong từng tiết học, vào giờ ra chơi, cuối buổi,…nhất định không bao giờ để
em nào bị chưa hoàn thành toán. Để tạo ấn tượng tốt với học sinh thì ngay từ buổi đầu
tiên lên lớp, giáo viên phải tạo không khí làm việc trên tinh thần hợp tác giữa thầy và
trò. Lúc đầu học sinh chưa quen, nhưng đây chính là nền móng cho sự vượt bậc sau
này.
d. Kết quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy lớp mình học tập tốt
hơn. Các em có ý thức hơn trong việc tự làm bài ở nhà, các em thường làm bài đầy đủ

trước khi đến lớp. Khi tham gia ý kiến xây dựng bài có trật tự hơn, biết chú ý lắng
nghe thầy giảng bài và chú ý lắng nghe bạn phát biểu ý kiến. Các em say mê và ham
thích học tập hơn và các em chưa hoàn thành ngày càng có tiến bọ rõ rệt.
3.2.2.4/- Đầu tư sâu trong việc soạn kế hoạch dạy học phù hợp với học sinh
chưa hoàn thành.
a. Mục tiêu:
Giúp từng đối tượng học sinh chưa hoàn thành tiếp thu được mức kiến thức tối
thiểu mà chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định. Đây cũng chính là mục tiêu mà Sở giáo
dục và đào tạo yêu cầu các trường phải thực hiện trong năm học 2013 -2014.
b. thực trạng:
Trước đây tôi thường soạn giảng theo mức đại trà, phương pháp lên lớp chưa
được phong phú nên nhiều học sinh chưa hoàn thành chưa nắm được kiến thức cơ bản
một cách sâu sắc. Từ đó dẫn đến có nhiều học sinh chưa hiểu bài đâm chán nản, không
chú tâm đến việc học. Trường hợp này có khoảng 4 em.
c. cách tiến hành:
Phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng, nó mang tính quyết định đến
chất lượng dạy và học. Sử dụng phương pháp dạy học không chỉ đơn giản hiểu biết về
phương pháp mà phải biết tổ chức và thực hiện phương pháp. Tuy nhiên dù sử dụng
phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học nào, thì việc phát huy tính tích cực của
học sinh trong học tập là rất cần thiết. Để thực hiện được vấn đề này, tôi tạo cho học
sinh có tính tò mò, ham học, thích hiểu biết, tìm hiểu, từ đó phát triển tư duy.
Dựa vào các phương pháp dạy học mà tôi đã được học hoặc được bồi dưỡng qua
các chuyên đề do ngành tổ chức. Tôi mạnh dạn áp dụng vào bài soạn của mình một
22


cách cụ thể cho từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh chưa hồn thành Tốn
được tơi quan tâm sâu sắc hơn, tơi tìm những bài thật vừa sức với học sinh chưa hồn
thành để giúp các em tự tin trong học tập và dần dần hướng các em đạt đến chuẩn kiến
thức kĩ năng theo quy định.

Vận dụng vào các buổi dạy như sau:
-Tơi cung cấp kiến thức cho các em theo chuẩn kiến thức- kỹ năng. Tổ chức các
hình thức học tập cho học sinh, làm thế nào cho tất cả các đối tượng được tham gia. Về
phần thực hành có từng việc cụ thể cho từng đối tượng học sinh.
Ví dụ : Dạy bài " 14 - 8 " - SGK trang 61.

Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
- Hát
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, cả - ( CHT ) thực hiện. Bạn nhận
lớp làm bảng con.
xét.
Đặt tính rồi tính:
63 – 35
73 – 29
33 – 8
43 – 14
- HS
- Sửa bài 4:
Giải
Số quyển vở cô giáo
còn là:
63 – 48 = 15 (quyển vở)
Đáp số: 15 quyển vở.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Trong giờ học toán hôm nay chúng

ta cùng học về cách thực hiện phép
trừ có nhớ dạng 14 – 8, lập và học
thuộc lòng các công thức 14 trừ đi
một số. Sau đó áp dụng để giải
các bài tập có liên quan.
Phát triển các hoạt động (27’)
 Hoạt động 1: Phép trừ 14 – 8
Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện
phép trừ 14 –8
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. - Nghe và phân tích đề.
ò ĐDDH: Que tính
Bước 1: Nêu vấn đề:
- Đưa ra bài toán : Có 14 que tính - Có 14 que tính, bớt đi 8 que
(cầm que tính), bớt đi 8 que tính. tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que
tính?
Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu HS nhắc lại bài. (Có
thể đặt từng câu hỏi gợi ý: - Thực hiện phép trừ 14 – 8.

23


Có bao nhiêu que tính? Thầy
muốn bớt đi bao nhiêu que?)
- Để biết còn lại bao nhiêu que
tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng: 14 – 8.
Bước 2: Tìm Kết quả
- Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy
nghó và tìm cách bớt 8 que tính,

sau đó yêu cầu trả lời xem
còn lại bao nhiêu que?
- Yêu cầu HS nêu cách bớt của
mình. Hướng dẫn cho HS cách
bớt hợp lý nhất.
- Có bao nhiêu que tính tất cả?
Đầu tiên thầy lấy 1 chục que
tính bớt 8 que còn mấy que tính ?
- Sau đó chúng ta làm gì nữa?
- Vậy 14 que tính bớt 8 que tính
còn mấy que tính?
- Vậy 14 - 8 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 14 – 8 = 6
Bước 3: Đặt tính và thực hiện
phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính
sau đó nêu lại cách làm của
mình .

- Thao tác trên que tính. Trả
lời: Còn 6 que tính.
- HS trả lời.
- Có 14 que tính (có 1 bó que
tính và 4 que tính rời)
- Còn 2 que tính.
- Lấy 2 + 4 = 6.
- Còn 6 que tính.
- 14 trừ 8 bằng 6.

-


Yêu cầu nhiều HS nhắc lại
cách trừ.
 Hoạt động 2: Bảng công thức 14
trừ đi một số :
Ÿ Mục tiêu: Lập và thuộc lòng
bảng công thức 14 trừ đi một số
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, thảo
luận.
ò ĐDDH :Bảng phụ.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để
tìm kết quả các phép trừ trong
phần bài học và viết lên
bảng các công thức 14 trừ đi
một số như phần bài học.
- Yêu cầu HS thông báo kết
quả. Khi HS thông báo thì ghi lại
lên bảng.
-

24

14 Viết 14 rồi viết 8 xuống
dưới
-8
thẳng cột với 4. Viết
dấu – và kẻ
6
vạch ngang.
Trừ từ phải sang trái. 4

không
trừ được 8, lấy 14
trừ 8 bằng 6, nhớ 1. 1 trừ 1
bằng 0 , khỏi viết.

- Thao tác trên que tính, tìm
kết quả và ghi kết quả tìm
được vào bài học.
- Nối tiếp nhau (theo bàn
hoặc tổ) thông báo kết quả
của các phép tính. Mỗi HS
chỉ nêu 1 phép tính.
- HS học thuộc bảng công
thức


Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh
bảng các công thức sau đó
xoá dần các phép tính cho HS
học thuộc.
 Hoạt động 3: Luyện tập – thực
hành :
Ÿ Mục tiêu: p dụng bảng trừ đã
học để giải các bài toán có liên
quan.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
ò ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi
ngay kết quả các phép tính

phần a vào SGK .
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn
sau đó đưa ra kết luận về kết
quả nhẩm.
- Hỏi : Khi biết 5 + 9 = 14 có cần
tính 9 + 5 không, vì sao?
- Hỏi tiếp: Khi đã biết 9 + 5 = 14
có thể ghi ngay kết quả của 14
– 9 và 14 – 5 không? Vì sao?
-

Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
Yêu cầu so sánh 4 + 2 và 6.
Yêu cầu so sánh 14 – 4 – 2 và 14
– 6.
- Ta rút ra được kết luận gì ?
- Kết luận : Vì 4 + 2 = 6 nên 14 – 4
– 2 bằng 14 – 6 (khi trừ liên tiếp
các số hạng cũng bằng trừ đi
tổng).
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự
làm bài sau đó nêu lại cách
thực hiện tính 14 – 9; 14 – 7.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính hiệu khi đã biết số
bò trừ và số trừ ta làm thế
nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-

-

- HS làm bài : 2 HS( CHT ) lên
bảng, mỗi HS làm một cột
tính.
- Nhận xét bài bạn làm
đúng/sai. Tự kiểm tra bài mình.
- Không cần. Vì khi đổi chỗ
các số hạng trong một tổng
thì tổng không đổi.
-( HT ) Có thể ghi ngay: 14 – 5 =
9 và 14 – 9 = 5 vì 5 và 9 là số
hạng trong phép cộng 9 + 5 =
14. Khi lấy tổng số trừ số
hạng này sẽ được số hạng
kia.
- Làm bài và báo cáo kết
quả.
- Ta có 4 + 2 = 6.
- Có cùng kết quả là 8.
- ( HT ) khi trừ liên tiếp các
số hạng cũng bằng trừ đi
tổng.

- Làm bài và trả lời câu
hỏi.

- ( CHT )Nêu lại cách trừ.
- ( HT ) Làm thêm bài 14 – 5;
14 - 8
- Đọc đề bài.
- Ta lấy số bò trừ trừ đi số
trừ.
- 3 HS CHT lên bảng làm bài.
14
14
14
- 5
-7
-9
9
7
5
- HS trả lời.

- Đọc
- Bán đi nghóa là bớt đi.

- Giải bài toán và trình bày
lời giải.
Yêu cầu HS nêu cách đặt tính
(
HT )Làm thêm tóm tắt bài
và thực hiện tính của 3 phép

25



×